Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học trực tuyến của sinh viên học viện quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.17 KB, 116 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ DÀNH CHO SINH VIÊN
TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2022

TÊN ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC
TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ
GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội
Chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội khác


2

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ DÀNH CHO SINH VIÊN
TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2022

TÊN CƠNG TRÌNH/ĐỀ TÀI:



CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC
TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ
GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội
Chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội khác

Sinh viên thực hiện: Lê Đức Anh
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Người hướng dẫn chính: TS. Lê Vũ Hà

Nam, Nữ: Nam


3
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG


4
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

HĐHTT
HVQLGD
QLGD

Thuật ngữ đầy đủ
Hoạt động học trực tuyến
Học viện Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục


6
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của
sinh viên
Abrantes và cộng sự (2007) chỉ ra rằng nhận thức học tập của sinh viên phụ
thuộc trực tiếp vào hứng thú học tập của sinh viên, tác động sư phạm, và kết quả học
tập của sinh viên và gián tiếp vào sự tương tác giữa học sinh – giảng viên, khả năng
đáp ứng của giảng viên, tổ chức khóa học, khả năng thích hợp/mối quan tâm của giảng
viên và kết quả học tập của sinh viên [17].
Năm 2008 Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ và Mai Lê Thúy Vân thực
hiện một nghiên cứu về các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên
khối ngành kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, động cơ học tập của sinh viên tác
động mạnh vào kiến thức thu mà họ thu nhận được, còn năng lực giảng viên tác động
rất cao vào động cơ học tập và kiến thức thu nhận của sinh viên và cả hai yếu tố: động
cơ học tập và năng lực giảng viên giải thích được 75% phương sai của kiến thức thu
nhận. [14]
Đặng Thu Hà (2017) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả
học tập của sinh viên hệ liên thông cao đẳng – đại học ngành kế tốn Đại học Cơng
nghiệp Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhân tố khả năng tự học của sinh viên có

ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều đến kết quả học tập; các nhân tố sự tham gia của
lớp học, sự tương tác với giảng viên về các vấn đề ngồi mơn học (nghề nghiệp, cơng
việc...) có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả học tập thông qua khả năng tự học của sinh
viên. Trong kết quả nghiên cứu đó sự tương tác với giảng viên về các vấn đề liên quan
đến môn học (nội dung, bài tập, điểm, bài kiểm tra..) có ảnh hưởng không đáng kể đến
kết quả học tập và khả năng tự học của sinh viên. [4]
Nguyễn Thùy Dung và cộng sự (2017) xác định các nhân tố ảnh hưởng kết quả
học tập của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại học Nông Lâm
gồm: giới tính; sinh viên năm thứ; điểm thi đại học; ngành học; sử dụng thiết bị hỗ trợ
phục vụ học tập [3].
Nguyễn Thị Thu An và cộng sự (2016) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng kết
quả học tập của sinh viên năm I, II Trường đại học kỹ thuật – công nghiệp Cần Thơ


7
nghiên cứu 18 biến quan sát thuộc hai nhóm nhân tố thuộc về bản thân sinh viên và
năng lực giảng viên. Trong đó, nhân tố thuộc về sinh viên bao gồm kiến thức đạt được
sau khi học, động cơ học tập, tính chủ động của sinh viên có ảnh hưởng đến kết quả
học tập cao hơn nhân tố thuộc về năng lực giảng viên (giảng dạy, tổ chức học phần và
tương tác lớp học). [1]
1.2. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học Elearning của sinh viên
Khi tập trung vào khía cạnh sự hài lịng của người học về công nghệ ứng dụng
trên LMS, các yếu tố ảnh hưởng lớn chính là tâm lý chưa sẵn sàng, kết nối internet, sự
hỗ trợ kịp thời của giảng viên và đội ngũ phục vụ. Thêm vào đó, thói quen truyền
thống trong giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên cũng đã ảnh hưởng đến
hiệu quả học tập trong mơi trường trực tuyến hồn tồn (Phan T. N. Thanh và cộng
sự). Nghiên cứu này sử dụng khung phân tích của Shee và Wang (2008) gồm 4 nhóm
yếu tố là: giao diện người dùng, cộng đồng học tập, nội dung hệ thống, tính cá nhân
hóa,chủ yếu đánh giá sự hài lòng với hệ thống đào tạo trực tuyến và tương tác giữa
người học và hệ thống đào tạo – yếu tố bên ngoài nhưng chưa đánh giá đến các yếu tố

bên trong người học, bên trong người dạy [12]. Cùng nghiên cứu về 4 nhóm yếu tố
trên Vũ Thúy Hằng, Nguyễn Mạnh Tuấn (2013) đã công bố nghiên cứu “Tích hợp các
yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng của người học vào hệ thống e-learning: một tình huống
tại trường Đại học Kinh tế - Luật” bổ sung các yếu tố cụ thể và phù hợp của Selim
(2007) vào trong khung các nhóm chung của Daniel và Yi-Shun (2008) sau đó đưa ra
ba nhóm yếu tố: giao diện người dùng, cộng đồng học tập, nội dung và cá nhân hóa
với 28 tiêu chí chi tiết. Kết quả là tính dễ sử dụng, giảng viên nhiệt tình với sinh viên
và tài nguyên học tập được cập nhật có ý nghĩa cao nhất. [16]
Thái Kim Phụng và Trương Việt Phương (2016) nghiên cứu mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố chất lượng thông tin đến kiến thức thu nhận của sinh viên qua hệ thống
hỗ trợ dạy học trực tuyến (E-learning) kết quả có 3 yếu tố của chất lượng thông tin ảnh
hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên bao gồm: Thơng tin hữu ích, Thơng tin
tiện dụng và Thơng tin tin cậy.
Nhóm nghiên cứu Nguyen, T. T. H., Sivapalan, S., Pham, H. H., Nguyen, L. T.
M., Pham, A. T. V., & Dinh, H. V. (2020) có nghiên cứu “Students’ adoption of e-


8
learning in emergency situation: the case of a Vietnamese university during COVID19” (Sinh viên học qua e-learning trong bối cảnh khẩn cấp: ví dụ từ một trường đại
học Việt Nam trong dịch COVID-19) được cơng bố trên tạp chí Interactive Technology
and Smart Education. Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết Technology Acceptance
Model (TAM) nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của 4 yếu tố đối với nhận thức và thái độ của
sinh viên về tính gần gũi người dùng (perceived ease of use – PEOU) và tính hữu dụng
(perceived usefulness – PU) của hệ thống học trực tuyến, gồm:
(1) năng lực sử dụng máy tính (computer self-efficacy – CSE);
(2) tác động từ mối quan hệ xã hội (interpersonal influence – INI), gồm gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp;
(3) tác động bên ngồi (external influence – EXI), gồm các báo cáo phân tích từ
truyền thơng đại chúng và ý kiến chun gia;
(4) tính tương tác của môi trường (system interactivity – SI), là sự trao đổi và

hợp tác giữa giảng viên và sinh viên
Trong quá trình sử dụng, sự tương tác giữa người học và hệ thống thơng tin sẽ
hình thành những trải nghiệm và sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học
(Lindgaard & Dudek, 2003) [24]. Bên cạnh những kì vọng của bản thân, người học
cịn tồn tại tâm lí ngại rủi ro khi sử dụng công nghệ đào tạo trực tuyến, mặt khác, các
yếu tố như sự lo lắng của người học về máy tính, mức độ dễ sử dụng, thái độ của giảng
viên, chất lượng nội dung, khả năng linh hoạt của hệ thống và hoạt động đánh giá sinh
viên đa dạng, tất cả đều có ảnh hưởng đến sự hài lịng của sinh viên khi tham gia hình
thức đào tạo trực tuyến. (Sun & cộng sự, 2008). [28]
1.3. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập học
trực tuyến của sinh viên
Sean B. Eom, H. Joseph Wen (2006) trong bài “Các yếu tố quyết định đến sự
hài lòng và kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục đại học bằng trực tuyến: Một
cuộc điều tra thực nghiệm” đã đưa ra kiểu mẫu nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến
kết quả nhận thức và hứng thú của sinh viên đại học khi học tập trực tuyến gồm các
yếu tố: động cơ học tập của sinh viên, phong cách học tập của sinh viên, phẩm chất
của giảng viên và người hướng dẫn, phản hồi, sự tác động lẫn nhau và chương trình
đào tạo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hai yếu tố có tác động lớn nhất đến kết quả học tập


9
của sinh viên là phong cách học tập và phản hồi của giảng viên; đồng thời cũng khơng
tìm thấy sự phục thuộc giữa sự tương tác lẫn nhau với nhận thức kết quả học tập vì
một số lý do của nghiên cứu. [27]
Nguyễn Văn Trượng (2021) kế thừa nghiên cứu của Sean B. Eom, H. Joseph
Wen (2006) đưa ra nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức kết quả đầu ra và
sự hài lòng của sinh viên trong dạy học trực tuyến” trong đó đề cập các nhân tố ảnh
hưởng bao gồm: thời gian tự học, phản hồi, động lực, chương trình đào tạo, người
hướng dẫn, phong cách học tập, tương tác, giới tính. [15]
Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu trong và ngoài nước tại mỗi thời điểm đều

mang lại những đóng góp mới cho nhân loại và có ý nghĩa ứng dụng cao. Các nghiên
cứu với các góc độ tiếp cận khác nhau về hoạt động học tập và hoạt động học tập trực
tuyến như: những yếu tố tác động trực tiếp/gián tiếp đến nhận thức học tập, các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lịng của sinh viên về hệ thống e-learning, các khó khăn của sinh
viên khi học tập trực tuyến, nhận thức về kết quả đầu ra của môn học qua hoạt động
học trực tuyến…Nhìn chung về các kết quả nghiên cứu, có hai nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động học trực tuyến là yếu tố bên trong con người (phong cách học tập
của sinh viên, động lực, phong cách giảng viên, tương tác, phản hồi, tự học của sinh
viên, giới tính,…) và nhóm yếu tố bên ngồi con người chủ yếu liên quan đến hệ thống
trang web học trực tuyến (chương trình đào tạo, thiết bị học tập, chất lượng đường
truyền, tính dễ sử dụng của hệ thống, đánh giá người học, quản lý học tập, …). Mỗi
nghiên cứu đã đưa lý thuyết về các yếu tố tác động đến hoạt động học tập trực tuyến,
từ đó tiến hành điều tra, phân tích các số liệu thu thập từ phiếu khảo sát nhằm kiểm
định độ tin cậy và tính đúng đắn của các giả thuyết mà nhóm nghiên cứu hay nhóm
nghiên cứu xây dựng; sau đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm cải thiện tình hình
tại cơ sở tiến hành điều tra.
Học viện Quản lý giáo dục (HVQLGD) triển khai dạy học trực tuyến trên ứng
dụng Microsoft Teams chủ yếu hoạt động qua các buổi học theo thời khóa biểu và giải
quyết các nhiệm vụ học tập chứ khơng trên các hệ thống LMS có các bài giảng được
thu sẵn để phục vụ cho việc chuẩn bị trước các mơn học, giáo trình bản mềm cịn ít,
các hoạt động thao tác với trang web còn hạn chế.


10
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn vấn đề
“Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học trực tuyến của sinh viên Học viện Quản lý
giáo dục trong bối cảnh hiện nay” làm vấn đề nghiên cứu. Để giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiếp tục kế thừa những kết quả nghiên cứu của Sean B.
Eom, H. Joseph Wen (2006) nhưng sẽ không chỉ đánh giá nhận thức kết quả đầu ra và
sự hài lịng như hai nhóm nghiên cứu trên.

2. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới phát triển kéo theo sự phát triển của khoa học công nghệ, máy tính và
mạng Internet. Dạy học trực tuyến là sản phẩm của q trình ứng dụng khoa học cơng
nghệ trong đời sống hiện nay để thích nghi với những thay đổi trong đời sống hiện đại,
không chỉ được sử dụng trong bối cảnh đại dịch mà dạy học trực tuyến còn được sử
dụng hiệu quả trong đào tạo từ xa, các chương trình liên kết đào tạo xuyên quốc gia và
sẽ trở thành xu hướng đào tạo trong tương lai. Dạy học trực tuyến cũng đáp ứng nhu
cầu của Bộ giáo dục và đào tạo với chủ trương: xây dựng xã hội học tập và hướng tới
mục tiêu “học bất cứ thứ gì, học bất cứ nơi đâu và học tập suốt đời”.
Học viện Quản lý giáo dục với mục tiêu chiến lược đến năm 2030 sẽ trở thành
cơ sở đào tạo và bồi dưỡng ngành Quản lý giáo dục đứng đầu cả nước cũng cần phải
bắt nhịp với xu thế áp dụng đào tạo từ xa thông qua hệ thống e-learning nhằm thu hút
nhiều người học và đáp ứng nhu cầu giảng dạy trực tuyến của sinh viên, học viên. Kể
từ khi COVID-19 bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019 đến nay, dịch viêm đường hô
hấp cấp do virus corona đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong đời sống – kinh tế - xã hội
ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong đó, giáo dục được
xem là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất. Theo tổ chức UNESCO,
kể từ khi đại dịch bùng phát đến ngày 8/4/2020, trên thế giới có gần 1,6 tỉ học sinh và
sinh viên bị ảnh hưởng; 188 quốc gia buộc phải đóng cửa các trường học trên tồn
quốc, gây tác động đến 91.3% tổng số học sinh, sinh viên trên toàn thế giới [30]. Đến
thời điểm tháng 1 năm 2022, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch bệnh COVID19 lớn ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước và dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Giống như các quốc gia khác, đại dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ đến mọi mặt các
hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục ở Việt
Nam. Cụ thể, vào khoảng tháng 3 năm 2020 khi đợt dịch đầu tiên bùng phát trong


11
nước, tất cả các nhà trường buộc phải đóng cửa và toàn bộ học sinh, sinh viên phải
nghỉ học theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Chính phủ để phịng dịch. Trong bối cảnh đó,
nhằm phịng ngừa sự lây lan của dịch bệnh COVID-19; vừa duy trì chất lượng dạy học

và hồn thành chương trình đúng tiến độ, đảm bảo việc học tập của học sinh, sinh
viên; nhiều nhà trường đã áp dụng việc dạy học bằng hình thức trực tuyến (online
learning) đối với hầu hết các cấp học. Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo và hướng dẫn
các cơ sở giáo dục triển khai kịp thời hiệu quả việc dạy học trực tuyến theo Công văn
số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ GDĐT và các hình thức dạy học
khác phù hợp với điều kiện của địa phương trong trường hợp phải cho học sinh nghỉ
học ở trường, Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học
trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Học viện
Quản lý giáo dục cũng khơng nằm ngồi số đó, triển khai hình thức đào tạo trực tuyến
ngay khi Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu tạm dừng học trực tiếp theo nhiều giai đoạn
từ năm 2020 đến nay. Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 đang ở giai đoạn bùng phát
mạnh mẽ và có thể khó kết thúc trong tương lai. Việc học trực tuyến có thể sẽ phải tiếp
tục duy trì nhằm đảm bảo phịng chống dịch và duy trì việc dạy học, do vậy cần thiết
phải có thêm các nghiên cứu liên quan tới việc học dạy học trực tuyến nhằm làm rõ
bức tranh những thuận lợi và khó khăn của việc học trực tuyến và đề xuất các giải
pháp để đảm bảo hiệu quả của việc dạy học trực tuyến tại các trường học. Hơn thế nữa
chưa có nhiều bài viết nghiên cứu về hoạt động học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch
bệnh, đặc biệt là trong môi trường Học viện Quản lý giáo dục. Trên cơ sở đó, nghiên
cứu này mong muốn góp phần làm rõ những khó khăn, những tác động bên ngồi tác
động đến sinh viên Học viện Quản lý giáo dục mà sinh viên gặp phải khi học trực
tuyến thông qua nghiên cứu. Qua đó, đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm đảm
bảo chất lượng học tập của sinh viên khi học trực tuyến trong thời gian tới đồng thời là
cơ sở cho ban lãnh đạo học viện có những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất
lượng nhà trường.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng
hoạt động học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch của sinh viên Học viện Quản lý giáo
dục; Nhận diện, xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hoạt động học trực tuyến



12
trong bối cảnh đại dịch của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục. Từ đó đề xuất một số
khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại
Học viện Quản lý giáo dục.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng hoạt động học trực tuyến;
(2) Phân tích thực trạng học trực tuyến của sinh viên, đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến học trực tuyến của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục;
(3) Đề xuất một số khuyến nghị với các bên liên quan nhằm nâng cao chất
lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Quản lý giáo dục.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động học trực tuyến của sinh
viên
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động học trực tuyến của sinh
viên Học viện Quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động học trực tuyến trong bối
cảnh hiện nay của sinh viên khoá 12, 13, 14, 15 của Học viện Quản lý giáo dục. Đề tài
chỉ nghiên cứu các yếu tố liên quan đến các yếu tố về giảng viên, sinh viên và cấu trúc
khóa học.
5. Câu hỏi nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu
Từ nghiên cứu tổng quan nhóm nghiên cứu đề xuất 03 câu hỏi và đưa ra 5 giả
thuyết nghiên cứu. Từ đó nhóm nghiên cứu sẽ đi trả lời câu hỏi và kiểm chứng các giả
thuyết đưa ra.
Câu hỏi nghiên cứu:
Câu 1: Các lý thuyết nào liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học
trực tuyến của sinh viên đại học?
Câu 2: Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng hoạt động học trực của
sinh viên Học viện Quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay là như thế nào?
Câu 3: Cần làm gì để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện

Quản lý giáo dục?
Giả thuyết nghiên cứu:


13
Giả thuyết 1 (H1) : Yếu tố năng lực giảng viên có ảnh hưởng đến hoạt động học
trực tuyến của sinh viên HVQLGD
Giả thuyết 2 (H2) : Yếu tố phản hồi của giảng viên có ảnh hưởng đến hoạt động
học trực tuyến của sinh viên HVQLGD
Giả thuyết 3 (H3) : Yếu tố phong cách học tập của sinh viên có ảnh hưởng đến
hoạt động học trực tuyến của sinh viên HVQLGD
Giả thuyết 4 (H4) : Yếu tố động lực học tập sinh viên có ảnh hưởng đến hoạt
động học trực tuyến của sinh viên HVQLGD
Giả thuyết 5 (H5) : Yếu tố chương trình đào tạo có ảnh hưởng đến hoạt động
học trực tuyến của sinh viên HVQLGD
Mơ hình nghiên cứu:

Sơ đồ 1: Mơ hình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu; phần kết luận, khuyến nghị; danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, đề tài gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng hoạt động học trực tuyến của
sinh viên đại học trong bối cảnh hiện nay;
Chương 2: Tổ chức thực hiện nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu;


14
Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học trực tuyến của sinh viên Học

viện Quản lý giáo dục
7. Quy trình thực hiện

Sơ đồ 2: Mơ hình quy trình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp


15
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
HOẠT ĐỘNG HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Hoạt động học tập (study activity)
Nguyễn Thạc (2009) đã định nghĩa về hoạt động học tập ở đại học là “một loại
hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo của sinh viên nhằm mục đích có ý
thức là chuẩn bị trở thành người chuyên gia phát triển tồn diện sáng tạo và có trình độ
nghiệp vụ cao”[11].
Xét trong quá trình dạy học, học là hoạt động của trị trong q trình dạy học
dưới sự chỉ đạo của thầy, tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo chiếm lĩnh hệ thống khái
niệm khoa học, qua đó và bằng cách đó hình thành hệ thống phương thức hành vi, kĩ
năng, kĩ xảo nghề nghiệp mà kết quả cuối cùng là phát triển nhân cách của người học.
[32] Như vậy khi nói đến hoạt động học khơng thể tách rời khỏi hoạt động dạy của
thầy, đây là hai mặt thống nhất với nhau trong một chỉnh thể - hoạt động dạy học.
(Đỗ Thị Thanh Thủy và cộng sự, 2016) cũng nói về q trình dạy học ở trường
phổ thơng. Dạy học là q trình lĩnh hội, vận dụng và sáng tạo tri thức một cách tự
giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của trò (hoạt động của người trò) dưới sự chỉ đạo của
người thầy (nhiệm vụ của người thầy) nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học.[13]
Hoạt động học của sinh viên khác với học sinh ở nhiều khía cạnh như cách tiếp
cận, hình thức thực hiện, khối lượng học tập, phương pháp học tập. Vì vậy, hoạt động

học tập của sinh viên là một hoạt động có mục đích nhằm lĩnh hội, vận dụng và sáng
tạo tri thức chun mơn một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo dưới sự hướng
dẫn của giảng viên để phát triển toàn diện tri thức, phẩm chất và năng lực nghề
nghiệp cần có để vận dụng vào cơng việc sau này.
1.1.2. Elearning và học tập trực tuyến
1.1.2.1. E-learning
E-Learning là một hình thức học tập thơng qua mạng Internet dưới dạng các
khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp
tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học (Lê Huy Hoàng, Lê Xuân


16
Quang). [5] Theo cách hiểu này, E - learning là hình thức hồn thành khóa học tồn bộ
trên mơi trường mạng thông qua hệ thống quản lý học tập. Ở cách học này chú trọng
việc học của người học với học liệu được đưa sẵn lên hệ thống học tập chứ chưa chú
trọng nhiều đến tương tác giữa người học với người dạy như dạy học giáp mặt. Thuộc
về hình thức này, có hai cách thể hiện là dạy học đồng bộ (Synchronous Learning) khi
người dạy và người học cùng tham gia vào hệ thống quản lý học tập và dạy học không
đồng bộ (Asynchronous Learning), khi người dạy và người học tham gia vào hệ thống
quản lý học tập ở những thời điểm khác nhau.
Ở một khía cạnh khác, E-learning được cho là một loại hình dịch vụ, trong đó,
sinh viên sẽ được tham gia vào q trình cung cấp dịch vụ (Mazzolini M., &
Maddison, S. ,2003). [25]
1.1.2.2. Học tập trực tuyến (Online learning)
“Học trực tuyến ám chỉ đến học và các tài nguyên hỗ trợ khác, cái mà sẵn có
thơng qua máy tính” (Saul Carliner) [26]. Có 4 phương thức học tập với sự tham gia
của mạng máy tính và mọi người thường hốn đổi học tập trực tuyến với e-learning,
đào tạo dựa trên trang web, đào tạo dựa trên máy tính, hướng dẫn dựa trên máy tính và
hướng dẫn dựa trên cơng nghệ, và mỗi từ có một ý nghĩa riêng xong trong một số
trường hợp vài từ thì đồng nghĩa. Saul Carliner mơ tả học trực tuyến ở đây là hình thức

rộng nhất dẫn tới tất cả các kiểu học diễn ra qua máy tính.
PhD Joshua Stern khi bàn về học trực tuyến đã đưa ra những ý kiến khái quát
hơn. Học trực tuyến là giáo dục diễn ra trên Internet. Nó thường được gọi là “elearning” trong số các thuật ngữ khác. Tuy nhiên, học trực tuyến chỉ là một loại “học
từ xa” - thuật ngữ chung cho bất kỳ việc học nào diễn ra từ xa chứ không phải trong
một lớp học truyền thống. Đào tạo từ xa có lịch sử lâu đời và có một số loại hình hiện
nay [29].
1.2. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học trực tuyến của
sinh viên đại học
Không nhiều nghiên cứu đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trực
tuyến của sinh viên. Nhưng nhiều nhóm nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hoạt động
học trực tuyến thông qua hứng thú học tập và kết quả đầu ra của sinh viên và chỉ ra các
yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập cũng như kết quả đầu ra của sinh viên, có thể


17
kể đến 1 số yếu tố như: động lực học tập của sinh viên, phong cách học tập của sinh
viên, phản hồi của sinh viên, năng lực sinh viên, chương trình đào tạo.
Với động lực học tập của sinh viên, có nhiều nghiên cứu khi bàn về vấn đề
này như: Nguyễn Văn Trượng (2021) đề cập trong nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng
đến nhận thức kết quả đầu ra và sự hài lòng của sinh viên trong dạy học trực tuyến,
Sean B. Eom, H. Joseph Wen (2006) cũng đề cập trong The Determinants of Students'
Perceived Learning Outcomes and Satisfaction in University Online Education: An
Empirical Investigation, Nguyễn Thị Thu An và cộng sự (2016) cũng đề cập yếu tố
này trong Những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên năm I, II Trường
đại học kỹ thuật-công nghệ Cần Thơ
Yếu tố phản hồi của giảng viên cũng được nhiều nghiên cứu đề cập như:
Nguyễn Văn Trượng (2021), Sean B. Eom, H. Joseph Wen, (2006), Butler D. L, Winne
p. H., (1995). Feedback and self-regulated learning: A Theoretical Synthesis
Yếu tố chương trình đào tạo có trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Trượng
(2021), Sean B. Eom, H. Joseph Wen, (2006). Bùi Tuyết Anh, Trần Hoàng Cẩm Tú,

(2021) trong nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với
hình thức đào tạo E-learning - nghiên cứu tại Đại học Nguyễn Tất Thành
Phong cách học tập của sinh viên được nghiên cứu trong nghiên cứu của:
Nguyễn Văn Trượng (2021), Sean B. Eom, H. Joseph Wen (2006).
Năng lực giảng viên được đề cập nhiều trong nhiều nghiên cứu như: ThS.
ĐINH THỊ PHƯỢNG (2021), Phẩm chất và năng lực giảng dạy của giảng viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Nguyễn Văn Trượng (2021), Sean B. Eom, H. Joseph
Wen, (2006). Sun, P.-C., Tsai, R.J., Finger, G., Chen Y.-Y. & Yeh, D. 2008. What
drives a successful eLearning? An empirical investigation of the critical factors
influencing learner satisfaction. Mazzolini M., & Maddison, S. , 2003. "Sage, guide
or ghost? The effect of instructor intervention on student participation in online
discussion forums".
Dưới đây mô tả cụ thể hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động học trực
tuyến của sinh viên


18
1.2.1. Đặc điểm của học trực tuyến
Theo Phạm Đức Quang, giáo dục trực tuyến có ba thành phần chính gồm: Con
người (người học/người hỗ trợ); Môi trường (không gian E-learning và các nguồn lực;
Hệ thống quản lí học trực tuyến, nội dung E-learning,...) và Các mối quan hệ/ liên hệ
(văn hóa E-learning, các quy tắc, hành động tương thích với quá trình E-learning, cách
tương tác của học viên trong các khóa học online, các chính sách, quản lí,...) [34].
Khác với các lớp học trực tiếp khi công nghệ thông tin chỉ là cơng cụ bổ trợ cho q
trình dạy học thì trong dạy học trực tuyến lại có sự tham gia tích cực của nền tảng
cơng nghệ thơng tin vào mọi hoạt động dạy học.
Học trực tuyến hướng đến xu hướng cá nhân hóa của người học. Thay vì trên
lớp học trực tiếp, người học được tiếp xúc mặt đối mặt với các bạn học và cả người
dạy thì ở lớp học trực tuyến người học sẽ phát triển nhờ tự học và tự định hướng việc
học với các phong cách học tập khác nhau của bản thân mình. Vì vậy hiệu quả của lớp

học trực tuyến phụ thuộc nhiều vào sự tự giác và nghiêm túc của người học.
Các hoạt động trong lớp học trực tuyến chủ yếu dành hầu hết thời gian cho học
tập ở lớp (hay lớp ảo) mà khơng có thời gian để tổ chức việc học gắn với thực tế hay
trải nghiệm, khám phá,... Vì vậy các hoạt động giảng dạy của giảng viên trên lớp học
trực tuyến phải thu hút, lôi cuốn được người học thì người học mới tham gia tích cực
vào q trình tương tác trên lớp học cũng như hứng thú tiếp nhận những kiến thức
được truyền đạt. Việc tổ chức lớp học, biên soạn bài giảng, kiểm tra kết quả học tập,
phản hồi trong lớp đều có những điểm đặc biệt hơn trong lớp học trực tuyến. Khi
người dạy và người dạy không thể giao tiếp mặt đối mặt (face-to-face) thì bầu khơng
khí trong lớp học cần được người dạy lưu ý để người học cảm giác thoải mái, không
xa cách, dễ bày tỏ quan điểm cũng như phản hồi trong lớp học.
Khi so sánh dạy học trực tuyến và dạy học truyền thống (trực tiếp) đều thấy có
điểm chung là đảm bảo mục đích giáo dục nhằm truyền đạt kiến thức đến người học
giúp người học hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ theo kế hoạch của nhà giáo dục.
Nhưng dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp có nhiều điểm khác biệt:


19
Dạy học trực tuyến
1) Tiết kiệm khá nhiều chi phí:
Học tập thơng qua hình thức trực tuyến giúp người học giảm rất nhiều chi phí
khi khơng phải di chuyển đến địa điểm tổ chức học tập. Mỗi người học đều có thể học
cùng lúc nhiều chương trình trực tuyến mà khơng mất nhiều chi phí di chuyển, ngồi
các lớp học trực tuyến do nhà trường tổ chức có thể đăng kí thêm các lớp học trực
tuyến khác
2) Cho phép đào tạo mọi lúc mọi nơi:
Hình thức đào tạo trực tuyến cho phép truyền đạt kiến thức nhanh chóng tùy
theo yêu cầu và thời gian bỏ ra của người học. Ngoài ra, người học có thể truy cập vào
các khóa học trực tuyến tại bất kì nơi đâu mà bạn muốn (ở nhà, ở trường, văn phịng
làm việc hay bất kì địa điểm nào cho phép truy cập internet) và bất kì thời gian nào bởi

các website học trực tuyến ln hoạt động.
3) Tiết kiệm thời gian học tập, đào tạo:
So với hình thức đào tạo truyền thống, dạy học trực tuyến giúp người học tiết
kiệm nhiều thời gian nhờ giảm được thời gian đi lại và sự phân tán khi ở trong lớp học
nhiều người. Nhờ vậy mà việc học tập được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
4) Linh động hơn:
Với việc đào tạo qua mạng, người dùng có thể chủ động và linh hoạt hơn từ
việc lựa chọn hình thức học là học qua mạng trên website hay các khóa học trực tuyến
với giáo viên theo hình thức tương tác hoặc là thời gian học. Ngoài ra, người học cịn
có thể tự động điều chỉnh tốc độ học tập theo khả năng, và cịn có thể nâng cao thêm
kiến tức thông qua những tài liệu của thư viện trực tuyến.
Đào tạo truyền thống
1) Tăng sự tự tin:
Trong môi trường lớp học, người học có thể trao đổi và tương tác trực tiếp với
giảng viên nhờ đó cảm giác tự tin trong học tập sẽ được xây dựng ở người học xung
quanh khả năng tiếp cận các chủ đề mới của họ.
2) Làm việc nhóm:
Sự tương tác giữa các học sinh và làm việc cùng nhau trong các dự án nhóm là
một phần thiết yếu của trải nghiệm lớp học truyền thống. Những dự án này có thể


20
được hồn thành trong mơi trường trực tuyến nhưng khơng cho phép có cùng mức độ
tương tác xã hội và học tập khơng chính thức trong mơi trường lớp học.
3) Nói trước đám đơng:
Việc phải đặt câu hỏi trong tồn bộ lớp học hoặc tranh luận về quan điểm của
bạn trước giáo viên/giảng viên sẽ tạo niềm tin vào khả năng nói trước đám đơng của
học sinh/sinh viên. Những kỹ năng này rất khó thực hiện trong một lớp học trực tuyến,
thậm chí là một trong những nơi yêu cầu các bài thuyết trình Zoom.
1.2.2. Động lực học tập của sinh viên (student’s self-motivation)

“Động cơ học tập của học viên là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa
mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học vì cái gì thì cái đó chính là động
cơ học tập của học viên” (Phan Trọng Ngọ 2005) [8].
Nói về nhu cầu, có một học thuyết nổi tiếng là thuyết nhu cầu của Maslow. Học
thuyết đưa là 5 thang bậc nhu cầu từ thấp đến cao là: sinh lí, an tồn, xã hội (giao tiếp),
tơn trọng, được thể hiện mình. Ở nhu cầu sinh lý, sinh viên khơng đi học để thỏa mãn
những nhu cầu thấp như ăn, ngủ,… Ở nhu cầu an tồn, dù có quan niệm trường là ngôi
nhà thứ hai, nhưng việc đi học của sinh viên cũng khơng phải vì mục đích muốn an
tồn, hoặc một phần rất nhỏ sinh viên đến trường cảm thấy an tồn khi gặp áp lực từ
phía gia đình hoặc xã hội. Ở nhu cầu xã hội, khi đến trường, sinh viên cần phải thực
hiện các nhiệm vụ giao tiếp xã hội với bạn bè, giảng viên, nhân viên nhà trường; sinh
viên coi lớp học là cơ hội tốt để tận dụng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ . Ở nhu cầu
được tôn trọng, mỗi cá nhân đều có nhu cầu được tơn trọng, hơn nữa sinh viên là lực
lượng tri thức được đào tạo trình độ cao vì vậy sinh viên càng có nhu cầu được tơn
trọng khi đi học từ phía giảng viên, nhân viên, bạn học. Ở nhu cầu thể hiện mình, sinh
viên đều có mong muốn mình là một điều đặc biệt trong tập thể, được thể hiện mình
thơng qua những cống hiến, ghi nhận từ mọi người, cũng như các thành tích được khen
thưởng. Khi những nhu cầu của sinh viên được đáp ứng chính là động lực học tập
được thực hiện.
Sean B. Eom, H. Joseph Wen(2006) cho rằng môi trường học trực tuyến cần sự
trách nhiệm nhiều hơn của người học so với học trực tiếp, học tập trực tuyến biến
người học từ bị động sang chủ động mà người học cần quản lý tiến trình đó. Muốn tự
điều chỉnh được thì cần động lực của bản thân. Động lực bản thân được định nghĩa là


21
năng lượng tự tạo ra mang lại hành vi hướng tới một mục tiêu cụ thể. Sức mạnh của
động lực tự thân của người học bị ảnh hưởng bởi các thuộc tính tự điều chỉnh và q
trình tự điều chỉnh. Các thuộc tính tự điều chỉnh là các đặc điểm học tập cá nhân của
người học bao gồm hiệu quả của bản thân, cái mà mang lại sự tự tin cho từng trường

hợp cụ thể về khả năng của một người. Bởi vì hiệu quả của bản thân ảnh hưởng đến sự
lựa chọn, nỗ lực và ý chí. Các quá trình tự điều chỉnh đề cập đến các quá trình học tập
cá nhân của người học như phân bổ, mục tiêu và giám sát. Các phân bổ là những đánh
giá liên quan đến nguyên nhân của một kết quả [27].
Một sự khác biệt rõ ràng là những sinh viên có kết quả cao trong học tập thường
là những sinh viên có động lực học tập cao, trái ngược với những sinh viên có động
lực học tập thấp sẽ cho kết quả học tập thấp (Dembo M., Eaton M., 2000) [20].
Tóm lại, động lực học tập của sinh viên là năng lượng bản thân sinh viên tự tạo
ra nhằm thúc đẩy quá trình học tập của sinh viên để thỏa mãn nhu cầu, kết quả học
tập mà sinh viên định hướng trong quá trình học tập.
1.2.3. Phản hồi của giảng viên (lecturer/instructor feedback)
Theo Butler D. L, Winne p. H., (1995) phản hồi của giảng viên là những thông
tin sinh viên nhận được về quá trình học tập và kết quả đạt được của họ. [18]
Sean B. Eom, H. Joseph Wen (2006) lại cho rằng phản hồi của giảng viên có
dụng ý cải thiện kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh đạt được hiệu quả tốt và
thông qua việc định hướng kết quả học tập của học sinh. Phản hồi của giảng viên trong
hệ thống dạy học dựa trên Web nên bao gồm phản hồi nhận thức đơn giản nhất (ví dụ:
bài kiểm tra / bài tập với câu trả lời của họ được đánh dấu là sai), phản hồi chẩn đốn
(ví dụ: bài kiểm tra / bài tập có nhận xét của người hướng dẫn về lý do tại sao câu trả
lời đúng hoặc khơng chính xác), phản hồi theo quy định (phản hồi từ người hướng dẫn
gợi ý cách có thể tạo ra các câu trả lời chính xác) thơng qua thư trả lời email của sinh
viên, bài tập được chấm điểm với nhận xét, sổ điểm trực tuyến và bình luận đồng bộ
và dễ dàng. [27]
Nghiên cứu chỉ ra có hai loại phản hồi của người dạy tới người học là phản hồi
chính thức và phản hồi khơng chính thức. Phản hồi chính thức được tổ chức thông qua
các buổi gặp mặt giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên có thể đưa ra phản hồi trong
các buổi gặp mặt theo kế hoạch với các mục tiêu cụ thể. Các buổi gặp mặt tập trung


22

vào những gợi ý và nhận xét dựa theo những mục tiêu đặt ra với từng cá nhân học sinh
ở mức độ chính thức. Phản hồi khơng chính thức có thể thực hiện qua kiểm tra định kỳ
bằng cách trả lời các câu hỏi của học sinh vài phút trước khi bắt đầu một công việc
mới; Ghé qua bàn học sinh khi các em đang làm việc để xem các em thực hiện công
việc ra sao, trả lời câu hỏi và đưa ra nhận xét; Viết phản hồi vào nhật ký học tập hoặc
ngay trên bài viết mà học sinh đang thực hiện. [31]
Phản hồi được xem là hiệu quả khi: Mang tính “điều chỉnh” (phản hồi cần giải
thích cho học sinh biết những gì đúng và chưa đúng). Kịp thời (phản hồi kịp thời
những thắc mắc, đánh giá tiến bộ của học sinh). Dựa vào tiêu chí cụ thể (phản hồi cần
phải dựa trên một mức độ kỹ năng hoặc kiến thức nhất định nào đó, chứ khơng nên
dựa trên tiêu chuẩn chung chung). Cho phép học sinh tự nhận xét về mình (học sinh
phải có khả năng theo dõi sự tiến bộ của chính mình thơng qua q trình tự đánh giá
dựa trên phản hồi của giáo viên).
Tóm lại, phản hồi của giảng viên là những thông tin sinh viên nhận được từ
giảng viên về quá trình học tập và kết quả đạt được của họ thông qua con đường trực
tiếp hoặc gián tiếp giúp sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập của mình để đạt được
kết quả học tập như mong muốn.
1.2.4. Chương trình đào tạo/ Cấu trúc khóa học ( course structure)
Cấu trúc khóa học có hai yếu tố - mục tiêu khóa học / kỳ vọng và cấu tạo
chương trình mơn học. Mục tiêu / kỳ vọng của khóa học phải được nêu rõ trong đề
cương của khóa học bao gồm những lĩnh vực chuyên đề sẽ học, khối lượng công việc
cần thiết trong các nhiệm vụ cạnh tranh, dự kiến tham gia lớp học dưới dạng hệ thống
hội nghị trực tuyến, bài tập dự án nhóm, v.v. Cấu tạo chương trình mơn học liên quan
đến khả năng sử dụng tổng thể của trang Web của khóa học và tổ chức của tài liệu
khóa học thành các thành phần hợp lý và dễ hiểu. Các yếu tố cấu trúc này ảnh hưởng
đến mức độ hài lòng và kết quả học tập của những người học từ xa. Sean B. Eom, H.
Joseph Wen(2006)[27].
Khoản 1 điều 2 Thơng tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định: Chương trình đào tạo
là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện
nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho

người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội


23
dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với mơn học, ngành học, trình độ đào
tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Cấu trúc khóa học: là nội dung kiến thức và kĩ năng về một môn học, ấn định
cho từng lớp, cấp học trong từng năm. Cấu trúc khóa học thể hiện đầy đủ mục tiêu
khóa học, chiến lược giảng dạy, phương pháp đánh giá, cấu trúc khóa học có hai yếu tố
là mục tiêu và cấu tạo chương trình mơn học. Mục tiêu bao gồm những nội dung nào
sẽ được học, khối lượng kiến thức cần học, cần kiểm tra đánh giá; cấu tạo chương trình
mơn học bao gồm khả năng sử dụng tổng thể trang Web, tổ chức tài liệu khóa học
thành các thành phần hợp lý dễ hiểu. Một cấu trúc khóa học với các mục tiêu, khối
lượng kiến thức hợp lý, phù hợp với sinh viên sẽ cho một kết quả học tập tốt hơn.
(Nguyễn Văn Trượng, 2021) [15].
Nhóm nghiên cứu sử dụng khái niệm chương trình đào tạo theo Thơng tư
17/2021/TT-BGDĐT quy định vì đây là quy phạm pháp luật của ngành giáo dục.
1.2.5. Phong cách học tập của sinh viên (student’s learning style)
Phong cách học tập của sinh viên: là tập hợp nhận thức, cảm xúc và những yếu
tố sinh lý cá nhân đóng vai trị như những chỉ số liên quan mật thiết với nhau về cách
thức của người học lĩnh hội, tương tác, phản ứng lại với môi trường học tập. (Nguyễn
Văn Trượng, 2021) [15].
(Honey và MuMSord, 1992) đưa ra khái niệm phong cách học tập là “sự mô tả
thái độ và hành vi mà qua đó nó xác định cách học ưa thích của mỗi cá nhân”.
Phong cách học tập là những đặc điểm riêng có tính ưu thế, tương đối bền vững
của cá nhân quy định cách tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và phản hồi thông tin trong môi
trường học tập [30].
Sinh viên có phong cách học tập trực quan, khả năng đọc, viết cao hơn có thể
học tốt hơn trong các khóa học trực tuyến so với đối tác trong các khóa học mặt đối
mặt. (Sean B. Eom, H. Joseph Wen, 2006).

Phong cách học tập của sinh viên là cách thức người học lĩnh hội, tương tác,
phản ứng lại với mơi trường học tập vì vậy mỗi sinh viên sẽ có một phong cách học
tập khác nhau.
Một số quan điểm cho rằng phong cách học tập của sinh viên cũng được quy
định qua các trí thơng minh khác nhau. Học thuyết đa trí tuệ của Howard Garder đã chỉ


24
ra trí thơng minh "là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các
giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều mơi trường văn hóa" và trí
thơng minh cũng không thể chỉ được đo lường thông qua chỉ số IQ. Học thuyết này
nêu lên có 9 loại trí thơng minh bao gồm trí thơng minh nội tâm, trí thơng minh khơng
gian, trí thơng minh vận động, trí thơng minh âm nhạc, trí thơng minh thiên nhiên, trí
thơng minh logic, trí thơng minh ngơn ngữ, trí thơng minh tương tác cá nhân, trí thơng
minh hiện sinh. Trí thơng minh nội tâm là năng lực tự nhận thức về bản thân, một
người có tư duy này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của bản
thân mình, họ thường hay xem xét bản thân và thích trầm tư suy nghĩ, được ở trạng
thái tĩnh lặng hay các trạng thái tìm hiểu tinh thần một cách sâu sắc khác, họ thích làm
việc một mình hơn làm việc cùng những người khác, họ là người có tính độc lập và
tính tự giác tốt. Trí thơng minh khơng gian liên quan đến việc suy nghĩ bằng hình
ảnh, biểu tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo các góc độ khác nhau của
thế giới khơng gian trực quan. Trí thơng minh vận động thân thể là loại hình thơng
minh của chính bản thân cơ thể, nó bao gồm tài năng trong việc điều khiển các hoạt
động về thân thể, khiến các hoạt động của thân thể và các thao tác cầm nắm một cách
khéo léo. Trí thơng minh âm nhạc là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các
tiết tấu nhịp điệu, trí thơng minh âm nhạc cịn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân
nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt và hát theo giai điệu.Trí thơng minh ngơn
ngữ có ở người có khả năng về ngơn ngữ có thể tranh biện, thuyết phục, làm trò, hay
hướng dẫn hiệu quả thơng qua sử dụng lời nói. Trí thơng minh logic tốn học là loại
hình thơng minh đối với những con số và sự logic, nét tiêu biểu về trí thơng minh logic

tốn học gồm có khả năng xác định ngun nhân, chuỗi các sự kiện, tìm ra quy tắc dựa
trên các khái niệm. Trí thơng minh thiên nhiên là khả năng tinh thông trong việc nhận
dạng và phân loại vô số chủng loại động thực vật trong môi trường thể hiện sự quan
tâm tự nhiên của mình đối với thực vật. Trí thơng minh xã hội là năng lực hiểu và làm
được với những người khác, khả năng nhìn thấu suốt bên trong người khác, từ đó nhìn
ra viễn cảnh bên ngồi bằng chính con mắt của họ. Trí thơng minh hiện sinh (Triết
học) có rất ít mối quan hệ với bất kỳ hệ tư tưởng nào. Hơn thế, định nghĩa trí thơng
minh hiện sinh là trí thơng minh liên quan tới các vấn đề cơ bản của cuộc sống. Định
nghĩa khả năng của trí thơng minh hiện sinh gồm hai phần: Xác định bản thân tới


25
những tầm xa nhất của vũ trụ - nơi tận cùng, vơ tận. Xác định bản thân với những tính
năng hiện hữu nhất của điều kiện con người - tầm quan trọng của cuộc sống, ý nghĩa
của cái chết, số mệnh cuối cùng của thế giới vật chất, tinh thần, những trải nghiệm sâu
sắc như là tình yêu của con người hoặc niềm đam mê nghệ thuật. Trong cuốn sách
“Đa trí tuệ trong lớp học”, Armstrong (2011) phân chia năng lực con người theo 8 loại
trí tuệ khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng, tương ứng với khả năng, tính
cách của từng cá nhân trong xã hội bao gồm: trí tuệ ngơn ngữ; trí tuệ logic – tốn học;
trí tuệ khơng gian; trí tuệ hình thể - động năng; trí tuệ âm nhạc; trí tuệ thiên nhiên học,
trí tuệ nội tâm; trí tuệ giao tiếp. Mỗi sinh viên là một cá thể riêng biệt mang đặc điểm
trí tuệ khác nhau, vì vậy sẽ có phong cách học tập khác nhau; không thể áp dụng một
phương pháp dạy học duy nhất trong một lớp học và cả quá trình dạy học. Ví dụ như
người có trí tuệ nội tâm sẽ có xu hướng thích làm việc một mình, tỉ mỉ trong suy nghĩ,
làm việc hướng vào trong và hoàn thành tốt nhất công việc liên quan đến suy nghĩ nội
tâm; người này cần được tạo cơ hội và điều kiện để có thể sử dụng trí thơng minh nội
tâm. Sinh viên học tập trực tuyến nếu được đáp ứng theo theo phong cách học tập và
cách tư duy là thế mạnh của mình thì hiệu quả học tập sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, cịn có nhiều quan điểm khác về phong cách học tập của người
học tương tự thuyết đa trí thơng minh của Howard Garder. Nghiên cứu này chỉ ra rằng

có 7 phong cách học tập ứng với việc sử dụng 7 phần của não bộ con người:
1.

“Trực quan (thuộc về khơng gian): Bạn thích sử dụng hình ảnh, minh họa, và
nhận thức thiên về không gian.

2.

Âm thanh (thuộc về thính giác, âm nhạc): Bạn thiên về sử dụng âm thanh và âm nhạc.

3.

Ngôn ngữ (thuộc về ngôn ngữ): Bạn ưa dùng từ ngữ, trong cả lời nói hay chữ viết.

4.

Thể chất (thuộc về hành động): Bạn thích dùng tay hay cả cơ thể mình.

5.

Lý luận (thuộc về lý luận): Bạn ưu tiên dùng lý luận, tranh luận mang tính hệ
thống.

6.

Tập thể (mang tính xã hội): Bạn làm việc tốt hơn khi học theo nhóm, hay với
người khác.

7.


Cá thể (mang tính độc lập): Bạn thích học tập và làm việc một mình, có xu
hướng tự giải quyết mọi vấn đề.” [33]


×