Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Analysis of business environment of binh duong, dong nai, ba ria vung tau provinces using EFE matrix (phân tích so sánh môi trường kinh doanh ở bình dương, đồng nai và bà rịa vũng tàu sử dụng ma trận EFE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.13 KB, 17 trang )

Hội Thảo Khoa Học Trường Đại Học Phan Thiết
Tháng 3 năm 2021
Phân tích so sánh mơi trường kinh doanh
ở Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu sử dụng ma trận EFE
TS. Đinh Bá Hùng Anh
ĐH Phan Thiết
TS. Nguyễn Hồng Tiến
Đại Học Văn Hiến
Tóm tắt: Nhận thấy Bình Dương là một trong những địa phương năng động về kinh tế trong
thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ
– vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Trong đó, Đồng Nai là một trong ba
góc nhọn của tam giác phát triển TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Ngồi ra
Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển dầu khí, cảng biển và du lịch. Tác giả tiến hành nghiên
cứu tổng quan về môi trường kinh doanh ở 3 tỉnh BD- ĐN-BRVT này sử dụng phương pháp
EFE để áp dụng trong phân tích mơi trường kinh doanh hiện nay. Nghiên cứu này cho phép
đánh giá tương tác giữa các yếu tố xung quanh để từ đó có những giải pháp hợp lý giúp cho
việc xây dựng và phát triển nền kinh tế trọng điểm hiệu quả và chất lượng. Từ đó các tác giả
đưa ra kết luận và đề ra các giải pháp.
Từ khóa: mơi trường kinh doanh, ma trận EFT, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu.
1. DẪN NHẬP
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Một trong những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng và phát triển kinh tế 3 vùng trọng
điểm phía Nam nói riêng cũng như là cả nước Việt Nam nói chung là nghiên cứu, đánh giá,
phân tích được các thế mạnh, thế yếu bằng ma trận EFE đã được học nhằm đưa ra các giải
pháp để hạn chế cũng như thúc đẩy nền kinh tế của 3 vùng trọng điểm phía Nam. Với lí do
trên, các tác giả lựa chọn chủ đề cho bài viết là “So sánh môi trường kinh doanh ở 3 tỉnh
Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu sử dụng ma trận EFE”
1.2.
Ý nghĩa của nghiên cứu đối với thực tiễn quản trị
Bằng các kiến thức thu thập được, ta đã tìm hiểu về mơi trường kinh doanh ở 3 tỉnh
trọng điểm ở phía Nam được cho là 3 điểm vàng miền Nam. Từ đó chỉ ra các thế mạnh, thế


yếu và đưa ra cách khắc phục tình hình là điều thiết yếu cho chính phủ. Giúp nền kinh tế
trọng điểm phía Nam nói riêng cũng như tồn nền kinh tế Việt Nam nói chung được phát
triển mạnh và bền vững so với các nước trong khu vực Châu Á, đẩy đời sống, nhận thức
người dân cao hơn, thoát khỏi cảnh cơ cực là điều tất yếu.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Để làm rõ môi trường kinh doanh tại 3 tỉnh BD- ĐN- BRVT bị tác động bởi các yếu
tố về mơi trường bên ngồi như thế nào ta sử dụng ma trận EFE để so sánh và phân tích các
yếu tố. Từ đó đưa ra các kết luận và nhận định. Song song đó là đưa ra các giải pháp khắc
phục các tình trạng yếu điểm để đẩy mơi trường kinh doanh trở nên phát triển hơn.
2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1. Mơi trường kinh doanh tổng qt (vĩ mô)




2.1.1. Môi trường kinh doanh tổng quát tỉnh Đồng Nai
Môi trường kinh tế

Về sản xuất cơng nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp trong tháng 5 và 5 tháng đầu
năm 2020 chịu tác động ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng rất thấp. Đặt biệt một số ngành sản
xuất chủ lực giảm so cùng kỳ. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng
10,19% so với tháng trước, tăng 5,87% so với tháng 5/2019.
Giá cả thị trường: Tháng 5 tình hình sản xuất kinh doanh trong nước đã dần trở lại
bình thường sau thời gian cách ly xã hội, tuy nhiên một số ngành nghề vẫn cịn hạn
chế theo quy định của Chính phủ và của tỉnh Đồng Nai. Một số nhóm hàng có biến
động như: lương thực - thực phẩm, dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch... giá xăng, dầu
trong tháng tiếp tục giảm do Nhà nước điều chỉnh giảm giá bán lẻ, trong tháng giá gas;
xăng dầu bán lẻ đã điều chỉnh tăng trở lại. Hoạt động kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng
tháng 5 năm 2020 có phần khởi sắc hơn so tháng trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của

dịch bệnh Covid-19 đã làm cho các Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu mặt hàng nông sản,
nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của thị trường Trung Quốc, Châu Âu giảm mạnh.
Tình hình sản xuất của doanh nghiệp, việc làm của người lao động: Do tình hình dịch
bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng đến đời sống việc làm, thu
nhập của doanh nghiệp và người lao động. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý các
khu cơng nghiệp có 10.047 lao động của 77 doanh nghiệp bị mất việc làm; 190 doanh
nghiệp trong khu công nghiệp phải gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, cho công
nhân nghỉ việc, ảnh hưởng đến 87.189 lao động [8, 15].
 Môi trường công nghệ kỹ thuật
Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, công nghiệp Đồng Nai đã tăng trưởng cả về số
lượng và chất lượng và đang chuyển nhanh sang lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ
trợ, giá trị gia tăng cao theo chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững. Đến nay, tỷ trọng
công nghiệp chiếm trên 57% GDP, đóng vai trị quan trọng vào tăng trưởng kinh tế hàng
năm của tỉnh [2, 3].
 Môi trường tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Đồng Nai khá phong phú, đa dạng có rừng, thác, sơng,
hồ núi, nổi bật trong đó là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai được xem như một khu
du lịch tổng hợp đa sắc màu; Vườn quốc gia Cát Tiên được công nhận là di tích quốc gia đặc
biệt và đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch là điểm du lịch quốc gia. Sơng Đồng Nai là
một trong những dịng sơng thơ mộng, hiền hịa, một trong những dịng sơng đẹp và dài nhất
vùng Nam bộ, có những dịng suối, hồ và những dịng thác đẹp như: Thác mai – Hồ nước
nóng, Thác Ba Giọt, Thác Giang Điền, hồ Trị An mênh mông như biển cả. Núi Chứa Chan
nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ, có chùa Bửu Quang ở độ cao 600m – một quần thể kiến
trúc dựa theo những hang động thiên nhiên, tạo nên nét độc đáo giữa chốn thâm nghiêm kỳ
vĩ của núi rừng.... tất cả đều là những tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc của Đồng Nai [2,
3].
 Mơi trường văn hóa – xã hội
Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh miền Đơng Nam Bộ có nghề nghiệp truyền thống
nổi tiếng là gốm sứ. Sản phẩm gốm sứ của Đồng Nai có nhiều loại và không giống như các
sản phẩm gốm sứ truyền thống khác ở miền Bắc và miền Trung. Phương pháp nghệ thuật



tạo hoa văn cho sản phẩm của gốm sứ Đồng Nai là kết hợp giữa khắc nét chìm và trổ thủng
sản phẩm gốm rồi qt men nhưng khơng có sự phân biết nước men và màu ve. Ngoài ra,
Đồng Nai cịn có nhiều nghề nghiệp tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống như đan lát, mây tre
lá nhờ nguồn tài nguyên là các rừng lá buông của địa phương, các làng nghề khác như bánh
đa, hủ tíu, gị thùng thiếc làng Kim Bích. Nắm bắt được thế mạnh này, Đồng Nai ra sức bảo
vệ nghề truyền thống và thành lập các cụm công nghiệp nghề truyền thống, mở các lớp đào
tạo nghề truyền thống là giải pháp then chốt và mới mẻ nhưng có tính cách lâu dài và là bước
đi đúng đắn bảo vệ ngành nghề truyền thống trước sức ép phát triển của q trình đơ thị hóa,
hội nhập kinh tế và đầu tư nước ngoài cho các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại [2, 3].
2.1.2. Môi trường kinh doanh tổng qt tỉnh Bình Dương
 Mơi trường kinh tế
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư
nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam,
tính đến năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD FDI, tăng hơn
2,5 lần so với năm 2006. Theo bảng xếp hạng PCI cấp tỉnh năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng
đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đơ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm
kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39
điểm.
Năm 2019, kim ngạch xuất, nhập khẩu duy trì tăng trưởng; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
được cải thiện theo hướng tăng các sản phẩm chế tạo, chế biến, hàng nông sản; bên cạnh giữ
vững các thị trường xuất khẩu truyền thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN), nhiều doanh
nghiệp có bước tiếp cận, phát triển một số thị trường mới như: Cuba, Mexico, các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất, Cộng hịa Belarus, Cộng hịa Kazakhstan;
Năm 2019, tình hình sản xuất cơng nghiệp tiếp tục phát triển, chuyển dịch nội bộ ngành
theo hướng tích cực; cơng nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trị quan trọng của ngành; một
số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh (gỗ, dày dép, dệt may, điện tử, linh kiện,...) có quy
mơ lớn, năng lực cạnh tranh, đạt giá trị xuất khẩu cao. Có 1.261 doanh nghiệp sản xuất cơng
nghiệp đi vào hoạt động góp phần đưa chỉ sơ phát triển cơng nghiệp tăng 9,86% (năm 2018

tăng 9,8%, KH 2019 tăng 9,5%) [8, 15].
 Môi trường công nghệ kỹ thuật
Trong những năm gần đây, Bình Dương đã từng bước chọn lọc và tập trung kêu gọi phát
triển những dự án đầu tư có trình độ kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất hiện đại, đặc biệt là các dự
án lớn nhằm phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ chất lượng cao. Xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế; nâng cấp, hoàn thiện các tổ chức
kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm hỗ trợ đạt trình độ quốc tế; thực hiện chuyển giao
cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp
nghiên cứu và phát triển khoa học cơng nghệ [2, 3].
 Mơi trường tự nhiên
Bình Dương có nguồn tài ngun khống sản tương đối đa dạng, nhất là khống sản phi
kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hố đặc thù. Đây là nguồn cung cấp
nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ,
vật liệu xây dựng, khai khống. Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên
rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng lồi. Có những khu rừng
liền khoảnh, bạt ngàn. Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương cịn
là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm
ẩn dưới lịng đất. Đó chính là cái nơi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm


hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài,... Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất
sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung
nhất là ở các thành phố Dĩ An, Tân Uyên, thành phố Thuận An và thành phố Thủ Dầu
Một [2, 3].
 Môi trường văn hố xã hội
Q trình tái cấu trúc văn hóa – xã hội của nhiều cộng đồng cư dân đã tạo ra sự giao
lưu, tiếp biến và hình thành nên hương sắc Bình Dương hiện đại. Văn hóa đương đại Bình
Dương xuất hiện theo quan niệm sự biến đổi văn hóa của cộng đồng các cư dân Bình Dương
trong bối cảnh hiện đại hóa xã hội. Theo nghĩa này, đời sống văn hóa cộng đồng các cư dân
có sự phân biệt văn hóa nguyên thủy, văn hóa cổ truyền, văn hóa truyền thống, văn hóa xã

hội chủ nghĩa, văn hóa hiện đại và văn hóa đương đại theo dịng chảy biến đổi của văn hóa
Bình Dương. Biến đổi đời sống văn hóa ở Bình Dương hiện nay cịn thể hiện ở việc biến đổi
các biểu tượng văn hóa và các mẫu người văn hóa. Con người làng xã là sản phẩm của cấu
trúc xã hội được xây dựng trên nền tảng văn minh nông nghiệp dần được thay thế bằng con
người của kỹ thuật xây dựng trên nền tảng khoa học cơng nghệ, đặc biệt là cơng nghệ số hóa.
Tinh thần kinh doanh được khơi dậy mạnh mẽ. Thang bậc sĩ, nông, công, thương đang được
sắp xếp lại theo một chiều hướng khác dù rằng tinh thần coi trọng khoa bảng vẫn được dư
luận và ý thức xã hội khẳng định [2, 3].
2.1.3. Môi trường kinh doanh Bà Rịa Vũng Tàu
 Môi trường kinh tế
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt là cửa ngõ của các tỉnh miền Đơng Nam Bộ
hướng ra biển Đơng, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển
lớn là đầu mối tiếp cận với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng là tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các
ngành kinh tế như: dầu khí, cảng và vận tải biển, sản xuất - chế biến hải sản và đặc biệt là
du lịch… Có giao thơng đường bộ, đường biển, đường hàng không phát triển khá đồng bộ…
là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển du lịch, thương mại và hợp tác đầu tư trong và
ngoài nước [8, 15].
Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa
Đơng Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dị, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát
hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại
Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP
của Bà Rịa– Vũng Tàu [8, 15].
Trữ lượng, tài nguyên dầu khí đủ điều kiện cho tỉnh phát triển cơng nghiệp dầu khí thành
cơng nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp cả nước và đưa Bà Rịa –
Vũng Tàu trở thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất Việt Nam.
Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch với nhiều bãi tắm nổi
tiếng, hệ thống hang động, các di tích lịch sử, đặc biệt là các di tích lịch sử Cơn Đảo [2, 3].
 Mơi trường cơng nghệ kỹ thuật
Hiện nay, tình trạng quy hoạch các khu đô thị và khu công nghiệp chưa gắn liền với vấn

đề xử lý chất thải. Nước thải, khí thải, chất thải rắn,... của các nhà máy, xí nghiệp,… đa phần
chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đã đưa thẳng ra mơi trường, dẫn tình trạng ơ nhiễm
gia tăng đến ở mức báo động. Do đó, mơi trường trở thành vấn đề quan tâm không chỉ của
một bộ phận, một phạm vi nhỏ nữa mà còn là vấn đề nhức nhổi của toàn xã hội, toàn thế
giới. Chính điều này làm cho nhu cầu nhân lực của xã hội đối với các lĩnh vực kỹ thuật, công


nghệ, và quản lý mơi trường là rất lớn.Đây chính là cơ hội và là thách thức đối với các kỹ sư
CN Môi trường tương lai [2, 3].
 Môi trường tự nhiên
Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu nhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du lịch, thuận lợi cho
phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (như tiêu, điều, cao su, cà phê) và cho phát triển
một nền lâm nghiệp đa dạng.
Đánh giá các loại đất của Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy: nhóm đất có ý nghĩa lớn cho sản
xuất nông – lâm nghiệp chiếm 60%, tỷ trọng này tương đối lớn so với nhiều tỉnh trong cả
nước. Nhóm đất này bao gồm đất phù sa, đất xám, đất đen và đất đỏ vàng. Điều này cho
phép tỉnh có thể phát triển một nền nơng nghiệp đủ mạnh. Ngồi ra, cịn một tỷ trọng lớn đất
không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp bao gồm đất cát, đất nhiễm phèn, mặn, đất xói
mịn….
Dầu mỏ và khí đốt của Bà Rịa – Vũng Tàu phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long và bể Nam
Côn Sơn. Bể Cửu Long trữ lượng khai thác khoảng 170 triệu tấn dầu và 28 – 41 tỷ m3 khí.
Trong đó, mỏ Bạch Hổ trữ lượng 100 triệu tấn dầu và 25 – 27 tỷ m3 khí, mỏ Rồng trữ lượng
10 triệu tấn dầu và 2 tỷ m3 khí, mỏ Hồng Ngọc và Rạng Đông trữ lượng 50 – 70 triệu tấn
dầu và 10 – 15 tỷ m3 khí. Bể Cửu Long có điều kiện khai thác tốt nhất do nằm không xa bờ,
trong vùng biển nông (độ sâu đáy <50 m), thuộc khu vực khơng có bão lớn.
Khống sản làm vật liệu xây dựng của Bà Rịa – Vũng Tàu rất đa dạng, bao gồm: đá xây
dựng, đá ốp lát, phụ gia xi măng, cát thuỷ tinh, bentonit, sét gạch ngói, cao lanh, cát xây
dựng, than bùn, immenit… Hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng 19 mỏ với tổng
trữ lượng 32 tỷ tấn. Nhìn chung các mỏ nằm gần đường giao thông nên khai thác thuận lợi.
Tài nguyên biển của Bà Rịa – Vũng Tàu rất thuận lợi cho phát triển vận tải biển, hệ thống

cảng, du lịch và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản [2, 3].
2.2. Môi trường kinh doanh ngành (vi mô)
2.2.1. Bình Dương
 Về mặt khách hàng, nhà cung cấp
Nhóm khách hàng đầu tư trong nước (đến 27/11/2019): Đã thu hút 56.702 tỷ đồng vốn
đăng ký kinh doanh (tăng 3,3%), gồm: 6.100 doanh nghiệp đăng ký mới (40.142 tỷ đông),
835 doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn (22.470 tỷ đồng) và 44 doanh nghiệp giảm vốn (3.707
tỷ đồng); có 372 doanh nghiệp giải thể (2.202 tỷ đơng). Lũy kế đến 2019, tồn tỉnh có 42.269
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 357.680 tỷ đồng.
Nhóm khách hàng đầu tư trực tiếp nước ngoài (đến 27/11/2019): Đã thu hút 03 tỷ 067
triệu đô la Mỹ (vượt 119% kế hoạch năm, tăng 49% cùng kỳ), gồm: 222 dự án đầu tư mới
(1.480 triệu đô la Mỹ), 143 dự án điều chỉnh tăng vốn (893 triệu đơ la Mỹ), 427 dự án góp
vốn (701 triệu đơ la Mỹ); có 03 dự án điều chỉnh giảm vốn (7 triệu đô la Mỹ). Lũy kế đến
2019, tồn tỉnh có 3.753 dự án có vốn đầu tư nước ngồi cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký
34,23 tỷ đơ la Mỹ [8, 15].
Nhóm kinh tế tập thể: Thành lập 25 hợp tác xã, vốn điều lệ 19 tỷ đồng (với 186 thành
viên). Lũy kế đên 2019, tồn tỉnh có 137 tổ họp tác (1-314 thành viên) và 176 họp tác xã
(26.253 thành viên). Nhiều mơ hình hợp tác xã kiểu mới được mở rộng đầu tư, kinh doanh
có hiệu quả, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên [2, 3, 4].
 Các đối thủ cạnh tranh
Trong Bảng xếp hạng PCI năm 2019, Bình Dương đứng vị trí thứ 13 tồn quốc với
67,38/100 điểm, thuộc nhóm “Tốt”. Bình Dương cũng là địa phương đứng đầu bảng xếp
hạng PCI 2019 khu vực Đông Nam bộ, tiếp theo là TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Bà Rịa -


Vũng Tàu. Trong số 10 chỉ số thành phần PCI, Bình Dương có một số chỉ số đạt điểm cao
như: Tiếp cận đất đai (7,67/100), đào tạo lao động (7,41/100), chi phí thời gian (6,89/100),
gia nhập thị trường (6,83/100) [1].
 Các sản phẩm thay thế
Sở hữu 48 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến hơn 10.000 ha, chiếm ¼

diện tích khu cơng nghiệp tồn miền Nam, Bình Dương đã và đang là một trong những địa
phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong 9
tháng đầu năm 2019, Bình Dương có tên trong top 3 tỉnh thành có số vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) lớn nhất cả nước, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM.Có được thành cơng đó khơng thể khơng
nói đến những chính sách thơng thống, ưu đãi, luôn, lắng nghe và giải quyết kịp thời những
vướng mắc của doanh nghiệp,…của chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương. Điều
này khiến Bình Dương ln là sự lựa chọn đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết
định đầu tư vào Việt Nam như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore,
Hồng KôngTrong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế ln ở mức
cao, GRDP tăng bình qn khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, cơng
nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp – xây
dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nơng lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu cơng
nghiệp và cụm cơng nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh
nghiệp trong và ngồi nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ [2, 3,
4].
2.2.2. Đồng Nai
 Về mặt khách hàng, nhà cung cấp
Với vị trí nằm ở cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có số lượng lớn các
khu cơng nghiệp đang chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng đón nhận dịng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI).
 Các đối thủ cạnh tranh
Theo đó chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019 của Đồng Nai đã tăng 3 bậc so
với năm 2018, xếp thứ 23/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Xếp thứ nhất, nhì, ba lần lượt là
Quảng Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Năm 2019 Đồng Nai đã có nhiều chuyển biến tích cực
về mọi mặt như, trong thủ tục hành chính đã cải thiện chất lượng giải quyết thủ tục cho doanh
nghiệp, rút ngắn thời gian giải quyết một số thủ tục như đăng ký thành lập doanh nghiệp,
cấp phép đầu tư... Về chi phí khơng chính thức, trong 3 năm trở lại đây đều có xu hướng
giảm đáng kể. Đáng lưu ý có đến 70-80% người dân hài lòng hơn với cách ứng xử của cơ
quan nhà nước, công chức viên chức [1].
 Các sản phẩm thay thế

Đồng Nai có nhiều cụm cơng nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đa
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động như Long Thành, An Phước, Nhơn
Trạch II, Biên Hòa II, Amata,...
Năm 2011, mặc dù kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên GDP trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng vẫn 13,32% so với năm 2010, trong đó, dịch vụ tăng 14,9%,
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9% công nghiệp - xây dựng tăng 14,2%
Về nông nghiệp, Đồng Nai là thủ phủ sản xuất chè, cà phê, ca cao, cam, bưởi, quýt,
sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,... Đồng Nai là tỉnh có đàn lợn lớn nhất cả nước với gần 1
triệu con, và có đàn trâu bị lớn thứ 2 với 185.000 con. Đồng Nai là tỉnh đầu tiên của cả nước
mà 100% xã, huyện, thành phố đều đạt chuẩn nơng thơn mới. Vì vậy nơng nghiệp Đồng Nai
phát triển mạnh mẽ, là nguồn cung hàng hoá cho các khu vực lân cận và xuất khẩu. Đây là


tỉnh có sản lượng nơng nghiệp lớn nhất Đơng Nam Bộ và là một trong những tỉnh sản xuất
ra khối lượng nông sản lớn nhất Việt Nam.
Năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,7%, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản
tăng 2,7%. Thu ngân sách đạt 54.431 tỉ đồng, đạt 100% so với dự toán được giao, chi ngân
sách đạt 22.509 tỉ đồng, đạt 109% so với dự toán. Tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ đạt
173,6 ngàn tỉ đồng, tăng 11,7% so với cùng kì và đạt kế hoạch năm [2, 3, 4].
2.2.3. Bà Rịa Vũng Tàu
 Về mặt khách hàng, nhà cung cấp
Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại,
nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia. Tính đến nay trên địa bàn
tỉnh đang có 301 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 27 tỉ USD và 450 dự án đầu tư trong
nước với tổng vốn đăng ký hơn 244 ngàn tỉ đồng.Trong những năm gần đây tỉnh luôn đứng
trong tốp những địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam. Nằm
ở vị trí thứ 3 về việc đóng góp ngân sách nhà nước, sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội [2, 3,
4].
 Các đối thủ cạnh tranh
Theo Ban tổ chức, báo cáo PCI 2019 là ấn phẩm thường niên năm thứ 15 liên tiếp do

VCCI và USAID hợp tác xây dựng và công bố nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường
kinh doanh cũng như chất lượng điều hành kinh tế của các địa phương trên cả nước, với
sự tham gia của gần 12.500 DN trong và ngồi nước.
Một địa phương có chất lượng điều hành tốt phải đảm bảo các tiêu chí như: Chi phí
gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh
doanh minh bạch và thông tin kinh doanh cơng khai; chi phí khơng chính thức thấp; thời
gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, TTHC; mơi trường cạnh tranh bình
đẳng; chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho DN; dịch vụ hỗ
trợ DN phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt và thủ tục giải quyết
tranh chấp cơng bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự...[1].
 Các sản phẩm thay thế
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của
Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đơng Nam Bộ tỉ lệ các
mũi khoan thăm dị, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá
trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông.
Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa– Vũng
Tàu.
Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ
lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được Nhà nước tập
trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng
trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.
Ngồi lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu cịn là một trong những trung
tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước [2, 3, 4].
2.3. Ma trận EFE
EFE là viết tắt của cụm External Factor Evaluation Matrix, nghĩa là ma trận đánh giá
các yếu tố bên ngoài hoặc ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi. Ma trận EFE là ma trận trợ
giúp phân tích mơi trường kinh doanh bên ngồi với các nhân tố thuộc các cấp độ của môi
trường thế giới, môi trường vĩ mơ và mơi trường ngành. Qua đó giúp nhà quản trị doanh



nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa
ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho cơng ty
[6, 9, 11, 12].
 Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trị quyết định đối với sự thành cơng như đã
nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài (tổng số từ 10 đến 20 yếu
tố) bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành kinh
doanh.
 Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng)
cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của yếu tố đó đối
với sự thành cơng trong ngành kinh doanh của cơng ty. Các cơ hội thường có mức độ
phân loại cao hơn mối đe dọa. Tuy nhiên, mối đe dọa cũng có thể nhận được mức phân
loại cao nếu nó đặc biệt nghiêm trọng hay mang tính đe dọa. Mức phân loại thích hợp
có thể xác định được bằng cách so sánh những nhà cạnh tranh thành công với những
nhà cạnh tranh không thành công, hoặc bằng cách thảo luận về yếu tố này và đạt được
sự nhất trí của nhóm. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này
phải bằng 1,0.
 Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách
thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này, trong đó 4 là
phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng ít.
Các mức này dựa trên hiệu quả của chiến lược công ty.
 Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định số điểm
quan trọng
 Bước 5: Cộng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng số điểm
quan trọng cho tổ chức.
Cách đánh giá ma trận FFE
Bất kể số các cơ hội chủ yếu và mối đe dọa được bao nhiêu trong ma trận EFE, tổng
số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Căn cứ vào
tổng điểm này để đánh giá mức độ phản ứng của DN đối với môi trường như sau [6, 9, 11,
12]:
- Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng rất tốt với các cơ

hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ.
- Tổng số điểm quan trọng là 1 cho thấy những chiến lược mà tổ chức đề ra không tận
dụng được các cơ hội hoặc né tránh được các mối đe dọa từ bên ngoài.
- Tổng số điểm quan trọng là 2,5 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng ở mức trung
bình với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu nhập
Nguồn dữ liệu từ các bài nghiên cứu của chính tác giả về môi trường kinh doanh và
các số liệu điều tra sẵn có
Phương pháp thu thập [5, 7, 13, 14]:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thích hợp, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu
một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất. Sử dụng phương pháp khảo
cứu để khai thác nguồn thông tin thứ cấp, dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã
có về mơi trường kinh doanh nói chung và của 3 tỉnh nói riêng và các tài liệu khác


có liên quan. Nguồn thơng tin thu thập từ các báo, tạp chí chuyên ngành và các nguồn
tin từ Internet...
- Phương pháp thu thập số liệu từ các tài liệu tham khảo, từ những thực nghiệm (các
kết quả lâm sàng, cận lâm sàng…)
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu bằng hình thức thu thập, phân tích số liệu. Bằng cách thu thập và phân tích
cá csố liệu kết quả kinh doanh ở năm cũ hoặc quý vừa qua đượcbáo cáo công kha iđến các
cơ quan ban ngành có trách nhiệm liên quan đến nghiên cứu sự phát triển tiếp nối đến môi
trường kinh doanh hiện tại của các khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Bà RịaVũng Tàu.
 Ưu điểm: Có được thông tin, số liệu cụ thể về môi trường kinh doanh của từng vùng
thì sẽ cho ra được đánh giá tốt nhất. Việc nghiêncứu bằng hình thức thu thập số liệu
này sẽ thể hiện được một cách chính xác nhất môi trường kinh doanh của từng vùng
 Khuyết điểm: Tuy vậy nhưng phương pháp này cũng có nhiều bất cập khác. Chẳng
hạn như các số liệu cũ sẽ không phù hợp để so sánh nếu như môi trường kinh doanh

của từng vùng có sự đổi mới, bị ảnh hưởng bởi mơi trường hoặc tệ hơn là các số liệu
tìm được khơng có độ tin cậy. Phương pháp này cũng gây mất thời gian khá nhiều
trong giai đoạn thu thập cũng như tốn nhiều chi phí trong việc tìm kiếm, thực hiện
khảo sát, đánh giá,…
3.3. Quy trình nghiên cứu
1. Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu
2. Nghiên cứu các lý thuyết liên quan và đánh giá môi trường thực tiễn
3. Thiết lập mơ hình nghiên cứu EFE
4. Xây dựng thang đo, bảng so sánh
5. Đưa ra kết luận
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh của Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa
Vũng Tàu
Ba tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu nằm ở khu vực trung tâm miền nam
Việt Nam, gần trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là TPHCM. Điều này đem lại sự thuận
tiện cho sự phát triển, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra Đồng Nai là nơi tập trung
những con đường chính của quốc gia, Bà Rịa Vũng Tàu là giáp biển phát triển mạnh về mặt
giao thương quốc tế bằng đường hàng hải. Ba tỉnh này có dân số lao động đơng, q trình
đơ thị hố và phân bố lại dân cư diễn ra mạnh mẽ. Các đô thị ngày càng mở rộng và đơng
đúc. Dịng người từ các vùng q đổ xô ra thành phố làm ăn. Đây là yếu tố làm tăng nhu cầu
xây nhà cửa, sắm đồ đạc gia đình, nhu cầu thuê nhà bình dân, nhu cầu cơm bình dân, nhu
cầu gửi tiền về quê, nhu cầu gọi điện thoại công cộng, nhu cầu vận chuyển hành khách... Đất
đai ở các khu ven đô cũng dần dần đắt lên và trở thành các tụ điểm dân cư mới, mang lại
nhiều tiền cho các gia đình nơng dân ngoại thành trước đây vốn thiếu thốn. Điều này tạo tiền
đề cho các nhu cầu xây nhà cửa, mua sắm đồ đạc. Q trình đơ thị hố và chuyển dịch lao
động cũng giúp cho đời sống nông thôn thay đổi.
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 598/KH-UBND ngày 28/02/2017
về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính Phủ
về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn

tỉnh Bình Dương. Đồng thời, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành


phố thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã để ra nhằm góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, cải các các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với
hàng hóa dịch vụ, xuất, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường áp dụng công
nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp
dịch vụ cơng trực tuyến, triển khai đồng bộ cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Năm 2018,
Bình Dương tiếp tục bám sát các chỉ tiêu đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng
Thế giới, về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về năng lực đổi mới sáng
tạo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc. Kiên định
các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về
cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đến năm 2020, chất
lượng môi trường kinh doanh Việt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEAN. Bên
cạnh đó, tập trung cải thiện cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng
thêm từ 8 - 18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; trong đó, cải thiện mạnh mẽ
các chỉ số hiện đang bị xếp hạng thấp. Cụ thể, khởi sự kinh doanh tăng thêm ít nhất 40 bậc;
giải quyết tranh chấp hợp đồng tăng thêm 10 bậc; giải quyết phá sản doanh nghiệp tăng thêm
10 bậc. Hồn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; kiến nghị
bãi bỏ một số nghề kinh doanh theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật
Đầu tư. Mặt khác, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch để du lịch từng bước trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics để tạo thuận
lợi và giảm chi phí kinh doanh, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. Cụ thể, cải thiện
năng lực cạnh tranh ngành du lịch thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp hạng 67/136 quốc gia);
từng bước giảm chi phí logistics trong nền kinh tế xuống mức bằng khoảng 18% GDP (hiện
hơn 20% GDP); cải thiện Chỉ số hiệu quả logistics thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 64/160
quốc gia)…[10]
Đồng Nai đề ra nhiều giải pháp nhằm đem lại sự hài lòng cho người dân và doanh
nghiệp (DN). Từ năm 2019, tỉnh ban hành kế hoạch về tiếp tục triển khai thực hiện những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Theo đó, tỉnh
phấn đấu cải thiện điểm số, vị trí xếp hạng về cải cách hành chính, mơi trường kinh doanh,
năng lực cạnh tranh, phấn đấu trong nhóm 20 tỉnh, thành có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) cao nhất cả nước. Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình
đẳng, thơng thống và minh bạch, tạo thuận lợi nhất để hỗ trợ DN tư nhân, nhất là các DN
khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thu hút nhanh nguồn lực đầu tư xã hội vào tỉnh. Đồng Nai
cũng sẽ đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, giúp
người dân, DN thanh tốn khơng dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đồng
thời, cơng khai quy hoạch, chính sách thủ tục để DN dễ tiếp cận [1].
Dịch vụ cảng biển và hậu cần cảng từng bước khẳng định vai trị, vị trí trong Vùng
kinh tế trọng điểm phía nam. Tính từ năm 2016 đến nay, thêm bốn cảng biển hoàn thành,
nâng tổng số cảng biển đang hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 47/69 cảng, tổng công suất thiết
kế đạt 137 triệu tấn/năm, trong đó có bảy cảng công-ten-nơ với công suất 75,46 triệu tấn/năm.
Số lượng tàu công-ten-nơ vào làm hàng tăng từ chín chuyến/tuần (năm 2015) lên 23
chuyến/tuần, đi từ Cảng Cái Mép - Thị Vải đến các thị trường châu Âu, châu Mỹ, Đông Bắc
Á. Tổng khối lượng hàng hóa trực tiếp thơng qua cảng giai đoạn 2016-2020 dự kiến đạt 70
triệu tấn/năm, tăng 12%/năm. Nhiều năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục khai thác tốt thế
mạnh của vùng đất nằm ven bờ Biển Đơng, có Cơn Đảo nổi tiếng và nhiều phong cảnh “sơn
thủy hữu tình” để phát triển du lịch. Tỉnh đã tập trung triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để


phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này, trong đó chú trọng liên kết với các địa phương trong
nước và nước ngoài để khai thác các tua du lịch đến với tỉnh. Hạ tầng du lịch phát triển nhanh
theo hướng nâng cao chất lượng. Từ năm 2016 đến nay, đã đưa vào khai thác, kinh doanh
nhiều cơng trình, dịch vụ du lịch lớn, như: khách sạn Pullman, khách sạn Malibu, Melia
Resort Hồ Tràm, Marina Bay Vung Tau,... Sản phẩm du lịch sinh thái, nông nghiệp chất
lượng cao tại một số địa phương trong tỉnh cũng được nhiều du khách lựa chọn… Nhờ đó,
vài năm gần đây, lượng khách lưu trú tăng bình qn 14,3%/năm, trong đó khách quốc tế
tăng 14%/năm… Kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi để Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai
các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 35 nhiệm vụ, đề án, chương trình

cụ thể được triển khai đạt nhiều kết quả tích cực đã góp phần làm cho bộ mặt nơng thơn ngày
càng khởi sắc. Tồn tỉnh đã có 34/45 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) với mức thu nhập
bình quân hơn 46,7 triệu đồng/người/năm. Thực tế cũng cho thấy, nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao ngày càng phổ biến và đạt một số kết quả bước đầu tại một số địa phương.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được khởi công, đi vào hoạt động; giao thông kết
nối giữa hệ thống Cảng Cái Mép - Thị Vải của Bà Rịa - Vũng Tàu với khu vực tiếp tục được
hoàn thiện; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tính sẵn sàng trong tiếp nhận đầu tư của tỉnh
đang đáp ứng tốt yêu cầu đề ra…, đây là những mấu chốt quan trọng để tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu được đánh giá đang ở giai đoạn “vàng”, hội tụ đầy đủ các yếu tố để tăng tốc, bứt phá
trong những năm tiếp theo. Theo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập
trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính; tập trung các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội…
Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, điều quan trọng nhất vẫn là
tiếp tục huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo mọi điều kiện để thúc đẩy xã hội
hóa, phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, sẽ tập trung đấu giá các khu đất cơng để có nguồn
vốn đầu tư hạ tầng, phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn; sớm hồn thiện các thủ tục để khởi
cơng các dự án trọng điểm nhằm tạo nền tảng phát triển vững chắc. Tỉnh chú trọng nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu
trong việc triển khai các nhiệm vụ. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mơi
trường đầu tư, xem đây là nhiệm vụ then chốt để tạo lập, củng cố niềm tin cho DN, nhà đầu
tư. Tăng cường thanh tra, kiểm tra cơng vụ, kiểm sốt chặt chẽ việc giải quyết các thủ tục
hành chính cho người dân, DN; kiên quyết xử lý, thay thế những cán bộ, công chức, viên
chức nhũng nhiễu, tiêu cực, không thực hiện hết trách nhiệm được giao. Tập trung hoàn thiện
hệ thống giao thông đường bộ kết nối giữa Bà Rịa - Vũng Tàu với các địa phương trong khu
vực, như cầu Phước An, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Phát triển hệ thống cảng thủy
nội địa và kho bãi chung quanh hệ thống sông nội địa quanh Cảng Cái Mép - Thị Vải. Thúc
đẩy việc đầu tư tuyến đường sắt kết nối Cảng Cái Mép - Thị Vải về hệ thống ga hàng hóa tại
các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam [10].
Nói tóm lại ba tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều tiềm năng phát
triển kinh tế và thu hút các nhà đâu tư, điều kiện thuận lời về mặt mơi trường, vị trí địa lý.

Các chính sách ưu đãi về kinh tế của nhà nước, chính trị ổn định, dân số lao động trẻ. Hội tụ
đầy đủ các yếu tố cần thiết, là một môi trường kinh doanh thuận lợi
4.2. So sánh môi trường kinh doanh 3 tỉnh sử dụng ma trận EFE
Các yếu tố chủ yếu
Bà Rịa Vũng Tàu
Tầm quan trọng
Trọng số
Tính điểm
Gia nhập thị trường
0
1
0
Tiếp cận đất đai
0.1
1
0.1


Tính minh bạch
Chi phí thời gian
Chi phí khơng chính thức
Cạnh tranh bình đẳng
Tính năng động
Dịch vụ hỗ trợ DN
Đào tạo lao động
Thiết chế pháp lý và ANTT
Tổng cộng điểm
Các yếu tố chủ yếu
Gia nhập thị trường
Tiếp cận đất đai

Tính minh bạch
Chi phí thời gian
Chi phí khơng chính thức
Cạnh tranh bình đẳng
Tính năng động
Dịch vụ hỗ trợ DN
Đào tạo lao động
Thiết chế pháp lý và
ANTT
Tổng cộng điểm
Các yếu tố chủ yếu
Gia nhập thị trường
Tiếp cận đất đai
Tính minh bạch
Chi phí thời gian
Chi phí khơng chính thức
Cạnh tranh bình đẳng
Tính năng động
Dịch vụ hỗ trợ DN
Đào tạo lao động
Thiết chế pháp lý và
ANTT
Tổng cộng điểm


0.1
0.2
0.1
0.1
0.1

0.1
0.1
0.1
1
Tầm quan
trọng
0.2
0.05
0.1
0.3
0
0.05
0
0.1
0.1
0.1

4
1
2
1
1
4
4
1
Đồng Nai
Trọng số
1
1
4

1
2
1
1
4
4
1

1
Tầm quan
trọng
0.1
0.2
0.1
0.1
0.05
0
0.1
0.1
0.2
0.05
1

0.4
0.2
0.2
0.1
0.1
0.4
0.4

0.1
2
Tính điểm
0.2
0.05
0.4
0.3
0
0.05
0
0.4
0.4
0.1
1.9

Bình Dương
Trọng số
1
1
4
1
2
1
1
4
4
1

Tính điểm
0.1

0.2
0.4
0.1
0.1
0
0.1
0.4
0.8
0.05
2.25

4.3. Thảo luận kết quả phân tích so sánh mơi trường kinh doanh
Về chỉ số Gia nhập thị trường, VũngTàu (0) được các doanh nghiệp đánh giá thấp hơn
so với Đồng Nai (0.2) và Bình Dương (0.1). Đồng Nai (0.2) là tỉnh phản ứng tốt nhất
về chỉ số này.


Chỉ số Tiếp cận đất đai, Đồng Nai (0.05) bị các doanh nghiệp đánh giá thấp so với
Bình Dương (0.2) vàVũng Tàu (0.1). Bình Dương là tỉnh được đánh giá cao nhất so
với 2 tỉnh cịn lại.
 Chỉ sốTính minh bạch, cả 3 tỉnh đều có tính minh bạch bằng nhau (0.1).
 Chỉ số Chi phí thời gian, Đồng Nai (0.3) là tỉnh được đánh giá cao hơn so với Vũng
Tàu (0.2) và Bình Dương (0.1).
 Chỉ số Chi phí khơng chính thức, Đồng Nai (0) và Bình Dương (0.05) là 2 tỉnh có chỉ
số thấp so vớiVũng Tàu (0.1).
 Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, Bình Dương (0) và Đồng Nai (0.05) là 2 tỉnh có chỉ số
thấp hơn Vũng Tàu (0.1).
 Chỉ số Tính năng động, Đồng Nai (0) bị các doanh nghiệp đánh giá thấp về sự năng
động so vớiVũng Tàu (0.1) và Bình Dương (0.1).
 Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, 3 tỉnh Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương đều

có chỉ số bằng nhau (0.1).
 Chỉ số Đào tạo lao động, Bình Dương (0.2) là tỉnh có chỉ số cao hơn so với Vũng Tàu
(0.1) và Đồng Nai (0.1).
 Chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự, Bình Dương (0.05) được các đánh giá thấp
hơn so với Vũng Tàu (0.1) và Đồng Nai (0.1).
Qua 3 bảng trên cho thấy, Vũng Tàu và Bình Dương là 2 tỉnh có mơi trường kinh
doanh tốt để các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể đầu tư vào. Tuy rằng các chỉ số
cạnh tranh giữa các tỉnh không được cao nhưng so với các năm trước các tỉnh đã cải thiện
rất nhiều về chỉ số cạnh tranh. Tỉnh Vũng Tàu cần có những chính sách hợp lý để nâng cao
chỉ số Gia nhập thị trường. Tỉnh Đồng Nai cần cải thiện chỉ số Chi phí khơng chính thức và
chỉ số Tính năng động. Tỉnh Bình Dương cần nâng cao chỉ số Cạnh tranh bình đẳng.


5. KẾT LUẬN
5.1. Kết luận
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, tăng
trưởng luôn ở mức cao, tuy nhiên, so với thực tiễn và tiềm năng vẫn còn một số hạn chế nhất
định trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, sự hình thành mục tiêu, quan tâm
phát triển từng khu vực, thu hút đầu tư phát triển hội nhập của các tỉnh, khu vực góp một
phần tất yếu nâng cao tầm thế và thế lực của Việt Nam. Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa
Vũng Tàu là một trong các tỉnh, thành phố có nhiều đóng góp trong sự tích cực và hội nhập,
thể hiện qua các chỉ số kinh tế khơng ngừng tăng lên, vượt mức kì vọng, trở thành một trong
các khu kinh tế trọng điểm, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để để nâng cao thu nhập người
dân, tạo sức ép và điều kiện để hoàn thiện thể chế kinh tế, nổ lực nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tiến trình phát triển và nâng cao kinh tế của Bình
Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu của Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn.
Cụ thể như:
 Chỉ số cạnh tranh giữa các tỉnh không cao so với khu vực trong khi vị trí địa lí, cũng
như các tiềm năng kinh tế có sức hấp dẫn cao.

 Chưa có chính sách hợp lí để phát triển kinh tế.
 Chưa phát triển đồng bộ và theo dây chuyền hệ thống thời đại công nghệ 4.0.
5.2. Kiến nghị và đề xuất


Để thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển bền vững, giúp Đồng Nai, Bình Dương và Bà
Rịa Vũng Tàu trở thành điểm mạnh kinh tế Việt Nam, qua bài nghiên cứu này, tác giả xin
đưa ra một số kiến nghị và đề xuất cần tiếp tục có nhiều giải pháp được thực hiện song hành
trong thời gian tới:
5.2.1. Đối với UBND Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu
 Bà Rịa Vũng Tàu:
+ UBND và Đảng bộ cần đưa ra các chính sách quyết liệt triển khai nhiều giải pháp
nhằm khai thông tiềm lực, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế. Trong đó, tận dụng
lợi thế so sánh, toàn tỉnh đã tập trung phát triển một số mũi nhọn kinh tế, gồm: công
nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du
lịch.
+Chính quyền địa phương phải nỗ lực tạo dựng mơi trường thu hút đầu tư tích cực,
lành mạnh, trách nhiệm; hợp tác, đồng hành và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho
doanh nghiệp; tăng cường cải cách hoạt động quản lý nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong đó, tồn tỉnh quyết tâm đẩy nhanh việc triển khai chính quyền điện tử, hướng
tới nền hành chính hiện đại, minh bạch, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan
nhà nước, bảo đảm gắn kết giữa cải cách hành chính với ứng dụng CNTT, lấy người
dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
 Bình Dương:
+ Cơ quan cần đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở khi
tập trung thực hiện chương trình phát triển đô thị tỉnh và nâng cấp đô thị, chỉnh trang
các khu dân cư, điểm dân cư tự phát; Tập trung xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng
mắc trong cơng tác phát triển giao thơng vận tải
+ khuyến khích nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
hữu cơ; nhân rộng phát huy hiệu quả các mơ hình canh tác nơng nghiệp hiệu quả; rà

sốt, xử lý dứt điểm những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý đất đai, nhất là liên
quan đến đất cơng, khơng để xảy ra tình trạng phân lơ bán nền trái quy định; rà soát,
thống kê, quản lý và lập kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng hóa
chất độc hại, ơ nhiễm môi trường ra khỏi khu đô thị, khu dân cư tập trung.
 Đồng Nai:
+Tỉnh cần biết tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mang lại để mở
rộng thị trường xuất khẩu.
+ Duy trì và phát huy các điểm mạnh về thương mai nâng cao đời sống an ninh xã hội,
xây dựng nông thôn mới, công nghiệp, xuất siêu.
5.2.2. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn 3 tỉnh
 Bà Rịa Vũng Tàu:
+ Là địa phương có nhiều thế mạnh trong phát triển du lịch, Các doanh nghiệp hoạt
động tại Bà Rịa - Vũng Tàu chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mà tỉnh có lợi
thế, cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch mới như du lịch sinh thái, nông nghiệp
chất lượng cao
+ Để hướng đến một cơ cấu kinh tế năng động, giá trị gia tăng cao, BR-VT đã có những
chính sách, xây dựng chiến lược mới trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI.
+ Trong định hướng thu hút đầu tư, BR-VT tập trung thu hút đầu tư có chọn lọc, chú
trọng thu hút các dự án có cơng nghệ hiện đại, có tính lan tỏa, ít thâm dụng lao động
và khơng xâm hại mơi trường, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và
bền vững.


Bình Dương:
+Trọng tâm là chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính và thực hiện cổ phần hóa đơn
vị sự nghiệp.
+ Đẩy nhanh tiến độ thành lập mới và mở rộng khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
sớm thành lập khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng chính
sách và triển khai thực hiện hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi cơng năng các cơ sở sản
xuất cơng nghiệp ở phía Nam sang phát triển thương mại, dịch vụ, đô thị và công

nghiệp công nghệ cao phù hợp với quy hoạch.
 Đồng Nai:
Ngoài xúc tiến đầu tư, thương mại ra nước ngồi, các cơng ty cần chú trọng xúc tiến
đầu tư tại chỗ cho doanh nghiệp trong nước, FDI gặp gỡ ký kết cung ứng sản phẩm
cho nhau để giảm nhập khẩu. Có nhiều doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp
trong nước đã tìm nguồn nguyên liệu sản xuất tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận nên
chủ động hơn trong sản xuất”. Nhiều lĩnh vực sản xuất của Đồng Nai đã giảm nhập
khẩu nguyên liệu như: dệt may, giày dép, điện tử, máy móc... Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam giữ vai trị đầu tàu trong phát triển kinh tế của cả nước có sự góp sức rất lớn
từ Đồng Nai.
5.2.3. Đối với các nhà nghiên cứu về môi trường kinh doanh
Các nhà nghiên cứu phải có cái nhìn khách quan và sâu sắc vào các vấn đề cũng như
điểm mạnh điểm yếu của từng khu vực để nêu ra các nhận định đúng đắn nhằm nâng cao
năng lực đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp, các tổ chức ở Việt Nam, giúp các nhà quản
lý tiếp cận với các phương pháp Đổi mới chiến lược theo chuẩn mực quốc tế.
5.3. Giải pháp cải thiện kinh doanh
 Bin
̀ h Dương
- Tạo hành lang pháp lý để cải thiện môi trường kinh doanh
- Nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư
- Minh bạch hóa dịch vụ công
 Đồ ng Nai
- Bám sát chỉ đạo của Chính phủ
Với tinh thần cải cách để phát triển, Đồng Nai đề ra nhiều giải pháp nhằm đem lại
sự hài lòng cho người dân, DN.
- Đưa hiệu quả vào thực chất
 Bà Riạ Vũng Tàu
- Nhằm thúc đẩ y doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng trưởng chất lượng và hiệu quả,
tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triể n kinh tế - xã hội. UBND
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu

vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khu vực tư nhân.
Phấn đấu có ít nhất 25.000 doanh nghiệp vào năm 2025 và 35.000 doanh nghiệp vào
năm 2030 còn đăng ký hoạt động.
- Đồng thời, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường liên kết trong doanh nghiệp khu
vực tư nhân. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực.
Nâng cao sức cạnh tranh và tăng mức đóng góp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp
khu vực tư nhân.
- Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hỗ trợ, nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp,



phát triển nguồn nhân lực chất lươṇ g cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh
nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, năm 2019. Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh Pcivietnam.vn xem 18/7/2020
2. Báo Nhân dân điện tử, năm 2020. Vùng kinh tế trọng điểm phía nam phải là trọng
điểm của trọng điểm
/>clid=IwAR02K9We75zMHiTctRPXDMAyB0XeBLfTg3ibQgtaEcUPm7_ZegvFWdGMog
xem 16/7/2020
3. Báo Sài Gịn giải phóng online, 31/5/2020. Gỡ khó cho vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam
/>xem 16/7/2020
4. Phạm Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thu Phương, 3/5/2020. Một số vấn đề về phát
triển kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững
/>1&fbclid=IwAR0LmSDhM9oIccjlqpEUnjPRBl7SUTPHNuiGyggyoH15jIsDJPtfrqX
2n7g
xem 15/7/2020

5. Duc, L. D. M., Thuy, H. T. X., Yen, N. T. H., & Tien, N. H. (2018). Corporate Social
Responsibility and Corporate Financial Performance Case of Listed Vietnamese
Companies, Zeszyty Naukowe Politechniki Częstochowskiej. Zarządzanie, 32, 251265.
6. Fred R. David (2015). Quản trị chiến lược Khái luận & các tình huống. NXB Kinh tế
tp. HCM
7. Hung Anh, D. B. Tien, N. H., & Thao V. T. T, (2019). Sustainability issues in social
model of corporate social responsibility. Theoretical analysis and practical
implications, Journal of Advanced Research in Management 19 (1).
8. Ngoc, N. M., & Tien, N. H. (2019). Coping with Challenges and Taking Opportunities
in International Business Strategy of Foreign Enterprises in Vietnam, International
Journal of Advanced Research in Engineering and Management, 5(7), 18-23.
9. Tien, N. H. (2019). International Economics, Business and Management Strategy.
Academic Publications, Dehli
10. Tien, N. H., Anh, D. B. H., & Thuc T. D. (2019). Global Supply Chain and Logistics
Management. Academic Publications, Dehli
11. Tien, N. H., & Anh, D. B. H. (2017). Global Strategic Marketing Management.
Ementon Publisher, Warsaw.


12. Tien, N. H. (2017). Strategic International Human Resource Management. Ementon
Publisher, Warsaw.
13. Tien, N. H., Anh, D. B. H., Ngoc, N. M., & Nhi D. T. Y. (2019). Sustainable Social
Entrepreneurship in Vietnam, International Journal of Entrepreneurship, 23(3), 1-12.
14. Tien, N. H. (2020). Green Entrepreneurship Understanding in Vietnam. International
Journal of Entrepreneurship 24(2).
15. Tien, N. H. (2017). Challenges and opportunities for enterprises in the world of the 4th
industrial revolution. National conference on “Accounting, auditing and Vietnam
economy in context of the 4th industrial revolution, 11/2017.




×