Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

chủ đề liên kết hóa học (Cánh diều - KNTT-CTST) có đáp án chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 102 trang )

DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Bài 10: Quy tắc octet
Bài 11: Liên kết ion
Bài 12: Liên kết cộng hóa trị
Bài 13: Liên kết hydrogen va tương tác van der Waals
Bài 14: Ôn tập chương 3
ĐỀ KIỂM TRA HẾT CHƯƠNG

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM DỰ ÁN
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP HÓA 10
1. Sản phẩm thuộc quyền sở hữu chung của các thành viên trong nhóm thầy Trần Thanh Bình (91 thành
viên theo danh sách trong folder từng bài).
2. Không sử dụng sản phẩm để buôn bán dưới mọi hình thức.
3. Sản phẩm có thể được chia sẻ miễn phí với bạn bè, đồng nghiệp.
4. Khi chia sẻ vui lòng giữ nguyên định dạng (header, footer) – ghi rõ nguồn “Sản phẩm dự án nhóm
thầy Trần Thanh Bình”.
5. Chân thành cảm ơn các thầy cô trong dự án đã nhiệt tình, tâm huyết và theo dự án đến cùng trong
suốt thời gian gần 2 tháng.

BÀI 10: QUY TẮC OCTET
A. PHẦN TỰ LUẬN
1. Mức độ nhận biết
Câu 1. [KNTT-SGK] Khi nguyên tử fluorine nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron
của ngun tử ngun tố nào?
Hướng dẫn giải
Ngun tử fluorine có cấu hình electron [He]2s 22p5 và electron hoá trị được biểu diễn là
, khi
nhận thêm 1 electron thi trở thành [He]2s22p6 là cấu hình electron của nguyên tử Ne.
Câu 2. [KNTT-SGK] Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng nào?


Hướng dẫn giải
Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng đạt tới cấu hình electron
bền vững của khí hiếm (theo quy tắc octet)
Câu 3. [KNTT-SGK] Khi nguyên tử Fluorine nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron
của nguyên tử nguyên tố nào?
Hướng dẫn giải
Nguyên tử Fluorine có cấu hình electron [He]2s22p5 và elecrtron hóa trị được biểu diễn là
khi nhận thêm 1 electron thì trở thành [He]2s22p6 là cấu hình electron của nguyên tử Ne
Câu 4. [KNTT-SGK] Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng nào?
Hướng dẫn giải
Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng đạt tới cấu hình electron
bền vững của khí hiếm (theo quy tắc octet)
Câu 5. [CTST-SGK] lon sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khi hiếm tương ứng nào?
Hướng dẫn giải
Quan sát Hình 8.3 và Hình 8.4 và rút ra nhận xét

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 1


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Hướng dẫn giải
- Ion sodium có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngồi cùng => Giống cấu hình electron của khí
hiếm Neon
- Ion fluoride có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngồi cùng => Giống cấu hình electron của khí
hiếm Neon
Ion sodium ion và ion fluoride đều có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng neon.
Câu 6. [CTST-SGK] Trinh bày sự hình thành ion lithium. Cho biết ion lithium có cấu hình electron của

khí hiểm tương ứng nào?
Hướng dẫn giải
- Viết cấu hình electron của Lithium => Xác định xu hướng nhường hay nhận electron.
– Nguyên tử lithium có 1 elctron ở lớp ngồi cũng. Trong sự hình thành các liên kết hóa học, nguyên
tử lithium có khuynh hưởng cho đi 1 electron ngồi cùng để đạt được cấu hình electron bền vững của khi
hiểm helium.
– Ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng helium.
Câu 7. [CTST-SGK] Từ Hình 8.2, cho biết mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình electron bền
vững
của nguyên tử khi hiếm nào?

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 2


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Hướng dẫn giải
Khi hình thành phần tử nitrogen, mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình electron bền của khi
hiếm neon.
Câu 8. [CTST-SGK] Hình 8.1 giải thích sự hình thành phân tử hydrogen (H 2) và phân tử fluorine (F2) từ
các nguyên tử.

Theo em, các nguyên tử hydrogen và fluorine đã "bắt chước" theo các nguyên tử khi hiếm nào khi
tham gia liên kết?
Hướng dẫn giải
Ta thấy để hình thành phân tử hydrogen (H2) và phân tử fluorine (F2), các nguyên tử hydrogen và
fluorine đã “bắt chước" theo các nguyên tử khí trơ tương ứng là helium và neon.
Câu 9. [CD - SGK] Quan sát hiện tượng tự nhiên sau:

Viên bi rơi từ trên cao (vị trí có năng lượng cao hơn) xuống dưới đất (vị trí có năng lượng thấp hơn)
mà không tự lăn theo chiều ngược lại.

Hãy cho biết quá trình trên diễn ra theo xu hướng tạo nên hệ bền hơn (năng lượng thấp hơn) hay kém
bền hơn (năng lượng cao hơn) ?
Hướng dẫn giải
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 3


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
Quá trình trên diễn ra theo xu hướng tạo nên hệ bền hơn (năng lượng thấp hơn).
Câu 10. [CD - SGK] Cho nguyên tử các nguyên tố sau: Na (Z=11), Cl (Z=17), Ne (Z=10). Ar (Z=18).
Những nguyên tử nào trong các ngun tử trên có lớp electron ngồi cùng bền vững ?
Hướng dẫn giải
Cấu hình của các nguyên tử:
+ Na (Z = 11): 1s22s22p63s1
+ Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5
+ Ne (Z = 10): 1s22s22p6
+ Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6
=> Chỉ có nguyên tử Ne và Ar là có 8 electron ở lớp ngoài cùng
=> Nguyên tử Ne và Ar có lớp electron ngồi cùng bền vững
Câu 11. [CD - SGK] Oxygen có Z=8, cho biết xu hướng cơ bản của ngun tử oxygen khi hình thành
liên kết hóa học. Hãy vẽ sơ đồ q trình hình thành đó.
Hướng dẫn giải
Xu hướng cơ bản của nguyên tử oxygen khi hình thành liên kết hóa học là nhận thêm 2 electron để đạt
được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngồi cùng.

Câu 12. [CD - SGK] Vì sao các nguyên tố thuộc chu kì 2 chỉ có tối đa 8 electron lớp ngoài cùng (thỏa

mãn quy tắc 8 electron khi tham gia liên kết) ?
Hướng dẫn giải
Các nguyên tố thuộc chu kì 2 có 2 lớp electron. Lại có, lớp thứ 2 có 4 AO, mà mỗi AO có tối đa 2
electron nên các nguyên tố thuộc chu kì 2 chỉ có tối đa 8 electron lớp ngồi cùng (thỏa mãn quy tắc 8
electron khi tham gia liên kết).
2. Mức độ thông hiểu
Câu 13. [CTST-SGK] Nguyên tử các nguyên tố Hydrogen và fluorine có khuynh hướng cho đi, nhận
thêm hay góp chung các electron hóa trị khi tham gia liên kết hình thành phân tử hydrogen fluoride (HF)?
Hướng dẫn giải
Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để
đạt tới cấu hình electron bền vững của ngun tử khí hiếm. Vì các khí hiếm (trừ helium) đều có 8 electron
lớp ngồi cùng nên quy tắc này được gọi là quy tắc octet.
- Nguyên tử fluorine và hydrogen đều là phi kim
+ Fluorine có 7 electron lớp ngồi cùng
+ Hydrogen có 1 electron lớp ngồi cùng (lớp 1 có tối đa 2 electron)
=> Cả 2 có xu hướng nhận electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm.
Ngun tử hydrogen và ngun tử fluorine lần lượt có 1 electron và 7 electron ở lớp ngồi cùng. Để
hình thành liên kết trong phân tử HF, mỗi nguyên tử góp 1 electron tạo thành cặp electron chung. Nhờ đó,
nguyên tử hydrogen đạt được cơ cấu bén của khi hiếm helium và nguyên tử fluorine đạt được cơ cầu bến
của khi hiếm neon như sau:
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 4


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 14. [CTST-SGK] Sử dụng sơ đồ tương tự như trong Hình 8.1, em hãy giải thích sự tạo thành phân
tử chlorine (Cl2) và phân tử oxygen (O2) tử các nguyên tử tương ứng.
Hướng dẫn giải

- Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngồi cùng => Cần thêm 2 electron
- Nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Cần thêm 1 electron
Sự tạo thành phân tử chlorine (Cl2) và phân tử oxygen (O2) từ các nguyên tử tương ứng được minh hoạ
qua các sơ đồ sau:
Ngun tử chlorine có 7 electron ở lớp ngồi cùng. Khi 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau, mỗi nguyên
tử Cl sẽ góp 1 electron để tạo 1 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí
hiếm

Ngun tử oxygen có 6 electron ở lớp ngồi cùng. Khi 2 nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử
O sẽ góp 2 electron để tạo 2 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 5


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 15. [CD - SGK] Tính phi kim được đặc trưng bằng khả năng nhận electron. Xu hướng cơ bản của
nguyên tử O và F trong các phản ứng hóa học là nhường hay nhận bao nhiêu electron ?
Hướng dẫn giải
- Ta có: O và F đều là phi kim => xu hướng cơ bản của nguyên tử O và F trong phản ứng hóa học là
nhận electron.
- Cấu hình electron O (Z=8): 1s22s22p4 => có 6 electron ở lớp ngoài cùng => xu hướng nhận 2 electron
để đạt cấu hình electron bền vững.
- Cấu hình electron F (Z=9): 1s22s22p5 => có 7 electron ở lớp ngồi cùng => xu hướng nhận 1 electron
để đạt cấu hình electron bền vững.
Câu 16. [CD - SGK] Hãy dự đoán xu hướng nhường, nhận electron của mỗi nguyên tử trong từng cặp
nguyên tử sau. Vẽ mơ hình (hoặc viết số electron theo lớp) quá trình các nguyên tử nhường, nhận electron
để tạo ion.

a. K (Z=19) và O (Z=8).
b. Li (Z=3) và F (Z=9).
c. Mg (Z=12) và P (Z=15).
Hướng dẫn giải
a. K (Z=19) CHe: 1s22s22p63s23p64s1 => có 1 electron ở lớp ngồi cùng => xu hướng nhường 1
electron để đạt cấu hình electron bền vững:

K (Z=19) → K+ + 1e
CHe: 1s22s22p63s23p64s1 1s22s22p63s23p6 (CHe của Ar)
O (Z=8) CHe: 1s22s22p4 => có 6 electron ở lớp ngoài cùng => xu hướng nhận 2 electron để đạt cấu
hình electron bền vững:

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 6


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
O (Z=8) + 2e → O2CHe: 1s22s22p4 1s22s22p6 (CHe của Ne)
b. Li (Z=3) CHe: 1s22s1 => có 1 electron ở lớp ngoài cùng => xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu
hình electron bền vững:

Li (Z=3) → Li+ + 1e
CHe: 1s22s1 1s2 (CHe của He)
F (Z=9) CHe: 1s22s22p5 => có 7 electron ở lớp ngồi cùng => xu hướng nhận 1 electron để đạt cấu
hình electron bền vững:

F (Z=9) + 1e → FCHe: 1s22s22p5 1s22s22p6 (CHe của Ne)
c. Mg (Z=12) CHe: 1s22s22p63s2 => có 2 electron ở lớp ngồi cùng => xu hướng nhường 2 electron để
đạt cấu hình electron bền vững:


Mg (Z=12) → Mg2+ + 2e
CHe: 1s22s22p63s2 1s22s22p6 (CHe của Ne)
P (Z=15) CHe: 1s22s22p63s23p3 => có 5 electron ở lớp ngoài cùng => xu hướng nhận 3 electron để đạt
cấu hình electron bền vững:

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 7


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

P (Z=15) + 3e → P3CHe: 1s22s22p63s23p3 1s22s22p63s23p6 (CHe của Ar)
Câu 17. [CD - SGK] Viết cấu hình electron của germanium (Ge, Z=32) và giải thích vì sao ngun tố
này vừa có tính chất của kim loại, vừa có tính chất của phi kim ?
Hướng dẫn giải
Ge (Z=32) CHe: 1s22s22p63s23p63d10 4s24p2 => có 4 electron ở lớp ngồi cùng => có 2 xu hướng:
=> nhường đi 4 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Ar => thể hiện tính kim loại.
=> nhận thêm 4 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Kr => thể hiện tính phi kim.
Câu 18. [CD - SGK] Xu hướng tạo lớp vỏ bền vững hơn của các nguyên tử thể hiện như thế nào trong
các trường hợp sau đây ?
a.Kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.
b.Phi kim tác dụng với phi kim.
Hướng dẫn giải
a. Kim loại có xu hướng nhường electron, phi kim có xu hướng nhận electron => phi kim sẽ lấy
electron của kim loại để cả phi kim và kim loại đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
Ví dụ: NaCl
+ Na: có 1 electron ở lớp ngồi cùng
+ Cl: có 7 electron ở lớp ngồi cùng

=> Na sẽ nhường 1 electron và Cl sẽ nhận 1 electron của Na để đạt cấu hình có 8 electron ở lớp vỏ
ngồi cùng
b. 2 ngun tử phi kim đều có xu hướng nhận electron => cả 2 phi kim đều bỏ ra electron để góp
chung, để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
Ví dụ: N2 tác dụng với H2 tạo thành NH3
+ N: có 5 electron ở lớp ngồi cùng => Cần nhận thêm 3 electron
+ H: có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 1 electron
=> N sẽ bỏ ra 3 electron và 3H mỗi H bỏ ra 1 electron để góp chung

Câu 19. [CD - SGK] Ở dạng đơn chất, sodium (Na) và chlorine (Cl) rất dễ tham gia các phản ứng hóa
học, nhưng muối ăn được tạo nên từ hai nguyên tố này lại không dễ dàng tham gia các phản ứng mà có sự
nhường hoặc nhận electron. Giải thích.
Hướng dẫn giải
- Cấu hình electron Na (Z=11): 1s22s22p63s1 => có 1 electron ở lớp ngoài cùng => xu hướng cho đi 1
electron để đạt cấu hình electron bền vững => dễ dàng tham gia các phản ứng hóa học.
- Cấu hình electron Cl (Z=17): 1s22s22p63s23p5 => có 7 electron ở lớp ngồi cùng => xu hướng nhận
thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững => dễ dàng tham gia các phản ứng hóa học.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 8


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
- NaCl được tạo nên từ 2 nguyên tố Na và Cl. Trong hợp chất này Na sẽ nhường 1 electron và Cl sẽ
nhận 1 electron của Na để đạt cấu hình có 8 electron ở lớp ngồi cùng => cả 2 nguyên tử đều đạt cấu hình
electron bền vững => NaCl khó dàng tham gia các phản ứng mà có sự nhường hoặc nhận electron.
Câu 20. [CD - SBT] Hãy ghép mỗi nguyên tử ở cột A với nội dung được mô tả ở cột B cho phù hợp.
Cột A Cột B
a) Ne (Z=10). 1. Có xu hướng nhận thêm 1 electron.
b) F (Z=9). 2. Có cấu hình lớp vỏ ngoài cùng 8 electron bền vững.

c) Mg (Z=12). 3. Có xu hướng nhường đi 2 electron.
d) He (Z=2). 4. Có cấu hình lớp vỏ ngồi cùng 2 electron bền vững.
Hướng dẫn giải
- Cấu hình electron Ne (Z=10): 1s22s22p6 => có 8 electron ở lớp ngồi cùng => a) nối với 2.
- Cấu hình electron F (Z=9): 1s22s22p5 => có 7 electron ở lớp ngồi cùng => xu hướng nhận 1 electron
để đạt cấu hình electron bền vững => b) nối với 1.
- Cấu hình electron Mg (Z=12): 1s22s22p63s2 => có 2 electron ở lớp ngồi cùng => xu hướng nhường 2
electron để đạt cấu hình electron bền vững => c) nối với 3.
- Cấu hình electron He (Z=2): 1s2 => Có cấu hình lớp vỏ ngồi cùng 2 electron bền vững => d) nối với
4.
Câu 21. [CD - SBT] Em hãy vẽ mơ hình mơ tả q trình tạo lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet trong các
trường hợp sau đây:
a)Nguyên tử O (Z=8) nhận 2 electron để tạo anion O2-.
b)Nguyên tử Ca (Z=20) nhường 2 electron để tạo anion Ca2+.
c)Nguyên tử fluorine “góp chung electron” để đạt được lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet.
Hướng dẫn giải
a) O (Z=8) CHe: 1s22s22p4 => có 6 electron ở lớp ngoài cùng => xu hướng nhận 2 electron để đạt cấu
hình electron bền vững:

b) Ca (Z=20) CHe: 1s22s22p63s23p64s2 => có 2 electron ở lớp ngoài cùng => xu hướng nhường 2
electron để đạt cấu hình electron bền vững:

c) F (Z=9) CHe: 1s22s22p5 => có 7 electron ở lớp ngồi cùng => xu hướng góp chung 1 electron để đạt
cấu hình electron bền vững:

Câu 22. 8. [KNTT-SBT] Trong tự nhiên các khí hiếm tồn tại dưới dạng các nguyên tử tự do. Các ngun
tử của khí hiếm khơng liên kết với nhau tạo thành phân tử và rất khó liên kết với nguyên tử của các
nguyên tố khác. Ngược lại nguyên tử các nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh
thể. Giải thích.
Hướng dẫn giải

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 9


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
- Ngun tử của các khí hiếm đều có cấu hình e bão hịa là ns 2np6 (trừ He có cấu hình 1s2) làm cho
ngun tử khí hiếm rất bền vững nên các nguyển tử khí hiếm khó tham gia phản ứng hóa học. Trong tự
nhiên các khí hiếm tồn tại ở trạng thái nguyên tử (hay còn gọi là phân tử có một nguyên tử) tự do, bền
vững (nên cịn gọi là các khí trơ).
- Ngun tử của các nguyên tố khác có xu hướng liên kết với nhau để đạt được cấu hình e bền vững
của khí hiếm, ví dụ H2, Cl2, HCl, CO2… hay tự tập hợp lại thành các khối tinh thể, ví dụ: tinh thể NaCl…
Câu 23. 9. [KNTT-SBT] Cấu hình electron lớp ngồi cùng của nguyên tố potassium (kali) là 4s 1, cấu
hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố bromine là 4s 24p5. Làm thế nào các nguyên tố potassium và
bromine có được cấu hình electron của ngun tử khí hiếm theo quy tắc octet.
Hướng dẫn giải
Nguyên tử potassium có 1 electron lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhường đi electron này để trở thành
ion dương. Ion dương (K+) có cấu hình electron giống với khí hiếm Ar (3s 23p6) đứng trước potassium
trong bảng tuần hồn.
Ngun tử bromine có 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận thêm 1 electron để trở thành ion
âm. Ion âm (Br-) có cấu hình electron giống với khí hiếm Kr (4s 24p6) đứng sau bromine trrong bảng tuần
hồn.


Câu 24. 10. [KNTT-SBT] Khi hình thành liên kết H + Cl
HCl và khi phá vỡ liên kết HCl
H + Cl
thì hệ thu hay tỏa năng lượng. Năng lượng phân tử HCl lớn hơn hay nhỏ hơn hệ hai nguyên tử H và Cl
riêng rẽ? Trong hệ đó thì hệ nào bền hơn?
Hướng dẫn giải


Khi hình thành liên kết H + Cl
HCl thì hệ toản năng lượng.

Khi phá vỡ liên kết HCl
H + Cl thì hệ thu năng lượng.
Xét về mặng năng lượng thì phân tử HCl có năng lượng nhỏ hơn hệ hai nguyên tử H và Cl riêng rẽ.
Trong hai hệ đó thì hệ HCl bền hơn hệ H và Cl.
Câu 25. 11. [KNTT-SBT] Trong phân tử Na2S cấu hình eectron của các ngun tử có tn theo quy tắc
octet hay khơng?
Hướng dẫn giải
Cấu hình e của nguyên tử Na:

Cấu hình e của nguyên tử S:

Khi Na kết hợp với S, mỗi nguyên tử Na sẽ nhường đi 1 electron hóa trị để trở thành cation Na +.
Cation Na+ có cấu hình electron lớp ngồi cùng là 2s22p6 giống với khí hiếm Ne.
Khi S kết hợp với Na, mỗi nguyên tử S sẽ nhận thêm 2 electron từ 2 nguyên tử Na để trở thành anion
2S . Anion S2- có cấu hình electron lớp ngồi cùng là 3s23p6 giống với khí hiếm Ar.
Câu 26. [KNTT-SBT] Trong tự nhiên các khí hiểm tồn tại dưới dạng nguyên tử tự do. Các ngun tử của
khí hiếm khơng liên kết với nhau tạo thành phân tử và rất khó liên kết với các nguyên tử của các nguyên
tố khác. Ngược lại nguyên tử các nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể. Giải
thích.
Hướng dẫn giải
– Ngun tử khí hiếm đều có cấu hình electron bão hồ là ns 2np6 (trừ helium có cấu hình 1s2) làm cho
ngun tử khí hiếm rất bền vững nên các ngun tử khí hiếm rất khó tham gia phản ứng hóa học. Trong tự
nhiên, các khí hiếm đều tồn tại ở trạng thái nguyên tử (hay còn gọi là phân tử một nguyên tử) tự do, bền
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 10



DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
vững (nên cịn gọi là các khí trơ). Ngun tử của các nguyên tố khác có xu hướng liên kết với nhau để đạt
được cấu hình electron bền vững của khí hiếm, ví dụ H2, Cl2, HCl, CO2,.. hay tự tập hợp lại thành các
khối tinh thể, ví dụ: tinh thể NaCl,…
Câu 27. [KNTT-SBT] Cấu hình electron lớp ngồi cùng của nguyên tử potassium (kali) là 4s 1, cấu hình
electron lớp ngồi cùng của ngun tử bromine là 4s 24p5. Làm thể nào các nguyên tử potassium và
bromine có được cấu hình electron của ngun tử khí hiếm theo quy tắc octet?
Hướng dẫn giải
- Nguyên tử potassium chỉ có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhưởng đi electron này để tạo
thanh ion dương. Ion dương (K+) có cấu hình electron lớp ngồi cùng giống với khí hiếm argon (3s 23p6)
đứng trước potassium trong bảng tuần hoàn
- Ngun tử bromine có 7 electron ở lớp electron ngồi cùng nên dễ dàng nhận thêm 1 electron tạo ra
anion bromide (Br-) có cấu hình electron lớp ngồi cùng giống với khí hiếm krypton (4s 24p6), đứng sau
bromine trong bảng tuần hồn.
Câu 28. [KNTT-SBT] Khi hình thành liên kết H + Cl → HCl và khi phá vỡ liên kết HCl → H + Cl thì hệ
thu năng lượng hay toả năng lượng. Năng lượng phân tử HCl lớn hơn hay nhỏ hơn năng lượng hệ hai
nguyên tử H và C1 riêng rẽ? Trong hai hệ đó thì hệ nào bền hơn?
Hướng dẫn giải
– Khi hình thành liên kết H + Cl → H-Cl thì hệ toả ra năng lượng và ngược lại khi phá vỡ liên kết
HCl → H + Cl thì hệ thu thêm năng lượng.
- Xét về mặt năng lượng thì phân tử H-Cl có năng lượng nhỏ hơn hệ hai nguyên tử H và Cl nêng rẽ.
Trong hai hệ đó thì hệ H-Cl bền hơn hệ H và Cl.
Câu 29. [KNTT-SBT] Trong phân tử Na2S, cấu hình electron của các ngun tử có tn theo quy tắc
octet khơng?
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron của ngun tử Na
↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑.
1s2 2s2 2p6 3s1

Cấu hình electron của nguyên tử S
↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑.
1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
Khi Na kết hợp với S, mỗi nguyên tử Na nhưởng đi 1 electron hóa trị duy nhất để tạo thành cation Na +
có 8 electron ở vỏ nguyên tử giống với khí hiếm neon.
Nguyên tử S có 6 electron hóa trị nhận thêm 2 electron tử hai nguyên tử Na tạo thành ion sulfide S 2- có
8 electron ở vỏ nguyên tử giống với khí hiếm argon.
Hai nguyên tử Na và S đều đạt cấu hình electron bão hồ theo quy tắc Octet trong phân tử sodium
sulfide Na2S.
3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao
Câu 30. [CTST-SBT] Em hãy nêu tên và công thức hoá học của 1 chất ở thể tan, 1 chất ở thể lỏng và 1
chất ở thể khí (trong điều kiện thường) trong đó nguyên tử oxygen đạt được cấu hình bền của khí hiếm
neon.
Hướng dẫn giải
Ngun tử oxygen đạt được cấu hình bền của khí hiếm neon trong MgO (chất rắn), H 2O (chất lỏng) và
O2 (chất khí).
Câu 31. [CTST-SBT] Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng
và phá vỡ chất nhầy trong đường thở, thường dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn
tính. Trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ, KI cịn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodine phóng xạ, bảo vệ

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 11


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
và giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp. Trong phân tử KI, các nguyên tử K và I đều đã đạt được cơ cấu bền
của khí hiếm gần nhất. Đó lần lượt là những khí hiếm nào?
Hướng dẫn giải
Trong phân tử potassium iodide (KI), nguyên tử K và I lần lượt đạt được cơ cấu bền của khí hiếm gần

nhất là argon (Ar) và xenon (Xe).
Câu 32. [KNTT-SGK] Vận dụng quy tắc octel để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử: F 2,
CCl4 và NF3.
Hướng dẫn giải
Giải thích sự hình thành liên kết hố học trong các phân tử
F2

Mỗi nguyên tử F cần thêm 1 electron để đạt octet nên mỗi nguyên tử F góp chung 1 electron để đạt cấu
hình electron bão hồ, theo quy tắc octet. Trong phân tử F 2, xung quanh mỗi nguyên tử F đều có 8
electron giống với cầu hình bền của khí hiếm Ne thoả mãn quy tắc octet.
CCl4

Nguyên tử C có 4 electron hóa trị cần thêm 4 electron để đạt octet và Cl có 7 electron hoá trị cần thêm
1 electron để đạt octet nên nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử Cl 1 electron và mỗi nguyên tử Cl
góp chung với nguyên từ C 1 electron. Trong phân tử CCl 4, xung quanh mỗi nguyên tử C và Cl đều có 8
electron giống với cấu hình bền của khí hiếm Ne và Ar, thoả mãn quy tắc octet.
NF3
Nguyên tử N có 5 electron hoá trị cần thêm 3 electron để đạt octet và F có 7 electron hóa trị cần 1
electron để đạt octet. Nên nguyên tử N góp chung với mỗi nguyên tử F 1 electron hóa trị và mỗi nguyên
tử F góp chung với nguyên từ N 1 electron hóa trị. Trong phân tử NF 3, xung quanh mỗi nguyên tử N và F
đều có 8 electron giống với cấu hình bền của khí hiếm Ne thoả mãn quy tắc octet.
Câu 33. [KNTT-SGK] Phosphine là hợp chất hoá học giữa phosphorus với hydrogen, có cơng thức hóa
học là PH3. Đây là chất khí khơng màu, có mùi tỏi, rất độc, khơng bền, tự cháy trong khơng khí ở nhiệt độ
thường và tạo thành khối phát sáng bay lơ lửng. Phosphine sinh ra khi phân huỷ xác động, thực vật và
thường xuất hiện trong thời tiết mưa phùn (hiện tượng "ma trơi").
Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hố học trong phosphine.
Hướng dẫn giải
Sự hình thành liên kết họả học trong phosphine PH3:

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình


Trang 12


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
Nguyên tử P có 5 electron hóa trị cần thêm 3 electron và ba nguyên tử H mỗi nguyên tử có 1 electron
hóa trị cần thêm 1 electron để đạt octet. Nên nguyên tử P góp chung với mỗi nguyên tử H 1 electron hóa
trị và mỗi nguyên tử H góp chung với ngun từ P 1 electron hố trị. Trong phân tử PH 3, xung quanh
nguyên tử P có 8 electron giống với cấu hình bền của khí hiếm Ar và H có 2 electron giống với cấu hình
bền của khí hiếm He, thoả mãn quy tắc octet.
Câu 34. [KNTT-SGK] Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết tron các phân tử F 2,
CCl4 và NF3.
Hướng dẫn giải
+ F2: Mỗi nguyên tử F cần thêm 1 electron để đạt octet nên mỗi nguyên tử F cần góp chung 1 electron
để đạt cấu hình electron bão hòa, theo quy tắc octet. Trong phân tử F 2, xung quanh mỗi nguyên tử F đều
có 8 electron giống cấu hình bền của khí hiếm Ne (thỏa mãn quy tắc octet).
+ CCl4: Mỗi nguyên tử C cần thêm 4 electron và nguyên tử Cl cần thêm 1 electron để đạt octet nên
nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử Cl 1 electron. Trong phân tử CCl 4 mỗi ngun tử đều có 8
electron giống cấu hình bền của khí hiếm Ne và Ar (thỏa mãn quy tắc octet).
+ NF3: Mỗi nguyên tử N cần thêm 3 electron và nguyên tử F cần thêm 1 electron để đạt octet nên
nguyên tử N góp chung với mỗi nguyên tử F 1 electron. Trong phân tử NF 3 mỗi ngun tử đều có 8
electron giống cấu hình bền của khí hiếm Ne (thỏa mãn quy tắc octet).

Câu 35. [KNTT-SGK] Phosphine là hợp chất hóa học giữa phosphorus với hydrogen, có cơng thức hóa
học là PH3. Đây là chất khí khơng màu có mùi tỏi, rất độc, khơng bền tự cháy trong khơng khí ở nhiệt độ
thường và tạo thành khối phát sáng bay lơ lửng. Phosphine sinh ra khi phân hủy xác động, thực vật và
thường xuất hiện trong thời tiết mưa phùn (hiện tượng “ma trơi”)
Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong phosphine.
Hướng dẫn giải
+ PH3: Mỗi nguyên tử P cần thêm 3 electron và nguyên tử H cần thêm 1 electron để đạt octet nên

nguyên tử P góp chung với mỗi nguyên tử H 1 electron. Trong phân tử PH 3 mỗi nguyên tử đều có 8
electron giống cấu hình bền của khí hiếm Ar và He (thỏa mãn quy tắc octet).

Câu 36. [CTST-SGK] Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mơ tả sự hình thành phân tử potassium
chloride (KCI) từ nguyên tử của các nguyên tố potassium và chlorine.
Hướng dẫn giải
Do lần lượt có 1 electron và 7 electron ở lớp ngoài cùng, khi cho potassium phản ứng với chlorine,
nguyên tử potassium sẽ cho đi 1 electron và nguyên tử chlorine nhận vào 1 electron này. Kết quả chúng
lần lượt trở thành ion K+ và ion Cl-. Các ion này đều có cấu hình electron bến của khi hiểm argon, nhưng
mang điện tích trái dấu nên sẽ hút nhau, tạo thành phần tử KCl.
- Nguyên tử K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 => Có xu hướng nhường 1 electron
- Nguyên tử Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 => Có xu hướng nhận 1 electron
=> Nguyên tử Cl sẽ nhận 1 electron của nguyên tử K để hình thành phân tử potassium chlorine (KCl)
- Sơ đồ mô tả phân tử KCl:

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 13


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 37. [CTST-SGK] Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H 2O bằng cách áp dụng quy tắc
octet.
Hướng dẫn giải
Nguyên tử hydrogen và oxygen lần lượt có 1 electron và 6 electron lớp ngồi cùng. Để hình thành liên
kết trong phân tử HO, nguyên tử oxygen sẽ góp 1 electron với mỗi nguyên tử hydrogen như sơ đồ sau:

Nhờ đó, mỗi nguyên tử trong phân tử H,O đều đạt được cơ cấu bền của khí hiếm, trong đó ngun tử
hydrogen đạt cấu hình bến của khi hiếm helium và nguyên tử oxygen đạt cấu hình bến của khí hiểm neon.

Có thể hiểu theo cách khác: Phân tử H2O được hình thành bởi 2 ion H+ và 1 ion O2-. Nguyên tử
nguyên tố hydrogen cho đi 1 electron tạo thành H + để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm He.
Nguyên tử nguyên tố oxygen nhận 2 electron tạo thành O 2- để đạt cấu hình electron bền vững của khí
hiếm Ne.
Câu 38. [CTST-SGK] Biết phân tử magnesium oxide hình thành bởi các ion Mg 2+ và O2-. Vận dụng quy
tắc octet, trình bày sự hình thành các ion trên từ những nguyên tử tương ứng.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình
Trang 14


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
Phương pháp giải:
- Nguyên tử Mg có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhường 2 electron
- Nguyên tử O có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận 2 electron
Hướng dẫn giải
Nguyên tử magnesium và nguyên tử oxygen lần lượt có 2 electron và 6 electron ở lớp ngoài cùng. Khi
cho magnesium tác dụng với oxygen, nguyên tử magnesium đã nhường 2 electron cho nguyên tử oxygen.
Lúc này nguyên tử Mg và O lần lượt trở thành ion Mg 2+ và ion O2-. Các ion này đều bền do đạt được cầu
hình electron bền vững của khi hiếm neon.
Câu 12*. [CD - SGK] Cho một số hydrocarbon sau: H-C≡C-H, H2C=CH2 và H3C-CH3.
a.Những nguyên tử H và C nào trong các hydrocarbon trên thỏa mãn quy tắc octet ? Biết rằng mỗi
gạch (-) trong các cơng thức biểu diễn hai electron hóa trị chung.
b.Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H. Giá trị x có thể lớn nhất có thể là bao
nhiêu ?
Hướng dẫn giải
a.
- Xét hydrocarbon H-C≡C-H:
+ Mỗi nguyên tử C có 4 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 cặp electron chung => có 8
electron ở lớp vỏ ngồi cùng => đạt cấu hình bền của khí hiếm Ne.
+ Mỗi ngun tử H có 1 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 cặp electron chung => có 2

electron ở lớp vỏ ngồi cùng => đạt cấu hình bền của khí hiếm He.
Vậy thỏa mãn quy tắc octet.
- Xét hydrocacbon H2C=CH2:
+ Mỗi nguyên tử C có 4 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 cặp electron chung => có 8
electron ở lớp vỏ ngồi cùng => đạt cấu hình bền của khí hiếm Ne.
+ Mỗi nguyên tử H có 1 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 cặp electron chung => có 2
electron ở lớp vỏ ngồi cùng => đạt cấu hình bền của khí hiếm He.
Vậy thỏa mãn quy tắc octet.
- Xét hydrocacbon H3C-CH3:
+ Mỗi nguyên tử C có 4 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử C có 4 cặp electron chung => có 8
electron ở lớp vỏ ngồi cùng => đạt cấu hình bền của khí hiếm Ne.
+ Mỗi nguyên tử H có 1 (-), như vậy xung quanh mỗi nguyên tử H có 1 cặp electron chung => có 2
electron ở lớp vỏ ngồi cùng => đạt cấu hình bền của khí hiếm He.
Vậy thỏa mãn quy tắc octet.
b.
- Nguyên tử C tham gia 4 liên kết, nguyên tử H tham gia 1 liên kết để đạt cấu hình electron bền vững
của khí hiếm.
- Trong phân tử hydrocacbon, để x lớn nhất thì liên kết C-H phải nhiều nhất => liên kết giữa C và C
phải là 1 (-), ta được công thức sau: H3C- CH2 - CH3 => có 8 nguyên tử H => giá trị x lớn nhất có thể là 8.
Câu 39. 12. [KNTT-SBT] Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử
O2, CO2, CaCl2, KBr.
Hướng dẫn giải
- Phân tử O2
- Phân tử CO2

- Phân tử KBr
- Phân tử CaCl2
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 15



DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Câu 40. 13. [KNTT-SBT] Đá vơi (thành phần chính là CaCO3) được dùng để sản xuất vôi, trong lĩnh vực
xây dựng,…Barium nitrate Ba(NO3)2 có trong thành phần của kính quang học, gốm, men,… Phèn đơn
aluminium sufate (thành phần chính là Al2(SO4)3) được sử dụng rộng rãi trong xử lí nước thải, công nghệ
sản xuất giấy, công nghệ nhuộm vải, công nghệ lọc nước và nuôi trồng thủy sản,.. Dựa và quy tắc octet,
đề xuất công thức cấu tạo của các chất trên.
Hướng dẫn giải
- Phân tử CaCO3

- Phân tử Ba(NO3)2

- Phân tử Al2(SO4)3

Câu 41. 14. [KNTT-SBT] Hợp chất X được tạo bởi hai nguyên tố A, D có khối lượng phân tử là 76. X là
dung môi không phân cực, thường được sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất chất hữu cơ chứa lưu
huỳnh và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vải viscoza mềm. A có cơng thức hydride dạng AH 4 và D
có cơng thức oxide ứng với hóa trị cao nhất dạng DO3.
a. Hãy thiết lập công thức phân tử của X. Biết rằng A có số oxi hóa cao nhất trong X.
b. Đề xuất công thức cấu tạo của X và cho biết các nguyên tử thành phần của X khi liên kết có đủ
electron theo quy tắc octet khơng.
Hướng dẫn giải
a. A thuộc nhóm IVA và D thuộc nhóm VIA => số oxi hóa cao nhất của A trong X là +4 cịn số oxi hóa
của D trong X là -2
Cơng thức phân tử X có dạng AD2. Ta có A + 2D = 76
=> Nguyên tử khối trung bình của A, D là: 76: 3 = 25,33
=> A và D thuộc chu kì 2, 3 => Chỉ có cặp C=12 và S=32 thỏa mãn
=> Công thức của X là CS2

b. Công thức cấu tạo:
- CS2 có cấu trúc thẳng giống CO2
- Các nguyên tử C và S đều có 8 electron lớp ngoài cùng theo quy tắc octet
Câu 42. [KNTT-SBT] Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử O 2,
CO2, CaCl2, KBr.
Hướng dẫn giải
- Phân tử O2

- Phân tử CO2

- Phân tử KBr:

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 16


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
- Phân tử CaCl2

Câu 43. [KNTT-SBT] Đá vôi (thành phần chính là CaCO 3) được dùng để sản xuất vơi, trong lĩnh vực
xây dựng... Barium nitrate Ba(NO3)2 có trong thành phần của kính quang học, gốm men... Phèn đơn
aluminum sulfate (thành phần chính là Al2(SO4)3) được sử dụng rộng rãi trong xử lí nước thải, trong cơng
nghệ sản xuất giấy, công nghệ nhuộm vải và công nghệ lọc nước và nuôi trồng thuỷ sản... Dựa vào quy
tắc octet, đề xuất công thức cấu tạo của các chất trên.
Hướng dẫn giải
- CaCO3:

- Ba(NO3)2


- Al2(SO4)3:

Câu 44. [KNTT-SBT] Hợp chất X tạo bởi hai nguyên tố A, D có khối lượng phân tử là 76. X là dung môi
không phân cực, thường được sử dụng làm nguyên liệu trong tổng hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và
được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vải viscoza mềm. A có cơng thức hydride dạng AH 4 và D có cơng
thức oxide ứng với hoá trị cao nhất dạng DO3.
a) Hãy thiết lập cơng thức phân tử của X. Biết rằng A có số oxi hóa cao nhất trong X.
b) Để xuất cơng thức cấu tạo của X và cho biết các nguyên tử thành phần của X khi liên kết có đủ
electron theo quy tắc octet khơng?
Hướng dẫn giải
a) A có cơng thức hydride dạng AH4 => A thuộc nhóm IVA
D có cơng thức oxide ứng với hố trị cao nhất dạng DO3 => D thuộc nhóm VIA
→ số oxi hóa cao nhất của A trong X là +4 còn số oxi hóa của D trong X là –2.
Cơng thức phân tử X có dạng AD2. Ta có: A + 2D = 76
=> Nguyên tử khối trung bình của A, D là 76/3 = 25,33.
=> A và D thuộc chu kì 2, 3 => Có các cặp nguyên tố sau:
C =12 và O = 16; C=12 và S= 32; Si = 28 và O = 16; Si= 28 và S=32, C=12 và S=32
thoả mãn A+ 2D = 76 => Công thức X: CS2.
b) Đề xuất công thức cấu tạo:
hay

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 17


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
CS2 có cấu trúc thẳng giống CO2
Các nguyên tử C và S đều có 8 electron lớp ngồi cùng theo quy tắc octet.
Câu 45. Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất

nhầy trong đường thở, thường dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong trường
hợp bị nhiễm phóng xạ, KI cịn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodine phóng xạ, bảo vệ và giảm nguy cơ
ung thư tuyến giáp.
a. Trong phân tử KI, các nguyên tử K và I đều đạt được cơ cấu bền của khí hiếm gần nhất. Đó là những
khí hiếm nào?
b. Vận dụng quy tắc octet giải thích sự hình thành phân tử potassium iodide?
Hướng dẫn giải
a. Nguyên tử potassium có 1 electron lớp ngồi cùng nên dễ dàng nhường đi electron này để trở thành
ion dương. Ion dương (K+) có cấu hình electron giống với khí hiếm Ar (3s23p6).
Ngun tử iodine có 7 electron lớp ngồi cùng nên dễ dàng nhận thêm 1 electron để trở thành ion âm.
Ion âm (I-) có cấu hình electron giống với khí hiếm Xe (5s25p6).
b. Giải thích sự hình thành phân tử potassium iodide
Câu 46. Trong cơ thể người, nguyên tố X là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng là nguyên tố
X kết hợp với phosphorus, làm cho xương và răng chắc khỏe. Nguyên tố Y chủ yếu cùng để sản xuất
nhựa PVC cũng như chất dẻo hay cao su, ngồi ra ngun tố Y cịn dùng để khử trùng nước sinh hoạt.
Trong hạt nhân nguyên tử X có 20 proton và nguyên tử Y có 17 electron.
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và Y.
b. Viết cơng thức hợp chất hình thành giữa 2 ngun tố X và Y.
Hướng dẫn giải
a. Cấu hình e của nguyên tố X: 1s22s22p63s23p64s2 (nguyên tố Ca)
Cấu hình e của nguyên tố Y: 1s22s22p63s23p5 (nguyên tố Cl)
b. Công thức hợp chất hình thành giữa 2 nguyên tố X và Y.

Câu 47. Nguyên tố X tích lũy trong các tế bào thực vật nên rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp tốt
nguyên tố X cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra khẩu phần ăn chứa nhiều X có thể giảm nguy cơ cao huyết
áp và đột quỵ. Nguyên tố Z được dùng để chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm và chất nhạy cảm với ánh
sáng. Nguyên tử X chỉ có 7 electron trên phân lớp s và thuộc nhóm A, cịn ngun tử Z chỉ có 17 electron
trên phân lớp p. Đề xuất công thức hợp chất tạo bởi X và Z và cho biết các nguyên tử X, Z khi liên kết có
đủ electron theo quy tắc octet khơng.
Hướng dẫn giải

Cấu hình e của ngun tố X: 1s22s22p63s23p64s1 (nguyên tố K)
Cấu hình e của nguyên tố Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p5 (nguyên tố Br)
Sự tạo thành liên kết giữa X và Z:
Ngun tử potassium có 1 electron lớp ngồi cùng nên dễ dàng nhường đi electron này để trở thành
ion dương. Ion dương (K+) có cấu hình electron giống với khí hiếm Ar (3s23p6.
Ngun tử bromine có 7 electron lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận thêm 1 electron để trở thành ion
âm. Ion âm (Br-) có cấu hình electron giống với khí hiếm Kr (4s24p6).

Câu 48. Sulfuric acid (H2SO4) là hóa chất hàng đầu, được dùng nhiều trong cơng nghiệp sản xuất với
vai trị là ngun liệu chính hoặc chất xúc tác, được sử dụng rất nhiều trong sản xuất phân bón, chất giặt
tẩy rửa tổng hợp, sản xuất tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu. Dựa và quy tắc octet, đề xuất công thức cấu
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 18


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
tạo của chất trên.
Hướng dẫn giải

Câu 49. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, phosphoric acid là chất phụ gia chính cho các loại đồ ăn,
đồ uống như mứt, thạch rau câu…Trong nơng nghiệp thì chủ yếu dùng để sản xuất các loại phân bón,
thuốc trừ sâu, thức ăn cho gia súc… Dựa và quy tắc octet, đề xuất công thức cấu tạo của chất trên .

Hướng dẫn giải

Câu 50. Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử O 2, C2H4, NaNO3,
Cl2O, Al(OH)3, HClO3.
Hướng dẫn giải
- O2


- C2H4
=>

- NaNO3

- Cl2O
- Al(OH)3
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 19


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

- HClO3

Câu 51. Hợp chất Cl2O5 và H2SO4 có công thức cấu tạo lần lượt như sau:


Dựa vào quy tắc octet, em hãy giải thích sự hình thành liên kết trong các cơng thức cấu tạo đó. Có
những ngun tố nào tuân theo quy tắc octet?
Hướng dẫn giải
- Cl2O5

- H2SO4

- Trong cả hai cơng thức, có ngun tố O và H tuân theo quy tắc octet. Cả Cl và S đều không theo quy
tắc.
Câu 52. Với yêu cầu viết công thức cấu tạo phân tử Al2S3 theo quy tắc octet, bạn Bình và bạn Hà đã đưa

ra các kết quả khác nhau

Cơng thức cấu tạo Al2S3 của bạn Bình
Cơng thức cấu tạo Al2S3 của bạn Hà
Theo em, bạn nào viết đúng? Hãy giải thích.
Hướng dẫn giải
- Giải thích cơng thức cấu tạo Al2S3 của bạn Bình

- Giải thích cơng thức cấu tạo Al2S3 của bạn Hà

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 20


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI

Cả hai bạn đều viết đúng.
Câu 53. Nitric acid (HNO3) được sử dụng trong sản xuất phân bón, chủ yếu để sản xuất phân đạm là các
muối nitrate... Aluminum chloride (hay cịn gọi muối nhơm, cơng thức hóa học AlCl 3) là một chất tự
nhiên, tồn tại dưới dạng chất rắn có màu vàng nhạt, là một chất cầm máu và chống mồ hôi... Dựa vào quy
tắc octet, đề xuất công thức cấu tạo của hai chất trên.
Hướng dẫn giải
- Nitric acid (HNO3)

- Aluminum chloride (AlCl3)

Câu 54. Hợp chất X tạo bởi hai nguyên tố A, B có khối lượng phân tử là 32. X là chất lỏng không màu,
nặng hơn nước và mùi khó chịu (rất độc), được dùng nhiều trong các nhà máy nhiệt điện và được sử dụng
làm chất đẩy cho phương tiện vũ trụ, tên lửa. A có cơng thức hydride dạng AH 3 và B có cơng thức oxide

ứng với hố trị cao nhất dạng B2O.
a) Hãy thiết lập công thức phân tử của X. Biết rằng B có số oxi hóa cao nhất trong X.
b) Để xuất công thức cấu tạo của X và cho biết các nguyên tử thành phần của X khi liên kết có đủ
electron theo quy tắc octet khơng?
Hướng dẫn giải
a) A có cơng thức hydride dạng AH3 => A thuộc nhóm VA
B có cơng thức oxide ứng với hố trị cao nhất dạng B2O => B thuộc nhóm IA
Gọi cơng thức phân tử X có dạng AxBy. Ta có: xA + yB = 32
(chưa xác định được tỉ lệ các nguyên tử A, B trong X).
=> Nguyên tử khối trung bình lớn nhất của A, B là 32/2 = 16 (lớn nhất khi x=y=1, chỉ có 2 ngtử trong
X)
=> A và B thuộc chu kì 1, 2 hoặc 2, 3 => Có các cặp nguyên tố sau:
H=1 và N=14; Li=7 và N=14; H=1 và P=31; Li=7 và P=31, Na=23 và N=14
Để thoả mãn A + xB = 32 thì chỉ có cặp H=1 và N=14 thỏa mãn (số oxi hóa cao nhất của B trong X là
+1)
=> Cơng thức X: N2H4.
b) Đề xuất công thức cấu tạo:

Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 21


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
Các nguyên tử N và H đều có 8 electron lớp ngoài cùng theo quy tắc octet.
Câu 55. Trong tự nhiên các khí hiếm tồn tại dưới dạng các ngun tử tự do. Các ngun tử của khí hiếm
khơng liên kết với nhau tạo thành phân tử và rất khó liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác.
Ngược lại nguyên tử các nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể. Giải thích.
Hướng dẫn giải
Các nguyên tử của khí hiếm do đã có cấu hình electron bền vững (ns 2np6), trừ He (1s2), nên các ngun

tử của khí hiếm khơng liên kết với nhau tạo thành phân tử và rất khó liên kết với nguyên tử của các
nguyên tố khác, các khí hiếm tồn tại dưới dạng các nguyên tử tự do (cịn gọi là khí trơ).
Ngun tử các ngun tố khác do chưa có cấu hình electron bền vững, nên các nguyên tử đó liên kết
với nhau tạo thành phân tử hay tự tập hợp lại thành các khối tinh thể, khi đó chúng mới đạt cấu hình
electron bền vững của khí hiếm.
Câu 56. Cấu hình electron lớp ngồi cùng của nguyên tố potassium (K) là 4s 1, cấu hình electron lớp ngoài
cùng của nguyên tố bromine (Br) là 4s24p5. Làm thế nào các nguyên tố potassium và bromine có được cấu
hình electron của ngun tử khí hiếm theo quy tắc octet.
Hướng dẫn giải
K (Z=19) CHe: 1s22s22p63s23p64s1 => có 1 electron ở lớp ngoài cùng => xu hướng nhường 1 electron
để đạt cấu hình electron bền vững:
K (Z=19) → K+ + 1e
CHe: 1s22s22p63s23p64s1 1s22s22p63s23p6 (cấu hình electron của Ar)
Br (Z=35) CHe: 1s22s22p63s23p6 3d104s24p5 => có 7 electron ở lớp ngồi cùng => xu hướng nhận 1
electron để đạt cấu hình electron bền vững:
Br (Z=35) + 1e → BrCHe: 1s22s22p63s23p6 3d104s24p5 1s22s22p63s23p6 3d104s24p6 (cấu hình electron của Kr)
Câu 57. Em hãy nêu tên và cơng thức hóa học của một chất ở thể rắn, một chất ở thể lỏng và một chất ở
thể khí (trong điều kiện thường), trong đó ngun tử oxygen đạt được cấu hình bền của khí hiếm neon
(Ne).
Hướng dẫn giải
Nguyên tử oxygen đạt được cấu hình bền của khí hiếm neon (Ne) trong MgO (chất rắn), H 2O (chất
lỏng) và O2 (chất khí).
Câu 58. Khi hình thành liên kết H + Cl → HCl và khi phá vỡ liên kết HCl → H + Cl thì hệ thu hay tỏa
năng lượng. Năng lượng phân tử HCl lớn hơn hay nhỏ hơn hệ hai nguyên tử H và Cl riêng rẽ ? Trong hệ
đó thì hệ nào bền hơn ?
Hướng dẫn giải
Khi hình thành liên kết H + Cl → H-Cl thì hệ tỏa ra năng lượng và ngược lại khi phá vỡ liên kết
H-Cl → H + Cl thì hệ thu thêm năng lượng.
Xét về mặt năng lượng thì phân tử H-Cl có năng lượng nhỏ hơn hệ hai nguyên tử H và Cl riêng rẽ.
Trong hai hệ đó thì hệ H-Cl bền hơn hệ H và Cl.

Câu 59. Trong phân tử Na2S cấu hình electron của các nguyên tử có tuân theo quy tắc octet hay khơng?
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron của ngun tử Na:

Cấu hình electron của nguyên tử S:

Khi Na kết hợp với S, mỗi nguyên tử Na nhường đi 1 electron hóa trị duy nhất để tạo thành cation Na +
có 8 electron ở lớp ngồi cùng giống khí hiếm Ne.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 22


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
Nguyên tử S có 6 electron hóa trị nhận thêm 2 electron từ 2 nguyên tử Na tạo thành anion S 2- có 8
electron ở lớp ngồi cùng giống khí hiếm Ar.
Hai nguyên tử Na và S đều đạt cấu hình electron bão hịa theo quy tắc octet trong phân tử sodium
sulfide Na2S.
Câu 60. Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử O2, CO2, KBr,
CaCl2.
Hướng dẫn giải
- Phân tử O2

- Phân tử CO2

- Phân tử KBr:

- Phân tử CaCl2

Câu 61. Đá vơi (thành phần chính là CaCO3) được dùng để sản xuất vôi, trong lĩnh vực xây dựng...

Barium nitrate Ba(NO3)2 có trong thành phần của kính quang học, gốm men... Phèn đơn aluminum sulfate
(thành phần chính là Al2(SO4)3) được sử dụng rộng rãi trong xử lí nước thải, trong cơng nghệ sản xuất
giấy, công nghệ nhuộm vải và công nghệ lọc nước và nuôi trồng thuỷ sản... Dựa vào quy tắc octet, đề xuất
công thức cấu tạo của các chất trên.
Hướng dẫn giải
- CaCO3:

- Ba(NO3)2

- Al2(SO4)3:

Câu 62. Hợp chất X tạo bởi hai nguyên tố A, D có khối lượng phân tử là 76. X là dung môi không phân
cực, thường được sử dụng làm nguyên liệu trong tổng hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và được sử dụng
rộng rãi trong sản xuất vải viscoza mềm. A có cơng thức hydride dạng AH 4 và D có cơng thức oxide ứng
với hoá trị cao nhất dạng DO3.
a) Hãy thiết lập công thức phân tử của X. Biết rằng A có số oxi hoả cao nhất trong X.
b) Để xuất công thức cấu tạo của X và cho biết các nguyên tử thành phần của X khi liên kết có đủ
electron theo quy tắc octet không?
Hướng dẫn giải
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình
Trang 23


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
a) A thuộc nhóm IVA và D thuộc nhóm VIA → số oxi hóa cao nhất của A trong X là +4 cịn số oxi hóa
của D trong X là –2.
Cơng thức phân tử X có dạng AD2. Ta có: A + 2D = 76
=> Nguyên tử khối trung bình của A, D là 76/3 = 25,33.
=> A và D thuộc chu ki 2, 3 => Có các cặp nguyên tố sau:
C =12 và O = 16; C=12 và S= 32; Si = 28 và O = 16; Si= 28 và S=32, C=12 và S=32

thoả mãn A+ 2D = 76
=> Công thức X: CS2.
b) Đề xuất công thức cấu tạo:

CS2 có cấu trúc thẳng giống CO2
Các nguyên tử C và S đều có 8 electron lớp ngồi cùng theo quy tắc octet.
Câu 63. Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất
nhầy trong đường thở, thường dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong trường
hợp bị nhiễm phóng xạ, KI cịn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodine phóng xạ, bảo vệ và giảm nguy cơ
ung thư tuyến giáp. Trong phân tử KI, các nguyên tử K và I đều đã đạt được cơ cấu bền của khí hiếm gần
nhất. Đó lần lượt là những khí hiếm nào?
Hướng dẫn giải
Trong phân tử potassium iodide (KI), nguyên tử K và I lần lượt đạt được cơ cấu bền của khí hiếm gần
nhất là argon (Ar) và xenon (Xe):
K (Z=19) → K+ + 1e
CHe: 1s22s22p63s23p64s1 1s22s22p63s23p6 (CHe của Ar)
I (Z=53) + 1e → ICHe: [Kr]4d105s25p5 [Kr] 4d105s25p6 (CHe của Xe)
Câu 64. Phosphine là hợp chất hoá học giữa phosphorus với hydrogen, có cơng thức hóa học là PH 3. Đây
là chất khí khơng màu, có mùi tỏi, rất độc, khơng bền, tự cháy trong khơng khí ở nhiệt độ thường và tạo
thành khối phát sáng bay lơ lửng. Phosphine sinh ra khi phân huỷ xác động, thực vật và thường xuất hiện
trong thời tiết mưa phùn (hiện tượng "ma trơi").
Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hố học trong phosphine.
Hướng dẫn giải
Nguyên tử P có 5 electron hóa trị cần thêm 3 electron và 3 nguyên tử H mỗi nguyên tử có 1 electron
hóa trị cần thêm 1 electron để đạt octet. Nên nguyên tử P góp chung với mỗi nguyên tử H 1 electron hóa
trị và
mỗi nguyên tử H góp chung với nguyên tử P 1 electron hóa trị. Trong phân tử PH 3, xung quanh nguyên
tử P có 8 electron giống với cấu hình bền của khí hiếm Ar và H có 2 electron giống với cấu hình bền của

khí hiếm He, thỏa mãn quy tắc octet.

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 65. [CD - SGK] Ngun tử nitrogen và ngun tử nhơm có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao
nhiêu electron để đạt được cấu hình bền vững ?
A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron.
B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron.
C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron.
D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron.
Câu 66. [CD - SGK] Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành
liên kết hóa học ?
A.Boron.
B. Potassium.
C. Helium.
D. Fluorine.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 24


DỰ ÁN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 – BỘ KẾT NỐI
Câu 67. [CD - SBT] Nguyên tử oxygen (Z=8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt
lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? Chọn phương án đúng:
A. Nhường 6 electron
B. Nhận 2 electron
C. Nhường 8 electron
D. Nhận 6 electron
Câu 68. [CD - SBT] Nguyên tử lithium (Z=3) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt
lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? Chọn phương án đúng:
Câu 69. A. Nhường 1 electron B. Nhận 7 electron C. Nhường 11 electron D. Nhận 1 electron [CD SBT] Mơ hình mơ tả q trình tạo liên kết hóa học sau đây phù hợp với xu hướng tạo liên kết hóa học của
nguyên tử nào?


A. Aluminium
B. Nitrogen
C. Phosphorus
D. Oxygen
Câu 70. [CD - SBT] Nguyên tử có mơ hình cấu tạo sau đây có xu hướng nhường hoặc nhận electron như
thế nào khi hình thành liên kết hóa học ?

A. Nhận 1 electron.
B. Nhường 1 electron.
C. Nhận 7 electron.
D. Khơng có xu hướng nhường hoặc nhận electron.
Câu 71. [CD - SBT] Ngun tử có mơ hình cấu tạo sau sẽ có xu hướng tạo thành ion mang điện tích nào
khi nó thỏa mãn quy tắc octet ?

A.3+
B.5+
C. 3D. 5Câu 72. [KNTT-SBT] Liên kết hoá học là
A. sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững
B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững.
D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững.
Câu 73. [KNTT-SBT] Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các ngun tử có xu hướng
nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như
A. kim loại kiềm gần kể. B. kim loại kiểm thổ gần kể.
C. nguyên tử halogen gần kề.
D. nguyên tử khí hiếm gần kể.
Hệ thống bài tập Hóa 10 (SGK – SBT - CĐ) - Nhóm thầy Trần Thanh Bình

Trang 25



×