Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
KHOA VĂN HĨA – NGHỆ THUẬT

TIỂU LUẬN
MƠN: CÁC NGÀNH CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA

Đề tài:

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NGÀNH CƠNG
NGHIỆP VĂN HÓA.

HỌC VIÊN:

VŨ HỒNG TRƯỜNG

MÃ SỐ :

1933420635

LỚP:

QUẢN LÝ VĂN HÓA

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

ThS. ĐÀO THỊ THỦY TIÊN

GIA LAI NĂM 2020


ĐỀ BÀI


Trình bày những đặc điểm chung của các ngành cơng nghiệp văn hóa?
Liên hệ thực tế với một số ngành cụ thể?
BÀI LÀM
Các ngành cơng nghiệp văn hóa được UNESCO định nghĩa là: "Các
ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và khai thác các nội dung có
bản chất phi vật thể và văn hóa. Các nội dung này thường được bảo vệ bởi luật
bản quyền và thể hiện dưới dạng các sản phẩm hay dịch vụ. Hiện nay, ở rất
nhiều nước, các ngành công nghiệp văn hóa đang dần chiếm vị trí trung tâm
trong nền kinh tế. Chúng tạo ra và lưu thông các sản phẩm văn hóa. Trước đây,
những sản phấm này chỉ được nhấn mạnh về giá trị phi vật thể, nhưng với sự
phát triển của các ngành cơng nghiệp văn hóa, chúng được sàn xuất và lưu
thông như các sản phẩm vật thể, mang lại giá trị đa dạng cho nền kinh tế, văn
hóa và xã hội.
Ngày nay, với sự phát triển của ngành truyền thông, các sản phẩm này
ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách nhìn nhận thế giới và ứng xử của con người trong
xã hội. Ngành cơng nghiệp văn hóa được tổ chức và phát triển trên cơ sở các ý
tưởng sáng tạo, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo. Trong nền kinh tế tri thức hiện
nay, sức sáng tạo là yếu tố then chốt, chi phối mọi lĩnh vực và ngành nghề. Do
đó, phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa sẽ tạo động lực và tiền đề cho
phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Hơn nữa, cơng nghiệp văn hóa có thể hỗ
trợ việc xây dựng và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Trong tương lai gần,
những sản phẩm văn hoá sẽ được biết đến với "thương hiệu" mang nét độc đáo
của mỗi quốc gia.

1


Ngay từ “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020” do Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 đã khẳng
định, phát triển CNVH đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn

hóa của các nước trên thế giới; đồng thời nhận thức rõ về xu thế tất yếu phải
phát triển CNVH, những điều kiện phát triển CNVH và nhiệm vụ tập trung xây
dựng cơ chế, chính sách, mơi trường kinh doanh để phát triển ngành CNVH ở
nước ta.
Đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33NQ/TW ngày 09/6/2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước cũng đề ra mục tiêu xây
dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển CNVH, tăng cường
quảng bá văn hóa Việt Nam.
Một trong 6 nhiệm vụ quan trọng của Nghị quyết là phát triển CNVH đi
đơi với xây dựng, hồn thiện thị trường văn hóa; phát triển CNVH nhằm khai
thác và phát huy những tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam,
khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt
Nam ra thế giới…
Nhằm xác lập chủ trương nhất quán về phát triển CNVH, Báo cáo Chính
trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ nhiệm
vụ: “Phát triển công nghiệp văn hóa đi đơi với xây dựng, hồn thiện thị trường
dịch vụ và sản phẩm văn hóa”1.
Quán triệt tinh thần này, ngày 08/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó nêu rõ: phát triển các ngành
CNVH Việt Nam bao gồm: quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải
trí; thủ cơng mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu
2


diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn
hóa trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và
lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông
qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người

dân trong nước và xuất khẩu; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; ưu tiên
phát triển các ngành có nhiều lợi thế, tiềm năng của Việt Nam.
Như vậy, có thể khẳng định, chủ trương xây dựng và phát triển CNVH là
một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng, Nhà nước
cùng các cơ quan quản lý; là kết quả của quá trình đổi mới tư duy về văn hóa
gắn với đổi mới tư duy kinh tế và xây dựng nền kinh tế thị trường. Phát triển
CNVH không chỉ là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế mà trên thực tế,
CNVH đã được thừa nhận như một ngành sản xuất, như lực lượng sản xuất văn
hóa, có khả năng tạo ra các sản phẩm tinh thần tốt đẹp cho xã hội, đồng thời
mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững của
Việt Nam.
Đối với các ngành văn hóa nó có năm đặc điểm như sau:
Đặc điểm thứ nhất đó là: được bảo hộ bởi Luật Bản quyền
Vậy Luật bản quyền là gì?
Luật Bản quyền được ra đời vào thế kỷ XVII, XVIII, đầu tiên trong lĩnh
vực xuất bản sách, nhằm bảo hộ các tác phẩm in về văn học và nghệ thuật. Sau
đó, do ngành tạo hình phát triển nên đối tượng bảo hộ của luật bản quyền được
mở rộng tới các bản vẽ kỹ thuật, bản đồ, bản vẽ, các tác phẩm ba chiều như điêu
khắc, kiến trúc. Đến thế kỷ XIX, luật này có các hình thức hiện dại hon và sang
thế kỷ XX luật bản quyền đã phát triển thành một hệ thống phức hợp, bao quát

3


nhiều loại hình sản phẩm đa phương tiện như nhiếp ảnh, điện ảnh, âm nhạc ...
Các sản phẩm đa phương tiện này cần có sự tham gia của nhiều loại lao động
phức hợp nên đặt ra những vấn đề liên quan đến “tác giả” của sản phẩm. Gần
đây, các chương trình phần mềm cho máy tính và các sưu tập dữ liệu cũng được
luật bản quyền bảo hộ như đối với tác phẩm văn học. Cụ thể, quyền tác giả là

quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Luật Bản quyền cho phép tác giả có đặc quyền tự do khai thác tác phẩm của họ
trên cơ sở thương mại hoặc phi thương mại và hưởng quyền đạo đức theo luật
định. Các quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ
được bảo vệ theo luật bản quyền trong suốt cuộc đời của tác giả và cộng thêm
tối thiểu 50 năm sau khi tác giả mất.
Ví dụ:
Trong lĩnh vực phim ảnh, việc vi phạm trước đây phần lớn được gắn với
cụm từ "bản cam" — tức bản phim được quay trộm lại từ màn chiếu trong rạp,
rồi bị phát tán trên các trang tải phim hay xem phim trên mạng. Một cách khác
nữa của vi phạm bản quyền là bản phim được sao chép lại từ đĩa DVD được lưu
hành hợp pháp (ví dụ các chương trình ca nhạc Thúy Nga Paris) hay đĩa nội bộ
(ví dụ bản phim Bụi đời Chợ Lớn bị rị rỉ từ một đĩa DVD nội bộ, dù phim
khơng được phát hành) rồi bị phát tán trên các kênh khác nhau của internet.
Gần đây, với sự lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội và cải tiến công nghệ,
các hành vi vi phạm có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Trường hợp
livestream (quay và phát trực tiếp) bộ phim Cơ Ba Sài Gịn, trước đó xảy ra với
Em chưa 18 là ví dụ mới nhất về biến tướng của hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, xét dưới góc độ luật pháp, điều này có dễ dàng xử lý khơng?
Theo bà Phan Cẩm Tú, luật sư — chuyên gia tư vấn về sở hữu trí tuệ (Hà
Nội), trước đây hành vi quay phim trong rạp chiếu rồi phát tán chưa bị xử lý
4


theo luật hình sự. Đánh giá hành vi livestream của Nguyễn Văn T. (Vũng Tàu)
trong vụ Cơ Ba Sài Gịn, bà cho rằng việc chủ thể vi phạm bị bắt quả tang, khai
nhận hành vi và hành vi vi phạm thực sự gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ sở hữu quyền là các căn cứ để xác định hình thức xử lý vi
phạm mạnh hơn. Bà cũng cho rằng cần có sự quyết tâm xử lý để tạo tiền lệ
nhằm răn đe và ngăn chặn các hành vi vi phạm tương tự.

Đặc điếm thứ hai đó là: Qui mơ doanh nghiệp
Qui mơ của một doanh nghiệp được xem xét dựa trên các tiêu chí như
vốn, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, số lượng nhân công và doanh thu
hàng năm về qui mô của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa,
các nghiên cứu cho thấy có hai thái cực đối lập: một bên là các tập đoàn “khổng
lồ” và một bên là các doanh nghiệp vi mơ.
Các tập đồn lớn, thường là các tập đồn truyền thơng giải trí hoạt động
trong lĩnh vực phim ảnh, âm nhạc, phát thanh truyền hình, giải trí, trị chơi điện
tử, đa phương tiện, xuất bản. Các tập đồn này thường có qui mơ hoạt động đa
quốc gia và chiếm lĩnh những thị phần lớn trên toàn cầu. Mỗi Tập đoàn được
tạo nên từ nhiều công ty lớn chuyên về từng lĩnh vực. Bên cạnh các tập đồn
truyền thơng lớn, rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực cơng nghiệp văn hóa có
qui mơ vừa và nhỏ. Theo các điều tra, nghiên cứu của Vương quốc Anh và Úc,
phần lớn doanh nghiệp cơng nghiệp văn hóa ở các nước này là doanh nghiệp vi
mô với qui mơ dưới 10 lao động, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ có từ 1 đến 3
nhân viên. Doanh nghiệp thường được xây dựng xưng quanh một sản phẩm,
dịch vụ hoặc một cá nhân nhất định. Các doanh nghiệp này thường làm việc
theo từng dự án, nhận đơn đặt hàng và điêu chỉnh những sáng tạo của họ cho
phù hợp với đối tượng người tiêu dùng nhất định
Ví dụ: Hiện tại Việt Nam có khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất phim
nhưng thực tế chỉ có một vài doanh nghiệp tồn tại lâu dài. Đa số còn lại, thành

5


lập doanh nghiệp, sản xuất 1,2 phim rồi ngưng hoạt động. Thị trường điện ảnh
tăng trưởng mạnh, tốc độ trung bình từ 20% đến 25%. Mỗi năm, có hơn 40
phim Việt Nam chiếu rạp được sản xuất.
Về hệ thống chiếu rạp, chỉ trong 10 năm đây, số lượng rạp chiếu hiện đại
tăng đột biến. Ngay người làm quản lý cũng không lường trước được. Những

năm 2.000, hệ thống rạp chiếu phim ở Việt Nam hầu như hoang phế, vừa xuống
cấp, vừa vắng khách. Năm 2009, Việt Nam có khoảng 87 phòng chiếu phim.
Năm 2018, số lượng phòng chiếu đã tăng gấp hơn 10 lần, với 922 phòng chiếu.
Nếu so với chỉ tiêu 550 phòng chiếu phim vào năm 2020 của “Chiến lược
phát triển điện ảnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” đã tăng gấp 1,7 lần.
Tuy nhiên phần lớn rạp chiếu phim thuộc về các đơn vị có vốn đầu tư nước
ngoài. Đây là thách thức rất lớn đối với ngành điện ảnh.
Một số công ty sản xuất truyền hình và các chương trình truyền hình nổi
tiếng và có quy mơ lớn lại Việt Nam gồm: Trung tâm sản xuất Phim
truyền hình Việt Nam (VFC), Cơng ty Cổ phần Đơng Tây Promotion,
Cơng ty Cổ phần Truyền hình Thế hệ mới Next Media…

Đặc điểm thứ ba: Tính rủi ro
Mọi lĩnh vực kinh doanh đều có độ rủi ro, tuy nhiên các ngành cơng
nghiệp văn hóa có độ rủi ro cao do đặc thù của hoạt động sản xuất và tiêu thụ
của ngành. Ở các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa vật chất thơng thường,
q trình sản xuất thường được thực hiện theo dây chuyền, phụ thuộc vào máy
móc, công nghệ xác định nên chất lượng sản phẩm thường ốn định và đồng
6


nhất. Hơn nữa, quá trình sản xuất thường tách biệt với quá trình phân phối và
tiêu thụ nên sản phẩm được kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng. Trong
khi đó, ở lĩnh vực cơng nghiệp văn hóa, các chương trình nghệ thuật biểu diễn
trực tiếp hoặc chương trình truyền thơng phát sóng trực tiếp, do q trình sản
xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời nên nếu có trục trặc thì
ảnh hưởng ngay đên chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, q trình vận hành này
có thể có nhiều yếu tố khó đốn định, khó kiểm sốt, dẫn đến những rủi ro
ngồi dự kiến.
Mặt khác, về vấn đề tiêu thụ trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất,

nhà sản xuất có thể dễ xác định khách hàng cần gì ở sản phẩm của mình vì
nhũng yêu cầu này thường gắn với chức năng của sản phẩm. Chẳng hạn, khách
hàng mua máy giặt thường trông đợi máy giặt có thể giặt sạch các loại quần áo
với các chất liệu khác nhau, dễ sử dụng, tốn ít điện, máy chạy êm, kích thước
gọn gàng. Do đó, với hàng hóa vật chất thì khả năng thành cơng của một sản
phâm có thể dễ đốn định. Một dịng xe máy mới với các tính năng kỹ thuật tiên
tiến, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn, màu sắc kiểu dáng hợp thời trang và giá cả hợp
lý thì có thể chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó, ở các ngành cơng nghiệp văn
hóa, q trình tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố tâm lý, thị hiếu,
nhu cầu, sở thích và quan niệm về giá trị của khán giả. Đây là những yếu tố khó
đốn định và thường xuyên biến động. Trong lĩnh vực văn hóa, liệu một sản
phẩm đưa ra thị trường có được khán giả đón nhận nồng nhiệt khơng? Các nhà
phê bình, những người giới thiệu chương trình, giới báo chí, phát thanh, truyền
hình sẽ đánh giá và bình luận về tác phẩm như thế nào? Cơng chúng có nhìn
nhận sản phẩm là có giá trị đối với họ khơng, có đáng giá với đồng tiền họ bỏ ra
(giá trị kinh tế) và đáp ứng những kỳ vọng về mặt văn hóa của họ (giá trị tinh
thần) không? Tất cả đều phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người tiêu dùng
và với các đối tượng khán giả khác nhau thì tiêu chuẩn và kỳ vọng có thế rất

7


khác nhau. Chính vì vậy, có trường hợp tác phẩm văn hóa nghệ thuật được đầu
tư nhiều cơng sức, được các nhà sản xuất tâm đắc nhưng khi đưa ra thị trường
thì lại khơng được cơng chúng ủng hộ. Có trường hợp những mẫu thiết kế thời
trang được quảng bá rầm rộ nhưng đột nhiên bị người tiêu dùng cho là lỗi mốt...
Ví dụ như phim hay nhưng chưa chắc doanh thu đã cao.
Mặt khác, quá trình sáng tạo và sản xuất sản phẩm văn hóa phụ thuộc
chặt chẽ vào tài năng và cảm hứng của nghệ sỹ, nghệ nhân vì thế nếu nó có sự
cố về sức khỏe hoặc tâm lý thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của

chương trình. Chẳng hạn một bộ phim truyền hình nhiều tập đang được quay thì
diễn viên đóng vai chính đột nhiên bị tai nạn khơng thể tiếp tục tham gia, hoặc
ngay trước buổi biểu diễn thì ca sỹ có sự cố về tâm lý... những trường hợp như
vậy đều có thể mang đến rủi ro cho nhà sản xuất chương trình.
Uy tín, danh tiếng của nghệ sỹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cơng
chúng đón nhận sản phẩm nghệ thuật của họ. Có trường hợp nhà tổ chức sản
xuất (cịn gọi là ơng bầu) ký hợp đồng với ca sỹ, đâu tư nhiều vốn và công sức
để “lăng-xê” nghệ sỹ này. Nhưng rồi nghệ sỹ có các vụ việc như hát nhép, chơi
cờ bạc, say rượu, đánh lộn... nên bị cơng chúng tẩy chay. Do đó, nhà tổ chức
phải chịu rủi ro vì bị thất thu. Báo chí nước ta cũng nói đến trường hợp một số
doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua việc tài trợ cho các
đội bóng đá. Đội bóng có tiêu cực về dàn xếp, mua bán tỉ số, cá độ, do đó bị kỷ
luật và bị cơng luận lên án. Vậy là hoạt động phát triển thương hiệu của doanh
nghiệp coi như thất bại. Đây cũng có thể coi là một rủi ro trong ngành
marketing và phát triển thương hiệu.
Rủi ro cịn có thể xảy ra vi nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến sản xuất và
tiêu thụ của các ngành cơng nghiệp văn hóa, ví dụ như điều kiện thời tiết như
lụt lội, hạn hán, bệnh dịch; điều kiện kinh tế như tăng giá điện, giá xăng, lạm
phát, suy thối; hay những thay đổi về cơng nghệ, chính sách, giáo dục v.v..
Chẳng hạn một chương trình nghệ thuật dàn dựng công phu, tốn kém nhưng

8


suốt thời gian biểu diễn lại có mưa bão nên ít khán giả đến xem, dẫn đến thất
thu.
Ví dụ cụ thể nhất về tính rủi ro trong điện ảnh đó chính là bộ phim “Bụi
đời Chợ Lớn” của đạo diễn Charlie Nguyễn.

Một bộ phim miêu tả về cuộc sống của những đại ca giang hồ, được làm


theo phong cách xã hội đen Hongkong. Phim võ thuật này có nhiều màn đánh
đấm khiến người xem trầm trồ tán thưởng. Được đạo diễn bởi Charlie Nguyễn,
diễn viên chính Johnny Trí Nguyễn, Huỳnh Bích Phương, Long Điền… Cũng vì
vậy mà bộ phim được đầu tư rất lớn, theo như tiết lộ của nhà sản xuất là gần 16
tỷ đồng.
Bụi đời Chợ Lớn có kết cục bi thảm hơn những phim còn lại khi gần đến
ngày cơng chiếu thì bị Cục điện ảnh tt cịi, phim khơng qua được kiểm duyệt.

9


Lý do đưa ra cho việc cấm chiếu Bụi đời chợ lớn là “không phản ánh đúng hiện
thực xã hội”. Khơng ra rạp có nghĩa là tồn bộ tiền đầu tư 16 tỷ đồng mất trắng.
Không những vậy, chỉ một thời gian ngắn sau đó phim bị tung lên internet bản
dựng thô, ai ai cũng xem được. Bụi đời Chợ Lớn là một cú vấp, một trường hợp
điển hình mà bất cứ nhà đầu tư phim Việt nào cũng nhớ đến.
Đặc điểm thứ tư đó là: Khác biệt giữa chi phí sản xuất và tái sản xuất
Các ngành cơng nghiệp văn hóa có 2 mảng hoạt động quan trọng trong
sản xuất là hoạt động sáng tạo nguyên bản sản phẩm văn hóa và hoạt động nhân
bản hay cịn gọi là tái sản xuất các sản phẩm đó. Có thể hiểu, hoạt động sáng
tạo nguyên bản là hoạt động sản xuất ban đầu để tạo ra tác phẩm gốc hoặc
nguyên bản. Sau đó, được hỗ trợ bởi các cơng nghệ hoặc kỹ thuật sản xuất, sản
phẩm này có thể được nhân bản, sản xuất hàng loạt để phục vụ rộng rãi nhu cầu
của công chúng. Chẳng hạn, một nhà văn viết một cuốn sách, đây là hoạt động
sáng tạo nguyên bản. Khi cuốn sách đó được nhà xuất bản in ấn hàng loạt thì có
thể coi đó là hoạt động tái sản xuất cuốn sách. Tương tự như vậy, một album âm
nhạc được biên soạn, thu âm, phối khí và biên tập trong quá trình sáng tạo
nguyên bản, sau khi “bản CD đầu tiên” được ra đời thì các bản copy khác được
sản xuất hàng loạt ữong quá trình tái sản xuất sản phẩm này. Do đặc thù sản

xuất trong các ngành cơng nghiệp văn hóa (đặc biệt là các ngành nghệ thuật
biểu diễn, truyền thơng, đa phương tiện) mang tính tổng hợp, cần nhiều loại lao
động với nhiều công việc khác nhau nên nhìn chung chi phí cho sàn xuất sản
phẩm ban đầu thường khá cao. Ví dụ, để đầu tư sản xuất một bộ phim cần kinh
phí cho khâu kịch bản văn học, kịch bản phân cảnh, chi phí cho đoàn làm phim
từ đạo diễn, diễn viên, nhà thiết kế, quay phim, chuyên viên về âm thanh, ánh
sáng, đến các hoạt động phục vụ sản xuât như trang phục, đạo cụ, hậu cần... Sau
đó, cần chi phí cho các hoạt động hậu kỳ như in tráng, dựng hinh, dựng tiếng để

10


có một bộ phim hồn chình. Chính vì vậy, chi phí cho sản xt một bộ phim là
rât tơn kém. Tuy nhiên, nhân bản bộ phim đó trên phim nhựa, phim video hoặc
trên CD-ROM thì giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất phim.
Vi dụ: Chi phí sản xuất phim ở Việt Nam hiện nay.
Một số số liệu về chi phí làm phim ở Việt Nam trong thời gian gần đây:
Một số bộ phim được Nhà nước tài trợ: Ký ức Điện Biên: 13 tỉ đồng, Giải
phóng Sài Gịn: 12,5 tỉ đồng, Hà Nội 12 ngày đêm: 10 tỉ đồng. Một số bộ phim
của các hãng phim tư nhân; Nụ hôn thần chết: 6 tỉ đồng, Áo lụa Hà Đông: 1
triệu đô la Mỹ (tương đương khoảng 17 tỉ đồng), Dòng máu anh hùng 1,5 triệu
đô la Mỹ (khoảng 25,5 tỉ đồng), Huyền thoại bất tử: 10 tì đồng. (Trong khi đó,
chi phí sao nhân một bản phim nhựa khoảng 20 triệu đồng).
Như vậy, có thể thấy, tỉ lệ chênh lệch hay khoảng cách giữa chi phí sản
xuất ban đầu và chi phí tái sản xuất sản phẩm ứong các ngành cơng nghiệp văn
hóa là rất lớn. Điều này khác biệt với nhiều ngành sản xuất khác. David
Hesmondhalgh (2009) đã so sánh sự khác biệt này với sản xuất của ngành ô tô.
Một mẫu ô tơ mới rất đắt do các chi phí về thiết kế và cơ khí, nhưng mỗi chiếc
ơ tơ mới được sản xuất theo mẫu này cũng rất tốn kém vì địi hỏi các ngun
vật liệu, máy móc tự động đắt tiền và hoạt động kiểm tra đảm bảo an toàn. Như

vậy, chi phí sản xuất ban đầu của ơ tơ là cao nhưng chi phí tái sản xuất cũng
cao. Nói cách khác, ti lệ giữa chi phí sản xuất ban đầu và chi phí tái sản xuất là
tương đối nhỏ.
Điều này có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp cơng nghiệp văn hóa ở
chỗ, với một sản phẩm, nếu càng đối đa hóa được lượng khán giả thì khả năng
thu lợi nhuận càng cao và sẽ bù đắp được chi phí sản xuất tốn kém ban đầu. Đặc
biệt, với các ngành mà việc tái sản xuất sản phẩm được trợ giúp bàng cơng nghệ
hiện đại. Khi đó, chi phí nhân bản để phát hành rộng rãi thường nhỏ hơn chi phí
sản xuất ban đầu rất nhiều, thậm chí ữong nhiều ừường họp, chi phí này là
11


không đáng kể. Một phương diện khác cần quan tâm là chính đặc điểm này dẫn
đến tình trạng vi phạm luật bản quyền như nạn sao lậu băng đĩa, in lậu sách...
Các hoạt động sao chép phi pháp này không phải trả chi phí sản xuất rất lóìi ban
đầu mà chỉ mất chi phí tái sản xuất rất nhỏ, do đó cơ hội mang lại lợi nhuận bất
chính là rất lớn.
Đặc điểm thứ năm: Mối quan hệ giữa các ngành cơng nghiệp văn hóa.
Trong q trình hoạt động, mỗi ngành cơng nghiệp văn hóa cần phối hợp
với nhiều ngành khác. Nói cách khác, một ngành cơng nghiệp văn hóa khơng
thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn gắn kết, phụ thuộc vào các ngành cơng
nghiệp văn hóa khác. Khơng chỉ trong hoạt động sản xuất sản phẩm văn hóa mà
đến khâu phân phối, tiêu thụ và bảo quản sản phẩm, mỗi ngành cơng nghiệp văn
hóa đều cần trợ giúp của nhiều ngành khác, đặc biệt là các ngành truyền thơng,
đa phương tiện, du lịch văn hóa, ngành thương mại, dịch vụ và kỹ thuật v.v..
Do có sự gắn kết chặt chẽ giữa các ngành cơng nghiệp văn hóa nên một
ngành phát triển có thể kéo theo sự phát triển của nhiêu ngành khác và ngược
lại, một ngành suy thoái có thể có tác động tiêu cực tới nhiều ngành trong lĩnh
vực. Nói cách khác, mỗi ngành cơng nghiệp văn hóa đều được hưởng lợi và
đóng góp cho sự phát triển của các ngành cơng nghiệp văn hóa khác. Ví dụ,

ngành nghệ thuật biểu diễn của một thành phố phát triển sẽ kéo theo sự phát
triển của ngành marketing và quảng cáo để phục vụ hoạt động quảng bá cho các
chương trình nghệ thuật, thúc đẩy ngành du lịch văn hóa vì tạo thêm sức hút đối
với khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngành thời trang cũng có thể phát triển
thông qua việc thiết kế phục trang cho các chương trình biểu diễn. Nghệ thuật
biểu diễn cịn có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là
giáo dục và đào tạo về nghệ thuật... Ví dụ khác, ngành du lịch văn hóa phát
triển sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành thủ công truyền thống
địa phương để sản xuất đồ lưu niệm cho khách du lịch, thúc đẩy sự phát triển
của khu vực bảo tàng, gallery, điểm di sản và các nhà hát vì đem lại lượng khán
giả tiềm năng, v.v.
12


Ví dụ cho đặc điểm này có thể nhắc đến 1 sự kiện văn hóa của huyện
Chư Păh – tỉnh Gia Lai đó là “Lễ hội Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm
2020” được tổ chức tại Làng Gri – xã Chư Đang Ya – huyện Chư Păh – tỉnh Gia
Lai. Đây là lễ hội diễn ra hằng năm, được tổ chức lần thứ III vào năm 2020.
Đây không chỉ là 1 lễ hội tôn vinh những nét đẹp truyền thống, những di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại (Cồng chiêng Tây Nguyên) mà còn là dịp để
quảng bá đến du khách những ngành nghề tuyền thống của địa phương như:
Đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng, các món ẩm thực truyền thống của người địa
phương…

Thực tiễn phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa ở nước ta cho thấy,
tuy còn nhỏ bé nhưng ngành này đã bắt đầu tham gia tích cực vào quá trình phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước. Các ngành cơng nghiệp văn hóa hiện nay
khơng chỉ là vấn đề văn hóa, cơng nghệ, kinh tế mà thực chất là biểu hiện sinh
động của quá trình nhất thể hóa văn hóa và kinh tế, tạo thành lực lượng sản xuất
văn hóa, thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc gia.


13


Các ngành cơng nghiệp văn hóa chính là cơng cụ hữu hiệu đối với tăng
trưởng, đổi mới kinh tế, biến văn hóa trở thành một thành tố quan trọng của
thương mại và cạnh tranh quốc tế. Chính vì vậy, phát triển các ngành cơng
nghiệp văn hóa phải được coi là một thành tố quan trọng của quá trình phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước và các ngành các ngành cơng nghiệp văn hóa
có khả năng cung cấp nhiều cơ hội để tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Theo đó, phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa đúng đắn sẽ góp phần
tích cực vào q trình tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mơ hình tăng trưởng ở
Việt Nam. Các ngành cơng nghiệp văn hóa sẽ giúp khai thác tốt hơn mọi nguồn
tài nguyên văn hóa phục vụ cho phát triển kinh tế. Với đặc trưng riêng có trong
sáng tạo và cơng nghệ, các ngành cơng nghiệp văn hóa là hướng phát triển cần
quan tâm, bởi nó có khả năng tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế tri thức,
kinh tế văn hóa, đưa phát triển kinh tế theo chiều sâu./.

NHẬN XÉT TIỂU LUẬN
................................................................................................................................

14


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Cán bộ chấm thi thứ nhất
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cán bộ chấm thi thứ hai
(Ký, ghi rõ họ tên)

15



×