Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Giáo trình Hàn khung quảng cáo (Nghề: Thiết kế đồ họa - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 38 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG

GIÁO TRÌNH

MƠ ĐUN: HÀN KHUNG QUẢNG CÁO
NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
TRÌNH ĐỘ : TRUNG CẤP
(Ban hành theo Quyết định số:

/QĐ-CĐN ngày tháng năm 20

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang)

An Giang, Năm ban hành: 2021


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhằm đáp ứng yêu cầu
của thị trường lao động kỹ thuật và hội nhập.
Là một trường đào tạo nghề đã có bề dày nhiều năm, với quy mô trang thiết bị
luôn được đầu tư mới, năng lực đội ngũ giáo viên ngày càng được tăng cường. Việc
biên soạn giáo trình phục vụ cơng tác đào tạo của nhà Trường, đáp ứng yêu cầu mục


tiêu của chương trình khung do Bộ LĐTB và XH ban hành cũng nhằm đáp ứng thêm
các yêu cầu như: Yêu cầu của người học, nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực nghề
Lắp đặt thiết bị cơ khí, cung cấp lao động kỹ thuật chuyên ngành cho Doanh nghiệp
và xuất khẩu lao động.
Mặt khác nội dung của mô đun phải đạt được các tiêu chí quan trọng theo mục
tiêu, hướng tới đạt chuẩn cho ngành. Vì thế giáo trình đã bao gồm các nội dung sau:
Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, tính quy trình trong cơng nghiệp, năng lực
người học và tư duy về mô đun được đào tạo ứng dụng trong thực tiễn, phẩm chất
văn hóa nghề được đào tạo.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, đã tham khảo từ các giáo trình của các
trường Đại học, Cao đẳng, Học viện... Trong quá trình biên soạn đã hết sức cố gắng
để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
An Giang, ngày

tháng

năm 20

Tham gia biên soạn
Chủ biên: Đặng Hữu Nghị

1


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG


1. Lời giới thiệu………………………………………………………… 1
2. Mục lục………………………………………………………………. 2
3. Bài 1: Kỹ thuật an toàn và những kiến thức cơ bản khi hàn hồ quang

7

4. Bài 2: Hàn đường hàn 1G trên thép tấm dầy 4-6mm………………

20

5. Bài 3: Hàn đường hàn 1G trên tôn mỏng 0,8-2mm …………………. 24
6. Bài 4: Hàn đường hàn 1F trên tôn mỏng 0,8-2mm …………………. 28
7. Bài 5: Hàn đường hàn 2F trên tôn mỏng 0,8-2mm.…………………. 32
8. Tài liệu tham khảo…………………………………………………… 36

2


GIÁO TRÌNH HÀN KHUNG QUẢNG CÁO
Tên mơ đun: HÀN KHUNG QUẢNG CÁO
Mã mô đun: MĐ19

Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; thực hành: 36 giờ, kiểm tra: 4
giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠ ĐUN:

- Vị trí mơ đun: Mơ đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học
chung, trước các môn học/ mơ đun đào tạo chun mơn nghề.
- Tính chất của mô đun: là mô đun thực hành cơ sở.
II. MỤC TIÊU MƠ-ĐUN:


1. Về kiến thức
- Trình bày được các kỹ thuật an toàn khi hàn điện hồ quang.
- Phân biệt và nhận biết được một số loại que hàn.
- Trình bày được các phương pháp hàn các đường hàn cơ bản.
2. Về kỹ năng
- Điều chỉnh được dòng điện hàn, chọn que hàn phù hợp với vật hàn.
- Hình thành được các kỹ năng ban đầu để thực hiện đường hàn bằng nhiều
phương pháp hàn khác nhau.
- Hàn được các đường hàn cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Đảm bảo an tồn, vệ sinh cơng nghiệp trong suốt q trình thực hiện.
- Biết tổ chức nơi làm việc khoa học.
III. NỘI DUNG MÔ-ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số
TT

I

Tên các bài trong mơ đun

Thực
hành, thí
Tổng Lý
Kiểm
nghiệm,
số

thuyết
tra
thảo luận,
bài tập

Bài mở đầu
1. Giới thiệu nội dung, vị trí môn học
2. Dụng cụ, vật tư, thiết bị cần thiết
cho môn học
3. Ứng dụng thực tế của môn học
3


II

III

IV

Bài 1: Kỹ thuật an toàn và những
kiến thức cơ bản khi hàn hồ quang
1. Nội quy xưởng thực hành
2. An toàn khi hàn hồ quang
3. Khái niệm về hồ quang hàn
4. Cách gây và sự cháy của hồ quang
hàn
5. Chế độ hàn
6. Các khuyết tật của đường hàn
Bài 2: Hàn đường hàn 1G trên thép
tấm dầy 4-6mm

I. Lý thuyết
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và phơi
hàn.
2. Tính chế độ hàn.
3. Kỹ thuật hàn 1G trên tôn mỏng.
4. Cách khắc phục các khuyết tật của
mối hàn.
5. Phương pháp kiểm tra chất lượng
mối hàn.
6. An toàn lao động và vệ sinh phân
xưởng
II. Thực hành
1. Bản vẽ thực hiện
2. Chuẩn bị cơng cụ, dụng cụ, thiết bị
vật tư thực hành
3. Trình tự thực hiện
4. Đánh giá sản phẩm
Bài 3: Hàn đường hàn 1G trên tôn
mỏng 0,8-2mm
I. Lý thuyết
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và phơi
hàn.
2. Tính chế độ hàn.
3. Kỹ thuật hàn 1G trên tôn mỏng.
4. Cách khắc phục các khuyết tật của
mối hàn.
5. Phương pháp kiểm tra chất lượng
mối hàn.
6. An toàn lao động và vệ sinh phân
xưởng

II. Thực hành
1. Bản vẽ thực hiện

8

8

0

0

16

4

12

0

4

12

12

2

8

2


2

8
4


V

VI

2. Chuẩn bị công cụ, dụng cụ, thiết bị
vật tư thực hành
3. Trình tự thực hiện
4. Đánh giá sản phẩm
* Kiểm tra
Bài 4: Hàn đường hàn 1F trên tôn
mỏng 0,8-2mm
I. Lý thuyết
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và phôi
hàn.
2. Tính chế độ hàn.
3. Kỹ thuật hàn 1F trên tơn mỏng.
4. Cách khắc phục các khuyết tật của
mối hàn.
5. Phương pháp kiểm tra chất lượng
mối hàn.
6. An toàn lao động và vệ sinh phân
xưởng
II. Thực hành

1. Bản vẽ thực hiện
2. Chuẩn bị công cụ, dụng cụ, thiết bị
vật tư thực hành
3. Trình tự thực hiện
4. Đánh giá sản phẩm
Bài 5: Hàn đường hàn 2F trên tôn
mỏng 0,8-2mm
I. Lý thuyết
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và phơi
hàn.
2. Tính chế độ hàn.
3. Kỹ thuật hàn 2F trên tôn mỏng.
4. Cách khắc phục các khuyết tật của
mối hàn.
5. Phương pháp kiểm tra chất lượng
mối hàn.
6. An toàn lao động và vệ sinh phân
xưởng
II. Thực hành
1. Bản vẽ thực hiện
2. Chuẩn bị công cụ, dụng cụ, thiết bị
vật tư thực hành
3. Trình tự thực hiện
4. Đánh giá sản phẩm

2
12

2


10

2

10

8

2

4

2

2

4

5


VII

* Kiểm tra
Ơn tập thi kết thúc mơn
1. Bản vẽ thực hiện
2. Chuẩn bị công cụ, dụng cụ, thiết bị
vật tư thực hành
3. Trình tự thực hiện đường hàn 1G
và 2F trên tôn mỏng

4. Đánh giá sản phẩm
Cộng

2
4

2
1

2

1
2
60

20

36

4

6


BÀI 1: KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
KHI HÀN HỒ QUANG
MỤC TIÊU:
- Trình bày được các kỹ thuật an toàn khi hàn hồ quang tay.
- Hiểu được cách gây hồ quang và sự cháy của hồ quang.
- Trình bày được các chế độ hàn khi hàn thép.

- Vận hành được các thiết bị hàn hồ quang thông dụng.
- Điều chỉnh được các chế độ hàn cho từng loại vật liệu.
- Hàn được các đường hàn theo u cầu.
- Có tính tự giác và tỉ mĩ trong công việc.
- Biết sắp xếp nơi thực hành khoa học và đảm bảo an tồn vệ sinh cơng
nghiệp.
NỘI DUNG:
I. NỘI QUY XƯỞNG THỰC HÀNH
Xưởng thực tập là một cơ sở vật chất quan trọng của nhà trường. Nhằm đảm
bảo tay nghề gắn liền lý thuyết với thực hành cho học sinh sinh viên. Để đảm bảo
thực hiện tốt chương trình thực tập, bảo vệ tốt tài sản của nhà nước và an tồn lao
động trong q trình thực tập. Tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh sinh
viên phải chấp hành tốt các điều quy định dưới đây:
Phần I: NỘI QUY CHUNG
Điều 1: Khơng có trách nhiệm, phận sự không được đi lại trong xưởng.
Khách và học sinh sinh viên đến liên hệ công tác, tham quan, kiến tập v.v.…Mời vào
làm việc với văn phịng Khoa, khơng được tự tiện vào xưởng.
Điều 2: Nếu có việc cần vào xưởng, phải báo cáo và được sự đồng ý của
trưởng khoa, phó khoa hoặc trưởng xưởng.
Điều 3: Khơng được sử dụng máy móc thiết bị khi chưa được sự phân cơng.
Muốn sử dụng máy móc thuộc xưởng khác hoặc Khoa khác phải liên hệ và được sự
đồng ý của người phụ trách xưởng đó, Khoa đó. Khi sử dụng máy phải chấp hành
đúng nội quy ban hành.
Điều 4: Khi cần sử dụng máy móc, dụng cụ phải làm đúng thủ tục bàn giao cả
về số lượng và chất lượng. Nếu xảy ra hư hỏng, mất mát người sử dụng phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Điều 5: Trong giờ học thực hành khơng được tự ý bỏ vị trí thực tập, bỏ ra
ngồi xưởng, bỏ máy chạy khơng có người trơng coi, đi lại nhiều lần làm ảnh hưởng
đến trật tự chung.
Điều 6: Khơng được sử dụng máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu cho công

việc riêng.
Điều 7: Mọi người phải nêu cao tinh thần làm chủ, giữ gìn kỷ luật lao động,
bảo vệ máy móc, thiết bị dụng cụ. Tiết kiệm nguyên vật liệu, chấp hành tốt chế độ
bảo quản, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đột xuất. Thường xuyên đảm bảo vệ sinh
công nghiệp, trật tự nơi làm việc, có trách nhiệm phịng kẻ gian và phịng hỏa hoạn.
7


Phần II: NỘI QUY ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN
Điều 8: Hàng ngày khi vào học xưởng thực hành phải có mặt trước xưởng
thực hành từ 10 đến 15 phút. Đến giờ, cũng cố tập trung điểm danh vào xưởng thực
tập. Củng cố tác phong, kiểm tra quần áo, giày. Học sinh sinh viên nào chưa gọn
gàng, chưa đảm bảo an tồn thì chuẩn bị lại hoặc khơng cho vào xưởng thực tập.
Nghe giáo viên hướng dẫn truyền đạt lại kế hoạch thực hiện bài học, bài tập trong ca
và kiểm tra lại việc chuẩn bị.
Chuẩn bị trước khi vào làm việc:
Điều 9: Trước khi tiến hành thực tập phải chuẩn bị các việc sau: Nhận bàn
giao máy móc, dụng cụ, vị trí làm việc, nhận phơi liệu. Nghiên cứu quy trình thao tác
máy, quy trình gia cơng. Chuẩn bị xong, báo cáo với giáo viên để kiểm tra lại và bất
đầu làm việc.
Điều 10: Chỉ được sử dụng máy và dụng cụ khi đã được phân công và nhận
bàn giao. Trong quá trình thực tập muốn sử dụng máy khác phải có sự đồng ý của
giáo viên hướng dẫn.
Điều 11: Chỉ được sử dụng máy khi đã được phổ biến kỹ càng về cấu tạo,
tính năng, tác dụng, quy trình thao tác, nội quy chế độ sử dụng máy đó. Q trình sử
dụng phải tn thủ các u cầu trên đối với từng máy. Không được tự tiện thao tác
trên các bộ phận của máy.
Điều 12: Trước khi sử dụng máy phải kiểm tra xem máy có làm việc bình
thường hay khơng như: Chế độ dầu mở, hệ thống điện, truyền động cơ khí. Nếu có
vấn đề gì bất thường thì phải báo ngay cho giáo viên hướng dẫn để điều chỉnh và xử

lý rồi mới được sử dụng máy.
Trong khi làm việc ở xưởng:
Điều 13: Khi làm việc phải chấp hành tốt các nội quy về quy trình công nghệ,
chủ yếu là các thao tác, động tác theo hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình làm
việc nếu máy có hiện tượng bất thường thì phải dừng ngay hoạt động của máy lại, tắt
nguồn điện dẫn vào máy rồi báo ngay cho giáo viên hướng dẫn hoặc cán bộ sửa chữa.
Điều 14: Các dụng cụ lấy sử dụng phải để đúng nơi quy định như: các
bulong, ốc vít, chi tiết máy. Khi tháo ra phải để vào khay sạch.
Điều 15: Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, dùng phôi đúng loại theo kích thước
quy định cho bài tập, tránh lãng phí.
Điều 16: Phải giữ gìn kỷ luật, trật tự, vệ sinh. Không được ca hát, tán chuyện,
đùa nghịch, đi lại lộn xộn,….Khi cần rời khỏi vị trí làm việc phải dừng máy, tắt
nguồn điện dẫn vào máy, đưa máy về vị trí an tồn ban đầu. Nếu có việc cần thiết
phải qua phân xưởng khác thì phải báo cáo, xin phép giáo viên hướng dẫn. Đến phân
xưởng khác phải báo cáo với cán bộ phụ trách phân xưởng đó.
Điều 17: Bài tập làm xong sớm, kiểm tra kỹ và nộp lại cho giáo viên. Sau khi
nộp không được lấy lại để sửa chữa. Nếu cịn thời gian có thể làm tiếp bài tập khác do
giáo viên chỉ định. Nghiêm cấm làm bài dùm cho nhau. Hết giờ phải nộp bài cho giáo
viên mặc dù chưa làm xong bài.
Điều 18: Khi nghe hiệu lệnh báo hết giờ thực tập, phải dừng máy, tắt điện vào
máy, đưa máy về vị trí an toàn và làm các việc sau: Lau chùi sạch sẽ máy, thiết bị,
dụng cụ và để vào đúng nơi quy định. Bàn giao lại máy móc, dụng cụ, phơi liệu
8


nguyên vật liệu, cất gọn gàng, đúng vị trí cho người có trách nhiệm. Khơng được tự ý
mang về nhà bất cứ vật gì. Quét sạch nền xưởng, ghi vào sổ bàn giao ca. Làm xong
các việc trên báo cáo cho giáo viên kiểm tra lại. Tập trung lớp để giáo viên nhận xét
ưu khuyết điểm và rút kinh nghiệm. Sau đó mới ra khỏi xưởng thực hành.
II. AN TỒN KHI HÀN HỒ QUANG

1. Ảnh hưởng của hồ quang hàn tới sức khỏe công nhân hàn
- Hồ quang hàn điện là nguồn ánh sáng rất chói bao gồm các tia sáng trắng,
các tia hồng ngoại và tử ngoại.
- Tia sáng trắng chiếu vào mắt trong 1 thời gian ngắn cũng làm cho mắt hoa
lên, tia hồng ngoại chiếu vào mắt trong 1 thời gian dài có thể là đục thuỷ tinh thể của
mắt, làm cho mắt mờ đi, thậm chí khơng nhìn thấy gì nữa. Cịn tia tử ngoại chiếu vào
mắt chỉ trong thời gian ngắn cũng gây nên viêm màng tiếp hợp cấp tính ở mắt. Do đó
mắt thường nhìn lâu vào hồ quang điện sẽ bị đau mắt nặng và có thể bị hỏng mắt.
Ngồi ra tia tử ngoại chiếu vào da trong thời gian dài có thể làm bỏng da…
- Ánh sáng của ngọn lửa hàn hơi cũng làm cho hoa mắt khi ta nhìn thẳng vào
nó mà khơng có kính bảo hộ.
- Đường hơ hấp bị ảnh hưởng khi hấp thụ khói hồ quang hàn.
- Cường độ dòng điện và mức độ ảnh hưởng.
Dòng điện
1 mA (0.001A)
5 mA (0.005A)
10 mA (0.01A)
20 mA (0.02A)
50 mA (0.05A)
100 mA (0.1A)

Mức độ ảnh hướng của dòng điện đến cơ thể con người
Cảm giác nhẹ
Giật đau nhẹ
Co giật
Mắc vào dây điện tự mình khó tháo gỡ
Mức độ nguy hiểm
Có thể gây tử vong

2. An toàn lao động và vệ sinh khi hàn điện hồ quang

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn, kính bảo hộ, yếm da, dày da,
ủng, găng tay
- Bình chống cháy.
- Mặt bằng thực tập bố trí gọn gàng, nơi làm việc có đủ ánh sáng, hệ thống
thơng gió, hút bụi hoạt động tốt
- Nền xưởng khơ ráo, máy hàn có đầy đủ dây tiếp đất
- Bảo hộ lao động đầy đủ

9


III. KHÁI NIỆM VỀ HỒ QUANG HÀN, PHƯƠNG PHÁP MỒI HỒ
QUANG VÀ PHÂN LOẠI HỒ QUANG HÀN.
1. Khái niệm về hồ quang hàn
Khi hàn cho que hàn tiếp xúc với vật hàn để sinh ra chập mạch. Do điện trở
tiếp xúc và dòng điện chập mạch sinh ra nhiệt độ cao chỗ tiếp xúc giữa hai điện cực
dẫn đến trạng thái nóng chảy sau đó nâng que hàn cách vật hàn một khoảng 1,5 - 5
mm lúc này khơng khí giữa 2 đầu que hàn với vật hàn biến thành thể khí dẫn điện
sinh ra nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng hồ
quang.
Hồ quang là hiện tượng phóng điện mạnh và liên tục trong mơi trường khí
giữa hai điện cực.
2. Đặc điểm
Sự phân bố về nhiệt độ, nhiệt lượng hồ quang do 3 bộ phận cấu thành:
- Khu vực cực âm – Katot
- Khu vực cực dương – Anot

Que hàn

- Khu vực cột hồ quang


Khu vực
cực âm

Khu vực hồ
quang

Khu vực
cực dương



Vật
hàn

+
Nhiệt độ khu vực cực âm là 32000C, nhiệt lượng phóng ra 38% của tổng nhiệt
lượng cột hồ quang.
Khu vực cực dương nhiệt độ là 34000C nhiệt lượng phóng ra là 42% của tổng
nhiệt lượng cột hồ quang.
Trung tâm cột hồ quang nhiệt độ lên đến 6000 0C. Ngược lại xung quanh cột
hồ quang nhiệt lượng phóng ra 20% của tổng nhiệt lượng cột hồ quang.
Hồ quang của cực kim loại không nhất thiết phải như vậy mà phụ thuộc vào
tính chất của que hàn, cường độ dòng điện hàn, chiều dài hồ quang hàn.
3. Phương pháp gây hồ quang
a) Phương pháp ma sát
Đặt que hàn nghiêng so với mặt vật hàn một góc nào đó. Cho mặt đầu que hàn
trượt lên trên bề mặt vật hàn một đoạn ngắn sau đó đưa que hàn về vị trí thẳng đứng
10



Chiều
dài hồ
quang

Chiều dài hồ quangg

và nhấc nhanh lên 1 đoạn bằng đường kính que hàn lúc đó hồ quang sẽ phát
sinh..(hình b)
Ưu nhược điểm: dễ thao tác đối với những người mới thực tập nhưng làm cho
bề mặt vật hàn bẩn.

Que hàn

Que hàn

Tấm thép cần hàn

Tấm thép cần hàn

Hình a

Hình b

b) Phương pháp mổ thẳng
Cho que hàn tịnh tiến nhanh xuống bề mặt vật hàn theo một góc 90 o sau đó
nhắc nhanh lên 1 đoạn sấp bằng đường kímh que hàn lúc đó hồ quang sẽ phát sinh.
Phương pháp này khó khăn cho những người mới luyện tập vì dễ sẩy ra hiện tượng
dính que. (hình a)
c) Lưu ý khi gây hồ quang

- Đối với những người mới thực tập thì khi gây hồ quang, que hàn hay bị
dính. Cách khắc phục là phải bẻ ngang que hàn, nếu khơng được thì phải tháo que
hàn ra khỏi kìm hàn.
4. Phân loại hồ quang hàn
a) Phân loại theo điện cực
- Hàn hồ quang bằng
(+)

điện cực khơng nóng chảy:

(+)

Cực điện khơng nóng chảy
được chế tạo bằng than, grafit
hoặc womfram. Sự hình thành
mối hàn do kim loại vật hàn
nóng chảy khơng dùng que hàn
phụ hoặc do kim loại phụ và
vật hàn nóng chảy.

(-)

Hàn bằng điện cực
nóng chảy

(-)

Hàn bằng điện cực
khơng nóng chảy


- Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy: Cực điện nóng chảy là cực điện
bằng kim loại (que hàn bằng kim loại) . Khi hàn hồ quang cháy giữa que hàn và kim
11


loại cơ bản, mối hàn hình thành chủ yếu là kim loại que hàn nóng chảy và kim loại
vật hàn tạo nên mối hàn.
b) Phân loại theo phương pháp nối dây
Nối dây trực tiếp:
Que hàn nối với một cực còn vật hàn nối với cực khác thường dùng khi hàn
bằng điện cực nóng chảy.

Nối dây gián tiếp:
Hai cực của nguồn
điện nối với 2 que hàn, hồ
(+)
(-)
quang cháy giữa hai que.
Khi muốn hàn phải để hồ
quang gần mối hàn, truyền
nhiệt từ hồ quang vào vật
hàn ( dùng cực điện khơng
nóng chảy). Phương pháp
này có thể điều chỉnh
được nguồn nhiệt hàn do
đó cách nối dây này
thường để hàn các vật Cách nối dây gián tiếp
mỏng hay kim loại hợp
kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.


(+)

(+)

(+)

Cách nối dây hỗn hợp

Nối dây hỗn hợp:
Phương phấp nối dây hỗn hợp chỉ dùng khi hàn hồ quang tay bằng dịng điện
ba pha. Khi đó hai cực của nguồn điện hàn được nối với điện cực không nóng chảy,
cịn cực thứ 3 nối với vật hàn . Thích hợp với hàn vật dày, kim loại, hợp kim có nhiệt
độ nóng chảy cao.
c) Phân loại theo dịng điện
- Hàn hồ quang bằng dòng điện một chiều: Khi hàn bằng dòng điện một chiều
là hồ quang ổn định, xong hồ quang bị thổi lệch nhiều hơn. Để có dịng một chiều
phải có hệ thống động cơ, máy phát hoặc là bộ phận chỉnh lưu. Vì vậy giá thành thiết
bị đắt, quá trình chế tạo phức tạp.

12


Khi hàn dịng một chiều có hai phương pháp đấu dây: Đấu thuận và đấu
nghịch.
- Đấu thuận: Nối cực điện ( que hàn) với cực âm của nguồn điện hàn, cịn vật
hàn với cực dương. Nguồn điện cực dương có nhiệt lượng cao, cực âm nhiệt lượng
thấp. Khi hàn chi tiết dày địi hỏi độ sâu nóng chảy lớn thì dùng phương pháp đấu
thuận.
* Nối thuận ký hiệu là DC - ( Direct Current Straight Polarity) hoặc DCEN
(D. C. Electrode Negativi).

- Đấu nghịch: Nối cực điện ( que hàn, dây hàn) với cực dương của nguồn
điện còn vật hàn với cực âm. Khi hàn que hàn có tính kiềm, hàn gang, thép máy, thép
hợp kim nên dùng cách đấu nghịch.
* Nối nghịch ký hiệu là DC + ( Direct Current Reverse Polarity) hoặc DCEP
(D. C. Electrode Positive).
1
(+)

1

(-)

(-)

3
2

a)

(+)

(-)

(+)

4

3

(+)


2

4
(-)

b)

Hình phương pháp nối thuận (a) và nối nghịch (b)
1. Nguồn điện hàn; 2 Cáp hàn; 3 Vật hàn; 4 Que hàn
d) Hàn hồ quang bằng dòng điện xoay chiều
Cường độ và chiều hướng của dịng điện ln thay đổi theo thời gian dịng
điện đó gọi là dịng điện xoay chiều hay gọi tắt là dịng xoay chiều.
- Cực tính dịng điện xoay chiều khơng cố định do đó khi hàn khơng cần suy
tính cách đấu thuận, đấu nghịch có thể đấu tuỳ ý vào kim hàn hoặc vật hàn đều được.
- Dòng điện xoay chiều trong thời gian 1s đổi chiều 100 lần vì vậy cường độ
cũng 100 lần trở về số khơng do đó hồ quang của dịng điện xoay chiều khơng ổn
định bằng dịng điện một chiều. Nhưng hồ quang ít bị thổi lệch hơn.
- Ưu điểm: Hồ quang hàn dòng xoay chiều là tiện lợi, giá thành rẻ, thiết bị
đơn giản, dễ bảo quản.
IV. CHẾ ĐỘ HÀN
1. Đường kính que hàn
- Đường kính que hàn to hay nhỏ phụ thuộc vào những yếu tố sau:
+ Bề dày của vật hàn: vật hàn có chiều dây lớn nên chọn đường kính que hàn
tương đối lớn.
13


+ Loại đầu nối : Nối chồng mí nối chữ T chọn đường kính que tương đối lớn
+ Vị trí mối hàn: Đường kính que hàn khi hàn đứng khơng quá 5 (mn), khi

hàn ngang, hàn ngửa không quá 4 mm.
Như vậy làm giảm bớt vùng nóng chảy, giảm kim loại nóng chảy nhẹ xuống
dưới.
+ Thứ tự lớp hàn : Khi hàn mối hàn nhiều lớp, lớp thứ nhất que hàn đường
kính lớn sẽ gây hiện tượng hồ quang dài, mối hàn khơng ngấu.
Vì vậy khi hàn lớp 1 đường kính que hàn nên chọn từ 34 (mm) các lớp sau
căn cứ vào về dày vật hàn có thể chọn que hàn có đường kính lớn.
- Cơng thức tính đường kính que hàn:
+ Đối với hàn giáp mối:
d=

S
 1 ( mm) với S là chiều của vật hàn
2

+ Đối với hàn góc:
d=

k
 2 ( mm) với k là cạnh mối hàn
2

Chú ý : Đối với 2 công thức trên chỉ tính cho mối hàn 1 lớp cịn hàn mối hàn
n lớp thì chọn theo bản.
Chọn đường kính que hàn:
Đường kính que hàn
S khi hàn giáp mối (mm)
S khi hàn góc (mm)

1,62


3

4

 2

3

68

912 1315 1620

20



3

46

68

-

-

45

5


56

-

610

2. Cường độ dòng điện hàn:
- Khi hàn việc nâng cao dịng điện có tác dụng tăng nhanh tốc độ nóng chảy
của que hàn, có lợi cho việc nâng cao hiệu suất. Dòng điện hàn đối với chất lượng
mối hàn có ảnh hưởng dưới đây:
+ Nếu Ih tăng làm cho kim loại bị cháy cạnh, thủng.
+ Nếu Ih giảm gây nên các khuyết tật hàn chưa ngấu, lẫn xỉ…..
- Bằng phương pháp tính tốn gần đúng khi hàn thép ở vị trí hàn sấp có thể
dùng cơng thức sau: Ih=(  + d)d (A)
Trong đó : ;  là hệ số thực nghiệm khi hàn bằng que thép ( = 20;  = 6); d
là đường kính que hàn.
14


* Chú ý: Khi hàn vật mỏng, hàn các mối hàn ngang, hàn đứng, hàn trần nên
lấy giá trị Ih = 15 - 20% Ihb.
3. Điện áp hàn:
- Điện thế của hồ quang do chiều dài hồ quang quyết định.
* Chiều dài hồ quang là khoảng cách từ đầu mút que hàn đến mặt thoáng của
vùng hàn.
+ Điện hồ quang hàn được tính theo cơng thức sau:
Uh = a + bLhp (V)
+ Trong đó: a - điện áp rơi trên cực Anốt và Katốt
b - là điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài hồ quang.

+ Khi chiều dài hồ quang bình thường Lhp = 1,1d
+ Chiều dài hồ quang ngắn nếu Lhp < 1,1 d
+ Chiều dài hồ quang dài nếu Lhp > 1,1 d
Trong quá trình hàn hồ quang không nên quá dài nếu dài quá sẽ có những
hiện tượng khơng tốt sau:
- Hồ quang cháy khơng ổn định, dễ bị lắc, sức nóng của hồ quang khơng bị
phân tán, kim loại nóng chảy sẽ bị bắn ra nhiều, lãng phí kim loại và điện.
- Độ sâu nóng chảy ít, dễ sinh ra khuyết cạnh, những khuyết tật khác.
- Những thể khí có hại như Nitơ, Oxy trong khơng khí dễ thấm vào trong mối
hàn dễ sinh ra rỗ hơi.
- Do đó, nên sử dụng hồ quang ngắn để hàn, chiều dài của hồ quang không
vượt quá đường kính của que hàn.
* Ngồi ra cịn có yếu tố vận tốc hàn:
- Vận tốc hàn là tốc độ dịch chuyển que hàn dọc trục của mối hàn, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu suất của công việc hàn.
- Trên cơ sở đảm bảo chất lượng của mối hàn ta có thể sử dụng que hàn có
đường kính lớn và Ih lớn để hàn.
- Ngoài ra khi hàn cần căn cứ vào liên kết hàn cụ thể để điều chỉnh vận tốc
hàn nhằm đảm bảo cho mối hàn cao thấp, rộng hẹp đều nhau.
15


V. CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MỐI HÀN
1. Mối hàn nứt.
Nứt là một trong những khuyết tật nghiêm trọng nhất của mối hàn.
Căn cứ vào vị trí nứt có thể chia ra làm 2 loại nứt:
+ Nứt trong.
1
+ Nứt ngoài
2


1 – Nứt ngoà i
2 – Nứt trong

a) Nguyên nhân:
+ Hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho trong kim loại vật hàn hoặc trong que
hàn quá nhiều.
+ Độ cứng của vật hàn lớn, cộng thêm ứng suất trong sinh ra khi hàn quá lớn
kết quả làm nứt mối hàn.
+ Khi dòng điện hàn quá lớn, rãnh hồ quang của đầu mối hàn khơng đắp đầy.
Sau khi nguội co ngót trong rãnh hồ quang xuất hiện đường nứt.
b) Biện pháp khắc phục:
+ Chọn vật liệu thép có hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho thấp đồng thời
chọn que hàn có tính chất chống nứt tương đối.
+ Chọn trình tự hàn chính xác.
+ Chọn dịng điện hàn phù hợp, có thể dùng mối hàn nhiều lớp để đắp đầy tiết
diện của mối hàn.
+ Giảm vật tốc nguội của vật hàn khi cần thiết áp dụng phương pháp nung
trước khi hàn và làm nguội chậm sau khi hàn.

16


2. Mối hàn lẫn xỉ

a) Nguyên nhân:
+ Dòng điện hàn q nhỏ khơng có đủ nhiệt lượng để cung cấp cho kim loại
nóng chảy và xỉ cháy đi, làm cho tính lưu động bị giảm bớt.
+ Mép hàn có bám bẩn hoặc khi hàn đính hoặc khi hàn nhiều lớp chưa làm
sạch triệt để chỗ hàn.

+ Khi hàn góc độ và độ dịch chuyển que hàn khơng thích hợp làm cho kim
loại chảy ra trộn lẫn với xỉ hàn.
+ Làm nguội mối hàn quá nhanh, xỉ hàn chưa thoát lên bề mặt đầy đủ.
b) Biện pháp khắc phục:
+ Tăng Ih cho thích hợp khi cần thiết cho rút ngắn hồ quang và cho tăng thời gian
dừng lại của hồ quang.
+ Làm sạch mối hàn trước khi hàn.
+ Điều chỉnh góc độ que hàn và phương pháp đưa que hàn. Tránh để xỉ hàn
chảy trộn lẫn vào kim loại nóng chảy hoặc chảy về một phía trước vùng nóng chảy.
3. Mối hàn rỗ hơi:
Trong quá trình hàn sinh ra các phản ứng hố học nên sinh ra các khí nhưng
khí này khơng thể thốt ra trước lúc vùng kim loại chảy nguội do đó tạo nên rỗ hơi.
a) Nguyên nhân:
+ Hàm lượng cacbon trong kim loại vật hàn hoặc trong lõi thép que hàn quá
cao.
+ Dùng que hàn ẩm, trên mặt của mép hàn có nước dầu bẩn,…
+ Dùng hồ quang dài để hàn và vận tốc hàn quá nhanh.
b)Biện pháp khắc phục:
+ Dùng que hàn có hàm lượng cacbon tương đối thấp và khả năng tẩy oxy
khoẻ.
+ Trước khi hàn que hàn phải sấy khô và mặt hàn phải lau khô sạch sẽ.
+ Giữ chiều dài hồ quang tương đối ngắn không lớn hơn 4mm. Sau khi hàn
không vội gõ xỉ ngay phải kéo dài thời gian giữ nhiệt cho kim loại mối hàn.
4. Mối hàn cháy cạnh.
Chỗ giao giữa kim loại vật hàn với mối hàn có hình rãnh dọc, rãnh đó gọi là
khuyết cạnh.

17



a)Ngun nhân:
+ Dịng điện hàn lớn, hồ quang dài.
+ Góc độ que hàn và cách đưa que hàn không dừng lại ở bên mép hàn.
b)Biện pháp khắc phục:
+ Chọn Ih chính xác. chọn chiều dài hồ quang ngắn.
+ Chọn chiều dài hồ quang ổn định và cách đưa que hàn đúng.
5. Mối hàn đóng cục
a) Nguyên nhân:
+ Que hàn nóng chảy quá nhanh, hồ quang dài quá.
+ Cách đưa que hàn khơng được chính xác, tốc độ hàn q chậm.
b) Biện pháp khắc phục:
+ Chọn vị trí hàn và chế độ hàn chính xác, đặc biệt là phương pháp đấu cực
tính và cường độ dịng điện.
6. Mối hàn chưa ngấu

Khơng ngấu

18


a) Nguyên nhân:
+ Mép hàn chuẩn bị chưa hợp lý, góc vát q nhỏ.
+ Dịng điện hàn nhỏ và vận tốc hàn nhanh.
+ Góc độ điện cực và cách đưa que hàn không hợp lý.
+ Chiều dài hồ quang lớn.
+ Điện cực chuyển động không đúng theo trục mối hàn.
b) Biện pháp khắc phục:
+ Làm sạch mép hàn trước khi hàn, tăng góc vát và khe hở hàn.
+ Tăng cường độ dòng điện hàn và giảm vận tốc hàn.
+ Điều chỉnh góc độ que hàn và cách đưa que hàn.

+ Hàn với chiều dài hồ quang phù hợp
7. Mối hàn khơng đều.
a) Ngun nhân:
+ Thao tác tay khơng đều.
+ Góc độ que hàn sai.
+ Điểm chấm que sai.
b)Biện pháp khắc phục:
+ Điều chỉnh thao tác tay.
+Chọn đúng góc độ que hàn
+ Điểm chấm que đúng.

19


BÀI 2: HÀN ĐƯỜNG HÀN 1G TRÊN THÉP TẤM DẦY 4-6mm
MỤC TIÊU
- Chuẩn bị phôi hàn sạch và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ.
- Tính tốn chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu, với từng lớp hàn.
- Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối ở vị trí 1G.
- Hàn được mối hàn giáp mối ở vị trí 1G đúng kích thước và yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
- Thực hiện cơng tác an tồn và vệ sinh phân xưởng.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong cơng việc.
NỘI DUNG

I. Chuẩn bị phơi hàn, dụng cụ thiết bị hàn
- Thiết bị: Máy hàn hồ quang xoay chiều hoặc một chiều
- Bàn ghế hàn, đồ gá hàn, Kính hàn
- Búa nguội, Giũa,Bàn chải sắt
- Búa gõ xỉ, Thước lá, Máy sấy que hàn, Dưỡng kiểm tra mối hàn

- Phơi: Kích thước của phơi là 200x50x4
- Que hàn thép các bon thấp KT421
II. Chế độ hàn mối hàn giáp mối ở vị trí hàn bằng
- Đường kính que hàn

d=

4
+1=

2

+ 1 = 3mm vậy chọn d = 3,2mm
2

Trong đó:
+ d là đường kính que hàn
+  là bề dầy vật hàn
- Cường độ dòng điện hàn Ih = ( + *d)*d
Trong đó:  = 6,  = 20
Vậy Ih = (20 + 6*3,2)*3,2 = 125,44 (A)
III. Kỹ thuật gá đính phơi hàn
- Bề rộng mối đính b = (2-3)dque hàn
- Chỉnh dịng Ihđ > Ih
- Đính mặt A hàn mặt B
20


Yêu cầu phôi phải được nắn
phẳng và đánh sạch các rỉ bẩn vầ phải

vạch dấu trước khi hàn (Hình 2.1)

b

50

10-20

200
Hình 2.1

IV. Kỹ thuật hàn
- Góc độ que hàn (Hình 2.2)
- Que hàn tạo với mặt phẳng vật
hàn một góc từ 60-85o
- Trục que hàn tạo với hai bên của
trục đương hàn một góc là 90o

* Các phương pháp dao động
que hàn (Hình 2.3)
- Kiểu đường thẳng
- Kiểu răng cưa
- Kiểu vòng tròn lệch
Biên độ dao động của que hàn
là 8mm, bước dao động là 1,5 mm
Chú ý: Hàn đường mặt A
tương tự như hàn mặt B nhưng khi hàn
qua mối đính phải kéo dài hồ quang
một chút và đi nhanh hơn.


650  850

900

Hình 2.2

8
1- 1,5

Hình 2.3a

H 2.3b:

21


- Tiến hành hàn (Hình 2.4)
+ Chuyển động que hàn theo đường
thẳng hoặc chuyển động có dao động ngang
theo hình răng cưa.
+ Luôn luôn chú ý điều chỉnh cho cột hồ
quang hướng về phía trước của bể hàn tránh
hiện tượng hồ quang bị thổi lệch.
+ Khi hàn hết một que hàn thì phải để
cho xỉ hàn chuyển sang màu đen dùng búa gõ xỉ
gõ sạch xỉ ở phía cuối đường hàn một khoảng
1015mm lúc đó mới hàn tiếp.
+ Hàn hết mặt thứ nhất chúng ta chuyển
sang mặt thứ hai hàn tương tự.
+ Đến cuối đường hàn dùng phương

pháp hồ quang ngắt quãng để lấp đầy rãnh hồ
quang.

Hình 2.4a

Hình 2.4b

V. Kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn
1. Kiểm tra chất lượng mối hàn
- Hàn xong chờ cho phôi hàn nguội, gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch
xung quanh đường hàn và mối hàn
- Kiểm tra bề rộng, chiều cao mối hàn, độ đều của vảy hàn cả hai mặt
- Kiểm tra điểm đầu và điểm cuối của đường hàn
- Kiểm tra kim loại bắn toé, mức độ biến dạng của kim loại
- Kiểm tra khuyết tật mối hàn
2 .Các khuyết tật thường gặp của mối hàn khi hàn mối hàn giáp mối ở vị
trí hàn bằng:
a) Mối hàn khơng ngấu (Hình 2.5a)
- Ngun nhân: do cường độ dịng điện hàn yếu, tốc độ hàn lớn
- Biện pháp phòng ngừa: Quan sát tình hình nóng chảy của vũng hàn để điều
chỉnh lại dòng điện và tốc độ hàn, trước khi hàn phải hàn thử để kiểm tra chế độ hàn
b) Mối hàn khuyết cạnh (Hình 2.5b)
- Nguyên nhân: do dịng điện hàn q lớn, khơng dừng lại khi chuyển động
que hàn sang hai bên rãnh hàn
- Biện pháp phòng ngừa: điều chỉnh cường độ dịng điện hàn chính xác, có
dừng lại ở hai bên rãnh hàn khi dao động que hàn
22


c) Mối hàn rỗ khí ngậm xỉ (Hình 2.5c)

- Ngun nhân: do không chấp hành công tác làm sạch phôi hàn, sấy khơ que
hàn trước khi hàn, dịng điện hàn yếu.
- Biện pháp phịng ngừa: Tuyệt đối chấp hành cơng tác làm sạch phơi, sấy khơ
que hàn trước khi hàn.

Hình 2.5a Mối hàn khơng ngấu

Hình 2.5b Mối hàn khuyết cạnh

Rỗ khí

Rỗ xỷ

Hình 2.5c Mối hàn rỗ xỉ, ngậm xỉ

VI. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng
- Mặt bằng thực tập bố trí gọn gàng, nơi làm việc có đủ ánh sáng, hệ thống
thơng gió, hút bụi hoạt động tốt
- Nền xưởng khơ ráo, máy hàn có đầy đủ dây tiếp đất
- Bảo hộ lao động đầy đủ

23


×