Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu Thảo luận tại Hội trường sáng 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.32 KB, 9 trang )

Thảo luận tại Hội trường sáng 14/1: Nhiều kiến nghị xây dựng Đảng trên các lĩnh vực cụ
thể
(ĐCSVN) - Tiếp tục chương trình của Đại hội XI của Đảng, ngày 14/1/2011, các đại biểu tiếp
tục thảo luận tại Hội trường về những vấn đề được đông đảo nhân dân quan tâm và đề xuất
những kiến nghị xây dựng Đảng trên các lĩnh vực cụ thể. Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy
viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước thay mặt Đoàn chủ tịch điều hành Đại hội.
Chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng trong công nhân.
Tham luận tại Đại hội, đồng chí Đặng Ngọc Tùng – Uỷ viên TƯ Đảng, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam khẳng định: Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, giai cấp công
nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, là lực lượng đi đầu, đóng góp quan trọng vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đời sống của giai cấp công nhân hiện
nay cũng còn gặp nhiều khó khăn mặc dù Đảng đã có Nghị quyết về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nhưng việc thể chế hóa Nghị quyết thành chính sách, pháp luật chưa được
thực hiện. Công tác phát triển đảng trong công nhân chưa thực sự được quan tâm, nên ở khu vực kinh tế
ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức cơ sở đảng rất thấp. Hiện
nay, cả nước mới có 1,2% doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh
nghiệp FDI có chi bộ đảng, với số đảng viên chỉ bằng 0,84% tổng số đảng viên của cả nước. Từ năm 2006
đến nay, tỷ lệ đảng viên là công nhân trong số đảng viên mới kết nạp chưa năm nào vượt quá 10%....
Nguyên nhân do một số cấp uỷ chưa sát sao, các cấp chính quyền chưa thực quan tâm, vai trò,
trách nhiệm của tổ chức công đoàn chưa được phát huy đầy đủ…
Để xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, theo đồng chí Trần Ngọc Tùng: Đảng cần tiếp tục kiên
định lập trường giai cấp công nhân, tăng cường và giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đảng
lãnh đạo Chính phủ phát huy mạnh mẽ hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc xây dựng, thực
hiện các chính sách đối với công nhân lao động; Nhà nước sớm thể chế hoá những quan điểm,
chủ trương lớn đã được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng thành cơ chế chính sách cụ thể nhằm
giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân. Triển khai một

cách có hiệu quả chủ trương từng bước trí thức hoá giai cấp công nhân. Chú trọng hơn nữa công
tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân, thành lập tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức chính
trị - xã hội trong các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ ưu


tú xuất thân từ công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, tăng dần tỷ lệ cán bộ xuất thân từ
công nhân trong bộ máy lãnh đạo các cấp, góp phần tăng cường bản chất giai cấp công nhân của
Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng. Tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với
công nhân và Công đoàn.
Những đặc trưng của CNXH là thành quả của công tác đổi mới, phù hợp thực tiễn Việt
Nam.
Đồng chí Lê Hữu Nghĩa – Uỷ viên TƯ Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia
trao đổi xung quanh vấn đề về những đặc trưng thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta
đang xây dựng.

Theo đồng chí Lê Hữu Nghĩa: Công cuộc đổi mới đất nước đã và đang thu được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng đã thể thể
hiện tính ưu việt của CNXH Việt Nam, gồm 8 đặc trưng: Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ. Đặc trưng thứ ba: có nền
kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản
xuất chủ yếu. Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc trưng thứ
năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Đặc
trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
cùng phát triển. Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo. Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và
hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Đồng chí khẳng định: Những đặc trưng vừa nêu trên thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân
ta đang xây dựng trong việc xác lập những đường nét cơ bản mang sắc thái riêng của mô hình chủ
nghĩa xã hội Việt Nam để từng bước hiện thực hóa đặc trưng, mô hình đó trong thực tiễn cuộc
sống.
Công an nhân dân vì nước quyên thân, vì dân phục vụ
Trong tham luận tại Đại hội, đồng chí Lê Hồng Anh – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an
đã khẳng định, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng công an nhân dân đã
phát huy sức mạnh tổng hợp, góp phần bảo vệ đất nước. Trong giai đoạn tới, vấn đề an ninh vẫn
còn những thách thức, khó khăn. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và

trật tự an toàn xã hội, Đảng uỷ Công an Trung ương sẽ tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, giữ
vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối; xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa cấp uỷ với
chính quyền, các bộ, ban, ngành; tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ; huy động sức mạnh tổng hợp
của toàn dân để bảo vệ an ninh tổ quốc. Đồng thời tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách hiệu quả, thực hiện lời Bác dạy: “Công an
nhân dân vì nước quyên thân, vì dân phục vụ”. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy, xây dựng lực lượng cán
bộ; hoàn thiện các chính sách về công tác cán bộ, thu hút nhân tài...để xây dựng lực lượng công an
nhân dân ngày càng vững mạnh
Chống tham nhũng cần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị
“Một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấy tranh chống tham nhũng”
là nội dung tham luận do đồng chí Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường
trực – Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trình bày. Đồng chí
khẳng định công tác phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng yếu luôn được Đảng và Nhà
nước ta hết sức quan tâm. So với nhiều năm trước đây, quyết tâm và hiệu quả công tác phòng
chống tham nhũng đã có bước tiến triển, tạo tiền đề thúc đẩy cho các năm tiếp theo.
Để đạt được mục tiêu ngăn
chặn, từng bước đẩy lùi tham
nhũng, loại bỏ dần các cơ hội
và điều kiện phát sinh tham
nhũng, góp phần xây dựng
Đảng, Nhà nước trong sạch,
vững mạnh, đội ngũ cán bộ,
đảng viên, công chức liêm
chính; củng cố lòng tin của
nhân dân, thúc đẩy kinh tế -
xã hội phát triển, trước hết,
cần tiếp tục tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với
công tác phòng chống tham
nhũng, các cấp ủy đảng và

người đứng đầu phải thực sự
coi công tác phòng chống
tham nhũng là một trọng tâm
công tác lớn của công tác
xây dựng Đảng, xây dựng
Nhà nước. Bên cạnh đó, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục, làm cho mọi đảng
viên, cán bộ, công chức và
người dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng và tính
cấp thiết, lâu dài, phức tạp, khó khăn của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, thấy rõ nghĩa
vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và công dân đối với công tác này.
Đồng chí Vũ Tiến Chiến khẳng định: chống tham nhũng cần huy động sức mạnh của cả hệ thống
chính trị. Làm tốt công tác tư tưởng đối với từng cán bộ, người đứng đầu. Các giải pháp chống
tham nhũng cần mạnh dạn, kịp thời. Tạo sự thống nhất trong nhận định đánh giá tham nhũng và
phòng chống tham nhũng, tạo niềm tin trong toàn hệ thống. Muốn chống tham nhũng nói phải đi đôi
với hành động. Người đứng đầu phải coi trọng công tác này, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm
trong công tác phòng, chống tham nhũng. Và coi trọng công tác kiểm tra công tác này. Phát huy vai
trò của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng.
Phát triển kinh tế biển để nâng cao đời sống của nhân dân Quảng Nam

Tham luận tại Đại hội, đồng chí Lê Phước Thanh – đại biểu Đảng bộ Quảng Nam trao đổi về phát
triển kinh tế biển để nâng cao đời sống của nhân dân Quảng Nam. Theo đồng chí, xác định tầm
quan trọng của biển đối với phát triển của tỉnh, thời gian qua, Quảng Nam đã chú trọng phát huy
tiềm năng, thế mạnh của biển và khu vực ven biển; tập trung quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng,
phát triển các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ ven biển, ven sông; nâng cao hiệu quả nuôi trồng,
đánh bắt hải sản,… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kính tế - xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân. Đặc biệt, tỉnh đã được Trung ương cho thí điểm xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai - khu
kinh tế mở đầu tiên của cả nước và Dự án tổng quan sắp xếp dân cư phòng tránh thiên tai và phục
vụ phát triển du lịch.

Từ tinh thần của Nghị quyết, Tỉnh uỷ Quảng Nam đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tổ
chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là trong ngành
chức năng và các địa phương ven biển để nâng cao nhận thức về chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020. Đồng thời, xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết.
Đến nay, khu vực ven biển của tỉnh đã có nhiều chuyển biển tích cực: Kết cấu hạ tầng, nhất và các
công trình trọng điểm phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng cho nhiệm vụ quốc
phòng được tập trung đầu tư như: Các tuyến giao thông huyết mạch, Cảng Kỳ Hà, cảng du lịch ở
Cửa Đại, âu thuyền tránh bão ở Cù Lao Chàm (Hội An) và Tam Hải (Núi Thành) được tập trung
đầu tư nâng cấp. Các khu công nghiệp, tiêm năng du lịch được phát huy hiệu quả; nhiều dự án du
lịch cao cấp đã được đầu tư xây dựng ở Hội An, Điện Bàn. Đảo Cù Lao Chàm, phố cổ Hội An là
một trong những địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài rước.
Việc phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế biển hiện nay luôn gắn liền với nhiệm vụ giữ
vững an ninh, chủ quyền quốc gia. Quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ trên, trong những năm qua cấp
ủy, chính quyền tỉnh đã chú trọng gắn phát triển kình tể biển với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng -
an ninh. Thế trận quốc phòng toàn dân trên biển với sự gắn kết liên hoàn 3 tuyến: Biển - đảo - bờ
và lực lượng bảo vệ biển, đảo được xây dựng vững mạnh cả về tổ chức, biên chế và trang bị để
sẵn sàng thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, đảo, tạo

×