Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ VIỆC QUY ĐỊNH THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (SỬA ĐỔI) – MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP Ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.08 KB, 15 trang )

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ VIỆC
QUY ĐỊNH THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG DỰ THẢO LUẬT BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG (SỬA ĐỔI) – MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GĨP Ý
Phạm Quỳnh Hương, TS Xã hội học
I.

Vai trị của phụ nữ trong tham vấn cộng đồng

1. Những tác động của thủy điện đến kinh tế-xã hội và môi trường
Ở Việt Nam hiện nay những vấn đề về môi trường do những hoạt động trong
các lĩnh vực của nền kinh tế đã gây ra những tác động tiêu cực đến mơi trường
và xã hội. Có rất nhiều lĩnh vực có thể kể ra. Ở đây chúng ta xem xét những ví
dụ về tác động từ thủy điện đối với môi trường và xã hội. Thủy điện vốn được
coi là năng lượng sạch, là ít gây tác động đến mơi trường, nếu so sánh với
những dạng năng lượng khác như nhiệt điện, hoặc với những hoạt động công
nghiệp, sản xuất khác. Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều tác động như nêu ra ở
dưới đây.
Các dự án thủy điện thường có những tác động đến mơi trường và xã hội (Bộ
Công thương và cộng sự, 2016: 22, 23, 35, 37, 44). Bao gồm các tác động về
thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Vấn đề việc làm và thu nhập
của các hộ dân bị ảnh hưởng. Vấn đề văn hóa bản địa cũng bị ảnh hưởng. Tác
động đến rừng và khu bảo tồn thiên nhiên, xâm phạp đất nơng, lâm nghiệp,
xâm phạm vùng văn hóa, du lịch, thắng cảnh. Xâm phạm dòng chảy tự nhiên,
sạt lở đồi núi, mặt đường, bồi lắng sông, suối. Thay đổi dòng chảy hạ lưu, và
tác hại hệ sinh thái thủy vực. Nhiều dự án thủy điện nhỏ và trung bình (như
Hố Hơ, Quảng Bình; Dakring, Quảng Ngãi, Dakmi 4,Quảng Nam)…đã tạo ra
các “dịng sơng chết” sau nhà máy. Tác động xã hội do mất tài nguyên sinh
thái: mất nguồn nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất, mất nguồn thủy sản, tăng
mức độ nghèo khó cho dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc, dẫn đến mất
an ninh trật tự xã hội. Vận hành hồ chứa làm thay đổi chế độ thủy văn, dịng
chảy tự nhiên, tích nước, tích tụ trầm tích, phù sa và các chất ơ nhiễm trong


hồ, do đó gây nhiều loại tác động đến mơi trường tự nhiên và KT-XH ở địa
phương và cả lưu vực. Hậu quả khơng chỉ tài ngun nước mà cịn là tác động
đặc biệt tiêu cực đến sinh thái và sinh kế. Hoạt động đồng thời nhiều dự án
thủy điện trong lưu vực có thể càng làm tăng sự thay đổi chế độ thủy văn ở hạ
1


lưu, nhất là khi khơng đảm bảo dịng chảy mơi trường, làm khô kiệt nguồn
nước sông suối hạ lưu cùng với việc chuyển nước sang lưu vực khác sẽ càng
làm tăng ảnh hưởng xấu của các cơng trình thủy điện này đến kinh tế, văn hóa
của các địa phương vùng bị tác động so với 1 dự án thủy điện.
2. Tham vấn cộng đồng và phụ nữ trong quá trình thực hiện Đánh
giá Tác động Môi trường
Nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và xã hội, giải pháp
Đánh giá Tác động Môi trường đã được đưa ra. Đánh giá tác động mơi trường
(ĐTM) là một qui trình phổ biến, được quốc tế công nhận thực hiện xác định,
dự đoán, đánh giá, và giảm thiểu các tác động tiềm tàng từ các dự án phát triển
đối với môi trường và xã hội trước khi đưa ra những quyết định và cam kết
quan trọng (USAID và cộng sự, 2016a).
Tham gia của cộng đồng là một qui trình huy động sự tham gia của những
người chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi một quyết định cụ thể trong
quá trình ra quyết định, tạo điều kiện thúc đẩy những quyết định bền vững
bằng cách cung cấp cho người tham gia những thơng tin họ cần để họ có thể
tham gia một cách có ý nghĩa, và phổ biến cho họ biết những đóng góp của
mình có thể tác động như thế nào đến quyết định đó (USAID và cộng sự,
2016a). Tại Việt Nam, hoạt động tham vấn cộng đồng trong ĐTM được luật
hóa năm 2005, trong Luật Bảo vệ Môi trường. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực
hiện, thực tế cho thấy rằng cơng cụ này được nhìn nhận như một thủ tục nhằm
“hợp thức hóa” quy trình ĐTM hơn là một hoạt động thực sự hướng tới việc
ghi nhận, thu thập ý kiến của cộng đồng chịu ảnh hưởng, từ đó góp phần hỗ

trợ việc xem xét, ra quyết định đối với các dự án phát triển (Nguyễn Ngọc Lý
và cộng sự, 2017).
Huy động sự tham gia của các bên liên quan trong qui trình ĐTM - đặc biệt là
những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của dự án phát triển - sẽ
làm tăng hiệu quả của qui trình ĐTM thơng qua việc hỗ trợ xác định và giải
quyết những vấn đề và mối quan tâm chính, song song với việc đảm bảo có
được những kết quả về phát triển bền vững hơn, công bằng hơn và có chất
lượng hơn. Sự tham gia của cơng chúng là nền móng thiết lập các mối quan hệ
vững mạnh, hiệu quả, và có ý nghĩa xây dựng, rất cần thiết để quản lý thành
công những tác động môi trường và xã hội của dự án. Tuy nhiên, trên thực tế
thì điều này chưa thực hiện được. (USAID và cộng sự, 2016a).
2


Cùng với sự tham gia của cộng đồng, và các bên liên quan, sự tham gia thực
chất của phụ nữ trong q trình ĐTM cũng cịn rất hạn chế. Điều này được thể
hiện như: việc thiếu phân tích giới trong hầu hết các bước của quá trình ĐTM.
Đặc biệt phụ nữ gần như không được tham gia vào bước Sàng lọc và Xác định
phạm vi trong ĐTM. Nguyên nhân việc thiếu sự tham gia thực chất của phụ
nữ là do tồn tại các rào cản, bao gồm cả rào cản về thể chế và phi thể chế như
các yếu tố về đặc điểm văn hóa, yếu tố tự thân người phụ nữ (Nguyễn Ngọc
Lý và cộng sự, 2017).
Đánh giá tác động giới khẳng định sự khác biệt trong phân công lao động
cũng như kiểm soát các nguồn lực giữa phụ nữ và nam giới trong các cộng
đồng bị ảnh hưởng bởi phát triển thủy điện. Do đó, việc khơng chú ý đến vấn
đề giới khi thực hiện các dự án kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ
đem lại những tác động tiêu cực khó giải quyết đến cộng đồng nói chung mà
tác động mạnh mẽ hơn lên phụ nữ vốn đã chịu nhiều thiệt thòi. Tại khu vực
thủy điện A Vương, Ở các cộng đồng đồng bào Cơ Tu, vấn đề về giới còn liên
quan đến yếu tố cấu trúc quyền lực và văn hóa, địi hỏi phải có nhiều can thiệp

mang tính hệ thống và đồng bộ của nhiều bên liên quan. Trả nợ hồi môn là
một tập tục và hệ ý thức ăn sâu quy định sự bất bình đẳng nam nữ hiện nay.
Đánh giá tác động giới ở vùng hạ lưu cho thấy sự khó khăn hơn của phụ nữ
trong việc thay đổi các sinh kế truyền thống trong một môi trường phi nơng
nghiệp hóa do những điều kiện tự nhiên mới gây nên (đất đai, thổ nhưỡng, chế
độ lũ lụt...), trong khi những điều kiện về đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa chưa
phát triển để đáp ứng đủ nhu cầu mới về sinh kế, việc làm, phát triển cuộc
sống. Bài học về xây dựng khu tái định cư ở các vùng đồng bào dân tộc cũng
như việc điều tiết nước, đặc biệt trong điều kiện vận hành liên hồ chứa trong
quan hệ với địa chất cho thấy cần phải kết hợp tri thức khoa học với tri thức
địa phương bao gồm sự tham gia của nữ giới và sự đối thoại thường xuyên, cơ
chế lắng nghe và học tập giữa các bên liên quan để xử lý các vấn đề mới nảy
sinh. “Chiếc áo” cơ chế về đánh giá tác động môi trường và các quy định trách
nhiệm đối với những dự án xây dựng thủy điện trở nên “quá chật” để có thể
phát triển dự án thủy điện mang tính bền vững. (CSRDb, 2018).
Nghiên cứu (CECR, 2016) về sự tham gia của phụ nữ trong đánh giá tác động
môi trường tại các cơng trình hạ tầng (thủy điện, làm đường, bãi chôn lấp rác
thải) đã cho thấy phụ nữ gần như vắng mặt trong các bước sàng lọc, xác định
phạm vi và nghiên cứu hiện trạng của ĐTM. Luật BVMT và các tài liệu hướng
3


dẫn không yêu cầu cụ thể phải tiến hành tham vấn trong q trình ĐTM như thế
nào, và cũng khơng đề cập đến sự tham gia của phụ nữ, chưa có hướng dẫn rõ
ràng về sự tham gia của các nhóm phụ nữ trong các cuộc tham vấn. Cho đến
nay Phụ nữ đã tham dự các cuộc họp tham vấn cộng đồng về kế hoạch quản lý
xã hội và môi trường, và đặc biệt là các cuộc họp về kế hoạch tái định cư ở các
địa điểm nghiên cứu.

3. Vai trò giới trong xã hội Việt Nam, và trong các quyết định

Nhìn chung, quyền và lợi ích của người phụ nữ được đánh giá rất hạn chế
trong văn hóa Việt Nam mang đậm tính gia trưởng, thậm chí nó cịn bị bỏ qua
trong việc phát triển nền công nghiệp thủy điện do nam giới nắm quyền.
Ngồi ra, khi có những xung đột về mặt lợi ích thì phía cộng đồng, và phụ nữ
thường bị xem nhẹ. Chẳng hạn, để xây dựng một con đập thủy điện ở Việt
Nam chủ yếu do Bộ Công thương đưa ra quyết định và dựa vào lợi ích của các
cơng ty đầu tư phát triển thủy điện (CSRD, 2018).
Yếu tố chính trong việc quyết định xây dựng một con đập thủy điện thường
dựa vào Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Trong quá trình thực
hiện ĐTM, trên thực tế, vấn đề tác động xã hội rất ít được quan tâm và q
trình tham vấn các cộng đồng chịu tác động cũng thực hiện hạn chế. Phụ nữ và
đồng bào dân tộc thiểu số thường khơng được tham gia vào q trình này
(CSRD, 2018).
4. Vai trị giới trong Đánh giá Tác động Mơi trường
4.1. Ngun tắc chính của ĐTM
Để ĐTM có tác dụng như một công cụ ra quyết định, phải áp dụng tất cả các
nguyên tắc chính dưới đây (USAIDS và cộng sự, 2017):
1. Qui trình rõ ràng, hiệu quả và có cơ sở pháp lý
2. Bên đề xuất dự án chịu chi phí đăngký và đánh giá
3. Sự tham gia có ý nghĩa của cộng đồng vào tất cả các bước trong qui trình
4. Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án và các bên liên quan được tiếp cận
thông tin
5. Tất cả các thơng tin liên quan đều sẵn có
4


6. Ra quyết định công khai và dựa trên bằng chứng
7. Thực thi, tuân thủ, và giám sáthiệu quả
Đánh giá tác động giới trong phát triển thủy điện được các tổ chức quốc tế bao
gồm Oxfam khuyến nghị chú ý khơng chỉ vì vai trị khác nhau về giới liên

quan đến quản trị và tham gia sử dụng tài nguyên nước mà còn giúp các bên
liên quan, nhất là các nhà đầu tư, những người xem phát triển thủy điện như là
một hoạt động can thiệp phát triển, tăng hiệu quả về kinh tế và xã hội của các
dự án thủy điện. Cùng với đánh giá tác động môi trường và đánh giá tác động
xã hội, đánh giá tác động giới cung cấp cho các bên liên quan những cách
hiểu, dự báo và kế hoạch giảm thiểu chi tiết và cụ thể hơn để phát triển và
nâng cao vị thế của các cộng đồng bị ảnh hưởng, trong đó nhấn mạnh các
nhóm dân tộc thiểu số và phụ nữ, những người ít được thấy và nghe trong các
hoạch định về dự án phát triển nói chung và phát triển thủy điện nói riêng
(CSRD, 2018).
Sự tham gia của phụ nữ trong ĐTM được xem xét ở hai khía cạnh: (1) Phụ nữ
là một phần của cộng đồng dân cư, nơi chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
của dự án; và (2) Phụ nữ được đại diện bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
một tổ chức Chính trị - Xã hội (CT–XH) ở các cấp. Hai khía cạnh trên được
thể hiện cụ thể trong Luật BVMT Việt Nam và các văn bản dưới luật liên
quan trực tiếp đếp ĐTM. Ngoài ra sự tham gia của phụ nữ còn được nêu trong
các Luật liên quan như Pháp lệnh dân chủ cơ sở, Luật Bình đẳng giới... và
được quy định cụ thể trong các chính sách của các tổ chức tài chính lớn
(Nguyễn Ngọc Lý và cộng sự, 2017).
4.2. Lợi ích của sự tham gia
Các yếu tố góp phần đem lại những lợi ích khẳng định tầm quan trọng khơng
thể thiếu của sự tham gia của phụ nữ trong ĐTM. Thứ nhất, đặt trong bối cảnh
xã hội và đặc tính giới, phụ nữ thường có mối quan tâm rất cụ thể về sinh kế
và môi trường như nước uống, ô nhiễm sông, ruộng, vườn, khơng khí và tác
động sức khỏe. Vì vậy, sự tham gia của phụ nữ sẽ giúp thu thập được nhiều
hơn thông tin về ảnh hưởng tiềm năng của dự án đến mơi trường cho báo cáo
ĐTM từ đó giúp các nhà tư vấn đưa kế hoạch quản lý môi trường được đa
dạng, phong phú và đầy đủ hơn, góp phần nâng cao chất lượng của ĐTM. Thứ
hai, trong cộng đồng có những phụ nữ thực sự chú ý và am hiểu sâu sắc các
vấn đề của địa phương, nên sự tham gia của phụ nữ sẽ đóng góp những sáng

5


kiến có giá trị đối với dự án như: xác định vị trí của dự án, địa điểm về tái
định cư, những mâu thuẫn tiềm tàng ở địa phương tác động đối với dự án, v.v.
Thứ ba, sự tham gia của phụ nữ trong ĐTM góp phần nâng cao nhận thức và
hiểu biết của phụ nữ về trách nhiệm bảo vệ mơi trường, tài ngun và sinh kế.
Trong q trình tham gia vào ĐTM, phụ nữ được tiếp nhận nhiều thông tin về
môi trường và biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường và xã
hội, các thông tin này giúp họ thực hành các biện pháp bảo vệ mơi trường
trong gia đình và cộng đồng tốt hơn. Thứ tư, thu hút sự tham gia của phụ nữ
trong ĐTM góp phần thực hiện chính sách bình đẳng giới của Việt Nam và
nâng cao vị thế của phụ nữ trong q trình ra quyết định. Bên cạnh đó, việc
thể hiện được sự tham gia của phụ nữ trong ĐTM sẽ giúp các dự án tạo uy tín
hơn đối với các chủ đẩu tư/ các tổ chức cho vay tài chính quốc tế (Nguyễn
Ngọc Lý, 2017).
4.3. Các rào cản của sự tham gia
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lý và cộng sự (2017) đã chỉ ra những rào cản
trong quá trình huy động sự tham gia của phụ nữ.
1. Thiếu khung thể chế và hướng dẫn riêng, cụ thể cho phụ nữ về các cách
thức, công cụ cho phụ nữ tham gia, cũng như các biện pháp thúc đẩy, lôi cuốn
sự tham gia của phụ nữ trong ĐTM. Đây là rào cản và nguyên nhân quan
trọng hạn chế sự tham gia của phụ nữ trong ĐTM hiện nay.
2. Định kiến về kiến thức và vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
3. Chuyển tải và tiếp cận thông tin: Phụ nữ và nam giới tiếp cận thông tin qua
các kênh khác nhau do vai trò giới và khơng gian xã hội khác nhau. Để cộng
đồng nói chung và phụ nữ nói riêng tiếp cận được đầy đủ thông tin phụ thuộc
vào cách cung cấp, chuyển tải thông tin cần thiết về dự án và cách phổ biến
thông tin. Việc khơng chi tiết hóa và chưa sử dụng công cụ hợp lý gây thiếu
thông tin và hiểu biết về dự án trong cộng đồng. Phụ nữ ở các cộng đồng

BAH, khi không hiểu được tác động của dự án, dễ dẫn đến việc đồng thuận
theo phong trào. Một khi khơng có thơng tin đầy đủ hoặc thiếu thơng tin phản
hồi, người phụ nữ sẽ thiếu tự tin và e ngại việc thảo luận và trình bày chính
kiến. Đây là rào cản lớn đối với sự tham gia hiệu quả của phụ nữ.

6


4. Phong tục, tập tục ở một số địa phương: Các phong tục còn phổ biến ở một
số dân tộc thiểu số trong hành xử hay trong tiềm thức về hủ tục, tập tục đã
khơng khuyến khích mà cịn gây khó dễ cho sự tham gia của phụ nữ.
5. Kinh phí: Mặc dù trong quy định có kinh phí dành cho tham gia cộng đồng,
nhưng nhìn chung kinh phí này còn hạn chế và chưa chú ý đến việc phân bổ
nguồn kinh phí dành riêng cho sự tham gia riêng đối với phụ nữ. Trong các
văn bản pháp quy của Chính phủ cũng chỉ quy định họp tham vấn cộng đồng
nói chung (khơng lưu ý tới phụ nữ như một đối tượng đặc biệt) một hoặc hai
đợt. Do đó, trong kế hoạch tham gia cộng đồng, nhóm phụ nữ ít được coi là
một đối tượng cần được tham vấn một cách hệ thống.
6. Rào cản ngôn ngữ: Các dự án phát triển ở vùng sâu, vùng xa, khi thực hiện
tham vấn đối với cộng đồng có nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không thông
thạo tiếng phổ thông, nên sự tham gia của phụ nữ là một thách thức. Một mặt,
phải tìm kiếm và chi trả thù lao cho phiên dịch, mặt khác, bản thân người phụ
nữ cũng e ngại khi phát biểu vì phải nói tiếng phổ thơng.
4.4. Những điểm yếu của phụ nữ khi tham gia
Bên cạnh những rào cản, phụ nữ cịn có những điểm yếu khi tham gia vào quá
trình tham vấn và ra quyết định (Nguyễn Ngọc Lý và cộng sự, 2017)
1. Hiểu biết hạn chế về tác động môi trường của dự án: Mỗi dự án đều có
những tác động đa dạng đến mơi trường tự nhiên và môi trường xã hội tùy
thuộc theo công nghệ và quy mô của dự án. Đối với phụ nữ ở cộng đồng, việc
hình dung ra những tác động của công nghệ đến môi trường xung quanh

không phải là vấn đề dễ dàng, nhất là đối với phụ nữ vùng sâu, vùng xa, hoặc
những người có trình độ hiểu biết thấp, khả năng tiếp cận với thông tin còn
hạn chế.
2. Hạn chế về thời gian: Phụ nữ giữ vai trị “kép” trong khơng gian hoạt động
của gia đình và cộng đồng xã hội. Ngồi cơng việc sản xuất, kinh doanh, tạo
thu nhập hàng ngày, họ còn phải chăm lo cơng việc gia đình, chăm sóc con
cái, cha mẹ già, chăm lo việc học hành của con cái,… nên thời gian dành cho
việc tham gia vào hoạt động xã hội nói chung và ĐTM cũng khá hạn chế.
3. Tính tự ti của phụ nữ: Do định kiến “trọng nam khinh nữ” ăn sâu vào trong
quan hệ ứng xử, nên phụ nữ nông thôn và nhất là vùng dân tộc thiểu số ít giao
7


tiếp chỗ đông người, hoặc do hạn chế về hiểu biết, phụ nữ ít thể hiện ra bên
ngồi khả năng nhận diện về mơi trường tự nhiên và cách thích nghi ở nơi sinh
sống của mình.
4. Hạn chế về khả năng giao tiếp: Khơng ít phụ nữ ở cộng đồng khi tham gia
hay trao đổi ý kiến trong các cuộc họp, thường trình bày khơng rõ ràng, dùng
ngơn từ chưa chuẩn xác, thiếu tự tin, cởi mở.
5. Nhận thức về vai trị của chính người phụ nữ trong ĐTM cịn chưa đầy đủ.
Nhiều phụ nữ chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc đóng góp ý kiến
của họ đối với dự án mà thường tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn như vấn
đề thu nhập, việc làm, đền bù, tái định cư và chỉ thực sự quan tâm đến vấn đề
môi trường khi hậu quả đã và đang xảy ra.
4.5. Những cơ hội cho sự tham gia của phụ nữ
Mặc dù có những rào cản chủ quan và khách quan mang lại, song trong bối
cảnh hiện nay đang nổi lên những cơ hội hiện hữu để thúc đẩy sự tham gia của
phụ nữ trong ĐTM (Nguyễn Ngọc Lý và cộng sự, 2017).
Một, Việt Nam đã cam kết thực hiện “Các Mục tiêu Phát triển Bền vững 2015
- 2030” của LHQ gồm 17 mục tiêu trong đó có mục tiêu thứ 5 là “Đạt được

bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”. Các mục tiêu
phát triển bền vững của LHQ đưa các chỉ tiêu về sự tham gia của phụ nữ trong
các lĩnh vực kinh tế - xã hội và chính trị. Hội LHPN VN đã xây dựng Chương
trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020, khẳng định
tính cấp thiết của cơng tác giới và phụ nữ trong phát triển.
Hai, Sự quan tâm của Chính phủ và người dân đối với các vấn đề mơi trường
nói chung và chất lượng báo cáo ĐTM nói riêng ngày càng tăng, do xảy ra
nhiều sự cố về môi trường từ các dự án phát triển gây ra thời gian 5 năm gần
đây.
Ba, vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững ngày càng được nhận thức
đầy đủ và đề cao, nhất là từ khi Đổi mới (1986) đến nay trong các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và mơi trường. Việc tham chính và
những đóng góp ở các lĩnh vực phát triển của phụ nữ Việt Nam được ghi nhận
và đánh giá cao trong và ngoài nước. Các cơ hội và điều kiện trên là những
thuận lợi giúp khẳng định vị trí của người phụ nữ trong công tác bảo vệ môi
8


trường. Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong công tác ĐTM là một bước
tiến trong thực thi các Luật về Bình đẳng giới, Luật Bảo vệ Mơi trường và
thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững 2015 – 2030.

5. Các kiến nghị
5.1. Sự cam kết
Cần có Sự cam kết mạnh mẽ đối với bình đẳng giới trong tham vấn cộng đồng.
Đó là điều kiện kiên quyết để đưa tiếng nói và mối quan tâm của phụ nữ vào
quá trình ĐTM (CECR, 2016).








Sửa đổi khung pháp lý quốc gia về ĐTM và sự tham gia cộng đồng để phù hợp
với Luật Bình đẳng giới;
Củng cố cơ chế trách nhiệm giải trình trong pháp luật quốc gia và chính sách an
tồn của các nhà tài trợ;
Tăng cường vai trị của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong ĐTM và tham
vấn cộng đồng;
Sử dụng năng lực của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự
trong việc thúc đẩy, nâng cao năng lực, và tham gia giám sát trong suốt quá
trình ĐTM;
Xây dựng những thực hành tốt về giới và ĐTM thông qua việc phát các hướng
dẫn lồng ghép giới trong ĐTM.
5.2. Các nguyên tắc đảm bảo sự tham gia
Thừa nhận và khuyến khích: Sự tham gia của phụ nữ phải được thừa nhận
rộng rãi, có giá trị và được khuyến khích . Đây là nguyên tắc bao trùm. Để
thực hiện được điều đó, cần có những nguyên tắc sau (Nguyễn Ngọc Lý và
cộng sự, 2017):
1. Bình đẳng: Đảm bảo sự tham gia bình đẳng trong ĐTM giữa các thành viên
nam và nữ trong cộng đồng dân cư BAH, gồm các nhóm phụ nữ BAH trực
tiếp và gián tiếp; trong các tổ chức chính trị - xã hội hoặc xã hội - nghề nghiệp
khi là đối tượng được tham vấn.
2. Tự nguyện: Sự tham gia của phụ nữ xuất phát từ nhận thức về lợi ích của
bản thân, gia đình và cộng đồng; từ mong muốn được tham gia vào các hoạt
9


động kinh tế và xã hội của phụ nữ. Sự tham gia của phụ nữ được coi là tự

nguyện khi khơng bị thúc ép hay có sự thao túng từ bên ngoài.
3. Dân chủ: Phụ nữ phải được coi như một bên liên quan. Các ý kiến của phụ
nữ trong các bước ĐTM phải được lắng nghe, ghi nhận, cân nhắc trong các
quyết định; đảm bảo tính dân chủ trong tham gia cộng đồng bằng cách khích
lệ phụ nữ phát biểu; đề xuất, kiến nghị các vấn đề liên quan đến lợi ích và
mong muốn của họ.
4. Cơng khai và đầy đủ: Phụ nữ cần được thông báo đầy đủ, kịp thời và công
khai thông tin và kế hoạch tham gia của họ, cụ thể là: Thông tin: Gồm thông
tin về dự án, những tác động mơi trường tích cực và bất lợi tiềm tàng của dự
án; những biện pháp giảm thiểu tác động, kế hoạch quản lý môi trường (KH
QLMT), kế hoạch đền bù và tái định cư, kế hoạch giới và các thơng tin có liên
quan khác của dự án. Các thông tin về dự án phải được công bố công khai ở
những nơi công cộng, dễ thấy, dễ tiếp cận và bằng một ngôn ngữ dễ hiểu, phù
hợp. Kế hoạch tham gia của phụ nữ cần được chuẩn bị đầy đủ và phù hợp với
tập quán của địa phương và đảm bảo tài chính để các cuộc tham vấn dành
riêng cho phụ nữ trong kế hoạch sẽ được tổ chức. Tạo điều kiện cho họ được
tham gia một cách đầy đủ nhất có thể. Kế hoạch tham gia cũng cần công khai
cho phụ nữ nắm được.
5. Phản hồi và trách nhiệm giải trình: Các ý kiến của phụ nữ cần được chủ đầu
tư/chủ dự án và các cơ quan có trách nhiệm/ có thẩm quyền phản hồi đầy đủ
và kịp thời về tất cả những ý kiến được tiếp thu cũng như những ý kiến không
hợp lý để họ hiểu và tạo sự đồng thuận một cách thuyết phục.
II.

Đề xuất góp ý

Một số điều liên quan đến tham vấn cộng đồng, và phụ nữ đề xuất cho luật
bảo vệ môi trường.
Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là nhằm đảm bảo điều kiện để có chất lượng cuộc sống cho

người Việt. Đảm bảo giống nịi tốt cho người Việt. mơi trường bị ảnh hưởng, bị
suy thối thì chất lượng cuộc sống của người Việt khơng được đảm bảo. Và do
đó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, và chất lượng giống nòi của người Việt.
Điều 32. Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường
10


Về việc xác định vùng ảnh hưởng: Cần xác định cả đối tượng bị ảnh hưởng
nữa.
Vùng ảnh hưởng không chỉ là mất đất. Mà cần bao gồm cả tác động đến sinh
kế, hệ sinh thái, và cuộc sống an toàn. Ví dụ:
- Người dân tộc bị ảnh hưởng (những dự án làm đường. Giao thông thuận
tiện người Kinh lên làm ăn, đồng thời cũng đem theo nhiều tệ nạn xã
hội. Bên cạnh đó trong quan hệ giao dịch người DTTS do thiếu năng
lực hơn, nên thường bị thua thiệt. Điều này dẫn đến tình trạng người
DTTS khơng những khơng được hưởng lợi từ dự án làm đường mà còn
bị thụt lùi vì thua thiệt trong các giao dịch). Cần có chính sách hỗ trợ
người dân và cộng đồng địa phương để đảm bảo phát triển bền vững. Ít
nhất đảm bảo cuộc sống của họ bằng hoặc hơn so với trước dự án.
- Thủy điện gây mất nguồn nước do chuyển dòng (trường hợp thủy điện
Srepok). Khi mất nguồn nước cũ, người dân phải đi lấy nước ở nơi xa
hơn. Mất nguồn nước cũ, cũng đồng nghĩa là những vùng đất đai gần
nguồn nước cũ bị ảnh hưởng. Cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng. Nguồn
sống của người dân bị ảnh hưởng. Chưa nói đến hệ sinh thái xung
quanh.
- Thủy điện ảnh hưởng đến Hạ du, mùa nước lũ, mùa nước kiệt. Việc
kiểm soát lũ của thủy điện đã được thừa nhận. Tuy nhiên, những khía
cạnh về điều tiết nước về mùa lũ cũng như về mùa kiệt cần có quy định
chặt hơn, đặc biệt trong tình hình BĐKH. Nhằm giải quyết hiệu quả hơn
bài tốn đánh đổi, giữa lợi ích của thủy điện và tác động đến sinh kế

người dân vào mùa lũ và mùa kiệt.
- HIV, buôn bán người, ma túy, tai nạn giao thông (những dự án giao
thông, đặc biệt giao thông xuyên biên giới). Những dự án hạ tầng đem
lại sự phát triển chung, nhưng ln có những tệ nạn xã hội này sinh, đi
kèm khi xã hội phát triển. Trong “Đánh giá tác động môi trường, xã
hội” cần có những quy định về trách nhiệm của chủ dự án đối với
những tác động xã hội như tệ nạn xã hội, an toàn xã hội.
- Những hộ sống gần bãi rác. Những hộ bị mất đất thì đã di dời, nhưng
những hộ sống gần, họ không được đền bù, hỗ trợ, nhưng họ bị tác động
bởi ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến con người, cây trồng, vật ni,
khơng khí, nguồn nước, giao thơng đi lại. Vì vậy việc xác định vùng
ảnh hưởng và đối tượng ảnh hưởng cần tính đến nhóm người này.
11


- Du lịch (dịch bệnh và covid). Du lịch bên cạnh những hoạt động ảnh
hưởng đến môi trường như sử dụng nguồn nước, nước thải, rác thải, cịn
có nguy cơ khác như về dịch bệnh, về khác biệt/xung đột văn hóa, về
nguy cơ xâm hại, bạo lực... Cần có hướng dẫn về xác định vùng ảnh
hưởng, đối tượng bị ảnh hưởng của hoạt động du lịch.
Nguyên tắc của đánh giá tác động là: Đảm bảo Phát triển Bền vững. Đảm bảo
đời sống của người dân phải Bằng hoặc Hơn so với trước khi có dự án.
Nguyên tắc Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp. Hay là đổi đất lấy hạ tầng.
Hiện nay nhà nước đã chính sách các chính sách hỗ trợ cho các hộ bị mất đất.
Cụ thể là hỗ trợ ổn định đời sống, và hỗ trợ ổn định sản xuất. Tuy nhiên,
những hỗ trợ đó ở mức rất thấp và chỉ hỗ trợ người bị mất đất. Những hộ
không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng và cịn rất nhiều khía cạnh tác động
mà doanh nghiệp có thể cần có trách nhiệm. Doanh nghiệp cần hỗ trợ về hạ
tầng (điện, đường, trường, trạm, chợ, nhà văn hóa…), hoặc hỗ trợ về sinh kế,
Cần quy định về Truyền thông về dự án, đặc biệt là truyền thông về những tác

động tiêu cực của dự án và các giải pháp giảm thiểu để dân biết và tham gia.
Cần quy định về Khảo sát tác động kinh tế-xã hội đến nhóm người bị ảnh
hưởng, bao gồm cả sinh kế và giải pháp phục hồi sinh kế.
Điều 33. Tham vấn cộng đồng và các cơ quan liên quan
Bổ sung:
+ Các hình thức tham vấn: Trước đây đã có hình thức văn bản, và họp cộng
đồng. Nay nên bổ sung thêm khảo sát kinh tế-xã hội hộ gia đình trong vùng bị
ảnh hưởng. Các tham vấn trước đây chủ yếu tập trung vào những hộ bị mất
đất, hộ bị đền bù. Và cũng chỉ chú ý đến các khoản đền bù cho đất đai và tài
sản trên đất. Trên thực tế, những hộ khơng bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng,
và cịn nhiều khía cạnh tác động khác nữa cần được khảo sát, đánh giá tác
động, và đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động. Khảo sát kinh tế- xã hội hộ gia
đình trong vùng bị ảnh hưởng là điều cần làm để có thể định lượng, đánh giá
được cụ thể những tác động. Đồng thời hiểu được nhu cầu, nguyện vọng, và
những khó khăn của người dân. Đó là những căn cứ thực tế để đưa ra những
giải pháp giảm thiểu tác động và đưa ra những hỗ trợ phù hợp.
12


+ Truyền thông về dự án: Đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin theo Luật Tiếp
cận Thơng tin, cần có chương trình truyền thơng về dự án. Cần có các hỉnh
thức truyền thông cụ thể, chẳng hạn gồm tờ rơi, loa truyền thanh, đồng thời
phổ biến tại các cuộc họp thơn, tổ dân phố. Truyền thơng cần tính đến bình
đẳng giới, người khuyết tật, người không biết chữ, người yếu thế, người dân
tộc thiểu số... Cần có hình thức truyền thơng phù hợp để mọi người đều có
thơng tin đầy đủ và chính xác. Mục đích là để 1) dân hiểu đúng về các hoạt
động của dự án; 2) dân hiều đúng về các tác động tiêu cực của dự án; 3) dân
hiểu đúng về các giải pháp giảm thiểu tác động, những hỗ trợ và trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp; 4) dân biết rõ về các biện pháp an tồn khi xảy ra sự
cố. Những thơng tin trên là rất cần thiết. Nếu người dân thiếu thông tin sẽ

khiến dân hiểu sai, dẫn đến dân thiếu hợp tác, gây tâm lý bất an, hoặc gây
xung đột. Dẫn đến khiếu kiện và xung đột xã hội khơng đáng có.
Các Điều 51, 52, 53, 54, 55
Cần bổ sung thêm quy định về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí. Hiện nay tình
trạng ơ nhiễm khơng khí ở Việt Nam đang là vấn đề. Không chỉ ở các thành
phố lớn, các khu công nghiệp, mà cả các làng nghề, và vùng chăn ni cũng bị
tình trạng ơ nhiễm khơng khí. Cần sớm có quy định để ngăn chặn sự phát triển
ồ ạt mà thiếu kiểm sốt xả thải gây ơ nhiễm. Càng để lâu thì càng khó kiểm
sốt, khó đưa vào khn khổ.
Điều 55. Bảo vệ mơi trường làng nghề
Hiện nay tình hình ơ nhiễm mơi trường làng nghề ở Việt Nam đang rất bức
xúc. Một nguyên nhân chính là do các làng nghề không được quản lý, giám sát
về xả thải. Đối tượng chịu tác động mạnh nhất là trẻ em, phụ nữ, người già,
người yếu. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của nhóm
người này nói riêng và ảnh hưởng đến chất lượng dân số, giống nịi nịi chung.
a) Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời, vận
chuyển chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại đến nơi xử lý theo quy
định; thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
Ở đây chưa đề cập đến những yếu tố ơ nhiễm khác như khí thải, tiếng ồn,…
Đặc trưng của làng nghề là cơ sở sản xuất nằm xen kẽ với dân cư. Do đó
những tác động của khí thải, tiếng ồn, có tác động trực tiếp đến người dân. Vì
13


vậy cần có những quy định giám sát về các nguồn ô nhiễm này. Tuân theo
Điều 4, khoản 9 về cơ sở gây ơ nhiễm phải có trách nhiệm.
Trong điều 55 đã đề cập đến trách nhiệm của UBND cấp xã, huyện, tỉnh. Cẩn
Bổ sung thêm vai trò của các cơ quan, các đoàn thể, các hội nghề nghiệp, các
tổ chức xã hội, trong việc hỗ trợ, tư vấn bảo vệ mơi trường làng nghề.
Về khía cạnh tài chính, Các làng nghề đều có năng lực về tài chính, kinh

doanh và các chuyên ngành. Hiện nay các địa phương chỉ cẩn có chủ trương là
các làng nghề tự đề xuất và thực hiện các dự án hạ tầng, phát triển địa phương
bằng các nguồn kinh phí xã hội hóa.
Về khía cạnh tiêu chí giảm thiểu ơ nhiễm, Ơ nhiễm làng nghề cần xem xét áp
dụng theo các quy định như khu công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung, hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Về khía cạnh năng lực kiểm sốt ơ nhiễm, Nhằm hỗ trợ, tư vấn các làng nghề
trong việc giảm thiểu ô nhiễm, cần có sự tham gia của các bên, trong đó vai
trị của các hội nghề và của các cơ quan khoa học, cũng như các đơn vị tư vấn
chuyển giao công nghệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Công Thương & Viện khoa học môi trường và phát triển và các chuyên gia
(2016). Hướng dẫn về môi trường và xã hội đối với các dự án thủy điện nhỏ ở
Việt Nam.
CECR (2016). Dự án thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong đánh giá tác động
môi trường.
Dự án "Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong đánh giá tác động môi trường" (cecr.vn)

Climate Fund Managers (2018). Hệ thống quản lý môi trường và xã hội
(ESMS)
CSRD (2018). Tác động của đập thủy điện đến phụ nữ và sinh kế cộng đồng.
/>
International Finance Corporation (IFC), World Bank Group (WBG), Tổng
cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường (2010). Hướng dẫn chung: Môi
trường- Sức khỏe – An toàn (EHS)

14



Nguyễn Ngọc Lý, Nguyễn Thị Yến, Phạm Quỳnh Hương (2015). Đánh giá sự
tham gia của phụ nữ trong Đánh giá Tác động Môi trường trong hai dự án cơ
sở hạ tầng tại Việt Nam: Những khuyến nghị về chính sách và sự tham gia của
cộng đồng trong ĐTM.
/>
Nguyễn Ngọc Lý, Nguyễn Thị Anh Thu, Nguyễn Thị Yến, Đào Thị Thanh
Thủy (2017). Sổ tay hướng dẫn: Sự tham gia của phụ nữ trong đánh giá tác
động môi trường. NXB Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam.
Oxfam (2013). Cân đối quy mô – Đánh giá Tác động Giới trong vấn đề phát
triển thủy điện.
/>
USAID & PACT, AECEN (2016a). Hướng dẫn chung của khu vực về tham
gia cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường – Camphuchia, Lào,
Myanmar, ThaiLan, Việt Nam.
USAID & PACT (2016b). ĐTM khu vực Mekong
/>
15



×