Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRUNG TÂM CHIẾU PHIM QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 19 trang )

I.

Tìm hiểu điện ảnh dưới góc nhìn các ngành công nghiệp

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh.
Lịch sử điện ảnh là quá trình ra đời và phát triển của điện ảnh từ
cuối thế kỉ 19 cho đến nay. Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển
nhanh chóng, điện ảnh đã chuyển từ một loại hình giải trí mới lạ đơn
thuần trở thành một nghệ thuật và công cụ truyền thông đại chúng,
giải trí quan trọng bậc nhất của xã hội hiện đại.
Điện ảnh ra đời nhờ rất nhiều những tìm tòi và phát triển kĩ thuật
vào nửa cuối thế kỉ 19 tập trung vào việc ghi lại hình ảnh chuyển
động. Các nhà sử học thường coi ngày khai sinh ra nghệ thuật điện
ảnh là ngày 28 tháng 12 năm 1895, khi buổi chiếu phim chuyển động
và có thu tiền đầu tiên được anh em Auguste và Louis Lumière tổ
chức tại Salon Indien (Phòng Ấn Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cà
phê Grand Café ở Paris, Pháp.
Cho đến cuối thập niên 1920, kỹ thuật thu âm đồng bộ chưa ra đời,
vì vậy các bộ phim công chiếu đều không có âm thanh mà phải sử
dụng các nghệ sĩ tạo âm thanh và tiếng động ngay tại nơi công chiếu.
Những bộ phim như vậy được gọi là phim câm, để dẫn dắt câu
chuyện hoặc miêu tả các đoạn hội thoại người ta phải sử dụng các
bảng chữ xen vào giữa các cảnh phim. Để hiện thực hóa việc đồng bộ
âm thanh và hình ảnh cho các bộ phim, người ta đã cố gắng áp dụng
các kĩ thuật khác nhau, và bộ phim hoàn chỉnh "có tiếng" đầu tiên đã
ra đời năm 1927, đó là bộ phim The Jazz Singer.
Sau âm thanh, bước tiến lớn thứ hai về kỹ thuật điện ảnh là các bộ
phim màu. Những bộ phim màu đầu tiên xuất hiện từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai nhưng phải đợi đến thập niên 1950 các bộ phim màu
mới bắt đầu phổ biến khi điện ảnh phải cạnh tranh với một phương
tiện giải trí khác đang phát triển rất mạnh là truyền hình (vốn vẫn chỉ


có hình ảnh đen trắng cho đến giữa thập niên 1960).
Bước tiến mới nhất của điện ảnh vào cuối thế kỉ 20 là sự áp dụng kỹ
thuật số vào điện ảnh, từ việc sử dụng các máy quay kỹ thuật số đến
việc dàn dựng các kỹ xảo điện ảnh và âm thanh trên máy tính.
1.2. Hoạt động chính, hoạt động liên quan.
Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi
lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã
được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở
thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành
một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật,


đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử
dụng như các phương tiện tuyên truyền.
Ngay sau khi ra đời, việc thực hiện và trình chiếu các bộ phim đã trở
thành một lĩnh vực giải trí mang lại rất nhiều lợi nhuận. A Các hãng
phim cũng được thành lập ngày một nhiều còn các diễn viên điện ảnh
thì nhanh chóng trở thành các ngôi sao với rất nhiều người hâm mộ.
Năm 1917, vua hề Charlie Chaplin đã được ký hợp đồng với mức
lương kỷ lục thời đó là 1 triệu USD một năm.
Hiện nay khi mua vé vào rạp khán giả thường được xem một phim,
nhưng trước thập niên 1970, thường một buổi chiếu bao gồm hai
phim, một phim chất lượng và kinh phí cao (phim loại A - A movie) và
một phim chất lượng thấp hơn (phim loại B - B movie). Thay thế cho
các phim loại B, hiện nay người ta sẽ chiếu các đoạn quảng cáo ngắn
hoặc các đoạn giới thiệu (trailer) về các phim sắp phát hành.

II. Ngành điện ảnh Mỹ
2.1_Sự hình thành ngành điện ảnh Mỹ:
Được ra đời ngay từ cuối thế kỷ 19, điện ảnh Hoa Kỳ đã nhanh

chóng trở thành một trong những nền điện ảnh hàng đầu th ế giới c ả v ề
số lượng phim và chất lượng nghệ thuật.
Đôi khi người ta thường gọi điện ảnh Mỹ đơn giản
là Hollywood (gọi theo địa danh Hollywood, nơi tập trung các hãng
phim và trường quay lớn nhất của Mỹ), tuy vậy cần chú ý rằng r ất nhi ều
bộ phim của điện ảnh nước này được sản xuất bởi các hãng phim độc
lập nằm ngoài Hollywood
2.2_Sự phát triển:
Sự phát tri ển c ủa Hollywood g ắn li ền v ới nh ững nhà kinh doanh và
điện ảnh gốc Do Thái. Chính họ là những người nhận ra mối lợi to lớn
từ điện ảnh và đi tiên phong trong việc xây dựng các rạp chuyên d ụng
để chiếu phim. Chính những người gốc Do Thái này đã thành lập các
hãng phim lớn đầu tiên của Hollywood,
Cũng chính vì được thành lập bởi những người Do Thái, trong đó
có nhiều người là dân nhập c ư, vì v ậy ngay t ừ đầu Hollywood đã th ể
hiện tính quốc tế hóa rất cao và thu hút nhiều tài n ăng đi ện ảnh n ước
ngoài như ngôi sao điện ảnh người Thụy Điển , đạo di ễn g ốc Hungary ở


th ời kì đầu hay n ữ di ễn viên đo ạt giải Oscar người Úc , đạo di ễn
gốc México ở thời điểm hiện tại.
Thời kì phát triển và có ảnh h ưởng đến xã h ội nh ất c ủa Hollywood
là từ cuối thập niên 1920 đến cuối thập niên 1950. Để đáp ứng nhu cầu
của công chúng, hàng lo ạt r ạp chi ếu phim quy mô đượ c xây d ựng. Để
cạnh tranh nhau, các hãng phim lớn th ường tạo dựng phong cách riêng
cho các bộ phim của mình ( đi ều không còn th ấy rõ trong th ời đi ểm hi ện
t ại) v ới các đạo di ễn và các ngôi sao đượ c ký h ợp đồng độc
quyền.Hãng MGM thậm chí còn từng tuyên bố số ngôi sao đã ký h ợp
đồng độc quyền với hãng còn "nhiều hơn cả số sao trên trời".
Nhi ều nhà lịch s ử đi ện ảnh cho r ằng đây là th ời kì hoàng kim v ề

chất lượng nghệ thuật của Hollywood khi r ất nhi ều b ộ phim kinh đi ển
được ra đời,
2.3-Suy thoái
Cuối thập niên 1940, các hãng phim lớn của Hollywood gặp phải
hai sự kiện lớn dẫn đến sự suy thoái của công nghiệp điện ảnh.
sự kiện đầu tiên là vụ kiện chống độc quyền đối với hãng
Paramount Pictures dẫn đến việc các hãng phim không còn được phép
sở hữu các rạp chiếu bóng hoặc ký hợp đồng độc quyền với các ngôi
sao điện ảnh hay các thành phần khác của việc làm phim.
sự kiện th ứ hai là s ự ra đời và phát tri ển m ạnh m ẽ c ủa truyền
hình. Các diễn viên, đạo diễn được giải phóng khỏi hợp đồng độc
quyền đã có thể tự chọn lựa bộ phim yêu thích của bất cứ hãng nào,
việc này đã làm mất đi bản sắc riêng của các hãng lớn như MGM,
Paramount, Universal, Columbia, Công chúng thay vì đến r ạp xem phim
đã chọn lựa cách giải trí rẻ tiền và tiện lợi hơn nhiều, đó là ngồi nhà xem
truyền hình, hệ quả tất yếu là số phim sản xuất và ngân sách làm phim
giảm sút nhanh chóng. Để đối phó với suy thoái, các hãng phim buộc
phải thay đổi phong cách thực hiện các tác phẩm của mình, nhấn mạnh
đến các yếu tố tạo sự khác biệt với truyền hình như chất lượng hình
(dẫn đến việc phát triển các bộ phim màu và các bộ phim khổ rộng),
chất lượng tiếng và đặc biệt là chất lượng nghệ thuật. Chính nhờ giai
đoạn này mà điện ảnh Mỹ mới được định hình như một môn nghệ thuật
thực sự chứ không còn đơn thuần chỉ là một lĩnh vực giải trí.


2.4_Thành tựu:
Ra đời nhiều các bộ phim cố tiếng vào cuối thập niên 1920[1] với bộ
phim The Jazz Singer sản xuất năm 1927. Với bước tiến về kỹ thuật
này, các bộ phim đã thu hút ngày càng nhiều khán giả và th ực s ự tr ở
thành hiện tượng văn hóa của xã hội

Năm 1941, hãng RKO Pictures đầu tư cho đạo diễn 26 tuổi Orson
Welles thực hiện bộ phim đầu tiên của ông này là Công dân
Kane (Citizen Kane), bộ phim không đạt doanh thu cao, không giành
nhiều Giải Oscar nhưng sau này được coi là một trong những bộ phim
xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ. Chỉ trong một năm 1939,
hàng loạt bộ phim sau này được coi là kinh điển đã ra mắt, đó là The
Wizard of Oz, Cuốn theo chiều gió, Đồi gió hú. Các bộ phim kinh
điển khác của thời kì hoàng kim này có thể kể
tới Casablanca (1941), It's a Wonderful Life (1946) hay bộ phim hoạt
hình xuất sắc Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Snow White and the
Seven Dwarfs, 1937)
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và trong giai đoạn Chiến tranh
thế giới thứ hai, Hollywood đón nhận một làn sóng các nhà điện ảnh tài
năng của châu Âu đến định cư và làm việc ở Mỹ để tránh chi ến tranh và
các giai đoạn khủng hoảng kinh tế triền miên. Trong số này phải kể t ới
các đạo diễn Đức nổi tiếng , đạo diễn huyền thoại người Anh Alfred
Hitchcock, nhà điện ảnh Pháp Jean Renoir. Một số diễn viên người
nước ngoài cũng gia nhập Hollywood như Rudolph Valentino, Marlene
Dietrich, Ronald Colman, Charles Boyer, họ cùng các diễn viên kịch nổi
tiếng ở thành phố New York bị thu hút vì sự ra đời của các bộ phim có
tiếng đã tạo nên một trong những thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của
công nghiệp điện ảnh. Vào thời cao điểm giữa thập niên 1940, các
xưởng phim ở Hollywood mỗi năm cho ra đời tới khoảng 400 bộ phim
với lượng khán giả mỗi tuần khoảng 90 triệu người
2.5_Các hãng phim nổi tiếng:


1.WARNER BROS
Thành lập từ năm 1903, Warner Bros là sự cố gắng của bốn anh
em Harry, Albert, Sam và Jack Warner. Chỉ với 150$ trong tay nhưng

cũng đủ để họ khởi đầu một đế chế, đó là từ rạp chiếu bóng và sau này
là sản xuất phim. Đây cũng là đơn vị có thời gian phát triển nhanh nhất
khi tới năm 1924, Warner Bros đã trở thành đối thủ đáng gờm của các
hãng phim danh tiếng.
Cho tới nay Warner Bros cũng là chủ sở hữu của nhiều thương
hiệu sản xuất phim như New Line Cinema, Castle Rock Entertainment,
… và cả DC Entertainment, một trong những công ty lớn nhất trong thị
trường truyện tranh.
Các tác phẩm tiêu biểu: The Exorcist (1973), The Shawshank
Redemption (1994), The Matrix (1999), series phim Harry Potter, series
phim về Superman/ Batman, The Hobbit (2012),…
2. SONY PICTURE
Sau một loạt các thương vụ mua bán, Sony Pictures ra đời vào
ngày 07.08.1991, là một phần của tập đoàn đa quốc gia Sony.
Sự hùng mạnh của Sony Pictures không chỉ thể hiện qua các sản
phẩm nghệ thuật mà hãng phim này còn “bành trướng” thêm bằng việc
sở hữu và thâu tóm các tên tuổi khác như Columbia Pictures, Tri Star
Pictures… Đến năm 2005, hãng phim danh tiếng MGM cũng được mua
lại với giá 2,9 tỷ đô.
Các tác phẩm tiêu biểu: Sự Im Lặng Của Bầy Cừu (1991), Jerry
Maguire (1996), Sleepless in Seattle (1993), series Resident Evil, series
Men In Black, loạt phim về điệp viên James Bond,…
3. . WALT DISNEY PICTURES
Từ năm 1923, hãng phim Walt Disney đã và đang viết nên tuổi thơ
cho hàng triệu đứa trẻ bằng các bộ phim hoạt hình. Sự ra đời của chuột
Mickey chính là thành công đầu tiên của nhà làm phim Disney và các
cộng sự. Tiếp sau đó là hàng loạt các câu truyện cổ tích được đưa lên
màn ảnh, đưa hãng phim trở thành thương hiệu làm phim hoạt hình lớn
nhất trên thế giới.
Sau này khi Tập đoàn Giải trí và Truyền thông Walt Disney được

hình thành, quy mô sản xuất phim trở nên lan rộng hơn, không còn tập


trung hẳn vào mảng hoạt hình nữa. Tuy nhiên Walt Disney Pictures vẫn
luôn thể hiện thế mạnh trong sản xuất hình ảnh, nhất là khi công ty có
một đơn vị con vô cùng lớn mạnh là Marvel và sau này đã mua lại
Xưởng phim Pixar vào năm 2006.
Các tác phẩm tiêu biểu: Các bộ phim dựa trên truyện cổ tích
(Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, Lọ Lem, Người đẹp và Quái vật,
Aladin, Nàng Tiên Cá,…), Vua Sư Tử (1994), Mulan (1998), Finding
Nemo (2003), Toy Story (1995),…
4. VIACOM
Được thành lập từ năm 1912, Paramount Pictures vốn là hãng
phim có lịch sử lâu đời nhất tại Hollywood. Tuy nhiên sau này Viacom đã
mua lại và tiếp tục duy trì hoạt động đến bây giờ.
Sở dĩ tập đoàn này có ảnh hưởng bởi các sản phẩm của nó vô
cùng đa dạng, từ những bộ phim nghệ thuật cho đến giải trí đại chúng,
… Viacom còn là chủ sở hữu của MTV Film và Nickelodeon Movies.
Các tác phẩm tiêu biểu: The Godfather (1972), Titanic (1997),
series Mission Impossible, Forest Gump (1994), series Indiana Jones,
Paranormal Activity (2007),…
5.20TH CENTURY FOX
Người thì cho rằng 20th Century Fox ra đời từ năm 1915, trong khi
có thông tin cho rằng năm chính thức phải là 1935 khi Fox Film và
Twentieth Century Pictures sáp nhập.
Thuộc sở hữu của News Corporations, 20th Century Fox đang
ngày càng phát triển và nắm giữ khoảng 10,6% cổ phần của thị trường
phim Bắc Mỹ.
Các tác phẩm tiêu biểu: Series Star Wars, The Sound of Music
(1965), Home Alone (1990), Series phim X-Men, Avatar (2009),…

2.6_Phim Mỹ xưa và nay
Xưa: Hầu hết các bức ảnh của Hollywood gắn liền với một bộ phim hài
phương Tây, hài kịch, phim hoạt hình, phim (hình ảnh tiểu sử) – và các đội sáng
tạo tương tự thường làm việc trên các bộ phim của cùng một phòng thu. Mỗi
hãng sẽ có phong cách riêng và những nét đặc trưng khiến bạn có thể biết
được điều này (đặc điểm này không tồn tại ngày nay)


Nay: không còn là thời hoàng kim như 120 năm trước nhưng ảnh hưởng
của phim hollywood tới ngành điện ảnh thế giới vẫn thực sự sâu sắc.

III. Khảo sát rạp chiếu phim quốc gia.
3.1-

Sự hình thành và phát triển:

Trung tâm chiếu phim Quốc gia (tên giao dịch quốc tế là National
Cinema Center)
là đơn vị sự nghiệp văn hóa có thu trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch. Có vị trí lí tưởng tại 87 Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình,
Hà Nội.
Đượcthành lập ngày 29/12/1997 theo Quyết định số 4008/QĐBVHTT của Bộ Văn hóa – Thông tin và chính thức khai trương ngày
20/11/1998, dưới sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Văn hóa – Thông
tin trước đây nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, TTCPQG đến nay đã
trải qua 16 năm xây dựng, trưởng thành là chiều dài so với lịch sử hình
thành và phát triển của một đơn vị văn hóa. Song, với những thành quả
đạt được, TTCPQG dã khẳng định được vị thế của mình.
3.2-Cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động:

Giám đốc

Phó giám
đốc
Phòng
Dịch vụ

Phó giám
đốc

Phòng
Hành
chính- Tổ

Phòng
Kế
hoạch-

Phòng
chiếu
phim

Phòng
kỹ thuật

Phòng
sưu
tầm-

Phòng
quản
trị


+ Hoạt động từ 8h-24h các ngày trong tuần, kể cả các ngày lễ.
Hoạt động marketing:
+ Tại trung tâm có treo rất nhiều poster giới thiệu về các bộ phim
mới, có các màn hình ti vi lớn chiếu các clip giới thiệu trực tiếp sinh động
về các bộ phim và giá vé, giờ chiếu và phòng chiếu ngay bên dưới.
-


+ Hiện nay rạp có rất nhiều trang web về trung tâm chiếu phim
quốc gia ngoài ra còn có facebook với 4730 lượt thích và rất nhiều người
theo dõi. Trên đó trung tâm đưa những bộ phim sắp chiếu thời gian cụ thể
chiếu. hơn nưa thông qua trang web và facebook khán giả có thể chia sẻ
những gì hài lòng hay chưa hài lòng về rạp. Để rạp có thể đáp ứng
nguyện vọng của khán giả.
+ Trung tâm có in nhiều tờ rơi giới thiệu về các bộ phim mới để
khách hàng có thể dễ dàng lấy về xem và giới thiệu cho bạn bè và người
thân.
+ Trung tâm cũng luôn luôn đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật và đội
ngũ nhân viên nhiệt tình giúp cho hình ảnh của rạp them đẹp hơn và
quảng bá hình ảnh tới đông đảo khan giả.
+ Không nhưng vậy trung tâm còn tổ chức các hoạt động công ích
như chiếu phim miễn phí phục vụ các đối tượng thuộc diện chính sách, có
hoàn cảnh khó khăn (làng SOS, trường trẻ em câm điếc Xã Đàn, làng trẻ
em mồ côi Thanh Xuân, sinh viên khuyết tật). Hằng năm, vào dịp kỷ
niệm ngày thương binh liệt sĩ, trung tâm còn phối hợp với ngành LĐTBXH tổ chức chiếu phim phục vụ CLB Thăng Long (Hà Nội), CLB Văn
hóa, CLB Điện ảnh Đồi cọ, Hội Cựu chiến binh, CLB Thanh niên xung
phong,...
+ Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức Chương trình chiếu phim hè
dành cho thiếu nhi (từ 28/5-30/8) với giá vé ưu đãi.

+ Trung tâm còn là nơi cung cấp thông tin đa chiều từ khán giả
điện ảnh đến với các nhà sản xuất phim, các nghệ sỹ điện ảnh bằng việc
thăm dò ý kiến khán giả hằng năm ở khắp các vùng miền.
3.3-Phân phối, tiêu thụ:
+ Ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc TTCPQG cho biết mỗi
ngày cụm rạp có hơn 50 suất chiếu. Trong năm qua, cụm rạp đã tổ chức
gần 17 ngàn buổi chiếu, thu hút 1 triệu 534 ngàn lượt khan giả. Như vậy,
tính trung bình, mỗi ngày cụm rạp phục vụ khoảng 4.200 lượt người xem.
+Doanh thu: chuyển sang cơ chế tự chủ 100% chi thường xuyên,
Nhà nước chỉ hỗ trợ trong trường hợp đầu tư lớn mà trung tâm không đủ
lực. Ngoài việc Trung tâm duy trì cường độ hoạt động tối đa với 45-50
suất chiếu/ngày. Ước tính TTCPQG phục vụ hơn 1,5 triệu lượt khan giả,
doanh thu hơn 114 tỷ đồng. Trung tâm còn có nguồn thu từ việc cho thuê
quảng cáo, các khu vui chơi, khu ẩm thực, cho thuê phòng hội thảo cũng
đem lại nguồn thu không nhỏ cho trung tâm.
+Giá vé và chính sách giảm vé:

Giá vé 2D (áp dụng từ 1/9/2018)


Ưu đãi cho học sinh, sinh viên từ 22 tuổi trở xuống: Đồng giá 45.000đ/vé
2D cho tất cả các suất chiếu phim từ Thứ 2 đến Thứ 6


Giá vé xem phim 3D:



Giá vé xem phim 4D:



* Vé trẻ em:
- Trẻ em có chiều cao từ 0,7m đến 1,3m: Giảm 10.000đ/vé đối với phim
2D, 3D.
- Trẻ em dưới 0,7m đi kèm với người lớn được miễn phí.
Ưu đãi cho người cao tuổi (trên 55 tuổi): Giảm 10.000đ/vé đối với phim
2D
* Áp dụng giá vé ngày Lễ, Tết cho các ngày:
- Các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định của nhà nước: Tết Nguyên Đán,
Tết Dương Lịch, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 AL, ngày 30/4, 1/5, 2/9.
- Các ngày: 14/2, 8/3, 24/12.
- Các ngày: Nghỉ bù do nghỉ Lễ, Tết trùng vào thứ 7, Chủ Nhật
Không áp dụng các chế độ ưu đãi (ngoại trừ ưu đãi dành cho trẻ em), các
chương trình khuyến mại khác vào các ngày 20/10, 20/11, các ngày Lễ, Tết, suất
chiếu sớm và suất chiếu đặc biệt.
3.4-Dịch vụ:
+ Tổ chức liên hoan phim, tuần lễ phim trong nước,khu vực và
quốc tế.
+ Tổ chức chiếu phim giải trí trong và ngoài nước.
+ Gặp gỡ với các đạo diễn, diễn viên điện ảnh qua các buổi họp
báo, công chiếu phim mới.
+ Trưng bày lịch sử phát triển Điện ảnh Việt Nam và Thế giới.
+ Tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc, tạp kỹ.
+ Tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo.


+ các dịch vụ quảng cáo: Phát TVC trên màn hình chiếu phim, trên
hệ thống màn hình LED, màn hình LCĐ; Đặt booth trưng bày, giới thiệu
sản phẩm; Quảng cáo trên pano khổ lớn ngoài sân, tại các biển hộp đèn
trong nhà… Đến với Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, khan giả còn có

thể thư giãn với các loại hình giải trí:

Big Games- Nơi thử sức mạnh và sự khéo léo dành cho các
bạn trẻ.



Big chicken- Các món ăn nhanh dành cho người năng động.




Sweet home- quà tặng cuộc sống.



Book store- Nguồn tri thức vô tận.


3.5- Nguồn nhân lực:
+ Giám đốc TT có trách nhiệm quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ
thể, sắp xếp, bố trí cán bộ, viên chức theo cơ cấu chức danh tiêu chuẩn
nghiệp vụ cho các phòng của trung tâm, xây dựng và ban hành quy chế tổ
chức hoạt động của trung tâm.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức
của trung tâm.
+ Ngoài đội ngũ nhân viên có sẵn, trung tâm còn tuyển thêm rất
nhiều vị trí làm partime phù hợp cho sv, tuyển thêm tình nguyện viên hỗ
trợ thu hút khán giả nhiều hơn nữa tới rạp.
3.6-Các sự kiện gần đây ở rạp chiếu phim quốc gia:

* Đồng giá 49.000đ bom tấn "Nhiệm vụ bất khả thi: Sụp đổ”
Từ ngày 22/8/2018,
*Chương trình phim Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám
(19/8/1945 - 19/8/2018) và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2018).
. Từ ngày 30/8 đến 01/9, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia sẽ chiếu
miễn phí 2 bộ phim: Sứ mệnh trái tim và Đừng đốt. Trung tâm sẽ phát
giấy mời miễn phí từ 15h00 - 18h00 từ Thứ 2 (27/8/2018) tại sảnh tầng 1,
Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.
*Cuộc thi làm phim toàn quốc dành cho học sinh Việt Nam lần thứ
12 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia
Thứ 7 (08/9)


3.7-So sánh điện ảnh Mỹ với điện ảnh Việt Nam:
Mỹ là thị trường điện ảnh gần như đứng đầu thế giới nên nếu đăt lên
bàn cân thì quả là sự chênh lệch quá lớn so với điện ảnh Việt Nam. Những b ộ
phim của Mỹ luôn tạo sự thu hút lớn từ giai đoạn sản xuất,làm trailer cho đến
khi phim được công chiếu với nội dung vô cùng thú vị,nhiều chi tiết bất ngờ và
những cái kết mở nhằm tạo nên một series liên tục tạo sự ngóng chờ cho
người xem. Về kĩ xảo,các bộ phim của Mỹ cũng luôn được trau chuốt kĩ lương ở
từng phân đoạn. Điện ảnh Việt Nam tuy đã có những bước phát triển nhất
định,nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề cần cải thiện, điển hình như: n ội
dung còn sơ sài,thiếu đi sự hấp dẫn mà chỉ tập trung vào các khung hình đep,
kĩ xảo còn yếu kém,công tác truyền thông chưa được hi ệu quả,chưa đủ hấp
dẫn để người xem lựa chọn giữa rất nhiều thị trường phim lớn trên thế giới,
việc làm trailer đã có nhiều cải thiện,tăng độ hấp dẫn nhưng thực tế b ộ phim
lại chưa đáp ứng được kì vọng của người xem.
IV.Đánh giá và giải pháp.
4.1-Đánh giá tình hình phát triển của ngành điện ảnh nói chung và việt

nam nói riêng:
-Trên thế giới hiện nay chỉ có 5 quốc gia có thị phần điện ảnh phim nội
chiếm 50% trở lên là Mỹ, Hàn, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Thị phần phim
Việt Nam hiện nay là hơn 30%, được xem là lớn ở khu vực Đông Nam Á. Theo
như nghiên cứu và dự đoán của công ty CJ thì trong vòng 7 năm nữa, thị phần
của điện ảnh Việt Nam có thể lên đến 50%. Đó là điều rất phấn khởi khi mà
chúng ta có thể nhìn thấy kinh doanh điện ảnh vẫn đang trên đà tăng trưởng
mạnh mẽ, dù còn có nhiều khó khăn và phải đối mặt các nguy cơ cạnh tranh.
-Những năm gần đây, điện ảnh nước ta đã có những khởi sắc. Nhà nước
tiếp tục chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, trong đó có mục tiêu phát
triển điện ảnh. Thị trường điện ảnh đang hình thành ngày một rõ nét. Việc
tham gia của các hãng phim, công ty phát hành phim tư nhân vào thị trường
điện ảnh đã hối thúc sự chuyển đổi mạnh mẽ hơn của các hãng phim nhà nước
và cơ sở phổ biến phim. Tính đến cuối năm 2009, nước ta có 29 hãng phim nhà
nước và 34 hãng phim tư nhân. Tuy nhiên, so với yêu cầu của đời sống điện
ảnh nước ta với số dân gần 90 triệu người và so với tiến trình phát triển của
điện ảnh thế giới thì CNĐA nước ta vẫn trong tình trạng lạc hậu về công nghệ,
yếu kém về trình độ tổ chức.
-Trải qua sáu tháng đầu năm, nhiều bộ phim Việt đã kịp trình làng, nhất
là khi có hai kỳ nghỉ kéo dài là Tết Nguyên đán và 30/4 - 1/5. Bên cạnh tiến bộ


về mặt kỹ thuật và tạo ra một vài điểm nhấn về mặt doanh thu, bối cảnh chung
của phim Việt vẫn để lại nhiều tiếc nuối.
-So với năm 2017, điện ảnh Việt năm nay đang tỏ ra nhàm chán hơn khi
thiếu đi sự đa dạng về mặt đề tài. Cách đây một năm, chưa biết có thành công
hay không, nhiều đạo diễn dám thử sức với những chủ đề nhạy cảm như ấu
dâm, đồng tính, người đột biến. Còn nhóm tác phẩm năm nay chủ yếu xoay
quanh thể loại hài hoặc tình cảm.
-Số lượng phim Việt ăn khách và thắng lớn tại phòng vé không nhiều.

Điều đó phần nào thể hiện thực tế rằng khán giả nước nhà đang ngày một trở
nên khắt khe hơn, không còn dễ dãi bỏ tiền ra theo dõi các tác phẩm thuộc
dạng “mỳ ăn liền” nữa.
Cụ thể là về:

*Sản xuất:
Nhà nước tiếp tục chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, trong đó
có mục tiêu phát triển điện ảnh, chặn đứng sự tụt hậu của ngành điện ảnh
trước những thách thức của cơ chế thị trường và sự phát triển của các phương
tiện thông tin đại chúng; tăng kinh phí đầu tư và đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm để nhanh chóng hiện đại hóa các cơ sở công nghiệp sản xuất phim.
Hàng năm, nhà nước cấp kinh phí mua phim có giá trị của nước ngoài và
quản lý tốt nguồn phim lưu chiểu trong nước để lưu trữ nhằm phục vụ nhu cầu
nghiên cứu, đào tạo và sáng tác điện ảnh.

*Phân phối và tiêu thụ sản phẩm:
Về hệ thống phát hành phim, việc nhập phim nước ngoài ồ ạt, và hiện
tượng “độc quyền” trong việc phát hành phim xuất hiện bởi các nhà phát hành
tư nhân khổng lồ đến từ nước ngoài (CJ) đã khiến cả các nhà sản xuất phim lẫn
hệ thống phát hành trở nên hoang mang, bởi nếu không chấp nhận ăn chia
theo tỷ lệ do “ông độc quyền” này ấn định thì phim không thể vào rạp (như
phim Tấm Cám: Chuyện chưa Kể của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân và nhiều
phim khác) dẫn đến thua lỗ tất yếu.


Hệ thống đài truyền hình là một trong những phương tiện chủ yếu tiêu
thụ và phổ biến rộng rãi các phim của ngành điện ảnh. Năm 1995, Nghị định
48/CP của Chính phủ đã quy định: Các đài truyền hình trong cả nước phải ưu
tiên phổ biến trên sóng truyền hình các phim do nhà nước đặt hàng và tài trợ
và phải nâng dần tỉ lệ phát sóng phim truyện Việt Nam; đến năm 1998 phim

truyện Việt Nam đạt ít nhất 50% tổng thời lượng phát sóng phim truyện.
Khoảng chục năm trước, nhận thấy việc phát hành phim ở Việt Nam đầy
triển vọng, rất nhiều nhà đầu tư đã "nhảy" vào đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật
chất để thu hút khán giả.
Kết quả là số lượng các cụm rạp, phòng chiếu và số lượt khán giả đến rạp
không ngừng tăng. Đến cuối năm 2017, Việt Nam có 760 phòng chiếu, tăng
32% so với năm 2016.
Đặc biệt, từ tháng 6/2017 ở nhiều cụm rạp CGV, giá vé xem phim 2D
giảm chỉ còn 49.000 đồng/vé, phim 3D còn 69.000 đồng/vé. Các hệ thống rạp
Galaxy, BHD, Lotte Cinema... cũng áp dụng giá vé tương tự hoặc thấp hơn.
Theo thống kê của Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
tổng doanh thu phòng vé năm 2017 ở Việt Nam là 3.250 tỷ đồng với 45 triệu
lượt khán giả đến rạp xem phim, tăng 16% so với năm 2016 (thống kê của Cục
Điện ảnh).
*Nguồn nhân lực:
Nước ta luôn có những sinh viên giỏi đi đào tạo các ngành nghề mới liên
quan đến làm chủ công nghệ trong việc thực hiện các dịch vụ sản xuất phim
trong nước. Khi đã chuẩn bị được nguồn nhân lực này thì mạnh dạn đầu tư
công nghệ mới cho sản xuất hậu kỳ phim, nâng cấp hai trung tâm kỹ thuật điện
ảnh Hà Nội và TP.HCM.
Nhưng chúng ta cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành
điện ảnh, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo trong nước, gửi người ra nước
ngoài đào tạo những lĩnh vực mới trong ngành CNĐA, có chính sách thu hút
Việt kiều ở nước ngoài am hiểu điện ảnh về tham gia giảng dạy và sản xuất
phim Việt Nam. Các cơ sở đào tạo mạnh dạn đổi mới giáo trình giảng dạy, coi
trọng đào tạo các kỹ năng để sinh viên ra trường đảm đương ngay công việc
được giao; khuyến khích các hình thức tập huấn ngắn ngày để bắt kịp các tiến
bộ trong quản lý và ứng dụng khoa học công nghệ của nền điện ảnh thế giới;
coi trọng đào tạo từ thực tiễn qua việc liên kết với các thành phần kinh tế để
sản xuất phim.



*Phương thức quản lý:
Về quản lý, năm nay tiêu chí phân loại phim theo độ tuổi được áp dụng
trong quá trình cấp phép phổ biến phim đã tạo sự thông thoáng và hiệu quả
cho nhà làm phim, nhà sản xuất và phát hành theo quy chuẩn quốc tế. Tuy
nhiên, để xây dựng thành công ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam thì chặng
đường còn dài, còn phải vượt rất nhiều khó khăn mà quan trọng nhất là phải
nâng cao sự chuyên nghiệp trong các khâu từ sản xuất, phát hành đến quản lý,
phê bình. Tất cả các khâu đều rất cần sự phát triển đồng bộ, vì điện ảnh là
ngành tổng hợp của nghệ thuật và công nghiệp.
Ở lĩnh vực phổ biến phim, xác định rạp chiếu phim do nhà nước quản lý
là một thiết chế văn hóa hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp công ích nhằm
phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Từ đó, hằng năm đầu tư
kinh phí củng cố, hoàn thiện các rạp đã có, xây mới hiện đại các rạp theo quy
hoạch trên địa bàn dân cư. Nhà nước có cơ chế cho phép các rạp chiếu phim
mở thêm các dịch vụ phù hợp để thu hút công chúng đến với điện ảnh, để rạp
chiếu phim thực sự là tụ điểm sinh hoạt văn hóa của người dân.
*Nguyên nhân:
-Chính là việc điện ảnh vốn là một “trò chơi” tốn kém, đòi hỏi một nguồn
vốn khổng lồ khiến các nhà đầu tư nhanh chóng cạn vốn sau một phim thất bại
về doanh thu. Để đuổi theo doanh thu, đương nhiên dẫn đến việc các nhà sản
xuất phim tư nhân phải chú trọng vào dòng phim giải trí, thậm chí khá “nhảm”
để chiều chuộng khán giả, tạo nên một sự phát triển lệch tâm của thị trường
điện ảnh Việt.
-Trong khi nguồn vốn ngân sách dành cho điện ảnh ngày càng cạn kiệt,
thì việc tổ chức các cuộc vận động sáng tác kịch bản cho phim đặt hàng cũng
trở nên thiếu chuyên nghiệp. Ngay cả khi một kịch bản cho dòng phim này
được duyệt thì kinh phí thực tế cũng không đủ cho sản xuất, hoặc thường được
rót về cho cơ sở sản xuất rất muộn (rất cận ngày trước mỗi dịp kỷ niệm nào đó

cần có phim để phục vụ công chúng) khiến cho việc vận hành sản xuất gặp
nhiều khó khăn, nhất là về thời gian.
-Việc đầu tư về thiết bị, công nghệ (cả tiền kỳ và hậu kỳ) để điện ảnh
thích ứng với thời đại công nghệ số gần như không được chú trọng khiến cho
rất nhiều tác phẩm của dòng phim chính thống không thể tham gia vào hệ
thống phát hành phim ngoài biên giới.
4.2-Đề xuất giải pháp khắc phục và phát triển


4.2.1-Giải pháp sáng tác, sản xuất phim:
- Cần triển khai việc tài trợ, đặt hàng sản xuất phim bằng nguồn kinh phí
từ ngân sách nhà nước thông qua việc tuyển chọn các dự án sản xuất phim
theo Luật sửa đổi và bổ sung một số điều trong Luật điên ảnh với nhiều đợt
mời các tổ chức và cá nhân gửi kịch bản và dự án làm phim đến trình thẩm
định và tuyển chọn theo từng đề tài – chủ đề cụ thể, theo tiêu chí rõ ràng.
- Cần triển khai việc Nhà nước mua toàn bộ hoặc một phần bản quyền
của các tác phẩm có giá trị cao (theo Nghị định 54) mà không phân biệt phim
của hãng tư nhân hay hãng nhà nước.
- Thành lập Quỹ phát triển điện ảnh (đã được quy định trong Luật Điện
ảnh)
- Cần xác định vai trò quan trọng của nhà sản xuất phim- đặc biệt trong
các hãng phim nhà nước- và có kế hoạch bồi dương đào tạo các nhà sản xuất
phim thực thụ.
- Cần xác lập mối quan hệ hợp lý và hiệu quả giữa điện ảnh và truyền.

4.2.2-Giải pháp tuyên truyền quảng bá sản phẩm:
- Chúng ta phê phán xu hướng thương mại hoá điện ảnh (chạy theo đồng
tiền bất kể tính thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật của "sản phẩm").
- Nhưng chúng ta ủng hộ, khuyến khích những bộ phim có nội dung lành
mạnh, có tính giáo dục mà lại thu hút được đông khán giả nhờ cách dàn dựng

hấp dẫn.
4.2.3-Giải pháp phát hành phổ biến phim:
- Cần xác định rõ: bảo vệ thị trường điện ảnh trong nước có nghĩa là bảo
vệ điện ảnh dân tộc. Điều cần thiết là tìm ra và kiên quyết thực hiện các biện
pháp để bảo vệ thị trường điện ảnh Việt Nam.
- Cần tìm đầu ra cho các bộ phim tài liệu, phim hoạt hình được nhà nước
đặt hàng.
Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật


- Tìm bước đi chuẩn xác, đúng hướng để tận dụng, kết hợp và thay thế
hợp lý từ cơ sở vật chất kỹ thuật cũ sang công nghệ mới
- Đầu tư hệ thống thiết bị công nghệ số trong sản xuất phim và hệ thống
rạp chiếu phim (trung ương và địa phương), trong bảo quản và lưu trữ phim và
các khu vực khác của điện ảnh
- Đầu tư cho hệ thống trường quay nội, trường quay ngoại đạt tiêu
chuẩn từ nhiều nguồn vốn.
4.2.4Giải pháp về hội nhập quốc tế trong điện ảnh:
- Đưa phim Việt Nam ra thế giới ở 3 cấp độ:
+ Tham dự các Tuần phim Việt Nam, Những ngày văn hóa Việt Nam, các
sự kiện văn hóa nghệ thuật theo thỏa thuận, hiệp định, quan hệ ngoại giao…
(cần các phim đáp ứng yêu cầu đối ngoại)- Đây là việc chúng ta (Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, ngành điện ảnh và các cơ quan liên quan) có thể chủ động
được.
+ Tham dự các Liên hoan Phim quốc tế (cần các phim có giá trị nghệ
thuật)- Để đạt hiệu quả, cần nâng cao chất lượng phim, chú trọng các tác phẩm
có sáng tạo nghệ thuật.
+ Thiết lập thị trường điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài (phim có giá trị
thương mại)- Đây là việc khó, cần sự nỗ lực từng bước.
- Giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam

- Hợp tác, liên doanh làm phim với nước ngoài.
- Tạo điều kiện cho các nhà làm phim Việt kiều về nước hành nghề.
4.2.5-Giải pháp quyết định: xuất phát từ con người
Yếu tố quan trọng nhất để củng cố, xây dựng và phát triển điện ảnh là
con người: người tài trong sáng tác; người có chuyên môn, tay nghề công nghệkỹ thuật; người có trình độ và kinh nghiệm trong quản lý… Vì vậy, vấn đề quan
trọng nhất cần quan tâm là đào tạo và sử dụng con người.



×