SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
MỤC LỤC
Phần 1. Thực trạng đề tài............................................................................trang 2
Phần 2. Nội dung cần giải quyết.................................................................trang 4
Phần 3. Biện pháp giải quyết …………………………………………….trang 4
Phần 4. Kết quả……………………….…………………………………..trang 19
Phần 5. Kết luận …………………………………………………………..trang 20
Trường THCS
GV:
Trang 1
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI TRONG MƠN CÔNG NGHỆ 6
-----------------------PHẦN 1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Năm học 2021 – 2022 là năm học đầu tiên thay sách giáo khoa mới và lại
là năm học bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid- 19 nên rất khó khăn cho cả giáo
viên và học sinh trong việc lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng mới trong chương
trình giáo dục của lớp 6 nói chung và mơn Cơng nghệ lớp 6 nói riêng.
Là một giáo viên dạy môn Công nghệ 6 theo đúng chuyên ngành đào tạo
và giảng dạy tại Trường THCS tôi luôn trăn trở để nâng cao chất lượng bộ mơn.
Mơn Cơng nghệ lớp 6 có mục tiêu trang bị cho học sinh những tri thức về
công nghệ trong phạm vi gia đình; những ngun lí và quy trình cơng nghệ cơ
bản; hình thành và phát triển những năng lực đặc thù của mơn học. Qua đó, mơn
học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung cốt lõi
theo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể.
Nội dung môn Công nghệ lớp 6 thể hiện những vấn đề công nghệ cơ bản
trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người ở gia đình. Chính vì vậy nội dung
mơn Cơng nghệ 6 có tính thực tiễn cao, đồng thời cũng mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc.
Đây là năm học đầu tiên áp dụng thay sách giáo khoa lớp 6 tơi nhận thấy hoạt
động hình thành kiến thức mới là hoạt động trọng tâm của bài học để giúp học
sinh lĩnh hội những nội dung, kiến thức mới, tạo hứng thú học tập bộ mơn này.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện
pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành kiến thức mới trong mơn
Cơng nghệ 6 ”
Tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến nghiêm trọng cả nước đang tích cực
phịng chống dịch, là năm đầu thay sách giáo khoa, bên cạnh đó học sinh khối lớp 6
chưa đủ tuổi tiêm ngừa do vậy trường tôi thời gian đầu tổ chức dạy học trực tuyến,
sau đó mới dạy học trực tiếp. Trong qng thời gian đó tơi đã nghiên cứu, tìm tịi
những biện pháp tốt nhất để thiết kế những buổi lên lớp trực tuyến và trực tiếp cùng
với các em để đạt hiệu quả cao trong học tập.
* Về phía giáo viên:
+ Rất trăn trở suy nghĩ về việc học tập của học sinh.
+ Ln tìm tịi những cách giảng dạy gây được hứng thú cho học sinh.
+ Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 để có những phương pháp giảng
dạy hiệu quả phát huy năng lực, phẩm chất học sinh.
* Về phía học sinh:
+ Các em được nghỉ thời gian khá dài do vậy khi học tập trở lại các em rất uể oải,
chán học, tư tưởng không tập trung.
Trường THCS
GV:
Trang 2
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
+ Kiến thức mới với nhiều môn học mới, nhiều thầy cơ mới, phương pháp học mới vì
mới chuyển cấp học.
+ Nhiều em gia đình bố mẹ mắc kẹp nơi xa vì tình hình dịch khơng ở cạnh con do
vậy không kèm cặp được con học tập thêm khi ở nhà, ảnh hưởng tâm lý của các em.
* Thuận lợi:
+ Về phía nhà trường: ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn
giáo viên khối lớp 6 để giới thiệu tổng thể về chương trình giáo dục phổ thơng 2018
và giới thiệu chương trình lớp 6 năm học 2021- 2022. Ban Giám Hiệu, Tổ chuyên
môn hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện vừa học tập vừa
phòng chống dịch Covid-19.
+ Giáo viên trong tổ nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chun
mơn vững vàng. Ln học hỏi để từng bước hồn thiện nhiệm vụ được giao.
+ 100% giáo viên dạy lớp 6 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo
khoa mới, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
+ Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ tốt cho việc dạy học lớp 6 theo chương
trình giáo dục 2018.
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc
thực hiện chương trình giáo dục 2018.
+ Học sinh ngoan, chủ động tiếp thu kiến thức.
* Khó khăn:
+ Điều kiện học tập gặp khó khăn như trang bị máy tính, điện thoại, mạng internet,…
do tình hình dịch Covid-19 gia đình khơng có việc làm ổn định, ảnh hưởng thu nhập
để chuẩn bị phương tiện học tập khi các em phải học tập trực tuyến.
+ Học sinh với trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức không đồng
đều, giáo viên rất vất vả khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho các em.
+ Giáo viên khó quản lí học sinh khi học trực tuyến.
+ Một số gia đình bố mẹ chưa có thời gian để theo sát việc học tập của con.
+ Một số học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn trong học tập.
Vào giữa tháng 11 tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của các em bằng
các bài kiểm tra và kết quả cụ thể về thực trạng học trực tuyến như sau:
Phân loại điểm
Lớp
Sĩ số
Yếu
Trung bình
Khá
SL
TL %
SL
TL %
SL
Giỏi
TL %
SL
TL %
61
39
7
17.9%
10
25.6%
3
7.7%
19
48.7%
62
40
13
32.5%
11
27.5%
5
12.5%
11
27.5%
63
40
8
20%
13
32.5%
5
12.5%
14
35%
64
40
12
30%
14
35%
5
12.5%
9
22.5%
Trường THCS
GV:
Trang 3
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
65
41
13
31.7%
11
26.8%
5
12.2%
12
29.3%
Cộng
200
53
26.5%
59
29.5%
23
11.5%
65
32.5%
Với kết quả trên tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh có điểm dưới 5 rất nhiều, chất
lượng học tập là chưa đạt vì thế giáo viên phải làm sao cải tiến phương pháp
dạy học cho phù hợp, kích thích tính ham hiểu biết và phát huy tính tích cực của
học sinh. Để từ đó nâng cao kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập
của học sinh nên tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này trong năm học 2021-2022
tại Trường THCS Lê Đại Đường.
PHẦN 2: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT
Công nghệ 6 là mơn học mang tính thực tiễn và tính thời đại cao. Vì vậy
nội dung mơn học được thiết kế xuất phát từ thực tiễn và phải được vận dụng,
thực hành, kiểm nghiệm trong thực tiễn, đồng thời đảm bảo đáp ứng được
những yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống. Do đó giáo viên phải xây
dựng cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn để lĩnh hội các kiến thức, kỹ
năng và vận dụng kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống, phát huy tính chủ
động sáng tạo của học sinh trong học tập. Để đạt được điều đó, học sinh cần
nắm rõ trọng tâm của bài học chính là hoạt động hình thành kiến thức mới.
Để thực hiện đề tài này trong năm học 2021 – 2022 có những nội dung
cần giải quyết sau:
1. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng dạy
học môn Công nghệ lớp 6.
3. Giáo án minh họa.
PHẦN 3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Muốn học sinh học tốt mơn Cơng nghệ thì giáo viên phải nhiệt tình giảng dạy,
phải dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, phải có sự kết hợp chặt chẽ
giữa thầy và trị. Dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của
học sinh với sự tổ chức hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát triển tư
duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và khả năng tự học
sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì vậy mà khâu chuẩn
bị của giáo viên và học sinh hết sức quan trọng để việc tổ chức giảng dạy và
học tập của học sinh đạt kết quả cao trong từng tiết dạy.
1. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh.
a. Đối với giáo viên:
+ Khi học trực tuyến:
- Xây dựng một bài giảng powerpoint theo hướng tinh gọn, đơn giản.
Trường THCS
GV:
Trang 4
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
- Chú trọng tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức vào các tình huống và
thực tế cuộc sống ở gia đình, địa phương.
- Tăng cường tính tương tác, cho học sinh được hoạt động nhiều.
- Tăng cường trò chơi trực tuyến.
- Chuẩn bị Video nội dung bài học thời lượng ngắn.
+ Khi học trực tiếp:
- Giáo viên thiết kế giáo án, chuẩn bị các câu hỏi, bài tập tình huống, sưu
tầm tranh ảnh gần gũi với đời sống, sinh hoạt hàng ngày ở gia đình phù hợp với
từng nội dung bài học.
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập
với các hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với đặc trưng bài học.
- Giáo viên cũng nên chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng
đã có của học sinh trong các hoạt động hàng ngày ở gia đình để tạo niềm vui,
niềm tự tin trong học tập cho các em.
- Giáo viên luôn nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, mẫu vật
trên các phương tiện truyền thông, mạng internet, sách báo tạp chí những nội
dung liên quan đến nhà ở; bảo quản và chế biến thực phẩm; trang phục và thời
trang; đồ dùng điện trong gia đình,…
b. Đối với học sinh:
- Khi học trực tuyến: học sinh cần trang bị máy tính, điện thoại thơng
minh, có kết nối internet,….
- Học sinh đến lớp phải có đủ các dụng cụ học tập như: sách giáo khoa,
vở chép bài, vở bài tập, một số dụng cụ, vật liệu thực hiện các dự án cho đầy đủ
và phù hợp.
- Học sinh cũng cần có thái độ, động cơ học tập đúng đắn.
- Học sinh biết tích cực tìm hiểu các kiến thức từ thực tế cuộc sống ở gia
đình thơng qua ơng bà, cha mẹ, anh chị em, sách báo, tạp chí, mạng internet,…
vào bài học.
- Học sinh tích cực suy nghĩ, tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, thảo
luận nhóm, thực hành…
- Học sinh mạnh dạn trình bày những thắc mắc của bản thân.
- Học sinh biết nhận xét, đánh giá các ý kiến của bạn.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng dạy
học môn Công nghệ lớp 6.
Trong q trình giảng dạy bản thân tơi đã cố gắng sử dụng các phương
pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy.
Trường THCS
GV:
Trang 5
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
Ngoài các định hướng chung về phương pháp giáo dục được nêu trong
Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, giáo viên cần chú trọng các định
hướng sau về phương pháp dạy học môn Công nghệ lớp 6 :
- Định hướng phát triển năng lực: các hoạt động dạy học phải đáp ứng yêu cầu
phát triển năng lực đặc thù mơn học với mơ hình gồm các thành phần: hiểu biết
công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ và thiết
kế kĩ thuật.
- Định hướng dạy học tích cực: dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học dựa
trên trải nghiệm, khám phá, dạy học thực hành, dạy học dự án học tập để giáo
viên kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
- Định hướng học tập qua hành động, học tập trải nghiệm: hoạt động dạy học sử
dụng phương pháp dựa trên học tập trải nghiệm làm chủ đạo; vận dụng, gắn kết
với thực tiễn và định hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn nâng cao sự hứng
thú của người học.
- Định hướng dạy học giải quyết vấn đề: phần đầu mỗi bài học đặt ra các vấn đề
cần giải quyết thơng qua nội dung được trình bày trong bài học; kết thúc quá
trình dạy học, học sinh phải giải quyết được những câu hỏi hay tình huống đặt
ra.
- Định hướng dạy học theo chủ đề, dự án: xây dựng các hình thức tổ chức hoạt
động, vận dụng các phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp với dạy học cá thể
hóa, phát huy năng lực xã hội, năng lực giao tiếp và làm việc hợp tác của học
sinh.
3. Giáo án minh họa:
*Khi học trực tuyến:
BÀI 5: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRONG GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
1. Bảo quản thực phẩm
1.1. Vai trò, ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm
+ Giáo viên cho học sinh xem Video về các thực phẩm bị hư hỏng.
+ Giáo viên minh hoạ hình ảnh các thực phẩm bị hư hỏng bởi nhiều nguyên nhân ở
Hình 5.1 trong sách học sinh và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em nhận thấy thực
phẩm bị dư hỏng do những nguyên nhân nào? Làm thế nào để hạn chế các tác nhân
gây hư hỏng thực phẩm?
Trường THCS
GV:
Trang 6
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
+ Giáo viên yêu cầu học sinh kể thêm những loại thực phẩm có thể để lâu để thấy các
phương pháp bảo quản làm tăng tính đa đạng của thực phẩm, giúp con người có thể
chế biến được nhiều món ăn khác nhau.
- Giáo viên phân tích từng hình ảnh để học sinh phân biệt trường hợp thực phẩm bị
hư hỏng do để lâu dẫn đến biến chất và trường hợp thực phẩm bị hư hỏng do côn
trùng, vi sinh vật xâm nhập.
+ Giáo viên phân tích về các trường hợp thực phẩm bị hư hỏng, làm giảm giá trị dinh
dưỡng.
+ Giáo viên nêu thêm các trường hợp thực phẩm bị nhiễm độc từ q trình mơi
trường (thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các hoá chất tạo nạc, tạo màu....) cũng
làm thực phẩm bị nhiễm độc tố, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
+ Giáo viên nêu ví dụ minh hoạ để học sinh nhận thấy: Khi sử dụng các phương pháp
bảo quản khác nhau đối với một loại thực phẩm sẽ tạo ra nhiều sản phẩm thực phẩm
khác nhau. Ví dụ: cá khô,...
- Thực phẩm khi hư hỏng sẽ bị giảm giá trị dinh dưỡng, gây ngộ độc hoặc gây bệnh,
làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người sử dụng.
- Việc bảo quản có vai trị ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây
hại, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.
- Các phương pháp bảo quản khác nhau tạo nên nhiều sản phẩm thực phẩm có thời
hạn sử dụng lâu dài, làm tăng tính đa đạng của thực phẩm, tạo sự thuận tiện cho con
người trong việc chế biến và sử dụng. Ví dụ: cá đóng hộp,...
Kết luận: Việc bảo quản làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm, tránh cho
thực phẩm bị hao hụt chất dinh dưỡng. Việc bảo quản giúp cho con người thuận
tiện trong việc chế biến.
1.2. Phương pháp bảo quản thực phẩm
+Giáo viên tổ chức trò chơi: “Đốn hình ” các phương pháp bảo quản thực phẩm.
+ Giáo viên giải thích mục đích của các biện pháp bảo quản thực phẩm: làm chậm
quá trình phân huỷ tự nhiên của thực phẩm, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi
sinh vật. Muốn vậy ta cần phải biết điều kiện sinh trưởng và phát triển của vi sinh
Trường THCS
GV:
Trang 7
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
vật.
+ Giáo viên minh hoạ hình ảnh các phương pháp bảo quản thực phẩm ở Hình 5.2 và
yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi trong sách học sinh.
+ Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và bổ sung các phương pháp chế biến thực
phẩm thường áp dụng tại gia đình mình.
Ví dụ: Phương pháp sấy khô làm thực phẩm bị mất nước vi sinh vật không thể hoạt
động được giữ được thực phẩm lâu hơn.
Kết luận: Thực phẩm có thể được bảo quản bằng nhiều phương pháp như: phơi
khô hoặc sấy khô, ướp lạnh, cấp đông, ngâm giấm, ngâm đường, ướp muối,
muối chua, hút chân không....
- Tuỳ từng loại thực phẩm và điều kiện bảo quản, người sử dụng có thể lựa chọn
phương pháp bảo quản cho phù hợp.
2. Chế biến thực phẩm
2.1. Vai trò và ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm
+ Giáo viên minh hoạ hình ảnh tác dụng của việc chế biến thực phẩm ở Hình 5.3
trong sách học sinh và yêu cầu học sinh so sánh đặc điểm của những thực phẩm chưa
chế biến và đã được chế biến. Vì sao nên chế biến thực phẩm trước khi sử dụng ?
+ Giáo viên giúp học sinh phân tích từng trường hợp để nhận biết được sự thay đổi về
tính chất, hương vị của thực phẩm sau khi chế biến trong mỗi trường hợp.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu thêm sự thay đổi sau khi chế biến của các thực
Trường THCS
GV:
Trang 8
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
phẩm khác.
. Nhiệt độ khi chế biển sẽ giúp tiêu diệt vi sinh vật gây hại, làm thức ăn trở nên an
toàn hơn cho người sử dụng.
. Sau khi chế biến hợp lí, những thành phần trong thực phẩm biến đổi và trở nên dễ
tiêu hoá hơn.
. Trong trường hợp chế biến có sử dụng các loại gia vị sẽ làm cho món ăn có hương
vị thơm ngon, dễ ăn.
- Việc chế biến có vai trị giúp thực phẩm trở nên chín mềm, dễ tiêu hố, đảm bảo vệ
sinh và an toàn cho người sử dụng. Thực phẩm có thể được chế biến thành nhiều món
ăn có hương vị thơm ngon, đặc trưng cho các dân tộc, vùng miền khác nhau.
- Các phương pháp chế biến thực phẩm giúp gia tăng tính đa dạng của món ăn, làm
phong phú bữa ăn cho con người.
Kết luận: -Việc chế biến có vai trị giúp thực phẩm trở nên chín mềm, dễ tiêu
hố, đảm bảo vệ sinh và an tồn cho người sử dụng.
-Thực phẩm có thể được chế biến thành nhiều món ăn có hương vị thơm ngon,
đặc trưng cho các dân tộc, vùng miền khác nhau.
- Các phương pháp chế biến thực phẩm giúp gia tăng tính đa dạng của món ăn,
làm phong phú bữa ăn cho con người.
2.2. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
2.2.a. Trộn hỗn hợp
+ Giáo viên minh hoạ các bước trộn hỗn hợp thực phẩm ở Hình 5.4, em hãy cho biết
thực phẩm được chế biến như thế nào?
+ Học sinh nêu khái niệm phương pháp trộn hỗn hợp thực phẩm. Nêu thêm ví dụ về
các loại hỗn hợp nước trộn phố biến trong thực tế chế biến thực phẩm tại địa phương:
dầu giấm, nước mắm chua ngọt, nước tương (món trộn chay), các loại xốt...
+ Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những món ăn được chế biến bằng phương pháp
trộn hỗn hợp mà các em đã từng ăn.
Trường THCS
GV:
Trang 9
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
+Giáo viên cho học sinh xem Video về quy trình chế biến món trộn hỗn hợp.
+ Dựa vào Hình 5.4 trong sách học sinh, giáo viên giải thích từng công việc và dẫn
dắt để học sinh nhận biết quy trình chung để chế biến món trộn hỗn hợp gồm 3 giai
đoạn chính: sơ chế nguyên liệu, chế biến món ăn, trình bày món ăn.
- Quy trình chung để trộn hỗn hợp thực phẩm gồm các bước:
+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp.
Đối với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.
+ Bước 2. Chế biến món ăn: pha hỗn hợp nước trộn. Sau đó trộn đều các nguyên
liệu với hỗn hợp nước trộn.
+ Bước 3. Trình bày món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.
- Trộn hỗn hợp là phương pháp trộn các nguyên liệu thực phẩm với hỗn hợp nước
trộn, tạo nên món ăn có hương vị đặc trưng. Các loại hỗn hợp nước trộn thường được
sử dụng là dầu giấm, nước mắm chua ngọt hoặc các loại xốt như: xốt dầu trứng (xốt
mayomnaise), xốt vừng (mè) rang.
2. 2.b. Ngâm chua thực phẩm
+ Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 5.5 và thực hiện yêu cầu trong sách học
sinh: ngâm chua thực phẩm được thực hiện như thế nào?
+ Học sinh nêu được các bước và các công việc trong quy trình ngâm chua thực
phẩm.
+ Giáo viên đặt câu hỏi: Món ăn có thể thay đổi màu sắc và hương vị ngay khi vừa
ngâm hay không ?
+ Học sinh nêu được khái niệm về phương pháp ngâm chua thực phẩm.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu thêm ví dụ về các món ngâm chua mà các em đã
từng ăn trong bữa cơm gia đình như: dưa chua, cà pháo, củ cải và cà rốt ngâm giấm,
củ kiệu ngâm giấm, tai lợn ngâm giấm,….
Trường THCS
GV:
Trang 10
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
+Giáo viên cho học sinh xem Video về quy trình chế biến món ngâm chua thực
phẩm.
+ Dựa vào Hình 5.5 trong sách học sinh, giáo viên giải thích từng công việc và dẫn
dắt để học sinh nhận biết quy trình chung để chế biến món trộn hỗn hợp gồm 3 giai
đoạn chính: sơ chế nguyên liệu, chế biến món ăn, trình bày món ăn.
Kết luận: - Quy trình chung để ngâm chua thực phẩm gồm các bước:
+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp.
Đối với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.
+ Bước 2. Chế biến món ăn: pha hỗn hợp nước ngâm. Sau đó ngâm các nguyên
liệu trong hỗn hợp nước ngâm.
+ Bước 3. Trình bày món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.
- Khái niệm: Ngâm chua là phương pháp ngâm thực phẩm vào hỗn hợp nước ngâm
một thời gian để thực phẩm lên men vi sinh vật hoặc thấm hỗn hợp nước ngâm, tạo ra
món ăn có vị chua đặc trưng. Các loại hỗn hợp nước ngâm thường được sử dụng là
hỗn hợp nước muối, hỗn hợp giấm đường.
2.3. Phương pháp làm chín thực phẩm có sử dụng nhiệt
2.3.1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:
+ Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 5.6 và cho học sinh kể tên các phương pháp
làm chín thực phẩm trong nước, so sánh sự giống và khác nhau giữa các món nấu với
các món luộc, kho?
Trường THCS
GV:
Trang 11
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
+ Giáo viên giúp học sinh phân tích hình ảnh để nêu được khái niệm về các phương
pháp chế biến thực phẩm trong nước: luộc, nấu, kho.
- Học sinh kể tên các món ăn được sử dụng bằng các phương pháp trên tại gia đình
hoặc đã ăn.
Kết luận: - Luộc là làm chín mềm thực phẩm trong mơi trường nhiều nước với
thời gian thích hợp. Thời gian luộc thực phẩm động vật thường lâu hơn luộc
thực phẩm thực vật.
- Nấu là làm chín thực phẩm trong mơi trường nhiều nước, có nêm gia vị vừa
ăn. Với món nấu thực phẩm thường chín mềm hơn món luộc.
- Kho là làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.
Món kho thường sử dụng thực phẩm động vật.
2.3.2. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo
Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 5.7 và cho học sinh kể tên các phương pháp
làm chín thực phẩm trong chất béo, phương pháp rán khác với các phương pháp
rang , xào như thế nào?
+ Học sinh so sánh và phân biệt được sự khác nhau giữa 3 phương pháp làm chín
thực phẩm trong chất béo.
- Học sinh kể tên các món ăn được sử dụng bằng các phương pháp trên tại gia đình
hoặc đã ăn.
Kết luận: - Rán (chiên) là làm chín thực phẩm với lượng chất béo khá nhiều,
đun với lửa vừa. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được rán chín, vàng đều
các mặt.
- Xào là làm chín thực phẩm với lượng chât béo vừa phải, đun với lửa to trong
thời gian ngắn. Trong khi xào, người ta nếm nêm gia vị cho vừa ăn.
- Rang là làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa. Trong
khi rang, người ta nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Tuy nhiên, với một số loại hạt
hoặc đậu, khi rang có thể không cần sử dụng chất béo.
Trường THCS
GV:
Trang 12
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
2.3.3. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước và bằng nguồn nhiệt
trực tiếp
+ Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 5.8 và cho học sinh kể tên các phương pháp
làm chín thực phẩm bằng hơi nước và bằng nguồn nhiệt trực tiếp, mô tả phương pháp
làm chín thực phẩm trong bức tranh?
+ Học sinh phân tích hình ảnh mơ tả được các phương pháp chưng, hấp và nướng.
+ Giáo viên gợi mở để học sinh phân biệt được phương pháp chưng và phương pháp
hấp.
+ Giáo viên giải thích cách gọi tên khác nhau của mỗi phương pháp ở từng vùng
miền: chưng cách thuỷ, đồ.
- Học sinh kể tên các món ăn được sử dụng bằng các phương pháp trên tại gia đình
hoặc đã ăn.
Kết luận: - Hấp (đồ) và chưng là các phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức
nóng của hơi nước. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm
chín thực phẩm.
- Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn
nhiệt. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được nướng chín đều các mặt.
*Khi học trực tiếp
BÀI 7: TRANG PHỤC
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
I. Trang phục và vai trị của trang phục:
a. Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết và khái niệm và vai trò của trang phục.
b. Nội dung:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 7.1 trong sách học sinh và liệt kê những
vật dụng mà các người mẫu mặc và mang trên người.
Trường THCS
GV:
Trang 13
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
+ Giáo viên yêu cầu học sinh kể thêm những vật dụng thường được mặc và mang trên
người trong những hồn cảnh khác nhau.
+ Giáo viên trình bày một số hình ảnh minh hoạ trang phục, tổ chức cho học sinh
hoạt động theo cặp: quan sát hình ảnh và kể thêm những vật dụng là trang phục.
+ Giáo viên u cầu các nhóm học sinh quan sát Hình 7.2 trong sách học sinh và trả
lời câu hỏi về tác dụng của trang phục trong mỗi hình.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu thêm những trường hợp cần có trang phục bảo vệ
cơ thể: chống bụi, ơ nhiễm, bảo hộ khi lao động....
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu thêm những trường hợp trang phục giúp làm đẹp
cho con người.
+ Học sinh nghe giáo viên giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
+ Giáo viên quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
c/. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên, sau đó cho học sinh
rút ra kết luận khái niệm và vai trò của trang phục, ghi nội dung vào tập
- Trang phục là các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giày, tất
(vớ), khăn chồng,... Trong đó quần áo là những vật dụng quan trọng nhất.
- Trang phục thay đổi theo sự phát triển của xã hội, ngày càng đa dạng, phong phú
về kiểu dáng, mẫu mã để phục vụ cho nhu cầu may mặc của con người.
- Trang phục có vai trị:
+ Bảo vệ cơ thể chống lại những tác hại của mơi trường như: nắng nóng, mưa bão,
tuyết lạnh, khơng khí ơ nhiễm....
+ Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động.
d/. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân
- Hướng dẫn học sinh đọc tư liệu sách học sinh, tìm kiến thức.
- Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời
Trường THCS
GV:
Trang 14
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
- Giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung kiến thức.
II. Các loại trang phục
a. Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết sự đa dạng, phong phú của trang phục trong đời
sống.
b. Nội dung: các loại trang phục cho nhiều lứa tuổi, nhiều tình huống sử dụng
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 7.3 và trả lời các câu hỏi trong sách học
sinh
+ Các trang phục trên đây được sử dụng trong hoàn cảnh nào?
+ Hãy kể thêm những loại trang phục khác mà em biết?
- Giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh đã chuẩn bị sẵn để học sinh xác định
loại trang phục. Giáo viên giúp học sinh nhận ra sự đa đạng về kiểu dáng, mẫu mã
của trang phục.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu thêm những loại trang phục khác mà học sinh đã
từng nhìn thấy.
+ Học sinh nghe giáo viên giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ Giáo viên hướng dẫn, quan sát học sinh thực hiện
c/. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên, sau đó cho học sinh
rút ra kết luận, ghi nội dung vào tập.
- Trang phục rất đa đạng về kiểu dáng và chất liệu. Dựa vào cách phân loại, có thể
kể đến một số loại trang phục như sau:
+ Theo thời tiết: trang phục mùa hè, trang phục mùa đông, trang phục mùa thu...
+ Theo công dụng: đồng phục, trang phục thường ngày, trang phục lễ hội, trang
phục thể thao,...
+ Theo lứa tuổi: trang phục người lớn, trang phục trẻ em,...
+ Theo giới tính: trang phục nam, trang phục nữ.
d/. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân
- Hướng dẫn học sinh đọc tư liệu sách học sinh, quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm tìm
kiến thức.
- Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời
- Giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung kiến thức.
III. Lựa chọn trang phục
1. Chọn trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể
a. Mục tiêu: giúp học sinh biết lựa chọn vải và kiểu may giúp che khuyết điểm về
Trường THCS
GV:
Trang 15
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
vóc dáng của người mặc.
b. Nội dung: ảnh hưởng của vải và kiểu may đến vóc dáng người mặc.
+ Giáo viên giải thích: Mặc trang phục đẹp trước hết phải phù hợp với vóc dáng cơ thể,
làm nồi bật ưu điểm và che đi khuyết điểm của cơ thể. Mỗi người có vóc dáng khác
nhau, do đó một mẫu quần áo có thể đẹp với người này nhưng lại khơng đẹp với người
khác. Mỗi người cần biết vóc đáng của bản thân mình thuộc loại nào: thon gọn, tròn
đầy, cao, thấp....
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 7.4 và thực hiện yêu cầu trong sách học
sinh.
+ Giáo viên giúp học sinh phân tích hình, so sánh để nhận biết màu sắc và hoa văn
của vải ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc: có thể làm cho người mặc trơng có vẻ
thon gọn hơn hoặc trịn đầy hơn, cao hơn hoặc thấp xuống.
+ Giáo viên cho học sinh xem thêm hình ảnh để thấy rõ hơn ảnh hưởng của kiểu
may đến cảm nhận về vóc dáng người mặc.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp: bổ sung thêm chi tiết vào
Bảng 7.2. Ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc trong sách học sinh.
+ Học sinh nghe giáo viên giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ Giáo viên hướng dẫn, quan sát học sinh thực hiện
c/. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên, sau đó cho học sinh
rút ra kết luận, ghi nội dung vào tập.
- Ảnh hưởng của vải đến vóc dáng:
Trường THCS
GV:
Trang 16
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
- Ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc:
d/. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân
- Hướng dẫn học sinh đọc tư liệu sách học sinh, tìm kiến thức.
- Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung kiến thức.
2. Lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi
a. Mục tiêu: hướng dẫn học sinh cách chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi.
b. Nội dung: các kiểu trang phục cho từng lứa tuổi khác nhau.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 7.6 và thực hiện yêu cầu trong sách học
sinh.
+ Giáo viên hướng dẫn, sau đó học sinh phân tích từng hình ảnh để nhận ra các đặc
điểm của trang phục phù hợp với nhu cầu, điều kiện sinh hoạt, làm việc, vui chơi của
các đối tượng: trẻ em, thanh thiêu niên và người lớn tuổi.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh xác định trang phục phù hợp với lứa tuổi của mình.
+ Học sinh nghe giáo viên giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ Giáo viên hướng dẫn, quan sát học sinh thực hiện.
+ Giáo viên giúp học sinh nhắc lại những thơng tin vừa tìm được để đúc kết thành
kiến thức của bài học.
c/. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên, sau đó cho học sinh
rút ra kết luận, ghi nội dung vào tập.
- Mỗi lứa tuổi có nhu cầu, điều kiện sinh hoạt, làm việc, vui chơi khác nhau. Chúng
ta nên lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi của mình.
+ Trẻ em: chọn loại vải mềm, dễ thấm mồ hôi, màu sắc tươi sáng, hoa văn sinh động,
Trường THCS
GV:
Trang 17
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
kiểu may rộng rãi.
+ Thanh, thiếu niên: thích hợp với nhiều loại vải và kiểu may, đa dạng về hoa văn và
màu sắc.
+ Người lớn tuổi: chọn màu sắc, hoa văn, kiểu may trang nhã, lịch sự.
d/. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân
- Hướng dẫn học sinh đọc tư liệu sách học sinh, tranh ảnh sưu tầm tìm kiến thức.
- Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung kiến thức.
3. Chọn trang phục phù hợp với mơi trường và tính chất công việc
a. Mục tiêu: hướng dẫn học sinh lựa chọn trang phục phù hợp với mơi trường và tính
chất công việc
b. Nội dung: các kiểu trang phục cho các tình huống khác nhau.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 7.7 trong sách học sinh và phân tích từng
trường hợp.
+ Giáo viên nêu thêm các tình huống khác đề học sinh nêu những trang phục phù
hợp: đi dự sinh nhật bạn, đi dự lễ khai giảng, đi lao động, đi chơi, đi làm,…
+ Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích bộ đồng phục đang mặc có đáp ứng các yêu
cầu giúp học sinh thuận tiện trong học tập và hoạt động tại trường không?
+ Học sinh nghe giáo viên giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ Giáo viên hướng dẫn, quan sát học sinh thực hiện.
c/. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên, sau đó cho học sinh
rút ra kết luận, ghi nội dung vào tập.
Trang phục nên được lựa chọn phù hợp với môi trường và tính chất cơng việc:
- Đi học, làm việc cơng sở: chọn trang phục có kiểu dáng vừa vặn, màu sắc trang
nhã, lịch sự;
- Đi chơi: chọn trang phục có kiểu dáng thoải mái;
- Đi lao động: chọn trang phục gọn gàng, thoải mái, chất liệu vải thấm mồ hôi, dày
dặn để bảo vệ cơ thể;
- Đi lễ hội: chọn trang phục lịch sự, trang trọng phù hợp với tính chất của buổi lễ
hội;
- Đi dự tiệc: chọn trang phục có kiểu dáng và màu sắc tơn lên được vẻ đẹp của bản
Trường THCS
GV:
Trang 18
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
thân.
d/. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân
- Hướng dẫn học sinh đọc tư liệu sách học sinh, quan sát hình vẽ, liên hệ thực tế bản
thân thảo luận nhóm tìm kiến thức.
- Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời
- Học sinh nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung kiến thức.
PHẦN 4. KẾT QUẢ
Qua đề tài nghiên cứu, bản thân tôi tự rút ra kết quả đạt được như sau:
- Về kiến thức: học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bài học rút ra từ
hoạt động hình thành kiến thức mới và tạo điều kiện mở rộng kiến thức với học sinh
giỏi.
- Về kĩ năng: học sinh có kĩ năng quan sát, tìm hiểu sinh hoạt hàng ngày ở gia
đình và ngồi xã hội, kĩ năng liên quan đến nhà ở, bảo quản và chế biến thực phẩm,
trang phục và thời trang, lựa chọn trang phục, cách sử dụng một số đồ dùng điện
trong gia đình,…từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Về thái độ: học sinh hứng thú học tập bộ môn Cơng nghệ 6, có thái độ hợp tác,
giúp đỡ nhau trong nhóm học tập, có ý thức tích cực tìm hiểu nội dung bài học và vận
dụng kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống.
Sau khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi nhận thấy các học sinh hứng thú hơn,
chịu khó suy nghĩ, thích tìm tịi cái mới, sáng tạo hơn trong học tập. Đặc biệt
các em đã lĩnh hội được những kiến thức cơ bản của bài học từ việc tìm hiểu
các kiến thức trong hoạt động hình thành kiến thức mới.
Thống kê kết quả học tập thu được sau khi áp dụng đề tài này ở năm học
2021 - 2022 như sau:
Phân loại điểm
Lớp
Sĩ số
Yếu
SL
Trung bình
TL%
SL
TL%
Khá
SL
Giỏi
TL%
SL
TL%
61
39
0
0%
5
12.8%
12
30.8%
22
56.4%
62
40
0
0%
2
5%
17
42.5%
21
52.5%
63
40
0
0%
7
17.5%
10
25%
23
57.5%
64
40
0
0%
11
27.5%
12
30%
17
42.5%
65
41
0
0%
8
19.5%
9
22%
24
58.5%
Cộng
200
0
0%
33
16.5%
60
30%
Trường THCS
GV:
Trang 19
107 53,5%
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
Nhìn lại kết quả thu được tơi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt, số lượng
học sinh khá, giỏi tăng lên, số học sinh yếu bộ môn đã giảm rõ rệt. Đối với bản
thân tôi nhận thấy trình độ chun mơn của mình ngày càng được nâng cao, bài
giảng càng phong phú, ngắn gọn, súc tích, ví dụ sinh động và học sinh ngày
càng u thích mơn học này hơn.
PHẦN 5. KẾT LUẬN
Trong việc giảng dạy bộ môn Công nghệ, giáo viên cần vận dụng các
phương pháp phù hợp với bộ môn theo từng bài, từng nội dung kiến thức, phù
hợp với đối tượng, ví dụ minh họa thực tế, gần gũi, dễ hiểu. Giữa giáo viên và
học sinh phải có sự gắn kết để tích cực hoạt động. Giáo viên cần quan tâm,
động viên, khuyến khích, tun dương những em có nhiều tiến bộ.
Như vậy, tơi thấy việc hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 là rất cần thiết để giúp học sinh tiếp thu
kiến thức trọng tâm trong bài học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Đề tài này đã được áp dụng cho môn Công nghệ đối với tất cả học sinh
khối lớp 6 đã mang lại hiệu quả cao. Tôi nghĩ đề tài này có thể áp dụng cho giáo
viên và học sinh trong trường trung học cơ sở.
Sau khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi nhận thấy các học sinh tích cực tiếp
thu nội dung bài học, có ý thức tìm hiểu và vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống
và ngượi lại. Đối với bản thân tôi nhận thấy trình độ chun mơn của mình ngày càng
được nâng cao, bài giảng càng phong phú, ngắn gọn, súc tích, ví dụ sinh động và học
sinh ngày càng yêu thích mơn học này hơn.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra được từ thực tế giảng
dạy mơn Cơng nghệ lớp 6, có thể những điều tơi nhìn thấy ở đây chưa hẳn là đủ
và phù hợp với mọi người, mọi nơi và mọi điều kiện. Tuy nhiên để có được
phương pháp giảng dạy phù hợp là cả quá trình tự học, tự rèn luyện, nghiên
cứu, tìm tịi, học hỏi… để mỗi tiết dạy sẽ là một kinh nghiệm, từng bước nâng
dần khả năng dạy học của mình. Sau mỗi tiết dạy chúng ta phải tự rút ra được
các kinh nghiệm để áp dụng vào tiết dạy sau ở mức độ hồn thiện hơn, địi hỏi
cao hơn. Do điều kiện thời gian có hạn nên đề tài sẽ không tránh khỏi những
khiếm khuyết, rất mong được sự đóng góp của các thầy cơ và các bạn đồng
nghiệp.
, ngày 02 tháng 06 năm 2022
Người thực hiện
Trường THCS
GV:
Trang 20
SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt hoạt động hình thành
kiến thức mới trong mơn Cơng nghệ 6 ”
Trường THCS
GV:
Trang 21