Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 187 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

TRẦN THỊ THỦY

TRẦN THỊ THỦY

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRUNG QUỐC
TRONG BỐI CẢNH GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRUNG QUỐC HỌC





Hà Nội, 2018




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

TRẦN THỊ THỦY

SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRUNG QUỐC


TRONG BỐI CẢNH GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM

Chuyên ngành: Trung Quốc học
Mã số: 62 31 06 02

LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRUNG QUỐC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Đỗ Tiến Sâm

Hà Nội, 2018




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu và trích dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hình thức trình bày của luận án theo đúng quy định của Đại học Quốc gia
Hà Nội. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Thị Thuỷ

Trần Thị Thủy





LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn, các thầy
cô trong hội đồng cơ sở, thầy cô phản biện độc lập, các thầy cô trong khoa
Đông phương học và đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến, cơ quan công tác đã
tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án

Trần Thị Thuỷ

Trần Thị Thủy




MỤCLỤC
DANH MỤC HÌNH............................................................................................... 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................... 7
2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................... 9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................. 9
2.2. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................. 9
2.3. Giới hạn phạm vi về thời gian, không gian và nội dung .............. 9
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 10
3.1. Cách tiếp cận: ......................................................................... 10
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 10
4. NGUỒN TƯ LIỆU ........................................................................................ 11
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ...................................................................... 12

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN.......................................................................... 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 14
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI ................ 14
1.1.1. Học giả Trung Quốc ............................................................. 14
1.1.2. Học giả ngoài Trung Quốc ................................................... 28
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA HỌC GIẢ TRONG NƯỚC ............... 36
1.3. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN ......................................... 40
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 43
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRUNG QUỐC: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN ........................................................................................................ 44
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 44
2.1.1. Công nghiệp văn hoá Trung Quốc: Nội hàm khái niệm, phân loại
và vai trò ...................................................................................... 44
2.1.1.1. Quan điểm của Trung Quốc về khái niệm “công nghiệp văn hoá” .... 44
2.1.1.1.1. Khái niệm “công nghiệp văn hoá” ............................... 44
2.1.1.3. Vai trò của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc ............ 51
2.1.1.3.1. Vai trò về kinh tế: Công nghiệp văn hóa góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và các ngành nghề khác của Trung Quốc
phát triển ................................................................................... 51

1



2.1.1.3.2. Vai trò về chính trị, ngoại giao: Công nghiệp văn hóa
góp phần chuyển tải thông tin, gia tăng ảnh hưởng mềm của Trung
Quốc trên diễn đàn thế giới ........................................................ 53
2.1.1.3.3.Vai trò văn hóa: Sản phẩm của ngành công nghiệp văn
hóa từng bước thỏa mãn nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của
người dân Trung Quốc ............................................................... 54

2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công
nghiệp văn hoá Trung Quốc ........................................................... 55
2.1.2.1. Những yếu tố bên ngoài ...................................................... 55
2.1.2.1.1. Nền kinh tế tri thức phát triển và ngày càng chiếm thế
chủ đạo ...................................................................................... 55
2.1.2.1.2. Xu thế toàn cầu hóa văn hóa gia tăng .......................... 56
2.1.2.1.3. Xu hướng ứng dụng thành quả khoa học công nghệ trong
phát triển công nghiệp văn hoá ................................................... 57
2.1.2.2. Những yếu tố bên trong ...................................................... 58
2.1.2.2.1. Cải cách thể chế văn hóa được Trung Quốc đẩy mạnh . 58
2.1.2.2.2. Vai trò của văn hoá trong chiến lược gia tăng sức mạnh
mềm của Trung Quốc ngày càng tăng ......................................... 59
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................. 63
2.2.1. Xu thế phát triển ngành công nghiệp văn hóa của thế giới ..... 63
2.2.2 Thực tiễn phát triển ngành công nghiệp văn hóa của một số
nước tiêu biểu ............................................................................... 65
2.2.2.1. Ngành công nghiệp văn hóa Mỹ .......................................... 65
2.2.2.2. Ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản ................................ 68
2.2.2.3 Ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc ................................. 72
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 75
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
VĂN HOÁ TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2002 ĐẾN NAY .................................. 76
3.1. NHÌN LẠI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP VĂN HOÁ TRUNG QUỐC TRƯỚC NĂM 2002 ............................ 76
3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ
TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2002 ĐẾN NAY .................................................... 79
3.2.1 Trung Quốc hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp
văn hoá ......................................................................................... 79
3.2.1.1. Chính sách về hỗ trợ thuế, vốn và bảo hộ ngành công nghiệp
văn hóa trong nước .......................................................................... 79

3.2.1.2. Chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp văn hóa mới
xuất hiện ......................................................................................... 81
2



3.2.2. Trung Quốc đẩy mạnh chuyển đổi hình thức sở hữu trong
doanh nghiệp văn hoá nhà nước ..................................................... 83
3.2.3. Trung Quốc tăng cường ứng dụng công nghệ trong phát triển
ngành công nghiệp văn hoá ............................................................ 85
3.2.4. Trung Quốc đẩy mạnh khai thác thị trường văn hoá quốc tế .. 88
3.3. THÀNH TỰU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI ............................ 91
3.3.1. Thành tựu của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc từ năm
2002 đến nay ................................................................................. 91
3.3.1.1 Công nghiệp văn hóa phát triển nhanh và liên tục ................. 91
3.3.1.2. Các ngành công nghiệp văn hóa mang tính nội dung đẩy mạnh
xuất khẩu ......................................................................................... 93
3.3.1.2.1. Ngành nghệ thuật biểu diễn ......................................... 94
3.3.1.2.2. Ngành xuất bản ........................................................... 97
3.3.1.2.3. Ngành phát thanh - truyền hình và điện ảnh ............... 100
3.3.1.2.4 Ngành sản xuất trò chơi điện tử .................................. 105
3.3.1.3.Thương mại văn hoá góp phần tăng bậc xếp hạng về chỉ số sức
mạnh mềm của Trung Quốc trên thế giới ....................................... 108
3.3.2 Những vấn đề còn tồn tại của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc ..... 110
3.3.2.1. Quy mô doanh nghiệp văn hóa nhỏ yếu và phát triển thiếu
đồng đều ....................................................................................... 110
3.3.2.2. Cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm văn hóa mất cân đối ..... 112
3.3.2.3. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vẫn là một khâu yếu ... 113
3.4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ .............................................................................. 115
3.4.1. Điểm mạnh của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc ..... 115

3.4.2. Điểm yếu của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc ........ 118
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 121
CHƯƠNG 4: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
VĂN HÓA TRUNG QUỐC VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM ...................... 122
4.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA
TRUNG QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN TỚI................................................... 122
4.1.1. Cơ hội của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc ............ 122
4.1.2. Thách thức của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc ..... 126
4.1.3. Trọng tâm trong phát triển ngành công nghiệp văn hoá của
Trung Quốc thời gian tới ............................................................. 129
4.2. GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM ............................................................... 134
4.2.1. Tình hình phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
hiện nay ...................................................................................... 134
4.2.1.1. Việt Nam giàu tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp
văn hóa .................................................................................... 134
3



4.2.1.2. Năng lực phát triển ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam còn
yếu, thị trường trong nước bị áp đảo bởi sản phẩm nước ngoài ...... 135
4.2.1.3. Về định hướng và triển vọng phát triển của ngành công nghiệp văn hoá
Việt Nam ....................................................................................... 138
4.2.2. Một số gợi mở đối với Việt Nam ........................................ 140
4.2.2.1. Gợi mở để phát triển ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam
................................................................................................ 140
4.2.2.2 Gợi mở ứng xử với ảnh hưởng sức mạnh mềm từ sản phẩm
công nghiệp văn hoá Trung Quốc .................................................. 143
4.2.2.3. Những giải pháp cụ thể ..................................................... 146
Tiểu kết chương 4: ........................................................................................... 149

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌCCỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................. 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 155
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 171
PHỤ LỤC 1: PHÂN LOẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ TRUNG QUỐC
(NĂM 2012) ....................................................................................................... 171
PHỤ LỤC 2: TOP 10 TRONG SỐ 30 DOANH NGHIỆP VĂN HÓA MẠNH
CỦA TRUNG QUỐC ....................................................................................... 177










4



DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1 Phân loại ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc(Năm 2004) ........... 49
Hình 2.2 Phân loại ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốctheo tính chất
hoạt động (Năm 2012) .......................................................................................... 50
Hình 2.3. Quan điểm của Luận án về các thành tố cấu thànhngành công nghiệp

văn hóa .................................................................................................................. 63
Hình 3.1: Đặc điểm ngành nghệ thuật biểu diễn các nước Anh, Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc tại thị trường nước ngoài .................................................................. 96




















5



DANH MỤC BIỂU ĐỒ



Biểu đồ 3.1: Quy mô tăng trưởng và tỉ lệ đóng góp trong GDP của ngành công nghiệp
văn hóa Trung Quốc từ năm 2004 đến năm 2016 ................................................. 92
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp văn hóa (tầng hạt nhân)
Trung Quốc từ năm 2006 đến năm 2011 .............................................................. 94
Biểu đồ 3.3: Sự tăng trưởng của ngành xuất bản Trung Quốctừ năm 2010 đến
năm 2015............................................................................................................... 98
Biểu đồ 3.4: Tổng doanh thu ngành phát thanh – truyền hìnhTrung Quốc qua các
năm ...................................................................................................................... 101
Biểu đồ 3.5: Tình hình phát triển ngành điện ảnh Trung Quốcgiai đoạn 2007 2015..................................................................................................................... 103
Biểu đồ 3.6: Quy mô phát triển của thị trường điện ảnh thế giới ....................... 104
Biểu đồ 3.7: Quy mô doanh thu thị trường hải ngoại của điện ảnh Trung Quốc từ
năm 2003 đến 2012 ............................................................................................. 105
Biểu đồ 3.8: Quy mô doanh thu của ngành game Trung Quốcgiai đoạn 2008 2016..................................................................................................................... 106
Biểu đồ 3.9: 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có doanh thu ngànhtrò chơi điện tử lớn
nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 .......................................... 107







6



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên
thế giới, công nghiệp văn hóa đã và đang trở thành một trong những xu thế và

mũi nhọn mới. Khái niệm công nghiệp văn hóa (Cultural Industry) đã được các
nước châu Âu sử dụng và coi trọng từ những năm 90 của thế kỷ XX. Đặc biệt
trong những năm gần đây, doanh thu từ công nghiệp văn hóa ngày càng chiếm
một tỉ lệ đáng kể trong thu nhập quốc dân của một số quốc gia sớm chú trọng phát
triển ngành nghề này và góp phần giải quyết khối lượng lớn việc làm cho người
lao động trong xã hội. Ở nhiều quốc gia, công nghiệp văn hóa được đặt ngang
hàng với những ngành kinh tế trọng điểm lâu đời. Nhật Bản coi công nghiệp văn
hóa có tầm quan trọng ngang với ngành công nghiệp ô tô. Hàn Quốc xác định
công nghiệp văn hóa là ngành mấu chốt để đưa nền kinh tế của nước này cất cánh.
Phát triển công nghiệp văn hóa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lớn mà còn
góp phần phổ biến các giá trị văn hóa tinh thần, mở rộng “biên giới mềm” và tầm
ảnh hưởng văn hóa của quốc gia mà nó đại diện.
Đối với Trung Quốc, từ sau cải cách mở cửa, cùng với “làm giàu kinh tế”,
“sáng tạo khoa học kỹ thuật”, “phát triển công nghiệp văn hóa” được nhấn mạnh
là một trong ba nội dung quan trọng của chiến lược quốc gia [88,tr.71]. Công
nghiệp văn hóa từng bước được đầu tư, phát triển và ngày càng có nhiều đóng
góp trong việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân cũng như tăng trưởng
của nền kinh tế Trung Quốc. Tỉ lệ đóng góp trong GDP và tỉ lệ giải quyết việc
làm của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc ngày càng lớn. Bên cạnh đó,
công nghiệp văn hóa cũng được xem là phương thức quan trọng để Trung Quốc
đưa các giá trị văn hóa tinh thần Trung Hoa quảng bá ra thế giới, tăng cường sức
ảnh hưởng đối với cộng đồng quốc tế. Trung Quốc cho rằng phát triển sức mạnh
mềm là một thực tiễn cấp bách đang đặt ra trước mắt. Bởi vậy, cùng với sự trỗi
dậy mạnh mẽ và ấn tượng về sức mạnh cứng kinh tế, quân sự, Trung Quốc đã và
đang đẩy mạnh phát triển sức mạnh mềm, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa.
Nghiên cứu đặt sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong
7




bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm sẽ góp phần làm rõ đặc tính của nhóm ngành
này. Đó là nó vừa có vai trò về kinh tế, văn hóa, vừa có vai trò về chính trị - ngoại
giao. Đồng thời, bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm cũng tác động đến nhận thức,
tư duy của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc trong các chiến lược chấn hưng ngành
công nghiệp văn hóa.
Ngày nay, Việt Nam muốn hiện đại hóa đất nước không những phải có sự
phồn vinh về kinh tế mà còn phải có sự phồn vinh về văn hóa. Phát triển công
nghiệp văn hóa cũng là con đường để văn hóa Việt Nam tham gia vào cạnh tranh
trên thị trường văn hóa quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Đồng thời, phát triển công nghiệp văn hóa còn góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng
thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Xét về ý nghĩa chiến lược
dài lâu hay trước mắt thì ngành nghề văn hóa đều thể hiện tầm quan trọng to lớn.
Tuy nhiên, công nghiệp văn hóa hiện vẫn là khái niệm mới mẻ, ngành nghề này
chưa được đi sâu khai thác và phát triển ở nước ta. Hơn bao giờ hết, Việt Nam
cần tăng cường các chính sách, chiến lược đẩy mạnh sự phát triển của công
nghiệp văn hóa. Học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước là biện pháp cần thiết để
chúng ta nắm bắt những cơ hội và hoá giải các thách thức trong quá trình xây
dựng ngành công nghiệp văn hóa. Ngoài ra, trước hiện tượng xâm lấn và ảnh
hưởng ngày càng rõ rệt của sản phẩm công nghiệp văn hóa Trung Quốc tại nước
ta thì việc đưa ra những phân tích mang tính gợi mở cũng có ý nghĩa quan trọng,
cấp thiết đối với Việt Nam.
Trên cơ sở những điều đó, tác giả lựa chọn chủ đề Sự phát triển của
công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm là
hướng nghiên cứu của Luận án với nhiều ý nghĩa. Luận án này không chỉ nhằm
nghiên cứu một cách hệ thống các chính sách, đánh giá những thành tựu đã đạt
được, hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa ở Trung
Quốc đặc biệt trong bối cảnh nước này đang tăng cường xây dựng hình ảnh trước
thế giới, mà còn nhằm đưa ra những gợi mở đối với Việt Nam trong chiến lược
phát triển ngành này trong thời gian tới.
8




2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án đi sâu phân tích sự phát triển ngành công nghiệp văn hoá Trung
Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm, từ đó rút ra một số gợi mở cho Việt Nam.
Nhiệm vụ:
Một là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu sự
phát triển ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc.
Hai là, đánh giá thực trạng, đi sâu phân tích thành tựu và hạn chế trong sự
phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc.
Ba là, đánh giá triển vọng và rút ra một số gợi mở mang tính tham khảo
cho sự phát triển ngành công nghiệp văn hoá của Việt Nam.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc.
2.3. Giới hạn phạm vi về thời gian, không gian và nội dung
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu sự phát triển của ngành công
nghiệp văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm từ Đại hội
XVI ĐCS Trung Quốc (2002) đến nay. Bối cảnh “gia tăng sức mạnh mềm” mà
Luận án muốn nói đến không hàm ý sức mạnh mềm Trung Quốc gia tăng mà
muốn nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đẩy mạnh các chính sách, các công cụ để
gia tăng ảnh hưởng mềm của nước này trên thế giới.
- Phạm vi không gian: Trung Quốc đại lục không bao gồm các lãnh thổ
Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.
- Phạm vi nội dung: Công nghiệp văn hoá là một nhóm ngành rộng với
nhiều ngành cụ thể khác nhau. Trong phạm vi luận án này, tác giả chủ yếu chú
trọng phân tích các ngành mang tính nội dung, trên cơ sở quan điểm về nội hàm
này của Trung Quốc. Bởi đây là những ngành có vai trò quan trọng trong việc


9



truyền tải và truyền bá văn hoá Trung Quốc đi ra ngoài. Điều này phù hợp với bối
cảnh mà Luận án đã chọn để phân tích.
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cách tiếp cận:
Luận án nghiên cứu sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung
Quốc từ hướng tiếp cận liên ngành, cụ thể là từ góc độ văn hoá học, kinh tế học
văn hoá và Trung Quốc học. Ngành công nghiệp văn hoá là một ngành đặc biệt,
vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính văn hoá. Tiếp cận từ góc độ Trung Quốc
học góp phần nhấn mạnh hơn đặc điểm đa ngành đó của ngành công nghiệp văn hoá.
Ngoài ra, Luận án còn tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ phương pháp hệ
thống – cấu trúc, tức là đặt công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong tổng thể chiến
lược phát triển chung của Trung Quốc, kết hợp cả những chính sách văn hóa với
mục tiêu ngoại giao và biện pháp về kinh tế.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử giúp Luận án nghiên cứu sự
phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong diễn trình thời gian
từ năm 2002 đến nay. Áp dụng phương pháp này, chúng ta có thể nhận thấy sự
vận động, thay đổi của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc qua các giai đoạn.
Đồng thời, công nghiệp văn hóa trong quá trình phát triển còn chịu sự tác động
qua lại của các yếu tố đồng đại khác. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, đó
chính là bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng sức mạnh mềm. Sử dụng
phương pháp tiếp cận lịch sử giúp Luận án nhìn thấy sự tương tác giữa bối cảnh
và chủ thể công nghiệp văn hóa thông qua các chủ trương, chính sách và việc xuất
khẩu ra bên ngoài.
- Phương pháp tư liệu: Trên cơ sở kế thừa thành quả những nghiên cứu đi
trước, Luận án sử dụng phương pháp tư liệu, thông qua việc sưu tầm, chọn lọc,

đánh giá tư liệu để chắt lọc, hệ thống thông tin nhằm đưa ra những đánh giá và
minh chứng xác đáng về sự phát triển của công nghiệp văn hóa Trung Quốc.
10



- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Luận án sử dụng phương pháp này để
làm rõ sự thay đổi về “diện mạo”của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc
theo yếu tố thời gian, đặc biệt là trước và trong bối cảnh nước này tăng cường
việc gia tăng sức mạnh mềm.
- Phương pháp phân tích và thống kê: Luận án sử dụng phương pháp này
để lý giải các lý do, nguyên nhân và minh chứng cho những biến đổi theo yếu tố
thời gian của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Thông qua các cứ liệu có được về
cơ chế, chính sách, quan điểm, chủ trương của Chính phủ Trung Quốc, bằng các
lập luận lô- gíc, Luận án sử dụng phương pháp này nhằm phân tích bản chất, tính
chất của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc, quan hệ tự thân bên trong
ngành cũng như giữa ngành với những lĩnh vực và bối cảnh khác bên ngoài.
- Phương pháp chuyên gia: Luận án sử dụng phương pháp này để tiến
hành phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia và những người hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp văn hóa, nhằm tranh thủ ý kiến đa chiều góp phần làm rõ chủ đề
nghiên cứu.
Kỹ thuật sử dụng:
Luận án sử dụng các phương pháp của khoa học xã hội trong phân tích,
đánh giá vấn đề như: Thống kê, mô tả, so sánh, đối chiếu....kết hợp với kĩ thuật
điều tra, khảo sát trong phần phân tích về tác động của công nghiệp văn hóa
Trung Quốc tại thị trường Việt Nam.
4. NGUỒN TƯ LIỆU
Luận án sử dụng các tư liệu được viết bằng bốn thứ tiếng: Tiếng Việt,
tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật. Tư liệu phục vụ Luận án chủ yếu từ các văn

bản chính thống về đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, các
công trình nghiên cứu chuyên sâu của học giả Trung Quốc, phương Tây và Việt
Nam từ sách, tạp chí, tham luận hội thảo.v.v. Số liệu sử dụng trong Luận án được
trích dẫn từ nguồn của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, Báo cáo của Bộ ngành
11



liên quan và Báo cáo của các tổ chức nghiên cứu nước ngoài về tình hình kinh tế văn hóa – xã hội Trung Quốc.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Đóng góp về mặt lý luận: Luận án nghiên cứu tương đối toàn diện và có
hệ thống về sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc từ năm
2002 đến nay, một trong những chủ đề mà ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu
đi sâu. Về mặt lý luận, luận án góp phần làm rõ thêm nhận thức về nội hàm “công
nghiệp văn hóa” – một khái niệm đến nay vẫn còn nhiều tranh luận trong giới học
giả và giới hoạch định chính sách. Ngoài ra, luận án cũng đưa ra sự khu biệt giữa
hai khái niệm tương đối gần gũi nhưng khác biệt trong văn hoá là “sự nghiệp văn
hoá” và “công nghiệp văn hoá”. Đóng góp về mặt lý luận của luận án còn thể hiện
trong những phân tích hệ thống về chính sách phát triển ngành công nghiệp văn
hoá của Trung Quốc.
Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa Trung Quốc nói chung, ngành công
nghiệp văn hóa Trung Quốc nói riêng. Đồng thời, Luận án góp phần cung cấp các
minh chứng khoa học có tính tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách Việt
Nam trong quá trình xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục chữ viết tắt, danh mục
bảng, danh mục hình và danh mục đồ thị, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo, Luận án sẽ gồm các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Thông qua phương pháp tổng thuật và phân tích tư liệu, Chương 1 của
Luận án tập trung tổng quan lại lịch sử nghiên cứu vấn đề của học giả trong và
ngoài nước. Ngoài những tác phẩm mang tính kinh điển về công nghiệp văn hóa,
Luận án chủ yếu điểm luận các công trình được nghiên cứu từ đầu thế kỷ XXI đến nay.

12



Chương 2: Công nghiệp văn hóa Trung Quốc: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2 luận án tập trung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
nghiên cứu sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Về cơ sở lý
luận, luận án đi sâu phân tích nội hàm “công nghiệp văn hóa”, đưa ra phân loại
và đánh giá vai trò của ngành này. Trong chương 2, Luận án còn tập trung phân
tích bối cảnh tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá đặc biệt
chú trọng bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm những năm đầu thế kỷ XXI của Trung
Quốc. Về cơ sở thực tiễn, luận án chú trọng phân tích xu thế phát triển ngành
công nghiệp văn hóa trên thế giới và một số mô hình tiêu biểu của Mỹ, Nhật Bản
và Hàn Quốc.
Chương 3: Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc từ
năm 2002 đến nay
Trọng tâm chương 3, Luận án tập trung phân tích những điểm nổi bật về
tình hình, thành tựu và hạn chế trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa của
Trung Quốc. Từ đó, Luận án đi sâu phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngành
công nghiệp văn hoá Trung Quốc và lý giải nguyên nhân. Mục tiêu của chương 3
là dựng lên bức tranh ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong giai đoạn
nước này không ngừng đẩy mạnh chiến lược gia tăng sức mạnh mềm.
Chương 4: Triển vọng phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc và
gợi mở cho Việt Nam
Chương 4 là chương cuối cùng của Luận án, tập trung những đánh giá

của Luận án về triển vọng phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc
trong thời gian tới thông qua việc phân tích thời cơ, thách thức và những hướng
phát triển chính. Đồng thời từ kết quả nghiên cứu sự phát triển ngành công
nghiệp văn hoá Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm, bằng cách
nhìn tương quan biện chứng, Luận án đưa ra một số gợi mở đối với sự phát triển
của ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam.

13



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Học giả Trung Quốc
Bắt đầu từ năm 2000, sau khi Cục công nghiệp văn hoá trực thuộc Bộ Văn
hoá Trung Quốc được thành lập, ngành công nghiệp văn hoá nước này đã chuyển
từ giai đoạn phát triển tự phát sang giai đoạn phát triển tự giác, có sự định hướng
và quy hoạch từ phía Chính phủ. Đến nay, ngành công nghiệp văn hoá Trung
Quốc đã và đang được đẩy lên nấc thang phát triển mới “từng bước trở thành
ngành kinh tế trụ cột” (tức là ngành đóng góp khoảng 5% trong tổng GDP của cả
nước).[146] Cùng với “sức nóng” đó, các nghiên cứu về ngành công nghiệp văn
hoá được các học giả Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Có thể nhìn nhận một cách
tổng quan rằng, việc nghiên cứu chủ đề công nghiệp văn hoá Trung Quốc có một
số đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất, trào lưu nghiên cứu vấn đề này bắt đầu nở rộ
từ năm đầu thế kỷ XXI – trùng khớp với giai đoạn phát triển của ngành công
nghiệp văn hóa. Thứ hai, phạm vi và chủ đề nghiên cứu tương đối phong phú,
đa dạng.
Qua các tài liệu tham khảo có thể thấy, việc nghiên cứu vấn đề này tại

Trung Quốc có thể được phân chia thành các hướng nghiên cứu chính sau:
Thứ nhất, hướng nghiên cứu mang tính lý luận về công nghiệp văn hóa
của các học giả Trung Quốc. Trong hướng này, các nhà nghiên cứu chủ yếu đi
sâu lý giải nội hàm “công nghiệp văn hóa”, chú trọng phân tích quan niệm của thế
giới, quan niệm của Trung Quốc, cũng như đặt nó trong tương quan so sánh với
những khái niệm khác như “sự nghiệp văn hóa”, “văn hóa đại chúng” để làm rõ
những tính chất đặc biệt của ngành này. Điển hình cho xu hướng này là các tác
giả như Lý Tư Khuất, Hồ Huệ Lâm, Hàn Tuấn Vĩ.v.v. Trong công trình “Khái
luận công nghiệp văn hóa” (文化产业概论) (2007) [96], tác giả Lí Tư Khuất –
Đại học Chiết Giang đã cho rằng, muốn phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp
văn hóa, nâng cao sức cạnh tranh tổng thể và tố chất văn hóa của người dân cần
14



phải nắm vững các cơ sở lý luận liên quan, bao gồm việc nghiên cứu thảo luận
khái niệm, đặc điểm bản chất, phát hiện tính quy luật của vấn đề. Theo đó, tác giả
đã chỉ ra các góc nhìn khác nhau khi lý giải nội hàm khái niệm “công nghiệp văn
hóa”. Cụ thể như: Góc nhìn từ “sản phẩm và dịch vụ tinh thần”, góc nhìn từ “nội
dung, ý nghĩa”, góc nhìn từ “tiêu chuẩn ngành nghề”, góc nhìn từ “hạt nhân bản
quyền” và góc nhìn “kết hợp giữa văn hóa và giải trí”. Tác giả cho rằng cách định
nghĩa và phân loại mà Cục Thống kê Trung Quốc đưa ra năm 2004 là góc nhìn từ
sự kết hợp giữa văn hóa và giải trí.
Nằm trong hệ thống các cuốn sách về lý luận công nghiệp văn hóa, còn
phải kể đến cuốn “Khái luận công nghiệp văn hóa” (文化产业概论, 2005) [88]
của tác giả Hồ Huệ Lâm; công trình “Công nghiệp văn hóa học” (文化产业学)
(2005) [97] của các tác giả Lưu Cát Pha, Nhạc Hồng Kỳ, Trần Hoài Bình hay
cuốn “Khái quát về công nghiệp văn hóa” (文化产业概论) (2014) [87] của nhóm
tác giả Hàn Tuấn Vĩ, Hồ Hiểu Minh - Đại học Trung Sơn. Ngoài ra, liên quan đến
hướng nghiên cứu mang tính lý luận về công nghiệp văn hóa còn có một số bài

viết của các học giả trên các website. Như bài viết “Nhận rõ những khó khăn
trong nghiên cứu lý luận công nghiệp văn hóa Trung Quốc” (梦想照进现实:中
国文化产业理论研究困局之辨) (2009) [164] trên website www.cnci.gov.cn và
bài viết “Công nghiệp văn hoá Trung Quốc: Lý luận và kiến nghị chính sách” (中
国文化产业及其理论与政策建设) [142] trên www.omsoyol.com .v.v. Hầu hết
các bài viết đều trình bày khái quát những điểm lớn về công nghiệp văn hóa như
khái niệm, lịch sử phát triển, những khó khăn còn tồn tại trong quá trình nghiên
cứu lý luận. Mặc dù các bài viết mới chỉ dừng lại ở những bài nghiên cứu ngắn
song cơ bản đã phác họa những nét nổi bật của tình hình nghiên cứu mang tính lý
luận về công nghiệp văn hóa ở Trung Quốc.
Nhìn chung, trong hướng nghiên cứu thứ nhất này mặc dù số lượng chưa
phong phú song chất lượng các công trình, bài viết tương đối sâu sắc, đề cập
nhiều khía cạnh về công nghiệp văn hóa. Tác giả cho rằng, những nghiên cứu này

15



có giá trị lớn trong việc xây dựng nền tảng lý luận về công nghiệp văn hóa của
Trung Quốc.
Thứ hai, hướng nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp văn
hóa Trung Quốc. Đây là góc tiếp cận mang tính truyền thống, được nhiều học giả
tập trung khai thác với hai khía cạnh chính: Một là, những công trình chủ yếu
phân tích chính sách vĩ mô của Nhà nước; Hai là, những công trình đi sâu vào
chính sách một ngành, một lĩnh vực cụ thể bên trong.
Tiêu biểu cho khía cạnh thứ nhất, nghiên cứu chính sách tổng thể có các
công trình như: Công trình “Chính sách công nghiệp văn hóa và nghiên cứu sự
phát triển của công nghiệp văn hóa” (文化产业政策与文化产业发展研究)
(2011) [98] do tác giả Âu Dương Kiên chủ biên; cuốn “Nghiên cứu chính sách
công nghiệp văn hóa sáng tạo Trung Quốc” (中国文化产业创新政策研究)

(2012) [82] của tác giả Trần Hồng Ngọc, Viện Khoa học Xã hội Bắc Kinh...và
một số bài viết liên quan như: Chính sách công nghiệp văn hóa của Trung Quốc
(我国文化产业政策) (2006) [181] của tác giả Chu Hoà Quân, Thái độ và chính
sách của Chính phủ Trung Quốc đối với sự phát triển của công nghiệp văn hóa
(中国政府对发展文化产业的态度和政策) (2008) [147] của tác giả Vương Vĩnh
Chương, Những sự kiện lớn về chính sách công nghiệp văn hóa Trung Quốc (中
国文化产业政策大事记) (2009) [124] của tác giả Tào Dương.
Trong đó, cuốn “Nghiên cứu chính sách công nghiệp văn hóa sáng tạo
Trung Quốc” (中国文化产业创新政策研究) (2012) [82] của tác giả Trần Hồng
Ngọc đã đi sâu phân tích về bối cảnh, nội hàm, đặc trưng, chủ thể, cơ cấu, hạn chế
của công nghiệp văn hóa sáng tạo; đồng thời, tác giả tổng kết những thành tựu
bước đầu trên phương diện chính sách cổ vũ sáng tạo của Trung Quốc. Tác giả
cho rằng, hiện nay, công nghiệp văn hóa Trung Quốc đang ở vào thời kỳ phát
triển mạnh mẽ và giai đoạn then chốt của quá trình chuyển đổi. Từ bài học kinh
nghiệm về chính sách sáng tạo công nghiệp văn hóa của các nước, tác giả đã phân
tích nội dung và các tầng bậc về chính sách sáng tạo liên quan, qua đó kiến nghị
về việc xây dựng hệ thống chính sách phát triển công nghiệp văn hóa lấy sáng tạo
làm linh hồn. Theo tác giả, người Trung Quốc không thiếu tinh thần sáng tạo, cái
thiếu là môi trường sáng tạo, thể chế sáng tạo. Và sáng tạo phải bắt đầu từ việc
16



giải quyết những mâu thuẫn và vấn đề tồn đọng ảnh hưởng và trói buộc sự phát
triển của công nghiệp văn hóa. Đây là một công trình có giá trị lý luận học thuật
và tham khảo thực tiễn hữu ích.
Còn tác giả Âu Dương Kiên trong công trình “Chính sách công nghiệp
văn hóa và nghiên cứu sự phát triển của công nghiệp văn hóa” (文化产业政策与
文化产业发展研究) (2011) [98] đã khái quát tương đối đầy đủ và sâu sắc về
chính sách phát triển nhóm ngành này của Chính phủ Trung Quốc. Đặc biệt, tác

giả còn chú trọng đến việc phân tích thuộc tính kinh tế và văn hóa của công
nghiệp văn hóa cũng như nhấn mạnh đến tác động của những nhóm thuộc tính
này đối với việc hoạch định chính sách. Công trình cũng đưa ra những kiến nghị
của tác giả trong việc xây dựng và thực thi các chính sách phát triển công nghiệp
văn hóa. Ngoài ra, bài viết Nghiên cứu chính sách công nghiệp văn hóa Trung
Quốc (中国文化产业政策研究) (2006) [121] của tác giả Bạch Trọng Nghiêu cho
rằng hiện nay công nghiệp văn hóa Trung Quốc chỉ mới ở giai đoạn đầu của quá
trình phát triển, vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn và tồn tại nhiều vấn đề. Do vậy,
cần phải xây dựng hệ thống chính sách công nghiệp văn hóa có hiệu quả từ đó
thúc đẩy công nghiệp này phát triển hơn nữa.
Trong khía cạnh thứ hai, các nghiên cứu tập trung phân tích một chính
sách cụ thể đối với sự phát triển của công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Tiêu biểu
có bài Vai trò của nhân tài trong việc thúc đẩy công nghiệp văn hoá phát triển
(加快文化产业发展的人才支撑) [159] của hai tác giả Hình Quân và Phạm Lệ
Quyên. Bài viết cho rằng “nhân tài là tài nguyên thứ nhất đối với sự phát triển
của công nghiệp văn hóa”. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân mà nhân
tài công nghiệp văn hóa vẫn còn thiếu hụt. Từ đó, bài viết đưa ra hai biện pháp
nhằm nâng cao vai trò của nhân tài trong sự phát triển của công nghiệp văn hóa:
Thứ nhất là đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng toàn diện tố chất nhân tài; thứ hai là
tăng cường quản lý, tối ưu hóa môi trường trưởng thành của công nghiệp văn hóa.
Cũng trong khía cạnh này, chúng ta còn phải kể đến bài viết Nghiên cứu chính
sách thuế để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa (促进文化产业发展
的财税政策研究) (2011) [126] trên website www.jyds.gov.cn, bài Chính sách hỗ
trợ của ngành bảo hiểm đối với sự phát triển của công nghiệp văn hóa (保险业支
持文化产业发展政策出台) (2011) [151] trên website www.yykj.org/webceta.
Như vậy, trong hướng nghiên cứu thứ hai này bao gồm hai khía cạnh cụ
thể: Thứ nhất, các nghiên cứu về chính sách phát triển của công nghiệp văn hóa
17




mang tầm vĩ mô của Chính phủ Trung Quốc; thứ hai, các bài viết đi sâu tìm hiểu
những chính sách cụ thể hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp văn hóa.
Hướng nghiên cứu thứ ba là các công trình, bài viết về hiện trạng phát
triển của công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Trong hướng nghiên cứu này, các
học giả Trung Quốc tập trung vào hai khía cạnh chủ yếu gồm: Thứ nhất, tổng kết
quá trình phát triển của công nghiệp văn hóa trong gần 40 năm cải cách mở cửa;
thứ hai, đi sâu vào thực trạng trong từng giai đoạn và từng năm cụ thể.
Trong khía cạnh thứ nhất, các tác giả chủ yếu tập trung khái quát lại
những thành tựu, hạn chế của công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong chặng
đường từ năm 1978 đến nay. Đa số các học giả đều thừa nhận sự phát triển của
công nghiệp văn hóa là một điểm nhấn quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn
hóa những năm qua của Trung Quốc. Về việc phân chia giai đoạn phát triển
ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc, mỗi học giả từ góc nhìn của mình lại có
những quan điểm riêng. Song, giai đoạn được các học giả cho là phát triển mạnh
mẽ của công nghiệp văn hóa Trung Quốc bắt đầu từ những năm 2009 đến nay –
sau khi “Quy hoạch phát triển công nghiệp văn hóa” ra đời. Một số bài viết tiêu
biểu như: Bài viết Thành tựu về công nghiệp văn hóa sau 30 năm cải cách mở
cửa (改革开放 30 年文化产业成就) (2008) [160] của tác giả Tuyết Dã; bài viết
Công nghiệp văn hóa 30 năm cải cách mở cửa – Nhìn lại và triển vọng (改革开
放 30 年文化产业回顾及前景展望) (2009) [149] của tác giả Vương Vĩnh
Chương; bài viết “Nhìn lại sự phát triển và hiện trạng của công nghiệp văn hóa
trong thời kỳ mới” (新时期文化产业发展回顾与现状) (2008) [125] của tác giả
Trình Huệ Triết.
Trong khía cạnh thứ hai, những nghiên cứu đi sâu phân tích tình hình
trong từng năm hoặc từng giai đoạn cụ thể. Năm 2008 là năm đánh dấu mốc 30
năm cải cách mở cửa của Trung Quốc, đó là năm tổng kết lại một chặng đường
quan trọng trong sự phát triển của dân tộc Trung Hoa. Do vậy, đây cũng là năm
tập trung nhiều công trình bài viết của giới nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế - xã
hội, trong đó có công nghiệp văn hóa. Đầu tiên phải kể đến cuốn “Báo cáo phát

18



triển công nghiệp văn hóa Trung Quốc năm 2008” (2008 年中国文化产业发展
报告) (2008) [113] của ba tác giả Trương Hiểu Minh, Hồ Huệ Lâm và Chương
Kiện Cương. Công trình này vừa là những phân tích vĩ mô về hình thức phát triển
của công nghiệp văn hóa Trung Quốc, đồng thời vừa là báo cáo hàng năm về các
ngành nghề cụ thể của ngành này. Cùng tác giả và cùng dạng tác phẩm, còn có
“Báo cáo phát triển công nghiệp văn hóa 2012 - 2013” [110] tập trung các báo
cáo về tình hình phát triển công nghiệp văn hóa trong năm 2012, phương hướng
năm 2013. Ngoài ra, các bài viết “Báo cáo điều tra về sự phát triển của công
nghiệp văn hóa Trung Quốc năm 2009” (2009 全国文化产业发展调研报告)
(2009) [131] của tác giả Phạm Chu – Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghiệp
văn hóa của Đại học truyền thông Trung Quốc; tác giả Nông Vọng Thư với bài
“Suy nghĩ và kiến nghị về hiện trạng công nghiệp văn hóa Trung Quốc” (关于中
国文化产业现状的思考与建议) [146]...Mặc dù khẳng định công nghiệp văn hóa
Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn song các tác giả vẫn nhấn mạnh
đấy chỉ mới là giai đoạn khởi đầu và đề xuất một số đối sách cả trong lý luận và
thực tiễn nhằm phát triển công nghiệp văn hóa hơn nữa.
Công trình nghiên cứu công nghiệp văn hóa Trung Quốc theo từng giai
đoạn có Mười năm công nghiệp văn hóa Trung Quốc (中国文化产业十年 1999 –
2009) (2010) [85] của tác giả Trần Thiểu Phong và Chu Gia. Đây là công trình
đề cập đến nhiều khía cạnh trong giai đoạn được coi là có nhiều bước phát triển
mang tính đột phá của công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Như tác giả đã chia sẻ,
cuốn sách này không phải là một cuốn giáo trình về lịch sử công nghiệp văn hóa
hay công trình sử tìm hiểu về công nghiệp văn hóa, mà là tuyển tập những bài học
kinh nghiệm từ sự phát triển của một số ngành lấy chủ thể thị trường làm trung
tâm, làm rõ diễn biến chính sách phát triển ngành nghề cũng như quan điểm hữu
ích và cách làm hay từ các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, còn

một số nghiên cứu mang tính dự báo như “Hướng tới năm 2020, công nghiệp văn
hóa trong 10 năm tới” (面向 2020,中国文化产业新十年) (2011) [103] của tác
giả Hướng Dũng (trình bày tại Hội thảo cùng tên do Đại học Bắc Kinh tổ chức).
19



Công trình nhìn lại diễn biến và thực trạng xây dựng công nghiệp văn hóa của
Trung Quốc cũng như hướng tới bức tranh phát triển ngành nghề này trong 10
năm tới. Ngoài ra, công trình này còn đề cập đến những vấn đề nóng và mới như:
“Giấc mộng Trung Quốc - kế thừa dân tộc và tầm nhìn quốc tế”, “sáng tạo hòa
hợp - bảo tồn di sản và phát triển liên tục”, “Đôi cánh tiền tệ - chính sách vốn và
chấn hưng ngành nghề”.v.v. Công trình là tập hợp quan điểm của nhiều chuyên
gia nghiên cứu về công nghiệp văn hóa Trung Quốc và thế giới.
Hướng nghiên cứu thứ tư mà Luận án muốn đề cập đến trong phần
tổng thuật về tình hình nghiên cứu công nghiệp văn hóa tại Trung Quốc là
những nghiên cứu đặt công nghiệp văn hóa trong bối cảnh cụ thể, ở một giai
đoạn lịch sử nhất định như: Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hay
giai đoạn Trung Quốc điều chỉnh phương thức phát triển kinh tế, hướng tới trạng
thái “bình thường mới”, đặc biệt gần đây là chiến lược “Vành đai và Con đường”.
Trong chủ đề này, trước tiên phải kể đến cuốn “Toàn cầu hóa và phát
triển công nghiệp văn hóa Trung Quốc” (全球化与中国文化产业发展) (2006)
[119] của hai tác giả Trịnh Quảng Văn, Từ Khánh Văn. Cuốn sách bắt đầu từ
những vấn đề như bối cảnh, khung lý luận, quy luật phát triển của công nghiệp
văn hóa Trung Quốc, từ đó phân tích hoàn cảnh phát triển, phác họa những ưu
nhược của công nghiệp văn hóa. Đồng thời các tác giả cũng tham khảo sự phát
triển công nghiệp văn hóa nước khác, qua đó đề xuất các đối sách liên quan cho
Trung Quốc. Có thể nhận thấy rằng đây là một bức tranh chung tương đối rõ nét
về sự ra đời, phát triển của công nghiệp văn hóa Trung Quốc từ lý luận đến thực
tiễn. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến cuốn “Bàn luận về công nghiệp văn hóa

Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa” (全球化背景下中国文化产业论)
(2006) [91] do tác giả Tưởng Hiểu Lệ chủ biên. Tác giả cho rằng thế kỷ XXI
mang đến “mùa xuân mới” cho công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Cuốn sách
không chỉ nhìn lại chặng đường đã qua mà còn đi sâu phân tích hiện trạng cũng
như đưa ra các dự báo cho sự phát triển của công nghiệp văn hóa của Trung Quốc.
Nếu như gia nhập WTO là sự kiện quan trọng trong thập niên đầu thế kỷ
20



XXI thì bước sang thập niên thứ hai, việc Trung Quốc chuyển đổi mạnh mẽ
phương thức phát triển đất nước là bối cảnh đáng chú ý, được các học giả quan
tâm. Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa với nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế,
nhưng cũng không ít hậu quả về xã hội, môi trường, Trung Quốc đang phải đẩy
mạnh chuyển đổi về phương thức phát triển, hướng tới trạng thái bình thường mới,
với mức tăng trưởng một con số. Công nghiệp văn hóa với những lợi thế ngành
nghề ưu việt, có vai trò không nhỏ trong việc đa dạng hóa cơ cấu kinh tế Trung
Quốc và là một trong những mũi nhọn để chuyển đổi phương thức tăng trưởng
của nước này.
Cuốn “Trạng thái bình thường mới phát triển công nghiệp văn hóa”(文化
产业发展新常态) (2015) [93] của nhóm tác giả Lai Vĩ Duy, Dương Hiếu Đông
và Hoàng Vũ là một trong những công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này.
Cuốn sách trên cơ sở sự phát triển của công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong
trạng thái bình thường mới, đã chỉ ra những trở ngại đồng thời kiến nghị giải pháp
để thúc đẩy cải cách thể chế quản lý văn hóa, tích cực xây dựng hệ thống thị
trường văn hóa hiện đại, tăng cường mức độ hỗ trợ trong chính sách sáng tạo,
từng bước giải quyết những mâu thuẫn bên trong của quá trình chuyển đổi thể chế
doanh nghiệp. Qua đó, công trình đã đưa ra những tham khảo nhất định đối với
chính phủ và các bộ phận liên quan, chuẩn bị các điều kiện cho sự phát triển công
nghiệp văn hóa trong trạng thái bình thường mới. Ngoài ra, công trình cũng có

những phân tích sâu về ngành dịch vụ mạng, xuất khẩu điện ảnh Trung Quốc và
nghiên cứu trường hợp về công nghiệp văn hóa ở thành phố Thượng Hải, Bắc
Kinh và Thâm Quyến.
Nhắc đến Trung Quốc trong thời đại Tập Cận Bình thì không thể không
nhắc tới chiến lược “Vành đai và Con đường” – một đại chiến lược mở rộng thị
trường và tăng cường kết nối Á – Âu của Trung Quốc. Chiến lược “Vành đai và
Con đường” đã mở ra cơ hội phát triển thị trường cho nhiều lĩnh vực bao gồm cả
ngành công nghiệp văn hoá. Hướng nghiên cứu về sự phát triển của ngành công
nghiệp văn hoá trong chiến lược Vành đai và Con đường cũng thu hút sự quan
tâm của các học giả Trung Quốc.
21



×