Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA NHẬT BẢN HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHƯƠNG PHÁP DẠY BẢNG CHỮ TIẾNG NHẬT
QUA TRỊ CHƠI

NGÀNH: ĐƠNG PHƯƠNG HỌC

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Lưu Thế Bảo Anh
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Bảo Hân
MSSV: 1611290273 Lớp: 16DDPNA1

Tp.Hồ Chí Minh, 2020

I


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Cơng Nghệ Tp.Hồ Chí
Minh, em đã nhận được sự giúp đỡ từ nhà trường, thầy cô và bạn bè rất nhiều. Không chỉ
học về kiến thức chun mơn mà cịn được học về các kỹ năng khác nhau, từ đó vận dụng
vào trong q trình làm việc để đạt được hiệu quả tốt nhất bù đắp lại mọi sự dạy dỗ của các
thầy, cô.
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám Hiệu nhà
trường cùng tồn thể các phịng ban, tổ chức Đoàn, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong
trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập nhất là các vấn đề nảy sinh
đã được giải quyết một cách nhanh chóng, rõ ràng, cụ thể và minh bạch. Hơn nữa, trường
cũng đã tạo điều kiện cho em được vui chơi và sinh hoạt trong các câu lạc bộ cũng như các


hoạt động lớn, nhỏ ở trường.
Tiếp theo, em xin được gửi lời cảm ơn đến Khoa Nhật Bản học đã cho em môi trường
học tập tốt và những trải nghiệm của đời sinh viên thật ý nghĩa. Cảm ơn tất cả các thầy, cô
đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho chúng em. Để có được kết quả
như ngày hơm nay đó là nhờ vào sự nhiệt huyết và tận tình của các thầy, cơ.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn – ThS.Lưu Thế Bảo
Anh đã tận tâm trong suốt quá trình thực hiện báo cáo thực tập, cơ đã đưa ra những lời
khun để em có thể hồn thành tốt nhất bài báo cáo của mình.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Trung Tâm Ngoại Ngữ
Trí Nhân - anh Phan Thế Tài, chị Trinh, chị Hoa, chị Hà và toàn thể anh chị nhân viên đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội được thực tập và chỉ dạy em nhiều kiến thức lẫn
kinh nghiệm trong cuộc sống. Quá trình thực tập của em chỉ vỏn vẹn trong 6 tuần nên không
tránh khỏi thiếu sót và được mọi người giúp đỡ đó là niềm vinh dự của em. Một lần nữa em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ từ các anh, chị.
………………, ngày …..tháng …..năm ……

II


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: Trần Nguyễn Bảo Hân
Lớp: 16DDPNA1 Mã sinh viên: 1611290273 Khóa: 2016
Khoa: Nhật Bản học
Trực thuộc Trường: Trường Đại học Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh
Từ ngày 20/07 đến ngày 31/08 đã thực tập tại
Công ty: Công ty TNHH Thương Mại N&P - Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân
Địa chỉ: 60 Huỳnh Đình Hai, Phường 14, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh

Bộ phận thực tập: Phịng Giáo vụ
Vị trí thực tập: Nhân viên Giáo vụ
Sau q trình thực tập tại đơn vị, chúng tơi có một số nhận xét, đánh giá như sau:
1. Về chuyên môn (nội dung thực tập và kết quả thực tập):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Về thái độ thực tập:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

III


3. Về ý thức kỷ luật:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. Về kết quả thực tập:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Các nhận xét khác:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
6. Điểm đánh giá quá trình thực tập: …………./10

Ngày……tháng……năm……
Xác nhận của đơn vị

Người hướng dẫn trực tiếp

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên)

IV


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA NHẬT BẢN HỌC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên sinh viên: Trần Nguyễn Bảo Hân
MSSV: 1611290273
Lớp: 16DDPNA1
Thời gian thưc tập: 20/07/2020 đến 31/08/2020
Tại Đơn vị/ Công ty: Công ty TNHH Thương Mại N&P - Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân
Trong q trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện:
1. Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy định:
 Tốt


 Khá

 Khơng đạt

 Trung bình

2. Thường xun liên hệ và trao đổi chuyên môn với giảng viên hướng dẫn:
 Thường xun

 Ít liên hệ

 Khơng

3. Báo cáo thực tập đạt chất lượng theo yêu cầu:
 Tốt

 Khá

 Trung bình

 Không đạt

TP. HCM, ngày …. tháng…. năm….
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

V


はじめに

卒業する前に実際経験があるように、インターンシップをしなければなり
ません。インターネットでいろいろな情報を調べた、後で、Tri Nhan センターの
外国語(TNJS)でインターンシップすることを決めました。
Tri Nhan センターの外国語は 2017 年 7 月に設立られました。でも、2018 年
2 月までに、センターは正式に教育活動に参加しました。TNJS は、多くの初級、
中級、上級レベルの日本語研修を専門とするセンターです。住所は 60、Huynh
Dinh Hai 通り、Binh Thanh 区です。
インターンシップ期間中、私は教育環境で多くの経験を学びました。授業
計画の整理方法やドキュメントの印刷とスキャンやオフィスのコンピュータスキ
ルなどがあります。また、皆さんから生活の経験を学べれました。そこから、私
は自分の仕事に応募するために学んだことを適用することができます。
ここでインターンシップするとき、皆さんいつも私が手伝っていました。
仕事から私のレポートまでです。誰もここでは熱心で、幸せで、私が困難な問題
を抱えているときに、私を助けてくれる。私の主な仕事は、日本語能力試験の入
力と日本のビデオクリップの作成です。
TNJS で働くのは楽しいです。新しいことをたくさん学びました。これは私
の人生で最高の経験になります。
2020 年 8 月 30 日

VI


MỤC LỤC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP……………………………………………………I
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... II
PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ......................................... III
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................ V
はじめに ............................................................................................................................VI
MỤC LỤC ........................................................................................................................ VII
DANH SÁCH BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH .................................................................. VIII

LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................IX
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TRÍ NHÂN ....................... 1
1.1. Thơng tin về Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân .......................................................... 1
1.1.1. Lĩnh vực hoạt động .............................................................................................. 2
1.1.2. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................... 3
1.1.3. Hoạt động giảng dạy ............................................................................................ 3
1.1.4. Đội ngũ giảng viên............................................................................................... 3
1.2. Thơng tin về vị trí thực tập ......................................................................................... 5
1.2.1. Giới thiệu chung về vị trí thực tập ....................................................................... 5
1.2.2. Thời gian làm việc và chi tiết công việc .............................................................. 6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY BẢNG CHỮ TIẾNG NHẬT QUA TRÒ CHƠI ..... 8
2.1. Tổng quát ................................................................................................................... 8
2.1.1. Lý do và mục đích chọn đề tài ............................................................................. 8
2.1.2. Đối tượng và phạm vi đề tài ................................................................................ 8
2.2. Phương pháp dạy bảng chữ tiếng nhật qua trò chơi ................................................... 9
2.2.1. Thực trạng việc học tiếng nhật ............................................................................ 9
2.2.2. Phương pháp dạy bảng chữ tiếng nhật qua trò chơi ............................................ 9
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA BẢN THÂN TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC TẬP......................................................................................................................... 15
3.1. Tự nhận xét, đánh giá quá trình thực tập ................................................................. 15
3.2. Đóng góp ý kiến ....................................................................................................... 15
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 18

VII


DANH SÁCH BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Bảng 1.1. Thời gian làm việc và chi tiết công việc
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức Trung tâm Ngoại ngữ Trí Nhân

Hình 1.1. Trung Tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân
Hình 1.2. Các hoạt động ngoại khóa được trung tâm tổ chức
Hình 1.3. Hình ảnh trong quá trình làm việc
Hình 1.4. Scan tài liệu
Hình 2.1. Flashcard Hiragana & Katakana
Hình 2.2. Trị chơi lật mảnh ghép

VIII


LỜI MỞ ĐẦU
Nhật Bản là một trong những nước Châu Á có nền kinh tế vững chải có thể sánh
ngang với các cường quốc như Mỹ, Canada, Anh Quốc,…Tuy hiện đại và tiên tiến bậc nhất,
nhưng con người Nhật Bản chưa bao giờ quên bổn phận, trách nhiệm của cá nhân đối với
đất nước. Sự đồn kết và trí tuệ đã giúp một đất nước nghèo nàn về tài nguyên và thường
xuyên đối mặt với thiên tai như Nhật Bản vươn mình chạm đến những thành tựu của đỉnh
cao.
Trong những năm gần đây mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng trở
nên tốt đẹp tạo nhiều cơ hội cho nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam. Nguồn nhân lực biết
tiếng nhật ngày càng được săn đón và đang trở thành ngành ‘nóng’ có sức ảnh hưởng lớn
trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Nhận thấy được tiềm năng trong tương lai, một bộ phận
học sinh, sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã chọn tiếng nhật là ngoại
ngữ thứ hai của mình.
Để có thể áp dụng được những kiến thức đã học vào cơng việc, trước tiên phải có
thời gian thực tập để lấy kinh nghiệm thực tế. Em đã chọn Trung Tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân
là nơi để học hỏi và trao dồi kinh nghiệm sau gần 4 năm học tập.
Được sự gợi ý và cho phép của Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân, đề tài báo cáo thực
tập tốt nghiệp của em sẽ tìm hiểu về “Phương pháp dạy bảng chữ tiếng nhật qua trò chơi”.
Nội dung của bài báo cáo sẽ bao gồm ba chương như sau:
Chương 1 – Giới Thiệu Về Trung Tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân

Chương 2 – Phương Pháp Dạy Bảng Chữ Tiếng Nhật Qua Trò Chơi
Chương 3 – Nhận Xét, Đánh Giá Của Bản Thân Trong Quá Trình Thực Tập

IX


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TRÍ NHÂN
1.1. Thơng tin về Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân
Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân (TNJS) là trung tâm chuyên đào tạo tiếng nhật với
nhiều cấp độ từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp và ngoại ngữ ứng dụng chuyên dùng (dành
cho người đi làm, du học). Trung tâm mong muốn đem đến sự hợp tác giữa Việt Nam và
Nhật Bản tạo cầu nối để chấp cánh các ước mơ góp phần đưa Việt Nam phát triển trên con
đường trở thành cường quốc trong tương lai.
Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân được thành lập vào tháng 7 năm 2017 bởi nhóm bạn
từng đi du học Nhật trở về và một số giảng viên trong trường đại học tại Việt Nam. Đến
tháng 2 năm 2018, trung tâm chính thức bước vào hoạt động giảng dạy.

Hình 1.1. Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân

1


Thơng tin liên hệ:
-

Địa chỉ: 60 Huỳnh Đình Hai, Phường 14, Quận Bình Thạnh.

-

Điện thoại: 028-6274-9261


-

Mail: -

-

Website:

1.1.1. Lĩnh vực hoạt động
Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo,
cung cấp các chương trình tiếng nhật phong phú và đa dạng với chất lượng cao, tư vấn du
học Nhật Bản và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Ngoài lĩnh vực hoạt động chính là giáo dục, trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân còn hỗ
trợ các dịch vụ như:
-

Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản (vừa học – vừa làm)

-

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn tu nghiệp sinh

-

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn cho người Nhật tại Việt Nam

Mục tiêu hoạt động
Trong những năm gần đây, tình hình tệ nạn xã hội ở Nhật do người Việt gây ra ngày
một tăng cao dẫn đến việc hạn chế thực tập sinh hay du học sinh sang Nhật để học tập và

làm việc. Vì vậy, trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân quyết tâm đào tạo thế hệ trí thức trẻ vừa
có “trí” vừa có “nhân”, khơng chỉ có kiến thức mà cịn phải có những đức tính của một con
người. Từ đó góp phần vào sự phát triển của mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Nhật
Bản trong bối cảnh xã hội ngày nay.

2


1.1.2. Cơ cấu tổ chức
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI N&P

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TRÍ NHÂN

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
Phịng hành chính
- Nhân sự
Quản trị
nhân sự

Bảo vệ
giữ xe

Phịng kế tốn

Kế tốn

Thủ quỹ

Phịng giáo vụ


Giáo trình

Kế hoạch

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân
1.1.3. Hoạt động giảng dạy
Mỗi tháng trung tâm sẽ mở các khóa học mới theo nhu cầu đăng ký của học viên.
Trung bình một khóa học sẽ kéo dài 3 tháng.
Trung tâm hoạt động từ thứ hai đến chủ nhật. Trong một ngày sẽ chia làm ba buổi
học: sáng, chiều, tối; mỗi buổi học kéo dài một tiếng rưỡi và được sắp xếp giờ học phù hợp
theo nguyện vọng của học viên.
-

Buổi sáng: 9 giờ đến 10 giờ 30

-

Buổi chiều: 14 giờ đến 15 giờ 30

-

Buổi tối: 19 giờ đến 20 giờ 30

Riêng chủ nhật: buổi sáng 9 giờ đến 10 giờ 30, buổi chiều 15 giờ đến 16 giờ 30.
1.1.4. Đội ngũ giảng viên
Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân có đội ngũ giảng viên trẻ nhiệt tình, nhiệt huyết, tận
tâm với nghề cùng với các phương pháp giảng dạy hiệu quả. Chế độ 1 thầy – 1 trò hoặc số
lượng học sinh cố định (khoảng 15 học viên) sẽ tạo môi trường học thân thiện, cởi mở giúp

3



học viên có thể tương tác dễ dàng với giáo viên; giáo viên cũng dễ nắm được tình hình của
lớp học, sức học của mỗi học viên như thế nào để có thể định hướng giảng dạy phù hợp
cũng như truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu nhất.
Ngoài các giờ học ở trên lớp, đội ngũ giảng viên cũng thường xuyên tổ chức các
buổi học ngoại khóa, các hoạt động vui chơi, giải trí giúp học viên hiểu sâu hơn về văn hóa
Nhật Bản như tiệc Giáng sinh, tập làm Bento, tham gia lễ hội giao lưu Văn hóa – Thể thao
Việt Nhật Kizuna 2018,vv.

Hình 1.2. Các hoạt động ngoại khóa được trung tâm tổ chức

4


1.2. Thơng tin về vị trí thực tập
1.2.1. Giới thiệu chung về vị trí thực tập
Bộ phận được phân cơng thực tập là phịng giáo vụ với vị trí nhân viên giáo vụ, thời
gian thực tập từ ngày 20 tháng 7 năm 2020 đến ngày 31 tháng 8 năm 2020 tại Trung tâm
Ngoại Ngữ Trí Nhân.
Mơ tả cơng việc
Cơng việc mỗi ngày cần phải làm là trực văn phòng, dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo khu
vực luôn được gọn gàng và sạch sẽ. Quản lý các thiết bị văn phòng như sách, tài liệu, giáo
án,…Tư vấn tuyển sinh, hỗ trợ thu học phí và nhắc nhở thời gian nộp học phí. Ngồi ra,
cịn liên hệ với học viên hoặc phụ huynh về khóa học và thơng báo lịch học (nếu có). Thực
hiện các cơng việc khác theo sự phân cơng và u cầu của quản lí.

Hình 1.3. Hình ảnh trong quá trình làm việc

5



Hình 1.4. Scan tài liệu
1.2.2. Thời gian làm việc và chi tiết công việc
Bảng 1.1. Thời gian làm việc và chi tiết công việc
Thời gian làm việc

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Chi tiết công việc
-

Training công việc ca sáng và chiều

20/07 đến

-

Đánh tài liệu đề thi N5

26/07

-

Tham gia họp nội bộ trung tâm


-

Ghi âm file nghe flashcard từ vựng

-

Tham gia họp tuần nhân viên

-

Đánh tài liệu đề thi N4

-

Viết bài đăng fanpage facebook

-

Tham gia họp tuần nhân viên

03/08 đến

-

Đánh tài liệu đề thi N4

09/08

-


Làm video flashcard từ vựng

-

Đăng bài quảng cáo chiêu sinh khóa học trên facebook

27/07 đến
02/08

6


Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

-

Tham gia họp tuần nhân viên

-

Đánh tài liệu đề thi N3

-


Chỉnh sửa âm thanh video flashcard

-

Viết bài đăng fanpage facebook

-

Đăng bài quảng cáo chiêu sinh khóa học trên facebook

-

Tham gia họp tuần nhân viên

-

Đánh tài liệu đề thi N3

-

Chỉnh sửa âm thanh video flashcard

-

Viết bài đăng fanpage facebook

-

Đăng bài quảng cáo chiêu sinh khóa học trên facebook


-

Tham gia họp tuần nhân viên

24/08 đến

-

Chỉnh sửa âm thanh video flashcard

30/08

-

Viết bài đăng fanpage facebook

-

Báo cáo thuyết trình đề tài thực tập

-

Tham gia họp tuần nhân viên

10/08 đến
16/08

17/08 đến
23/08


31/08

7


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY BẢNG CHỮ TIẾNG NHẬT QUA TRỊ
CHƠI
2.1. Tổng qt
2.1.1. Lý do và mục đích chọn đề tài
Lý do chọn đề tài: sau hai tuần thực tập tại trung tâm, học viên đa phần là các em
học sinh trong độ tuổi từ 5 đến 16 tuổi. Đây là độ tuổi các em học tập dưới sự kiểm sốt
của ba mẹ, nghĩa là học những mơn mà ba mẹ định hướng sẵn để phát triển tư duy và mong
muốn của ba mẹ. Một số em đang trong độ tuổi bắt đầu học viết bảng chữ cái tiếng việt thì
khả năng học viết bảng chữ cái tiếng nhật là điều khơng thể vì các em chưa hồn thiện vốn
tiếng việt của mình và cũng chưa hiểu rõ được những gì mình đang học. Một số em thì phải
vừa học các mơn phụ đạo như tốn, hóa, lý, vv để duy trì điểm số trên lớp thì vấn đề vừa
học thêm ngoại ngữ khác như tiếng nhật cũng là việc hết sức khó khăn. Bảng chữ tiếng nhật
khơng giống với bảng chữ tiếng việt nên việc học và tiếp thu nó là cả một q trình lâu dài.
Ngay từ khi bắt đầu học bảng chữ tiếng nhật thì đã có tới ba bảng chữ, trong đó có hai bảng
chữ có cùng cách đọc nhưng cách viết thì khác nhau, vì vậy cần phải có phương pháp dạy
học phù hợp với độ tuổi này.
Mục đích của đề tài này là nhằm tìm hiểu về phương pháp dạy học phù hợp với độ
tuổi đã được đề cập ở mục lý do trên, cụ thể là phương pháp dạy bảng chữ tiếng nhật qua
trị chơi. Thơng qua đó làm nổi bật lý do vì sao nên sử dụng phương pháp này trong quá
trình dạy học. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ đưa ra những dự đoán trong tương lai khi áp dụng
phương pháp này và đề xuất trò chơi mới.
2.1.2. Đối tượng và phạm vi đề tài
Như tên đề tài đã nêu rõ, bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này sẽ tập trung vào việc
tìm hiểu phương pháp dạy bảng chữ tiếng nhật qua trị chơi. Trong đó, sẽ đề cập đến thực
trạng của việc học tiếng nhật ngày nay, một số trò chơi đã được áp dụng tại trung tâm và sẽ

đề xuất trò chơi mới.
Về thời gian, tác giả sẽ tập trung vào khoảng thời gian từ năm 2018 đến tháng 8 năm
2020, vì từ năm 2018 trung tâm chính thức bước vào hoạt động giảng dạy cho nên bài báo
cáo thực tập tốt nghiệp sẽ đi vào thực tế hơn.
8


2.2. Phương pháp dạy bảng chữ tiếng nhật qua trò chơi
2.2.1. Thực trạng việc học tiếng nhật
Trong 7 tháng đầu năm 2020, tổng vốn đầu tư FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng
ký trên 60 tỉ USD. Theo ông Vũ Đại Thắng (Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư), môi
trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đang cải thiện mạnh mẽ, khi xếp 70/190 quốc gia
về mức độ thuận lợi đầu tư theo bảng xếp hạng môi trường đầu tư kinh doanh của WB trong
giai đoạn 2019 – 2020. Khảo sát của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO)
cũng cho thấy trên 63% doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh ở Việt Nam có nguyện
vọng mở rộng đầu tư kinh doanh trong thời gian tới, cao nhất khu vực ASEAN.
Đặc biệt, Việt Nam đang được đánh giá cao trong việc thành công chống dịch
COVID, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam – Okabe Daisuke cho rằng với năng
lực quản trị rủi ro cao, Việt Nam đã gặt hái thành công trong khi các nước khác đang khốn
đốn vì COVID thì nền kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh chóng.
Chính vì những lý do trên mà nguồn nhân lực biết tiếng nhật ngày càng được săn
đón và đang trở thành ngành ‘nóng’ có sức ảnh hưởng lớn trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Nhận thấy được tiềm năng trong tương lai, một bộ phận học sinh, sinh viên ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường đã chọn tiếng nhật là ngoại ngữ thứ hai của mình.
Tuy nhiên, việc học tiếng nhật khơng phải dễ vì đây là ngơn ngữ được xếp hạng
ngơn ngữ khó học trên thế giới sau tiếng Trung Quốc. Tiếng nhật với ba bảng chữ cái bao
gồm hiragana, katakana và hán tự cùng hàng ngàn ký tự cần phải nhớ. Lộ trình học tiếng
Nhật được phân chia theo từng cấp độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Ngoài ra, cịn có những
từ ngữ chun dùng trong mơi trường làm việc. Để khẳng định khả năng sử dụng tiếng nhật
của bản thân đang ở mức độ nào thì phải tham gia kỳ thi năng lực tiếng nhật (JLPT) được

tổ chức vào tháng 7 và tháng 12 hằng năm. Và u cầu tối thiểu để có thể làm việc trong
mơi trường Nhật Bản là giao tiếp đạt trình độ N3.
2.2.2. Phương pháp dạy bảng chữ tiếng nhật qua trò chơi
Hiện nay có nhiều phương pháp để học bảng chữ tiếng nhật, cách thông thường nhất
sẽ học qua flashcard và học viết lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng cách học đó có thực sự phù
hợp với mọi đối tượng hay không? Nếu đối tượng là các em trong độ tuổi 5 đến 16 tuổi, cụ
9


thể hơn là từ 5 đến 9 tuổi thì sao? Những em hiếu động, khó tiếp thu, học chậm thì phải làm
thế nào?
Chúng ta cần phải có một phương pháp dạy học phù hợp với độ tuổi này, phải thấu
hiểu tâm lý trẻ em muốn gì và các em nên học những gì? Khơng thể cứ áp dụng các phương
pháp học của người lớn vào trẻ em thay vào đó áp dụng các trò chơi kết hợp để dạy bảng
chữ tiếng nhật từ cơ bản nhất đến nâng cao.
Phương pháp dạy bảng chữ tiếng nhật qua trò chơi hiện tại cịn khá ít và chưa phổ
biến. Nhưng tại trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân đã áp dụng một số trị chơi để vừa học vừa
dạy và đã đem lại những kết quả tích cực. Thơng qua trị chơi giáo viên sẽ dễ dàng kiểm tra
lại kiến thức cũ đã học, tạo khơng khí tiết học vui tươi ít bị căng thẳng và hơn nữa cịn tăng
kích thích não bộ giúp học viên phản xạ và tiếp thu nhanh.
2.2.2.1. Trò chơi đã áp dụng tại trung tâm
a) Trò chơi bài Karuta
Bài Karuta là bài lá tuyền thống của người Nhật bắt nguồn từ Châu Âu, cụ thể là Bồ
Đào Nha. Khi các nhà buôn Bồ Đào Nha đến Nhật vào thế kỷ 16, họ đã đem theo bộ bài
tây. Từ đó chơi bài dần dần du nhập vào Nhật Bản. Sau nhiều năm, người Nhật đã thiết kế
bộ bài theo phong cách của người Nhật, trên mỗi lá bài sẽ được in những hình ảnh, chữ viết,
những câu thơ, câu tục ngữ thay vì sử dụng số và các kí tự cơ, rơ, chuồn, bích.
Trung tâm Ngoại Ngữ Trí Nhân đã tận dụng bộ “Flashcard Hiragana và Katakana”
của mình để áp dụng vào bài Karuta. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải thuộc lòng mặt
chữ hiragana và katakana để nhanh chóng ghi điểm. Vì cách chơi đơn giản nên nó khá giống

bộ bài Iroha Garuta, tuy nhiên phía sau bộ bài này sẽ có một câu tục ngữ tiếng nhật cịn
cách chơi bài của TNJS thì khơng.

10


Hình 2.1. Flashcard Hiragana & Katakana
Phù hợp với mọi độ tuổi có trình độ mới bắt đầu học bảng chữ tiếng nhật (hiragana
và katakana).
Số lượng người chơi từ 2 người trở lên.
Cách chơi: sử dụng một trong hai bộ “Flashcard Hiragana hoặc Katakana” để chơi
sau đó trộn các thẻ lại với nhau. Giáo viên sẽ đọc một chữ, người chơi phải nhanh tay đập
xuống thẻ có chữ đó để giành được thẻ. Người chơi nào sở hữu được nhiều thẻ sẽ giành
chiến thắng.
Về mặt hạn chế, một người chơi quá giỏi thắng liên tục sẽ khiến cho những bạn cùng
chơi chán nản và bỏ cuộc vì thua liên tục. Chính vì vậy, khi chơi trị chơi này bạn hãy nhớ
thuộc lòng bảng chữ cái.
b) Trò chơi lật mảnh ghép
Đây là trò chơi khá phổ biến được áp dụng hầu hết ở các mơn học khơng chỉ riêng
tiếng nhật. Ở trị chơi này, giáo viên có thể ơn lại kiến thức bài cũ thông qua các câu hỏi
nhanh bắt buộc học viên phải suy nghĩ trong thời gian ngắn để trả lời và viết đúng đáp án.
11


Phù hợp với trình độ mới bắt đầu học bảng chữ tiếng nhật (hoặc 5 – 10 bài đầu của
sách minna nihon go), nhất là trong độ tuổi từ 5 đến 9 tuổi.
Số lượng người chơi: 1 hoặc 2 người trở lên.
Cách chơi: người chơi phải đi lật từng ô đã được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 6, mỗi
ô sẽ tương ứng với một câu hỏi; người chơi phải trả lời đúng để giành quyền đi tiếp, trả lời
sai sẽ mất lượt. Ẩn sau mỗi mảnh ghép sẽ dần hiện ra một hình ảnh, người chơi đốn được

hình ảnh đó bằng tiếng nhật là gì sẽ giành chiến thắng.

12


Hình 2.2. Trị chơi lật mảnh ghép
Về mặt hạn chế, trò chơi này cần sự hợp tác của cả lớp để bầu khơng khí khi chơi
sẽ sơi động hơn và có phần cạnh tranh cao. Nên chơi với số lượng từ 6 người trở lên.
2.2.2.2. Đề xuất trò chơi mới
Sau một thời gian học tiếng nhật, em nhận thấy bản thân mình cịn yếu về mặt hán
tự. Những chữ hán tự đơn giản như 日、父、母、。。。thì có thể ghi nhớ cách đọc, viết;
cịn những chữ phức tạp hơn thì hồn tồn không nhớ, mặc dù đã học đi học lại rất nhiều
lần. Khi học em dễ mất tập trung và chán nản vì cách học q nhàm chán. Chính vì điều
này em đã suy nghĩ đến một trị chơi có thể học cùng với bạn bè hoặc những người bạn có
đam mê học tiếng nhật như em.
13


Trò chơi “tam sao thất bản” 4.0
Nguyên tác là trò chơi được truyền miệng giữa người này với người kia trong tình
huống bị mất thính giác để diễn tả hình ảnh, đồ vật, con vật cần đốn là gì. Ở phiên bản 4.0,
trò chơi sẽ được truyền qua bằng cách viết chữ lên lịng bàn tay của người đốn, người đoán
sẽ bị che mắt và phải cảm nhận từng nét chữ được viết trên lịng bàn tay của mình đang viết
là chữ gì để ghi đáp án. Đáp án trả lời phải có đầy đủ cách viết và cách đọc. Ví dụ: chữ gia
đình cách viết 「家族」 – cách đọc 「かぞく」, chữ thời tiết cách viết 「天気」 – cách
đọc 「てんき」,…Mỗi chữ được viết lặp lại 2 lần.
Trò chơi này bắt buộc người chơi phải ghi nhớ từng nét chữ, không chỉ học để biết
viết, biết đọc mà học để cảm nhận và khắc sâu vào trong trí nhớ. Mỗi người sẽ có cách viết
khác nhau nên khi người khác tác động vào lịng bàn tay của mình, bản thân sẽ tự động kích
thích não bộ để tìm ra đáp án.

Áp dụng được với hai bảng chữ còn lại và dựa theo bảng chữ tiếng nhật để phân chia
mức độ thì hiragana (dễ) – katakana (trung bình) – hán tự (khó).
Phù hợp với mọi độ tuổi có trình độ mới bắt đầu học tiếng nhật, đặc biệt người học
chậm khó tiếp thu bảng chữ cái, trẻ em thuộc dạng hiếu động.
Về mặt hạn chế, sẽ mất khá nhiều thời gian để chơi và ôn tập kiến thức, một số bạn
sẽ không thích việc đụng chạm vào tay của mình nên khơng thể phối hợp cùng chơi. Những
chữ hán tự có nét viết phức tạp thì khơng thể áp dụng chơi trị chơi này được. Ngược lại,
trò chơi nếu áp dụng thành công sẽ là một phương pháp dạy học thú vị vì cảm giác bị bịt
mắt và đốn thường sẽ khiến não bộ con người tập trung hơn để giải đáp án.

14


CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA BẢN THÂN TRONG Q
TRÌNH THỰC TẬP
3.1. Tự nhận xét, đánh giá q trình thực tập
Tự nhận xét và đánh giá bản thân trong quá trình thực tập từ ngày 20 tháng 7 đến 31
tháng 8, em cảm thấy bản thân đã hoàn thành khá tốt kỳ thực tập.
Về mặt công việc, em được phân công đánh tài liệu đề thi tiếng nhật và làm video
clip đọc từ vựng tiếng nhật, em tự cảm thấy bản thân đã hồn thành tốt các cơng việc đó.
Trong q trình thực tập, em cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong môi trường
công sở chẳng hạn như việc scan báo cáo để lưu trữ trên máy tính như thế nào, cách sắp
xếp và lưu trữ giáo án như thế nào hay cách nghe – gọi – trả lời điện thoại khi học viên
hoặc phụ huynh gọi đến.
Về mặt nề nếp – kỉ luật, em tự cảm thấy mình chưa hồn thành tốt. Em đã tự ý về
sớm không xin phép và đi làm trễ. Em không thể bao biện với bất kỳ lý do gì về những
hành vi này của em thay vào đó em đã cố gắng đi làm sớm và về đúng giờ theo quy định
của trung tâm.
Về tác phong làm việc, em luôn tuân thủ mặc đồng phục trong quá trình làm việc và
có thái độ thân thiện, vui vẻ với mọi người xung quanh.

3.2. Đóng góp ý kiến
Sau q trình thực tập tại trung tâm, em cảm thấy bản thân nên phát biểu và đóng
góp một số ý kiến để cùng trung tâm phát triển hơn nữa trong tương lai. Dưới đây là một
số ý kiến của em:
Thứ nhất, em mong muốn trung tâm biên soạn chương trình dạy học dành cho trẻ
em. Vì hiện nay, số lượng trẻ em học tại trung tâm ngày càng đơng. Việc có chương trình
dạy học riêng sẽ giúp các bé dễ dàng tiếp cận tiếng nhật từ con số 0 đến nâng cao. Tuỳ vào
độ tuổi và khả năng tiếp thu, các bé có thể lấy bằng năng lực tiếng nhật trình độ N5 trong
vịng một năm. Không nên áp đặt quá nặng các kiến thức của người lớn vào bài giảng cho
các bé, thay vào đó chú trọng sau q trình học các bé đã tiếp thu được những gì. Chẳng
hạn như cách tự giới thiệu bản thân, cách chào hỏi khi đi học và khi về nhà, cách nói trước
khi ăn và sau khi ăn, vv.
15


Thứ hai, em mong muốn trung tâm sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp dạy học qua trị
chơi. Vì đây là một phương pháp hay cần sử dụng khi dạy học, phù hợp cho mọi đối tượng.
Vừa học vừa chơi giảm bớt áp lực bài học ở trường, lớp. Cách tiếp cận cũng mới mẻ và thú
vị sẽ thu hút một lượng lớn học viên đến học tại trung tâm.
Thứ ba, em mong muốn trung tâm cải thiện vấn đề vệ sinh các vật dụng dạy học.
Sau mỗi tiết học nên giặt khăn lau bảng để tránh khăn bị bám mùi và ố màu.
Thứ tư, em mong muốn trung tâm tổ chức khoá học giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao
để ứng dụng những mẫu câu hội thoại đơn giản vào cuộc sống hằng ngày. Giao tiếp là kỹ
năng quan trọng nhưng hầu hết không thể ứng dụng khi nói chuyện với người Nhật vì khơng
biết nên nói về vấn đề gì, mẫu câu dùng để hỏi hay trả lời như thế nào, vân vân.
Thứ năm, em mong muốn trung tâm phát triển bộ bài Karuta đặc trưng của trung
tâm. Cũng giống như bộ bài Iroha Garuta của Nhật, mặt trước sẽ có một chữ cái, mặt sau
sẽ có một câu tục ngữ liên quan. Thay vì sử dụng các câu tục ngữ bằng tiếng nhật thì nên
sử dụng các câu hội thoại ngắn thường dùng trong cuộc sống hằng ngày, ví dụ: あー「あ
りがとうございます」、いー「いいえ、わかりません」、。。。

Trên đây là một số ý kiến của em mong được trung tâm xem xét và phát triển trong
tương lai.

16


×