Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thảo luận tuần 3 TTDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91 KB, 8 trang )

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
LỚP CLC 45C

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 3
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
NHĨM 4
Bộ mơn: Luật tố tụng Dân sự

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 3 năm 2022


MỤC LỤC
I. Tài liệu tham khảo....................................................................................................1
II. Nội dung..................................................................................................................1
Phần 1. Nhận định (Trả lời đúng, sai về các nhận định và nêu cơ sở pháp lý)....1
1. Tranh chấp về cho thuê lại lao động là tranh chấp về dân sự...............................1
2. Thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao cơng nghệ thuộc về
Tịa án nhân dân cấp tỉnh........................................................................................1
3. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con ni là Tịa án nơi con
ni cư trú...............................................................................................................1
4. Trong q trình giải quyết vụ án, Tịa án khơng có quyền hủy quyết định cá biệt
của cơ quan, tổ chức xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong
vụ án........................................................................................................................ 2
5. Các đương sự có quyền thỏa thuận Tịa án nơi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan cư trú để giải quyết tranh chấp.......................................................................3
6. Tòa án chỉ thụ lý vụ án nếu đã qua hòa giải ở cơ sở đối với ly hôn.....................3
Phần 2. Bài tập..........................................................................................................3
Bài tập 1.................................................................................................................. 3
Bài tập 2.................................................................................................................. 4
Bài tập 3.................................................................................................................. 5



1
I. Tài liệu tham khảo
- Điều 26 – Điều 45 BLTTDS 2015;
Giáo trình và Sách
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Tố tụng
dân sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Sách tình huống (Bình luận
bản án) - Luật Tố tụng dân sự¸ Nxb. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Sách, bài viết có liên quan.
II. Nội dung
Phần 1. Nhận định (Trả lời đúng, sai về các nhận định và nêu cơ sở pháp lý)
1. Tranh chấp về cho thuê lại lao động là tranh chấp về dân sự.
Nhận định sai.
Theo khoản 3 Điều 32 BLTTDS năm 2015 quy định: “3. Tranh chấp liên quan đến
lao động bao gồm:
a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;
b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;
c) Tranh chấp về quyền cơng đồn, kinh phí cơng đoàn;
d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.”.
Và căn cứ vào Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án BLTTDS năm 2015 quy định không đề cập đến tranh chấp về lao động.
Như vây, tranh chấp về cho thuê lại lao động không phải là tranh chấp về dân sự.
2. Thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao cơng nghệ thuộc về
Tịa án nhân dân cấp tỉnh.
Nhận định sai.
- Theo điểm a, b khoản 1 Điều 35 BLTTDS năm 2015 về thẩm quyền của Tòa án
nhân dân cấp huyện quy định:
“Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:



2
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của
Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật
này;”.
Theo đó, Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng
chuyển giao công nghệ trừ trường hợp tại quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật
này.
- Và căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS năm về thẩm quyền của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh quy định:
“Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ
việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản
4 Điều 35 của Bộ luật này;”.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển
giao công nghệ theo khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
=> Thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao cơng nghệ khơng hồn
tồn thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh mà chỉ một phần.
3. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc ni con ni là Tịa án nơi
con ni cư trú.
Nhân định đúng.
Theo khoản 5 Điều 29 BLTTDS về những yêu cầu về hơn nhân và gia đình thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tịa. Theo đó, Tịa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Trong q trình giải quyết vụ án, Tịa án khơng có quyền hủy quyết định cá
biệt của cơ quan, tổ chức xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

trong vụ án.
Nhận định sai.
Theo khoản 1 Điều 34 BLTTDS 2015: “1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tịa án có
quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có
nhiệm vụ giải quyết.” Theo đó, Tịa án có thẩm quyền xem xét hủy quyết định cá biệt


3
trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự
mà không cần phải có yêu cầu của đương sự, đây cũng là trách nhiệm bắt buộc của
Tòa án để đảm bảo giải quyết triệt để vụ việc dân sự.
5. Các đương sự có quyền thỏa thuận Tịa án nơi người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan cư trú để giải quyết tranh chấp.
Nhận định sai.
Theo điểm i khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015: “Nếu tranh chấp bất động sản
mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì ngun đơn có thể u cầu Tịa
án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.”.
6. Tòa án chỉ thụ lý vụ án nếu đã qua hòa giải ở cơ sở đối với ly hôn.
Nhận định sai.
Theo khoản 2 điều 56 Luật hôn nhân 2014: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của
người bị Tịa án tun bố mất tích u cầu ly hơn thì Tịa án giải quyết cho ly hơn”.
Phần 2. Bài tập
Bài tập 1. Ơng A và bà B kết hơn hợp pháp năm 2007, có đăng ký kết hôn tại
phường K, quận X thành phố Y. Năm 2008 bà B sang Pháp làm ăn. Nhiều lần bà B gửi
tiền và hàng về Việt Nam cho ông A sử dụng. Tuy nhiên, giữa bà B và ông A quan hệ
tình cảm khơng cịn xuất phát từ việc mâu thuẫn trong đời sống tình cảm và tài sản.
Tháng 02 năm 2020 bà B về Việt Nam, ông A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án
quận X thành phố Y cho ly hơn. Tịa án đã thụ lý. Tại Tịa án, bà B đồng ý ly hơn. Tài
sản bà B giao cho ơng A sở hữu tồn bộ. Con chung khơng có nên khơng giải quyết.

Trước khi Tịa án đưa vụ án ra xét xử bà B làm đơn yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt bà
và quay lại nước Pháp để sinh sống. Tòa án đã ra bản án cho ông A ly hôn với bà B.
a. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
- Điều 29. Những u cầu về hơn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tịa án:
“2. u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly
hơn.”.
- Điều 35. Thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp huyện
“2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
b) u cầu về hơn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10
và 11 Điều 29 của Bộ luật này;”.


4
Dựa theo tình huống và khoản 2 Điều 29 BLTTDS: “Tuy nhiên, giữa bà B và ơng A
quan hệ tình cảm khơng cịn xuất phát từ việc mâu thuẫn trong đời sống tình cảm và
tài sản”;
Do đó có thể thấy việc u cầu ơng A ly hơn là thuận tình.
“Tài sản bà B giao cho ơng A sở hữu tồn bộ.”
Cho thấy tình huống trên khơng xảy ra tranh chấp trong chia tài sản ly hơn
=> Tình huống trên điều chỉnh quan hệ pháp luật về hơn nhân gia đình
b. Theo anh, chị, Tòa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là đúng
thẩm quyền theo cấp của Tịa án khơng? Tại sao?
Theo em tịa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là khơng đúng thẩm
quyền theo cấp của Tịa án. Vì theo tình huống trên thì thẩm quyền giải quyết vụ án
trên là thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 BLTTDS năm 2015: “Những tranh chấp, yêu cầu quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc
cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng thuộc

thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều này.” Bởi vì bà B sinh sống tại nước ngoài nên thuộc vào yếu tố là có
đương sự ở nước ngồi. Nên vì thế thẩm quyền giải quyết vụ án trên là thẩm quyền
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bài tập 2. Chị Nguyễn Thị N cư trú tại quận 5, Tp Hồ Chí Minh đặt cọc cho anh
Nguyễn Văn H (cư trú tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) số tiền 200 triệu đồng để
mua căn nhà do anh H đứng tên sở hữu tọa lạc tại huyện Nhà Bè, Tp Hồ Chí Minh.
Hai bên làm hợp đồng đặt cọc, thống nhất: giá mua nhà là 3 tỷ đồng, khi anh H nhận
được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với
đất do UBND huyện Nhà Bè cấp anh H sẽ thông báo ngay cho chị N đến Phịng cơng
chứng số 1, Tp Hồ Chí Minh để làm thủ tục mua bán nhà. Sau đó, chị N phát hiện: anh
H đã nhận giấy chứng nhận và đã làm thủ tục bán nhà nêu trên cho anh Nguyễn Văn T
với giá 3,2 tỷ đồng. Sau nhiều lần địi tiền cọc mà anh H khơng trả, chị N đã khởi kiện
anh H đến Tịa án có thẩm quyền buộc anh H phải trả cho chị 400 triệu đồng (gấp đôi
tiền đặt cọc) do anh H vi phạm hợp đồng đặt cọc đã ký. Hỏi:
a. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?


5
- Chị Nguyễn Thị N đã khởi kiện anh Nguyễn Văm H đến Tòa án để giải quyết
tranh chấp nên căn cứ theo Điều 1 BLTTDS năm 2015 thì đây là vụ án dân sự.
- Chị Nguyễn Thị N đã khởi kiện anh Nguyễn Văm H đến Tịa án có thẩm quyền
buộc anh H phải trả cho chị 400 triệu đồng (gấp đôi tiền đặt cọc) do anh H vi phạm
hợp đồng đặt cọc đã ký. Do đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì
đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự.
b. Tòa án nhân dân huyện Nhà Bè có thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ án trên
theo thủ tục sơ thẩm không? Tại sao?
Tịa án nhân dân huyện Nhà Bè khơng có thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ án trên
theo thủ tục sơ thẩm. Vì:
- Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì vụ án trên tranh chấp về hợp

đồng dân sự cụ thể là bị đơn là anh H đã vi phạm hợp đồng đặt cọc nên sẽ thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án.
- Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS năm 2015 đây là là vụ án tranh
chấp về dân sự nên sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 thì vụ án trên thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Thủ Thừa nơi anh H cư trú, vì đây là
tranh chấp về hợp đồng đặt cọc với số tiền 400 triệu đồng. Tóm lại, Tịa án nhân dân
huyện Thủ Thừa có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng dân sự theo
thủ tục tố tụng dân sự.
Bài tập 3. Tháng 07/2018 ông M (cư trú tại quận 9, Tp Hồ Chí Minh) ký hợp đồng
cho Cơng ty cổ phần Hồng Quân (trụ sở tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), thuê căn
nhà thuộc sở hữu riêng của ông tại quận 3, Tp Hồ Chí Minh với mục đích làm kho
chứa hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Năm 2019, Cơng ty Hồng Quân đã cho ông K thuê lại
một phần mặt bằng tầng trệt căn nhà đó để ở mà khơng được sự đồng ý của ông M.
Khi phát hiện sự việc, ông M đã yêu cầu công ty Hoàng Quân chấm dứt việc cho ông
K thuê nhưng công ty không chấp nhận. Do đó, tháng 08/2020 ơng M khởi kiện u
cầu Cơng ty Hồng Qn trả nhà với lý do khơng thực hiện đúng các thỏa thuận trong
hợp đồng, tự ý cho th lại khi khơng có sự đồng ý của bên cho thuê. Tòa án đã thụ lý
vụ án theo quy định của pháp luật để giải quyết.
Anh/ chị hãy:
a. Xác định tư cách đương sự trong vụ án trên?
- NĐ: ông M (khoản 2 Điều 68 ông M khởi kiện).


6
- BĐ: Cơng ty cổ phần Hồng Qn (khoản 3 Điều 68).
- NCQNVLQ: ông K (khoản 4 Điều 68 ông K được cty cho thuê một phần mặt bằng
của ông M).
b. Xác định Tịa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án, các căn cứ pháp lý
liên quan?

Toà án có thẩm quyền xét xử: ơng M khởi kiện u cầu Cơng ty Hồng Qn trả
nhà với lý do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng, tự ý cho th lại
khi khơng có sự đồng ý của bên cho thuê. Đây là tranh chấp phát sinh về quyền sở hữu
và các quyền khác đối với tài sản theo khoản 2 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự. Đồng
thời, trụ sở của Công ty cổ phần Hồng Qn TP Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai nên thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân thành phố Biên Hoà theo quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 35:
“1. Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định
tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26
của Bộ luật này;”.
Và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định
như sau: a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn
có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×