Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay (Đầu tư gián tiếp nước ngoài Foreign Portfolio Investment FPI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.44 KB, 27 trang )

Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
MỤC LỤC

1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Quá trình hình thành và phát tiển của FPI trên thế giới.
Đầu tư gián tiếp nước ngồi đã hình thành và phát triển từ lâu ở Mỹ và các

nước châu Âu, nơi có thị trường tài chính phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Loại
hình đầu tư này đã mở ra cho các doanh nghiệp cách thức tiếp cận với các nguồn vốn
mới bên cạnh các nguồn vốn truyền thống, thúc đẩy đầu tư trên thế giới phát triển
theo một xu thế mới.
Giai đoạn giữa những năm 80 của thế kỷ XX chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ
trong luồng đầu tư gián tiếp, đặc biệt là từ các nước phát triển phía Bắc vào thị trường
mới nổi phía Nam. Luồng đầu tư gián tiếp Bắc – Nam được xem là tương đối an toàn,
là phương tiện lưu chuyển vốn hiệu quả tới những khu vực đang khát vốn.
Những năm gần đây, các làn sóng đầu tư gián tiếp trên thế giới đang có xu
hướng đổ về châu Á. Trung Quốc và Ấn Độ đang là một trong những thị trường thu
hút được nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài nhất trong khu vực châu Á. Đối với
các nhà đầu tư Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường lớn nhất, chiếm khoảng
60% thị trường châu Âu và châu Á tính gộp lại.
Khủng hoàng kinh tế toàn cầu năm 2008 gây ảnh hưởng trầm trọng đến tình
hình đầu tư gián tiếp nước ngồi trên tồn thế giới, các dịng vốn FPI hầu như chững
lại hoặc thoái lui. Tuy nhiên sau khủng hoảng, thị trường chứng khoán tại Mỹ, một số
nước Châu Âu, Châu Á và các thị trường mới nổi đã có bước phục hồi ngoạn mục,
thậm chí một số thị trường đã có tốc độ tăng trưởng tương đương trước thời kỳ khủng
hoảng. Thị trường chứng khốn tồn cầu phục hồi có tác động tích cực tới việc khơi
thơng dịng chảy của các nguồn vốn FII.
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát
triển của các nước đang phát triển, thúc đẩy sự đổi mới thể chế kinh tế, thúc đẩy thị


1


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
trường chứng khoán, thị trường cổ phiếu phát triển. Do đó, cạnh tranh trong việc huy
động dòng vốn gián tiếp ngày càng gia tăng.
1.2.

Quá trình hình thành và phát triển FPI ở Việt Nam.
Những năm đầu thập niên 90, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở

cửa nền kinh tế và sự ra đời Luật Đầu tư nước ngồi 1987, dịng vốn FPI đã được đổ
vào Việt Nam.
Trong giai đoạn của làn sóng FPI thứ nhất vào Việt Nam, hoạt động đầu tư gián
tiếp nước ngoài ở mức độ rất khiêm tốn, chủ yếu là thông qua các quỹ đầu tư. Khoảng
70 cơng ty cổ phần của Việt Nam có vốn đầu tư gián tiếp với tổng số vốn khoảng 200
triệu USD. Tính đến năm 1997, có 8 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng
số vốn được huy động khoảng trên 400 triệu USD (TheVietnam Fund Ltd, Beta
Vietnam Fund,…). Thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu
Á (1998-2000), hoạt động FPI ở Việt Nam hết sức mờ nhạt, mọi dòng vốn đầu tư
nước ngoài đều bị chững lại. Trong số 8 quỹ đầu tư kể trên đã có 6 quỹ rút khỏi Việt
Nam, 1 quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise
Investments Ltd với quy mơ vốn nhỏ nhất là cịn hoạt động.
Từ giai đoạn 2001-2006, làn sóng FPI thứ 2 vào Việt Nam và phát triển mạnh
với sự xuất hiện của quỹ Mekong Enterprise Fund (4/2002). Chính phủ nới lỏng quy
định về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài qua các năm trước 2003 là
20%, 2003 là 30% và 2005 là 49%. Theo đó số lượng các nhà đầu tư nước ngồi mua,
bán chứng khốn ở Việt Nam ngày càng nhiều.
Khởi động làn sóng FPI thứ 3 sau khi Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006.
Dòng vốn FPI vào Việt Nam cao nhất vào năm 2007( 6,3 tỷ USD), chủ yếu là thơng

qua thị trường chứng khốn và bất động sản.
Giai đoạn 2008-2010, đây là thời kỳ dòng vốn FPI vào Việt Nam có xu hướng
chững lại do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Cả năm 2008,
dịng vốn FPI chảy ra ước khoảng 558 triệu USD. Năm 2009 được đánh giá là năm
khó khăn trong thu hút FPI, tổng FPI vào Việt Nam trong năm 2009 chỉ đạt khoảng 5

2


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
tỷ USD trong khi vốn FPI rút khỏi Việt Nam đạt trị giá 600 triệu USD. Trong 6 tháng
đầu năm 2010, vốn FPI bắt đầu phục hồi ở mức nhẹ, đạt thặng dư khoảng 1,8 tỷ USD.

Hình 2.2 Cán cân thanh tốn Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010.
Hiện nay, FPI Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và biến động cùng với trào lưu
FPI thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên nó cũng là
“con dao hai lưỡi”, nhất là đối với những nước đang phát triển có cơ chế quản lí các
dịng vốn cịn hạn chế như nước ta.
Trong số những nhà đầu tư gián tiếp, Mỹ là đối tác tiềm năng nhất, chiếm tới
50% tổng số vốn đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Có tới 1/3 đến 1/2 các khoản tiền luân
chuyển qua các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là của người Mỹ. Bên cạnh Mỹ,
có các nhà đầu tư quan trọng khác tại Việt Nam là Pháp (Quỹ Finansa với số vốn 18
triệu USD), Đức (Quỹ DIG 100 triệu USD), Hàn Quốc (Korean Investment Trust
Management với số vốn 50 triệu USD)…
Qua tổng quan về tình hình FPI thế giới cũng như Việt Nam, nhóm nghiên cứu
sẽ phân tích cụ thể thực trạng FPI ở Việt Nam từ năm 2000, theo nhóm là mốc thời

3



Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
gian chính thức đánh dấu sự phát triển của FPI tại Việt Nam. Bài nghiên cứu gồm 4
giai đoạn 2000-2002, 2003-2006, 2007-2011, đầu 2012 đến nay.

2. THỰC TRẠNG FPI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000-NAY
2.1.

Giai đoạn 2000-2002
Giai đoạn 2000 – 2002 là giai đoạn đầu tiên sàn chứng khốn Việt Nam hoạt

động chính thức. Đây là thời kỳ Việt Nam chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á và suy thối kinh tế tồn cầu. Do ảnh hưởng nặng nề của cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997-1998, nền kinh tế của các nước phát triển
bị kiệt quệ nên làn sóng đầu tư nước ngồi vào châu Á bị chững lại và giảm quy mô.
Mặc dù Việt Nam được đánh giá là một trong số ít nước bị ảnh hưởng nhất nhưng
tình hình vốn FPI cũng khơng sáng sủa hơn các quốc gia trong khu vực.
Trong thời gian 1998-2002, khơng những khơng có quỹ đầu tư mới nào được
thành lập mà các quỹ thành lập trước đó lại đua nhau rút vốn hoặc giảm quy mô hoạt
-

động, điển hình:
Quy mơ dịng vốn vào: trong số 7 quỹ đầu tư đã có hoạt động tại Việt Nam, 5 quỹ đã
rút hoạt động, 1 thu hẹp quy mô đến 90%, chỉ còn lại duy nhất quỹ Vietnam
Enterprise Investment Fund được thành lập tháng 07/1995 với quy mô nhỏ nhất
trong số 7 quỹ là còn tồn tại hoạt động cho đến nay.
 Dòng vốn vào: Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL), Vietnam
Investment fund (VIF) và Beta Fund trong đó Vietnam Investment fund (VIF)
và Beta Fund tiếp tục hoạt động nhưng đã thu hẹp quy mơ của quỹ chỉ cịn 510% so với ban đầu;
 5 ngành được ưu tiên đầu tư: tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thơng, du lịch, khai thác khống sản và hàng tiêu dùng;
 Tập trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2 - 3 triệu USD trở lên

và đặc biệt không đầu tư vào các công ty được quản lý bởi gia đình.
Một số nét thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn này:

-

Thuận lợi:
4


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
 Theo các nhà đầu tư, lý do để họ hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng

định vai trị quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh
tế, tính chun nghiệp hố từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công
của những nhà đầu tư hiện hữu;
 Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của
Việt Nam bao gồm: việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ ra nước ngoài
và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà
nước (SCIC); q trình cổ phần hố đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả
ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt
là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp lý dành cho các nhà đầu
-

tư nước ngồi.
Khó khăn:
 Chưa có định hướng rõ ràng về dịng vốn FPI, chính sách chưa đồng bộ nhằm
thu hút và quản lý một cách hiệu quả vốn FPI;
 Đặc biệt, sau các cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, tâm lý chung đối với

nguồn vốn FPI là tương đối e dè, lo ngại trước những tác động của nguồn vốn

này đối với nền kinh tế trong nước. Trên thực tế, cần có những phân tích,
đánh giá đúng vai trị và ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của nguồn vốn
FFI, từ đó xây dựng chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
này, đóng góp và sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) và nền
kinh tế;
 Thị trường tài chính chưa phát triển, cịn thiếu tính đồng bộ và yếu tố phát
triển bền vững. Đây vừa là nguyên nhân, vừa là hạn chế trong việc thu hút
dòng vốn FII cũng như duy trì sự ổn định của dòng vốn này;
 Một số cơ quan quản lý nhà nước chưa hiểu rõ về vốn FPI, nắm bắt chưa đầy
đủ về cơ chế vận hành của dòng vốn này;
 Việc tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài, TTCK nước ngồi của các tổ chức phát
-

hành Việt Nam cịn hạn chế.
Chính sách của chính phủ:

5


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
 Lập sàn giao dịch chứng khốn ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 7-2000 để

tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài
chính;
 Chủ trương và quyết tâm đẩy mạnh cổ phần hóa, tạo hàng hóa cho thị trường
chứng khốn phát triển nhằm mục đích khơi thơng luồng vốn FPI nước ngồi;
 Sau 12 năm mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngày 28/6/1999, Thủ
tướng chính phủ ban hành quyết định số 145/1999/QĐ-TTg chính thức cho
phép các nhà đầu tư nước ngồi được phép mua cổ phần trong các doanh
nghiệp Việt Nam;

 Ngày 10/6/1999, chính phủ ra quyết định số 139/1999/QĐ-TTg cho phép các
tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đang
lưu hành của một tổ chức phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư
chứng khốn, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% và
một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 3%. Các tổ chức, cá nhân nước
ngoài được nắm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ
chức phát hành, trong đó một tổ chức nước ngồi được nắm giữ tối đa 10% và
một cá nhân nước ngồi được nắm giữ tối đa 5%.Tỷ lệ góp vốn của bên nước
ngồi trong Cơng ty chứng khốn liên doanh tối đa là 30%;
 Năm 2002, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành quyết định
998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002 về quản lý ngoại hối đối với việc mua,
bán chứng khốn trong đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được chuyển phần vốn
đầu tư thuộc giao dịch vốn ra nước ngoài sau 1 năm kể từ ngày phần vốn đó
được chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khoán bằng VND;
 Từ khi sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh ra đời, để khuyến
khích sự phát triển của thị trường chứng khốn, ngày 27/2/2000 Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 39/2000/QĐ-TTg quy định tạm thời ưu đãi thuế đối
với hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Giai đoạn 2000-2002 là giai đoạn khó khăn của FPI vào Việt Nam nhưng chủ
trương và quyết tâm của Chính phủ cộng với sự kiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ
có hiệu lực vào cuối năm 2001 đã dự báo phần nào.
6


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
2.2.

Giai đoạn 2003-2006
Đây là giai đoạn phục hồi và bùng nổ vốn FPI tại Việt Nam, cho thấy thị


trường chứng khoán đang trở thành kênh vốn đầu tư nước ngoài quan trọng của Việt
Nam.
Vào năm 2005, Việt Nam có khoảng 436 nhà đầu tư gián tiếp nước ngồi,
trong đó có 38 nhà đầu tư nước ngồi có tổ chức và 389 nhà đầu tư nước ngồi cá
nhân. Năm 2006, có khoảng 1,3 tỉ USD FPI tại Việt Nam, trong đó 70% được đầu tư
vào cổ phiếu, trái phiếu; 30% được gửi vào hệ thống ngân hàng. Tháng 6 năm 2006,
cả nước có 19 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 1,9 tỷ USD đang hoạt động ở
Việt Nam.
Theo báo cáo của Ngân hàng ANZ (Tập đoàn Ngân hàng Hữu hạn Úc và New
Zealand), trong giai đoạn 2001-2006, tổng vốn FPI vào Việt Nam ước đạt 12 tỷ USD.
Cơ cấu dòng vốn :
 Đầu tư mua cổ phần doanh nghiệp;
 Mua bán thứ cấp (mua đi bán lại trên thị trường chứng khốn).
-

Các nhà đầu tư chứng khốn nước ngồi có một sở thích thường thấy là thích
đầu tư vào thị trường vốn Việt Nam do sự mong muốn các tài sản rủi ro càng cao - lợi
nhuận càng cao và tăng cường tính thanh khoản trong nền kinh tế .
Nguyên nhân sự tăng lên ồ ạt của hoạt động FPI:
 Trong suốt giai đoạn 2003 - 2006, Việt Nam đã luôn giữ được nhịp tăng trưởng

cao nhất khu vực Đông Nam Á;
 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO,
tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006, tạo nên sức hút cho các nhà đầu tư nước
ngoài;
 Hành lang pháp lý của Nhà nước: Trong giai đoạn này, một loạt các chính sách,
Nghị định, Luật lệ đã được ban hành như:
 Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Quyết
định này nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi góp vốn, đồng thời

huy động công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài và
7


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt
Nam.Tuy nhiên, tỷ lệ cho phép mua cổ phần vẫn bị khống chế ở mức 30%
vốn điều lệ của doanh nghiệp;
 Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/3/2003 của Thủ tướng chính phủ
cho phép tỷ lệ mua cổ phiếu từ 20% đã được nâng lên mức 30% đối với
công ty niêm yết. Tổ chức, cá nhân nước ngồi được nắm giữ khơng giới
hạn tỷ lệ trái phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam thay
cho việc chỉ nắm giữ 40% như trước kia. Tỷ lệ góp vốn của tổ chức kinh
doanh chứng khốn nước ngồi trong Cơng ty Chứng khốn liên doanh
hoặc công ty quản lý quỹ liên doanh tối đa là 49% vốn điều lệ tăng lên so
với mức 30% như trong Quyết định 139/1999/QĐ-TTg;
 Năm 2005, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu Tư ra đời đã xoá bỏ sự phân
biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngồi nói chung được
đối xử bình đẳng như nhà đầu tư trong nước, cả về quyền đầu tư, góp vốn,
mua cổ phần (dù cịn một số phân biệt nhất định).
Qua đó, ta thấy những chủ trương, quyết tâm của chính phủ trong việc đẩy
mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp, nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần, cổ
phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nứơc và trong
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn đã khiến dịng vốn FPI giai đoạn
2003-2006 vào Việt Nam tăng mạnh.
Nhận xét:
 Giai đoạn 2003-2006 là khoảng thời gian động thái của khối ngoại được coi là kim

chỉ nam cho giới đầu tư trong nước. Rõ ràng, khi chứng khốn cịn mới mẻ với
giới đầu tư nội thì những định hướng đến từ những nhà đầu tư kinh nghiệm hơn sẽ

có tác động tích cực tới thị trường .Việc nguồn vốn dồi dào đã giúp ổn định tỉ giá,
tăng dự trữ, cải thiện cán cân thanh toán. Điều này gián tiếp thúc đẩy doanh
nghiệp mạnh lên. Cơng bình mà nói, thời gian qua chính nguồn FPI này đã góp
phần giúp nhiều doanh nghiệp lớn mạnh, sẵn sàng hội nhập và cất cánh. Một nền
kinh tế đang cần vốn để tăng trưởng, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở, tạo đà
8


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
chuyến dịch mạnh mẽ lên nền kinh tế theo hướng thị trường và thốt khỏi cung
cách vận hành xưa cũ thì đây là một giai đoạn nền tảng cần thiết.
 Tuy nhiên việc đồng vốn tăng bất ngờ và ồ ạt trong khi hiệu quả đồng vốn thấp

gây ra tình trạng bong bóng, khó kiểm sốt, gây cú sốc với thị trường là những
điểm cần khắc phục cho giai đoạn này.
2.3.

Giai đoạn 2007-2011
Đây là thời kì có nhiều biến động trong dịng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt

Nam. Có ba thời kỳ trong giai đoàn này mà ta cần quan tâm: năm 2007, 2008 – 2010
và 2011.
2.3.1. Năm 2007:
Đặc điểm của giai đoạn này là FPI tăng mạnh, TTCK bước vào thời kì phát
triển bùng nổ. Cụ thể, ta có thể quan sát từ những biểu hiện sau:
-

Quy mơ dịng vốn: 7,4 tỉ USD.
Chính sách của Nhà nước và tác động:
 Đối với việc nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi trong các ngân hàng

thương mại, Chính phủ đã có Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 quy định
các nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 30% vốn điều lệ. Theo Nghị định
số 139/2007/NĐ-CP vào ngày 5/9/2007 thì quyền này mới được ghi nhận một
cách cụ thể, rõ ràng. Theo đó tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, khơng phân biệt nơi đăng kí trụ sở chính và mọi
cá nhân, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, đều có quyền góp vốn, mua cổ
phần với mức không hạn chế tại các doanh nghiệp, trừ một số trường hợp( công ty
cổ phần niêm yết; doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh có điều kiện do pháp luật
chuyên ngành quy định; doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết về thương mại dịch vụ với WTO);
 Ngay trong Biểu cam kết dịch vụ với WTO, Việt Nam cũng cam kết: “Một năm

sau khi gia nhập, hạn chế 30% cổ phần nước ngoài trong việc mua cổ phần của các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ được bãi bỏ, ngoại trừ đối với việc góp vốn dưới hình
thức mau cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngành không
9


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay

-

cam kết trong biểu cam kết này”.
Quy mô thị trường:
 Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi tại TTCK Việt Nam
đã lên đến 19%. trong đó giá trị đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm 25%; đầu tư
vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% với tổng giá trị vào khoảng trên 1 tỷ
USD.
 Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9/2007, thị trường có sự điều chỉnh.
Trước nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng” (giai đoạn đầu năm giá cổ phiếu

tăng trưởng với tốc độ phi mã), các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc để giảm
nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những
thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị trường. Phản ứng với điều
này, TTCK đã có những đợt điều chỉnh rõ rệt, giá cổ phiếu giảm, thị trường trở
nên trầm lắng. Ở giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngoài cũng tỏ ra khá thờ ơ với
thị trường, khối lượng giao dịch trên cả 2 sàn của khối này đều sụt giảm mạnh, giá
trị giao dịch đạt 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoạn đầu năm. Bước
vào những tháng cuối năm, thị trường có dấu hiệu phục hồi. Từ tháng 9 đến tháng
10, giá cổ phiếu có xu hướng phục hồi nhanh chóng, sau đó lại ngay lập tức điều
chỉnh giảm với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất hạn chế. Tuy nhiên, tính
đến hết năm 2007, tổng số vốn đầu tư gián tiếp đạt 7,414 tỷ USD. Theo thống kê
của Trung tâm lưu kí chứng khốn, năm 2007, nhà đầu tư nước ngồi có 8.140 tài
khoản cá nhân và 477 tài khoản tổ chức. Xét trên toàn thị trường , nhà đầu tư nước
ngoài nắm giữ từ 25 – 30% cổ phần của các công ty niêm yết, doanh số giao dịch
chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị trường. Gía trị danh mục đầu tư trên thị
trường chính thức ước đạt 7,6 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2006 (2,3 tỷ), nếu tính

-

cả thị trường khơng chính thức con số này đạt tới gần 20 tỷ USD.
Dòng vốn vào – dòng vốn ra:
Năm

Mua

Bán

10



Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
% so
với
toàn
thị
trườn
g

% so
% so
% so
với
với
Gía trị
với
Khối
Giá trị
tồn
Khối
tồn
(tỷ
tồn
lượng
(tỷ đồng) thị
lượng
thị
đồng)
thị
trườn
trườn

trườn
g
g
g
513.754,3
66.616,0
384.566,4
43.141,
2007
21,5
27,14
14,59
17,57
69
7
37
42
Tổng hợp giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
năm 2007
Nguyên nhân của sự phát triển bùng nổ của FPI vào Việt Nam năm 2007:
 Một phân tích quan trọng được cơng bố rộng rãi của Merrill Lynch cho rằng, về

dài hạn TTCK Việt Nam đầy triển vọng, khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế muốn có
cổ phiếu của Việt Nam trong danh mục đầu tư của mình.
 Ngồi ra, cịn có yếu tố thời sự ngắn hạn như Việt Nam tổ chức thành công năm

APEC 2006, gia nhập WTO, Mỹ trao PNTR-Quy chế Quan hệ Thương mại Bình
thường Vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations) cho Việt Nam. Rồi sau đó,
các nhà tài trợ quốc tế đã đưa ra mức tài trợ lớn chưa từng có cho Việt Nam, tới
trên 4,5 tỷ USD. Đó là dấu hiệu làm TTCK nóng lên trong một thời gian ngắn.

2.3.2. Giai đoạn 2008-2010
Đặc điểm của giai đoạn này là FPI vào Việt Nam có xu hướng chững lại. Bước
sang năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, cùng với xu thế chung của nền kinh tế
thế giới, TTCK Việt Nam khép lại một năm của sự sụt giảm. Ở thời gian này, TTCK
Việt Nam gặp phải sự sụt giảm khá sâu về giá trị của các cổ phiếu.
Chính sách của nhà nước:
 Từ ngày 11/1/2008 (một năm sau khi gia nhập WTO), thực chất rào cản chỉ nằm

trong ba loại trường hợp đặc biệt còn lại theo quy định của Nghị định
139/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên khi Việt Nam thực thi lộ trình cam kết với WTO
những lĩnh vực hạn chế nói trên trong tương lai cũng sẽ “mở toang” cánh cửa cho
đầu tư nước ngoài.

11


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
Như vậy với hàng loạt những quy định trên, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư
nước ngoài đã được nâng lên từ 20% trong gia đoạn đầu lên 49% trong giai đoạn hiện
nay. Hạn chế tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài hiện nay cũng là một trong
những rào cản trong việc quản lý luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi.
Quy mơ dịng vốn vào:
 Năm 2008, mặc dù khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngồi có tăng
-

lên nhưng xét về giá trị giao dịch thì sụt giảm khá nhiều so với năm 2007.
 Trong 3 quý đầu của năm 2008, tỷ trọng mua cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của nhà
đầu tư nước ngồi tại các sàn giao dịch có xu hướng tăng, duy trì trạng thái mua
rịng trên tồn thị trường.


Nhưng càng vào những tháng cuối năm, giao dịch của các nhà đầu tư nước
ngồi càng có những dấu hiệu khơng tích cực. Nhận thấy những khó khăn mà cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới mang lại, các nhà đầu tư nước ngồi có xu hướng đẩy
mạnh bán chứng khốn, đặc biệt là trái phiếu, riêng trong quý 4, giá trị bán rịng cố
phiếu và chứng chỉ quỹ trên tồn thị trường của khối này đã đạt 2.044 tỷ đồng. Tính
đến tháng 12/2008, giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngồi chỉ cịn tương đương
12


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
4,6 tỷ USD, giảm gần một nửa so với thời điểm đầu năm.
Đối với trái phiếu, các tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngồi vẫn duy trì mua
rịng từ cuối năm 2007. Tuy nhiên sang tháng 4, đồng nội tệ giảm giá (lạm phát lên
tới 25,2% so với cùng kỳ năm trước), các ngân hàng nội địa bước vào cuộc đua lãi
suất huy động khiến lợi suất trái phiếu tăng cao, nhà đầu tư nước ngồi tìm cách thốt
khỏi thị trường trái phiếu. Nhu cầu về USD tăng mạnh trong tháng 4 và tháng 5 khiến
giá USD trong nước cùng tỷ giá theo hợp đồng kỳ hạn không chuyển đổi (NDF) tăng
đột biến.

Tính từ khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng (giữa tháng 9/2008)
đến cuối năm nhà đầu tư nước ngồi liên tục bán rịng trên thị trường trái phiếu
26.000 tỷ VND, một phần vốn thu được đã được chuyển đổi sang USD dẫn tới cầu
USD cao tại các ngân hàng nước ngoài. Năm 2008 nhà đầu tư nước ngồi bán rịng
37.383 tỷ đồng (-2,2 tỷ USD) trái phiếu. Tính tới ngày 16/01/2009, nhà đầu tư nước
ngồi tiếp tục bán ròng trái phiếu -2.645 tỷ đồng.

13


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay


Trong năm 2009, vai trò của các giao dịch nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ
trọng thấp hơn trên các giao dịch trên thị trường chứng khoán. So với hai năm 2007
và 2008, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại sụt giảm đáng kể trong tất cả các giao dịch
khớp lệnh.

Tuy nhiên, sang năm 2009 quy mô vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rút khỏi
TTCK Việt Nam đã giảm dần. Tại thị trường niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài đã
14


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
nhanh chóng sở hữu đến 49%, có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối
với nhà đầu tư nước ngoài) đối với một số mã cổ phiếu. Vốn đầu tư gián tiếp rút ra
khỏi Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2009 lên tới 500 triệu USD và đạt khoảng 600
triệu USD năm 2009 (tương đương với dòng vốn rút ra của năm 2008). Mặc dù chứng
khoán Việt Nam giảm nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế mởi nổi
nhận được dòng vốn đầu tư rịng vào danh mục đầu tư chứng khốn năm 2009.
-

Qui mơ dịng vốn ra:
 Tháng 11/ 2009, cơng ty cổ phần Vincom đã phát hành thành công 100 triệu USD

trái phiếu chuyển đổi và đã niêm yết trái phiếu này trên sàn giao dịch Singapore,
trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành trái phiếu ra thị trường quốc
tế. Trái phiếu chuyển đổi Vincom có kỳ hạn năm năm được phát hành bằng đồng
USD, khơng có tài sản đảm bảo và có lãi suất hàng năm là 6%, thanh toán sáu
tháng một lần vào cuối kỳ. Trái phiếu này có thể được chuyển đổi thành cổ phần
phổ thơng của Vincom với mức giá chuyển đổi sẽ được tính tốn trên cơ sở giá
đóng cửa của cổ phiếu Vincom là 108.000 đồng/cổ phiếu vào ngày phát hành.

 Ngoài ra, tập đồn Hồng Anh Gia Lai cơng bố phát hành 1,1 triệu trái phiếu

chuyển đổi, tương đương 1.100 tỷ đồng cho đối tác chiến lược Temasek Holdings
(Singapore)…Vốn đầu tư FPI rút ra khỏi Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2009
lên tới 500 triệu USD và đạt khoảng 600 triệu USD năm 2009( tương đương với
dòng vốn rút ra của năm 2008).
-

Chính sách của nhà nước trong giai đoạn này thể hiện trong Quyết định

55/2009/QĐ/TT do nhà nước ban hành quy định: Nhà đầu tư nước ngồi mua, bán chứng
khốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ: Đối với cổ phiếu: tối đa 49%
tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng.
-

Quy mô thị trường và dòng vốn năm 2010:
 Bước sang năm 2010, hoạt động của nhà đầu tư nước ngồi càng đóng góp sâu sắc

hơn vàoviệc nâng đỡ thị trường trong bối cảnh thị trường chứng khốn Việt Nam
có xu hướng giảm điểm từ đầu năm;
15


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
 Khác với những năm trước lượng vốn thường được rút ra khỏi Việt Nam, thì cả

năm 2010 tổng mức vốn thuần vào Việt Nam khoảng 1,1 tỷ USD. Giá trị danh
mục đầu tư hiện thời vào cuối năm 2010 của nhà đầu tư nước ngồi vào khoảng
6,5 tỷ USD, trong đó tỷ trọng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư chiếm khoảng
78,2%, trái phiếu khoảng 10% và giá trị số dư tiền gửi khoảng 5,3%.

 Nhìn chung, diễn biến dịng vốn đầu tư nước ngồi trong năm 2010 khơng mấy

phức tạp, tổng lượng vốn vào ra, kết dư thuần trên 1,1 tỷ USD cho thấy dịng vốn
nước ngồi đang có xu hướng vào TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, xét tương quan với
dịng vốn vào các quốc gia trong khu vực Đơng Á thì dịng chảy vào Việt Nam khá
thấp.
Một vấn đề lo ngại khác tác động tới tâm lý nhà đầu tư nước ngồi đó là yếu tố
lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, trong điều
kiện dự trữ ngoại hối mỏng (nếu xem xét trên số tuần nhập khẩu thì hiện nay quá
thấp) gây bất ổn cho khu vực doanh nghiệp (đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu của VN
chiếm tỷ trong khoảng 70% vào tăng trưởng GDP). Vì vậy, dịng vốn đầu tư nước
ngồi trong thời gian cuối năm có dấu hiệu chậm lại.
-

Nguyên nhân:
 Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Trên thị trường chứng
khốn Việt Nam, kể từ tháng 8 năm 2008 các nhà đầu tư nước ngồi bắt đầu bán
rịng, khiến thị trường chứng khoán bị rối loạn, gây tác động tâm lý không tốt đối
với các nhà đầu tư trong nước. Chỉ số VN-Idex giảm gần 70% giá trị trong tháng 8
năm 2008.
 Trong hai năm 2008-2009, thị trường chứng khoán Việt Nam bị coi là thị trường
tồi tệ nhất thế giới. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009,
dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam có dấu hiệu chững lại, khối
lượng khơng nhiều, với khoảng 13.000 tài khoản giao dịch, trong đó có trên 1.200
tài khoản là của các tổ chức và quỹ đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chỉ
chiếm khoảng 1,5% số nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán.
 Tính ở thời điểm vào cuối năm 2010, chỉ số chứng khoán của Việt Nam(VN

16



Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
Index) vẫn liên tục sụt giảm. Vòng luẩn quẩn của thị trường chứng khốn Việt
Nam trong giai đoạn 2008 – 2010 khiến dịng vốn ngoại vào thị trường chứng
khoán liên tục tháo lui.
Ngày 27/1/2010, bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sỹ, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến hợp đồng thu xếp vốn 200 triệu USD giữa
Ngân hàng Đầu tư tồn cầu Credit Suisse với Tổng Cơng ty phát triển Đơ thị Kinh
Bắc. Theo đó, Credit Suisse sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi cho KBC với lãi suất
là 6%-6,2%/năm. Mức lãi suất này thấp hơn mức 6,95% của Trái phiếu quốc tế Chính
phủ vừa phát hành. Giá chuyển đổi bằng 130% giá thị trường của KBC. Ngoài những
doanh nghiệp kể trên, có rất nhiều doanh nghiệp cũng đã tiếp cận nguồn vốn FPI này.
2.3.3. Năm 2011
Đặc điểm: Việt Nam vẫn đang là địa chỉ thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp
nước ngồi khá mạnh.
-

Quy mơ dịng vốn vào:
 Thành phần nhà đầu tư mua trái phiếu Chính phủ được mở rộng hơn với sự tham
gia của: quỹ nước ngồi, cơng ty bảo hiểm. Đặc biệt, thị trường đã thu hút được sự
tham gia trở lại của các ngân hàng nước ngồi có uy tín như: HSBC, Deutsche
Bank, Standard Charted Bank…;
 Trên thị trường sơ cấp, tính đến hết tháng 8/2011, nhà đầu tư nước ngoài đã mua

rịng gần 8 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao
dịch bán của nhà đầu tư nước ngồi khoảng 14 nghìn tỷ đồng; giao dịch mua
khoảng 20 nghìn tỷ đồng;
 Điều này chứng tỏ nhà đầu tư đang nắm giữ khoảng 6 nghìn tỷ đồng trên thị

trường này. So với trước đó, mức độ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài được giữ

vững, thậm chí tăng khá mạnh trong thời điểm nền kinh tế cịn gặp nhiều khó
khăn. Việc các tổ chức lớn cũng liên tục rót tiền vào các doanh nghiệp ở Việt Nam,
cho thấy dòng vốn gián tiếp đầu tư mang tính dài hạn cũng rất khả quan. Một số
thương vụ rót vốn điển hình: Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) đầu tư 182 triệu
USD để mua 10% vốn của Vietinbank; Diageo - tập đoàn kinh doanh đồ uống bỏ
17


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
hàng chục triệu USD mua cổ phần của Halico; Fortis (Ấn Độ) chi 64 triệu USD
mua 65% cổ phần của Tập đoàn Y khoa Hồn Mỹ…;
 Ngồi ra, một dịng vốn nước ngồi khác, chủ yếu từ các quỹ đầu tư, đang chảy

vào thị trường Việt Nam theo những cách thức khác nhau. Đơn cử như việc Công
ty Auxesia Holdings(Hoa Kỳ) thiết lập một mạng lưới nhà đầu tư nước ngoài xuất
phát từ mong muốn loại hình doanh nghiệp đầu tư của họ để từ đó lựa chọn và tiếp
-

cận doanh nghiệp.
Quy mơ dịng vốn ra:
 Ngày 15/06/2011, Cơng ty Cổ phần Hồng Anh Gia Lai gây sự chú ý lớn trên thị
trường nhờ thương vụ huy động 60 triệu USD từ các nhà đầu tư quốc tế thông qua
phát hành 24,3 triệu GDR (chứng chỉ lưu ký toàn cầu) tại thị trường chứng khốn
London.
Nhận xét tình hình FPI giai đoạn 2007 – 2011: Với sự hồi phục và phát triển
tích cực của dòng vốn FPI trong giai đoạn 2007 – 2011, hứa hẹn năm 2012 Việt Nam
sẽ tiếp tục là điểm thu hút FPI mạnh mẽ.
2.4.

Giai đoạn bốn tháng đầu năm 2012

Từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường

hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất ở khu vực châu Á khi chỉ số chính tăng lên mức
cao nhất trong gần một năm. Có thể thấy rõ sự sôi động so với năm 2011.
2.4.1. Quy mơ dịng vốn
-

Quy mơ dịng vốn vào:
 Theo thống kê của Cơng ty Chứng khốn TPHCM (HSC), do ơng Johan Nyvene,
Tổng Giám đốc công ty cung cấp cho Thời báo Kinh tế Sài Gịn Online, trong q
1 năm nay, con số mua vào của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán
Việt Nam vào khoảng 11.700 tỉ đồng, bán ra khoảng 10.100 tỉ đồng, tức mua ròng
khoảng 1.600 tỉ đồng, nếu so với q 4 năm ngối thì con số này đã khả quan hơn.
Trong quí 4-2011, nhà đầu tư nước ngoài mua vào hơn 6.700 tỉ, trong khi bán ra là
gần 7.400 tỉ đồng, tức bán ròng hơn 700 tỉ đồng. Cịn nếu nhìn vào con số giao
dịch so với cả thị trường thì khối nhà đầu tư nước ngoài chiếm từ 24 - 25% trên
tổng giá trị giao dịch;
18


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
 Tại Công ty Chứng khốn HSC, một trong những cơng ty có thị phần giao dịch

của nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thị trường, trong quí này số giao dịch của
nhà đầu tư nước ngoài tại HSC chiếm 22% toàn thị trường, tăng khoảng 3,5 điểm
phần trăm so với quí trước. Quỹ chuyên đầu tư vào các thị trường mới nổi (frontier
market) có tên Templeton Frontier Markets đã tăng tỷ lệ vốn phân bổ vào thị
trường Việt Nam lên 8,4%. Với mức phân bổ này, Việt Nam trở thành thị trường
địa lý có mức phân bổ vốn lớn thứ 5 trong Templeton;
 Theo Tổ chức nghiên cứu danh mục đầu tư thị trường mới nổi (EPFR) của Anh, các


quỹ đầu tư đã nhận 91 triệu USD đầu tư vào Việt Nam trong 16 tuần qua. Trong khi
đó, các nhà đầu tư chỉ rót tiền vào Ấn Độ và Trung Quốc trong 8/16 tuần qua. Dịng
tiền vào Thái Lan duy trì đến 15 tuần, Indonesia 13 tuần, Singapore 7 tuần và Đài
Loan chỉ 2 tuần.
Theo Capital Economics, nền kinh tế Việt Nam đang được nhiều thuận lợi khi
các nhà sản xuất dịch chuyển nhà máy đến vùng Đông Nam Á để hưởng lợi về chi phí
nhân cơng, hiện chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc. Chỉ số VN Index đã tăng 34%
trong năm nay, mức tăng mạnh nhất trên thị trường thế giới, chỉ sau Venezuela. Quỹ
chuyên đầu tư vào các thị trường mới nổi (frontier market) có tên Templeton Frontier
Markets đã tăng tỷ lệ vốn phân bổ vào thị trường Việt Nam lên 8,4%. Với mức phân
bổ này, Việt Nam trở thành thị trường địa lý có mức phân bổ vốn lớn thứ 5 trong
Templeton.
Việc giao dịch của nhà đầu tư nước ngồi tăng lên cũng là tình hình chung của
thị trường, khi mà giá trị giao dịch toàn thị trường trong quí 1 lên đến mức 92.500 tỉ
đồng, tăng mạnh so với con số 55.500 tỉ đồng vào q 4 năm ngối. Tại HSC cũng có
những nhà đầu tư nước ngoài mới đến mở tài khoản, nhưng lượng tiền bỏ vào thị
trường chưa có dấu hiệu đột biến.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn, đã có 9 dự án với
tổng số vốn đầu tư gần 82 triệu USD, chiếm 2,3% tổng vốn đầu tư của Việt Nam vào
Lào. Bao gồm các định chế tài chính lớn như BIDV, Sacombank, MB, Cơng thương,
19


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
Công ty Bảo hiểm Lào Việt, CTCP Bảo hiểm Bưu điện, Công ty Bảo hiểm Dầu khí,
CTCK Lanexang (Scacombank). Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội, có khoảng
1/3 dự án đã được cấp phép và triển khai nhưng triển khai chậm vì nhiều lý do khác
nhau, nhiều dự án treo đến nay chưa được triển khai.
Vào ngày 27/3, công ty cổ phần Vincom phát hành thành công 185 triệu USD

trái phiếu chuyển đổi quốc tế, kỳ hạn 5 năm, lãi suất coupon 5%/năm và niêm yết tại
thị trường chứng khoán Singapore khiến rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam bất ngờ.
Đây là lần thứ hai Vincom thành công trong việc huy động vốn trên thị trường quốc
tế, trong đó lần đầu tiên vào tháng 12/2009 với số vốn huy động được 100 triệu USD.
Trong bối cảnh huy động vốn khó khăn trên thị trường chứng khoán và lãi suất ngân
hàng cao, niêm yết sàn ngoại lại mở ra giấc mơ tìm nguồn vốn mới cho doanh nghiệp
Việt.
Chủ trương niêm yết cổ phiếu trên TTCK Singapore vừa được Đại hội Cổ đông
(ĐHCĐ) Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) diễn ra ngày 17/4 thơng qua. Theo đó,
PVGas sẽ phát hành 18 triệu cổ phần theo phương thức chứng chỉ lưu ký hoặc công
cụ chứng khoán và được chào bán hoặc niêm yết trên TTCK London, Singapore, hoặc
Luxembourg. Kế hoạch phát hành, niêm yết trên TTCK nước ngồi của Cơng ty Cổ
phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt năm 2012 cũng vừa được ĐHCĐ quyết định dù
kế hoạch này đã được đưa ra từ trước đó khá lâu. Các ngân hàng hiện nay cũng rất ráo
riết thực hiện việc tìm vốn trên TTCK quốc tế. Ngân hàng Công thương Việt Nam đã
đưa ra kế hoạch phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế từ năm ngoái. ACB cũng
cho biết trong ĐHCĐ thường niên năm 2012 sẽ xúc tiến việc phát hành 100 triệu
USD trái phiếu. Thậm chí, tờ trình của Vietcombank lên ĐHCĐ đã xây dựng kế hoạch
huy động vốn lên đến 1 tỷ USD cũng bằng con đường phát hành trái phiếu.
Mặc dù tăng 32% từ đầu năm nhưng chứng khoán Việt Nam vẫn còn rẻ, quỹ
đầu tư Dragon Capital mới đây cũng nhận định. "Chúng ta vẫn trong giai đoạn cổ
phiếu giá rẻ. Khi lãi suất giảm, giá chứng khoán sẽ tăng. Cùng với sự cải thiện lợi
nhuận doanh nghiệp, chúng ta sẽ nhanh chóng bước vào giai đoạn lợi nhuận có xu
20


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
hướng tăng cho dù sức tăng có thể khơng bằng thời kỳ giá cổ phiếu rẻ”, Dragon
Capital nhận định.
Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế vĩ mơ có những tiến triển tốt hơn, như

lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, tiền đồng không mất giá như cùng kỳ năm 2011,
lãi suất bắt đầu đi xuống, và nếu nhìn chung thì chỉ số P/E (giá thị trường trên thu
nhập của mỗi cổ phiếu) và P/B (giá thị trường trên giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu)
vẫn đang ở mức thấp so với giá của chính cổ phiếu đó vào những năm trước, và so với
một số nước trong khu vực. CPI tháng 4 được dự đoán dưới 0,1%, lãi suất cho vay với
doanh nghiệp đang giảm dần. Tuy vậy, những yếu tố này nếu có hấp dẫn nhà đầu tư
nước ngồi thì cũng phải có thêm thời gian, cịn hiện tại họ chỉ dừng ở mức thăm dị.
Bên cạnh đó, dịng tiền nóng đang đổ mạnh hơn vào thị trường chứng khoán,
do các kênh đầu tư như tiền gửi ngân hàng, vàng, USD kém hấp dẫn. Khả năng tạo lợi
nhuận của nhiều doanh nghiệp trong các tháng đầu năm 2012. Thực tế đã có nhiều
doanh nghiệp có báo cáo tài chính q I/2012 sau kiểm tốn đạt lợi nhuận khá.
2.4.2 Xu hướng và nguyên nhân
Thị trường FPI Việt Nam là một thị trường trẻ và năng động. Điều này đã được
chứng minh qua thời gian. Cùng với đó, trong thời gian qua, chính phủ đã chú trọng
và quan tâm nhiều về FPI, xem nó cũng quan trọng khơng kém so với FDI. Những
chính sách ổn định nền kinh tế đã giúp cho dòng vốn FPI vào Viêt Nam ngày càng
nhiều.
Tại thị trường chứng khốn Việt Nam, có nhiều cơng ty đang giao dịch với
mức P/E và P/B rất thấp nhưng lại có lợi tức cao. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào các
cổ phiếu tiêu dùng mà hướng vào tầng lớp trung lưu mới nổi, những người sẽ vẫn gia
tăng tiêu dùng ngay tại đất nước này khi Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và thịnh
vượng. Ngồi ra, cịn có cơng nghệ thơng tin, nơng nghiệp và nên tránh xa những cổ
phiếu có yếu tố đầu cơ như bất động sản, tài chính.
21


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
Thứ nhất, Việt Nam có mức độ tăng trưởng kinh tế thuộc vào loại hấp dẫn nhất
châu Á. Rất dễ bi quan khi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản trên đà
suy giảm, nhưng nếu nhìn vào những gì đang xảy trong nền kinh tế Việt Nam về sự

xuất hiện của tầng lớp trung lưu mới nổi, về sự dịch chuyển đi lên của các chuỗi giá
trị để xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như các mặt hàng điện tử, về sự
phát triển cơ sở hạ tầng … thì có nhiều lý do để lạc quan về tương lai trong dài hạn.
Thứ hai, đầu tư ngắn hạn cho tất cả các nước châu Á là như nhau – lạm phát
giảm sẽ dẫn đến giảm lãi suất và đẩy cao giá chứng khốn. Vì lạm phát tại Việt Nam
cao hơn các nước châu Á khác nên một khi lạm phát giảm sẽ làm cho lãi suất sẽ giảm
nhiều hơn và sẽ đẩy giá chứng khoán lên cao hơn nữa.
Một nguyên nhân khác là những nỗ lực để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của
chính phủ - điều này được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Nếu Việt Nam có
thể thực hiện các bước cụ thể để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, thì đây có thể là một
yếu tố thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường, mặc dù điều này có thể có tác
động tích cực hơn trong năm 2013 hơn là năm 2012.
Về khía cạnh pháp lí, sẽ có bộ chỉ số VN-Index 30: trong năm 2012, Uỷ ban
Chứng khốn sẽ siết lại việc cơng bố thơng tin, lần này sẽ có nhiều đối tượng bị quản
lý với các quy định chặt chẽ hơn và dự kiến quý I-2012 sẽ ban hành. Ngoài ra, UBCK
sẽ nâng chuẩn niêm yết trên sàn lên và có thêm nhiều quy định bảo vệ các nhà đầu tư
nhỏ như đưa ra các quy định về việc hủy niêm yết…Dự kiến đến giữa năm 2012
UBCK cho phép bán chứng khoán ngày T+2. Phải hiểu việc này là do có nhiều CTCK
cơng nghệ không đồng bộ nên việc triển khai lâu nay còn chậm.

22


Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay

3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP
3.1.

Kinh nghiệm của một số nước thu hút và sử dụng thất bại vốn FPI
Nếu sử dụng nguồn vốn FPI khơng hiệu quả có thế gây nên nhiều tác động tiêu


cực đối với nền kinh tế, mà hệ quả xấu nhất là khủng hoảng tài chính Thái Lan 1997.
Chính vì Thái Lan đã khơng thực hiện việc điều tiết sự di chuyển của dòng vốn FPI
một cách thận trọng và do đó họ đã nếm phải thất bại nặng nề. Nói một cách chính
xác là Thái Lan cũng đã sử dụng các biện pháp điều tiết nhưng khơng có được sự phối
hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đồng thời, Thái Lan đã tỏ ra vội vàng khi
tiến hành tự do hóa tài khoản vốn mà không được tiến hành cùng với quá trình giám
sát và điều tiết thận trọng hệ thống tài chính nội địa, đặc biệt là hệ thống ngân hàng.
Một nguyên nhân nữa khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trở nên nghiêm
trọng hơn là sự góp sức của Chính phủ Thái Lan khi họ đứng ra bảo lãnh cho hoạt
động của hệ thống tài chính và điều đó đã dẫn tới hiệu ứng “rủi ro đạo đức”.
3.2.

Giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc thu hút và sử dụng vốn
FPI ở Việt Nam

3.2.1. Bài học về quản lý vĩ mô
Thứ nhất, kết hợp giữa các chính sách một cách hợp lý sẽ giúp giám sát cả khối
lượng và các cấu phần của các luồng vốn ra vào và trong đó khâu quản lý luồng vốn
vào là quan trọng nhất. Đứng trước thực tế rủi ro với khả năng biến động và tình trạng
rút vốn ồ ạt cùng với việc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn
đầu tư nước ngồi, cần duy trì cân bằng hợp lý giữa vốn vay ngân hàng và vốn đầu tư,
vốn đầu tư trực tiếp. Cụ thể mơ hình được khuyến nghị bằng cách cho các nền kinh tế
hiện nay là giảm bớt thị phần của ngân hàng và tăng cường phát triển thị trường cổ
phiếu và trái phiếu để có thị phần ngang với vốn của ngân hàng.
Thứ hai, cải thiện các qui định mang tính minh bạch có thể giúp quản lý các
luồng vốn hiệu quả hơn. Hệ thống kế toán và cơng bố thơng tin hồn thiện hơn sẽ
giúp được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tốt hơn và từ đó giảm thiểu được những
23



Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
ảnh hưởng tâm lý bầy đàn. Các qui định và qui chế chuẩn hóa hơn sẽ giúp cho hệ
thống tài chính hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với các ngân hàng và khả năng
chịu đựng được các cú sốc từ bên ngồi của các ngân hàng đó. Thu thập, xử lí thơng
tin tài chính-ngân hàng bằng cách xây dựng hệ thống thu thập và xử lí thơng tin tài
chính –ngân hàng dựa trên những chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt cần từng bước áp dụng
hệ thống kế toán và kiểm toán quốc tế đối với thị trường chứng khoán và hệ thống
ngân hàng cũng như cần thiết lập cơ quan đánh giá hệ số tín dụng quốc gia độc lập.
Thứ ba, cần xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia để giải quyết các
vấn đề và xây dựng một cơ chế hiệu quả để quản lý các dịng vốn theo ngun tắc
cùng có lợi. Trong mỗi nước cũng cần phải có sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý và
các ngành khác nhau, với nguyên tắc ưu tiên hàng đầu là đảm bảo toàn bộ hệ thống tài
chính quốc gia.
Thứ tư, cần duy trì một thế cân bằng tương đối giữa các mục tiêu phát triển
kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, ngân sách, cán cân
thương mại và cán cân thanh toán. Lựa chọn một cách tập trung và phù hợp với các
mục tiêu ưu tiên trong quá trình phát triển. Nhà nước phải có định hướng đầu tư của
toàn xã hội theo một cơ cấu hợp lý.
Thứ năm, cần phải xếp hạng tín nhiệm để đầu tư. Đối với các nền kinh tế mới
nổi như Việt nam, đặc trưng là q trình phát triển cịn mới, thiếu bền vững,
thiếu đồng bộ và minh bạch, hệ thống pháp lí và các qui chuẩn, các qui phạm cịn
chưa hồn thiện, việc quản trị cơng ty cịn yếu kém, thì vấn đề thông tin không đầy đủ
là một thách thức vơ cùng lớn. Chính vì vậy, trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi, định
mức tín nhiệm được coi là một trong những yếu tố then chốt giúp lấp đầy những
khoảng trống thông tin này và cho biết giá trị của một công ty, hoặc cuả một quốc gia
như thế nào trong con mắt của các tổ chức đầu tư quốc tế– những người nắm giữ
nguồn vốn lớn nhất.

24



Thực trạng FPI từ năm 2000 đến nay
3.2.2. Bài học về các biện pháp kiểm soát vốn
Cần cân nhắc các chi phí phát sinh trong khi áp dụng các biện pháp kiểm sốt
vốn. Các biện pháp này khơng thể thay thế cho ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách hệ
thống tài chính. Việc kiểm sốt dịng vốn vào có khả năng thay đổi cơ cấu dịng vốn
vào nhưng khơng có mấy tác dụng đối với điều chỉnh tỷ giá.
Kiểm sốt dịng vốn vào nên được áp dụng tạm thời trên phạm vi rộng. Việc áp
dụng các biện pháp kiểm sốt vốn ra tức thời có thể có tác dụng ngăn chặn chảy máu
vốn nhưng nhất thiết phải kèm theo các chính sách ổn định kinh tế vĩ mơ và cải cách
tài chính. Nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư nước
ngồi
3.2.3. Bài học về vai trị của các cơ quan quản lý trực tiếp
Thứ nhất là việc xây dựng và thi hành các biện pháp quản lý dòng luân chuyển
vốn, đặc biệt là vốn đầu tư gián tiếp, để có sự hợp tác và phối hợp với các cơ quan
quản lý tại nước ngoài.
Thứ hai là khung pháp lý và các qui định hiện có đã tạo điều kiện tói mức độ
nào cho các nhà quản lý can thiệp trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Thứ ba, cần duy trì lòng tin của các nhà đầu tư và của thị trường. Đơi khi chỉ là
vấn đề định hướng chính sách bằng cách cơng bố khéo léo trong thời điểm thích
hợp.
Thứ tư, Ủy ban Chứng khốn nên sớm hồn thiện khung pháp lý cũng như cho
thử nghiệm các công cụ hỗ trợ thị trường như giao dịch ký quỹ, bán khống, vay và
cho vay chứng khoán bắt buộc… để thị trường phái sinh tại Việt Nam sẽ chính thức
đi vào hoạt động trong thời gian sắp tới để cung cấp các cơng cụ phịng ngừa rủi ro
tương lai cũng như những nhân tố dẫn đến sự bất ổn trên thị trường về dài hạn.

4. KẾT LUẬN
FPI trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián triếp làm tăng tổng

25


×