Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh giai cấp và sự vận dụng của Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.9 KB, 29 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Luật

BÀI TẬP LỚN
Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đề bài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh giai
cấp và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay”

Họ và tên: Đặng Thùy Dương
Mã sv: 11200948
Lớp học phần: CNXHKH(121)_24

1


Hà Nội - 2021

2


3


4


5


LỜI MỞ ĐẦU


Khi nghiên cứu thực tiễn các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống
lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản ở Châu Âu, nhất là ở Anh và Pháp từ
giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra nhiều lý luận, là nền tảng định
hướng cho cuộc đấu tranh của giai cấp cơng nhân giành thắng lợi, trong đó lý
luận về liên minh công nông và các tầng lớp lao động khác đã được các ông
khái quát thành những vấn đề mang tính ngun tắc. Trên cơ sở đó, V.I.Lênin đã
vận dụng, phát triển trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Ông cũng khẳng định:
liên minh công nông là vấn đề mang tính nguyên tắc để đảm bảo thắng lợi cho
cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Có thể thấy, liên minh cơng - nơng
là vấn đề mang tính lịch sử, quyết định tới thành bại của các cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng đã được tiếp thu tư
tưởng này, và vận dụng điều đó vào cách mạng ở Việt Nam.
Trong khối đại đồn kết dân tộc, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lực lượng chủ
yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên, liên minh công nông là
nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”, sau này, Người khẳng định cách
mạng cần có lực lượng trí thức. Tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ II (21951), lần đầu tiên, Đảng ta xác định vấn đề liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng với cách mạng
Việt Nam. Tư tưởng này tiếp tục được khẳng định qua các kỳ Đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng và trở thành vấn đề có tính ngun tắc, đồng thời là vấn đề
có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam. Vai trò của liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức ngày càng được củng
cố trong q trình xây dựng khối đại đồn kết dân tộc ở nước ta hiện nay.
Trong bài viết này, em sẽ trình bày về những vấn đề lý luận về liên minh giai
cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Qua đó là cơ sở để Đảng ta áp
dụng vào quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

6


A. Vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên

minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các
tầng lớp lao động xã hội khác

7


1. Khái niệm liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động trong Thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội
-

-

-

Liên minh Giai cấp công nhân (GCCN) với Giai cấp nông dân(GCND)
và các tầng lớp lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH là sự liên kết,
hợp tác hỗ trợ nhau…giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện
nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, tạo động lực thực
hiện thắng lợi mục tiêu của CNXH
Liên minh GCCN với GCND và các tầng lớp lao động trong thời kỳ q
độ lên CNXH có vai trị quan trọng quyết định sự thành bại của cách
mạng XHCN
Liên minh GCCN với GCND và các tầng lớp lao động trong thời kỳ quá
độ lên CNXH là vấn đề chiến lược lâu dài, là một trong những con đường
để hoàn thiện cơ cấu xã hội - giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

8



2. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh
2.1. Tính tất yếu
Khi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lịch sử, Mác đã chỉ rõ trong tác
phẩm “Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp: "Công nhân Pháp không
thể tiến lên được một bước nào và cũng không thể dụng đến một
sợi tóc của chế độ tư sản trước khi đông đảo nhân dân nằm giữa
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tư
sản, nổi dậy chống chế độ tư sản".
V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận liên minh công - nông
của C.Mác và Ph.Ăngghen vào thực tiễn Cách mạng Tháng Mười
Nga. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, V.I.Lênin thường xuyên
chủ trương và thực hiện củng cố khối liên minh công nhân - nông
dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm
nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười.
Sau Cách mạng Tháng Mười. V.I.Lênin đặc biệt quan tâm tới xây
dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và các tầng lớp lao động khác. Người chỉ rõ: "Chun chính vơ sản
là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô
sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những
tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông
dân, trí thức)".
V.I.Lênin cho rằng, nếu khơng thực hiện liên minh chặt chẽ với giai
cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác thì giai cấp cơng nhân
khơng thể giữ vững được chính quyền nhà nước. "Nguyên tắc cao
nhất của chun chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô
sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trị lãnh đạo
và chính quyền nhà nước".
Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa khơng
phải là duy trì giai cấp và sự đối kháng giai cấp, duy trì nhà nước
mà tiến lên xây dựng một xã hội khơng cịn giai cấp, khơng cịn

nhà nước. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng
khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp
9


nông dân và các tầng lớp lao động khác.

-

-

-

2.2 Cơ sở khách quan
Về mặt xã hội: Trong CNTB, ngoại trừ giai cấp thống trị, các tầng lớp lao
động khác nói chung (công nhân, nông dân…) đều là những tầng lớp bị
trị, bị bóc lột trong xã hội
Về mặt kinh tế: Trong CNXH, liên minh công – nông thực chất là liên
minh giữa các ngành trong cơ cấu kinh tế quốc dân
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế quốc dân là một
thể thống nhất của nhiều ngành, nghề. Công nhân hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp, nông dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các
tầng lớp lao động khác trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác.... nhưng
trong đó cơng nghiệp và nơng nghiệp là hai ngành sản xuất chính trong xã
hội. Để tạo nên một chỉnh thể hợp nhất, đồng bộ, cần có sự liên minh
giữa các ngành kinh tế đó. Nếu khơng có sự liên minh chặt chẽ giữa cơng
nhân và nơng dân thì hai ngành kinh tế này cũng như các ngành, nghề
khác sẽ rất khó có thể phát triển được. Cơng nghiệp chịu trách nhiệm tạo
ra những sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và các ngành nghề khác.
Nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu đầu vào

phục vụ cho cơng nghiệp nói riêng cũng như cho tồn xã hội,. V.I.Lênin
khẳng định: "Cơng xưởng xã hội hóa sẽ cung cấp sản phẩm của mình cho
nơng dân và nơng dân sẽ cung cấp lại lúa mì. Đó là hình thức tồn tại duy
nhất có thể được của xã hội xã hội chủ nghĩa, là hình thức duy nhất để
xây dựng chủ nghĩa xã hội"
Về mặt chính trị: Trong XH, GCCN và các tầng lớp lao động là lực
lượng chính trị to lớn để bảo vệ và xây dựng XH
Có một tơn chỉ trong q trình xây dựng đất nước định hướng XHCN, đó
là “Lấy dân làm gốc”. Vì dân có thể chính là lượng đẩy được đất nước đi
lên, bảo vệ và xây dựng đất nước, nhưng dân cũng có thể chính là một lực
lượng to lớn, hùng mạnh, có thể lật đổ một thể chế chính trị. Trong lịch sử
đã chứng minh rất rõ điều này.
Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là
lượng chính trị to lớn trong xây dựng, bảo vệ chính quyền nhà nước,
trong xây dựng khối đồn kết dân tộc. Do vậy, giai cấp nông dân và nhiều
tầng lớp lao động khác trở thành những người bạn "tự nhiên”, tất yếu của
giai cấp công nhân.

10


3. Nội dung của liên minh

11


3.1. Liên minh về chính trị
- Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền: Liên minh giai cấp là
nhằm giành lấy chính quyền về tay giai cấp cơng nhân cùng với
nhân dân lao động.

- Trong quá trình xây dựng CNXH: Liên minh về chính trị giữa giai
cấp cơng nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác
là cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước từ cơ sở đến
trung ương, cùng nhau bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và mọi
thành quả cách mạng, làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày
càng vững mạnh, tạo cơ sở chính trị - xã hội vững chắc cho khối
đại đoàn kết toàn dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm vượt qua
mọi khó khăn thử thách, và đập tan mọi âm mưu chống phá sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời bảo vệ vững chắc Tổ
quốc XHCN
- Nội dung chính trị của liên minh giai cấp, tầng lớp biểu hiện dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự quản lý của Nhà nước Xã hội
chủ nghĩa
- V.I.Lênin cho rằng: Cần phải củng cố, tăng cường khối liên minh
công – nông. Đảng phải luôn quan tâm, tăng cường và giữ vững
khối liên minh công nhân – nơng dân – trí thức để thực sự là nịng
cốt của khối đại đồn kết tồn dân tộc. Đây là vấn đề trọng yếu, bởi
lẽ đại đoàn kết toàn dân tộc được xem là động lực hàng đầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nền Xã hội chủ nghĩa. Đây
cũng chính là một nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của CM Tháng
Mười
- Trong khối liên minh, giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong
là Đảng Cộng sản giữ vai trị lãnh đạo chính trị tư tưởng để thực
hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử to lớn của giai cấp cơng nhân,
đó là xóa bỏ hồn tồn chế độ áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây
dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến tới cộng sản chủ
nghĩa, không phải chỉ phạm vi ở riêng một quốc gia, dân tộc, mà
trên phạm vi tồn thế giới.
Tuy nhiên, liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác không phải là sự dung

hịa lập trường tư tưởng giữa cơng nhân với nông dân và các tầng
lớp lao động khác, mà phải trên lập trường chính trị của giai cấp

12


công nhân.

13


3.2. Liên minh về kinh tế
Cách mạng XHCN, về thực chất là có tính chất kinh tế, giành chính
quyền chỉ là bước đầu, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế. Sau khi
giành được chính quyền,dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp
công nhân cùng các giai cấp, tầng lớp khác phải “tăng thật nhanh số
lượng những lực lượng sản xuất” để tạo cơ sở cho sự phát triển quan hệ
sản xuất mới tiến bộ, phù hợp, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội
- Nội dung kinh tế đóng vai trị quan trọng nhất, phải vừa thỏa mãn
các nhu cầu, lợi ích kinh tế thiết thân của giai cấp công nhân, nông dân,
tầng lớp tri thức và các tầng lớp khác trong xã hội, đồng thời tạo cơ sở vật
chất - kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội
- Liên minh về kinh tế cần đảm bảo thực hiện được sự hợp tác trong
việc thực hiện quyền sở hữu và sử dụng các tư liệu sản xuất chủ yếu của
xã hội, tài nguyên của đất nước để phục vị cho các giai tầng, cùng nhau
hợp tác trong quản lý và phân phối sản phẩm xã hội, cùng nhau hợp tác
trong quản lý và phân phối sản phẩm xã hội
- Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội phải được thể hiện trong việc tạo ra quan hệ tác

động lẫn nhau, gắn kết không thể tách rời giữa công nghiệp - nông nghiệp
- khoa học, kỹ thuật, dịch vụ…, kết hợp đúng đắn lợi ích giữa các giai
cấp. Hoạt động kinh tế phải vừa bảo đảm lợi ích của nhà nước, của xã
hội, đồng thời phải thường xuyên quan tâm tới lợi ích của giai cấp nơng
dân. Nếu kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của các giai cấp trong xã
hội, thì liên minh trở thành một động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển,
ngược lại nó trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội.
-

14


3.3. Liên minh về văn hóa xã hội
- Một là, CNXH xây dựng trên nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Vì vậy,
cùng nhau hợp tác để có trình độ văn hóa và nghề nghiệp. Việc tiến hành
cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa nhằm nâng cao trình độ học vấn,
trình độ văn hóa và tri thức khoa học cho giai cấp công nhân, nông dân và
các tầng lớp xã hội được xem như là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài
- Hai là: Chủ nghĩa xã hội với mong muốn xây dựng một xã hội nhân văn,
nhân đạo, quan hệ giữa con người với con người, giữa dân tộc này với
dân tộc khác là quan hệ hữu nghị. tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó
chỉ có thể có được trên cơ sở một nền văn hóa phát triển của nhân dân.
- Ba là, Cùng nhau hợp tác CNXH tao điều kiện cho quần chúng nhân dân
lao động tham gia quản lý mọi mặt của xã hội. Chủ nghĩa xã hội tạo điều
kiện cho quần chúng nhân dân lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý
xã hội, quản lý nhà nước. Nhân dân muốn thực hiện được cơng việc quản
lý của mình địi hỏi phải có tri thức nhất định về văn hóa, chính trị, về
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản và nhà nước Xã hội
chủ nghĩa . Nhiệm vụ nâng cao văn hóa chính trị, lơi cuốn cơng nhân,
nơng dân tham gia vào đời sống chính trị Xã hội chủ nghĩa yêu cầu vai

trò to lớn của tầng lớp đội ngũ trí thức.

15


4. Các nguyên tắc cơ bản của liên minh

16


-

4.1. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
Thực hiện liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các
tầng lớp lao động khác khơng có nghĩa là chia quyền lãnh đạo. Các giai
tầng khác gắn với phương thức sản xuất nhỏ, phân tán, khơng có hệ tư
tưởng độc lập nên cơng nhân phải là giai cấp lãnh đạo
→Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng
lớp lao động khác nhằm mục tiêu cuối cùng là xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, do đó sự liên minh này cần phải đứng
trên lập trường của giai cấp công nhân, thông qua sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản. Nếu thiếu nguyên tắc này, sự liên minh sẽ k thể lâu dài và có
thể bị chệch hướng của cm xhcn
“Chỉ có sự lãnh đạo của giai cấp vơ sản mới có thể giải phóng được quần
chúng tiểu nơng thốt khỏi chế độ nơ lệ tư bản và dẫn họ tới
CNXH”(V.I.Lênin)

17



-

-

4.2. Tự nguyện
Tính tự nguyện đảm bảo cho khối liên minh trở nên bền vững hơn. Bất cứ
một sự liên minh nào cũng phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện mới có thể
bền vững. Sự liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng
lớp lao động khác là sự liên minh có tính chất lâu dài, chiến lược, khơng
phải là sự liên minh mang tính ngẫu nhiên, có tính tình huống nhất thời
hay chỉ là sách lược cách mạng. Vì vậy, nó cần phải được đảm bảo bằng
nguyên tắc thực sự tự nguyện giữa các giai cấp..
Để liên minh dựa trên cơ sở tự nguyện cần phải giáo dục giác ngộ quần
chúng nhân dân lao động. V.I.Lênin đã nhiều lần nhắc nhở những người
cộng sản ở Nga là phải bằng những việc làm cụ thể để cho giai cấp nông
dân thấy rằng, đi với giai cấp vô sản có lợi hơn đi với giai cấp tư sản, từ
đó họ tự nguyện đi với giai cấp cơng nhân.

18


4.3. Kết hợp đúng đắn các lợi ích
Khơng có một sự liên minh nào có thể vững chắc và lâu dài nếu như giữa các
lực lượng liên minh khơng có được sự kết hợp đúng đắn, hợp lý, hài hòa về các
lợi ích như lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội. Mà trong đó, lợi ích kinh tế là căn
bản và lâu dài. Sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
các tầng lớp lao động khác cũng không là ngoại lệ.
- Giai cấp cơng nhân, nơng dân và các tầng lớp khác có những lợi ích cơ
bản là thống nhất vì dưới Chủ nghĩa tư bản, họ đều bị áp bức bóc lột, đều
có nhu cầu được giải phóng và đều có mong muốn xây dựng 1 xã hội tốt

đẹp hơn, khơng cịn áp bức, bất cơng. Chính điều này là cơ sở để hiện
thực sự liên minh giữa họ
- Là những chủ thể kinh tế khác nhau nên các giai tầng khác trong xã hội
cũng có những lợi ích khác nhau. Giai cấp công nhân đại diện cho
phương thức sản xuất mới cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp nông dân gắn với
chế độ tư hữu nhỏ. Mà chế độ tư hữu nhỏ thì mâu thuẫn với phương thức
sản xuất cộng sản chủ nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Do vậy cần phải quan tâm giải quyết mâu thuẫn này, phải thường xuyên
phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh và giải quyết kịp thời, phải chú ý tới
những lợi ích thiết thực của nơng dân.Sau nội chiến ở Nga, V.I.Lênin đã
áp dụng Chính sách kinh tế mới (NEP), thay chính sách trưng thu lương
thực thừa bằng chính sách thuế lương thực. Nhà nước quy định nghĩa vụ
đóng thuế lương thực cho nơng dân. Sau khi hồn thành nghĩa vụ thuế,
người nơng dân có thế tự do trao đổi phần lương thực thừa. Điều đó đã
phát huy được tính tích cực của người nơng dân, đã nhanh chóng đưa
nước Nga thốt khỏi những khó khăn sau thời kỳ nội chiến. V.I.Lênin cho
rằng: "Chúng ta phải để cho nông dân, với tư cách là người sản xuất nhỏ,
có được một phạm vi tự do khá lớn. Không nâng cao kinh tế nông dân,
chúng ta không thể giải quyết được tình hình lương thực"; cần phải có
những nhượng bộ nhất định đối với nơng dân.
Đảng và Nhà nước phải có chính sách phù hợp với lợi ích của từng giai
tầng, có như thế mới thức đẩy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc

19


20



B.
Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta
hiện nay

21


1. Các nội dung đã áp dụng
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vai trò của Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức thành viên ngày càng quan trọng với nhiều hoạt động
phong phú, thiết thực, góp phần tích cực củng cố, mở rộng và phát huy khối đại
đoàn kết toàn dân, tăng cường sự đồng thuận trong xã hội, chăm lo đời sống
nhân dân; động viên nhân dân phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, hăng hái
tham gia các phong trào thi đua yêu nước; tham gia xây dựng Đảng, chính
quyền, mở rộng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các
nước trên thế giới.
- Đổi mới nội dung, phương thức, triển khai sâu rộng và nâng cao chất
lượng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thu hút đơng
đảo đồn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần thi
đua sáng tạo và huy động các nguồn lực trong xã hội, tham gia thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ
Tổ quốc.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhằm tập
hợp, tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân phát huy quyền dân chủ, góp
phần hồn thiện hơn các văn kiện, chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước
- Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Mặt trận và các tổ chức thành viên đã tổ
chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, nhằm chọn ra

những người có đức, có tài, lãnh đạo để đưa đất nước thực hiện những
mục tiêu đã đề ra
- Khi đại dịch Covid xảy ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên đã chủ động, sáng tạo, phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp với
các cơ quan nhà nước ra lời kêu gọi, tuyên truyền, vận động, phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lãnh đạo các bộ, ban, ngành đối phó với
dịch bệnh nhanh chóng, hiệu quả; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái
trong nhân dân, góp cơng, góp sức, góp tiền ủng hộ tuyến đầu phịng,
chống dịch, kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân góp phần bổ sung nguồn
kinh phí của Chính phủ mua và phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc-xin
phịng dịch, góp phần ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng và đẩy lùi đại dịch
Covid-19.

22


2. Những thành tựu đã đạt được

-

-

-

-

-

Đoàn kết là một truyền thống và bài học cực kỳ quý báu của dân tộc Việt
Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta ln
ln xác định "đồn kết" là giá trị cốt lõi và "đại đoàn kết toàn dân tộc" là
đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách
mạng Việt Nam.Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước. Bác đã từng căn dặn :“ Đồn kết, đồn kết, đại đồn
kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”. Đó chính là kim chỉ nam,
là động lực, kết nối sức mạnh vơ địch của tồn dân tộc. Sau 35 năm thực
hiện công cuộc đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ,
toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới.
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể nhân dân trong
cơng tác dân vận tiếp tục được khẳng định và nâng cao trong đời sống
chính trị - xã hội của đất nước. Mối quan hệ gắn bó giữa Mặt trận và các
đồn thể với các tầng lớp nhân dân ngày càng được củng cố, tăng cường,
phát huy.
Những đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ngày càng được
hoàn thiện
Đảng và Nhà nước, với sự đồng lịng của nhân dân, vẫn ln giữ vững
được ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế bền vững, nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Các hoạt động phòng chống
thiên tai, bão lũ và đồn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm
nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, lá lành đùm lá rách, các hoạt
động tự quản ở cộng đồng dân cư...được thực hiện hiệu quả, có tác dụng
thiết thực, tạo nên sự gắn kết cộng đồng xây dựng quê hương, đất nước.
Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội rộng lớn do
Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động ngày càng đi vào cuộc
sống, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Ðặc biệt, các
phong trào, cuộc vận động “ Tồn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ

sở’’; “Tồn dân chung sức xây dựng nơng thơn mới, đô thị văn minh’’; “
Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’
Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, với những diễn biến phức tạp của

23


-

dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã có những giải pháp kịp thời, quyết
đốn, cùng với sự đồn kết, đồng lịng của toàn dân “chống dịch như
chống giặc” để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân và ổn
định phát triển sản xuất, thực hiện mục tiêu kép được quốc tế đánh giá
cao.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt
trận và các đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng, đã làm cho tư
tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Người thấm vào các tầng lớp nhân
dân, tạo động lực thúc đẩy việc xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết ngay tại địa phương, cơ sở và địa bàn dân cư.

24


3. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, vẫn còn tồn tại một số những
hạn chế. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy
đủ,quyền làm chủ của nhân dân nhiều lúc, nhiều nơi chưa thực sự được
phát huy hiệu quả. Chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễn biến,
thay đổi cơ cấu xã hội, lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng

của các tầng lớp nhân dân để có chủ trương phù hợp. Hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp có lúc, có nơi chưa sâu sát
với các tầng lớp nhân dân và cơ sở, vẫn cịn có biểu hiện hành chính hóa,
chưa thật thiết thực, hiệu quả; một số cán bộ có dấu hiệu lệch lạc về tư
tưởng chính trị, làm giảm uy tín, niềm tin của nhân dân vào bộ máy lãnh
đạo. Chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân
chưa được kịp thời thể chế hóa, hoặc đã thể chế hóa nhưng chưa được tổ
chức thực hiện một cách nghiêm túc, làm gây nên bức xúc trong một bộ
phận nhân dân.

25


×