Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.67 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
________________________________

KÌ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2021-2022

Đề bài tập lớn: CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
Họ và tên sinh viên

:

Mã sinh viên

:

Lớp

:

Tên học phần

:Kinh tế vi mô

Giảng viên hướng dẫn :
Hà Nội ,ngày 20, tháng 2, năm 2022

1


PHẦN I:Phân tích lý thuyết về cầu hàng hóa


1.1. Khái niệm cầu:
Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn
mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định với giả định các nhân tố khác khơng đổi. (kí hiệu: D)
1.2. Khái niệm lượng cầu:
Lượng cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng
mong muốn mua và có khả năng mua tại mỗi mức giá khác nhau (tại mỗi
mức giá cụ thể) trong khoảng thời gian nhất định với giả định các nhân tố
khác khơng đổi. (kí hiệu QD)
1.3. Khái niệm cầu cá nhân:
Cầu cá nhân là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân mong
muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng
thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi.
1.4. Khái niệm cầu thị trường:
Cầu thị trường là tổng cầu các nhân ở các mức giá. Khi cộng lượng cầu
các nhân ở mỗi mức giá ta có lượng cầu thị trường tại mnh với giả định các
nhân tố khác khơng đổi. (kí hiệu QD)
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:
Cầu của một hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào chính sách giá cả
của hàng hóa, dịch vụ đó. Giá cả của chính hàng hóa đó là biến nội sinh, sự
thay đổi về giá cả của hàng hóa đó dẫn đến thay đổi về lượng cầu. Ngồi giá
cả làm thay đổi cầu cịn có các yếu tố khác ảnh hưởng tới cầu của hàng hóa
bao gồm:
1.5.1. Thu nhập:
Thu nhập là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc quết định của người
tiêu dùng. Sự thay đổi trong thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua
của họ. Đó chính là khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Tuy nhiên,

2



mức độ ảnh hưởng của thu nhập đến cầu về hàng hóa có thể là khác nhau,
tùy vào tính chất của hàng hóa mà ta đang xét.
Đối với hàng hóa thơng thường: Khi thu nhập tăng lên thì đối với
hàng hóa thơng thường tăng lên và ngược lại, tức là tồn tại mối quan hệ tỷ
lệ thuận giữa thu nhập và cầu. Hàng hóa thơng thường bao gồm hàng hóa
thiết yếu và hàng hóa xa xỉ.
Hàng hóa thiết yếu: Là hàng hóa được cầu nhiều hơn khi thu nhập
tăng lên nhưng sự tang cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tang của thu
nhập
Hàng hóa xa xỉ: Là các hàng hóa được cầu tương đối nhiều khi thu
nhập tăng lên.
Đối với hàng hóa thứ cấp ( hàng hóa cấp thấp ): Là những hàng hóa
chất lượng thấp, lạc hậu về mốt. Khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với các
hàng hóa và dịch vụ thứ cấp giảm xuống và ngược lại, tức là tồn tại mối
quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập và cầu.
1.5.2. Giá cả của hàng hóa liên quan:
Hàng hóa liên quan được chia thành 2 loại:
Đối với hàng thay thế: Khi giá hàng hóa thay thế tăng thì cầu đối với
hàng hóa đang xét (đang nghiên cứu) tăng và ngược lại.
Đối với hàng hóa bổ sung: Khi giá hàng hóa bổ sung tăng thì cầu
hàng hóa đang xét hay đang nghiên cứu giảm.

1.5.3. Thị hiếu:
Thị hiếu là sở thích tự nhiên hoặc sự ưu tiên của người tiêu dùng đối
với 1 hàng hóa dịch vụ nhất định; nó khơng phụ thuộc vào giá cả hay thu
nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu chịu sự chi phối của các nhân tố: tuổi
tác, giới tính, tập quán tiêu dùng,… Khi thị hiếu thay đổi lượng cầu ở mỗi
mức giá cũng thay đổi theo.
1.5.4. Số lượng người tiêu dùng:

Khi số lượng người tiêu dùng (hay quy mơ dân số) trên thị trường hàng
hóa tăng thì cầu thị trường hàng hóa này tăng lên và ngược lại. (Điều này
3


được giải thích như sau: Cầu thị trường được tổng hợp từ cầu cá nhân trên
thị trường nên khi số lượng người tiêu dùng tăng lên thì cầu ăng lên).
Số lượng người tiêu dùng phản ánh quy mô tiêu dùng trên thị trường.
Trong dài hạn số lượng người mua trên nhiều thị trường bị tác động
chủ yếu bởi những biến động về dân số.
Trong ngắn hạn, những di chuyển của dòng dân cư gắn với nhu cầu
tham quan, du lịch… cũng có thể tạo ra những thay đổi về số lượng người
tiêu dùng trên các thị trường.
1.5.5. Kỳ vọng:
Kỳ vọng là sự mong đợi, là những dự đoán của người tiêu dùng về
những thay đổi các yếu tố xác định cầu (như giá cả, thu nhập, thị hiếu, số
lượng người tiêu dùng…) trong tương lai nhưng lại ảnh hưởng đến cầu hàng
hóa hiện tại. Nếu những thay đổi đó là có lợi cầu hiện tại sẽ giảm. Ngược
lại, nếu diễn ra bất lợi, cầu hiện tại sẽ tăng.
Kỳ vọng về giá: Nếu kỳ vọng tăng lên trong tương lai sẽ làm tăng cầu
trong hiện tại.
Kỳ vọng về thu nhập: Nếu thu nhập kỳ vọng trong tương lại tăng lên,
cầu của nhiều hàng hóa sẽ tăng lên.
Ngồi các yếu tố trên, cầu của hàng hóa cịn phụ thuộc vào các nhân tố
khác như: điều kiện tự nhiên, tình hình thế giới, chính sách kinh tế vĩ mơ
của Nhà nước (như chính sách trợ cấp, chính sách thuế,…)

PHẦN II:Vận dụng
Giả sử hàm cầu và hàm cung về sản ph m trên thị trường như sau:
QD = 400 – 3P ; QS = 3P – 200

(Đơn vị tính: P: USD/kg; Q: kg)
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng, tính hệ số co giãn của cầu và cung
theo giá tại điểm cân bằng trên thị trường.

4


b. Giả sử chính phủ trợ cấp tr =3 USD/kg thì sản lượng và giá cân bằng mới
là bao nhiêu? Tính phần trợ cấp mà người tiêu dùng và nhà sản xuất được
hưởng trên một kg.
c. Do công nghệ sản xuất sản ph m được cải tiến nên cung của sản ph m này
tăng lên 30 kg tại mọi mức giá, hãy tính tốn sự thay đổi giá và sản lượng
cân bằng.
d. Vẽ đồ thị minh họa tất cả các trường hợp trên.
GIẢI:
a. Thị trường đạt trạng thái cân bằng:
 Qs=Qd
 400-3P=3P-200
 6P=600
 P0=100 (USD/kg), thế vào phương trình đường cung hoặc cầu
=> Q0=100 (kg)
Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=100 và mức sản lượng Q=100
Tại điểm cân bằng hệ số co giãn của cung và cầu theo giá lần lượt là:
E = Q’(S)

=3

=3

E = Q’(D)


= -3

= -3

b. Hàm cung cấp khi chưa có trợ cấp:
QS = 3P-200 => PS =
Khi chính phủ trợ tr=3USD/kg ta có:
PStr = PS – tr =

–3

 QStr = 3P-191
Để xác định sản lượng cân bằng và giá sau khi đánh thuế ta có: QStr = QD
 3P -191 = 400-3P
 6P = 591
 P1 = 98,5(USD/kg)
=> Q1 = 104,5(kg)
Trợ cấp mà người tiêu được hưởng là: P0 – P1= 100-98,5=1,5(USD/kg)
Trợ cấp mà nhà sản xuất được hưởng là: tr – trNTD = 3-1,5=1,5(USD/kg)
c.Lượng cung của sản phẩm tăng lên 30kg:
=> QS t= QS + 30
=> QS t= 3P – 200 + 30= 3P- 170
5


Tại trạng thái cân bằng mới ta có:
QS t = QD => 3P – 170= 400 – 3P => P2= 95(USD/kg)
=> Q2= 115(kg)
d.Vẽ đồ thị:

Có QD=400-3P cho

Qs= 3P-200 cho

QStr= 3P-191 cho

QSt=3P=170 cho

P
400/3
S0
100
98,5
95

O

E0

S2
E1
E2

100 104,5 115

6

400 Q



PHẦN III:Liên hệ thực tiễn về chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp vượt
qua đại dịch covid 19 của chính phủ Việt Nam.
Bài làm:
Đại dịch Covid 19 diễn ra trong một thời gian dài, ảnh hưởng lớn đến
nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách kịp thời để hỗ trợ
doanh nghiệp vượt qua đại dịch, trong đó có chính sách thuế.
1. Tác động của thuế lên giá cả hàng hóa, dich vụ
- Khi khơng có thuế, chi phí các yếu tố tạo thành một sản phẩm hàng hóa
với giá trị đích thực của nó và sẽ tạo ra điểm cân bằng cung - cầu tương xứng
trên thị trường.
- Khi có thuế, thì mức điều tiết thuế của thuế gián thu bao hàm trong giá
cả hàng hóa, làm tăng chi phí đầu vào của các yếu tố sản xuất và tất yếu phải
tăng giá cả hàng hóa bán ra trên thị trường, tạo điểm cân bằng cung - cầu mới,
thu hẹp khả năng thanh toán của người tiêu dùng cuối cùng và cả người sản
xuất.

DD, SS lần lượt là đường cầu và đường cung về hàng hóa X. Trước khi
có thuế thì E là điểm cân bằng cung cầu, ứng với sản lượng Q và giá cả P. Khi
Nhà nước đánh một khoản thuế I thì giá cả hàng hóa tăng, cầu giảm và cung
cũng giảm theo.

7


Sau khi có thuế, SS dịch chuyển lên trên thành S’S’. Điểm cân bằng mới
là E’. Sản lượng giảm từ Q xuống Q’. Giá tăng từ P lên P’.
2. Các chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid 19
năm 2022:
- Trong năm 2022, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế
suất thuế giá trị gia tăng 10% được giảm 2% thuế suất (còn 8%) đối với cơ sở

kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và giảm 20%
mức tỷ lệ phần trăm khi thực hiện xuất hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh, hộ,
cá nhân kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ phần
trăm trên doanh thu, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thơng, cơng
nghệ thơng tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm, kinh
doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai
khống (khơng kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá
chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay theo
Nghị quyết 13/2021/UBTVQH15.
- Tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho
các hoạt động phịng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế
năm 2022.
- Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức,
đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất
trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền dưới hình thức th đất trả tiền hằng năm phải ngừng sản
xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
- Tiếp tục rà soát, giảm các loại phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó
khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
- Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá
nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất trong năm
2022
3. Nhận xét:
Có thể thấy, Chính phủ đưa ra đa dạng chính sách để kịp thời hỗ trợ
doanh nghiệp, các chính sách này tác động khơng nhỏ đến giá cả thị trường.
- Trong các chính sách về thuế, giảm thuế giá trị gia tăng là chính sách
hỗ trợ có tác động rộng rãi và rõ ràng nhất. Vì đây là loại thuế mà diện điều

8


tiết rộng, thuế này khơng cần phải có lợi nhuận mới phải nộp như thuế thu
nhập doanh nghiệp. Chính sách này đem lại những tác động tích cực đáng kể
về cầu và giá cả hàng hoá trên thị trường. Thuế giảm giúp giá cả hàng hoá
giảm => đẩy tăng mức độ sẵn lịng chi tiêu của người tiêu dùng, thốt dần tâm
lý chi tiêu dè dặt trong giai đoạn giãn cách.

- Cùng là giảm thuế, nhưng có thể thấy chính sách giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp khơng cịn được ưu tiên áp dụng vì đa phần các doanh nghiệp
đang gặp khó khăn hoặc đứng trước nguy cơ phá sản là do gánh nặng chi phí
mà hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là không phù hợp với họ. Chỉ có
số ít doanh nghiệp tạm thời chưa bị ảnh 6 hưởng bởi COVID-19 là được
hưởng lợi từ chính sách này.
- Tác động của các gói hỗ trợ gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất: hoãn, gia
hạn thời gian nộp thuế vào ngân sách giúp doanh nghiệp có thêm một khoản
vốn, hỗ trợ thanh khoản trong một thời gian ổn định, giúp đảm bảo nguồn
cung.

KẾT LUẬN
Qua các khái niệm, bài tập và liên hệ thực tế ở trên, chúng ta có cái nhìn tổng
thể và rõ ràng về cầu hàng hoá, giá cả thị trường và mối quan hệ giữa cầu với
giá cả. Giữa cầu và giá cả có mối quan hệ mật thiết, quyết định, chi phối lẫn
nhau. Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh tốn về hàng hóa
này hay hàng hóa khác. Ngồi giá cả, còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến
cầu như thu nhập, thị hiếu, kì vọng của người tiêu dùng, số lượng người tiêu
dùng. Mỗi nhân tố có những ảnh hưởng khác nhau gây ra nhưng sự dịch
chuyển, thay đổi trên đường cầu. Nắm bắt những đặc điểm đó của thị trường,
Chính phủ có thể đưa ra những chính sách phù hợp với tình hình kinh tê – xã

hội của đất nước ở những giai đoạn, thời điểm khác nhau một cách linh hoạt,
hiệu quả.
Trên đây là phần trình bày bài tập lớn kết thức học phần của sinh viên (tên
bạn). Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy (tên thầy hoặc cô của
9


bạn), là giảng viên đảm nhận giảng dạy bộ môn Pháp luật kinh tế cho lớp (tên
lớp), trường (tên trường). Đây là một trong những môn học quan trọng và là
hành trang cần thiết của em trong quá trình học tập và đặc biệt là khi ra
trường, tiếp xúc với môi trường kinh tế, doanh nghiệp. Một lần nữa em xin
cảm ơn thầy(cô) đã rèn luyện và truyền đạt cho chúng em những kiến thức và
kĩ năng quý báu, tận tình giải đáp thắc mắc cho chúng em trong suốt học kì
vừa qua.

10



×