Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

RÈN kĩ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.73 KB, 84 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2
5.Đóng góp của đề tài...........................................................................................5
6.Cấu trúc của đề tài.............................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................7
CHƯƠNG 1: VĂN BẢN NGỒI CHƯƠNG TRÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT
CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGOÀI CHƯƠNG
TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN..........................................................7
1.1. Khái niệm và phân loại..................................................................................7
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................7
1.1.2. Phân loại văn bản ngồi chương trình.....................................................8
1.2. Sự cần thiết của việc rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho
học sinh chun văn............................................................................................19
1.2.1 Giúp học sinh xác định đúng và trúng vấn đề cần nghị luận..................20
1.2.2 Giúp học sinh mở rộng phông kiến thức................................................22
1.2.3 Giúp học sinh hiểu rõ và cảm thụ tốt hơn văn bản trong chương trình. .23
1.2.4. Gián tiếp rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh...........................................24
CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỒI
CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN.....................................25
2.1. Một số nguyên tắc khi đọc hiểu văn bản.....................................................25
2.1.1. Đối với văn bản nói chung.....................................................................25
2.1.2. Đối với văn bản văn học........................................................................28
2.2. Cách thức rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình......................31
2.2.1. Khuyến khích học sinh chủ động kiếm tìm văn bản ngồi chương trình
.........................................................................................................................31
2.2.2. Hướng dẫn học sinh giải mã văn bản bằng những câu hỏi....................34
b1. Câu nói triết lý: tục ngữ, danh ngơn, châm ngơn......................................................................35


b2. Văn bản báo chí..........................................................................................................................37
b3. Văn bản nghiên cứu...................................................................................................................39
b4. Văn bản tự sự.............................................................................................................................44
b5. Văn bản trữ tình.........................................................................................................................49
b6. Văn bản kịch...............................................................................................................................54


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ CỦA HỌC SINH KHI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN..................59
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU........................................................................................59
3.1. Một số hạn chế của học sinh khi đọc hiểu văn bản ngồi chương trình......59
3.1.1. Có thái độ chưa đúng đắn đối với việc đọc hiểu văn bản ngoài chương
trình..................................................................................................................59
3.1.1. Xác định chưa đúng, chưa trúng, chưa tồn diện nội dung của văn bản
.........................................................................................................................60
a.Xác định chưa đúng nội dung của văn bản...................................................60
b. Xác định chưa trúng, chưa toàn diện nội dung của văn bản........................61
3.1.2. Chưa biết kết nối nội dung và hình thức thể hiện của văn bản..............63
3.1.3. Chưa biết vận dụng kiến thức văn bản ngồi chương trình vào bài làm
văn....................................................................................................................65
3.2. Một số bài tập đọc hiểu văn bản ngồi chương trình...................................66
3.2.1. Một số bài tập đọc hiểu văn bản ngồi chương trình liên quan đến văn
nghị luận xã hội...............................................................................................67
3.2.2. Một số bài tập đọc hiểu văn bản ngồi chương trình liên quan đến văn
nghị luận văn học.............................................................................................73
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................81
1.Nguyễn Đức Ân (2000), Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường
THPT, Đề cương BDGV văn..............................................................................81

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường đã được
dấy lên và thúc đẩy mạnh mẽ trong những năm gần đây. Điều đó kéo theo sự
thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh. Bài thi THPT
Quốc gia chính là bài đánh giá kĩ năng, năng lực toàn diện của học sinh. Đối với
mơn Ngữ văn, ngồi kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội, nghị luận văn
học, đề thi còn kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản của học sinh. Đây là một kĩ


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

năng quan trọng, cần thiết đối với học sinh khi học ở những cấp học cao hơn và
trong đời sống, xã hội.
Trong đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây, phần đọc hiểu chiếm 30%
tổng số điểm toàn bài. Đây là một phần tương đối lớn, góp phần đánh giá năng
lực của học sinh sau 3 năm học THPT và 12 năm cắp sách đến trường. Ngữ liệu
được sử dụng trong đề bài thi đọc hiểu văn bản hầu hết là văn bản ngồi chương
trình, xa lạ với học sinh. Nếu học sinh có đủ kiến thức cơ bản về đọc hiểu văn
bản, nắm chắc kĩ năng đọc hiểu văn bản thì đây cũng chính là một phần lợi thế
để nâng cao điểm số bài thi của mình. Vì lẽ đó, phần rèn luyện kĩ năng đọc hiểu
văn bản luôn được chú trọng trong các nhà trường phổ thông, xem đây là một
phần không thể thiếu trong chiến lược rèn luyện, ôn tập cho học sinh. Không
cần chờ đến lớp 12, mà ngay từ lớp 10, các thầy cô dạy môn Ngữ văn THPT đã

tích cực rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho những học trị của mình.
Đối với học sinh chuyên văn, các em còn phải tham gia thi chọn học sinh
giỏi khu vực và chọn học sinh giỏi quốc gia. Cấu trúc đề thi học học sinh giỏi
gồm 2 câu: Câi 1 (8 điểm) về nghị luận xã hội và câu 2 (12 điểm) về nghị luận
văn học. Câu nghị luận xã hội thường sử dụng ngữ liệu là một văn bản ngồi
chương trình. Đó có thể là một câu tục ngữ, danh ngơn, châm ngơn. Đó cũng có
thể là một trích đoạn trong một bài báo, một bài nghiên cứu khoa học, một câu
chuyện nhỏ hoặc một bài thơ, một đoạn thơ hàm chứa bài học triết lý. Câu nghị
luận văn học cũng thường sử dụng ngữ liệu ra đề là một câu hoặc một đoạn
ngắn trong bài nghiên cứu văn học của một tác giả nổi tiếng. Không chỉ vậy, để
làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong đề bài, học sinh không chỉ biết vận dụng tốt
những tác phẩm văn học trong chương trình mà còn phải linh hoạt và sáng tạo
trong việc vận dụng những tác phẩm văn học ngồi chương trình. Một thực tế cho
thấy, những bài làm đạt giải cao là những bài viết thể hiện phông kiến thức rộng,
biết mở rộng so sánh liên hệ với những tác phẩm ngoài chương trình đúng lúc


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

đúng chỗ. Việc đưa những ngữ liệu văn bản ngồi chương trình vào bài nghị luận
văn học sẽ giúp vấn đề được soi chiếu và sáng tỏ hơn, có sức thuyết phục hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều học sinh tỏ ra lúng túng khi đọc hiểu
những văn bản ngồi chương trình. Vì lần đầu được tiếp cận nên việc nắm bắt
nội dung, tư tưởng của văn bản là một vấn đề tương đối khó với học sinh, ngay
cả học sinh chuyên văn. Điều này dẫn đến việc lúng túng khi xác định chính xác
vấn đề cần bàn luận trong bài văn nghị luận xã hội, vốn kiến thức về tác phẩm
ngoài chương trình mỏng nên khơng biết liên hệ, so sánh khi làm bài nghị luận
văn học, hoặc mở rộng liên hệ không đúng lúc đúng chỗ khiến bài văn trở nên

rối ý, xa đề, lủng củng, thiếu sức thuyết phục.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết được đặt ra trong thực tế như trên,
chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình
cho học sinh chuyên văn là thật sự cần thiết. Đó cũng là lí do cho việc chọn đề
tài “Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chuyên
văn” làm vấn đề nghiên cứu cho chuyên đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề “Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh
chun văn” hướng tới mục đích giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, học
sinh học tập hiệu quả và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục trong nhà trường.
Chuyên đề này cũng giúp giáo viên có nguồn tài liệu phục vụ trực tiếp trong
quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu chuyên môn, nhất là những thầy cô
đang trực tiếp giảng dạy tại các lớp chuyên văn.
Chuyên đề giúp học sinh có được kĩ năng, phương pháp làm bài đọc – hiểu,
rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập; kỹ năng
tích cực chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm
vụ học tập; kỹ năng trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện các nhiệm
vụ học tập.


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào vấn đề đọc – hiểu văn bản, áp dụng cụ thể đối với
các văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn. Những loại văn bản
ngồi chương trình mà chun đề hướng tới là:
-


Câu tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn hàm chứa nội dung triết lý sâu sắc.
Câu chuyện nhỏ mang ý nghĩa bài học cuộc sống.
Bài nghiên cứu văn học hoặc các môn khoa học khác.
Bài báo chứa đựng vấn đề triết lý nhân sinh hoặc nêu ra hiện tượng đời

sống.
- Đoạn trích / tác phẩm văn học ngồi chương trình có liên quan đến đoạn
trích / tác phẩm trong sách giáo khoa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngoài chương trình cho
học sinh chun văn”, chúng tơi vận dụng linh hoạt các phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát, sưu tầm, phân loại, phân tích, tổng hợp, so sánh, đàm
thoại, hoạt động nhóm, thực hành.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài định hướng một số cách thức rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi
chương trình cho học sinh chun văn. Những biện pháp đề tài đưa ra phù hợp
với đối tượng, mục đích, dễ áp dụng và có tính hiệu quả.
Đề tài cũng bổ sung nguồn tư liệu phong phú, giúp ích cho q trình dạy và
học văn trong nhà trường phổ thông, nhất là đối với việc dạy và học môn Ngữ
văn ở lớp chuyên văn.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung chính của đề tài được triển khai
theo 3 chương:
Chương 1: Văn bản ngồi chương trình và sự cần thiết của việc rèn kĩ năng
đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chuyên văn.


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn


Chương 2: Cách thức rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản ngoài chương trình
cho học sinh chuyên văn.
Chương 3: Hạn chế của học sinh khi đọc hiểu văn bản ngồi chương trình và
một số bài tập rèn kĩ năng cho học sinh.


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VĂN BẢN NGỒI CHƯƠNG TRÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT
CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỒI CHƯƠNG
TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN
1.1. Khái niệm và phân loại
1.1.1. Khái niệm
Văn bản là một phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin,
quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngơn ngữ
nhất định nào đó. Hay nói khác đi, văn bản là một dạng sản phẩm của hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện ở dạng nói hoặc viết trên một chất liệu
nào đó (giấy, bia đá...); gồm một câu hoặc tập hợp các câu có tính trọn vẹn về
nội dung, hồn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một
mục tiêu giao tiếp nhất định.
Khái niệm văn bản mà chúng tôi sử dụng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng,
gồm văn bản văn học và văn bản phi văn bản văn học. Văn bản được phân loại
theo những tiêu chí khác nhau:
Theo tiêu chí phương thức biểu đạt, văn bản được chia thành 6 loại: văn bản
miêu tả, văn bản tự sự, văn bản biểu cảm, văn bản thuyết minh, văn bản hành
chính - cơng vụ, văn bản nghị luận.

Theo tiêu chí phong cách chức năng ngơn ngữ, văn bản được chia thành 6
loại: văn bản sinh hoạt, văn bản báo chí, văn bản khoa học, văn bản chính luận,
văn bản hành chính, văn bản nghệ thuật.
Trong giới hạn chuyên đề này, chúng tôi phân biệt hai khái niệm: văn bản
trong chương trình và văn bản ngồi chương trình.
Văn bản trong chương trình là những văn bản được trích giảng trong sách giáo
khoa Ngữ văn, được phân phối giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THPT.


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

Văn bản ngồi chương trình là những văn bản khơng được trích giảng trong
sách giáo khoa, khơng nằm trong phân phối chương trình Ngữ văn THPT.
1.1.2. Phân loại văn bản ngồi chương trình
Đối với một học sinh chuyên văn, số lượng văn bản ngồi chương trình mà
các em tiếp cận trong suốt 3 năm THPT không hề nhỏ nên cần được phân loại
để có phương pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh một cách đúng hướng và
hiệu quả nhất. Có nhiều cách để phân loại văn bản ngồi chương trình thành
những nhóm khác nhau. Ở đây, chúng tơi áp dụng cách phân chia theo loại thể.
Theo đó, những loại văn bản ngồi chương trình cần thiết đối với học sinh
chun văn gồm có:
a.

Câu nói triết lý: tục ngữ, danh ngơn, châm ngơn

Đây là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, sử dụng cách nói giàu hình ảnh để
truyền tải một thơng điệp ý nghĩ về cuộc sống. Những câu tục ngữ, danh ngôn,
châm ngôn thường được sử dụng làm đề bài trong câu nghị luận xã hội của đề

thi chọn học sinh giỏi.
Ví dụ:
- “Biết mình khơng biết là một bước tiến dài dẫn đến sự hiểu biết”
(Benjamin Disraeli).
- “Lương tâm mà rách nát thì cuộc đời cũng chỉ chắp vá mà thôi”. (V.Huygô)
- ''Ta mong với trời cao và biển rộng mà quên rằng hoa từ đất mà ra.''
(Với tuổi – Báo Hoa Học Trò số 145 (năm 1996)
- “Đừng đi theo lối mịn, hãy băng qua những nơi khơng có dấu chân
người để tạo ra những con đường” (R. W. Emerson)
- Khi có điều gì đó khơng như bạn mong muốn, hãy thay đổi nó. Nếu
khơng thay đổi được nó, hãy thay đổi thái độ của bạn.
b. Văn bản báo chí


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

Đây là những văn bản hoặc trích đoạn văn bản báo chí được đăng tải trên các
trang báo (báo viết hoặc báo điện tử). Loại văn bản này cũng thường được sử
dụng làm ngữ liệu cho câu nghị luận xã hội trong đề thi chọn học sinh giỏi.
Ví dụ:
Văn bản 1
(1) Tơi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc bóng đá, trên rất nhiều cương vị
khác nhau, đến mức ngỡ như khó có một trận cầu nào có thể khiến mình bay bổng
được nữa. Nhưng đến khi chứng kiến U23 Việt Nam loại Qatar để ghi tên mình
vào trận chung kết, tơi biết mình đã gặp một điều thần kỳ chỉ có trong giấc mơ.
(2) (…) Tơi ngẫm nghĩ lại: vì sao các em hôm nay được yêu mến đến thế?
Và tôi chỉ tìm thấy một câu trả lời: tuổi trẻ. Nếu như các thế hệ đàn anh dự giải
khi người đã cao tuổi, người đã lập gia đình thì tất cả thành viên của U23 hôm

nay căng đầy sức sống. Khát vọng của những thanh niên hiện đại, được giáo
dục đầy đủ, tiếp thu những văn minh hiện đại đang chiến đấu vì niềm tự hào
quốc gia khiến họ thành những thần tượng mới.
(3) Nhưng đi kèm với những lợi thế của một lớp trẻ văn minh là những
hiểm họa của một thời đại công nghệ. Rồi các em sẽ thấy mình bị bao vây bởi
truyền thơng, rồi các em sẽ thấy tên mình tràn ngập báo đài, truyền hình và
trên mạng xã hội. Các em sẽ thấy lượng người theo dõi trên mạng xã hội của
mình tăng gấp bội, với số thông báo nhiều đến mức không đọc hết nổi. Rồi
những lời đề nghị sẽ đến, từ lịch sự cho đến khiếm nhã, từ thương mại cho đến
tình ái. Tơi khơng là ai để có thể khun các em. Nhưng tơi chỉ muốn nói với
các em một điều: trước khi quyết định điều gì, hãy nhớ về cái giây phút mà các
em chơi bóng lần đầu.
(4) Hãy nhớ cái cảm giác đứng trên mảnh ruộng quê hương, đá vào quả
bóng nhựa và mơ một ngày nào đó được chạy trên thảm cỏ xanh. Hãy nhớ lần
đầu tiên các em vào học viện, được mang đôi giày da đầu tiên thay cho tấm


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

chân trần. Hãy nhớ cảm giác khi thầy nói “tốt lắm” khi các em lần đầu đá quả
bóng đúng kỹ thuật. Hãy nhớ những giọt mồ rơi ròng rã, hãy nhớ những cơn
đau chuột rút, hãy nhớ những ngày miệt mài xa gia đình và nhớ lấy tiếng cười
của người thân khi ta gọi về sau một chiến cơng nào đó.
(Trần Minh Chiến – Đôi chân trên mặt đất, nguồn: />Văn bản 2
“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho
chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm
năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả,

chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan
chứa tình u thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải
quyết được những vấn đề của cuộc sống, của cơng việc, của chun mơn, và
thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm
cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được
những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi
đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh
phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho khơng có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này,
trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người
lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một
tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết
mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn.
Khi đó, ta khơng chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà cịn có cả một cuộc
đời hạnh phúc. Khi đó, tơi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc.
Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

(Để chạm vào hạnh phúc- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online,
3/2/2012)
c. Văn bản nghiên cứu
Văn bản nghiên cứu mà học sinh thường gặp gồm 2 loại: văn bản nghiên cứu
văn học và văn bản nghiên cứu các môn khoa học khác.
Văn bản nghiên cứu văn học là những bài văn học sử hoặc lí luận văn học,
phê bình văn học. Ví dụ: Bên cạnh những bài khái qt, tóm tắt về lí luận văn
học trong sách giáo khoa như Nội dung và hình thức của văn bản văn học; Một

số thể loại văn học: thơ, truyện, kịch, nghị luận; Quá trình văn học và phong
cách văn học; Giá trị văn học và tiếp nhận văn học, học sinh cần tìm đọc cuốn
Lí luận văn học (GS Phương Lựu chủ biên), Giáo trình lí luận văn học (3 tập,
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội). Một số chương lí luận văn học học sinh cần đọc
hiểu cẩn trọng như: Văn học, nghệ thuật ngôn từ; Chức năng của văn học; Nhà
văn, chủ thể sáng tác văn học; Quá trình sáng tác; Bạn đọc, chủ thể tiếp nhận
văn học; Quá trình tiếp nhận… Bên cạnh những bài tổng quan về các giai đoạn
văn học trong sách giáo khoa, học sinh cần đọc hiểu một số bài nghiên cứu văn
học sử trong những cuốn sách như Văn học dân gian Việt Nam (GS Đinh Gia
Khánh chủ biên), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, Văn
học Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX (GS Đinh Gia Khánh
chủ biên).
Học sinh cũng cần phải đọc hiểu những lời nhận định của những nhà nghiên
cứu văn học nổi tiếng. Ví dụ:
“Thơ khơng phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối
thốt của cảm xúc, khơng phải là sự biểu hiện của tính cách mà là một lối thốt
cho cá tính. (T.S. Eliot)


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

“Ngồi việc phản ánh đầy đủ sự thật đời sống, văn học còn có nhiệm vụ
buộc người đọc nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình, từ
đó hiểu sâu sắc hơn sự thật về bản thân mình.” (Hồng Ngọc Hiến)
“… Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự
sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho
con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn…”.
(Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, Hà Nội, 1997).

Patrick Modiano, nhà văn đoạt giải Nobel năm 2014, từng chia sẻ: “Việc viết
là một hoạt động cơ đơn lạ kì”
“Chủ nghĩa kinh viện phương Bắc khơng làm mất đi được cá tính sáng tạo
của những cây bút lỗi lạc” (Đặng Thai Mai)
Những lời nhận định trên chính là những ngữ liệu thường sử dụng trong việc
ra đề câu nghị luận văn học trong bài thi chọn học sinh giỏi THPT các cấp.
Ngoài đọc hiểu văn bản nghiên cứu văn học, học sinh cịn phải đọc hiểu
những văn bản nghiên cứu các mơn khoa học khác, nhất là lĩnh vực khoa học
thường thức, phù hợp với lứa tuổi, trình độ tiếp nhận của học sinh THPT.
Những văn bản thuộc loại này có thể gặp trong bài thi THPT Quốc gia. Ví dụ:
“Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước
hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có
chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây
nghiên và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây
bênh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn
những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế
nữa, thuốc lá cịn gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc
lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rười góp phần tạo nên thảm hoạ ơ nhiễm
mơi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá cịn gây bệnh cho những người khơng
hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng
khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi”
(Trích: loigiaihay.com)
“Thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại

đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ nòi giống. Người tiêu dùng có cịn đủ tỉnh táo để
phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy, đâu là sạch,
đâu là bẩn hay là lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”.
Nếu khơng có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10,20
năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải tạo nịi giống chẳng nhẽ bó
tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình?
Phát triển sẽ là gì nếu khơng phải là giúp người dân nâng cao đời sống,
tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã
hội. Nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả
dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư. Hãy hành động ngay hôm
nay đừng để lúc vơ phương cứu chữa.
(Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng lẽ bó tay? - Ths Trương Khắc Hà)
d. Văn bản tự sự
Văn bản ngồi chương trình thuộc thể loại văn bản tự sự gồm có: câu chuyện
ngắn hàm chứa bài học triết lý liên quan đến bài văn nghị luận xã hội, đoạn trích
/ tác phẩm tự sự có liên quan đến tác phẩm văn học trong chương trình, phục vụ
cho bài nghị luận văn học.
Trong những năm gần đây, câu nghị luận xã hội trong đề thi chọn học sinh
giỏi thường lấy ngữ liệu là những câu chuyện bài học cuộc sống. Đó là những
câu chuyện ngắn gọn, hàm súc, mang đến thông điệp, bài học triết lý về con
người và cuộc sống.


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

Ví dụ:
Văn bản 1:

ƯỚC VỌNG VÀ HẠT GIỐNG
Ngày xưa có hai đứa trẻ đều có nhiều ước vọng rất đẹp đẽ. “Làm sao có
thể thực hiện được ước vọng?”
Tranh luận hồi 2 đứa trẻ mang theo câu hỏi đến cụ già, mong tìm những
lời chỉ bảo. Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống, và bảo:
- Đấy chỉ là hạt giống bình thường, nhưng ai có thể bảo quản nó tốt thì
người đó có thể tìm ra con đường thực hiện ước vọng!
Nói xong cụ già quay lại rồi đi khuất ngay.
Sau đó mấy năm, cụ già hỏi hai đứa trẻ về tình trạng bảo quản hạt giống.
Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp được quấn bằng dây lụa nói:
- Cháu đặt hạt giống trong chiếc hộp, suốt ngày giữ nó.
Nói rồi nó lấy hạt giống ra cho cụ già xem, thấy rõ hạt giống nguyên vẹn như
trước. Đứa trẻ thứ hai mặt mũi xám nắng, hai bàn tay nổi chai. Nó chỉ ra cánh
đồng mênh mơng lúa vàng phấn khởi nói:
- Cháu đem hạt giống xuống đất mỗi ngày lo tưới nước chăm sóc bón
phân diệt cỏ ….tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng.
Cụ già nghe xong mừng rỡ nói :
- Các cháu, ước vọng cũng như hạt giống đó. Chỉ biết khư khư giữ lấy nó
thì chẳng có thể lớn lên được. Chỉ khi dùng mồ hơi, sức lực, tưới tắm vun trồng
cho nó thì mới có thể biến thành hoa trái, mùa màng bội thu thôi!
(Theo Quà tặng cuộc sống / truyện 186.com)
Văn bản 2:
CHUYỆN TRONG VƯỜN


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa

xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho cây lá xanh mướt,
tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trơng như mơt tấm
thảm đỏ rực. Cịn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trọi nứt
nẻ. Cây hoa giấy nói:
- Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ
cho tớ trổ hoa.
Cây táo nép mình im lặng. Ít lâu sau cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá trịn
trịn, bóng láng. Rồi cây táo trổ hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng
bao lâu cây kết những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã
to và chín vàng. Một hơm hai ơng cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay hái
cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai
ông cháu không để ý đến mình cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá
xanh thầm thì an ủi bạn:
- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho
mọi người cịn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.
Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó khơng cịn nghĩ chỉ có mình
mới đáng u như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi
của cây táo sau mùa cho quả.
(Theo Internet - Những giá trị tinh thần)
Văn bản ngoài chương trình thuộc nhóm văn bản tự sự cịn gồm có những
đoạn trích / tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết có liên quan đến đoạn trích / tác
phẩm trong chương trình.
Ví dụ: Tìm hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, học sinh cần biết
thêm về tác phẩm Lang Rận, Một bữa no, Đám cưới của Nam Cao, tiểu thuyết
Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, tìm hiểu
truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao, học sinh cần biết thêm về truyện ngắn


Sáng kiến kinh nghiệm


Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

Giăng Sáng, Sống mịn của Nam Cao, tìm hiểu đoạn trích Hạnh phúc của một
tang gia, học sinh chuyên văn cần đọc tiểu thuyết Số đỏ để có cái nhìn tổng
quan và sâu sắc hơn, lí giải được những chi tiết trào phúng trong tác phẩm. Học
Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tuân, học sinh chuyên văn cần đọc hiểu
thêm Tờ hoa, học các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, học sinh cần đọc hiểu
thêm một số truyện ngắn, tiểu thuyết khác của ông như Bức tranh, Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Phiên chợ Giát...
e. Văn bản trữ tình
Văn bản ngồi chương trình thuộc thể loại trữ tình trước hết là những bài
thơ ngắn hàm chứa bài học triết lý nhân sinh. Những văn bản này thường được
sử dụng làm ngữ liệu trong câu nghị luận xã hội của đề thi chọn học sinh giỏi.
Ví dụ:
Đề 1:
Nhớ Tết
Tủi thân khói bếp ngày xưa
Mẹ nhen cho tối giao thừa bớt suông
Tiếng reo củi ướt đỡ buồn
Bánh chưng mỏng quá ngồi thương bánh dầy
Đầu làng nghê đất ngây ngây
Tuổi thơ pháo tẹt pháo dây tẹt đùng
Rạ rơm vây ấm một vùng
Bọc con vào giữa tận cùng hồn quê
Nén hương cắm gốc bồ đề
Mẹ xin bóng mát toả về cái no
Con xin chiếc lá làm trò


Sáng kiến kinh nghiệm


Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

Lêu têu chân đất quạt mo thằng bờm
Tết nghèo bánh lá thay cơm
Đồng xu mừng tuổi cịn thơm mùi bùn
Con nằm thương khó run run
Muốn đem khoe cả mưa phùn mẹ ơi!
Con lem lấm của một thời
Để khi khôn lớn nên người lại xa
Mỗi lần nhìn khói bay qua
Mắt rưng rưng nhớ q nhà... lại cay!
(Trương Nam Hương)
Từ cảm nhận về bài thơ trên, anh / chị hãy viết một bài văn nghị luận về
chủ đề: Tết xưa và Tết nay.
Đề 2:
Làm người
“Ngồi thì co
đứng thì thẳng
làm người thật khó”
(Lời người Dáy)
để trở thành một người biết sinh

nghĩ đi nghĩ lại

con đẻ cái

nghĩ gần nghĩ xa

như thế chưa khó


nghĩ cao nghĩ thấp

để trở thành người biết ăn ngon

nghĩ hẹp nghĩ rộng

mặc đẹp
như thế cũng chưa khó

có người đẹp ngồi mà xấu trong
có người xấu ngoài mà đẹp trong


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

để trở thành một người giàu có

có người già mà vẫn trẻ

như thế vẫn chưa khó

có người trẻ mà đã già

để trở thành một người sống lâu

có người sống mà đã chết


trăm tuổi

có người chết mà vẫn sống

như thế cũng vẫn chưa khó

làm người khó nhất là: sống!

vậy làm người khó nhất là gì?

(Lị Ngân Sủn – Người trên đá, NXB Văn hóa- dân tộc, 2000, tr.6)
Suy nghĩ của anh (chị)?
Văn bản ngoài chương trình thuộc thể loại trữ tình mà học sinh chun
văn cần đọc hiểu cịn là những đoạn trích / tác phẩm thơ ca có liên quan đến
những đoạn trích / tác phẩm thơ ca trong chương trình, giúp học sinh hiểu sâu,
nắm chắc văn bản được học, đồng thời có tư liệu để mở rộng, liên hệ, so sánh
trong bài văn nghị luận văn học.
Ví dụ:
Để hiểu sâu về đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều, học sinh cần
đọc hiểu thêm đoạn trích Thề nguyền, đoạn thơ thể hiện suy nghĩ, tâm trạng của
Thúy Kiều trước khi trao duyên, để hiểu được bài thơ Cảnh ngày hè của
Nguyễn Trãi học sinh cần đọc thêm một số bài trong Quốc âm thi tập như Ngơn
chí bài 10, Thuật hứng bài 19, Thuật hứng bài 24, Thuật hứng bài 5... Để hiểu
bài thơ Vội vàng nói riêng và thơ Xuân Diệu nói chung, học sinh cần tìm đọc
những bài thơ khác như: “Giục giã”, “Phải nói”, “Xa cách”…, để hiểu về thơ
siêu thực, hiểu rõ hơn bài Đàn ghita của Lorca, học sinh cần đọc hiểu thêm một
số bài thơ của Lorca như Ghi nhớ; Ghita khóc; Mộng du; Trăng, trăng…
f. Văn bản kịch



Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

Trong chương trình Ngữ văn THPT, số lượng văn bản kịch mà học sinh
được học không nhiều. Tuy nhiên, với học sinh chuyên văn, việc mở rộng đọc
hiểu văn bản kịch vẫn là cần thiết giúp các em mở rộng phông kiến thức và có
thể áp dụng vào bài làm văn nghị luận văn học khi cần thiết. Một số văn bản
kịch học sinh nên tìm đọc như: đọc tồn văn văn bản kịch Vũ Như Tô, Romeo
và Juliet, Hồn Trương Ba da hàng thịt. Ngồi ra, học sinh có thể đọc thêm một
số văn bản kịch khác như: Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Nàng Sita (Lưu Quang Vũ),
Cột đồng Mã Viện (Nguyễn Huy Tưởng)…
Số lượng văn bản ngồi chương trình là vô hạn, vô biên. Việc phân loại sẽ
giúp học sinh đọc có định hướng, thuận lợi cho việc tìm kiếm và đọc hiểu văn
bản. Tuy nhiên, phân loại văn bản ngồi chương trình là chưa đủ, việc tìm kiếm
văn bản để đọc mở rộng kiến thức vẫn cần thêm những định hướng cụ thể khác
từ giáo viên. Điều này sẽ được làm rõ ở mục 2.2.2.
1.2. Sự cần thiết của việc rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương
trình cho học sinh chuyên văn
Đối với học sinh THCS, vì yếu tố độ tuổi nên việc tiếp cận và đọc hiểu
văn bản ngồi chương trình chưa được chú ý nhiều. Bởi vậy, bước vào lớp 10,
ngay cả học sinh chuyên Văn cũng khá bỡ ngỡ với những văn bản không có
trong sách giáo khoa, khơng có gợi ý, hướng dẫn ở phần Hướng dẫn đọc bài
cũng khơng có hoặc ít có trong những cuốn văn mẫu.
Trong khi đó, năng lực đọc hiểu văn bản là năng lực cần thiết để học sinh
có thể vượt qua các kì thi quan trọng trong chương trình THPT. Từ năm học
2013 – 2014, các đề thi cấp quốc gia (tốt nghiệp, đại học) đều có một phần bài
tập kiểm tra đánh giá năng lực này. Xu hướng kiểm tra đánh giá mới là thay vì
kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh (kiến thức do giáo
viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ), thì các đề thi kể từ năm học 2013 – 2014 chuyển

sang kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh, năng lực tự mình cảm thụ, tìm
hiểu, khám phá văn bản. Phần kiểm tra đánh giá này chiếm 30% tổng số điểm


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

trong đề thi THPT quốc gia với 1 văn bản và 4 câu hỏi nên học sinh phải có sự
chuẩn bị tốt về kiến thức và kĩ năng để có thể đạt điểm cao.
Không chỉ đề thi THPT quốc gia mà đề thi học sinh giỏi các cấp cũng đòi
hỏi cao về kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình, gồm cả câu nghị luận
xã hội và nghị luận văn học. Bởi vậy, việc rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngoài
chương trình cho học sinh chuyên Văn là cần thiết. Cụ thể, việc rèn luyện này sẽ
giúp học sinh thực hiện tốt những vấn đề sau:
1.2.1 Giúp học sinh xác định đúng và trúng vấn đề cần nghị luận
Trong cấu trúc của đề thi học sinh giỏi khu vực và quốc gia, câu nghị luận
xã hội thường đưa ra vấn đề trong một câu nói ngắn gọn súc tích hoặc một câu
chuyện. Một số đề thi trong những năm gần đây:
Đề thi học sinh hỏi quốc gia năm học 2016
Câu 1 (8,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Oliver Wendell Holmes: “Điều quan
trọng khơng phải là chúng ta có được vị trí nào trong cuộc đời, mà là đích đến
cuối cùng của chúng ta ở đâu”.
Câu 2 (12,0 điểm)
Marcel Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần,
mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo
lập”. Tơ Hồi cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những
nhận định trên.

Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2017
Câu 1. Nghị luận xã hội (8 điểm)
Ngày xưa, ở một xứ nọ, có một vị vua rất yêu đàn gia súc của mình. Khi
phải chuyển chúng từ vườn thượng uyển ra nuôi ở ngoài đồi núi, ngài cần một


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

người hồn tồn tin cậy để trông nom. Cất công đi khắp nơi, cuối cùng, quan
qn tìm được bác nơng dân Masaro người được coi là thật như đếm. Vua
truyền cứ cuối tuần, bác phải vào cung bẩm báo trung thực về đàn gia súc. Mọi
việc đều diễn ra tốt đẹp. Sự trung thực của Masaro làm nhà vua rất hài lòng và
cũng khiến ngài nhận ra tư cách thấp kém của nhiều cận thần. Do đố kị, quan
tể tướng đã dèm pha rằng, trên đời làm gì có người thật thà như thế, và xúc
xiểm: lần tới Masaro sẽ nói dối vua. Do tin tưởng Masaro, nhà vua đặt cược:
nếu Masaro nói dối, sẽ bị chém đầu. Còn tể tướng cũng cược cả mạng sống của
mình, nếu Masaro vẫn nói thật.
Để giúp chồng thắng cược, vợ tể tướng đã cải trang thành một phụ nữ
sang trọng, quyến rũ, tìm gặp Masaro ngỏ ý sẵn sàng đổi tất cả trang sức, vàng
ngọc cùng nụ hôn để lấy một con cừu, đồng thời bày cho Masaro cách nói dối
vua sao cho trót lọt. Nhưng Masaro đã kiên quyết từ chối. Thất bại, bà ta bèn
sắm vai một người mẹ đau khổ đang cần sữa bò để cứu đứa con trai duy nhất
khỏi trọng bệnh. Lần này Masaro đã mủi lòng, mà tự ý cho đi con bò yêu quý
của vua. Đem được con bò về cung, vợ chồng tể tướng n chí mình thắng
cược.
Biết đã phạm trọng tội, Masaro tìm cách nói dối. Nghĩ được cách nào,
bác đều tập theo cho nhập vai. Cuối cùng bác đã chọn được cách ưng ý nhất.
Khi vào chầu, trước mặt đức vua và quần thần, Masaro đã kể ra hết sự thật.

Bác nói rõ ràng con bị ấy cần cho người đàn bà khổ hạnh hơn là cần cho nhà
vua, và sẵn sàng chịu tội. Nghe xong, nhà vua khen ngợi Masaro là người
không sợ quyền uy và muốn trọng thưởng cho bác. Thật bất ngờ, phần thưởng
mà Masaro xin nhà vua lại chính là tha chết cho kẻ thua cược. Hơn thế, bác
cịn cám ơn ơng ta vì nhờ có tình thế này, bác mới biết chắc chắn mình là
Masaro Thật - Như - Đếm.
(Phỏng theo Masaro Thật – Như – Đếm, truyện cổ tích Italia,
bản dịch của Nguyễn Chí Được, Báo văn nghệ, số 50/10-12-2016)


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

Bài học cuộc sống mà anh chị tâm đắc nhất từ câu chuyện trên?
Câu 2: Nghị luận văn học (12,0 điểm)
Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng
bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải
nghiệm sâu sắc trong trường đời.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Với những đề văn như trên, học sinh cần nhuần nhuyễn kĩ năng đọc hiểu
văn bản, có sự nhanh nhạy nhất định với những văn bản ngồi chương trình mới
có thể hiểu đúng và trúng vấn đề nghị luận được đặt ra trong một câu nói hay
một câu chuyện.
1.2.2 Giúp học sinh mở rộng phông kiến thức
Điều này thật sự cần thiết đối với bài văn nghị luận văn học của học sinh
giỏi Văn. Để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra, một học sinh giỏi văn khơng chỉ
biết vận dụng chính xác, hợp lý những kiến thức về văn bản văn học trong
chương trình mà cịn phải liên hệ, mở rộng tới những văn bản ngồi chương
trình tại những vị trí phù hợp. Có như vậy, bài văn mới được mở cả độ rộng lẫn

chiều sâu, giúp vấn đề bàn luận được sáng rõ. Đây cũng là một yếu tố quan
trọng thể hiện người viết có phơng kiến thức rộng, ham đọc, ham tìm tịi, ghi
điểm sáng tạo đối với giám khảo. Để làm được điều này thì kĩ năng đọc hiểu
văn bản ngồi chương trình là vơ cùng cần thiết. Các em cần hiểu đúng và nắm
chắc nội dung, ý nghĩa của văn bản ngồi chương trình dự định sẽ đưa vào bài
văn thì mới biết nên đặt ở vị trí nào cho phù hợp và thực sự phát huy hiệu quả.
Những văn bản ngồi chương trình đó, hầu như học sinh phải tự tìm tịi, mở
rộng. Vì vậy, việc trang bị và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương
trình cho học sinh chun văn chính là u cầu tối quan trọng.


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

1.2.3 Giúp học sinh hiểu rõ và cảm thụ tốt hơn văn bản trong chương trình
Mỗi nhà văn khơng dừng lại ở một tác phẩm, mỗi chủ đề lại có nhiều tác
phẩm khác nhau cùng thể hiện, bổ sung và soi chiếu sang nhau. Nhưng tác
phẩm văn học được chọn đưa vào chương trình THPT là những tác phẩm tiêu
biểu, được sàng lọc bởi thời gian, phù hợp với tầm tiếp nhận của học sinh. Tuy
nhiên, rất nhiều văn bản trong chương trình chính khóa chỉ là một đoạn trích của
tác phẩm. Nên, để hiểu sâu sắc nhất về văn bản trong chương trình thì việc đọc
hiểu những phần văn bản cịn lại của tác phẩm chính là một chiếc chìa khóa hữu
dụng. Kiệt tác Truyện Kiều hay hai khúc ngâm giá trị trong nền văn học trung
đại Việt Nam là những tác phẩm có dung lượng câu chữ lớn. Trích đoạn trong
sách giáo khoa là tiêu biểu, nhưng để hiểu rõ nội dung ý nghĩa của đoạn trích đó
cũng như của tác phẩm, học sinh cần phải hiểu được nội dung của những phần
văn bản khơng được trích giảng. Để hiểu được tại sao Thúy Kiều lại phải trao
duyên cho em gái là Thúy Vân hay tâm trạng giằng xé của Kiều khi trao duyên,
học sinh cần đoc hiểu các đoạn văn bản trước đó như: Kim Trọng dạo chơi vườn

Thúy; cảnh thề nguyền đính ước; cảnh sai nha đánh đập cha con Vương ông,
Vương quan và vơ vét nhà Kiều đến “sạch sành sanh”…
Ngay cả với những tác phẩm ngắn được trích giảng trọn vẹn trong
chương trình như Thuật hồi (Phạm Ngũ Lão), Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) hay
Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), để hiểu rõ tác phẩm, học sinh cần đọc thêm những
tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc có liên quan. Để hiểu sâu về Thuật hoài, một
học sinh chuyên văn cần biết đến những tác phẩm cũng nói chí, tỏ lịng như
Ngơn hồi (Khơng Lộ Thiền Sư), cũng nói về chí làm trai như Chí làm trai
(Nguyễn Cơng Trứ), cũng thể hiện hào khí Đơng A như Phị giá về kinh (Trần
Quang Khải), cũng thể hiện một nỗi thẹn lớn như Thu vịnh (Nguyễn Khuyến)…
Do thời gian trên lớp có hạn, giáo viên khơng thể cung cấp, giảng dạy tất
cả những tác phẩm ngồi chương trình kia. Bởi vậy, thầy cô cần trang bị cho
học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình để học sinh tự tìm hiểu,


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

có cái nhìn soi chiếu, mở rộng để hiểu sâu sắc nội dung của tác phẩm trong
chương trình.
1.2.4. Gián tiếp rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy lối hành văn, diễn đạt của học
sinh chuyên văn còn khá vụng về, vốn từ nghèo nàn khiến các em thường xuyên
bị bí từ, viết lủng củng, viết mà người đọc khó hiểu. Có rất nhiều cách để rèn kĩ
năng dùng từ, diễn đạt cho học sinh nhưng một trong những cách thức rất tốt là
khuyến khích đọc và rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngoài chương trình cho học
sinh. Những văn bản ngồi chương trình sẽ giúp học sinh được mở rộng vốn từ,
học hỏi cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn mà vẫn mạch lạc, rõ
ràng. Đây là những yếu tố quan trọng để làm nên môt bài văn hay, giàu sức

thuyết phục.
Có thể khẳng định, đối với học sinh chuyên văn, việc tiếp cận, đọc hiểu
văn bản ngoài chương trình là thực sự cần thiết. Sự mở rộng kiến thức ra những
văn bản ngồi chương trình sẽ giúp các em khơng bỡ ngỡ, lúng túng khi gặp đề
thi, có tầm nhìn khái quát khi nhìn nhận một vấn đề xã hội hay vấn đề văn học,
có thể vận dụng so sánh liên tưởng để bài nghị luận của mình trở nên sâu sắc và
thuyết phục hơn. Đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cũng giúp các em tư duy
vấn đề tốt hơn, diễn đạt rõ ràng và hấp dẫn điều mình nghĩ khiến bài văn thu hút
người đọc.


Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngồi chương trình cho học sinh chun văn

CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
NGỒI CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN
2.1. Một số nguyên tắc khi đọc hiểu văn bản
2.1.1. Đối với văn bản nói chung
Văn bản ngồi chương trình trước hết là một văn bản. Bởi vậy, đọc hiểu văn
bản ngồi chương trình cần chú ý một số nguyên tắc như sau:
a. Xác định loại văn bản
Đều là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, sử dụng ngôn từ
làm chất liệu nhưng mỗi loại văn bản khác nhau sẽ có cách thể hiện nội dung
khác nhau. Bởi vậy, bước đầu tiên của đọc hiểu văn bản là phải xác định đúng
loại văn bản. Ở bước này, học sinh cần nắm chắc các đặc điểm của văn bản
phân chia theo phương thức biểu đạt (văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết
minh, hành chính, nghị luận), theo phong cách chức năng ngơn ngữ (văn bản
sinh họat, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận, nghệ thuật) để xác định.
Ví dụ 1:

“Mẹ ta khơng có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)


×