Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn CNXHKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 18 trang )

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA
Đề bài:
HỌC
Hãy vận dụng CNXHKH và phân tích dẫn chứng thực tiễn để phản bác quan
điểm sai trái sau: “Ngày nay, chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển với nhiều
thành tựu to lớn trong khi Việt Nam vẫn là một nước nghèo đói, lạc hậu. Điều
MỤC LỤC
này chứng tỏ việc đánh đuổi các nền văn minh tư bản trong hơn 100 năm, tiếp
đó ĐẦU.........................................................................................................
là sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
MỞ
1
nghĩa của Việt Nam sau khi giành độc lập đã sai lầm ngay từ đầu”.

NỘI DUNG..................................................................................................... 1
1. Việc đánh đuổi các nền văn minh tư bản trong hơn 100 năm là tất yếu.. 1
2. Sự lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN của Việt Nam
sau khi giành độc lập là lựa chọn đúng đắn...................................................3
3. Hiện nay Việt Nam khơng cịn là một nước nghèo đói, lạc hậu...............5
KẾT LUẬN..................................................................................................... 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................7
PHỤ LỤC....................................................................................................... 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CNXH
CNXHKH
ĐCS
CMT8


DCCH
CNCS
DTDCND
XHCN
TBCN
HTKTXH
XHCS

Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đảng cộng sản
Cách mạng tháng 8
Dân chủ cộng hoà
Chủ nghĩa cộng sản
Dân tộc dân chủ nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Tư bản chủ nghĩa
Hình thái kinh tế- xã hội
Xã hội cộng sản


MỞ ĐẦU
Hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, dân tộc Việt Nam thấu hiểu sự vô giá của độc
lập, tự do. Trong quá khứ, lịch sử dân tộc Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều thăng
trầm. Để giành lại được độc lập, chúng ta đã phải đánh đổi bằng không biết bao
nhiêu xương máu của cha ông, đồng bào dân tộc, đánh đổi bằng cả cuộc đời của
một vị lãnh tụ vĩ đại - Hồ Chí Minh đã dày cơng nghiên cứu tìm tịi, tiếp thu bao
nhiêu tri thức tiến bộ của thế giới để có thể tìm ra con đường đi đúng đắn cho một
đất nước đang rơi vào bế tắc. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh đã trở thành kim
chỉ nam soi sáng cho đất nước, thấm nhuần những tư tưởng đó xuyên suốt quá trình

giành lại độc lập, xây dựng đất nước và cho đến tận ngày nay, Đảng và nhân dân ta
vẫn tiếp tục kiên trì, kiên định với con đường đi lên CNXH, điều đó đã đem lại
những thành tựu to lớn cho Việt Nam.Vậy mà hiện nay vẫn có những quan điểm sai
trái cho rằng “Ngày nay, chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu to
lớn trong khi Việt Nam vẫn là một nước nghèo đói, lạc hậu. Điều này chứng tỏ việc
đánh đuổi …”. Để phản bác lại quan điểm sai trái đó, bài viết sau đây em sẽ vận
dụng lý luận của CNXHKH, phân tích dẫn chứng thực tiễn bác bỏ quan điểm sai
trái đó.
NỘI DUNG
1. Việc đánh đuổi các nền văn minh tư bản trong hơn 100 năm là tất yếu.
Trong tiến trình cách mạng đấu tranh giành lại độc lập dân tộc cho đất nước. Tiếp
thu những lý luận của V.I. Lênin chúng ta nhận ra rằng chỉ khi giành được độc lập,
tự do ta mới có quyền quyết định vận mệnh của mình. Dân tộc Việt Nam đều có
quyền sống, quyền tự quyết, hưởng những quyền lợi bình đẳng như nhau, khơng ai
có quyền tước đi những quyền lợi thiêng liêng ấy. Nếu bị tước đoạt cả dân tộc sẽ
kiên cường, đoàn kết chiến đấu để giành lại và quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy.
Giác ngộ và được ý thức về quyền của chính mình. Nhân dân cả nước chính thức
bước vào cơng cuộc giải phóng, giành lại độc lập dân tộc.
Kháng chiến chống thực dân pháp - phát xít Nhật: Năm 1958, thực dân Pháp nổ
súng chính thức xâm lược Việt Nam. Nhân dân rơi vào cảnh nước mất, nhà tan từ
một nước phong kiến trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến (nhân dân rơi
1


vào tình cảnh “một cổ hai trịng”) phải sống trong cảnh áp bức, bóc lột tàn bạo của
đế quốc, mâu thuẫn trong lòng xã hội ngày càng gay gắt. Các phong trào yêu nước
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lần lượt nổ ra nhưng liên tục mắc phải những sai
lầm trong việc xác định đường lối cách mạng và phương pháp đấu tranh, yêu cầu
lịch sử đòi hỏi lúc này là phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối
cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc. Trước yêu cầu đó, Nguyễn Ái Quốc đã

đáp ứng trúng yêu cầu lịch sử dân tộc khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc. Đó là phải gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội, con người, tức là đi tới CNXH. Đến năm 1930, ĐCS Việt Nam ra đời
đã tạo ra bước ngoặt lịch sử trọng đại. Từ đây, dân tộc Việt Nam đã tìm ra con
đường đúng đắn để tự giải phóng mình, tiến tới độc lập tự do. Chính đường lối này
là cơ sở đảm bảo cho sự đoàn kết của dân tộc, thống nhất của toàn dân tộc cùng
chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng giành những thắng lợi
to lớn sau này. Đến năm 1945, phát xít Nhật đảo chính, hất cẳng Pháp trên tồn cõi
Đơng Dương. Chúng thực hiện nhiều chính sách vơ vét tàn bạo, đất nước rơi vào
nạn đói khủng khiếp năm 1945, nó đã cướp đi mạng sống của hơn 2 triệu đồng bào
Bắc Bộ. Trước bối cảnh đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc cấp thiết hơn bao giờ hết.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào cả nước
đã vùng lên đấu tranh và giành thắng lợi trong CMT8 năm 1945, phá tan gông
xiềng nô lệ hơn 80 năm của chế độ thực dân, xóa bỏ chế độ phong kiến kéo dài
hàng nghìn năm, lập nên nước Việt Nam DCCH đầu tiên ở Đông Nam Á. Giai đoạn
1945 - 1954, Mỹ bắt đầu can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, viện trợ cho
Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Đảng ta nêu rõ quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do
và khẳng định đây là một cuộc kháng chiến chính nghĩa và mang tính tự vệ của dân
tộc Việt Nam.Vì vậy, Đảng lãnh đạo toàn dân bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ chấn động địa cầu.
Trong thời kỳ 1954 - 1975, Mỹ thay chân Pháp, dựng lên nhiều chính quyền tay sai,
âm mưu chia cắt hai miền Bắc-Nam, biến miền Nam thành phòng tuyến để ngăn
chặn CNCS ở Đông Nam Á. Đảng lãnh đạo nhân dân đồng thời thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng DTDCND, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước và cách mạng XHCN ở miền Bắc. Sau đà thắng lợi của kháng chiến chống
2


Pháp, chúng ta gần như đã có được độc lập thực sự, tuy nhiên lại bị xâm lược bởi

đế quốc Mỹ. Bởi vậy khát vọng hịa bình, độc lập dân tộc trong quần chúng nhân
dân trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Trong lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định chân lý “Khơng gì q hơn độc lập tự do”.
Lịch sử Việt Nam chưa lúc nào được chứng kiến sự kết hợp giữa độc lập dân tộc và
CNXH trên phạm vi, quy mô lớn như thời điểm này. Kháng chiến kết thúc thắng lợi
bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xn 1975, miền Nam được hồn tồn
giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên xây
dựng CNXH trên phạm vi cả nước - kỷ nguyên của độc lập, tự do và thống nhất.
Như vậy, sự bóc lột tàn bạo của thực dân đế quốc đã khiến cho đất nước rơi vào
tình cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, khổ cực qua đó ta cũng thấy rõ
được bộ mặt, bản chất của CNTB, chúng như những con đỉa hút máu của nhân dân
lao động, trước bối cảnh đó ta khơng thể tiếp tục nhân nhượng bởi nếu tiếp tục
nhân nhượng chúng sẽ càng lấn tới nên ta buộc phải đứng lên giành lại độc lập, tự
do cho dân tộc.Vượt qua tăm tối, ta tìm thấy con đường đúng đắn cho cách mạng
đó là con đường độc lập dân tộc gắn với CNXH, chính nó đã trở thành động lực soi
sáng cho cách mạng Việt Nam, tự đứng lên giành lại độc lập dân tộc cho nước nhà.
Sự lựa chọn đúng đắn đó đã đưa đất nước ta từ một đất nước thuộc địa nửa phong
kiến, nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia có chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ,
ngày càng giàu mạnh. Đưa nhân dân từ thân phận người dân mất nước trở thành
công dân của một nước độc lập, tự do.
2. Sự lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN của Việt Nam sau
khi giành độc lập là lựa chọn đúng đắn.
Việc bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN quá độ lên CNXH ở Việt Nam là tất yếu và
phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về HTKTXH khẳng định: các quốc
gia, dân tộc tất yếu tuần tự trải qua tất cả các HTKTXH, nối tiếp nhau từ cộng sản
nguyên thuỷ đến cộng sản chủ nghĩa, song căn cứ điều kiện lịch sử cụ thể mà các
quốc gia có thể bỏ qua một hay vài HTKTXH. Như vậy học thuyết Mác-Lênin
cũng đã chỉ rõ tuỳ thuộc vào đặc điểm lịch sử cụ thể về không gian và thời gian của
mỗi quốc gia, các quốc gia không nhất thiết phải tuần tự trải qua cả năm HTKTXH

3


mà có thể đi tắt để tiến lên HTKTXH cao hơn. Xét trong tiến trình vận động của xã
hội lồi ngồi đến nay, thì việc phát triển vượt cấp, rút ngắn và quá độ bỏ qua là
một thực tế đã xảy ra ở nhiều quốc gia, nó khơng phải trường hợp cá biệt trái tự
nhiên mà hoàn toàn là một xu thế phát triển đúng quy luật. Vì vậy việc thực hiện
quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quy
luật khách quan. Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đã chỉ ra rằng, một
quốc gia muốn đi lên CNXH cũng đều phải trải qua thời kỳ quá độ lên CNXH.
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định từ rất sớm. Thơng qua Chính cương vắn tắt, Nguyễn Ái
Quốc đã khẳng định: Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới XHCS. Ngay từ khi tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Nguyễn
Ái Quốc đã lựa chọn loại hình quá độ gián tiếp lên CNXH. Lời tuyên bố ấy đồng
nghĩa với việc bác bỏ thẳng thừng chế độ TBCN, kiên định với mục tiêu đã chọn đó
là con đường XHCN
Thứ hai, việc thực hiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là phù hợp với
hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở nước ta và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Xét
trong bối cảnh lịch sử đất nước, nếu lựa chọn con đường đi theo TBCN chính là
phản bội lại những thành tựu cách mạng mà Đảng, chính quyền và đồng bào dân
tộc đã phải hy sinh xương máu giành lại độc lập từ tay bọn tư bản để đất nước có
được độc lập, tự do. Bởi vậy, nếu đi theo TBCN tức là ta lại đẩy mình vào cảnh áp
bức, trở thành nơ lệ của chúng một lần nữa. Chính lịch sử dân tộc ta đã vạch trần bộ
mặt thật của tư bản, đó là những thủ đoạn bóc lột tàn bạo, vơ nhân tính đã khắc sâu
vào trong tâm trí dân tộc ta, vì vậy nếu lựa chọn TBCN sẽ làm nảy sinh những mâu
thuẫn bên trong lòng xã hội nước ta, khiến cho nội tình nhân dân trở nên thường
xuyên bất ổn, các thế lực chính trị phản động có cơ hội phục hồi dữ dội. Hơn nữa,
mặc dù CNTB đang có sự điều chỉnh để thích nghi nhưng CNTB vẫn không thể
khắc phục được những mâu thuẫn, bất công xã hội thuộc về bản chất của chế độ

TBCN. Theo xu thế khách quan, CNTB là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử
nên sớm hay muộn, nó cũng sẽ bị thay thế bằng một chế độ xã hội mới với giai
đoạn đầu là CNXH. Với sự phát triển mạnh mẽ của tồn cầu hóa, chính CNTB
cũng đã và đang tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật để chuyển sang CNXH.
Mặt khác, toàn bộ lịch sử của cách mạng Việt Nam nhờ đi theo con đường con
4


đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà giành được độc lập, tự do cho dân
tộc, thống nhất được đất nước. Có thể nói xun suốt tiến trình của cách mạng Việt
Nam gắn liền với con đường độc lập dân tộc với CNXH mà trưởng thành. Như vậy,
thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, chỉ có đi theo con đường CNXH
mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động khỏi ách nô lệ;
mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc và đem lại cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc cho nhân dân. Nhờ vậy mà nó nhận được sự ủng hộ, tin tưởng trong
đông đảo quần chúng nhân dân và trở thành động lực tinh thần to lớn cho dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”. Vì thế, con đường
q độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN có thể coi là con đường phù hợp cả về lý
luận và thực tiễn của đất nước. Qua q trình đúc kết lý luận đó, ĐCS Việt Nam
cũng đã chỉ ra: “ Bỏ qua việc xác lập vị thế thống trị của quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã
đạt được dưới chế độ TBCN”, mặc dù ta không phát triển giai đoạn TBCN dưới
cương vị là một HTKTXH thống trị nhưng những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới thời kỳ TBCN là điều không thể phủ nhận và đáng để ta tiếp thu, kế thừa
trong tiến trình đi lên CNXH, bởi thời đại hiện nay nền kinh tế của thế giới đang
phát triển như vũ bão bởi các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lực lượng
sản xuất đã đạt đến trình độ cao trong khi đó sau khi giành được độc lập, đất nước
ta phát triển còn non yếu bởi tàn dư của chiến tranh và chế độ cũ, đi lên CNXH là
một cơng cuộc khó khăn phức tạp do đó cần phải có thời gian để cải tạo xã hội, tạo

điều kiện về vật chất và tinh thần cho CNXH. Chính vậy việc tận dụng thành tựu
của nền đại cơng nghiệp thế giới, chính là cách để nước ta rút ngắn một cách đáng
kể quá trình phát triển lên CNXH. Như vậy tiến trình quá độ bỏ qua này của Việt
Nam là tất yếu và con đường đi CNXH bỏ qua chế độ TBCN của Việt Nam là sự
lựa chọn đúng đắn.
3. Hiện nay Việt Nam không cịn là một nước nghèo đói, lạc hậu.
Sau khi giành độc lập, thống nhất đất nước (1976-1986) do mắc sai lầm nghiêm
trọng trong việc tổ chức thực hiện xây dựng CNXH mà đất nước đã lâm vào tình
trạng khủng hoảng kéo dài. Nắm bắt được tình hình thực tiễn lúc đó Đảng đã nhanh
chóng kịp thời đề ra đường lối đổi mới tại Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, công
5


cuộc đổi mới này khơng những giúp đất nước thốt khỏi khủng hoảng mà còn
mang lại nhiều thành tựu “to lớn và có ý nghĩa lịch sử” khẳng định tính đúng đắn
của con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn. Hiện
nay sau hơn 30 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã
xây dựng được cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đáp ứng
cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra mơi trường thu hút nguồn lực
xã hội cho phát triển. So với thời kỳ trước đổi mới, diện mạo đất nước có nhiều
thay đổi, kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, so với năm 1990, năm 2020 tốc độ
tăng trưởng đã cao gấp 36,75 lần, thậm chí vượt qua nhiều quốc gia trong khu vực.
Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc
nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát
triển. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới đều chịu tác động của thế giới như hiện nay,
Việt Nam được thế giới ghi nhận, coi là điểm sáng trong việc thực hiện thắng lợi
"mục tiêu kép" vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch Covid-19 thành công; vừa phục
hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân, qua đó thể hiện
được tính ưu việt của chế độ XHCN ở nước ta. Còn trong lĩnh vực đối ngoại, nhờ

việc xác định đúng đắn chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa quan hệ kinh
tế đối ngoại đã tạo điều kiện để Việt Nam phá thế bao vây cô lập, phát triển rộng rãi
quan hệ đối ngoại. Việt Nam, đã lần lượt bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc
năm 1991, với Mỹ năm 1995, thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, khu vực,
các nước quan trọng trên thế giới và gia nhập ASEAN năm 1995. Việt Nam lần lượt
gia nhập Hiệp định thương mại tự do ASEAN và ký Hiệp định thương mại song
phương với Mỹ năm 2001, gia nhập một loạt các cơ chế đa phương quan trọng như
Diễn đàn Hợp tác Á - Âu năm 1996, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương năm 1998, Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007. Việt Nam đã đăng cai
các hội nghị cấp cao của Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp (1997),
ASEAN (1998), ASEM (2005), APEC (2006), là Ủy viên không thường trực của
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc các nhiệm kỳ 2008 - 2009 và 2020 - 2021, Chủ
tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010 và 2020… Vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế ngày càng được nâng cao. Những thành tựu trên chính là minh chứng
khẳng định việc kiên trì con đường XHCN là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn của
6


dân tộc, đồng thời khẳng định Việt Nam đã và đang tiếp tục phát triển với tốc độ
nhanh chóng và trong tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
KẾT LUẬN
Tóm lại từ những phân tích dựa trên lý luận của CNXHKH và từ thực tiễn lịch sử
đấu tranh giải phóng, xây dựng đất nước ở Việt Nam. Thì việc Việt Nam tiến lên
CNXH bỏ qua TBCN đều là dựa trên những cơ sở lịch sử thực tiễn, khách quan và
căn cứ khoa học, lý luận rõ ràng, vững chắc và điều kiện cụ thể của đất nước. Bởi
vậy, đây hoàn toàn là một con đường tất yếu, cần thiết, phù hợp với xu thế thời đại
cũng như hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Đồng thời thông qua những lập
luận và dẫn chứng về thành tựu nêu trên có thể thấy việc Việt Nam đã và đang tiếp
tục kiên trì con đường CNXH là hồn tồn đúng đắn. Đây cũng chính là lời khẳng
định chắc nịch của dân tộc ta phủ định và bác bỏ đi những luận điệu sai trái, nhằm

hạ bệ Đảng và nhà nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành
cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Hà Nội.
2. Vũ Văn Phúc (2011). “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa ở Việt Nam - một tất yếu lịch sử”, Tạp chí của Ban Tuyên giáo trung
ương. />%20m%E1%BA%A1ng%20do,b%E1%BB%8F%20qua%20ch%E1%BA%BF
%20%C4%91%E1%BB%99%20TBCN.
3. Nhữ Văn Duy (2021). “Tự do, hịa bình khơng phải dễ, có được bây giờ nhất định
phải giữ”, trang thơng tin điện tử trường Đại học an ninh nhân dân.
/>4. “30/4 - Nghĩ về lẽ phải, cơng lý, đồn kết, hịa bình và thịnh vượng” (2022),

Tạp chí Tồ án nhân dân. />7


5. Vũ Văn Hiền (2021). “Phê phán quan điểm “Việt Nam đi theo chủ nghĩa tư bản mới
phát triển và phù hợp với xu thế thời đại”, Tạp chí Quốc phịng tồn dân.

6.

7.

8.

9.

/>Phạm Văn Giang (2020). “Phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
sai lầm”, Tạp chí điện tử của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
/>Trần Thị Tuyết Lan (2019). “Thành tựu hơn 30 năm đổi mới tư duy kinh tế của Đảng

về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cơng
thương. />Trần Anh Phương (2015). “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên CNXH bỏ
qua chế độ TBCN ở Việt Nam”, Tư liệu văn kiện Đảng cộng sản.
/>Ngơ Hồng Anh (2022). “Vai trò của V.I. Lênin trong việc phát triển lý luận chủ
nghĩa xã hội khoa học”, trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo tỉnh Kon Tum.
/>
8


PHỤ LỤC

Công nhân Việt Nam làm việc khổ cực trong các đồn điền cao su

Phu mỏ người Việt làm việc trong các hầm lị thời kỳ Pháp “khai hóa văn minh”.

9


Chính sách đầu độc nhân dân bằng thuốc phiện của thực dân Pháp

Sống ngắc ngoải trong nạn đói 1945

Điểm chơn tập thể người bị
chết đói

10


Những em bé Napalm gào khóc chạy ra đường dưới trận bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng Tây Ninh


Xe tăng quân giải phóng chiếm dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.

Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt
Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định
Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hịa bình ở Việt Nam, ngày 27-1-1973,
tại Trung tâm hội nghị quốc tế ở thủ đô
Paris

11


Bình thường hố quan hệ với Mỹ vào năm 1995

Việt Nam trở thành chủ tịch ASEAN năm 2020
12


Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (nước Pháp), tháng
12/1920.

Tranh ảnh Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). (Ảnh: nguồn Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TPHCM)

13


Người dân Mỹ
biểu tình phản
đối phản đối

chiến
tranh
Việt Nam.

14


Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ I và II

Chiến tranh tại các quốc gia Trung Đông

Diệt chủng người da đỏ

15




Chủ nghĩa đế quốc đã gây nên nhiều đau thương, mất mát cho nhân dân của nhiều
quốc gia trên thế giới. Bằng các cuộc chiến tranh mang tính chất phi nghĩa trong đó
có Việt Nam.

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×