Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN giải pháp nâng cao chất lượng giờ thực hành công nghệ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.38 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: .........................................................................................................
1. Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao chất lượng giờ thực hành công
nghệ 6
2. Lĩnh vực áp dụng: Chuyên môn công nghệ khối 6
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Học đi đôi với hành là một nguyên lý của giáo dục. Nguyên lý này
đối với môn công nghệ lớp 6 lại càng cần được quan tâm hơn, vì thời
lượng thực hành chiếm khá cao, chương trình và nội dung môn học lại gắn
nhiều với thực tế , với đời sống xã hội.
Môn Công nghệ có vai trò góp phần hình thành nhân cách toàn diện
cho học sinh, chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống trong
một xã hội văn minh, hiện đại; góp phần hướng nghiệp và tạo tiền đề cho
các em có thể chọn ngành nghề phù hợp để tiếp tục học lên hoặc có thể vào
đời lao động. Chính vì vậy mà môn học này mang tính giáo dục và tính
thực tiễn cao.
Học sinh không chỉ lĩnh hội được kiến thức mới qua việc quan sát và
nghe thầy giảng, mà phải cố gắng vận dụng được những kiến thức mới này

-1-


vào thực tiển để biến thành kiến thức và kĩ năng của chính mình, chỉ khi đó
quá trình học mới hoàn thiện.Vì vậy tôi tham gia nghiên cứu đề tài : “Giải
pháp nâng cao chất lượng giờ thực hành công nghệ 6”
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị là công nhận sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp:


Qua các giờ thực hành trong chương trình công nghệ sẽ xây dựng
phương pháp tổ chức một tiết dạy thực hành có hiệu quả. Định hướng cho
việc nghiên cứu để có thể phát triển một số dụng cụ thực hành, cải tiến một
số đồ dùng phục vụ cho tiết thực hành có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu
thực tiễn, tình hình cụ thể trong chương trình công nghệ 6 và ở địa phương
với điều kiện thiếu thốn đồ dùng thực hành cũng như đồ dùng dạy học.
Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh
động, hấp dẫn và hiệu quả.
Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của bộ môn.
3.2.2. Nội dung của giải pháp:
3.2.2.1 Tính mới; sự khác biệt của giải pháp
Thực trạng công tác giảng dạy các giờ thực hành ở nhà trường đó
thấy được những điểm mới :
+ Kết quả tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của học sinh
qua các giờ thực hành được tốt hơn
+ Việc nắm nội dung kiến thức của học sinh được thể hiện bằng các
sản phẩm của hoạt động thực hành

-2-


+ Học sinh sẽ say mê hứng thú hơn trong học tập bộ môn từ đó nâng
dần chất lượng .
3.2.2.2. Cách thức thực hiện sáng kiến
Muốn đạt được những điều trên người giáo viên cần phải thực hiện
các công việc sau :
+ Quan sát quá trình hoạt động thực hành của học sinh.
+ Vấn đáp tìm tòi nắm thực tế.
+ Nghiên cứu sản phẩm của hoạt động thực hành như: như vỏ áo gối,
món nộm, bình cắm các dạng hoa, các sản phẩm tỉa hoa từ rau, củ,

quả....
+ Sử dụng phiếu học tập đã được chuẩn bị sẵn.
Từ những kết quả đạt được, từ những vấn đề còn thiếu sót thể
hiện trên sản phẩm của hoạt động thực hành, tiến hành phân tích đánh giá
cải tiến, bổ sung phương pháp phát huy các thế mạnh và khắc phục tồn tại
để hoàn thiện phương pháp giảng dạy các giờ thực hành công nghệ 6 tiến
tới đạt hiệu quả chất lượng cao. Muốn đạt được những điều trên người giáo
viên cần phải thực hiện các công việc sau :
+ Quan sát quá trình hoạt động thực hành của học sinh.
+ Vấn đáp tìm tòi nắm thực tế.
+ Nghiên cứu sản phẩm của hoạt động thực hành như: như vỏ áo gối,
món nộm, bình cắm các dạng hoa, các sản phẩm tỉa hoa từ rau, củ,
quả....
-3-


+ Sử dụng phiếu học tập đã được chuẩn bị sẵn.
Từ những kết quả đạt được, từ những vấn đề còn thiếu sót thể hiện trên
sản phẩm của hoạt động thực hành, tiến hành phân tích đánh giá cải tiến, bổ
sung phương pháp phát huy các thế mạnh và khắc phục tồn tại để hoàn
thiện phương pháp giảng dạy các giờ thực hành công nghệ 6 tiến tới đạt
hiệu quả chất lượng cao
3.2.2.3. Các bước thực hiện cụ thể của giải pháp mới:
1. Đặc điểm chung của các giờ học thực hành Công nghệ 6
- Hầu hết các giờ học thực hành Công nghệ 6 đều đòi hỏi học sinh có
đồ dùng học tập, chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ và hoàn thiện sản
phẩm khi kết thúc thực hành
- Trong giờ thực hành các em học sinh phải tổ chức thực hành cá
nhân,theo cặp, theo nhóm:
Ví dụ: Bài 14 Thực hành : Cắm hoa trang trí , Bài 20 thực hành Trộn dầu giấm rau xà lách , Bài 24 - Thực hành tỉa hoa trang trí món ăn

từ một số loại rau, củ, quả….
- Hoàn thiện sảp phẩm phải được kiểm tra, đánh giá, nhận xét.
2. Tổ chức thực hiện:
Tôi tiến hành dạy thực hành theo các bước như sau:
Bước 1: ( ở tiết trước tiết thực hành )
- Dặn dò tỉ mỉ học sinh chuẩn bị dụng cụ thực hành
-4-


- Phân chia nhóm thức hành để học sinh phân công nhau chuẩn bị
Bước 2: ( Trong giờ)
- GV kiểm tra dụng cụ, đồ dùng thực hành.
- Phân công nhóm trưởng các nhóm, các nhóm trưởng phải theo dõi
thực hành trong nhóm, quản lí nhóm.
Bước 3: Gv nêu yêu cầu giờ thực hành, các chú ý khi thực hành như: an
toàn khi sử dụng dao kéo, vệ sinh lớp học….
Bước 4: GV hướng dẫn thực hành
Bước 5: Tổ chức thực hành
Bước 6: Đánh giá, nhận xét
Trong các giờ thực hành đều phải có đó là đồ dùng thực hành, những
đồ dùng này thường không có sẵn, nhà trường không thể chuẩn bị trước
do đó GV và học sinh phải linh hoạt chuẩn bị cho tốt thì giờ thực hành
mới thành công
Theo tôi, nên sử dụng đồ dùng dạy học trong các trường hợp sau
đây:
Khi đối tượng thật quá to hay quá nhỏ.
Ví dụ: phối hợp các loại vải, các loại quần áo…
Khi đối tượng hay quá trình không có trong lớp học

-5-



Ví dụ : như khi giảng về sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở thì cần
phải có mô hình. giảng về các món ăn, các phương pháp chế biến thì cần
phải có tranh minh hoạ…
.Để đánh giá và nắm được những thông tin chính xác của từng nhóm,
từng học sinh trong một tiết thực hành , thì người giáo viên ngoài việc tổ
chức hướng dẫn cho học sinh thực hành mà còn phải biết quan sát và quản
lí toàn lớp học. Để làm tốt điều này, theo tôi cần tiến hành bằng 2 phiếu:
Phiếu thực hành của học sinh và phiếu quản lí của giáo viên. Cho học sinh
thực hành thí nghiệm theo nhóm, rồi ghi lại tường trình theo mẫu sau:
PHIẾU THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH
Bài thực hành số ……
Lớp………

Tên bài thực hành…………………………

Nhóm………………..

Họ và tên các thành viên trong nhóm:
1/………………………;2/……………………………; 3/…………………….......
4/……………………………..;5/………………………; 6 /…………………….....
Phần nhận xét và đánh giá của giáo viên:
Nhận xét
Ý thức thái
độ
(2điểm )

Đánh giá
Thao tác

Kết quả
thực hành
(5điểm )
(3điểm )

Tổng điểm

- Điểm ở các mục: Ý thức - thái độ, thao tác thực hành, kết quả thí
nghiệm được giáo viên đánh giá tại lớp bằng cách ghi vào trong phiếu quản
lí của giáo viên.
-6-


- Điểm cho toàn bài thực hành của học sinh bằng cách tổng điểm của
3 mục đã nêu ở trên sau khi đã tính trung bình.
- Cuối tiết thực hành giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh tự đánh
giá nhận xét để chọn ra những cá nhân tiêu biểu đánh dấu (+) và ngược lại
phê bình những cá nhân không tham gia tích cực đánh dấu (-) vào tên
những thành viên đó trong phiếu thực hành.
Thông qua những vấn đề vừa nêu ở trên giúp cho giáo viên đánh giá
chính xác về thái độ, kĩ năng và kiến thức của từng nhóm, từng học sinh
trong thực hành. Đây cũng chính là động cơ quan trọng giúp cho học sinh
tích cực chủ động sáng tạo trong học tập.
VÍ DỤ
Bài 24: Thực hành Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau cũ quả
I. Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
Biết cách tỉa hoa bằng một số rau củ quả thông dụng để trang trí
món ăn
2/ Kỹ năng:

Thực hiện một số mẫu hoa đơn giản
3/ Th¸i ®é
Có kỷ năng vận dụng các mẫu tỉa hoa
II. Chuẩn bị:
1/ Nội dung :

-7-


SGK, giáo án tài liệu có liên quan
2/ Đồ dùng dạy học:
Các hình mẫu, hình vẽ các thao tác phóng to, dao, cà chua,
III. Tiến trình dạy học:
1/Ổn định lớp:(1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: Không
3/ Bài mới:
Món ăn không chỉ cần ăn ngon mà cần đẹp bắt mắt, tăng sự hấp
dẫn .Vậy muốn đẹp ta phải trang trí từ hoa củ quả
Hoạt động 1: Giáo viên nêu yêu cầu bài thực hành
* Về kỷ năng
Biết được một số nguyên liệu, dụng cụ và kỹ thuật tỉa hoa trang trí
món ăn
Trình bày được sản phẩm trên món ăn
* Về ý thức
Nghiên túc, trật tự vệ sinh sạch sẽ an toàn
Quy tắc an toàn lao động
Quy trình thực hành
Kiểm tra chuẩn bị từng nhóm
Hoạt động 2: Giới thiệu quy trình thực hành
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN

a/ Nguyên liệu ,

HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HS quan sát, theo dõi sự hướng dẫn

Các loại rau củ quả

của giáo viên để nắm bắt được cách

-8-


Treo hình vẽ các bước thao tác phóng

thực hiện thao tác

to hình 3.35
b/ Dụng cụ: Dao bản to, mỏng, dao
nhỏ
Giáo viên hướng dẫn

Học sinh quan sát

Tư thế ngồi thoải mái, vai thẳng đầu
hơi cúi, mắt chăm chú nhìn dao
Thao tác tay trái cầm nguyện liệu, tay

HS xem

phải cầm dao, ngón tay cái tì sống dao,

ngón trỏ áp vào má dao, giữ cho dao
không bị lệch ra ngoài. Ba ngón tay
còn lại nắm chặt chuôi dao.
- Dùng dao cắt ngang phần cuống quả
cà chua nhưng còn để dính lại một
phần
- Lạng phần võ cà chua dày 0.1- 0,2
cm từ cuống theo dạng hình trôn ốc
xung quanh quả cà chua để có 1 dải
dài
- Cuộn vòng từ dưới lên phần cuống
dùng làm đế hoa
- Giáo viên lưu ý học sinh một số sai
hỏng thường gặp trong quá trình thực
-9-


hành
+ Dao sắc rất dễ đứt cánh hoa do đó Học sinh quan sát
cần thận trọng
+ Không lạng phần vỏ hoa quá dày sẽ
khó uốn cánh hoa
+ Không lạng phần vỏ hoa quá mỏng
vì cánh khi cuốn dễ bị đứt
+Khi cuốn hoa lòng bàn tay phải đỡ
phần cuống hoa
+Bày sản phẩm vào đĩa

Hoạt động 3: Tổ chức học sinh thực hành
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- GV chia các nhóm phân công nhóm Học sinh nhận nhiệm vụ thực hành
trưởng
- Giáo viên tổ chức cho lớp bắt đầu
thực hành,nêu rõ nhiệm vụ thực hành
- Nhắc nhở học sinh các nguyên tắc an Học sinh nhớ các nguyên tắc an toàn
toàn thực hành

thực hành

- Theo dõi quan sát hướng dẫn kịp

Học sinh thực hành dưới sự hướng dẫn
của giáo viên
Cho 1 số học sinh trình bày sản phẩm
trước lớp để các học sinh khác quan sát
- 10 -


nhận xét sản phẩm
Học sinh lắng nghe, rút kinh nghiệm
Trình bày sản phẩm các học sinh khác
quan sát nhận xétkết quả và rút kinh
nghiệm cho nhau
Nhóm trưởng theo dõi đánh giá ý thức
từng thành viên vào phiếu
4/ Nhận xét đánh giá kết quả
+ Sự chuẩn gị của học sinh ý thức thực hành
+Học sinh tự đánh giá.
Đánh dấu (+) cho học sinh có ý thức thực hành tốt

Đánh dấu (+) cho học sinh có ý thức thực hành tốt
Thu phiếu nhận xét cho điểm
5/ Hướng dẫn về nhà
Xem trước tỉa hoa từ hành lá
Chuẩn bị: Hành lá 2 cây, dao nhỏ mũi nhọn, dao lam, kéo nhỏ mũi
nhọn, thao nhỏ,
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Những giải pháp được trình bày trên đây đã được đúc kết kinh
nghiệm từ trong quá trình tôi làm giáo viên đứng lớp. Thực tế trong quá
trình giảng dạy bộ môn Công Nghệ 6, tôi nhận thấy “Giải pháp nâng cao
chất lượng giờ thực hành công nghệ 6 ” giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc

- 11 -


sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng của bộ môn, đồng thời
làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn hơn, tôi thấy học sinh rất hứng khởi,
tham gia nhiệt tình, giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh được
làm việc nhiều; đa số các tiết dạy được các đồng nghiệp, BGH nhà trường,
đánh giá cao, chất lượng học tập bộ môn không ngừng được nâng lên. Đó
còn là động lực để tôi tiếp tục hoàn thiện tốt vai trò của người giáo viên
trong thời đại mới.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Qua giải pháp nâng cao chất lượng giờ thực hành công nghệ 6 tôi
nhận thấy kết quả khả quan như sau:
- Các em yêu thích môn học nhiều hơn.
- Những giờ thực hành sau các em tham gia nhiệt tình hơn.
- Điểm kiểm tra của các em được cải thiện rỏ rệt, không có điểm
dưới 5 giúp chất lượng bộ môn tăng lên đáng kể
- Các em có thể ứng dụng kiến thức học được trong môn học vào

việc giữ vệ sinh trường lớp, bản thân
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
Số
Năm

Giỏi
SL
TL

SL

Khá
TL

Trung bình
SL
TL

học
học
17-18
HKI

sinh
108
111

71
85


65,74
76,58

25
18

23,15
16,21

12
8

11,11
7,2

18-19

- 12 -


3.5. Tài liệu kèm theo: Không có

- 13 -



×