Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

MÔN TOÁN BÀI 5. KHOẢNG CÁCH doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.67 KB, 4 trang )

Tiết thứ: 39
§5. KHOẢNG CÁCH
Ngày soạn: 27/02/2012
A:MỤC TIÊU:
1- Kiến thức
- Nắm được khái niệm khoảng cách từ điểm đến một mặt phẳng và đến một
đường thẳng, khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song với nó. khoảng
cách giữa hai mặt phẳng song song.
- Nắm được khái niệm đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau
và khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau.
2- Kỹ năng
- Biết cách tìm khoảng cách từ 1 điểm đến một mặt phẳng và đến một đường
thẳng, khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song với nó
- Biết cách tìm đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau, từ đó
biết cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau đó
3- Thái độ
- Biết vận dụng lý thuyết để làm các bài toán tính khoảng cách nhanh và chính
xác.
- Tích cực tham gia vào bài học có tinh thần hợp tác trong thảo luận nhóm.
B:CHUẨN BỊ DỤNG CỤ
- Giáo viên:
- Giáo án, giáo án điện tử, hệ thống bài tập phù hợp.
- Học sinh:
- Các dụng cụ học tập hình.
- Đọc trước bài mới.
C:TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1- Kiểm tra bài cũ:
Không.
2- Đặt vấn đề bài mới:
Một người đứng bên này bờ mương thuỷ lợi muốn nhảy sang bờ mương
bên kia thì phản nhảy như thế nào là thuận lợi nhất. Và muốn tính khoản cách từ


người này đến bờ mương bên kia thì phải tính như thế nào?
3- Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Chiếm lĩnh tri thức về cách tính khoảng cách từ 1 diểm
đến 1 mặtphẳng, đến 1 đường thẳng.
Nội dung kiến thức Hoạt động của GV - HS
I. Khoảng cách từ một điểm đến 1 + Cho HS đọc sách.
mặt phẳng đến một đường thẳng.
ĐN: (sgk)
Khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng
∆:
Kí hiệu d(M,∆).
PP: d(M,∆) = MH (H là hình chiếu của M
lên ∆.
Khoảng cách từ điểm M đến mp(P):
Kí hiệu: d(M,(P))
PP: d(M,(P)) = MH (H là hình chiếu của
M lên (P)).
Ví dụ 1:
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có
cạnh bằng a.
Tính khoảng cách:
a) Từ điểm A đến đường thẳng BC.
b) Từ điểm D đến đường thẳng AC.
c) Từ điểm A đến mp(BCC’B’).
d) Từ điểm D đến mp(ACC’A’).
+ Giáo viên cho HS phát biểu cách
tính khoảng cách theo cách hiểu của mình.
+ Giáo viên giới thiệu nội dung câu
hỏi 1 sgk.
+ Gv vẽ hình lên bảng.

+ HS vẽ hình vào vở.
+ GV gợi ý dẫn dắt HS làm bài (kết
hợp với chiếu mô hình động).
+ Có thể bài b), d) cho về nhà.
HOẠT ĐỘNG 2: Chiếm lĩnh tri thức về cách tính khoảng cách giữa đường
thẳng và mặt phẳng song song giữa hai mặt phẳng song song
Nội dung kiến thức Hoạt động của GV - HS
II. Khoảng cách giữa đường thẳng
và mặt phẳng song song, giữa hai mặt
phẳng song song
1) Khoảng cách giữa đường thẳng a và
mặt phẳng (P) song song với a:
+ ĐN: (sgk).
+ Kí hiệu: d(a,(P)).
+ PP: d(a,(P))= d(M,(P)), M

a.
2) Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song
song (P) và (Q).
+ ĐN: (sgk).
+ Kí hiệu d((P),(Q)) = d(M,(Q)), M

(P).
+ Cho HS đọc sách.
+ Giáo viên cho HS phát biểu cách
tính khoảng cách theo cách hiểu của mình.
+ Giáo viên tổng kết lại kiến thức.
Ví dụ 1:
e) Từ đường thẳng AD’ đến mp(BCC’B’).
f) Giữa hai mặt phẳng (ADD’A’) và

(BCC’B’).
g) Giữa hai mặt phẳng (BDA’) và (CB’D’).
+ Hướng dẫn HS làm các ví dụ 1e, 1f.
+ Bài 1g ra cho HS về nhà.
HOẠT ĐỘNG 3: Chiếm lĩnh tri thức khoảng cách giữa hai đường thẳng
chéo nhau.
4- Củng cố bài:
- Trọng tâm tìm K/C giữa 2 đường chéo nhau.
VD2)
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là tam giác đều cạnh a. SA là đường cao.
Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và BC.
+ Từ nội dung của bài toán, cho HS phát biểu lời giải.
+ Từ đó giao nhiệm vụ cho HS: Tìm phương pháp dựng đường vuông góc chung của
hai đường thẳng chéo nhau trong hai trường hợp: + Hai đường thẳng vuông góc. + Hai
đường thẳng chéo nhau bất kì.
5- Dặn dò HS về nhà:
- BTVN 2,4,8 SGK.
- Tiết tự chọn Học bài khoảng cách: Giải bài tập, tìm phương pháp dựng đường
vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau.

×