Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Quản trị hoạt động ngân hàng - Chương 1: Tổng quan ngân hàng thương mại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.92 KB, 109 trang )

_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
Chương 1: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nội dung:
- Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển.
- Định nghĩa NH và phân biệt nó với các tổ chức khác.
- Các loại hình NH trong nền kinh tế.
- Đặc điểm riêng có của KD NH.
- Mơ hình tổ chức của NH
- Vấn đề thành lập và điều hành NH.
- Hệ thống NH việt Nam, những thay đổi và thách thức mà nó phải đối mặt trong thời gian đến.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng
Ngày nay, hầu hết các nước, hoạt động ngân hàng trở nên thông dụng và một hệ thống ngân hàng đã
được hình thành bao gồm nhiều ngân hàng với những hoạt động và chức năng khác nhau nhưng dựa vào
đối tượng giao dịch chúng ta có thể phân ra thành 2 loại như sau:
- Ngân hàng trung ương (NHTW): là ngân hàng khơng có giao dịch với công chúng.
- Ngân hàng thương mại (NHTM): là ngân hàng giao dịch với cơng chúng.
Để có được một hệ thống ngân hàng phát triển như ngày nay, hoạt động của ngân hàng đã trải qua
quá trình phát triển lịch sử lâu dài.
1.1.1.1. Ngân hàng thời sơ khai
- Từ trước 3500 năm TCN về trước, có rất ít tư liệu về sự tồn tại hoạt động mang tính chất ngân
hàng.
- Đến khoảng 3500 năm TCN đã có những bằng chứng chứng tỏ hoạt động của ngân hàng đã tồn
tại. Thời kỳ này, ngân hàng chưa có tên. Nhà thờ, người thợ vàng hay các nhà quyền quý có lâu đài và đội
bảo vệ kiên cố là nơi được lựa chọn. Hoạt động của những người này giống như ngân hàng ký thác ngày.
Bảng kết toán của các đối tượng này thể hiện như sau:
Tài sản nợ
Tài sản có
Của cải công chúng gởi: 1000
Tổng nợ: 1000


Dự trữ cho đến cuối kỳ: 1000
Tổng có: 1000

Cùng với sự phát triển của phân cơng lao động, chun mơn hóa, các phương tiện trung gian trao
đổi (tiền bằng vang, bạc, đồng) ra đời, thương mại đã được mở rộng ra nhiều vùng. Trong quá trình cất giữ
người ta phát hiện ra rằng:
(i) Về phía cơng chúng có tài sản, tiền gởi vào cất trữ như vậy, khi cần sử dụng nó có thể thanh
tốn, thay vì mang giấy biên nhận đến rút tài sản, tiền để thanh tốn thì họ sẽ giao giấy biên nhận này cho
người được thanh toán. người ta quen dần với ý nghĩ tiền của họ bao gồm tiền cất ở trong túi và tiền gởi ở
các tổ chức này.
(ii) Về phía những người cất trữ tài sản cho công chúng nhận thấy rằng: trong đơn vị thời gian nhất
định (ngày), có nhiều người gởi và rút tiền, tài sản, khoảng chênh lệch gởi và rút ra trong ngày thường
không đáng kể. Do vậy, người giữ không cần phải xuất tiền trong kho để chi trả. Tiền, tài sản trong kho
ln đầy ắp trong khi có rất nhiều người có nhu cầu vay mượn để đầu tư và tiêu dùng… Vì vậy, những
người cất trữ tài sản tiền của công chúng bắt đầu sử dụng tiền của công chúng để cho vay.. Bảng kết toán
của các đối tượng này thể hiện như sau:
Tài sản nợ
Tài sản có
Của cải cơng chúng gởi: 1000
Tổng nợ: 1000

Dự trữ: 30
Cho vay: 70
Tổng có: 1000

_______________________________________________________________________
Trang 1


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I

Do thuận lợi từ hoạt động cho vay đem lại cao nên hoạt động nhận tiền gởi và cho vay phát triển
khá mạnh không chỉ ở nhà thờ, tư nhân mà cả khu vực công trong thời kỳ văn minh Hy Lạp.
Trước ngày chúa giáng sinh, thuật ngữ ngân hàng xuất hiện và được gọi cho đến ngày nay.
1.1.1.2. Ngân hàng giai đoạn 2
- Trong thời kỳ (Trung cổ, từ TK V – TK X SCN) hoạt động cho vay lấy lời bị giáo hội Thiên Chúa
La Mã cấm đoán. Tuy vậy, hoạt động ngân hàng vẫn tồn tại dưới hình thức khác như góp vốn…
- Từ TK X đến TK 15, sự cấm đoán về cho vay lấy lời đã bị hủy bỏ một phần. Bên cạnh các nghiệp
vụ đã tồn tại trước đây cịn có nhiều hoạt động mới xuất hiện
- Từ TK 15 – TK 18: Sang thời kỳ phục hưng, nền kinh tế của các quốc gia trong thời kỳ này phát
triển, sự cấm đoán về cho vay lấy lời đã được hủy bỏ hẳn cùng với việc phát hiện ra nhiều vùng đất mới,
giao lưu buôn bán giữa các vùng, quốc gia phát triển, nhiều hội chợ thương mại quốc tế ra đời tạo điều kiện
để cho nhiều ngân hàng gia tầm cỡ ra đời như: 1609 ngân hàng lớn chính thức được nhà nước cấp giấy
phép hoạt động ra đời ở Amsterdam với nhiều hoạt động giống như NH hiện đại ngày nay: cho vay, nhận
tiền gởi, chiết khấu, chuyển ngân, bảo lãnh, bù trừ, phát hành tín tệ…Do đầu tư lớn vào chính quyền và
cơng ty (Đơng Âu) nên khi chính quyền và các cơng ty phá sản khơng trả được nợ thì NH cũng sụp đổ theo
(năm 1819). Trong cùng thời gian này, nhiều ngân hàng khác ra đời như ngân hàng Hamburg (1619) ở
Đức; ngân hàng Bank of England ở Anh (1694), ngân hàng Hoa kỳ (1791), Ngân hàng Pháp (Banque de
France 1800)…Các ngân hàng này đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều hoạt động của ngân hàng
từ khâu tổ chức nghiệp vụ đến nhận thức các vấn đề lý thuyết về tiền tệ, ngân hàng…Thời kỳ này được
nhiều nhà kinh tế học xem là thời kỳ đặt nề tảng cho hệ thống ngân hàng hiện đại và các ngân hàng này
được xem là các ngân hàng ra đời đầu tiên trên thế giới.
Đặc điểm hoạt động NH trong thời kỳ này là các ngân hàng hoạt động một cách độc lập, riêng lẻ,
chưa hình thành một hệ thống ngân hàng, mỗi ngân hàng thường thực hiện tất cả các hoạt động như: nhận
tiền, cho vay, đổi tiền, chiết khấu và phát hành tiền…Với đặc điểm hoạt động như vậy, có 3 vấn đề nảy sinh
trong hoạt động ngân hàng:
+ Nhiều ngân hàng đua nhau phát hành tiền đưa vào lưu thông mà không căn cứ vào lượng vàng,
bạc dự trữ trong kho. Nếu có lúc nào đó, người gởi cùng nhau đổ xô đến ngân hàng đổi tiền giấy để lấy tiền
vàng thì sẽ dẫn đến sụp đổ tài chính và hoảng loạn, gây tác hại đến sản xuất và thương mại và thực tế đã
xảy ra.
+ Nhiều ngân hàng đua nhau phát hành tiền đưa vào lưu thơng nên có rất nhiều tỷ giá, cản trở việc

lưu thơng hàng hóa phát triển.
+ Nhiều ngân hàng phát hành tiền, nhiều đồng tiền lưu thông trong nền kinh tế, nền kinh tế có lúc
quá thừa tiền, có lúc quá thiếu tiền, rất bất ổn định và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, lưu thơng hàng hóa.
1.1.1.3. Ngân hàng giai đoạn 3 - Giai đoạn phát triển (TK 18 – cuối TK 19)
- Đầu TK thứ 18 Nhà nước dùng quyền lực của mình để hạn chế ngân hàng phát hành bằng cách
đưa ra các điều kiện như phải đảm bảo dự trữ, đảm bảo khả hoán, nộp thuế cho chính phủ, cho chính phủ
vay nếu cần… nên các ngân hàng chia thành 2 nhóm như sau:
Nhóm ngân hàng được phép phát hành
Nhóm ngân hàng khơng được phép phát hành
- Đầu TK 19, Nhà nước dùng quyền lực của mình để giới hạn NHPH và dần dần tiến tới giới hạn
chỉ còn lại một, nhưng vẫn còn được nắm giữ bởi tư nhân và vẫn còn tham gia vào hoạt động cho vay, vay
trực tiếp từ công chúng.
- Cuối TK 19, sắp xếp lại một cách tốt hơn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, Nhà nước không
cho ngân hàng này tiếp xúc với công chúng.
1.1.1.4. Ngân hàng thời hiện đại
Từ chỗ là ngân hàng độc quyền phát hành tiền và không giao dịch trực tiếp với công chúng, NH này
trở thành nơi cung cấp tài chính cho hoạt động của Chính phủ, là nơi gởi tiền thuế của chính phủ và làm đại
lý cho chính phủ trong các giao dịch tài chính với nước ngồi, các ngân hàng khơng được phép phát hành
nhận thấy rằng: nó sẽ có rất nhiều lợi ích nếu mở tài khoản tại ngân hàng độc quyền phát hành bởi đây là
nơi dự trữ vàng lớn nhất thế giới nên nó có thể vay khi những đợt rút tiền ào ạt của công chúng. Khi các
ngân hàng mở tài khoản và gởi tiền gởi tại ngân hàng độc quyền phát hành tiền thì nó bắt đầu trở thành
trung tâm thanh tốn, bù trừ và cất giữ của các ngân hàng còn lại. Với sự hoạt động tự do của các ngân
_______________________________________________________________________
Trang 2


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
hàng, chạy theo lợi nhuận, nhiều ngân hàng đã bành trướng tín dụng quá mức dẫn đến mất khả năng chi trả
phải cầu cứu đến NHPH, ngân hàng này đã xuất vàng cho vay (cứu cánh cuối cùng) với lãi suất nhất định
(lãi suất chiết khấu) với lãi suất nhất định (lãi suất chiết khấu) và áp dụng các biện pháp hạn chế bành

trướng tín dụng ; tỷ lệ dự trữ bắt buộc ra đời. Ngồi ra, ngân hàng cịn đưa ra nhiều biện pháp để tăng
cường kiểm soát hoạt động của các ngân hàng. Thuật ngữ NHTW bắt đầu ra đời từ đầu thế kỷ 20.
Do tầm quan trọng của hoạt động phát hành tiền đối với sự phát triển kinh tế, vào những năm đầu
TK 20, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để nắm giữ NHPH bằng một trong hai cách sau:
- Thực hiện quốc hữu hóa NHPH, NHPH trở thành ngân hàng của Nhà nước như Ngân hàng Anh
Quốc.
- Thực hiện cổ phần hóa NHPH và nhà nước nắm giữ 1 số lượng lớn cổ phiếu (trên 50%) như
NHTW Nhật Bản (51%).
1.1.2. Xu hướng phát triển ngân hàng
1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH chun mơn hóa
Ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng đã có xu hướng kinh doanh đa năng, tổng hợp, điều này kéo
dài mãi cho đến cuối thế kỷ 19 mà lý do là:
- Do qui mô các khoản tiền gởi và cho vay cịn nhỏ
- Các hình thức kinh doanh tiền tệ còn đơn giản
- Phạm vi hoạt động của ngân hàng còn hẹp chỉ trong vùng, địa phương, chưa ra khỏi quốc gia.
Với những lý do đó, ban quản lý ngân hàng còn đủ khả năng quản lý tốt mọi hoạt động ngân hàng,
nhưng sang đầu thế kỷ 20, nền kinh tế của các nước phát triển nhanh chóng, qui mơ tiền gởi tăng, nhu cầu
đầu tư tăng, hệ thống ngân hàng phát triển mạnh hơn trước rất nhiều khơng chỉ trong vùng mà cịn vượt ra
khỏi quốc gia khác. Chính sự phát triển mạnh mẽ đã làm nảy sinh các mâu thuẫn sau:
- Sự không đồng nhất giữa khoản tiền vay và tiền gởi về thời hạn.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho rủi ro ngày càng tăng.
- Các nhà quản lý ngân hàng không đủ sức quản lý tốt mọi hoạt động.
Với những lý do trên, đã làm cho nhiều ngân hàng phá sản, người ta khơng cịn tin vào tính đa năng
của ngân hàng. Từ đó, dần hình thành xu hướng chun mơn hóa trong ngân hàng bắt đầu vào khoảng năm
1930. Các ngân hàng chun mơn hóa theo:
- Thời hạn tiền gởi và cho vay.
- Lĩnh vực đầu tư.
- Phạm vi hoạt động.
Loại hình NH chun mơn hóa có ưu điểm:
- Tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa kinh doanh tín dụng ngắn hạn và dài hạn, bản thân tạo điều kiện

hạn chế rủi ro.
- Tạo điều kiện cho các nhà quản lý ngân hàng có điều kiện am hiểu để tổ chức kinh doanh tốt.
- Giúp NHTW có điều kiện theo dõi được khối lượng tín dụng của từng loại để có chính sách tiền tệ
phù hợp.
Tuy nhiên, bao giờ nguồn vốn ngắn hạn trong nền kinh tế cũng lớn hơn nhu cầu vốn ngắn hạn,
nguồn vốn trung dài hạn trong nền kinh tế cũng nhỏ hơn nhu cầu vốn trung dài hạn. Do vậy, nếu phân vách
rõ ràng sẽ tạo nên tình trạng vừa thừa, vừa thiếu vốn. Ngồi ra, Loại hình NH này hạn chế xu hướng quốc
tế hóa của các NH.
1.1.2.1. Q trình hình thành và phát triển của NH kinh doanh đa năng
Từ những nhược điểm trên, từ những năm 50 của thế kỷ 20, người ta nhận thấy rằng, NH phải trở về
với việc kinh doanh đa năng, nhưng để giải quyết những mâu thuẫn này khơng lặp lại những khó khăn
trước đây, NH phải tiến hành kinh doanh đa năng kết hợp với chun mơn hóa trong lĩnh vực hẹp, tức là,
NH hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều chi nhánh và mỗi chi nhánh chỉ tiến hành kinh
doanh trên một lĩnh vực hẹp nào đó. Đây cũng chính là mơ hình tổ chức của ngân hàng ngày nay. Bao gồm:
- Hoạt động kinh doanh TD và hoạt động phục vụ cho việc kinh doanh TD.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp hay gián tiếp.
- Các hoạt động dịch vụ khác như tư vấn, cố vấn.
Các NH kinh doanh đa năng có những ưu điểm như:
- Tận dụng được tiềm năng về vốn của nền kinh tế.
_______________________________________________________________________
Trang 3


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
- Kích thích xu hướng quốc tế hóa hệ thống NH.
- Tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đối với nhược điểm về
khả năng quản lý và lãnh đạo của các nhà quản lý NH (yếu tố khả năng của con người) được hổ trợ bởi các
phương tiện quản lý hiện đại và có hội đồng tư vấn trong lĩnh vực hẹp. Các loại hình tổ chức ngân hàng
thường gặp như:
- Ngân hàng độc lập (đơn vị)

- Ngân hàng chi nhánh
- Ngân hàng đại lý
- Công ty sở hữu ngân hàng.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng đa năng
1.2. Khái niệm, vai trò, chức năng và các dịch vụ NH
1.2.1 Khái niệm NH
NH là loại hình tổ chức đã ra đời từ lâu và có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối
với từ cộng đồng địa phương nói riêng. Tuy vậy, vẫn có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa NH là gì? Để
định nghĩa NH, người ta có thể căn cứ vào tính chất, mục đích hoạt động của các tổ chức trên thị trường,
hay dựa vào sự kết hợp giữa tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Vấn đề là không chỉ chức năng
của NH thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính của NH cũng thay đổi. Một số định nghĩa
về NH như sau:
- Định nghĩa của Pháp (1941): ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở kinh doanh nào hành nghề
thường xun nhân của cơng chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác có số tiền mà họ dùng cho
chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài chính.
- Định nghĩa Ấn Độ (1959): ngân hàng là những cơ sở nhận tiền ký thác để cho vay hay đầu tư và
tài trợ.
- Định nghĩa của Fed: Bất kỳ 1 tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gởi cho phép KH rút tiền theo
yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức KD hay cho vay
thương mại, cho vay cá nhân, hộ gia đình sẽ được xem là một NH.
Các định nghĩa này chủ yếu dựa vào tính chất hoạt động của các tổ chức đó.
- Định nghĩa của Đan Mạch: những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn
bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng, hối phiếu và thực hiện
nghiệp vụ chuyển ngân. Định nghĩa này dựa vào đối tượng hoạt động.
- Quốc Hội Mỹ đưa ra định nghĩa NH: NH được định nghĩa như một công ty là thành viên của Công
ty bảo hiểm tiền gởi Liên bang. Định nghĩa này không dựa trên cơ sở những hoạt động của nó mà trên cơ sở
cơ quan chính phủ nào sẽ bảo hiểm tiền gởi của nó.
Nhìn chung, các định nghĩa về NH ở trên có hai đặc điểm cơ bản là nhận tiền ký thác công chúng và
sử dụng tiền đó để kinh doanh (cho vay và chiết khấu).

Theo Peter S.Rose: Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất - đặt biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh tốn - và thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Tóm lại: mỗi một quốc gia có định nghĩa khác nhau về ngân hàng (dựa vào mục đích, đối tượng
hoạt động…) nhưng các định nghĩa trên đều có một thống nhất về ngân hàng thương mại là tổ chức kinh
doanh tiền tệ với hai đặc điểm là nhận tiền ký thác, sử dụng tiền này để cho vay và làm dịch vụ thanh toán.
Theo Luật các TCTD Việt nam:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định
của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại,
ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi; là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có
kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác
theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
_______________________________________________________________________
Trang 4


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
b) Cấp tín dụng; là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng
một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh
tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên
cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi. Bao thanh tốn là hình thức cấp tín
dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thơng qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải
thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết
với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách

hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hồn trả
cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy địi các
cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ
thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh
tốn khác cho khách hàng thơng qua tài khoản của khách hàng. Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín
dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ
thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm cơng ty tài chính, cơng ty
cho th tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Cơng ty cho th tài chính là loại hình cơng ty tài chính có hoạt động chính là cho th tài chính theo quy
định của Luật này.
Tổ chức tài chính vi mơ là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm
đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập
dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác
xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và
một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ
trợ tài chính, điều hịa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
Tổ chức tín dụng nước ngồi là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngồi theo quy định của pháp luật
nước ngồi.
Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phịng đại diện,
ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính
liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi, cơng ty cho th tài chính liên doanh, cơng ty cho th tài
chính 100% vốn nước ngoài.
Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngồi là loại hình ngân hàng thương mại; cơng ty tài

chính liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi là loại hình cơng ty tài chính; cơng ty cho th tài
chính liên doanh, cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồi là loại hình cơng ty cho thuê tài chính theo
quy định của Luật này.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngồi, khơng có tư cách pháp
nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt
Nam.
1.2.2. Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế
- Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình, thành các khoản TD cho
các tổ chức KD và các thành phần khác để đầu tư và nhà cửa, thiết bị và các TS khác.
- Vai trị thanh tốn: Thay mặt KH thực hiện thanh tóan cho việc mua hàng hóa, dịch vụ (bằng
cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán, kết nối các quỹ, phân phối tiền giấy và tiền
đúc).
- Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho KH khi KH mất khả năng thanh toán.
_______________________________________________________________________
Trang 5


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
- Vai trò đại lý: Thay mặt KH thực hiện quản lý và bảo vệ TS của họ, phát hành hoặc chuộc lại
chứng khốn.
- Vai trị thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách KT của chính phủ, góp phần điều tiết sự
tăng trưởng KT và theo đuổi các mục tiêu xã hội.
1.2.3. Chức năng của ngân hàng
1.2.3.1. Chức năng trung gian tài chính: NH là định chế tài chính trung gian, khuếch trương công nghệ
và thương mại.
Trong nền sản xuất hàng hóa, q trình sản xuất diễn ra T-H-T nên ln ln có sự thừa và thiếu
vốn, ở nơi này thừa, nơi khác thiếu, thời điểm này thừa, thời điểm khác thiếu, nhưng lượng thừa và thiếu ít
khớp với nhau. Để giải quyết mâu thuẫn này trong nền kinh tế thì cần phải có cơ chế chuyển giao vốn trong
nền kinh tế phù hợp chuyển giao vốn từ người thừa sang người thiếu. Trong nền kinh tế có hai cơ chế
chuyển giao vốn đó là cơ chế trực tiếp (trực tiếp từ người thừa sang người thiếu) và cơ chế gián tiếp (từ

người thừa sang người thiếu thông qua trung gian tài chính), nhưng do nhược điểm của cơ chế trực tiếp nên
cơ chế này ít phổ biến mà chủ yếu là cơ chế phân phối vốn gián tiếp trong đó NHTM là định chế chủ yếu
(thể hiện thơng qua tỷ trọng doanh số huy động và cho vay) thực hiện cầu nối trung gian giữa cung và cầu
về vốn. Khi NHTM thực hiện chức năng này, thì ngân hàng đóng vai trị là người mơi giới giữa một bên là
cho vay và đi vay, ngân hàng thu hút các lượng tiền nhỏ lẻ, nhàn rỗi ở khắp nới trong nền kinh tế tập hợp
lại phục vụ nhu cầu SXKD. Với hoạt động này, NH nắm trong tay một lượng tiền khá lớn đủ sức tài trợ cho
các dự án ứng dụng khoa học, cơng nghệ mới có vốn lớn hay thông qua liên doanh liên kết, mua cổ phần.
Tiết
Đầu
Cá nhân
Cá nhân
kiệm

Hộ gia đình
Hộ gia đình
Giới SXKD
Tiền
Cho
Giới SXKD
Chính quyền
gởi
vay
Chính quyền
Trả
Trả
Người nước ngoài
Người nước ngoài
lãi
lãi
Nền kinh tế

Ngân hàng
Nền kinh tế
1.2.3.2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán
Nhờ nhận tiền ký thác, NH có khả năng cho vay, nhưng khi cho vay, NH lại tạo ra tiền gởi không
kỳ hạn hay còn gọi tiền ngân hàng hay tiền bút tệ là một thành phần lớn trong khối tiền tệ, NHTM là nguồn
cung ứng tiền quan trọng.
1.2.3.3. Chức năng trung gian thanh toán
Nhờ nhận tiền ký thác của khách hàng và cho khách hành vay, NHTM mở ra các sổ sách theo dõi,
và chuyển tiền trong các giao dịch lẫn nhau của khách hàng, ngân hàng sẽ xuất tiền từ tài khoản này sang
tài khoản khác hay chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác. Thông qua chức năng này NHTM đã tiết kiệm
tiền mặt, tiết kiệm được chi phí lưu thơng tiền mặt, hạn chế vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán cho khách
hàng, thúc đẩy việc luân chuyển tiền tệ một cách nhanh chóng.
Thơng qua chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh tốn, NHTM có thể tạo và hủy tiền.
Lợi dụng điều này, NHTW đã sử dụng các công cụ dự trữ bắt buộc để thực thi chính sách tiền tệ của mình.
1.2.4. Các dịch vụ NH
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu của công chúng về quản lý quỹ tiền tệ, ngân hàng thường cung cấp
cho họ nhiều loại dịch vụ khác nhau. Thành công của một NH hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc
xác định các dịch vụ TC mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó 1 cách có hiệu quả và bán chúng
tại một mức giá cạnh tranh. Các dịch vụ mà NH cung cấp.
1.2.4.1. Các dịch vụ NH truyền thống.
(1) Thực hiện trao đổi ngoại tệ. Đây là một trong những dịch vụ NH đầu tiên, NH đứng ra mua bán
một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Ngày nay, dịch vụ này thường do những NH
lớn đảm nhận bởi các giao dịch này thường có mức RR cao đồng thường u cầu trình độ chun mơn cao.
(2) Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại. Ngay từ đầu, các NH đã thực hiện chiết khấu
TP cho các doanh nhân địa phương (bằng cách mua lại các khoản phải thu của họ) để đổi lấy tiền mặt, giúp
họ có vốn để mua hàng dự trữ, xây dựng văn phong và thiết bị SX.
_______________________________________________________________________
Trang 6



_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
(3) Nhận tiền gởi. Cho vay là hoạt động sinh lợi cao nên NH đã tìm cách huy động nguồn vốn để
cho vay, trong đó, các khoản tiền gởi tiết kiệm là nguồn vốn quan trọng nhất.
(4) Bảo quản vật có giá. Ngay từ thời trung cổ, NH dã bắt đầu bảo quản vàng và các vật có giá khác
cho KH. Các giấy chứng nhận do NH phát ra cho KH có thể được lưu hành như tiền. Đây là hình thức đầu
tiên của séc và thẻ TD ngày nay.
(5) Tài trợ các hoạt động của chính phủ: Ngay từ thời trung cổ và những năm đầu cách mạng công
nghiệp, khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn trở thành trung tâm chú ý của chính phủ. Thường
NH được cấp phép hoạt động với điều kiện phải mua 1 lượng TP chính phủ theo 1 tỷ lệ nhất định so với
lượng tiền huy động được.
(6) Cung cấp các tài khoản giao dịch. Cuộc cách mạng châu âu đã đánh dấu sự ra đời những hoạt
động và dịch vụ NH mới, đó là tài khoản tiền gởi giao dịch, là loại TK cho phép người gởi viết séc để thanh
tốn tiền cho việc mua hàng hóa dịch vụ. dịch vụ này ra đời cải thiện đáng kể hiệu quả của q trình thanh
tốn (các giao dịch KD trở nên dễ dàng, nhanh chóng và an tồn hơn).
(7) Cung cấp dịch vụ ủy thác. Các NH thực hiện việc quản lý TS và quản lý hoạt động TC cho cá
nhân và DN để thu phí trên cơ sở quy mơ vốn hay giá trị TS mà họ quản lý. Dịch vụ quản lý này đượcc gọi
là dịch vụ ủy thác (trust service). Thơng qua dịch vụ này, KH có thể tiết kiệm tiền cho con đi học, NH sẽ
quản lý, đầu tư khoản tiền đó cho đến khi KH cần. NH là người được ủy thác trong di chúc quản lý TS cho
KH đã qua đời bằng cách công bố TS, bảo quản TS, đầu tư có hiệu quả và bảo đảm cho người thừa kế hợp
pháp nhận được các khoản thừa kế. NH thực hiện quản lý danh mục đầu tư CK và kế hoạch tiền lương cho
các công ty. NH là người đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu (trả lãi, trả
cổ tức cho CK và thu hồi CK đến hạn (thanh toán vốn gốc) ).
1.2.4.2. Các dịch vụ NH hiện đại
(1) Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng có quy mơ nhỏ và rủi ro cao nên các NH khơng tích cực
cho vay. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt trong việc nhận tiền gởi và cho vay đã buộc các NH hướng đến
người tiêu dùng. Dịch vụ này phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ 2.
(2) Tư vấn tài chính. NH cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng như từ chuẩn bị về thuế và
các kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư vấn về các cơ hội thị trường trong nước, ngoài nước cho
khách hàng kinh doanh.
(3) Quản lý tiền mặt. NH thực hiện quản lý việc thu và chi cho các công ty và tiến hành đầu tư phần

tiền mặt dư thừa tạm thời vào các CK sinh lợi và TD ngắn hạn cho đến khi KH cần. Hiện nay, các NH
không chỉ thực hiện dịch vụ này đối với các cơng ty mà cịn thực hiện đối với người tiêu dùng (cá nhân).
(4) Dịch vụ thuê mua thiết bị. NH mua thiết bị cho KH thuê thông qua hợp đồng thuê mua.
(5) Cho vay tài trợ dự án. NH tiến hành tài trợ cho chi phí xây dựng các nhà máy mới, nhất là những
ngành công nghệ cao.
(6) Bán các dịch vụ bảo hiểm: Bán bảo hiểm TD cho KH, tức bảo đảm khả năng thanh toán nợ của
khách hàng vay vốn trong trường hợp họ bị chết hay tàn phế.
(7) Cung cấp các kế hoạch hưu trí: NH thực hiện quản lý kế hoạch hưu trí mà hầu hết các DN lập
cho người lao động, đầu tư vốn và phát lương hưu cho người nghỉ hưu, tàn phế. NH bán các kế hoạch tiền
gởi hưu trí cho cá nhân và giữ nó cho đến khi người sử hữu các kế hoạch này cần tới.
(8) Cung cấp dịch vụ mơi giới đầu tư chứng khốn. NH cung cấp các dịch vụ môi giới CK, cung cấp
cho KH những cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các CK khác mà không cần phải đến người kinh doanh
CK. Để thực hiện dịch vụ này, NH thường mua lại công ty môi giới hoặc thành lập liên doanh với công ty
môi giới.
(9) Cung cấp dịch vụ tương hỗ và trợ cấp: Hợp đồng trợ cấp bao gồm các kế hoạch tiết kiệm dài hạn
cam kết thanh toán một khoản tiền mặt hàng năm cho KH bắt đầu vào 1 ngày nhất định trong tương lai
(ngày nghỉ hưu). Quỹ tương hỗ bao gồm các chương trình đầu tư được quản lý một cách chuyên nghiệp
nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phù hợp với mục tiêu của quỹ (tối đa hóa thu
nhập hoặc sự tăng giá trị vốn).
(10) Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn: Những dịch vụ này bao gồm xác
định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại cơng ty, mua bán chứng khốn cho KH (như bảo lãnh phát hành
CK), cung cấp các công cụ Marketing chiến lược, các dịch vụ hạn chế RR để bảo vệ KH. Bảo đảm các
khoản nợ do chính phủ, cơng ty phát hành để họ có thể vay với chi phí thấp
_______________________________________________________________________
Trang 7


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
(11) Sự thuận tiện: tổng hợp các dịch vụ NH. Không phải tất cả các NH đều cung cấp nhiều dịch vụ
như trên nhưng các dịch vụ mà NH cung cấp phải tạo ra 1 sự thuận lợi lớn cho KH. Kh có thể thỏa mãn tất

cả các nhu cầu dịch vụ TC của mình thơng qua 1 NH và tại 1 địa điểm.
Tóm lại: các dịch vụ cung cấp càng đa dạng, càng hiện đại sẽ giúp ngân hàng càng có cơ hội để đa
dạng hố danh mục đầu tư, thu hút nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, tạo điều kiện giảm thiểu
rủi ro trong kinh doanh, đứng vững trước sức ép cạnh tranh và hội nhập. Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ
ngân hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng hiện đại, đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư lượng vốn khá lớn để hiện đại
hố cơng nghệ nên không phải NH nào cũng làm được.
1.2.4.3. Những thay đổi trong thời gian gần đây về hoạt động NH
(1) Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ: Muốn tồn tại và phát triển, các NH phải mở
rông danh mục dịch vụ cung cấp cho KH. Quá trình mở rộng danh mục dịch vụ đã gia tăng mạnh trong thời
gian gần đây do áp lực cạnh tranh, sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của KH và sự thay đổi công nghệ. Điều
này dẫn đến gia tăng chi phí hoạt động NH và rủi ro phá sản ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng
danh mục dịch vụ cung cấp giúp các NH thay đổi cơ cấu thu nhập của mình, xu hướng bộ phận thu nhập
phi lãi (các khoản thu từ phí dịch vụ) tăng trưởng nhanh hơn bộ phận thu nhập truyền thống từ lãi vay.
(2) Sự gia tăng cạnh tranh: Sự canh tranh trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng quyết liệt khi NH và các
đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Các NH địa phương cung cấp TD, kế hoạch tiết kiệm, hưu
trí, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ
các NH khác, các hiệp hội TD, các cơng ty KD chứng khốn (như Merrill Lynch), các cơng ty tài chính
(như GE capital) và các công ty bảo hiểm (như Prudential).
(3) Phi quản lý hóa: Q trình mở rộng dịch vụ NH và sự cạnh tranh được thúc đẩy bởi sự nới lỏng
các quy định (giảm bớt sự kiểm sốt của chính phủ). Chính phủ ngày càng nới lỏng kiểm sốt hoạt động
NH (nâng LS trần đối với TG tiết kiệm), cho phép hoạt động nhiều dịch vụ mới, nới rộng giới hạn pháp lý
cho NH, cho người kinh doanh chứng khoán và cho các cơng ty dịch vụ TC khác. Vì vậy, chi phí và rủi ro
tổn thất cũng dần tăng lên.
(4) Sự gia tăng chi phí vốn: Với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng làm cho chi phí trung bình của
nguồn tiền gởi tăng lên. Ngoài ra, NHTW yêu cầu các NH ngày càng sử dụng nhiều VCSH (nguồn vốn này
có chi phí cao) hơn để tài trợ cho các TS của mình.. Vì vậy, NH cần phải cắt giảm chi phí khác như giảm
nhân cơng, thay đổi thiết bị lỗi thời bằng thiết bị hiện đại, đồng thời tìm kiếm các nguồn vốn thay thế
(chứng khốn hóa TS) và các nguồn thu nhập khác.
(5) Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: Các khoản tiền gởi trên tài khoản tiết kiệm
trước đây (có thu nhập thấp) đã dần chuyển sang những TK có tỷ lệ thu nhập cao hơn, thay đổi theo thị

trường. NH phát hiện ra rằng, họ phải đối mặt với những KH có hiểu biết hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn.
Những khoản tiền gởi trung thành có thể bị lơi kéo dễ dàng bởi các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, NH phải
tăng cường khả năng cạnh tranh về phương diện thu nhập trả cho người gởi tiền hơn và nhạy hơn với ý
thích thay đổi của xã hội về phân phối các khoản tiết kiệm.
(6) Cách mạng trong công nghệ NH: Các NH đã và đang dần chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt
động tự động và điện tử thay thế cho lao động thủ công, đặt biệt là trong các lĩnh vực nhận tiền gởi, thanh
toán bù trừ và cấp TD. Ví dụ: máy rút tiền tự động (ATM) cho phép KH rút và gởi tiền 24/24, Máy thanh
toán tiền POS đặt ở các cửa hàng thay thế các phương tiên thanh toán bằng giấy và hệ thống máy vi tính
hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch nhanh chong trên toàn cầu. NH đang trở thành ngành sử dụng nhiều vốn
và chi phí cố định, sử dụng ít lao động và chi phí biến đổi. Nhiều chuyên gia NH cho rằng, những tòa nhà
NH, cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa NH và KH sẽ dần được thay thế bởi các cuộc liên lạc và giao tiếp điện tử.
sản xuất và cung cấp dịch vụ hoàn toàn tự động. Điều này giúp NH giảm đáng kể chi phí giao dịch nhưng
cũng tạo ra q trình phi nhân cơng hóa và gây ra tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, đây là điều còn khá xa
bởi một tỷ lệ lớn KH vẫn ưu chuộng dịch vụ của con người và những cơ hội nhận được sự tư vấn cá nhân
về các dịch vụ TC.
(7) Sự củng cố và mở rộng hoạt động về mặt địa lý: Sử dụng có hiệu quả quá trình tự động hóa và
những đổi mới cơng nghệ địi hỏi các hoạt động NH phải có quy mơ lớn. Do vây, các NH mở rộng khách
hàng bằng cách vươn tới các thị trường mới, xa hơn và gia tăng số lượng tài khoản. Để đạt được mục tiêu
này, các NH đã tiến hành mở chi nhánh, mua lại các NH nhỏ và biến chúng thành chi nhánh hoặc tiến hành
hợp nhất, từ đó số lượng NH nhỏ có xu hướng ngày càng giảm.
_______________________________________________________________________
Trang 8


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
(8) Q trình tồn cầu hóa NH: Sự bành trướng về mặt địa lý và hợp nhất đã vượt ra khỏi ranh giới
1 quốc gia và lan rộng ra với quy mơ tồn cầu. Các NH lớn trên thế giới cạnh tranh với nhau trên tất cả các
lục địa. Quá trình phi quản lý hóa đã giúp các NH lớn nâng cao khả năng cạnh tranh và nắm được thị phần
ngày càng tăng về dịch vụ NH trên toàn cầu.
(9) Rủi ro vỡ nợ gia tăng: Xu hướng hợp nhất và bành trướng về mặt địa lý đã giúp nhiều NH ít bị

tổn thương trước sự biến động kinh tế thì sự đẩy mạnh cạnh tranh giữa các NH và các tổ chức TD phi NH
cùng với những khoản TD có vấn đề đã đẩy nhiều NH ở nhiều quốc gia phá sản. Ngồi ra, xu hướng phi
quản lý hóa trong lĩnh vực TC đã mở ra cơ hội cho các nhà NH nhưng cũng tạo ra 1 thị trường TC xảo trá
hơn, nơi mà sự phá sản, thơn tính và thanh lý NH dể xảy ra hơn.
1.3. Các loại hình ngân hàng thương mại
1.3.1. Theo tính chất hoạt động
1.3.1.1. Ngân hàng thương mại:
NHTM (còn gọi là ngân hàng tiền gởi hay ngân hàng tín dụng) với nghiệp vụ truyền thống là huy
động vốn phần lớn dưới hình thức ngắn hạn là chính. Tuy nhiên, do thị trường ngày càng phát triển, dần
dần các ngân hàng này đi vào kinh doanh tổng hợp, làm cả nghiệp vụ huy động vốn và cho vay trung dài
hạn và gần như thực hiện tất cả các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.
1.3.1.2. Ngân hàng phát triển:
Nét đặc trưng nổi bật là những ngân hàng này tập trung huy động vốn trung và dài hạn vì sự phát
triển (khơng chỉ duy trì qui mơ cũ, chất lượng cũ), hoạt động đầu tư của loại ngân hàng này chủ yếu là đầu
tư trực tiếp qua các dự án.
1.3.1.3. Ngân hàng đầu tư:
Hoạt động với mục đích đầu tư trung dài hạn cũng vì sự phát triển nhưng thơng qua hình thức đầu
tư các giấy tờ có giá. Hoạt động của các ngân hàng này gắn liền với nghiệp vụ chứng khốn. Các loại giấy
tờ có giá được mở rộng thì loại ngân hàng này cũng phong phú và phát triển.
1.3.1.4. Ngân hàng chính sách:
Thường là những ngân hàng với 100% vốn của nhà nước hoặc là ngân hàng cổ phần nhà nước (gồm
sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của các tổ chức kinh tế quốc doanh) được lập ra để phục vụ 1 hoặc một số
chính sách của nhà nước như ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông
Cửu Long, ngân hàng xuất nhập khẩu…loại ngân hàng này khơng hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Nó
được tạo vốn dưới hình thức đặc thù để cho vay ưu đãi hoặc tạo vốn bình thường trên thị trường để cho vay
ưu đãi nhưng được nhà nước bù phần chênh lệch lãi suất.
1.3.1.5. Ngân hàng hợp tác:
Hhay gọi là những TCTD hợp tác là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể được các thành
viên tự nguyện lập nên khơng phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì yêu cầu tương trợ lẫn nhau về vốn và dịch
vụ ngân hàng, nó có thể có nhiều hình thức: có thể là TCTD hợp tác độc lập như hợp tác xã tín dụng hoặc

là một hệ thống TCTD hợp tác độc lập ở từng mặt, từng khâu và có sự liên kết tồn hệ thống như quỹ tín
dụng nhân dân.
1.3.2. Theo cơ cấu tổ chức
1.3.2.1. Ngân hàng độc lập (NH đơn vị)
Đây là loại hình NH lâu đời nhất, cung cấp tất cả các dịch vụ của họ từ 1 văn phịng. Tuy nhiên,
cũng có 1 số ít dịch vụ được cung cấp thông qua các thiết bị kỹ thuật tại nhiều địa điểm khác nhau như Máy
rút tiền tự động, máy thanh toán tại các cửa hàng (chúng được nối với hệ thống máy tính của NH). Ở Mỹ,
số lượng NH loại này rất nhiều (chiếm 1/3 trong tổng số).
Hầu hết, các NH mới đều bắt đầu với hình thức NH này, một phần do vốn, đội ngũ quản lý và nhân
viên của họ còn hạn chế. Đến khi NH phát triển và thu hút thêm được các nguồn lực mới, NH có thể thay
đổi mơ hình tổ chức.
Mơ hình tổ chức của NH đơn vị

_______________________________________________________________________
Trang 9


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
Một văn phòng cung cấp
đầy đủ các dịch vụ
Các thiết bị cung
cấp dịch vụ
Máy rút tiền
tự động

Máy thanh toán tại
nơi bán hàng

Điểm phụ vụ
tại xe


1.3.2.2. Ngân hàng chi nhánh
Đây là loại NH mà toàn bộ dịch vụ NH được cung cấp từ một vài địa điểm bao gồm trụ sở chính và
chi nhánh. Một số các dịch vụ được cung cấp thông qua hệ thống các điểm phục vụ tại xe, máy rút tiền tự
động, máy thanh toán hay các chi nhánh nhỏ (phịng giao dịch).
Cơng việc quản lý trọng yếu đối với 1 chi nhánh được chỉ đạo từ trụ sở chính, mặc dù mỗi chi
nhánh cung cấp đầy đủ các dịch vụ và có nhóm quản lý riêng với những quyền hạn nhất định trong việc đưa
ra quyết định đối với đơn xin vay, và những công việc hàng ngày khác.
Ví dụ: Người đứng đầu NH chi nhánh chỉ có quyền duyệt đơn xin vay có giá trị 100.000 USD, nếu
lớn hơn phải xin ý kiến từ trụ sở chính trước khi quyết định.
Do vậy, trong 1 tổ chức của NH chi nhánh, có những hoạt động mang tính tập trung cao tồn tại song
song với những hoạt động phi tập trung tại cấp chi nhánh.
Lý do của việc phát triển hoạt động chi nhánh:
- Đi theo khách hàng để phục vụ khi họ chuyển đi nơi khác
- Sự đổ vỡ NH cũng thúc đẩy hoạt động mở rộng chi nhánh (mua lại các NH đổ vỡ và biến nó thành
chi nhánh).
- Sự phát triển của kinh doanh làm tăng nhu cầu TD đòi hỏi các NH mở rộng chi nhánh để thu hút
tiền gởi.
Ưu nhược điểm của NH chi nhánh:
- NH chi nhánh sẽ loại bỏ những NH nhỏ làm giảm nguồn cung ứng dịch vụ NH cho KH, làm tăng
chi phí dịch vụ, làm khan hiếm nguồn vốn địa phương (do chảy vào các Thành phố lớn).
- NH chi nhánh sẽ làm tăng tính sẵn sàng và sự tiện lợi của các dịch vụ NH cho KH (NH chi nhánh
sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ NH tại mỗi chi nhánh). Đồng thời, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh
hơn (khả năng cho vay của NH chi nhánh lớn hơn). Ngồi ra, nó cịn giúp các NH giảm nguy cơ phá sản
bởi phân tán rủi ro (giao dịch ở nhiều vùng, nhiều ngành).
Các CN cung cấp
Trụ sở chính
Các CN cung cấp
đầy đủ các dịch vụ
đầy đủ các dịch vụ


Máy rút tiền tự
động hoặc Máy
thanh toán tại nơi
bán hàng

Điểm phụ
vụ tại xe

Máy rút tiền tự
động hoặc Máy
thanh tốn tại nơi
bán hàng

1.3.2.3. Cơng ty sở hữu ngân hàng
Công ty sở hữu NH là một công ty được thành lập với mục đích nắm giữ cổ phiếu của ít nhất 01
NH. Một cơng ty muốn kiểm sốt 1 NH (đã sở hữu cổ phiếu) để trở thành 1 cơng ty sở hữu NH hợp lệ thì
phải được Fed chấp thuận. Việc kiểm sốt của 1 cơng ty được coi là bắt đầu nếu công ty sở hữu từ 25% vốn
cổ phần trở lên hoặc có thể bầu ít nhất 2 giám đốc của 1 NH. Loại hình này phát triển mạnh ở Mỹ vào
_______________________________________________________________________
Trang 10


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
những năm 70 và 80, các tổ chức này đã kiểm sốt trên 90% giá trị TS của tồn ngành. Ngun nhân chính
về sự phát triển của loại hình này là:
- Khả năng tiếp cận dễ dàng tới thị trường vốn nhằm mở rộng nguồn vốn huy động.
- Khả năng sử dụng địn bẩy tài chính cao hơn (tỷ lệ vốn vay/vốn chủ) so với NH độc lập.
- Lợi thế về thuế khi có 1 NH thành viên bị lỗ có thể dùng để giảm thu nhập chịu thuế của cả hệ
thống.

- Khả năng mở rộng sang các quốc gia khác hoặc bang khác
Có 2 loại hình:
Cơng ty sở hữu 1 NH: Đây là loại hình phổ biến ở Mỹ. Những công ty sở hữu 1 NH thường đồng
thời sở hữu và điều hành 1 hay nhiều hoạt động kinh doanh phi NH. Những loại hình KD phi NH mà cơng
ty sở hữu NH có thể thực hiện (theo quy định của Mỹ) như sau:
(1) Công ty TC: Cho vay vốn ngắn hạn và dài hạn đối với DN và hộ gia đình.
(2) Cơng ty cho vay cầm cố: Cung cấp TD ngắn hạn nhằm cải tạo địa ốc phục vụ mục đích thương
mại và cư trú.
(3) Cơng ty xử lý dữ liệu: Cung cấp các dịch vụ truyền tải và xử lý thơng tin bằng máy tính.
(4) Cơng ty mua bán nợ: Mua TS ngắn hạn (chủ yếu là các khoản phải thu) từ DN nhằm thực hiện
việc cung cấp các khoản tài trợ tạm thời.
(5) Công ty bảo hiểm: Cung cấp bảo hiểm y tế, tai nạn, nhân thọ có liên quan trực tiếp đến việc
cung cấp TD.
(6) Cơng ty mơi giới chứng khốn: Thực hiện lệnh mua bán đối với chứng khóan, ngoại hội, hợp
đồng trao đổi tài chính, hợp đồng quyền và cung cấp đầy đủ các dịch vụ mơi giới khác.
(7) Tư vấn tài chính: Tư vấn cho các tổ chức và KH cá nhân có TS rịng có giá trị lớn trong việc
đáa tư, quản lý TS, sát nhập, tổ chức lại, tăng vốn và các nghiên cứu khả thi.
(8) Công ty bảo lãnh phát hành chứng khốn: Mua trái phiếu mới của chính phủ và trái phiếu trách
nhiệm thanh tốn chung của chính quyền địa phương và trái phiếu công ty, các hợp đồng nợ của cơng ty,
các chứng khóan tài trợ cho việc mua BĐS, các chứng khoán tài trợ cho vay tiêu dùng, các trái phiếu doanh
thu của chính quyền địa phương và một số công cụ nợ trên thị trường tiền tệ của những người phát hành.
Sau đó bán lại cho nhà đầu tư.
(9) Cơng ty tín thác: Quản lý và bảo vệ TS của DN, cá nhân, các tổ chức phi lợi nhuận và kinh
doanh chứng khoánb cho KH tại các quỹ đầu tư tư nhân.
(10) Cơng ty thẻ tín dụng: Cung cấp TD ngắn hạn cho cá nhân và DN để phục vụ những giao dịch
nhỏ.
(11) Công ty cho thuê tài chính: Mua và cho thuê thiết bị và các TS khác cho các DN và cá nhân có
nhu cầu.
(12) Đại lý bảo hiểm: Bán bảo hiểm có liên quan đến TD hay TC hoặc cung cấp đầy đủ các dịch vụ
môi giới và dịch vụ của đại lý bảo hiểm cho các cộng đồng từ 5000 người trở xuống.

(13) Công ty bất động sản: Cung cấp dịch vụ thẩm định về BĐS và tìm kiếm tài chính cho các dự án
BĐS thương mại.
(14) Hiệp hội tiết kiệm và cho vay: Nhận tiền gởi tiết kiệm, cung cấp TD nhà ở, chủ yếu cho cá
nhân và hộ gia đình.
Cơng ty đa ngân hàng: các cơng ty này ít về số lượng nhưng kiểm soát đến 70% tổng tài sản của tất
cả các NH. Một công ty nắm giữ nhiều NH có thể đem lại khả năng đa dạng hóa về vị trí địa lý và giúp nó
ổn định thu nhập. Những NH bị sở hữu bởi các công ty được gọi là NH thành viên
Tổng công ty

Các công ty phi
NH thành viên

Ngân hàng
thành viên

Ngân hàng
thành viên

Ngân hàng
thành viên

_______________________________________________________________________
Trang 11


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
Ưu và nhược điểm của NH do công ty sở hữu: có những ưu nhược điểm gần giống như NH chi
nhánh như:
- Đa dạng hóa về vị trí địa lý hơn do sở hữu và thành lapạ các NH tại nhiều địa phương trong ngồi
nước.

- Đa dạng hóa về loại hình sản phẩm hơn, cho phép NH cung cấp các dịch vụ có thể bị cấm cung
cấp đối với NH đơn lẻ.
- Khả năng lớn trong việc hạn chế tác động của thuế thu nhập.
- Khả năng sử dụng đòn bẩy nợ hai chiều. một cơng ty sở hữu NH có thể vay trên cơ sở TS của các
tổ chức thành viên cũng như trên cơ sở của bản thân công ty với chi phí thấp.
- Tạo ra năng lực mới cho cơng ty, theo đó cơng ty có thể cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ vốn với
chi phí thấp hơn cho bất ky 1 NH thành viên nào khi nó gặp khó khăn.
- Tuy nhiên, loại hình này có thể làm giảm hay loại trừ cạnh tranh, tính phí cao cho KH, thờ ơ với
nhu cáa của cộng đồng.
1.3.2.4. Ngân hàng đại lý
Sự tồn tại của nhiều NH nhỏ và rất nhiều loại tổ chức NH khác nhau đã tạo ra nhu cầu đối với
những quan hệ liên NH nhằm đảm bảo quá trình cung cấp hiệu quả các dịch vụ tài chính địa phương. Nhu
cầu nảy sinh do:
- Khi séc trở thành phương tiện thanh tốn thơng dụng, những người gởi tiền dùng sẽ để thanh toán
tiền hàng ở các địa phương khác thì một hệ thống thu hồi séc liên NH phát triển nhằm chuyển vốn từ NH
của người gởi tiền đến NH của người nhận séc. Vì vậy, các NH đơn lẻ phải tham gia vào hệ thống này. Nó
mang lại lợi ích cho mọi NH tham gia.
- Sự mở rộng hoạt động kinh doanh thường dẫn đến quy mô của các khoản vay lớn (lớn so với vốn
của 1 NH đơn lẻ) nên các NH tập hợp lại 1 nhóm để cùng nhau tài trợ (cho vay hợp vốn – participation
loans). Những hoạt động này rất có lợi cho những NH nhỏ, nó cho phép họ tiếp tục đáp ứng nhu cầu của
những KH lớn và san sẻ RR cho những NH tham gia.
Những nhu cầu TC đa dạng này dadx tạo điều kiện phát triển một hệ thống NH đại lý, trong đó có
những mối quan hệ chính thức và khơng chính thức giữa các NH đã hình thành nên những NH liên quan
thực hiện việc trao đổi tiền gởi để phục vụ cho hoạt động bù trừ và thanh toán séc đồng thời để thanh toán
các dịch vụ mà bên đối tác thực hiện cho mình. Những NH nhỏ thường duy trì 1 lượng tiền gởi tại các NH
đại lý lớn hơn, sau đó NH đại lý sẽ cung cấp các dịch vụ như thu hồi séc, quản lý danh mục đầu tư cho NH
nhỏ, cung cấp TD để mua thiết bị và xây dựng trụ sở mới, cung cấp dịch vụ xử lý số liệu, những dịch vụ ghi
sổ và chuyển vốn cho NH nhỏ.
1.3.2.5. Ngân hàng của các ngân hàng
Là loại hình NH rất giống với chức năng của NH đại lý, do một nhóm các NH (NH nhỏ) cùng nhau

thành lập để cung cấp các dịch vụ đặc biệt nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển và thực hiện 1 số dịch vụ tài
chính mà thơng thường một vài NH thực hiện độc lập sẽ rất tốn kém. Các hoạt động của loại NH này là:
cho vay đối với những NH đang thiếu tiền mặt, bù trừ séc và đầu tư chứng khoán cho các NH thành viên,
trợ giúp các NH thành viên về hoạt động thẻ TD, cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý quản lý và kiểm toán,
mở rộng hoạt động đầu tư ra thị trường nước ngoài, tạo lập thị trường cấp hai (bán lại) cho các món vay mà
các NH thành viên muốn bán lại và điều hành hệ thống thanh toán tự động.
1.3.2.6. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Sự tham gia của các NH nước ngoài vào thị trường nội địa đã làm tăng thêm tính cạnh tranh và tạo
ra những thay đổi lớn trong cấu trúc của thị trường NH nội địa. Nhất là khi NH nước ngoài nắm giữ 1 tỷ lệ
ngày càng tăng trong các thị trường quan trọng. Các loại hình tổ chức của NH nước ngồi bao gồm:
- Văn phòng đại diện: Là những cơ sở cung cấp dịch vụ, phục vụ với tư cách là những địa điểm tiếp
xúc cho KH ở nước ngoài của NH, chuyển những u cầu đó về trụ sở chính và hoạt động như một phương
tiện tìm kiếm thơng tin về KH cho trụ sở chính. Nó khơng được nhận tiền gởi, cho vay nhưng có thể phục
vụ như những đại diện marketing để tạo thuận lợi cho việc tiếp xúc giữa NH và KH nước ngồi của nó.
- Văn phịng đại lý: là loại hình tương tự, được quyền cung cấp dịch vụ cho vay, những dịch vụ phi
tiền gởi: như cho vay, mua bán các khoản vay, kinh doanh ngoại tệ, phát hành và thanh tốn thư tín dụng
chuyển vốn (Không nhận Tiền gởi).
- Chi nhánh cung cấp đầy đủ các dịch vụ như những dịch vụ mà trụ sở chính của NH cung cấp.
_______________________________________________________________________
Trang 12


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
NH nước ngoài sẽ được thành lập mới hoặc mua lại các NH nội địa. Thường là mua lại, nhờ đó, NH
nước ngồi sẽ tiếp cận ngay với nhóm lớn KH nội địa. Ngồi ra, nó cũng có thể thành lập NH liên doanh
với một NH nội địa tại thị trường nó mong muốn thâm nhập (thường là những NH thiếu hiểu biết về thị
trường nước ngoài hoặc tránh các quy định về mặt pháp lý).
1.3.3. Theo tính chất sở hữu
1.4. Đặc điểm kinh doanh ngân hàng
1.4.1. Sơ lược về các hoạt động của ngân hàng

1.4.1.1. Bảng tổng kết tài sản của ngân hàng
Tài sản Có
Tài sản nợ
Các khoản tiền DT
2
Tiền gởi có thể phát hành séc
18
Các khoản tiền mặt trong quá trình thu 3
Tiền gởi phi giao dịch
51
Tiền gởi ở các ngân hàng khác
2
Tiền gởi TK
17
Các chứng khốn
19
Tiền gởi có kỳ hạn
34
Chính phủ
Các khoản tiền đi vay
24
Cơng ty khác
Vốn của ngân hàng
7
Các khoản tiền vay
67
Thương mại và công nghiệp
19
Bất động sản
24

Người tiêu dùng
11
Giữa các ngân hàng
6
Các khoản cho vay khác
7
Những tài sản Có khác
7
Tổng
100
Tổng
100
1.4.1.2. Các hoạt động của NH
Ngày nay, hoạt động của NHTM đa dạng và phong phú, phần lớn hoạt động của ngân hàng đều thể
hiện trên bảng cân đối tài sản đó là bảng kê các tài sản có và tài sản nợ: tài sản có = tài sản nợ + vốn. Để
hiểu được hoạt động của NHTM như thế nào ta đi xem xét từng khoản mục trên bảng cân đối tài sản của
NH.
a.Tài sản có của NH:
Nghiệp vụ ngân quỹ: là tạo lập, quản lý và sử dụng các quỹ dự trữ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh
của mình theo những qui định chung. Ngân quỹ bao gồm các khoản: TM tại quỹ nhằm đảm bảo vốn khả
dụng của NH, Các khoản dự trữ của NHNN, Các khoản ký thác tại ngân hàng khác. Mục đích của ngân quỹ
là nhằm đảm bảo DTBB của NHNN, đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vốn
khả dụng của ngân hàng.
Nghiệp vụ cho vay: là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NHTM (thể hiện ở tỷ trọng trong bảng cân đối
tài sản) nhưng nghiệp vụ này cũng mang lại phần lớn rủi ro cho ngân hàng.Vì vậy, khi đầu tư vào khoản
mục này ngân hàng phải tính để đạt lợi nhuận cao nhất với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, nên ngân
hàng cần phải cân nhắc để lựa chọn hình thức đầu tư, đối tượng khách hàng đầu tư…
Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán: là nghiệp vụ mua bán các chứng khốn. Mục đích của nghiệp vụ
này là mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vừa giúp đỡn hổ trợ cho khả năng thanh khoản và đa dạng hóa tài
sản sinh lợi của ngân hàng nên ngân hàng thường đầu tư vào hai loại chứng khoán của nhà nước và của

công ty, tùy thuộc vào mục tiêu của ngân hàng mà ngân hàng sẽ có tỷ trọng thích hợp giữa các loại chứng
khốn này.
Các nghiệp vụ tài sản có khác: là nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, quỹ dự phòng rủi ro và các quỹ
khác, các hoạt động của nghiệp vụ này tạo điều kiện cho nghiệp vụ khác sinh lợi.
b. Tài sản nợ và vốn của NH:
Là nghiệp vụ tạo vốn, tạo cho ngân hàng có khả năng hoạt động và cạnh tranh trên thị trường được.
- Nghiệp vụ hoạt động tiền gởi: là nghiệp vụ quan trọng nhất trong nghiệp vụ huy động vốn của
ngân hàng và cũng là đối tượng chủ yếu trong hoạt động quản lý tài sản nợ của NH bao gồm tiền gởi của
các tổ chức và tiền gởi của dân cư
- Nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức phát hành các phiếu vay nợ: mục đích nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn cấp thiết như việc phát hành trái phiếu, các chứng chỉ tiền gởi có thời hạn khác nhau.
_______________________________________________________________________
Trang 13


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
- Vay trên thị trường liên ngân hàng là nhân tố quyết định việc tạo lập mới vốn khả dụng cho ngân
hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng khả năng sinh lời.
- Vốn tự có của ngân hàng: vốn này quyết định đến khả năng hoạt động, cạnh tranh, rủi ro cũng như
kết quả kinh doanh của ngân hàng.
c. Các hoạt động dịch vụ khác:
Các hoạt động này không thể hiện trên bảng cân đối tài sản. Các hoạt động này ít rủi ro hay khơng
có rủi ro nhưng mang lại cho ngân hàng thu nhập cao và tạo điều kiện cho hoạt động nhận tiền ký thác và
cho vay của ngân hàng.
1.4.2. Đặc điểm kinh doanh ngân hàng
Theo định nghĩa: ngân hàng là trung gian tài chính đứng giữa người đi vay và người cho vay để
kiếm lời về mình.
- Đối với người cho vay (người thừa vốn): NHTM tạo điều kiện để thu hút các khoản tiền nhỏ lẻ,
nhàn rỗi ở các nới trong nền kinh tế. Để thực hiện được, ngân hàng cần phải tạo ra điều kiện thuận lợi, dễ
dàng trong việc rút và gởi tiền của các đối tượng này như đa dạng các hình thức huy động (tiết kiệm, kỳ

phiếu…) đa dạng các thời hạn gởi (1 tháng, 3 tháng, … 1 năm). Cung cấp các dịch vụ tiện ích, sử dụng các
cơng cụ lãi suất hay các hình thức khuyến khích bằng vật chất khác như thưởng, xổ số…Trong mối quan hệ
này, khách hàng với tư cách là người ủy nhiệm cho ngân hàng bảo quản tài sản, tiền của mình, khách hàng
khơng mất quyền sở hữu, ngân hàng phải bảo đảm nhu cầu rút tiền và các điều kiện khác (trả lãi, cung cấp
dịch vụ…) cho khách hàng như đã thỏa mãn ban đầu.
- Đối với người đi vay (thiếu vốn): NHTM sau khi đã thu hút được các nguồn vốn sẽ đem cho
những người có nhu cầu về tiền sử dụng vào các mục đích như đầu tư sxkd, tiêu dùng…
- Để bù đắp chi phí hoạt động và có lãi, ngân hàng phải thu ở người đi vay 1 khoảng lãi với lãi suất
lớn hơn lãi suất trả cho người gởi.
Như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng có một số đặc điểm sau:
(1) Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích của q trình kinh doanh, đồng thời vừa là đối
tượng kinh doanh nên tạo ra sự lẫn lộn nhau giữa các dịng tài chính, tạo ra sự rắc rối trong việc xây dựng
tài khoản theo dõi, kiểm soát.
(2) Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động bên ngồi để cho
vay, quy mơ của nguồn vốn huy động lớn hay bé sẽ quyết định qui mô kinh doanh và lợi nhuận mang lại
cho ngân hàng.
(3) Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là hoạt động tín dụng. Hay nói cách khác ngân
hàng sử dụng nguồn vốn của người khác cho vay để kiếm lời, mà việc hoàn trả vốn lại cho những người
này hoàn toàn phụ thuộc vào người đi vay. Do vậy, phải chịu sự kiểm soát chặc chẽ.
(4) Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động khá mạo hiểm. Việc cho vay kiếm lợi của
ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào những khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu người đi vay gặp
phải rủi ro không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ khơng thể nào trả lại cho người gởi. Chính vì
vậy, hoạt động của ngân hàng rất mạo hiểm và nguy cơ gặp phải rủi ro lớn. Hơn nữa, các ngân hàng hoạt
động trong nền kinh tế có liên hệ chặc chẽ với nhau, nên sự sụp đổ của ngân hàng nào đó có ảnh hưởng đến
các ngân hàng khác và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do vây, cần thiết phải nhìn nhận đúng rủi ro và có biện
pháp phịng ngừa là cơng việc không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng.
(5) Hoạt động của ngân hàng chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặc chẽ của nhà nước, pháp luật. Những
lý do chính để NH trở thành đối tượng quản lý của chính phủ:
- Bảo đảm an tồn cho các khoản tiết kiệm của cơng chung.
- Kiểm sốt mức cung tiền tệ và TD, phục vụ mục tiêu KT chung của quốc gia (Việc làm và lạm

phát).
- Bảo đảm sự công khai trong việc tiếp cận tới các khoản TD và các dịch vụ TC hữu ích khác của
cơng chúng.
- Tăng lịng tin của cơng chúng đối với hệ thống TC, bảo đảm các khoản tiết kiệm được tập trung
cho đầu tư SXKD và đảm bảo q trình thanh tốn được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
- Ngăn chặn sự tập trung tiềm lực TC vào tay một số ít cá nhân hay tổ chức.
- Cung cấp cho chính phủ các khoản TD, thuế và các dịch vụ TC khác.
_______________________________________________________________________
Trang 14


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
- Trợ giúp các khu vực của nền KT khác có nhu cáa TD đặc biệt như hộ gia đình, DN nhỏ và nông
nghiệp.
Tuy nhiên, sự quy định phải cân đối và có giới hạn nhằm:
- Các NH có thể phát triển nhnững dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của XH.
- Duy trì mức cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ TC đủ mạnh để đảm bảo mức giá hợp lý,
đảm bảo số lượng và chất lượng dịch vụ thỏa đáng cho công chúng.
- Các quyết định của khu vực tư nhân khơng bị bóp méo, gây ra sự phân bổ khơng hợp lý và lãng
phí các nguồn lực khan hiếm.
(6) Hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra 1 cách liên tục theo thời gian, các sản phẩm có mối
quan hệ chặc chẽ với nhau và việc xác định kết quả, hiệu quả của từng thời kỳ, từng sản phẩm là khơng
chính xác.
1.5. Thành lập, tổ chc v iu hnh ngõn hng
1.5. Các báo cáo tài chính ngân hàng
1.5..1 Tổng quan về các báo cáo tài chính ngân hàng
Hai báo cáo tài chính quan trọng nhất của NH là bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập có thể đ ợc xem nh một danh mục về các đầu vào TC và đầu ra TC.
Báo cáo về trạng thái cho biết quy mô, cấu trúc của các nguồn vốn (các đầu vào TC) mà NH đà huy
động đợc, đồng thời cho biết giá trị của những khoản cho vay, đầu t chứng khoán và những hoạt động sử
dụng vốn khác (các đầu ra tài chính) tại một thời điểm.

Các đầu vào đầu ra TC trong b¸o c¸o thu nhËp cho biÕt chi phÝ huy động tiền gởi và các nguồn vốn
khác, chi phí này bao gồm lÃi trả cho ngời gởi tiền và những TC khác cấp TD đối với NH, chi phí cho đội
ngũ nhân viên và quản lý, chi phí cho việc mua, bảo dỡng trang thiết bị văn phòng và những khoản thuế trả
cho các dịch vụ của chính phủ. Báo cáo thu nhập cũng cho biết các khoản mục thu đợc tạo ra từ việc bán
các dịch vụ NH cho công chúng bao gồm cho vay, cho thuê và cung cấp các dịch vụ về tiền gởi cho KH.
Cuối cùng, b¸o c¸o thu nhËp cđa NH cho biÕt thu nhËp ròng của NH sau khi khấu trừ tất cả chi phí. Một
phần thu nhập ròng dùng để tái đầu t, một phần sẽ chia cho cho các cổ đông dới hình thức cổ tức.
Đầu vào và đầu ra TC hính trong 2 b¸o c¸o TC cđa NH kh¸i qu¸t nh sau:
Bảng cân đối kế toán
Các đầu ra tài chính
Các đầu vµo tµi chÝnh
(Sư dơng vèn hay TS cđa NH)
(Ngn vèn của NH hay nợ và VCSH)
- Cho vay và cho thuê
- Tiền gởi của công chứng và tổ chức
- Đầu t chứng khoán
- Các khoản vốn vay phi tiền gởi
- Tiền mặt, tiền gởi của TC
- Vốn CSH
Giống nh bảng cân đối kế toán của DN, tổng nguồn vốn của NH b»ng tỉng sư dơng vèn (Tỉng TS =
tỉng nỵ + Vốn CSH).
Báo cáo thu nhập
Các đầu ra tài chính
Các đầu vào tài chính
(Thu từ hoạt động sử dụng
(Chi phí huy động vốn
vốn và hoạt động khác)
và chi phí hoạt động khác)
- Thu từ cho vay và cho thuê
- Chi phí cho tiền gởi

- Thu từ đầu t chứng khoán
- Chi phÝ cho kho¶n vèn vay phi tiỊn gëi
- Thu từ tiền gởi tại các TC khác
- Chi phí nhân viên
- Thu từ dịch vụ khác
- Thuế
- Chi phí khác
Giống nh b¸o c¸o thu nhËp cđa DN, tỉng thu trõ tổng chi bằng thu nhập ròng của NH.
1.5.2. Bảng cân đối kế toán của NH
1.5.2.1. Các khoản mục chính trên bảng cân đối kế toán của NH
Bảng cân đối kế toán NH liệt kê các TS, các khoản nợ và VCSH do NH nắm giữ tại một thời điểm
nhất định. Về bản chất, NH cũng là công ty KD một loại sp cụ thể nên BCĐKT của NH cũng có cân bằng
cơ bản: Tổng TS = tổng nợ + Vốn CSH. Những khoản mục quan trọng trong BCĐKT của NH đợc thể hiện
nh sau:
Tài sản có
Tài sản nợ và vốn CSH
Tiền mặt (dự trữ sơ cấp)
Tiền gởi
- Tiền gởi trên thÞ trêng tiỊn tƯ
- TiỊn gëi giao dÞch
- TiỊn gëi tiết kiệm
- Tiền gởi có kỳ hạn
Chứng khoán thanh khoản (dự trữ thứ cấp)
Chứng khoán đầu t
Vốn vay mợn phi tiền gởi
Các khoản cho vay
Vốn chủ sở hữu
- Cho vay thơng mại
Cổ phần
- Cho vay tiêu dùng

Thặng d
_______________________________________________________________________
Trang 15


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
- Cho vay bất động sản
Lợi nhuận không chia
- Cho vay khác
Dự trữ
Nhà xởng và TS khác
Tài sản trong BCĐKT của NH bao gồm 4 loại chính nh sau:
(1) Tiền mặt trong két và tiền gởi (C)
(2) Chứng khoán công ty và chứng khoán chính phủ (S)
(3) Cho vay và cho thuê đối với KH (L)
(4) Các loại TS khác (MA)
Các khoản nợ trong BCĐKT của NH đợc chia thành 2 nhóm chính
(1) Tiền gởi của KH (D)
(2) Những khoản vốn vay phi tiền gởi trên TT vốn và TT tiền tệ (NDB)
Vốn chủ sở hữu trong BCĐKT của NH cho biết nguồn vốn dài hạn mà những ngời sở hữu đà đóng
góp vào NH (EC)
1.5.2.2. Giới thiệu bảng cân đối kế toán của một NH cụ thể
Bảng cân đối kế toán của NH First National 3 năm 1999, 2000, 2001
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1000$
%
1000$

%
1000$ %
Tài sản có
Tiền mặt, nợ sắp đến hạn của các TC khác
Công cụ ngắn hạn
- Repo và nguồn quỹ Fed đà bán
- Các công cụ có trả lÃi khác
Chứng khoán
- Giữ cho đến khi đáo hạn
- Sẵn sàng bán
Tài khoản giao dịch mua bán
Các khoản cho vay
- Cho vay thơng mại
- Cho vay tiêu dùng
- Cho vay bất động sản
- Cho vay khác
- Cho thuê tài chính
Trừ dự trữ phòng thất thoát vốn cho vay
Các khoản cho vay và cho thuê TC ròng
Nhà xởng và TSCĐ
Các bất động sản khác thuộc sở hữu
Thơng tín và những TS vô hình khác
Tài sản có khác
Tài sản nợ và vốn
Tiền gởi không kỳ hạn
Tiền gởi có trả lÃi
- Tài khoản tiền gởi giao dịch
- Tài khoản tiền gởi tiết kiệm
- CDs dới 100000$
- CDs từ 100000$ trở lên

- Các khoản tiền gởi có lÃi khác
Vốn vay mợn
- Repo và quỹ Fed đà mua
- Các khoản vay mợn khác
Tài sản nợ khác
Nợ phụ
Vốn cổ phần
- Cổ phiếu u đÃi
- Cổ phiếu thờng
- Thặng d
- Lợi nhuận không chia
Nhìn một cách tổng quát, các dữ liệu về TS có của NH cho thấy cách sử dụng vốn mà NH thu hút đ ợc. TS nợ và giá trị ròng biểu thị các nguồn vốn cụ thể. Tài sản nợ là quyền đòi nợ không thuộc chủ sở hữu
đối với các TS có của NH. Giá trị ròng hay vốn cổ phần là hiệu số giữa giá trị tài sản có và giá trị tài sản nợ.
Nhiều TS có và TS nợ của NH vẫn định giá ở mức chi phí ban đầu chứ không tính theo giá thị trờng nên
nhiều nhà phân tích cảm thấy lo lắng về tính xác thực của giá trị ròng.
1.5.2.3. Cấu trúc bảng cân đối kế toán của NH
1.5.2.3.1. Các khoản mục thuộc TS có
(1) Tiền mặt, nợ sắp đến hạn của các TC khác bao gồm:
- Tiền giấy, tiỊn xu t¹i q
_______________________________________________________________________
Trang 16


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
- Tiền gởi tại Cục dự trữ liên bang dùng để thoả mÃn yêu cầu dự trữ bắt buộc và thanh toán bù trừ
giữa các NH, giao dịch Chứng khoán kho bạc, chuyển tiền,...
- Tiền gởi tại các NH đại lý mà các NH không phải là thành viên của Fed có thể sử dụng để hỗ trợ
việc đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc và tất cả các NH đại lý có thể sử dụng trả cho dịch vụ đợc thực hiện
bởi NH đại lý.
- Các khoản tiền mặt đang trong quá trình thu, là các khoản gởi tại Fed hay NH đại lý.

Khoản mục tiền mặt là vòng bảo vệ đầu tiên của NH trớc yêu cầu rút tiền gởi và yêu cầu vay vốn
không báo trớc của KH. Tuy nhiên, NH không đợc hởng lÃi trên cả 4 hạng mục này nên chúng đợc coi là TS
không sinh lợi. Các NH cố gắn giảm bớt hạn mục này.
(2) Công cụ ngắn hạn: gồm những TS ngắn hạn sinh lÃi nh quỹ Fed đà bán, các chứng khoán đợc
mua với thoả thuận sẽ bán lại và chứng chỉ tiền gởi của các NH khác. Những công cụ ngắn hạn này hấp dẫn
đối với những NH đang thừa vốn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, có nhiều NH sử dụng liên tục những TS
có này nh là cách để khai thác nguồn vốn đà thu hút đợc.
(3) Chứng khoán: bao hàm tất cả các chứng khoán vay nợ thích hợp mà một NH sở hữu. Chúng có
thể có nhiều thời hạn khác nhau và đợc định giá theo giá thị trờng (đối với chứng khoán sẵn sàng bán) hoặc
theo giá mua cộng hay trừ phần điều chỉnh định kỳ tính cho đến giá trị đáo hạn của phần gốc (đối với chứng
khoán giữ cho đến hạn). Lợng Chứng khoán mà NH nắm giữ nhiều nhất là tín phiếu và trái phiếu kho bạc
(chứng khoán chính phủ). Ngoài ra, còn có chứng chỉ nhận nợ của các công ty hay chính phủ nớc ngoài.
NH phải phân loại chứng khoán mà mình nắm giữ thành 3 loại: Giữ cho đến khi đáo hạn, Sẵn sàng
bán, Chứng khoán mua bán.
Chứng khoán cũng có thể chia 2 mục:
- Chứng khoản đầu t: bộ phận thanh khoản: Đây là hàng rào bảo vệ thứ hai để đáp ứng những yêu
cầu về tiền mặt và đợc NH sử dụng nh một nguồn hỗ trợ thanh khoản trên cơ sở những chứng khoán có tính
thanh khoản cao. Bộ phận này đợc gọi là dự trữ thứ cÊp, nã cịng mang l¹i thu nhËp cho NH, nhng mục đích
chủ yếu là giúp NH chuyển đổi thành TM dễ dàng trong thời gian ngắn. Bao gồm chứng khoán chính phủ
ngắn hạn, các chứng khoán trên thị trờng tiền tệ (giấy nợ ngắn hạn và tiền gởi có kỳ hạn tại NH khác).
- Chứng khoản đầu t: bộ phận tạo thu nhập: Thờng là các trái phiếu, giấy nợ và các CK khác mà NH
nắm giữ với mục đích là sinh lợi, thờng chia 2 loại là chứng khoán chính phủ và chứng khoán công ty.
(4) Tài khoản giao dịch mua bán bao gồm các loại chứng khoán nói trên hoặc tất cả các loại tài sản
khác có thể đợc mua bán trên thị trờng đợc NH giữ chủ yếu cho mục đích bán lại trong khoản thời gian tơng
đối ngắn với ý định lợi dụng những biến động giá cả ngắn hạn để kiếm lợi.
(5) Các khoản cho vay: chính là TS có sinh lợi chủ yếu (chiếm từ 1/2 đến 3/ 4 giá trị tổng TS của
NH) của hầu hết NH. NH cho KH vay một khoản và đổi lại KH trao cho NH một giấy nhận nợ và cam kết
trả lÃi theo lÃi suất cố định hay biến đổi và hoàn lại vốn gốc của món vay. Thông thờng, các khoản vay đợc
phân loại theo ngời sư dơng hc theo viƯc sư dơng vèn nh:
- Cho vay thơng mại: thờng cho vay ngắn hay trung hạn ®Ĩ bỉ sung vèn lu ®éng hay bỉ sung nhµ xởng, thiết bị

- Cho vay tiêu dùng: cho vay để mua sắm ôtô, hàng hoá lâu bền, nâng cấp nhà ở,...
- Cho vay bất động sản: cho vay để mua sắm nhà ở gia đình, các công trình xây dựng, bất động sản
thơng mại nh văiệt nam phòng, cửa hàng, nhà máy. Hỗu hết các khoản vay này là vay dài hạn, trả dần với lÃi
suất biến đổi.
- Cho vay khác bao gồm cho vay nông nghiệp, cho các NH khác vay, cho vay môi giới và giao dịch
và các khoản cho vay không bao gồm các cho vay kể trên.
- Cho thuê tài chính: biểu thị số d hiện có của các khoản cho thuê tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hay
gián tiếp của NH. Bên thuê sẽ có trach nhiệm thanh toán phí thuê, việc tính khấu hao, sở hữu cuối cùng,
trách nhiệm đóng thuế có thể khác nhau tuỳ theo hợp đồng thuê nhng nhìn chung nó cũng giống nh một
khoản cho vay dài hạn.
(6) Dự trữ phòng thất thoát vốn cho vay (ALL): là số d dự trữ cho nợ xấu của NH. NH trích lập
khoản này nhằm bù đắp cho thất thoát vốn cho vay có thể xảy ra trong tơng lai. Quỹ dự trữ này tạo ra một
khoản chi phí tiền mặt đánh vào thu nhập. Dự trữ sẽ giảm khi món nợ bị khoanh và chuyển ra khỏi bảng
tổng kết TS. Giá trị dự trữ đợc khấu trừ từ tổng các khoản cho vay và phần còn lại gọi là cho vay ròng.
(7) Các khoản cho vay và cho thuê TC ròng: là tổng số các khoản cho vay và cho thuê trừ đi nợ khó
đòi và dự phòng nợ xấu.
(8) Nhà xởng và TSCĐ ròng: bao gồm toàn bộ nhà xởng, thiết bị, phơng tiện và phần nâng cấp TS
thuê. Những khoản mục này thể hiện trên sổ sách bằng giá trị khấu hao ghi sỗ và đợc xếp vào TS không sinh
lợi bởi chúng không trực tiếp tạo ra dòng thu nhập cho NH. TSCĐ tạo ra chi phí hoạt động cố định dới dạng
chi phí khấu hao là yếu tố hình thành đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy này cho phép NH đẩy mạnh thu nhập từ
hoạt động nếu có thể gia tăng khối lợng dịch vụ lên đủ lớn. Tuy nhiên, do TSCĐ của NH chiếm tỷ trọng nhỏ
nên NH không thể dựa nhiều vào đòn bẩy hoạt động để tăng thu nhập (thay vào đó, NH sử dụng đòn bẩy tài
chính) nh các DN.
(9) Các bất động sản khác thuộc sở hữu: Tất cả các bất động sản NH sở hữu trừ nhà x ởng, thiết bị
của NH. Hỗu hết đó là những TS mà NH xiết nợ TS thế chấp khi KH vỡ nợ. Tài sản này cho thấy dấu hiệu
trong công tác cho vay của NH có vấn đề.
(10) Thơng tín và những TS vô hình khác: Nh uy tín, địa thế tốt. Những TS này chính là phần dôi ra
ngoài giá trị sổ sách của các TS có ròng khi 1 DN đợc bán ®i hay hỵp nhÊt.
_______________________________________________________________________
Trang 17



_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
(11) Tài sản có khác: là những khoản mục gộp lại tất cả các TS có lặt vặt, không đủ lớn để thành 1
khoản riêng nh các chi phí trả trớc, số d tài khoản tiền gởi ở các NH khác (nếu nó đủ lớn thì sẽ để thành
khoản mục riêng).
1.5.2.3.2. Các khoản mục thuộc TS nợ và vốn
Bên TS nợ và vốn trên bảng tổng kết TS của NH trình bày các nguồn huy động vốn thành từng hạn
mục riêng rẽ. Các hạn mục này có thể dựa trên hình thức của tổ chức cấp nguồn vốn (cá nhân, doanh
nghiệp, đối tác, công chúng) hay hình thức của hợp đồng (sỉ tiÕt kiƯm, chøng chØ tiỊn gëi thÞ trêng tiỊn tệ).
Trong các khoản mục nợ, tiền gởi là khoản chủ u cđa NH lµ tiỊn gëi cđa KH (DN, hé gia đình, chính
phủ). Khi NH bị phá sản, trớc hết phải u tiên thanh toán cho ngời gởi, sau đó mới đến ngời cho vay và cổ
đông. Các khoản mục thuộc TS nợ và vốn của NH cụ thể nh sau:
(1) Tiền gởi không kỳ hạn (Tiền gởi giao dịch không hởng lÃi): là loại TK séc không hởng lÃi của
các cá nhân, đối tác, công ty và các đơn vị thuộc chính phủ. Chiếm phần lớn của khoản mục này là tiền gởi
của các công ty bởi: (1) DN không đợc phép giữ tiền dới dạng TK séc hởng lÃi và thờng phải giữ một khoản
tiền gởi không kỳ hạn nhất định tại NH (theo diều khoản vay) (2) cá nhân đợc phép giữ tiền dới dạng TK
séc hởng lÃi, (3) các đơn vị thuộc chính phủ giữ tiền phần lớn dới dạng TK tiền gởi hởng lÃi
(2) Tài khoản tiền gởi giao dịch khác (Tiền gởi giao dịch cã hëng l·i): (TK NOW: Negotiable Order
of Withdrawal accounts: c¸c lệnh rút tiền có thể chuyển nhợng): Đây là TK của cá nhân và các đối tác đợc
hởng lÃi nếu họ đáp ứng đợc các tiêu chí mà NH đặt ra.
(3) Tài khoản tiền gởi tiết kiệm: là các khoản tiền gởi đợc hởng lÃi (lÃi suất thấp) của các cá nhân và
đối tác mà không có kỳ hạn cụ thể. Hợp đồng của TK này không có điều khoản yêu cầu KH phải thông báo
cho NH bằng văn bản khi họ có dự định rút tiền. Hình thức tiết kiệm có thể là sổ TK và tài khoản thị trờng
tiền tệ (trả lÃi theo lÃi suất thị trờng).
(4) Kỳ phiếu (CDs dới 100000$): là tiền gởi có kỳ hạn dới hình thức các công cụ không thể chuyển
nhợng với lÃi suất và thời hạn xác định. Những chứng chỉ này không bị chế buộc bởi trần lÃi suất và nếu ngời gởi rút tiền trớc hạn thì sẽ không đợc hởng lÃi. Chúng thờng có lÃi suất cố định và do cá nhân nắm giữ
(song cũng có thể do DN nắm giữ và lÃi suất biến đổi).
(5) CDs từ 100000$ trở lên: là những tài khoản có giá trị lớn hơn các chứng chỉ có kỳ hạn và thờng
có thể chuyển nhợng đợc. Chúng thờng có lÃi suất cố định hoặc biến đổi và thờng đợc các DN nắm giữ.

Song, chính phủ, chính quyền địa phơng, cá nhân giàu cũng có thể nắm giữ.
(6) Các khoản tiền gởi có lÃi khác: là khoản mục gộp tất cả những loại tiền gởi tiết kiệm và có kỳ
hạn còn lại của NH. Tiền gởi có kỳ hạn cuả chính quyền địa phơng là khoản mục chủ yếu trong tiền gởi hởng lÃi khác này. Các loại tiền gởi có kỳ hạn kh¸c bao gåm tiỊn gëi cđa c¸c NH, cđa chÝnh phủ và các định
chế tài chính nớc ngoài.
(7) Vốn vay mợn ngắn hạn: bao gồm vốn liên bang và các thoả thuận mua lại (Repo). Vốn liên bang
có nghĩa là dự trữ vợt mức của NH đợc một NH khác hiện đang thiếu dự trữ mua trên cơ sở không có đảm
bảo. Các cuộc mua bán này thờng đợc tiến hành hàng ngày. Trong toàn hệ thống NH, lợng vốn liên bang
mua cũng bằng lợng vốn liên bang bán. Thoả thuận mua lại (repo) là việc bán chứng khoán với thoả thuận
sẽ mua lại những chứng khoán đó. Đây là hình thức vay nợ ngắn hạn trong đó NH có nghĩa vụ phải mua lại
những chứng khoán đà tạm thời bán đi. Trong khoản thời gian của thoả thuận này thì bên mua cầm giữ
chứng khoán nên có thể gọi repo là một dạng vay nợ có bảo đảm. Các khoản vay m ợn khác bao gồm vay
chiết khấu từ cục dự trữ liên bang, và thơng phiếu. Đây là kho¶n mơc phi tiỊn gëi quan träng nhÊt cđa NH.
(8) Tài sản nợ khác: là khoản mục gom góp tất cả những tài sản nợ còn lại. các khoản thờng thấy
trong khoản mục này là thuế và chi phí cộng dồn, cổ tức phải trả, các khoản mua hàng chịu, và những tài
sản nợ lặt vặt khác.
(9) Nợ phụ: Bao gồm chứng chỉ vốn của NH và giấy nhận nợ với thời hạn trên 1 năm. Các loại giấy
tờ này thờng không đợc bảo hiểm và một số có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. Nừu đáp ứng đợc yêu cầu
(nh thứ tự u tiên phụ (đứng sau tiền gởi và TS nợ khác), thời hạn nhỏ nhất khi phát hành là 8-10 năm và thời
hạn còn lại cũng nhỏ nhất 2 năm) thì nợ phụ đợc có thể đợc xem là vốn cổ phần.
(10) Vốn cổ phần: Chính là hiệu số giá trị ghi sổ của TS có và TS nợ, có thể có 4 hạn mục:
- Cổ phiếu u đÃi: trả cố tức cố định hay biến thiên, không thuộc chi phí khấu trừ thuế (ít muốn phát
hành cổ phiếu u đÃi).
- Cổ phiếu thờng: là tổng giá trị danh nghĩa hoặc đợc công bố của mọi cổ phiếu hiện có của NH.
- Thặng d: có thể tăng lên nếu NH bán đợc cổ phiếu với giá cao hơn mệnh giá hoặc chuyển từ lợi
nhuận không chia sang (có thể bao gồm cả dự trữ vốn cổ phần).
- Lợi nhuận không chia: giống nh DN phi TC. Thu nhập sau thuế làm tăng lợi nhuận không chia, trả
cổ tức sẽ làm giảm số d của khoản mục này.
1.5.2.4 Các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán của NH
Trong thập niên 80, 90, nhièu NH đà phát triển những phơng tiện kinh doanh mà không thể hiện trên
bảng cân đối tài sản. Những khoản mục ngoại bảng này tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận và rủi ro của NH.

Một số hoạt động ngoại bảng tơng đối thông dụng và các nguồn thông tin tơng xứng.
- Loại thứ nhất: Các hoạt động tạo ra thu nhập hoặc chi phí mà không tạo ra một tài sản có hoặc nợ
nào. Ví dụ: NH đóng vai trò ngời môi giới, hoặc NH thực hiện dịch vụ quản lý tiền mặt.
- Loại thứ hai: là những cam kết và yêu cầu ngẫu sinh đối với NH. Cam kết có nghĩa là NH chấp
thuận thực hiện một hành động trong tơng lai và đợc hởng phí thực hiện cam kết đó. Một yêu cầu ngẫu sinh
tức là nghĩa vụ của NH thực hiện một hành động (cho vay vốn hay mua chứng khoán) nếu phát sinh một trờng hợp cần thiết. Yêu cầu này không xuất hiện trên bảng cân đối TS cho đến khi nó đợc thực hiện (khi đÃ
_______________________________________________________________________
Trang 18


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
cÊp vốn vay hay mua chứng khoán). NH thờng xuyên bảo đảm một nghĩa vụ nh vậy của một bên thứ ba và
tạo ra thu nhập đồng thời cũng chấp nhận rủi ro.
Các loại cam kết và yêu cầu ngẫu sinh chủ yếu ngoại bảng của NH thờng chia thành 3 loại
(1) Bảo lÃnh tài chính: Đợc thực hiện bởi 1 NH (bên bảo lÃnh) đứng đằng sau nghĩa vụ của 1 bên thứ
ba và thực hiện nghĩa vụ đó trong trờng hợp bên thứ ba không thực hiện nh:
- Tín dụng th dự phòng: nghĩa là NH phải thanh toán cho ngời thụ hởng nếu bên th ba mất khả năng
thanh toán đối với nghĩa vụ tài chính trên hợp đồng
- Hạn mức TD: là một thoả thuận không mất phí và không chính thức giữa NH và KH rằng NH sẽ
cấp một khoản vay tới mức nhất định theo thoả thuận cho KH đó.
- Cam kết tái cấp vốn: là một thoả thuận chính thức giữa NH và KH, buộc NH phải cho KH vay theo
những điều khoản trong hợp đồng
- Thể thức phát hành giấy tờ có giá
- Chứng khoán hoá
(2) Tài trợ ngoại thơng: bao gồm
- Tín dụng th thơng mại
- Tham gia chấp nhận thanh toán
Cả hai hình thức này đều đợc sử dụng để tài trợ cho thơng mại quốc tế. TD th đòi hỏi N bảo đảm
rằng KH của mình sẽ thanh toán một khoản nợ đà thoả thuận cho một bên thứ ba.
(3) Các hoạt động đầu t: không thể hiện trên bảng cân đối TS bao gồm các công cụ phái sinh nh:

- Cam kết tơng lai
- Các hợp đồng TC trao sau
- Hoán đổi lÃi suất (Swap)
- Quyền chọn mua/bán (option)
- Hoán đổi tiền tệ (Swap)
NH thờng nhận một khoản phí hoặc thay đổi trạng thái rủi ro ngay lập tức cho một hoạt động mà có
thể lúc này cha thể hiện trên bản cân đối TS của NH
Ngân hàng phải báo cáo các khoản cam kết và các khoản ngẫu sinh ngoại bảng nh bảng sau:
Số tiền
1. Cam kết sẽ thực hiện hoặc mua các món vay hoặc cấp TD dới hình thức cho thuê
TC (chỉ báo cáo những phần cha thực hiện của cam kết đợc trả phí hoặc có ràng
buộc pháp lý)
2. Các hợp đồng tơng lai và trao chậm (trừ các hợp đồng liên quan đến ngoại hèi)
a. Cam kÕt mua
b. Cam kÕt b¸n
3. Chøng kho¸n khi phát hành
a. Tổng các cam kết mua
b. Tổng các cam kết bán
4. Các hợp đồng dự phòng và các hợp ®ång lùa chän kh¸c (option)
a. NghÜa vơ mua theo c¸c hợp đồng lựa chọn
b. Nghĩa vụ bán theo các hợp đồng lựa chọn
5. Các cam kết mua ngoại tệ và hối đoái đo la Mỹ (trao ngay và trao chậm)
6. TÝn dơng th dù phßng
a. TÝn dơng th dù phßng
(1) Đến địa chỉ Hoa Kỳ
(2) Đến địa chỉ ngoài Hoa Kỳ
b. Giá trị của tín dụng th dự phòng trong khoản mục 6a1 và 6a2 đợc chuyển
thành các khoản mục khác
7. Tín dụng th thơng mại và tơng tự
8. Tham gia chấp nhận thanh toán (theo mô tả trong phần hớng dẫn) đợc NH

chuyển sang thành những khoản mục khác
9. Tham gia chấp nhận thanh toán (theo mô tả trong phần hớng dẫn) do NH báo
cáo (NH không chấp nhận không thanh toán) yêu cầu
10. Chứng khoán đi vay
11. Chứng khoán cho vay
12. Các cam kết và các ngẫu sinh lớn khác (liệt kê dới đây mỗi cấu phần của khoản
mục này trên 25% của kế hoạch RC, khoản 28 tổng vốn cổ phần)
1.5.2.5 Vấn đề kế toán theo giá trị sổ sách của NH
- Hiện nay, một vấn đề ảnh hởng đến ý nghĩa của BCĐKT tập trung xung quanh phơng pháp kế toán
duy nhất của ngành NH. Trong nhiều thập kỷ qua, ngành NH đà tuân theo phơng pháp ghi chếp TS và nợ
trên BCĐKT theo chi phí gốc (tức chi phí phát sinh tại thời điểm xuất hiện nghiệp vụ). Phơng pháp kế toán
này đợc gọi là kế toán theo giá trị sổ sách. Theo phơng pháp này, giá trị của tất cả các khoản cho vay và
các khoản mục khác trong BCĐKT không thay đổi cho đến khi đáo hạn. Phơng pháp này không phản ảnh đợc tác động của sự thay đổi lÃi suất và rủi ro TD đối với BCĐKT của NH (sự thay đổi lÃi suất và rủi ro TD là
những yếu tố ảnh hởng đến cả giá trị và các dòng tiền liên quan đến những khoản cho vay, chứng khoán và
nợ cña NH).
_______________________________________________________________________
Trang 19


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
- VÝ dơ:
- ViƯc ghi chÐp c¸c TS NH theo chi phí gốc và việc sử dụng các con số này không thay đổi để phản
ánh tình hình thị trờng đà khiến cho những ngời gởi tiền, cổ đông và các nhà đầu t khác có một bức tranh
không thật về tình hình tài chính thực tế của một NH. Những nhà đầu t có thể dễ dàng bị lừa dối.
Các NH Mỹ đợc yêu cầu phải chia danh mục đầu t chứng khoán thành 2 nhóm lớn:
- Các chứng khoán NH có kế hoạch nắm giữ cho đến khi đáo hạn. các chứng khoán này đợc định
theo giá gốc.
- Các chứng khoán NH có bán trớc đến khi đáo hạn. các chứng khoán này đợc định theo giá thị trờng hiện tại
Đồng thời, các chứng khoán dự định bán sẽ đợc đa vào 1 khoản mục đặc biệt trên bảng cân đối (TS
đợc nắm giữ đển bán).

Mục đích là nhằm hạn chế các nhà quản lý NH bán ra bất cứ chứng khoán nào lên giá để thu về một
khoản lợi vốn nhng giữ lại những chứng khoán giảm giá và tiếp tục định giá theo chi phí gốc.
Về phía các NH, họ cho rằng: việc chuyển dịch hệ thống kế toán theo giá trị thị trờng sẽ làm tăng
tính biến động của thu nhập, buộc NH phải trả lợi tức cao hơn cho cổ đông, cho chủ nợ và đòi hỏi NH phải
tăng cờng VCSH. Các NH sẽ rất do dự trong việc mua trái phiếu dài hạn bởi sự e ngại về khả năng biến
động lớn hơn trong giá thị trờng. Điều này sẽ làm giảm cung TD cho các DN và chính quyền đang phát
hành công cụ nợ dài hạn. Hơn nữa, nó sẽ khuyến khích các NH bán các khoản cho vay giảm giá trị, đẩy
khách hàng có vấn đề đến chỗ phá sản thay vì tiếp tục hợp tác với KH trong một hy vọng xoay chuyển tình
thế. Điều này sẽ làm giảm giá trị TS và làm hỗn loạn toàn bộ nền kinh tế một cách nghiêm trọng. Vì vậy,
các vấn đề của kế toán NH vẫn còn tiếp diễn.
1.5.3. Báo cáo thu nhập của NH
1.5.3.1. Các khoản mục chính trên báo cáo thu nhập của NH
Báo cáo thu nhập đo lờng hiệu quả hoạt động của một NH trong 1 khoảng thời gian nhất định (một
năm), nó cho chúng ta biết điều gì đà xảy ra giữa 2 thời điểm đầu năm và cuối năm của bảng tổng kết TS.
Các khoản mục chính trên báo cáo thu nhập của NH đợc thể hiện nh sau:
Báo cáo thu nhập
Các dòng tài chính đi vào
Các dòng tài chính đi ra
- Thu từ cho vay
- Thu từ các công cụ ngắn hạn
- Thu từ các công cụ ngắn hạn
- Thu từ chứng khoán
- Thu từ chứng khoán
- Chi phí trả lÃi tiền gởi
- Thu khác
- Chi phí trả lÃi tiền vay
- Chi phí tiền lơng
- Chi khác
- Thuế
Có thể thấy rõ mục đích của báo cáo thu nhập nếu nhìn vào cấu trúc của nó. Các tài khoản hởng lÃi

đợc trình bày đầu tiên chính là vì đặc điểm tài chính của NH (hầu hết các tài sản có và TS nợ đều là hợp
dồng tài chính).
Thu nhập từ lÃi trên các TS có là thu nhập chủ yếu của NH và tơng t, chi phí trả lÃi cho các nguồn
vốn mà NH khai thác là chi phí chủ yếu của NH. Quy mô của những khoản mục chính trong BCĐKT và báo
cáo thu nhập của 1 NH thêng cã mèi quan hÖ mËt thiÕt. Thùc chất, TS trên BCĐKT tạo ra phần lớn các
khoản thu nhập từ hoạt động, trong khi các khoản nợ tạo ra hầu hết chi phí hoạt động của 1 NH. Nhìn vào
các khoản mục có liên quan đến tiền lÃi sÏ cho thÊy bøc tranh vỊ lỵi nhn cđa mét trung gian TC và qua đó
cho phép các nhà phân tích tách bạch phần hoạt động bị ảnh hởng trực tiếp bởi sự biến động của lÃi suất
trên thị trờng.
Nguồn thu chÝnh cđa 1 NH lµ thu l·i tõ TS sinh lợi, chủ yếu là khoản cho vay (L), chứng khoán (S),
tiền gởi hởng lÃi tại NH khác (C) và các TS sinh lợi khác (cho thuê các TS mà NH sở hữu) (M). Những chi
phí chính phát sinh trong quá trình tạo ra các nguồn thu trên bao gồm lÃi trả cho ngời gởi tiền (D), lÃi trả
cho những kho¶n vay (NDB), chi phÝ cho vèn tù cã (EC), tiền lơng và phúc lợi cho nhân viên NH (SWB),
chi phí hoạt động liên quan đến TS (O), phân bổ dự phòng tổn thất TD (PLL), Thuế (T) và những chi phí
khác. Chênh lệch giữa khoản thu và chi là thu nhập. Có thể minh hoá nh sau:
Các khoản mục thu
Khoản cho vay (L)* tỷ lệ sinh lợi bình quân + chứng khoán (S)* tỷ lệ sinh lợi bình quân + tiền
gởi hởng lÃi tại NH khác (C)* tỷ lệ sinh lợi bình quân + các TS sinh lợi khác (cho thuê các TS
mà NH sở hữu) (M)* tỷ lệ sinh lợi bình quân
Các khoản mục chi
Tiền gởi(D)*LÃi suất bình quân + những khoản vay (NDB)*LÃi suất bình quân + vốn tự có
(EC)*LÃi suất bình quân + chi phí tiền lơng và phúc lợi cho nhân viên NH (SWB) + chi phí
hoạt động liên quan đến TS (O) + phân bổ dự phòng tổn thất TD (PLL)+ Thuế (T)+ những chi
phí khác.
Thu nhập và chi phí khác không bị tác ®éng trùc tiÕp cđa sù thay ®ỉi l·i st, nh÷ng khoản mục thu
nhập nh phí dịch vụ, các khoản hoa hồng,..., là nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều NH. Các chi phí
nh chi phí trả lơng, khấu hao cũng là những chi phí đáng kể. Để tăng thu nhập cho NH, có thể chọn một số
phơng pháp sau:
(1) Tăng thu nhập trung bình đối với mỗi TS
(2) Phân phối lại danh mục TS sinh lợi theo hớng nâng tỷ lệ TS có tỷ lệ sinh lợi bình quân cao.

_______________________________________________________________________
Trang 20


_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
(3) Giảm chi phí trả lÃi và chi phí ngoài lÃi đối với các khoản tiền gởi, khoản vay phi tiền gởi và
VCSH
(4) Chuyển dịch nguồn vốn của NH sang các khoản tiền gởi và vốn vay có chi phí thấp.
(5) Tìm cách giảm bớt chi phí nhân viên, chi phí hoạt động hàng ngày, chi phí dự phòng tổn thất và
chi phí hoạt động khác.
(6) Giảm tiền thuế phải nộp thông qua việc tăng cờng các hoạt động quản lý thuế
Nhà quản lý NH không thể kiểm soát toàn bộ các khoản mục ảnh hởng đến thu nhập. Các nguồn thu
từ các TS và dịch vụ cung cấp cũng nh các khoản chi huy động vốn đều đợc xác định theo yếu tố cung cầu
trên thị trờng. Mặc dù sự cạnh tranh, các quy định và nhu cầu của công chúng ảnh hởng đến hoạt động của
NH nhng những quyết định của nhà quản lý vẫn là nhân tố chính trong việc xác định cơ cấu cụ thể của từng
NH về cho vay, đầu t chứng khoán, tiền mặt, tiền gởi mà mỗi NH nắm giữ cũng nh trong việc xác định quy
mô và cơ cấu nguồn thu và chi phÝ.
1.5.3.2. Giíi thiƯu b¸o c¸o thu nhËp cđa mét NH cơ thĨ
B¸o c¸o thu nhËp cđa NH First National 3 năm 1999, 2000, 2001
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Thu nhập từ lÃi
- Các công cụ ngắn hạn
- Chứng khoán
- Cho vay thơng mại
- Cho vay tiêu dùng
- Cho vay bất động sản
- Cho vay khác

- Cho thuê
Chi phí trả lÃi
- Tài khoản giao dịch
- Tài khoản tiết kiệm
- Kỳ phiếu (dới 100.000$)
- Chứng chỉ tiền gởi (từ 100.000 $ trở lên)
- Các khoản tiền gởi hởng lÃi khác
- Vốn vay nợ
- Các tài sản nợ và giấy tờ nợ khác
Thu nhập ròng từ lÃi
Trích lập dự phòng nợ xấu
Thu nhập ròng từ lÃi sau khi trích lập dự phòng
nợ xấu
Thu nhập ngoài lÃi
- Phí dịch vụ tiền gởi
- Thu nhập ngoài lÃi khác
Chi phí ngoài lÃi
- Lơng, thởng
- Chi phí khấu hao nhà xởng, thiết bị
- Chi phí phi lÃi khác
Thu nhập hoạt động ròng
- LÃi lỗ chứng khoán
Thuế thu nhập
- LÃi lỗ bất thờng
Thu nhập ròng
- Trả cổ tức
1.5.3.3. Các bộ phận cấu thành báo cáo thu nhập NH
- Thu nhập từ lÃi của các công cụ ngắn hạn, chứng khoán, cho vay thơng mại, tiêu dùng, bất động
sản, cho thuê là tiền lÃi mà NH thu đợc từ các hạn mục cụ thể của TS có.
- Chi phí trả lÃi trên các tài khoản giao dịch, tài khoản tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi, vay nợ

ngắn hạn, các tài sản nợ khác tạo thành chi phí trả lÃi các khoản mục huy động vốn.
- Thu nhập ròng từ lÃi là hiệu số giữa thu nhập từ lÃi và chi phí trả lÃi. nó cho ta biết thu nhập từ lÃi
trên các TS có nhiều hơn chi phí trả lÃi để huy động nguồn vốn là bao nhiêu.
- Trích quỹ dự phòng nợ xấu là 1 khoản đánh vào thu nhập, tạo nên một lợng dự trữ để bù đắp thất
thoát vốn cho vay. Quy định đặt ra mức tối đa đợc phép trích để khấu trừ thuế và đa vào tài khoản dự trữ.
Dựa trên sự hiểu biết về chất lợng TD và ý kiến của cơ quan quản lý, nhà điều hành NH sẽ trích lập khoản
này cho phù hợp.
- Thu nhập ròng từ lÃi sau khi trích quỹ: nó biểu hiện động thái điều chỉnh khấu trừ thu nhập ròng từ
lÃi để phòng ngừa rủi ro TD trong hoạt động cho vay.
- Phí dịch vụ tiền gởi bao gồm phí duy trì và các loại phí hoạt động mà NH đánh vào các khoản tiền
gởi theo 1 mức nhất định.
- Các thu nhập ngoài lÃi khác bao gồm các thu nhập từ hoạt động tín thác, phí hoa hồng, phí bảo
hiểm, thu nhập từ hoạt động tài trợ cho thuê trực tiếp, hoa hồng bán vốn t ơng hỗ, thu nhập từ tài khoản giao
_______________________________________________________________________
Trang 21


_ Mơn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
dÞch, phí thuê két an toàn và các khoản thu phí khác. phí phát sinh trong quá trình tạo ra các khoản cho vay
hoặc TD có bảo đảm cũng tính trong khoản mục này.
- Chi lơng, thởng là toàn bộ các khoản tiền trả cho cán bộ nhân viên của NH, bao gồm cả chi bảo
hiểm xà hội, bảo trợ thất nghiệp, đóng góp y tế, hu trí và những khoản tiền thởng cho cán bộ nhân viên.
- Chi phí khấu hao nhà xởng, thiết bị: nh khấu hao nhà xởng, máy tính, thiết bị, chi phí thuê văn
phòng, thuê máy móc, và thuế phải trả đối với máy móc thiết bị.
- Chi phí ngoài lÃi khác là một khoản mục chung cho tất cả những chi phí còn lại mà không phải tiền
lÃi bao gồm những chi phí nh quảng cáo, bảo hiểm tiền gởi, phí bảo mật, phí của ban lÃnh đạo, văiệt nam
phòng phẩm, tiền công trả cho nhân viên tạm thời (hiện nay, ngời ta tính cả khoản lÃi lỗ từ bán trao đổi
chuyển nhợng các chứng khoán đầu t chênh lệch với giá trị sổ sách của các chứng khoán đó).
- Thu nhập từ hoạt động trớc thuế là hiệu số giữa tổng thu nhập từ lÃi, ngoài lÃi, trừ đi tổng chi phí.
- LÃi lỗ chứng khoán là biểu hiện lỗ lÃi đà hiện thực hoá thông qua việc bán bất kỳ loại chứng khoán

nào trong khoảng thời gian đà đề cập, lÃi nhờ chứn khoán lên giá, lỗ do chứng khoán giảm giá.
- Thuế thu nhập phải đóng dựa trên thu nhập chịu thuế và thuế suất
- LÃi lỗ bất thờng; phát sinh do những điều kiện, hoàn cảnh bất thờng và ít khi lặp lại. Những khoản
lỗ lÃi này có thể nằm trong diƯn nép th.
- Thu nhËp rßng (hay thu nhËp sau thuế) là phần thu nhập phải đóng thuế cộng với lÃi lỗ chứng
khoán và lÃi lỗ bất thờng rồi trừ đi các khoản thuế. Các nhà quản trị NH thờng dùng chỉ tiêu thu nhập hoạt
động ròng sau thuế để đánh giá thu nhập của một NH. chỉ tiêu này đợc tính bằng cách loại trừ các yếu tố phi
hoạt động (lÃi lỗ chứng khoán và lÃi lỗ bất thờng).
1.5.4. Thông tin bổ sung
Các khoản mục trong bảng tổng kết TS và báo cáo thu nhập thờng phải đi kèm với một số thông tin
khác hữu ích cho quá trình đánh giá hoạt động của một NH. Những thông tin bổ sung thờng thấy trong báo
cáo thờng niên cuả NH nh sau:
Th«ng tin bỉ sung cđa NH First National 3 năm 1999, 2000, 2001
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Các tài sản có sinh lời
Các tài sản có rủi ro
Các thời hạn của chứng khoán
- Dới 1 năm
- Một năm đến 5 năm
- Trên 5 năm
Cho vay nội bộ
Thất thoát vốn trừ đi các khoản đà phục hồi
Các khoản cho vay khê đọng (trên 90 ngày)
- Cho vay Thơng mại
- Cho vay Tiêu dùng
- Cho vay Bất động sản
- Cho vay khác và cho thuê

Tiền gởi chính yếu
Tài sản thanh khoản cao
Các cam kết cha thực hiện
Phái sinh ngoại bảng
Quyền thu nợ cầm cố đà mua
Nguồn vốn phụ
Nhạy cảm lÃi suất (1 năm)
- Tái định giá tài sản có
- Tái định giá tài sản nợ
Bán nguồn vốn tơng hỗ
Số văn phòng
Số nhân viên
Số cổ phiếu thờng
Giá trị cổ phiếu trên thị trờng
(1) Các tài sản có sinh lời: Bao gồm toàn bộ các TS có của NH tạo ra lợi nhuận rõ ràng. Tiền mặt và nhà
xởng là hai hạn mục không thuộc TS có sinh lợi.
(2) Các tài sản có rủi ro: Là những TS chøa ®ùng rđi ro TD hay rđi ro l·i suất. Có NH tính tài sản có rủi
ro bằng cách lấy TS có sinh lợi trừ chứng khoán chính phủ. Có NH tính bằng cách lấy TS có sinh lợi trừ đi
toàn bộ các công cụ ngắn hạn và các chứng khoán đầu t sẽ đáo hạn trong vòng 1 năm.
(3) Các thời hạn của chứng khoán: phân loại chứng khoán đầu t của NH thành từng mục thời hạn. Tjông
tin này giúp ngời đọc có thể hiểu đợc độ nhạy cảm đối với lÃi suất của các khoản mục chứng khoán và sự
lên giá hoặc giảm giá có thể xảy ra nếu lÃi suất thay đổi.
(4) Cho vay nội bộ: là khoản cho vay tới thành viên HĐQT, lÃnh đạo cấp cao hoặc các DN nắm trong
tay một lợng cổ phần đáng kể.
(5) Thất thoát vốn trừ đi các khoản đà phục hồi: Biểu thị thất thoát vốn thực tế trong năm trừ đi những
khoản nợ xấu thu đợc cđa c¸c kú tríc.
_______________________________________________________________________
Trang 22



_ Môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
(6) Các khoản cho vay khê đọng (trên 90 ngày): Là những khoản cho vay mà lÃi hoặc vốn hoặc cả lÃi và
vốn đều cha đợc thanh toán vào thời gian theo hợp đồng. Thông thờng thì NH cho phép một thời gian gia
hạn ngắn (90 ngày) trớc khi xếp món vay vào trơng mục khê đọng. Nợ khê đọng khác với các món vay đợc
phân loại, khác với quỹ trích lập dự phòng nợ xấu, khác với thất thoát vốn, mặc dù tất cả những khoản mục
này cho ta hình dung đợc về chất lợng TD của NH. Nhiều Nh cũng báo cáo các con số nợ xấu và nợ tái thoả
thuận.
(7) Các cam kết cha thực hiện: Là những cam kết cấp tín dụng hoặc hoàn tất các giao dịch khác th ờng
với 1 lÃi suất đà thoả thuận trong một khoảng thời gian định trớc
(8) Phái sinh ngoại bảng: Gồm nhiều loại chứng khoán mà giá trị của nó phái sinh từ một chứng khoán
gốc. Nhiều công cụ phái sinh nh Swap (hoán đổi), Option (quyền chọn mua/bán) không đợc thể hiện trên
bảng tổng kết TS của NH
(9) Quyền thu nợ cầm cố đà mua: là quyền đợc phép thu gốc và lÃi trên khoản cho vay cầm cố thuộc sở
hữu của một tổ chức khác. NH đứng ra mua đợc hởng phí thu các khoản thanh toán trên và gởi trả cho định
chế sở hữu.
(10)
Nguồn vốn phụ: Là các khoản tiền gởi và mợn không thuộc khách hàng mà NH đà gần nh
mua lại với lÃi suất cạnh tranh. Những TS nợ này dễ bị tác hại bởi việc rút tiền hơn là các khoản tiền gởi và
mợn từ khách hàng (tiền gởi chính yếu)
(11)
Nhạy cảm lÃi suất: biểu thị sự so sánh mức độ nhạy cảm của các dòng tiền trên TS có và TS
nợ đối với biến động của lÃi suất. Những TS có, TS nợ có độ nhạy cảm cao là những TS mà møc thu nhËp
hc chi phÝ tõ l·i cđa nã sÏ biÕn ®éng cïng víi biÕn ®éng cđa l·i st. Ngêi ta cần xác định khaỏn thời
gian của sự nhạy cảm đó (chẳng hạn 30 ngày, 90 ngày, 6 tháng và 1 năm) bởi lẽ có sự khác biệt lớn về thời
gian đối với tính nhạy cảm giữa TS có và TS nợ. Các chỉ số thờng thấy là khoảng chênh (sự khác biệt giữa
các TS có nhạy cảm và TS nợ nhạy cảm) và tỷ lệ giữa TS có nhạy cạm và TS nợ nhạy cảm.
(12)
Bán nguồn vốn tơng hỗ: Là khoản tiền gốc của nguồn vốn tơng hỗ bán tại NH trong 1 năm.
NH sẽ nhận đợc phí hoa hồng cho dịch vụ bán.
(13)

Số văn phòng: Số lợng chi nhánh và văn phòng có ngời làm việc của NH. Những văn phòng
tự động bằng máy móc, máy ATM và các trạm máy tính không đợc tính.
(14)
Số nhân viên: Là số cán bộ, nhân viên làm việc chính thức của NH.
(15)
Số cổ phiếu thờng: Là số lợng cổ phiếu thờng đà phát hành và hiện có. Sử dụng số liệu này
để tính lợi nhuận, giá trị ghi sổ và giá trị thị trờng của cố phiếu.
(16)
Giá trị cổ phiếu trên thị trờng: thờng đợc niêm yết trên thị trờng đối víi c¸c NH lín cã cỉ
phiÕu mua b¸n nhiỊu. ChØ tiêu này ít có ý nghĩa nếu NH nhỏ, không có thị trờng trao đổi cổ phiếu hoặc nó
là thành viên nhỏ trong một công ty sở hữu NH.
1.5.5. Báo cáo tài chính quan trọng khác của NH
1.5.5.1 Báo cáo về nguồn vốn và sử dụng vồn
Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn trả lời 2 câu hỏi: vốn,à NH sử dụng trong 1khoảng thời gian nhất
định bắt nguồn từ đâu? Những nguồn vốn đó đợc sử dụng nh thế nào? Báo cáo đợc xây dựng dựa vào những
quan hệ sau:
Nguồn vốn đợc cung cấp cho NH trong 1 thời kỳ = Vốn đợc cung cấp từ hoạt động KD + Những giảm
sút về TS của NH + Gia tăng về nợ của NH
Sử dụng vốn của NH trong 1 thêi kú = TiỊn tr¶ cỉ tøc cho cỉ đông + Gia tăng về TS của NH + Những
giảm sút trong nợ của NH
Và ta có: Nguồn vốn đợc cung cÊp cho NH trong 1 thêi kú
= Sư dơng vèn cđa NH trong 1 thêi kú
VÝ dơ vỊ lËp báo cáo về nguồn vốn và sử dụng vồn
1.5.5.2. Báo cáo về vốn chủ sở hữu của NH
Báo cáo tài chính bổ sung quan trọng thứ hai là Báo cáo về vốn chủ sở hữu của NH. Báo cáo này
công bố những thay đổi quan trọng của khoản mục vốn, cho biết việc đầu t của chủ sở hữu vào NH thay đổi
nh thế nào theo thời gian. Vì vốn của cổ đông đại diện cho sức mạnh tài chính của NH, là khoản mục có thể
đwojc sử dụng để bù đắp thua lỗ, bảo vệ những ngời gởi tiền và những ngời cấp TD khác nênnhà quản lý
NH và ngời gởi tiền lớn cần quan tâm đến báo cáo này.
Báo cáo về vốn chủ sở hữu của NH

Chỉ tiêu
Số tiền
Số d tài khoản vốn đầu kỳ
Thu nhập ròng (lỗ) trong kỳ
Tiền trả cổ tức cho cổ đông
- Cổ tức cho cỉ phiÕu u ®·i
- Cỉ tøc cho cỉ phiÕu thờng
- Cổ tức cho cổ phiếu mới đợc phát hành
- Chc l¹i cỉ phiÕu
- Cỉ tøc cho cỉ phiÕu u đÃi
Số d tài khoản vốn cuối kỳ
1.5.6. Báo cáo tài chính đối với các NH có quy mô khác nhau
Không phải tất cả các NH đều có bảng tổng kết TS, báo cáo thu nhập và các thông tin bổ sung tơng tự
nhau. Những NH lớn đà tận dụng triệt để công cụ phái sinh ngoại bảng, trong khi các NH nhỏ không sử
dụng hình thức này. những NH lớn thông qua khả năng tiếp cận với thị trờng tài chính toàn cầu, có xu hớng
_______________________________________________________________________
Trang 23


_ Mơn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
sư dụng những nguồn vốn bán buôn, trong khi các NH nhỏ hầu nh sử dụng các nguồn vốn khách hàng. Tuy
nhiên, cũng có những trờng hợp ngoại lệ, một số NH nhỏ cũng có tỷ lệ vay nợ nhiều hơn, hoạt động trên thị
trờng liên NH sôi nổi hơn.
Ngân hàng
Heritage American Overton Mellon
Comerica
75.535
70.908
756.436
37.330.29 27.051.459

Tổng tài sản có
% của tổng TS có
Tiền mặt, nợ sắp đến hạn của các TC
khác
Repo và nguồn quỹ Fed đà bán
Công cụ ngắn hạn khác
Chứng khoán
Tài khoản giao dịch mua bán
Các khoản cho vay và cho thuê TC ròng
Nhà xởng và TSCĐ
Các bất động sản khác thuộc sở hữu
TS vô hình khác
Tài sản có khác
Tài sản nợ và vốn
Tiền gởi không kỳ hạn
Tiền gởi có trả lÃi
Repo và quỹ Fed đà mua
Các khoản vay mợn khác
Tài sản nợ khác
Nợ phụ
Cổ phiếu u đÃi
Cổ phiếu thờng
Thặng d
Lợi nhuận không chia
Báo cáo thu nhập
Thu nhập từ lÃi
Chi phí trả lÃi
Thu nhập ròng từ lÃi
Trích lập dự phòng nợ xÊu
Thu nhËp rßng tõ l·i sau khi trÝch lËp

dù phßng nợ xấu
Thu nhập ngoài lÃi
Chi phí ngoài lÃi
Thu nhập hoạt động ròng
LÃi lỗ chứng khoán
Thuế thu nhập
LÃi lỗ bất thờng
Thu nhập ròng
Thông tin bổ sung
Các tài sản có sinh lời

99,99%
1,75

99,98%
5,01

99,99%
9,84

3
100,03%
7,16

100,01%
4,85

0,00
0,00
17,80

0,00
71,57
1,83
0,13
1,43
5,48
100%
15,23
65,79
0,62
7,72
0,68
0,00
0,00
0,82
1,83
7,31

0,00
0,01
21,71
0,00
68,03
3,82
0,23
0,14
1,06
99,99%
12,45
75,14

3,22
0,55
1,08
0,00
0,00
1,41
3,03
3,11

0,00
0,00
31,08
0,10
54,92
2,53
0,14
0,00
1,38
100%
31,30
54,08
7,74
0,29
0,36
0,00
0,00
0,19
1,21
4,83


1,45
2,12
16,29
0,93
61,48
1,33
0,14
4,18
4,95
100,03%
19,89
55,97
4,5
5,43
2,96
2,62
0,00
0,45
2,40
5,81

0,47
0,10
12,85
0,07
77,49
0,84
0,07
0,23
3,04

100%
16,25
44,48
5,68
22,56
1,28
2,55
0,00
0,22
2,36
4,62

5.645
2.207
3.438
104
3.334

5.804
2.549
3.255
366
2.889

48.789
16.558
32.231
1.194
31.037


2.306.153
1.113.487
1.192.666
-16.998
1.209.664

2.006.988
1.000.737
1.006.251
102.831
903.420

799
2.279
1.854
3
673
0
1.184

823
2587
1.125
0
380
0
745

10.190
29292

11.935
88
3.773
0
8.250

1.382.391
1.710.983
881.117
5.799
317.978
0
568.938

387.829
837.373
453.876
13.396
155.893
0
311.379

67.506

63.643

651.341

24.592.857


Các tài sản có dài hạn (trên 5 năm)
Cho vay nội bộ
Thất thoát vốn trừ đi các khoản đà phục
hồi
Các khoản cho vay khê đọng
Các cam kết cha thực hiện

6.999
60
17

1.833
11
363

107.348
15.675
256

30.421.85
8
6.881.972
295.662
9.751

5
12.065

193
8.018


6.232
137.046

109.008
18.908.757

0

0

0

0
10.817

0
8.397

0
112.313

158.366
27.147.02
3
38.242.03
5
739.993
10.719.50
4

432
19.625

Phái sinh ngoại bảng
Quyền thu nợ cầm cố đà mua
Tài sản nợ biến động

5.065.273
570.781
68.701

11.505.366
22.018
8.976.183

2
5
16
273
Số lợng văn phòng
33
40
437
6.085
Số lợng nhân viên
Qua phân tích b¸o c¸o TC cđa c¸c NH cho thÊy tû träng từng khoản mục trên TS có và TS nợ khác nhau
rất nhiều giữa các NH và không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô. Và có thể kết luận rằng: Quy mô NH có
thể tạo điều kiện cho NH đó già dặn hơn về chuyên môn và khả năng tiếp cận thị trờng tài chính toàn cầu.
Song các nhân tố quyết định đến đặc điểm của các báo cáo này lệ thuộc vào kế hoạch chiến lợc và những
loại hình kinh doanh NH quyết định tập trung vào.


_______________________________________________________________________
Trang 24


_ Mơn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I
Ph©n biệt: khoản mục dự phòng thất thoát vốn cho vay (thể hiện trên bản cân đối kế toán) và khoản mục
trích lập quỹ dự phòng thất thoát vốn cho vay (thể hiện trên báo cáo thu nhập) và khoản mục dự phòng thất
thoát vốn cho vay trừ những khoản phục hồi (thể hiện trên bản thông tin bổ sung).
Dự trữ thất thoát vốn cho vay 31/12/2000: 3124 ngàn USD
Thất thoát vốn cho vay năm 2001: 480 ngàn USD
Phục hồi từ các khoản thất thoát trớc đây: 12 ngàn USD
Thất thoát trừ những khoản phục hồi: 480 -12 = 468 ngàn USD
Dự phòng thất thoát vốn cho vay: 720 ngàn USD
Dự trữ thất thoát vốn cho vay 31/12/2001 =3124 - 468 + 720 = 3376 ngàn USD
Để đạt mục tiêu dự trữ là 3376 ngàn USD thì phải trích 720 ngàn USD tiền dự phòng (thể hiện báo cáo
thu nhập). Mức dự trữ thất thoát vốn cho vay mong muốn vào 31/12/2001 là 3376 ngàn USD (thể hiện trên
bản cân đối kế toán) phải dựa trên nhận thức của ban lÃnh đạo NH về các hồ sơ cho vay hiện có. Các lÃnh
đạo NH phải thờng xuyên rà soát lại các khoản cho vay có vấn đề và chất lợng TD nói chung, phân tích các
điều kiện tài chính, kinh tế hiện tại cũng nh tơng lai, kinh nghiệm trong quá khứ về mức độ thất thoát vốn,
các kiểm toán viên néi bé hay ®éc lËp cung víi thanh tra NH cũng phải hỗ trợ Nh xác định mức dự phòng
hợp lý.
1.5.7. Các thông tin phi tài chính của Ngân hàng
Các thông tin phi tài chính cũng ảnh hởng đến tình hình tài chính chung của một NH. Danh mục các
loại hình thông tin phi tài chính (do Michael Knapp xây dựng) đợc liệt kê nh sau:
- NH có đợc bảo hiểm không
- NH có đợc kiểm toán bởi một công ty có uy tín không
- Gần đây, NH có thay đổi các kiểm toán viên độc lập không
- Các thành viên HĐQT có bao nhiêu kinh nghiệm về NH và kinh nghiệm về kinh doanh nói chung.
- Các thành viên HĐQT có ảnh hởng mạnh mẽ đến hoạt động của các NH hay không

- NH có thành lập 1 uỷ ban thẩm định TD không
- Chất lợng và thế mạnh tài chính của các NH đại lý ra sao
- NH có sử dụng một phơng pháp thận trọng để xác định các khoản cho vay khê đọng không
- LÃi suất tiền gởi của NH có đủ hấp dẫn không
- Gần đây, các cơ quan quản lý NH có yêu cầu NH ký các văiệt nam bản thoả thuận hành chính hoặc
lệnh đình chỉ nào không
Mặt dù nhiều mục thông tin trong danh mục đó tự nó đà nói lên vấn đề, song vẫn có 1 số mục cần
giải thích cặn kẽ hơn chẵng hạn nh:
- Sự kiện bÃi bỏ sử dụng một công ty kiểm toán hay thay đổi toàn bộ ban điều hành có thê là biểu
hiện những mâu thuẫn nội bộ, nhất là trong vấn đề chính sách tài chính và hoạt động.
- Các thành viên HĐQT không đủ kinh nghiệm, chuyên môn hoặc nhiệt tình có thể sẽ cho phép một
số cán bộ điều hành thực hiện chính sách đầu t, cho vay non nớt.
- Những thiếu sãt thêng x¶y ra trong mét NH yÕu kÐm chÝnh là ở khâu soạn thảo hồ sơ cho vay hay
định giá quá mức hay ngộ nhận sự tồn tại của TS thế chấp.
Đây là nguồn thông tin bổ sung rất quan trọng đối với cá thông tin tài chính của NH.
1.5.8 Nguồn và chất lợng thông tin
1.5.8.1 Nguồn thông tin:
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một NH, thông tin NH cã thĨ lÊy tõ nhiỊu ngn kh¸c nhau, cụ
thể nh:
- Từ các báo cáo tài chính thờng niên đến những bản phân tích tài chính chi tiết
- Từ các công ty t vấn, hiệp hội ngành nghề và tổ chức dịch vụ thông tin
Các nguồn thông tin chủ yếu về hoạt động NH (tại Hoa Kỳ)
Nguồn
Thông tin đợc cung cấp
Báo cáo TC thờng niên
Các bảng kê TC cơ bản và một số thông tin bổ sung
Báo cáo quý
Báo cáo về tình hình và thu nhập căn bản chứa đựng các thông
tin tơng t nh thông tin trong bảng tổng kết TS và báo cáo thu
nhập

Báo cáo đồng nhất hiệu quả Báo cáo phân tích so sánh
hoạt động NH
Báo cáo phân tích NH
Thông tin có chiều sâu và báo cáo về các NH cụ thể
Thông tin chung từ hiệp hội Thông tin và các công trình nghiên cứu về ngành công nghiệp
NH Hoa Kỳ
ngân hàng
Dịch vụ thông tin của FDIC
Thông tin tổng hợp về ngành NH và tình trạng thông tin hiện
có tại cá NH cụ thể
Học viện hành chính NH
Nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về lĩnh vực NH
INNERLINE
Hệ thống máy tính trực tuyến cung cấp cơ sở dữ liệu NH
Máy chủ thị trờng tiền tệ
Kết nối trực tuyến với cơ sở dữ liệu bao gồm các thông tin về
lÃi suất trên các chứng chỉ thị trờng tiền tệ và CD dữ liệu của
trên 200 NH Hoa Kú
B¸o American Banker
Tỉng quan vỊ c¸c sù kiƯn thêi sù trong hoạt động NH và thông
số thị trờng TC
1.5.8.2 Chất lợng thông tin
_______________________________________________________________________
Trang 25


×