Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

bạo lực trên cơ sở xu hướng bản dạng giới ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.86 KB, 22 trang )

BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ

XU HƯỚNG TÌNH DỤC & BẢN DẠNG GIỚI
Ở VIỆT NAM
Kết quả từ một số nghiên cứu của
CCIHP, CSAGA & ISEE


GIỚI THIỆU
• Nghiên cứu ‘Kì thị và phân biệt đối xử với
người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới
ở Việt Nam’ CCIHP, 2008
• Nghiên cứu ‘Kì thị và phân biệt đối xử với
người nữ yêu nữ’ ISEE, 2009
• Nghiên cứu ‘Nhu cầu của những người
đồng tính nữ ở Hà Nội’ CSAGA, 2009
• Nghiên cứu ‘Bạo lực với những người
đồng tính nam và chuyển giới’ CCIHP,
2010


Nội dung trình bày chính
• Các hình thức bạo lực
• Hậu quả của bạo lực
• Một số bàn luận và Khuyến nghị


Các hình thức bạo lực


Bạo lực thể xác: đánh đập, trói, xích, bỏ đói, bắt ép làm cơng việc


nặng nhọc
Mẹ tơi khơng nói gì hết, rồi lặng người đi thẳng một mạch đi vào nhà
và cầm cây trên tay lao vào đánh tơi rất nhiều, tơi nhớ lần đó mẹ
cịn kêu chị lấy nước mắm sát vào những chỗ chảy máu trên tay tôi
để cho đau “mà chừa cái tội học thói đua địi làm con gái”.Tơi khóc
nhiều lắm và mẹ cũng thế, mẹ than trách bản thân, “biết vậy hồi
đó sao khơng đẻ ra trứng gà trứng vịt để có tiền mà xài cịn
hơn đẻ ra con người như mày, trai khơng ra trai gái thì chẳng
phải gái”. (Nam 31 tuổi, tpHCM - CCIHP)



Tơi là đứa bị đánh nhiều nhất nhà, chỉ vì ‘ơng đã bực mình thì chớ
nhìn mày ông càng ngứa mắt’, ‘ông đánh cho mày hết cái cái ẻo lả
kia đi’. (Nam 21 tuổi, Hà Nội – CCIHP)


• Bác mắng chửi một cách thậm tệ và sai người lơi nó lên
căn phịng trên tầng bốn nhốt lại cùng chiếc xích sắt vào
chân. Sáng nào người của bác cũng lên, chửi mắng,
đánh đập nó. Mỗi ngày nó được một bát cơm cùng với
nước mắm và một can nước lọc. Nó được ni khơng
khác gì một con vật trong căn phịng đó. Nó chỉ có khóc,
khóc mãi đến lúc kiệt sức thì ngủ. Nó bị giam nhiều ngày
trên căn gác đó. Tất cả việc ăn ở và vệ sinh đều ở trong
căn phịng nhỏ chỉ có nến, khơng điện nước, ngồi cái
bơ, ít giấy vệ sinh và đĩa cơm thỉnh thoảng bác nó mang
vào, cùng tiếng xích cọ sát dưới chân nó.
Nam 24 tuổi Hải phịng (CCIHP)



Các hình thức bạo lực
• Bạo lực tinh thần: chửi mắng, lăng mạ, sỉ nhục, cô lập,
giám sát, làm mất sự riêng tư, gây sức ép về tâm linh,
cưỡng ép lấy người khác giới, bố mẹ dọa tự tử, cưỡng ép
đưa đi bệnh viện tâm thần điều trị
“…đồ biến thái” – Vừa dứt lời, bố lại dang cánh tay ra và
“Chát” - lại tiếng bạt tai nữa vang lên. Toàn thân nó co dúm
lại, hứng chịu. “ Lũ bệnh hoạn!” “Mày có phải là thằng bệnh
hoạn khơng mà làm như thế hả? Mày làm tao khơng dám
ngẩng mặt lên nhìn ai nữa.”
Những lời mắng nhiếc, chửi bới trong những bữa cơm
ngày một tăng dần, và tất cả chỉ xoay quanh nó. Tiếng nói
của ba cứ vang mãi trong đầu nó. Từng lời của ông, như
từng nhát dao cứa vào trái tim của nó.
Nam 16 tuổi, Hà Nội, (CCIHP)


Chối bỏ, không thừa nhận con
Điều làm em đau nhất là khi bố bảo biết em thế này thì
hồi mẹ mang thai đã phá thai rồi. (Nam, 21 tuổi, Hà Nội CCIHP)
Quản lí thời gian
gia đình bố mẹ cực kỳ khắt khe, đơi khi nghĩ đó là một
điều gì đó thật bệnh hoạn, bắt ở trong nhà quản lý từng
tý một, những thời gian trong ngày, cho đi đâu làm gì,
tiền bạc các thứ, đi làm phải về đúng giờ khơng thì loạn
hết cả lên... cảm giác bị bó buộc rất nhiều (Nữ, 29 tuổi ISEE)


• Giám sát và quản thúc

nghĩ lại thời gian đấy là thấy sợ, bố mẹ em biết em và Diệp
yêu nhau, bố mẹ em lấy điện thoại di động tháo pin tháo
sim và cất kín, khố mấy lần khố khơng cho em biết, cịn
điện thoại bàn thì bố mẹ em cắt cả 2 chiều, cửa ban công
hay cửa ra vào đều khố mấy khố. Khi em đi tập thì bố
đưa đi bằng xe máy, khi em đi học văn hoá cũng đưa đi
bằng xe máy và bố em lên nói chuyện với ban giám hiệu
và huấn luyện viên là nó và cái Diệp như thế khơng được
cho nó bỏ học hay bỏ tiết học... gần như là bố em đứng
luôn ở đấy xem là cái Diệp có đến khơng, hết giờ bố em
đứng đón em... quần áo của em bố mẹ em lục lọi xem có
cái gì cái Diệp gửi cho em không (nữ 23 tuổi - ISEE)


• Xâm phạm sự riêng tư
Em không được ở trong phịng của mình nữa mà phải ra
ngủ ở phịng khách để em khơng cịn chỗ nào mà cất
giấu những thứ riêng của em nữa. Em khơng dám viết
nhật kí nữa vì thế nào bố mẹ em cũng lục cặp và biết
được (Nam 16 tuổi, Hà Nội – CCIHP)
Mẹ em đưa nhật kí của em cho cơ chủ nhiệm. (Nam 24
tuổi, Hải Phịng – CCIHP)
Bác ấy đến cơ quan em, hơm ấy em lại ốm, em ở nhà,
mấy đứa công ty em bảo “chị ấy ốm, chị ấy không đi
làm”. Bác làm ầm ầm lên “cho tôi gặp giám đốc” (Nữ ISEE)


• Ngăn cấm con gặp bạn bè, người yêu
Một tháng bọn em không gặp nhau. Hôm đấy bạn ấy mới đi
mua len về bạn ấy đan khăn cho em, khoảng tháng 12,

mùa đơng. Trên đường về thì bạn ấy lại nhắn tin cho em, tự
nhiên em thấy rất nhớ người yêu thì em bảo là thế thì chỗ
ngõ nhà em anh với em chỉ gặp nhau đúng 10 phút thôi.
Vừa được mấy phút thơi, hai đứa vừa ơm nhau thì nghe
thấy tiếng xe đạp lọc cọc, chưa định hình là cái gì thì thấy
có người ném rầm cái xe đạp, hét ầm lên, quay lại là mẹ
bạn ấy. Thế là bạn ấy sợ quá ngất xỉu luôn…Bác ấy rất kinh
khủng, bác ấy bắt lựa chọn một là đoạn tuyệt với em, hai là
bác ấy sẽ từ mặt. (Nữ 29 tuổi - ISEE)


• Ép con kết hôn
Bố mẹ em bảo: “ Tao không cần biết thế nào. Tao chỉ
cần biết mày phải cưới, trong năm nay là phải cưới.” (nữ
21 tuổi - ISEE)
Ngày nào bố mẹ em cũng nói là phải lấy vợ. Nói chán thì
mắng chửi. Chán q rồi thì em cũng đồng ý. (Nam 37
tuổi, TP HCM – CCIHP)


• Bố mẹ dọa tự tử/ tự tử
Cách đây mấy tháng, đợt đấy em yêu Thúy... Mẹ em gần như
chết đi sống lại và cứ đòi nhảy xuống hồ Tây tự tử. Bố mẹ em
dẫn em ra hồ Tây, và bố mẹ em nói em là hứa và thề với bố
mẹ em, một là sẽ cắt đứt quan hệ với bố mẹ, coi như khơng
có gia đình, muốn đi đâu làm gì thì đi, và hai là phải trở về
thành một đứa con gái bình thường, yêu con trai. (Nữ 23 tuổi,
Hà Nội -ISEE)
 
Em có người bạn yêu được mười năm rồi, nhưng một bạn lúc

nào cũng bị gia đình bắt lấy chồng, một bạn thì người mẹ biết,
bà ấy tự tử, bà ấy làm thật ấy [may mà không chết]... Hai bạn
đi chơi với nhau, em đi cùng, hai bạn cứ khóc khóc...bạn kia
khơng qua được mẹ, nếu sống với bạn em thì mẹ bạn ấy sẽ
tự tử. Nên hai bạn rất yêu nhau nhưng không thể đến với
nhau được. (Nữ 24 tuổi. Hà Nội – ISEE)


•Ép điều trị tâm thần
Nói chung là mình cứ phản ứng lại là người ta tiêm cho một liều thuốc
là lại lăn ra ngủ, cứ địi gì, địi về nhà hay là đòi gặp em là người ta lại
tiêm thuốc ln, tồn liều thuốc nặng thơi. (Nữ 29 tuổi – ISEE)
Nửa đêm, khi thuốc ngủ nhạt đi em mới lơ mơ mở mắt ra được. Phịng
sau có một ơng già đã nhờn thuốc ngủ, ông đang hành quân. “Mốt hai
mốt, mốt hai mốt. Dừng!” “Giơ tay! Chào!”. “Đoàn quân Việt Nam đi,
chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang…” Đêm nào ông ấy cũng
hành quân lúc mờ mờ sáng. Em sợ ông già ấy. Em sợ tiếng hô hành
quân. Em sợ cả cái dãy nhà u ám toàn những người tỉnh táo thì khn
mặt âu sầu, và những người điên thì cười nói la hét cả ngày. Nước mắt
em chảy trong câm lặng. Em không điên, nhưng người ta đang nghĩ em
điên.(Nam Hà Nội, 19 tuổi – CCIHP)


Các hình thức bạo lực
• Bạo lực tình dục
Tự tay tôi pha thuốc ngủ vào cốc nước chanh cho con.
Tôi bảo vợ mang lên cho nó uống. Thấy con nó ngấm
thuốc tơi bảo thằng Hồng làm gì nó thì làm. Thằng
Hoàng là một trong số những thằng con trai đeo đuổi con
út nhà tơi. Nó theo con tơi cũng phải 3 năm rồi. Vợ chồng

tơi khơng biết vì sao mà con gái tôi lại từ chối một đưa tốt
như thằng Hồng. Thằng này cịn biết lấy lịng cả hai ơng
bà già chúng tơi nữa chứ. Đằng nào chúng nó cũng thành
vợ thành chồng nên tơi cho phép thằng Hồng ở với con
gái mình mong là nó sẽ quay trở lại đời sống của một đứa
con gái bình thường (Hạnh phúc là sống thật – CSAGA)


HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC
• Ảnh hưởng đến tâm lý, trầm cảm, hành xác
• Ảnh hưởng đến học tập: học sút, nghỉ học giữa
chừng
• Bỏ nhà đi lang thang dẫn đến các nguy cơ về
sức khỏe và bị lạm dụng tình dục
• Ảnh hưởng đến sức khỏe: nhiễm HIV, ảnh
hưởng do tác dụng phụ của thuốc ngủ, mang
thai ngoài ý muốn
• Mất đi niềm tin, ảnh hưởng đến hạnh phúc và
tương lai lâu dài
• Mất đi mạng sống


HẬU QUẢ

 

Stress/trầm cảm/sống khép kín
Nghỉ học giữa chừng/ảnh hưởng đến việc học (lưu ban,
chuyển trường…)
Nghiện hút và sa vào tệ nạn xã hội khác như móc túi, lừa

đảo...
Tự tử (khơng thành công)

17
10
7
6

Bỏ nhà đi lang thang

6

Hành nghề mại dâm

5

Hành xác

3
CCIHP 2011 (thống kê từ 17 trường hợp
nam đồng tính bị bạo hành)


• Nó đã từng là học sinh giỏi tồn diện.
Hiếm có học sinh nào giỏi cả văn và hóa
như nó. Nhưng giờ đây, nó như một cái
xác khơng hồn trong lớp học. Cơ giáo gọi
nó lên bảng, nó khơng làm được, cơ chì
chiết “Hãy xem học sinh được 10 phẩy hóa
làm bài này”. Đó là một bài rất dễ với học

sinh lớp chun này, nhưng nó khơng thể
làm được. Cả lớp cười ồ. Nó thấy nhục
nhã vơ cùng. (Nam 24 tuổi – CCIHP)


Chị ấy không đồng ý đến viện đâu mà là đưa bác
sĩ về nhà thôi nhưng cuối cùng người nhà cho
uống thuốc gì ấy, ép đến viện. Em cũng chẳng
hiểu thuốc gì mà bây giờ tác dụng phụ của thuốc
ấy, chân tay run, bệnh của người già. Em bảo chị
ấy là cuối cùng bệnh chẳng chữa khỏi người lại bị
bao nhiêu bệnh thêm vào. Chữa từ lợn đang khoẻ
thành lợn ốm… Bây giờ đến thuốc, rồi đến tâm lí.
Uống thuốc từ 3 đến 6 tháng gì cơ mới hết khố
điều trị (nữ 29 tuổi - ISEE)


• Nó khơng biết rằng với bộ dạng thiểu não của nó
như thế, lang thang trong đêm thật là nguy hiểm
biết chừng nào. Kể xấu luôn biết những người
đang đau khổ, bối rối sẽ khơng có sức đâu mà
chống cự. Chỉ có nó quá ngây thơ, nghĩ rằng từ
chối xong là thơi. Đến khi nghe câu nói “thằng
này được đấy” và kèm theo một cú đánh vào
đầu thì, nó đã chống váng khơng đủ sức để
chống cự với hai tên lưu manh và đành chịu để
bọn chúng dí dao vào mạng sườn và ngồi trên
xe theo chúng đến bãi vắng. (Nam 24 tuổi –
CCIHP)



• Sống với chồng là cả một chuỗi cực hình. Chưa
bào giờ Leo thấy cuộc đời mình rơi vào một
chuỗi tận cùng như thế. Sợ hãi và cùng cực.
Chồng Leo thì rất quan tâm chiều chuộng thành
ra Leo lại càng sợ hãi. Giá như anh ấy cứ lạnh
nhạt, thờ ơ thì Leo cịn cảm thấy thoải mái hơn
nhiều. Đằng này mỗi khi màn đêm phủ kín thì
nỗi sợ hãi lại càng tăng lên. (Hạnh phúc là sống
thật – CSAGA)


KẾT LUẬN


Bạo lực với đối với người tình dục đồng giới và chuyển giới là phổ biến và với
nhiều hình thức khác nhau bao gồm cả thể xác, tinh thần và tình dục. Trong
đó bạo lực tinh thần là phổ biến nhất. Những người tình dục đồng giới và
chuyển giới bị bạo lực bởi nhiêu đối tượng khác nhau trong xã hội nhưng bị
bạo lực nhiều nhất bởi chính những người trong gia đình. Do vậy trong nhiều
trường hợp, bạo lực với người tình dục đồng giới và chuyển giới thể chính là
bạo lực gia đình.



Có nhiều ngun nhân dẫn đến bạo lực nhưng nguyên nhân gốc rễ chính là
các định kiến về giới và tình dục. Do vậy bạo lực với người tình dục đồng
giới và chuyển giới chính là bạo lực trên cơ sở giới.




Hậu quả của bạo lực đối với những người tình dục đồng giới và chuyển giới
rất nặng nề; gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và tương lai của họ cũng
như gây ra nhiều hậu quả xã hội khác



Các truyền thơng và hướng dẫn hiện nay về triển khai Luật phòng chống bạo
lực gia đình vẫn chưa nhắc đến nhóm những người tình dục đồng giới và
chuyển giới do vậy các gia đình, chính quyền và các cơ quan liên quan và
chính những người tình dục đồng giới và chuyển giới chưa nhận thức được
việc áp dụng luật này để phòng và bảo vệ họ khỏi bạo lực từ chính những
người thân trong gia đình.


KHUYẾN NGHỊ


Rất cần thiết có các chương trình truyền thơng sâu rộng để những người
dân ở cộng đồng, thành viên gia đình, lãnh đạo địa phương, cơng an,
những người làm cơng tác giáo dục, và chính bản thân người tình dục đồng
giới và chuyển giới nhìn nhận rõ hơn về vấn đề bạo lực với họ cũng như
các hậu quả của nó. Việc hiểu rõ bản chất của các bạo lực này cũng sẽ
giúp cho việc áp dụng hiệu quả hơn các khung pháp lý về bình đẳng giới, à
phịng chống bạo lực gia đình và bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam.



Rất cần các dịch vụ hỗ trợ về tâm lí, sức khỏe, việc làm, giáo dục, pháp lý
cho người tình dục đồng giới và chuyển giới và thành viên gia đình của họ.




Các chương trình phịng chống bạo lực gia đình và bảo vệ trẻ em cần phải
đưa nhóm tình dục đồng giới và chuyển giới vào là một nhóm đối tượng.



Các chương trình can thiệp về HIV với người tình dục đồng giới và chuyển
giới cần lồng ghép cáu phần về phòng chống bạo lực giới và bạo lực gia
đình.



×