Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐỐI CHIẾU DỤ THỂ THỰC VẬT TRONG TỪ TỈ DỤ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT (võ văn quốc huy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.71 KB, 13 trang )

BÁO CÁO TOÀN VĂN
HỘI THẢO QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH VỀ
NGÔN NGỮ VÀ GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ LẦN THỨ V
(Huế, 5-6/12/2019)

Tên bài báo cáo:

Họ tên đầy đủ của tác
giả:
Phản biện viên
Chủ đề

ĐỐI CHIẾU DỤ THỂ THỰC VẬT TRONG TỪ TỈ DỤ
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
LN67
PB10
Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học ứng dụng

1


ĐỐI CHIẾU DỤ THỂ THỰC VẬT TRONG TỪ TỈ DỤ TIẾNG HÁN VÀ
TIẾNG VIỆT
Tóm tắt
Về mặt ngữ nghĩa, dụ thể trong từ tỉ dụ tiếng Hán và tiếng Việt có thể là động vật, thực vật,
vật tự nhiên, vật cấu thành, vật nhân tạo, (thuộc về) người. Sử dụng dụ thể thực vật trong phép tạo từ tỉ
dụ để tạo ra từ mới là hiện tượng phổ biến, góp phần làm phong phú cho hệ thống từ vựng của tiếng
Hán và tiếng Việt. Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa
và ngơn ngữ, tuy nhiên dưới sự ảnh hưởng của hồn cảnh tự nhiên, bối cảnh xã hội hay tập quán địa
phương, cách nhận thức của con người đối với thế giới tự nhiên vẫn chứa đựng nhiều sự khác biệt.
Thông qua đối chiếu các loại hình nghĩa thuộc tính như tính chất, màu sắc, hình thức của dụ thể thực


vật trong từ tỉ dụ tiếng Hán và tiếng Việt có thể tìm thấy sự giống và khác nhau trong cách thức lựa
chọn dụ thể, phương thức tạo từ, cách thức nhận thức và hàm nghĩa văn hóa ẩn chứa trong nhóm các từ
ngữ này.
Từ khóa: Dụ thể, thực vật, từ tỉ dụ, tiếng Hán, tiếng Việt

1. Mở đầu
Xã hội ngày càng phát triển, sự vật khách quan cũng biến chuyển không ngừng, sự xuất
hiện của những hiện tượng mới, sự vật mới, sự thay đổi trong nhận thức của con người, sự phát
triển của bản thân ngôn ngữ và nhu cầu giao tiếp của xã hội gia tăng đã làm nảy sinh yêu cầu về
việc tạo ra từ mới, nghĩa mới.
Con người qua quá trình tiếp xúc lâu dài với thế giới tự nhiên nói chung và với thực vật
nói riêng, đã quan sát, nhận thức được những thuộc tính bản chất của các loài thực vật, và dựa
vào những tương đồng về đặc điểm hình thức, màu sắc, tính chất, thông qua tư duy trừu tượng,
khả năng liên tưởng để tiến hành đặt tên cho sự vật, hiện tượng mới. Vì vậy, trong các ngơn ngữ,
từ tỉ dụ sử dụng dụ thể thực vật không những đa dạng mà còn chiếm một số lượng đáng kể, trở
thành lớp từ vựng cơ bản trong hệ thống từ vựng của các ngôn ngữ.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên ngữ liệu thu thập từ Từ điển Hán
ngữ hiện đại (Bản in lần thứ 6, NXB Thương Vụ, 2014), từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, NXB Đà
Nẵng, 2013), kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, mơ tả, phân tích, so
sánh để tiến hành đối chiếu dụ thể thực vật trong từ tỉ dụ tiếng Hán và tiếng Việt, từ đó mong
muốn có thể tìm ra được những điểm tương đồng và khác biệt trong phương thức chọn lựa dụ thể,
phương thức tạo từ, cách thức nhận thức của các chủ thể ngôn ngữ và nội hàm văn hóa ẩn chứa
trong các lớp từ đó.
2. Cơ sở lý luận
2.1 Phép tạo từ tỉ dụ trong tiếng Hán và tiếng Việt
Tỉ dụ trong tiếng Hán và ẩn dụ trong tiếng Việt, theo các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài
nước, thường được coi là phép (hay cách thức) chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa
hai sự vật có điểm tương đồng hay giống nhau.
2



Vương Đức Xuân cho rằng tỉ dụ là phương thức “根根根根根根根根根根根根根根, 根根根根根根根根根”
(dùng sự vật B để nói rõ sự vật A, trong đó A và B khơng cùng bản chất nhưng có điểm tương
đồng với nhau” (根根根, 1987, tr. 7). Vương Hy Kiệt định nghĩa tỉ dụ là “根根根根根根, 根根根根根根根根根根根
根根, 根根根根根根根根根根根根根根根根” (dựa vào liên tưởng mang tính tâm lý, nắm bắt và sử dụng những
điểm tương đồng của hai sự vật khác nhau, dùng sự vật B để miêu tả sự vật A) ( 根根根, 2004, tr.
381).
Đỗ Hữu Châu cho rằng ẩn dụ trong tiếng Việt “là cách gọi tên một sự vật này bằng tên
một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng” (1981/2004, tr. 54 ). Nguyễn Thiện
Giáp xem ẩn dụ “là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng
được so sánh với nhau” (1998/2009, tr. 162). 
Như vậy, về mặt bản chất, có thể thấy tỉ dụ trong tiếng Hán và ẩn dụ trong tiếng Việt
tương đồng với nhau, đều là sự chuyển đổi tên gọi giữa hai sự vật khác nhau dựa trên sự tương
đồng. Tuy nhiên, về phạm vi bao hàm, phép tu từ tỉ dụ trong tiếng Hán có phạm vi bao hàm rộng
hơn so với phép tu từ ẩn dụ trong tiếng Việt.
Trần Vọng Đạo căn cứ vào sự xuất hiện bản thể, dụ thể và dụ từ phân phép tu từ tỉ dụ
trong tiếng Hán thành 3 loại: 根 根 (minh dụ), 根 根 (ẩn dụ) / 根根 (ám dụ) và 根 根 (tá dụ) ( 根根 根 ,
1932/2016, tr.59). Trong đó, phép minh dụ và ẩn dụ/ ám dụ trong triếng Hán tương ứng với phép
so sánh trong tiếng Việt. Ẩn dụ trong tiếng Việt về nghĩa mặt chữ tương ứng với “根根” trong tiếng
Hán, nhưng thực tế cho thấy tính chất của phép ẩn dụ trong tiếng Việt lại tương ứng với phép tá
dụ trong tiếng Hán. Ở cả hai loại tu từ này, bản thể và dụ từ đều không thấy xuất hiện, chỉ xuất
hiện mỗi dụ thể. Ngoài ra mức độ tu từ của ẩn dụ cũng cao hơn so sánh, thường được xem là một
hình thức so sánh ngầm.
Phương pháp tạo từ mới (hay còn gọi là phép tạo từ mới) trong tiếng Hán vô cùng đa dạng
và phong phú, bằng cách vận dụng các yếu tố ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn tự,
tu từ v.v…để tạo ra từ mới. Theo Nhậm Học Lương, trong tiếng Hán gồm có năm phép tạo từ lớn
(ngũ đại phương pháp), bao gồm: “根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根” (phép tạo
từ từ pháp học, phép tạo từ cú pháp học, phép tạo từ tu từ học, phép tạo từ ngữ âm học, phép tạo
từ tổng hợp). Trong đó, phép tạo từ tu từ học chính là “根根根根根根根根根根根根” (vận dụng các biện
pháp tu từ (như tỉ dụ, hoán dụ) để tạo ra từ mới) (根根根, 1979, tr. 2).

Phép tạo từ vận dụng phương thức tỉ dụ (hay gọi là phép tạo từ tỉ dụ) chính là cách thức
con người vận dụng những tư liệu ngôn ngữ có sẵn, tìm kiếm những điểm giống nhau giữa các sự
vật, thông qua biện pháp tu từ tỉ dụ để thực hiện quá trình sáng tạo ra từ mới. Nhậm Học Lương
định nghĩa phép tạo từ tỉ dụ là: “根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根” (sự vật giống thứ gì thì dùng
thứ ấy để gọi tên” (1979, tr. 205). Cát Bổn Nghi định nghĩa phép tạo từ tỉ dụ là: “根根根根根根根根根根,
根根根根根根根根根根根根根根根根根” (phương pháp tạo từ mới bằng cách vận dụng những nguyên liệu ngôn
ngữ sẵn có, thơng qua phép tỉ dụ) (根根根 , 2001/2014, tr. 75). Tôn Thương Tự cho rằng: “根根根根根根
根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根” (phép tạo từ dựa vào sự liên
tưởng từ những phản ảnh của sự vật mới cũ trong nhận thức của con người, thấy giống gì thì gọi
tên thế ấy).
Vậy có thể nói, từ tỉ dụ là những từ hoàn toàn mới (phân biệt từ mang nghĩa tỉ dụ, thuộc
phạm trù từ đa nghĩa) được tạo ra thông qua biện pháp tu từ tỉ dụ; những từ này không trực tiếp
3


phản ánh hiện tượng khách quan, mà mượn vật này để nói vật kia, lấy vật này thay thế cho vật
kia, dùng phương thức so sánh tỉ dụ để phản ánh hiện tượng khách quan muốn nói đến. Phép tạo
từ tỉ dụ được sử dụng phổ biến trong tiếng Hán và trong nhiều ngôn ngữ khác.
Phép tạo từ mới thông qua các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ) cũng là một trong những
phép tạo từ thường gặp trong tiếng Việt. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “ẩn dụ và hoán dụ từ vựng
học tạo nên những nghĩa mới thực sự của từ” (2009, tr. 167). Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “Trên
cơ sở tri giác, tư duy con người nhận thấy ở các sự vật, hiện tượng khác loại nhau ít nhất cùng có
một nét hay một đặc điểm nào đó, người ta thống nhất hố các sự vật, hiện tượng này, từ đó có
thể loại suy lấy tên của sự vật, hiện tượng này để gọi sự vật, hiện tượng kia” (2013, tr 76-84).
Chúng tôi tạm gọi những từ mới được tạo thành từ biện pháp tu từ ẩn dụ là từ ẩn dụ.
Như vậy, về phạm vi bao hàm, tỉ dụ trong tiếng Hán có phạm vi rộng hơn ẩn dụ trong
tiếng Việt, nhưng cả hai lại tương đồng nhau về mặt bản chất. Từ tỉ dụ trong tiếng Hán và từ ẩn
dụ trong tiếng Việt đều dựa vào những biện pháp tu từ (tỉ dụ/ ẩn dụ) có tính chất tương đồng để
tạo ra từ mới. Vì vậy, trong q trình đối chiếu chúng tơi quy ước lấy “từ tỉ dụ” làm thuật ngữ
chung cho cả hai ngôn ngữ, vừa thể hiện được bản chất tương đồng, vừa có thể sử dụng được

hình thức phân loại như nhau.
Về việc phân loại từ tỉ dụ trong tiếng Hán, hiện tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, chúng
tôi căn cứ vào vị trí xuất hiện của dụ thể làm tiêu chuẩn phân loại, phân từ tỉ dụ thành hai hình
thức: tồn dụ và bán dụ. Hình thức tồn dụ là hình thức mà dụ thể là thành phần cấu tạo duy nhất
của từ, được dùng để phản ánh đối tượng khách quan, như “根根” (根根根根根根根根根根根根根= cỏ và rác,
ví thứ cực kỳ bé nhỏ, khơng có giá trị), 根根 (根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根根, 根根根根根根根根根根根=
dưa, sắn dây đều là loại thực vật thân leo, có thể leo hoặc bị lên các loại vật thể khác, dùng để ví
các mối quan hệ dây mơ rễ má, dính líu). Hình thức bán dụ là hình thức mà một trong số thành
phần cấu tạo nên từ lấy phương thức tỉ dụ để phản ánh đối tượng khách quan (dụ thể), thành phần
còn lại là bản thể như “ 根/根” (根根根根根根根根根 = màu xanh có pha đen xám/xanh lá chuối), hoặc
thành phần còn lại dùng để thuyết minh, tu sức cho thành phần dụ thể, như “根/根” (hải sâm). Vì
tính chất và phạm vi nghiên cứu của bài viết, chúng tơi chỉ chọn từ tỉ dụ thuộc hình thức bán dụ
trong tiếng Hán (có dụ thể là danh từ) làm đối tượng để tiến hành nghiên cứu.
2.2 Phương thức phân loại các loại hình nghĩa thuộc tính
Từ q trình khảo sát 3177 từ tỉ dụ tiếng Hán (hình thức bán dụ) trong Từ điển Hán ngữ
hiện đại (bản in lần thứ 6, 2014) và 1242 từ tỉ dụ tiếng Việt (hình thức bán dụ) trong Từ điển
Tiếng Việt (2013) chúng tôi nhận thấy rằng, dụ thể (danh từ) của những từ tỉ dụ này trong tiếng
Hán và tiếng Việt có thể phân thành: động vật, thực vật, vật tự nhiên, vật cấu thành, vật nhân tạo,
(thuộc về) người. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung so sánh đối chiếu dụ thể chỉ
thực vật (dụ thể thực vật) trong từ tỉ dụ tiếng Hán và tiếng Việt.
Trong quá trình lựa chọn dụ thể để tiến hành tạo từ tỉ dụ, người ta thường quan sát đến
những đặc trưng thuộc tính của sự vật. Đây là những đặc trưng mang tính khách quan của sự vật
được con người chú ý, nhận thức và đánh giá. Tương ứng với đặc trưng thuộc tính chính là nghĩa
thuộc tính, những nghĩa mà thành phần dụ thể biểu hiện ra trong từ tỉ dụ. Vì vậy có thể nói, đối
chiếu các dụ thể thực vật cũng chính là đối chiếu các nghĩa thuộc tính mà dụ thể biểu hiện ra.
Cơ sở quan trọng trong phép tạo từ tỉ dụ là dựa vào sự giống nhau giữa các đối tượng mới
cũ, đây được xem là căn cứ để đặt tên cho sự vật, hiện tượng mới. Trong phạm vi từ bán tỉ dụ
4



chính là sự tương đồng giữa dụ thể và bản thể thể hiện ở các mặt như hình thức, màu sắc, âm
thanh, tính chất, thành phần, tác dụng, vị trí ( 根根根, tr. 300) hoặc hình thức, màu sắc, chức năng,
thuộc tính, tính chất, đặc điểm hay vẻ ngồi, từ cụ thể đến trừu tượng, chuyển tên con vật sang
người, chuyển tính chất sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác (Nguyễn Thiện Giáp, 1985, tr.
183) hay hình thức, vị trí, chức năng, cách thức, kết quả (Đỗ Hữu Châu, 1962/2004, tr. 54). Cho
nên khi phân loại nghĩa thuộc tính, có thể căn cứ vào tính chất của sự giống nhau giữa các sự vật
để phân nghĩa thuộc tính thành 7 loại hình như hình thức, màu sắc, vị trí, tính chất, chức năng,
động thái, âm thanh. Tuy nhiên, theo thống kê và khảo sát của chúng tôi, từ tỉ dụ có dụ thể thực
vật trong tiếng Hán và tiếng Việt khơng bao hàm tồn bộ loại hình nghĩa thuộc tính như trên.
3. Dụ thể thực vật và tình hình phân bố các loại hình nghĩa thuộc tính của dụ thể thực vật
trong tiếng Hán và tiếng Việt
Theo thống kê của chúng tơi, có tất cả 55 lồi thực vật được chọn làm dụ thể trong từ tỉ dụ
tiếng Hán, bao gồm: 根 (lan), 根 (sâm), 根 (cần), 根 (gừng), 根 (hạnh), 根 (tùng), 根 (táo Tàu), 根 (liễu),
根根 (hồng), 根 (dẻ), 根 (quế), 根 (đào), 根 (mai), 根 (ngô đồng), 根 (bông), 根 (lựu), 根根 (ô-liu), 根 (quýt),
根 (cam), 根根 (hoa hồng), 根 (dưa), 根 (cây non), 根 (cỏ dại), 根 (tre), 根 (măng), 根 (gạo), 根 (nghãi), 根
根 (phù dung), 根根 (vừng), 根根 (chuối), 根 (hoa), 根 (rêu), 根 (mầm), 根根 (táo), 根 (cà), 根 (trà), 根 (cỏ),
根 (sen), 根 (rau), 根 (trám), 根 (bèo), 根根 (nho), 根根 (bầu), 根 (hành), 根 ( hương bồ), 根根 (cây củ ấu), 根
(cỏ bồng), 根 (cây củ cải), 根 (ngó sen), 根 (tảo), 根根 (nấm), 根 (đậu), 根根 (chuối), 根 (lúa mạch).
Qua thống kê và phân loại các loại hình nghĩa thuộc tính của dụ thể chỉ thực vật trong
tiếng Hán, chúng tơi nhận thấy rằng, nghĩa thuộc tính của dụ thể thực vật trong tiếng Hán khơng
bao gồm tồn bộ loại hình nghĩa thuộc tính, mà chỉ bao gồm động thái, tính chất, màu sắc, hình
thức. Ta có bảng thống kê như sau:
Bảng 1. Các loại hình nghĩa thuộc tính và tình hình phân bố của dụ thể thực vật trong
tiếng Hán
Loại hình nghĩa
thuộc tính
Số lượng dụ thể
Tỉ lệ根%根
Số lượng từ tỉ dụ
Tỉ lệ根%根


Động thái

Tính chất

Màu sắc

Hình thức

17
30.9
61
28

23
41.8
42
19.5

36
65.5
117
51.5

4
7.3
4
1

Một bộ phận dụ thể thực vật trong tiếng Hán có thể biểu thị nhiều loại hình nghĩa thuộc

tính khác nhau. Vừa biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc, vừa biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ tính
chất, ví dụ: “根” (cỏ) trong từ tỉ dụ “根根” (dịch nghĩa: xanh lá mạ) biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ
màu sắc “màu sắc giống cỏ”, nhưng“根” trong “根根” (thảo dân) lại biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ
tính chất “giá trị thấp”. Vừa biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc, vừa biểu thị nghĩa thuộc tính
chỉ hình thức, ví dụ: “根根” trong từ tỉ dụ “根根根” biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc “màu sắc
giống quả nho”, nhưng “根根” trong “根根根” lại biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ hình thức “(vật) có
hình dạng giống chùm nho”. Vì vậy, tỉ lệ phân bố nghĩa thuộc tính ln >100%. Ngồi ra, phạm
vi phân bố của các loại hình nghĩa thuộc tính là khác nhau, mức độ biểu thị cũng khác nhau, do
đó số lượng từ tỉ dụ được tạo ra cũng không giống nhau. Trong đó, nghĩa thuộc tính chỉ hình thức
có phạm vi phân bố rộng nhất, độ biểu thị cao nhất, hơn 65%, tạo ra 117 từ tỉ dụ, như: 根根, 根根, 根
5


根, 根根, 根根根, 根根, 根根根, 根根, 根根, 根根根, 根根, 根根, 根根... Nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc có phạm vi phân
bố đứng thứ 2, chiếm 44%, tạo ra 42 từ tỉ dụ, như: 根根, 根根, 根根根, 根根根, 根根根, 根根根, 根根, 根根根, 根根,
根根, 根根, 根根...Có 17 dụ thể thực vật biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ tính chất, chiếm 30.9%, tạo ra 61
từ tỉ dụ, như: 根根, 根根, 根根, 根根, 根根, 根根, 根根, 根根, 根根, 根根, 根根, 根根根, 根根... Phạm vi phân bố nghĩa
thuộc tính chỉ động thái nhỏ nhất, độ biểu thị cũng thấp nhất, chỉ chiếm 7%, tạo ra 4 từ tỉ dụ, như:
根根, 根根, 根根, 根根.
Trong tiếng Việt có tất cả 43 lồi thực vật được chọn làm dụ thể tham gia vào quá trình
tạo từ tỉ dụ, bao gồm: bàng, bắp, bầu, bèo, bông/hoa, lau, cà, cà chua, cải, cam, cám, cây, cần,
cau, chanh, cỏ, đào, dâu, đậu, gạo, hành, hẹ, khế, lựu, mạch, măng, me, mít, mơ, nghệ, ngô đồng,
quế, quýt, riềng, sâm, sắn, sen, tỏi, tre, xoan, giá, giẻ.
Qua thống kê và phân loại các loại hình nghĩa thuộc tính của dụ thể chỉ thực vật trong
tiếng Việt, nghĩa thuộc tính của dụ thể thực vật trong tiếng Việt khơng bao gồm tồn bộ loại hình
nghĩa thuộc tính, mà chỉ bao gồm tính chất, màu sắc, hình thức. Ta có bảng thống kê như sau:
Bảng 2. Các loại hình nghĩa thuộc tính và tình hình phân bố của dụ thể thực vật trong tiếng
Việt
Loại hình nghĩa
Tính chất

Màu sắc
Hình thức
thuộc tính
Số lượng dụ thể
17
6
35
Tỉ lệ根%根
39.5
13.9
81.4
Số lượng từ tỉ dụ
33
12
90
Tỉ lệ根%根
24.4
8.9
66.7
Một bộ phận dụ thể thực vật trong tiếng Việt khơng chỉ biểu thị một loại hình nghĩa thuộc
tính, mà có thể biểu thị nhiều loại hình nghĩa thuộc tính khác nhau. Ví dụ, “sen” trong “tồ sen”,
“vịi hoa sen” biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ hình thức “(vật) có hình thức giống hoa sen”, nhưng
sen trong “gót sen” lại biểu thị nghĩa tỉ dụ chỉ tính chất “đẹp”. “Đào” trong “bưởi đào”, “bọ chỉ
đào” biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc “màu giống quả đào chín”, nhưng “đào” trong “buồng
đào” lại biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ tính chất “đẹp”. Do đó tỉ lệ phân bố nghĩa thuộc tính ln
>100%. Từ bảng trên cho thấy phạm vi phân bố của các loại hình nghĩa thuộc tính là khơng giống
nhau, mức độ biểu thị cũng khác nhau, vì vậy số lượng từ tỉ dụ được tạo ra cũng khác nhau.
Trong đó, nghĩa thuộc tính chỉ hình thức có phạm vi phân bố rộng nhất, độ biểu thị cao nhất, hơn
81%, tạo ra 90 từ tỉ dụ, như bánh bàng, bèo dâu, bọ gạo, bông đá, bông tai, chuối cau, dao bầu,
hoa đăng, hoa giấy, gương sen, măng đá, mốc hoa, mũ tai bèo... Nghĩa thuộc tính chỉ tính chất

chiếm 39%, tạo ra 29 từ tỉ dụ, như根bùn hoa, chanh chua, cháo hoa, đỉa hẹ, giặc cỏ, gót sen, hải
sâm, khơi ngơ, tóc rễ tre, vịt cỏ, tuổi chanh cốm... Gần 14% dụ thể thực vật biểu thị nghĩa thuộc
tính chỉ màu sắc, tạo ra 12 từ tỉ dụ, như: bọ quýt, chanh đào, gà hoa mơ, ong nghệ, vẹt bông lau,
hồng đào, bưởi đào, bọ chỉ đào...
Từ số liệu thống kê đã dẫn ở bảng 2 và bảng 3 cho thấy, số lượng dụ thể thực vật của từ tỉ dụ
trong tiếng Hán nhiều hơn trong tiếng Việt: 55 > 43. Do đó số lượng từ tỉ dụ được cấu thành từ dụ
thể thực vật trong tiếng Hán cũng nhiều hơn so với tiếng Việt: 224 > 135. Ngồi ra, số lượng loại
hình nghĩa thuộc tính của dụ thể thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt không giống nhau. Trong
tiếng Hán, dụ thể thực vật biểu thị các loại hình nghĩa thuộc tính bao gồm động thái, tính chất,
màu sắc, hình thức, cịn dụ thể thực vật trong tiếng Việt chỉ biểu thị các loại hình nghĩa thuộc tính
6


như tính chất, màu sắc, hình thức. Về tình hình phân bố nghĩa thuộc tính của dụ thể thực vật và tỉ
lệ từ tỉ dụ được tạo thành từ dụ thể thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt, ta có bảng thống kê cụ
thể như sau:
Bảng 3. Các loại hình nghĩa thuộc tính và tình hình phân bố của dụ thể thực vật trong tiếng
Hán và tiếng Việt
Loại hình nghĩa thuộc
Tính chất
Màu sắc
Hình thức
tính
Ngơn ngữ

Hán

Việt

Hán


Việt

Hán

Việt

Số lượng dụ thể

17

17

23

6

36

35

Tỉ lệ根%根

30.9

39.5

41.8

13.9


65.5

81.4

Số lượng từ tỉ dụ

61

33

42

12

117

90

Tỉ lệ根%根

28

24.4

19.5

8.9

65.5


66.7

Từ bảng trên, có thể thấy rằng, hình thức, tính chất, màu sắc là những loại hình nghĩa
thuộc tính có mức độ biểu thị lớn của dụ thể thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. Nhưng phạm
vi phân bố của những loại hình nghĩa thuộc tính có sự khác nhau. Trong tiếng Hán phạm vi phân
bố lần lượt là hình thức > màu sắc> tính chất, phạm vi phân bố trong tiếng Việt lần lượt là hình
thức> tính chất > màu sắc. Số lượng dụ thể thực vật biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ hình thức trong
tiếng Hán và tiếng Việt là lớn nhất 36 (Hán) / 35 (Việt) , tạo ra số lượng từ tỉ dụ lớn nhất 117
(Hán) / 90 (Việt); số lượng dụ thể thực vật biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ tính chất tương đương
nhau 17 (Hán) /17 (Việt), nhưng số lượng từ tỉ dụ tạo ra có sự chênh lệch lớn 61 (Hán) / 33
(Việt); số lượng dụ thể thực vật biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc trong tiếng Hán lớn hơn rất
nhiều so với tiếng Việt 23 (Hán) / 6 (Việt), tạo ra số lượng từ tỉ dụ có sự chênh lệch lớn 42
(Hán) / 12 (Việt).
Dụ thể thực vật trong từ tỉ dụ tiếng Hán và tiếng Việt khơng biểu thị tồn bộ các loại hình
nghĩa thuộc tính. Chỉ có hình thức, tính chất, màu sắc là những loại hình nghĩa thuộc tính chiếm
ưu thế nhất, điều đó cho thấy rằng, chúng ta khi quan sát đến thực vật, thường chú ý đến những
đặc trưng tiêu biểu về hình thức, màu sắc, tính chất của các lồi thực vật.
3.1 Đối chiếu nghĩa thuộc tính chỉ hình thức của dụ thể thực vật trong từ tỉ dụ tiếng Hán và
tiếng Việt
Nghĩa thuộc tính chỉ hình thức là nghĩa thuộc tính được hình thành từ cơ sở đặc trưng
hình thức của sự vật. Nghĩa thuộc tính chỉ hình thức luôn liên quan đến những đặc trưng dễ nhận
thấy nhất, nổi bật nhất, trực quan nhất ở bên ngoài sự vật.
Sở dĩ nghĩa thuộc tính chỉ hình thức của dụ thể thực vật trong tiếng Hán (65.5%) và tiếng
Việt (81.4%) chiếm tỉ lệ lớn hơn so với các loại hình nghĩa thuộc tính khác là do hình thức bên
ngồi của (bộ phận) thực vật luôn là đặc trưng thuộc tính trực quan nổi trội nhất mà con người
quan sát và chú ý đến. Con người khi đặt tên cho sự vật mới thường dựa trên cơ sở sự nhận thức
và kinh nghiệm sẵn có của bản thân, vận dụng năng lực tư duy liên tưởng để tìm kiếm những
điểm tương đồng của sự vật mới và cũ, từ đó mượn từ ngữ chỉ sự vật cũ để đặt tên cho sự vật
mới. Trong các điểm tương đồng giữa các sự vật, sự tương đồng về hình thức là dễ được chú ý

đến nhất. Vì đặc trưng hình thức thuộc về đặc trưng cảm quan thị giác. Đối với việc nhận thức
của chủ thể mà nói, đây chính là hướng trực tiếp nhất, rõ ràng nhất, xuất hiện sớm nhất trong
7


nhận thức của con người.
Nghĩa thuộc tính chỉ hình thức mà dụ thể thực vật trong tiếng Hán và tiếng Việt biểu thị đa
phần có liên quan đến những đặc trưng nổi bật của bộ phận nào đó thuộc về lồi thực vật đó, ít
liên quan đến đặc trưng của tồn bộ thực vật. Ví dụ, khi quan sát cây liễu, người ta thường chỉ
chú ý đến đặc trưng hình thức của lá liễu chứ khơng chú ý đến tồn bộ cây liễu: “根根” (lông mày
giống lá liễu), “根根” (eo nhỏ mềm như lá liễu), “根根” (đàn bốn dây, nhỏ hơn đàn tì bà, hình giống
lá liễu). Khi quan sát cây bàng, người ta thường chú ý đến đặc trưng hình thức của quả bàng:
bánh bàng (một loại bánh, làm bằng bột mì, đường và trứng, đổ khn, nướng trong lị, hình dạng
giống quả bàng).
Ngun nhân chủ yếu của vấn đề này là do thực vật chỉ có một, nhưng bản thân thực vật lại
bao gồm nhiều bộ phận như thân, cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ, củ, vỏ củ, vỏ quả. Mỗi bộ phận của
thực vật đều chứa những đặc điểm hình thức đặc thù, trở thành những đặc trưng nổi trội được con
người chú ý đến. Từ quan sát - chú ý - lựa chọn một bộ phận nào đó của thực vật để tiến hành đặt
tên cho sự vật mới là một quá trình thường thấy trong tạo từ tỉ dụ trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Trong q trình này, đặc trưng thuộc tính mà con người chú ý đến ln là điển hình nhất, nổi trội
nhất.
Trong tiếng Hán và tiếng Việt có thể tìm thấy những từ tỉ dụ có dụ thể thực vật giống nhau,
cùng biểu thị nghĩa thuộc tính hình thức như nhau. Ví dụ: “ 根根” = “hoa đèn” (根 = hoa), “根根” =
“ngọn lửa” (根 = ngọn), “根根” = “lợn gạo” (根 = gạo), “根根” = “măng đá” (根 = măng), “根根” = “khôi
ngô” (根 = ngô đồng).
Một số từ tỉ dụ trong tiếng Hán mang ý nghĩa tương ứng như trong tiếng Việt, nhưng sử
dụng dụ thể thực vật khác nhau. Ví dụ, trong tiếng Hán “根根根” (khn mặt dài mà hẹp, phía trên
hơi trịn, phía dưới hơi nhọn) có nghĩa tương ứng với “mặt trái xoan” trong tiếng Việt, trong đó
dụ thể “根根 (hạt dưa)” # “trái xoan” ; “根根” (lợn có ký sinh trùng sống trong cơ thể, loại kí sinh
trùng này có hình dạng giống như hạt đậu tương, nên có tên như vậy) tương ứng với “lợn gạo”

trong tiếng Việt, trong đó “根” (đậu) # “gạo”; “根根根” (quạt có hình dạng giống lá chuối) tương ứng
với “quạt lá cọ” trong tiếng Việt, trong đó “根根” (chuối) # “cọ”.
Một số dụ thể thực vật biểu thị nghĩa thuộc tính hình thức được sử dụng trong tiếng Hán
khơng thấy xuất hiện trong tiếng Việt như: “根 (ngải), 根根 (hồ lô), 根 (dẻ) , 根根 (trám), 根 (táo Tàu),
根 (lúa mạch), 根根 (phù dung), 根根 (cây củ ấu)”; ngược lại, một số dụ thể thực vật biểu thị nghĩa
thuộc tính hình thức chỉ tìm thấy trong tiếng Việt, như: “bàng, bèo, dâu, lau, cau, khế, riềng,
mướp, cà”.
Ngoài ra, trong tiếng Hán, một số từ tỉ dụ có dụ thể thực vật biểu thị nghĩa thuộc tính hình
thức khơng tìm thấy nghĩa tương ứng, hoặc chưa được thu nhận vào trong từ điển tiếng Việt,
như : “根根” (một loại tre), “根根根根” (một loại đá, hình dạng giống hạt lựu ), “根根” (một loại bí), “根
根” (một loại thực vật sống ở đầm lầy), “根根根” (một loại báo).
3.2 Đối chiếu nghĩa thuộc tính chỉ tính chất của dụ thể thực vật trong từ tỉ dụ tiếng Hán và
tiếng Việt
Nghĩa thuộc tính chỉ tính chất là nghĩa thuộc tính được hình thành từ nhận thức của con
người đối với tính chất nội tại của sự vật hoặc là những đánh giá chủ quan của con người đối với
sự vật. Khác với các loại hình nghĩa thuộc tính như màu sắc, hình thức, âm thanh, vị trí, nghĩa
thuộc tính chỉ tính chất khơng cảm nhận sự vật bằng cách dựa vào thính giác hay thị giác trực
8


quan, mà đây là sự nhận thức và đánh giá mang tính chủ quan của con người đối với những tính
chất bên trong của sự vật.
Nghĩa thuộc tính chỉ tính chất mà dụ thể thực vật trong từ tỉ dụ tiếng Hán và tiếng Việt
biểu thị vừa liên quan đến tính chất nội tại của thực vật, như “chuối mít” (chuối quả nhỏ, khi chín
vỏ vàng, thịt thơm mùi mít), “đỉa hẹ” (đỉa nhỏ, mảnh như lá hẹ), “húng chanh” (húng lá dày, có
mùi thơm như mùi chanh, dùng làm thuốc), “根根” (gà nhỏ, thịt mềm, dùng làm thức ăn; 根: mầm
non của tre, vị ngon ngọt), “根根根”(cá nhỏ, cá giống, lớn hơn cá bột; 根: cây non); vừa liên quan
đến sự đánh giá chủ quan của con người đối với thực vật, như “giặc cỏ”/ “根根” (giặc nhỏ, coi như
khơng đáng kể; cỏ: cách gọi chung cho những lồi thực vật dùng để phân biệt với các loại cây
trồng, giá trị thấp), “hải sâm” / “根根” (động vật ngành da gai, thân tròn, dài và mềm, sống ở đáy

biển, giống quả dưa chuột, dùng làm thức ăn quý; sâm: một loại thực vật quý, giá trị cao, dùng
làm thuốc), “gót sen”/ “根根” (gót chân của người con gái đẹp; sen: loại thực vật có hoa to, đẹp,
hương thơm dịu nhẹ). Qua sự đánh giá mang tính chủ quan này, có thể nhận ra được tâm tư tình
cảm của chủ thể ngôn ngữ gửi gắm vào trong ý nghĩa thuộc tính chất của các dụ thể thực vật.
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia gần gũi nhau về mặt địa lý, chịu ảnh hưởng của
nền văn hóa Á Đông lâu đời, điều này đã khiến cho sự nhận thức và đánh giá của người dân hai
nước đối với đặc trưng tính chất của sự vật mang nhiều nét tương đồng. Ví dụ, người dân Trung
Quốc và Việt Nam đều quan niệm (hoa) đào, (hoa) sen là tượng trưng cho cái đẹp, nên “đào/ 根”
trong “buồng đào”, “má đào”, “sen/ 根” trong “gót sen”, “根根” biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ tính
chất “đẹp, tốt đẹp”; người dân hai nước đều xem cỏ là lồi thực vật nhỏ bé, có giá trị thấp, nên
“cỏ/根” trong “giặc cỏ”, “根根”, “根根”, “根根”, “根根” đều biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ tính chất “nhỏ,
giá trị thấp”. Tuy vậy đối với những chủ thể ngôn ngữ khác nhau, sự ảnh hưởng của các nguyên
nhân khác như văn hóa, truyền thống, thói quen, tơn giáo, giá trị quan khác nhau, khiến cho việc
nhận thức và đánh giá mang tính chủ quan ln tồn tại những sự khác biệt. Ví dụ: người Trung
Quốc thường dùng “根根 (vừng/mè)”, “根 (cỏ dại)” để biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ tính chất “nhỏ
bé”, như “根根根” (quan quèn, mang ý châm biếm), “ 根根” (chức quan nhỏ) , “根根” (sách tạp lục,
sách chép chuyện vặt vãnh); người Việt Nam thường dùng “hạt mít”, “hẹ” để biểu thị nghĩa thuộc
tính chỉ tính chất “nhỏ bé”, như “chén hạt mít” (chén rất nhỏ, cỡ bằng hạt mít), “đỉa hẹ” (đỉa nhỏ,
mãnh như lá hẹ). Ngoài ra, trong một số trường hợp, từ tỉ dụ trong tiếng Hán và tiếng Việt cùng
sử dụng một dụ thể thực vật, nhưng dụ thể này vừa mang ý nghĩa tương đồng, vừa mang ý nghĩa
khác biệt. Ví dụ: “根/hoa” là những dụ thể thực vật tạo thành số lượng từ tỉ dụ nhiều nhất so với
các dụ thể khác, “根/hoa” trong các từ tỉ dụ “根根 (hoa khôi trường học), 根根 (kiệu hoa), 根根根 (hoa
khôi ngoại giao)”, “hoa cương”, “đuốc hoa” biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ tính chất “đẹp”, nhưng
“根” trong tiếng Hán cịn biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ tính chất “lộn xộn, khơng đơn thuần”, như
“根根” (hoa râm), “根根” (trò bịp), “根根根” (sư giả cầy), “根根” (thói trăng hoa), cịn “hoa” trong tiếng
Việt lại biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ tính chất “nhỏ, nhuyễn, mềm”, như “cháo hoa”, “bùn hoa”,
“gà hoa”.
3.3 Đối chiếu nghĩa thuộc tính (chỉ) màu sắc của dụ thể thực vật trong từ tỉ dụ tiếng Hán và
tiếng Việt
Nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc là nghĩa thuộc tính được hình thành từ cơ sở đặc trưng thuộc

tính chỉ màu sắc của sự vật. Nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc là một trong những đặc trưng trực quan
của sự vật, tương đối dễ nhận sự chú ý của chủ thể ngôn ngữ.
9


Như chúng ta đều biết, từ dùng để biểu thị màu sắc là thành phần từ vựng cơ bản nhất, bộ
phận không thể thiếu trong ngôn ngữ của bất kỳ dân tộc nào. Thông thường, từ biểu thị màu sắc
thường mang sắc thái trừu tượng, nhưng trong thực tế ngôn ngữ, chúng ta không chỉ dựa vào
“đỏ”, “vàng”, “xanh”, “trắng”, “đen”, “lục”, “xám”, “nâu”, “chàm”, “tím” để chỉ màu sắc, mà
còn phải sử dụng đến những từ chỉ màu sắc được hình thành thơng qua biện pháp tạo từ tỉ dụ. Sử
dụng dụ thể thực vật mang nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc để tiến hành tạo ra từ tỉ dụ chỉ màu sắc
cũng là một phương pháp tạo từ thường thấy trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt. Trong tiếng
Hán, có 23 dụ thể thực vật biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc, chiếm ưu thế so các loại hình dụ
thể khác như dụ thể động vật, dụ thể chỉ người, dụ thể vật cấu kiện, dụ thể tự nhiên. Số lượng dụ
thể thực vật biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc trong tiếng Việt (6) tuy không nhiều khi so với
tiếng Hán (23), nhưng so với các loại hình dụ thể khác trong cùng ngơn ngữ vẫn chiếm ưu thế
hơn. Điều này cho thấy, khi con người chú ý đến đặc trưng màu sắc của sự vật mới, thường có
khuynh hướng chọn dụ thể thực vật để tiến hành tạo từ.
Trong tiếng Hán, dụ thể thực vật tham gia vào quá trình tạo từ tỉ dụ chỉ màu sắc bằng hai
hình thức:
Dụ thể thực vật (biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc) + từ chỉ màu sắc: “ 根根” (màu
vàng như vỏ quả cam), “根根” (màu trắng như cọng hành), “根根” (màu vàng như nghệ), “根根” (màu
đỏ như vỏ quả cam), “根根根” (màu tím như quả nho), “根根” (màu hồng như quả đào chín), “根根”
(màu vàng như vỏ quả hạnh chín), “根根” (màu đỏ như da táo Tàu chín ), “根根” (màu đỏ như vỏ
quả hạnh chín), “根根根” (màu xanh như vỏ quả táo).
Dụ thể thực vật (biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc) + 根 (màu): “根根” (màu nước chè),
“根根” (màu trắng vỏ gạo), “根根” (màu tím ngó sen), “根根根” (màu xanh sen nhạt), “根根” (màu hồng
quả đào).
Trong tiếng Việt, dụ thể thực vật tham gia vào quá trình tạo từ tỉ dụ chỉ màu sắc bằng hai
hình thức:

Từ chỉ màu sắc + dụ thể thực vật (biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc): hồng đào, đỏ bồ
quân, tím nho.
Từ chỉ vật + dụ thể thực vật (biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc): bọ chỉ đào, ong nghệ,
vẹc bông lau, gà hoa mơ, bọ quýt, cánh cam, cánh quýt, lòng đào, bưởi đào.
Dụ thể thực vật + từ chỉ màu sắc (Hán), từ chỉ màu sắc + dụ thể thực vật (Việt) tạo ra từ tỉ
dụ thường là tính từ. Dụ thể thực vật + 根 (Hán), từ chỉ vật + dụ thể thực vật (Việt) tạo ra từ tỉ dụ
thường là danh từ. Mục đích của tạo từ phép tỉ dụ là đặt tên cho hiện tượng hoặc sự vật mới, đặt
tên cho sự vật mới thì tạo ra danh từ, đặt tên cho hiện tượng mới thì tạo ra động từ, tính từ. Từ đó
có thể thấy rằng, dụ thể thực vật (biểu thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc) trong tiếng Hán tham gia
quá trình tạo từ chủ yếu nhằm mục đích đặt tên cho hiện tượng mới, cịn dụ thể thực vật (biểu thị
nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc) trong tiếng Việt tham gia quá trình tạo từ chủ yếu nhằm mục đích
đặt tên cho sự vật mới.
Trong từ tỉ dụ tiếng Hán và tiếng Việt, một số dụ thể thực vật tương đồng cùng biểu thị
nghĩa thuộc tính giống nhau, như “đào”/ “根” trong “bọ chỉ đào, bưởi đào, hồng đào, 根根, 根根” biểu
thị nghĩa thuộc tính chỉ màu sắc : “màu sắc giống như vỏ quả đào chín”; một số dụ thể thực vật
khác nhau nhưng cùng biểu thị nghĩa thuộc tính giống nhau, như “ 根根”= “đỏ bồ quân” (根 (táo
10


Tàu) # bồ quân), “根根” = “vàng mơ” (根 (hạnh) # mơ), “根根根” = “xanh lá mạ” (根根 (táo) # mạ), “根
根” = “xanh lá chuối” (根 (rau) # chuối).
4.Kết luận
Sử dụng phép tỉ dụ để tạo ra từ mới là hiện tượng phổ biến trong hầu hết các ngôn ngữ trên
thế giới. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, có nhiều nét tương đồng trong lịch
sử văn hố và đặc biệt là trong bình diện ngôn ngữ. Cho nên từ tỉ dụ trong tiếng Hán và tiếng Việt
có nhiều điểm tương đồng từ hình thức cấu tạo cho đến việc lựa chọn các dụ thể. Thơng qua đối
chiếu các loại hình nghĩa thuộc tính của dụ thể thực vật trong từ tỉ dụ tiếng Hán và tiếng Việt,
chúng ta có thể thấy rằng, sự giống nhau trong quá trình lựa chọn dụ thể thực vật trong tiếng Hán
và tiếng Việt bắt nguồn từ phương thức quan sát, miêu tả, nhận thức, đánh giá mang tính tương
đồng của người dân Trung Quốc và Việt Nam đối với những đặc trưng thuộc tính tiêu biểu của

các lồi thực vật vốn dĩ rất quen thuộc với đời sống của người dân hai nước. Tuy nhiên, bên cạnh
những điểm tương đồng đó, việc lựa chọn dụ thể thực vật trong từ tỉ dụ tiếng Hán và tiếng Việt
cũng tồn tại những điểm khác biệt. Những dụ thể thực vật có trong ngơn ngữ này lại khơng được
chọn trong ngơn ngữ khác là do sự khác nhau về điều kiện địa lý, hoàn cảnh tự nhiên tạo ra, như
“cau, bàng, khế, me, mít” là những lồi thực vật thường thấy xuất hiện nhiều ở Việt Nam mà
không thấy phổ biến hoặc hiếm xuất hiện ở Trung Quốc, trong khi “ 根 (hạnh) , 根 (táo Tàu) , 根
(bông), 根根 (phù dung), 根根 (táo) , 根 (trám) , 根 (lúa mạch) ” rất phổ biến ở Trung Quốc mà lại
không thường thấy ở Việt Nam. Hay sự khác biệt giữa những yếu tố quan niệm thẩm mỹ, truyền
thống văn hoá dẫn đến đánh giá chủ quan của chủ thể ngôn ngữ đối với thuộc tính tính chất của
dụ thể thực vật khơng tương đồng với nhau. Chính sự khác biệt này tạo thành điểm giá trị trong
nghiên cứu từ tỉ dụ Hán, Việt, góp phần bổ khuyết cho hệ thống từ vựng những từ ngữ cịn thiếu,
hay giúp người học ngơn ngữ (tiếng Hán và tiếng Việt) hiểu và nắm vững các cách thức sử dụng
từ tỉ dụ có các dụ thể thực vật trong quá trình học tập và dịch thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

根根 (2010). 现现现现现现现现. 根根: 根根根根根根根.
根根根 (2016). 现现现现现. 根根: 根根根根根根根.
根根根 (2014). 现现现现现现现. 根根: 根根根根根.
根根根 (1979). 现现现现现. 根根: 根根根根根根根根根.
根根根 (2010). 现现现现.根根: 根根根根根.
根根根根根根 (2014). 根根: 根根根根根.
根根根 (1997). 根根根. 根根: 根根根根根根根根根.
根根根 (1987). 根根根根根. 根根: 根根根根根根根.
根根根 (2004). 现现现现现. 根根: 根根根根根.
根根根 (1981). 现现现现. 根根根根根根.
Đào Thản (1988). Từ ngôn ngữ chung đên ngôn ngữ nghệ thuật. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội
Đỗ Hữu Châu (2004). Giáo trình Từ vựng học tiêng Việt. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.
Đinh Trọng Lạc (1994). 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiêng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục.
11



Hoàng Phê (2013). Từ điển tiêng Việt. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng.
Nguyễn Thiện Giáp (2009). Từ vựng học tiêng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Nguyễn Đức Tồn, Vũ Thị Sao Chi (2013). Về các khái niệm ẩn dụ tri nhận, ẩn dụ từ vựng và ẩn
dụ tu từ. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 76-84.
Võ Văn Quốc Huy, Lại Thị Mỹ Hướng (2019). Đối chiêu dụ thể chỉ động vật trong trong từ tỉ dụ
Tiêng Hán và tiêng Việt. Tạp chí khoa học trường Đại học Quảng Bình, 19(2), 70-81.
Võ Văn Quốc Huy, Lại Thị Mỹ Hướng (2017), Đối chiêu từ tỉ dụ chỉ màu sắc trong tiêng Hán và
tiêng Việt, Tạp chí khoa học trường Đại học Quảng Bình, 15(2), 49-60.
Phan Văn Các (2001). Từ điển Hán Việt. Hồ Chí Minh: NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

CONTRASTING THE EXAMPLE OF METAPHORICAL OBJECTS BOTANY IN
CHINESE AND VIETNAMESE METAPHORS
Abstract
Semantically, metaphorical objects in both Chinese and Vietnamese language are probably animals,
botany, natural abstracts, artificial objects, human. By utilizing metaphorical natural objects to compose
metaphorical words has been widespread that considerably enrichs the vocabulary system of both Chinese and
Vietnamese. 2 nations China and Vietnam have been equivalent in culture and languages as well. The impact of
social changes, local customs; nevertherless, the awareness of man to the nature world is probably distinct.
People are likely to point out the differences and similarities of the way to pick up metaphorical objects, the
way of word forming, the awareness, the cultural meaning in these words by comparing the metaphorical object
of natural abstracts in chinese and vietnamese metaphorical words.

Key words: Botany, metaphorical objects, metaphorical word-building, Chinese, Vietnamese

12




×