Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TIỂU sử HOWARD SCHULTZ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.48 KB, 4 trang )

TIỂU SỬ HOWARD SCHULTZ
1. Vài nét khái quát về Howard Schultz
- Ngày sinh : 19/7/1953 ( 68 tuổi )
- Nơi sinh : Brooklyn, New York
- Nghề nghiệp của bố Howard – ơng Fred là người lái xe tải, Howard có 2 người chị em
ruột và theo như ơng ấy thì, gia đình ơng ấy khơng được khá giả
- Howard tốt nghiệp trường cao học Canarsie vào năm 1971. Sau đó, ông học tại
Northern Michigan University 4 năm từ 1971 tới 1975, tốt nghiệp với tấm bằng B.A
ngành giao tiếp học.
- Năm 2016 ông được vinh danh là người giàu thứ 232 ở Hoa Kỳ. Tài sản rịng
của ơng lên đến 2,9 tỷ USD năm 2019.
- Tháng 4 năm 2017 ông từ bỏ cương vị CEO của Starbucks và trở thành chủ
tịch điều hành vào Howard Schultz, đến tháng 6 năm 2018 ông nghỉ hưu.

2. Cuộc đời và sự nghiệp
a) Tuổi thơ nghèo trong khu phố công cộng

Giống như nhiều tỷ phú tự thân lập nghiệp khác, Howard Schultz xuất thân trong
một gia đình có hồn cảnh nghèo khó, và trải qua tuổi thơ chẳng mấy êm đềm.
Howard Schultz sinh ra ở New York vào năm 1953, cha mẹ của ông thậm chí cịn
khơng đủ điều kiện để học hết trung học.
Do hồn cảnh nghèo khó, suốt những năm tháng tuổi thơ Howard Schultz phải ở
trong khu nhà công cộng. Từ năm 7 tuổi Howard Schultz đã ý thức được hoàn cảnh
của gia đình. Một ngày đi học về ơng chứng kiến cha bị chấn thương do lao động,
buộc phải nghỉ việc.
Khơng có bảo hiểm y tế dành cho cơng nhân, nên gia đình ơng khơng nhận được
bất cứ khoản trợ cấp nào. Howard Shultz chia sẻ rằng khi còn là một đứa trẻ, tơi đã
chứng kiến gia đình mình lâm vào cảnh suy sụp nhất. Cha mẹ tôi trải qua những
ngày tháng thất vọng đến tuyệt vọng vì thất nghiệp, những vết sẹo đó là động lực
giúp tơi phấn đấu có được ngày hơm nay.



Mặc dù hồn cảnh gia đình khó khăn nhưng mẹ của Howard Shultz vẫn khuyến
khích và động viên ơng tiếp tục học tập. Bà tin rằng nền tảng giáo dục tốt chính là
cánh cửa mở ra cơ hội thốt khỏi cái nghèo cho con trai và gia đình. Nhờ sự ủng hộ
của mẹ, Howard Shultz đã nhận được học bổng theo học trường đại học Bắc
Michigan.
Để có thể trang trải chi phí cho cuộc sống tại trường đại học, cậu sinh viên Howard
Schultz đã phải làm rất nhiều công việc như phục vụ tại cửa hàng rượu, và thậm
chí cịn phải đi bán máu
b) Mối lương duyên với Starbucks

Sau khi tốt nghiệp, Schultz có một cơng việc thuộc chương trình đào tạo bán hàng
tại Xerox. Vài năm sau đó, ơng làm việc tại Hammarplast, một doanh nghiệp đồ
gia dụng thuộc sở hữu của một công ty Thụy Điển tên là Perstorp. Ở cơng ty này,
Schultz đã vươn lên vị trí phó chủ tịch và tổng giám đốc, lãnh đạo một nhóm nhân
viên bán hàng cấp dưới. Dù có chút thành cơng đầu đời, nhưng ơng vẫn ln đau
đáu trong lịng, tự hỏi rằng “mình sẽ làm gì tiếp”.
Năm 1979, ơng lọt vào mắt xanh của Hammarplast - nhà kinh doanh máy pha cà
phê của Thụy Điển. Cũng nhờ cơ hội này mà Howard Schultz đã biết tới Starbucks
và được gặp gỡ ba nhà sáng lập của công ty này: Giáo sư Anh ngữ Jerry Baldwin,
Giáo sư lịch sử Zev Siegl và nhà văn Gordon Bowker
Gia nhập Starbucks đồng nghĩa với việc phải di chuyển khắp nơi, lương thấp hơn
và đặc biệt là gặp phải phản đối từ gia đình nhưng Howard chắc chắn rằng đây là
nước đi đúng đắn. Ông đã mất một năm để thuyết phục Baldwin thuê ông về làm
giám đốc marketing. Tại thời điểm đó, Starbucks vẫn chưa thực sự phát triển mà
chỉ là nơi rang xay cà phê bán cho khách hàng sử dụng tại nhà.
Vào đầu những năm 80, việc Howard Schultz gia nhập công ty đã giúp Starbucks
đạt mục tiêu dường như bất khả thi, trở thành hãng cà phê cao cấp phổ biến nhất
nước Mỹ. Howard Schultz là người có tham vọng lớn, ông muốn đưa Starbucks
vươn tầm thế giới. Thậm chí, Howard Schultz từng rời cơng ty một thời gian ngắn

vì khơng thể thuyết phục được những nhà sáng lập Starbucks phát triển hãng theo
kế hoạch của mình, đưa cơng ty trở thành chuỗi thương hiệu quốc tế chứ không chỉ
là một nơi rang xay cà phê.
Năm 1987, Howard Schultz mua lại thương hiệu Starbucks và 17 cửa hàng bán lẻ
với giá chỉ 3,8 triệu USD. Sau đó, ơng chính thức trở thành giám đốc điều hành


của Starbucks, tiến hành cải tổ và mở rộng nhiều chi nhánh tại các thành phố lớn
khác. Năm 2008, Starbucks đã phải trải qua cơn khủng hoảng lớn nhưng Howard
Schultz đã tìm cách vực lại doanh nghiệp thành cơng. Người ta nói rằng, huyền
thoại trong lĩnh vực cơng nghệ là Steve Jobs thì “ơng trùm” ngành cơng nghiệp cà
phê chắc chắn phải nhắc đến Howard Schultz. Ông đã chứng minh rằng Starbucks
tốt hơn nhiều thương hiệu cà phê khác: thương lưu, phong phú và tinh tế hơn.
Dưới sự lãnh đạo của Howard, tập đoàn tăng trưởng đến mức đáng kinh ngạc. Ông
liên tục tạo ra những chiến dịch lớn cho Starbucks và gây nhiều tiếng vang trên thị
trường quốc tế. Sau một thập kỉ thành lập, Starbucks đã phát triển từ 1.886 chi
nhánh lên tới 16.680 chi nhánh. Hiện tại, Starbucks đã có hơn 28.000 cửa hàng tại
77 quốc gia, đem lại doanh thu ròng khoảng 22.4 tỷ USD chỉ tính riêng năm 2017.
Tháng 12/2017, ơng từ chức CEO Starbucks, và tuyên bố chuẩn bị để tham gia
tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020. Tuy từ chức nhưng ông sẽ khơng rời xa
cơng ty, ơng vẫn ln ở đó, tìm cách phát triển cơng ty và tạo cảm hứng cho hàng
nghìn nhân viên mỗi ngày.
c) Seattle SuperSonics and Seattle Storm

Vào tháng 1 năm 2001, Schultz dẫn dắt một nhóm gồm 10 nhà đầu tư, những
người đã mua đội bóng rổ thuộc biên chế NBA Seattle SuperSonics và đội bóng rổ
nữ Seattle Storm từ Ackerley Group với giá 200 triệu đô-la. Trong suốt quãng thời
gian hoạt động với tư cách là chủ đội bóng, ơng bị chỉ trích dữ dội vì sự ngây thơ
và cách điều hành một nó như là một mơ hình kinh doanh chứ khơng phải một đội
bóng. Schultz thậm chí đã xảy ra cãi vã với cầu thủ Gary Payton, người được coi là

ngôi sao đang dẫn dắt đội bóng tới chức vơ địch lúc bấy giờ, rằng ông cảm thấy
Payton không tôn trọng ông ấy và cả đội khi đã không xuất hiện vào buổi ra mắt
truyền thông khi ông nhận chức. Vào tháng 2 năm 2006, ông kêu gọi Sonics cần
200 triệu đô-la để sửa chữa KeyArena hoặc xây dựng một sân nhà mới cho đội, và
nếu Washington State Legislature không chấp thuận, ông sẽ tìm cách để bán đội
bóng cho người khác. Tháng 7/2006, ông bán đội Sonics cho Clay Bennett, chủ
tịch của hội bóng rổ LLC với giá 350 triệu đơ-la, sau khi thất bại trong việc thuyết
phục người dân thành phố Seattle gây quỹ công cộng để xây dựng một sân nhà mới
cho đội bóng thay thế cho sân KeyArena. Vào thời điểm mua bán diễn ra, mọi
chuyện đã được phỏng đốn rằng người chủ mới của đội bóng sẽ dời đội bóng tới
thành phố của họ sau mùa giải 2006-2007.


Khi hợp đồng mua bán được kí kết, Bennett đồng ý với một điều khoản có trong
bản hợp đồng đó, rằng ông ta sẽ cố gắng hết mức để giữ cả 2 đội ở lại Seattle trong
vòng 2 năm. Ngay vào tháng 1 năm 2008, Bennett lại bán đội Storm cho Force 10
Hoops, LLC, một nhóm gồm 4 người phụ nữ Seattle, và họ đã giữ đội này lại thành
phố này. Tuy nhiên, tháng 8 cùng năm đó, thành phố Seattle buộc phải tiến tới một
thỏa thuận với một nhóm những người chủ mới rằng đội SuperSonics sẽ di dời tới
Oklahoma City và đổi tên thành đội Thunder vào mùa giải 2008-2009. Điều kì lạ
là, đầu năm 2008 đó Schultz đã đâm đơn kiện Bennett vì đã vi phạm điều khoản có
trong hợp đồng nhưng rồi lại hủy đơn kiện sau 2 tháng, điều này dấy lên nghi vấn
rằng liệu Schultz đã có một thỏa thuận riêng nào đó với những người chủ mới hay
không ? Hợp đồng mua bán với người chủ khác bang này thực sự đã hủy hoại
thanh danh của Schultz tại Seattle. Tại một tờ báo địa phương, Schultz bị coi là
người đáng phải chịu trách nhiệm nhất cho việc đội bóng phải rời khỏi thành phố
mà nó đã được sinh ra. Mười năm sau đó, vào năm 2019, Schultz đã chấp nhận
toàn bộ trách nhiệm cho thương vụ mua bán đó. Ơng cũng nói trước báo chí
rằng :” Bán Sonics là một trong những điều mà tơi hối hận nhất trong sự nghiệp
của mình. Tơi đáng ra nên sẵn lòng chịu mất tiền cho tới khi tìm được một người

mua ở Seattle xuất hiện. Tơi ngàn lần xin lỗi !”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×