Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Quản trị nhân lực: Giải bài toán nhân sự - Văn hóa hay năng lực? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.33 KB, 3 trang )

Quản trị nhân lực: Giải bài toán nhân sự - Văn hóa hay
năng lực?

Không công ty nào có quy trình tuyển dụng như nhau. Những công ty
công nghệ không yêu cầu lập trình viên phải có kỹ năng giảng dạy,
nhưng đó là điều đầu tiên người hiệu trưởng yêu cầu ở một giáo
viên. Vì vậy, bạn cần có các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá liệu
một ứng viên có năng lực cần thiết để thành công ở vị trí ứng tuyển
hay không.
Nhưng chỉ năng lực thôi chưa đủ. Bất kỳ tổ chức nào cũng cần
những nhân viên phù hợp với giá trị văn hóa của tổ chức đó. Giá trị
văn hóa ở đây có thể hiểu là những nguyên tắc xác định bạn là ai
trong tổ chức và ảnh hưởng tới các quyết định và công việc hàng
ngày. Những nhân viên không chia sẻ văn hóa của tổ chức sẽ làm
loãng giá trị văn hóa và cản trở tổ chức đạt được mục tiêu của mình.
Theo quan điểm của tôi, mọi tổ chức đều phải lựa chọn những ứng
viên phù hợp nhất về văn hóa.

Giống như nhiều giám đốc điều hành, tôi thấy rằng sự gắn bó với văn
hóa và các giá trị của công ty quan trọng hơn nhiều so với năng lực
hay kinh nghiệm. Trong đa số trường hợp nếu ứng viên chia sẻ
những giá trị của công ty thì chúng tôi có thể đào tạo để nâng cao
năng lực.

Chính vì vậy, từ hơn một thập kỷ trước, chúng tôi đã sử dụng một
quy trình tuyển dụng dựa trên giá trị. Quyết định đó đã không chỉ
nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, mà còn góp phần vào sự
thành công lâu dài của các nhân viên và bản thân của tổ chức chúng
tôi.

Phỏng vấn để đánh giá về các giá trị nghe có vẻ không đơn giản,


nhưng các tổ chức và nhà quản lý tuyển dụng có thể dễ dàng áp
dụng. Dưới đây là một số kinh nghiệm xây dựng quá trình tuyển dụng
dựa trên giá trị tại công ty của chúng tôi.

Đừng chỉ yêu cầu các ứng viên mô tả họ phù hợp với những giá trị
của công ty bạn như thế nào; hãy để họ cho bạn thấy bằng hành
động

Bạn có thể hiểu được nhiều điều hơn về một ứng viên bằng cách
quan sát ứng viên đó giao tiếp với các ứng viên và các nhân viên
khác như thế nào. Tại Grand Circle, quy trình tuyển dụng bao gồm
cuộc phỏng vấn nhóm, các ứng viên cho các công việc khác nhau
được phỏng vấn cùng một lúc. Chúng tôi quan sát các ứng viên xử lý
những tình huống độc đáo và phức tạp, cũng như cách họ giao tiếp
với nhau. Dựa vào đó chúng tôi đánh giá liệu họ có hợp với các giá
trị của chúng tôi hay không - giao tiếp cởi mở và dũng cảm, chấp
nhận rủi ro, tốc độ, chất lượng, làm việc theo nhóm và thành công
trong môi trường thường xuyên thay đổi.

Ví dụ, để kiểm tra khả năng chấp nhận rủi ro các ứng viên sẽ vào vai
xử lý tình huống trong đó một đồng nghiệp phải đi công tác ngoài
thành phố và cần một đồng nghiệp ít kinh nghiệm hơn thay thế cho
một buổi thuyết trình quan trọng.

Chúng tôi cũng mời các ứng viên tham gia trò “thả trứng”, trong trò
này họ phải làm việc theo nhóm để thiết kế một chiếc tàu du lịch cho
quả trứng (mà chỉ sử dụng ống hút và băng), phát triển một bài
thuyết trình tiếp thị để “bán” chuyến du lịch đó, rồi thả chiếc tàu từ
khoảng 3m. Từ bài tập này, chúng tôi có thể nhanh chóng phát hiện
ứng viên nào thể hiện phẩm chất lãnh đạo và


×