Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quan điểm của CNDVLS về hình thái kinh tế xã hội sự vận dụng của ĐCSVN trong sự nghiệp xây dựng CNXH của đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.8 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CNDVLS VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ
HỘI - SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐCSVN TRONG SỰ NGHIỆP XÂY
DỰNG CNXH CỦA ĐẤT NƯỚC

Giảng viên giảng dạy: Đặng Minh Tiến
Nhóm thực hiện
: Nhóm 7
Lớp học phần
: 2172MLNP0221

Tháng 11, năm 2021


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - tự do - hạnh phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Kính gửi: Thầy Đặng Minh Tiến – GV lớp học phần Triết học Mác – Lênin
Mã lớp học phần: 2172MLNP0221
Nhóm thảo luận: Nhóm 7
Buổi thảo luận : 3 buổi
Địa điểm thảo luận: Google meet
Thời gian làm việc:


-

-

-

Buổi 1: 03/11/2021, từ 20h30 – 21h30.
+ Thành viên có mặt 10/10
+ Nội dung: Nhóm thống nhất đề tài, chọn đề tài 10 làm bài thảo luận, nhóm
trưởng lập khung bài thảo luận, phân cơng nhiệm vụ, thời gian nộp bài và cách
thức nộp bài.
Buổi 2: 11/11/2021, từ 20h30 – 21h20.
+ Thành viên có mặt 9/10 (vắng Nguyễn Thị Quỳnh)
+ Nội dung: Tổng kết lại nội dung, chỉnh sửa lỗi, lặp nội dung, hoàn thiện
phần nội dung.
Buổi 3: 14/11/2021, từ 20h30 – 22hh30
+ Thành viên có mặt: 10/10
+ Nội dung: Tổng kết lại bài thảo luận, xem lại bản word, chỉnh sửa thứ tự
trong word, trình chiếu powerpoint, sửa lại phần nội dung trong powerpoint, tập
duyệt thuyết trình, đánh giá hiệu quả, thái độ trong khi làm việc.
Trên đây là biên bản cuộc họp trong suốt quá trình làm việc của nhóm 7.
Cao Bằng, ngày 14 tháng 11 năm 2021
Nhóm trưởng
Trương Thị Yến Nhi


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHĨM 7
STT

Họ và tên


MSV

Cơng việc

Đánh giá

Nhóm
tự đánh
giá

72

Trương Thị
Yến Nhi
(Nhóm trưởng)

21D130222

Tổng hợp,
word

Hồn thành tốt,
có trách nhiệm

9

21D130223

Phạm trù kinh

tế - xã hội, bổ
sung mục 2
chương 1

Đủ nội dung,
nộp bài đúng
thời gian, ngồi
ra cịn hồn
thành thêm phần
nội dung khác

9.5

Đủ nội dung,
nộp bài đúng
thời gian, nhiệt
tình tham gia

9

Hồn thành tốt,
giúp đỡ bạn
khác trong lúc
thảo luận

10

Hoàn thành tốt

9


75

76

Lưu Thị Kim
Oanh

Đặng Hồng
Phương

21D130009

77

Hồng Lê
Phương

21D130224

78

Lê Thị Thu
Phương

21D130269

79

Vi Hồng

Quang

21D130270

80

Bùi Thanh Q

21D130511

Mơ hình và
phương hướng
áp dụng chủ
nghĩa xã hội ở
nước ta, sắp
xếp và kiểm tra
lại nội dung,
các đề mục
chương II
Chương II
Powerpoint,
sửa chương I
powerpoint,
hồn chỉnh
Powerpoint

Thuyết trình

Giá trị khoa
Hoàn thành nội

học bền vững
dung tốt, nộp bài
và ý nghĩa cách
đúng hạn
mạng.
Các thành tựu
đạt được, các
Đủ nội dung,
hạn chế, các
nộp bài đúng
biện pháp giải
thời gian
quyết.

8

9


81

Nguyễn Thị
Quỳnh

21D130225

Q trình lịch
sử tự nhiên của
xã hội lồi
người.


82

Nơng Thị Như
Quỳnh

21D130271

Powerpoint
chương I.

83

Vũ Thị Quỳnh

21D130226

Các nội dung
đã áp dụng.

Hồn thành
cơng việc được
phân cơng chưa
tốt,chưa nhiệt
tình trong thảo
luận
Hồn thành nội
dung, nhiệt tình
tham gia thảo
luận

Hồn thành tốt
nội dung, nộp
bài đúng thời
hạn

7

8.5

9

→ Nhìn chung, các thành viên đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tuy
nhiên còn một bạn chưa thật sự nghiêm túc hồn thành cơng việc cũng như nhiệt tình
tham gia vào thảo luận.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..1
CHƯƠNG I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ
HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI…………………………………………….2
1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội………...................................................2
1.1. Khái niệm………………………………………………………………...2
1.2. Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội…………………………………….2
2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người…………………………4
3. Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng…………………………5
CHƯƠNG II. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẤT
NƯỚC…………………………………………………………………………...7
1. Các nội dung đã áp dụng………………………………………………...7
1.1. Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư

bản chủ nghĩa………………………………………………………..7
1.2. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa………………………………………………………………..9
1.3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác
của đời sống xã hội………………………………………………...10
1.4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác
của đời sống xã hội………………………………………………...11
2. Mơ hình và phương hướng áp dụng chủ nghĩa xã hội ở nước ta………11
3. Các thành tựu đạt được…………………………………………………13
4. Các biện pháp…………………………………………………………..14
5. Các hạn chế…………………………………………………………….15

KẾT LUẬN……………………………………………………………………16
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….17


1

LỜI MỞ ĐẦU
Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, Mác- Ăngghen đã phát hiện ra lý luận hình thái
kinh tế- xã hội dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội
được V.I.Lênin kế thừa và phát triển, vận dụng lý luận này vào Cách mạng tháng Mười
Nga. Nó có vị trí quan trọng trong Triết học Mác. Lý luận hình thái kinh tế- xã hội được
xây dựng nhằm mục đích tìm hiểu quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của
loài người. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nhờ lý luận hình thái kinh tế - xã hội,
C.Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tải của sự phát triển xã hội, chỉ rõ
được bản chất của từng chế độ xã hội, nghiên cứu cấu trúc cơ bản của xã hội, phân tích
đời sống phức tạp của xã hội để chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa lĩnh vực cơ bản của
nó, chỉ ra quy luật vận động và phát triển của nó như một q trình lịch sử - tự nhiên.
Qua đó giúp chúng ta có phương pháp khoa học và đúng đắn để nghiên cứu về sự vận

hành của xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động
lịch sử nói chung của xã hội loài người.
Đứng trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đơng Âu, lý luận đó đang
được phê phán từ nhiều phía, sự phê phán khơng phải từ phía kẻ thù chủ nghĩa Mác mà
cịn có cả một số người từng đi theo chủ nghĩa Mác. Do trong nhiều năm qua, lý luận về
hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa Mác không những không được bổ sung, phát
triển cho phù hợp với sự phát triển, biến đổi của thực tiễn mà lại giải thích một cách
máy móc, giáo điều và được áp dụng một các dập khn máy móc, cho Chủ nghĩa Xã
hội hiện thực ở nhiều nước biến dạng dẫn đến khủng hoảng, tan rã. Với sự vận động,
phát triển ngày một đổi thay của thế giới, lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã trở nên lạc
hậu, lỗi thời, khơng cịn phù hợp. Phải thay vào đó bằng một lý luận mới, hiện đại hơn,
mang tính thực tiễn cao hơn. Vì vậy làm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế- xã hội,
giá trị khoa học và tính thời đại của nó đang là một địi hỏi cấp thiết.
Về thực tiễn, Việt Nam đã khẳng định về việc xây dựng đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa tại Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ XI. Xây dựng đất nước
Việt Nam là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân
dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan
hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Vì những lí do trên việc nghiên cứu đề tài: “Quan điểm của CNDVLS về hình
thái kinh tế – xã hội. Sự vận dụng của ĐCSVN trong sự nghiệp xây dựng CNXH
của đất nước” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.


2

CHƯƠNG I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
LỊCH SỬ VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1.Phạm trù hình thái kinh tế xã hội
1.1. Khái niệm
- Hình thái kinh tế-xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để

chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng
cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến
trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
1.2. Kết cấu của hình thái kinh tế-xã hội
Hình thái kinh tế -xã hội là một hệ thống hồn chỉnh có cấu trúc phức tạp gồm ba
yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi yếu
tối đó có vai trị nhất định và tác động đến các mặt khác nhau tạo nên sự vận động của
cơ thể xã hội.
a) Lực lượng sản xuất:
- Là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại
kinh tế khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định (xâu xa) sự vận động, phát triển của
hình thái kinh tế-xã hội.
- Lực lượng sản xuất bao gồm con người và tư liệu sản xuất (đối tượng lao động
và tư liệu lao động)
• Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, biết sử
dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất.Ví dụ: người lao động gồm các tầng lớp
trong xã hội như công nhân, nông dân, trí thức, sử dụng kinh nghiệm và tư liệu sản xuất
để tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu sống của mình.
• Tư liệu sản xuất bao gồm:
+ Đối tượng lao động khơng phải là tồn bộ giới tự nhiên mà chỉ có bộ phận của
giới tự nhiên được đua vào sản xuất, được con người sử dụng mới là đối tượng lao động
trực tiếp. Bao gồm những gì có sẵn trong tự nhiên như khống sản, động vật,… và những
gì đã qua chế biến như gạo,…
+ Tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động như cày cuốc, cây,.. và phương tiện
lao động như xe máy, tàu bè, máy bay,…


3
b) Quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) là cái khung, cái sườn của cơ thể xã hội,
quyết định trực tiếp tất cả các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân

biệt các xã hội khác nhau trong lịch sử.Thể hiện ở ba mặt:
- Quan hệ giữa người với người đối với việc sở hữu tư liệu sản xuất. Ví dụ: người
đi thuê và người cho thuê (máy cày,xe…)
- Quan hệ giữa người với người đối với việc tổ chức quản lý và phân công lao
động. Ví dụ: Trong cơng ty người bỏ vốn làm chủ công ty và mướn người lao động.
- Quan hệ giữa người với người đối với việc phân phối sản phẩm. Ví dụ:Cơng ty
dược với nhà thuốc.
 Ba mặt trên có quan hệ sở hữu với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất có ý nghĩa quyết định với tất cả các quan hệ khác. Bản chất của bất kỳ quan hệ sản
xuất nào cũng đều phụ thuộc vào vấn đề những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội
được giải quyết như thế nào.
c) Kiến trúc thượng tầng là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với người
trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội, là công cụ
bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.Vậy nên cơ sở hạ tầng cũng là một nhân
tố quan trọng của kiến trúc thượng tầng.
- Cơ sở hạ tầng:
• Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ sản xuất
với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội.
• Cơ sở hạ tầng bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, những quan hệ sản xuất tàn
dư của xã hội trước và những quan hệ sản xuất bao gồm là mầm mống của xã hội sau.
Đặc trưng cho tính chất của một cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị quy định.
- Kiến trúc thượng tầng:
• KTTT (các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ
thuật, … cùng với những thiết chế tương ứng) được xây dựng dựa trên sự tổng hợp
những quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) của xã hội ấy.
• Mỗi yếu tố của KTTT có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng, nhưng có
liên hệ tác động lẫn nhau và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, trong đó nhà nước là bộ
phận có quyền lực mạnh mẽ nhất của KTTT. Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của
giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống của xã hội.



4
Ngồi những yếu tố cơ bản trên đây, các hình thái kinh tế-xã hội cịn có các quan
hệ khác như quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc và các quan hệ xã hội
khác:
- Trong xã hội nào bao giờ cũng có các dân tộc do vậy cần phải tạo đồn kết gắn
bó giữa dân tộc này với dân tộc kia thì mới thúc đẩy sản xuất phát triển được. Trong mỗi
dân tộc lại có các gia đình riêng lẻ, mỗi gia đình này lại có một phong cách sống khác
nhau, một gia đình tốt là có sự đồn kết, bố mẹ biết dạy con cái, con cái thì nghe lời bố
mẹ. Cịn ngược lại bố mẹ không dạy được con cái và con cái không nghe lời bố mẹ thì
gia đình đó sẽ khơng được hịa thuận.
- Trong gia đình thì có sự ảnh hưởng của xã hội rất lớn. Một xã hội văn minh lịch
sự thì gia đình đó cũng sẽ tốt hơn khi tiếp xúc với mặt sáng của xã hội đó, nhưng cũng
sẽ rất tồi khi tiếp xúc quá nhiều với những cái xấu như văn hóa đồ trụy, xã hội đen…
• Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự
biến đổi của quan hệ sản xuất.
2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người
- Ba yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và kiến
trúc thượng tầng tác động biện chứng, tạo nên sự vận động phát triển của lịch sử xã hội,
thông qua sự tác động tổng hợp của hai quy luật cơ bản là quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
- Sự vận động phát triển của xã hội bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuấ
mà trước hết là sự biến đổi, phát triển của công cụ sản xuất và sự phát triển về tri thức,
kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động. Mỗi sự phát triển của lực lượng sản xuất đều
tạo khả năng, điều kiện và đặt ra yêu cầu khách quan cho sự biến đổi của quan hệ sản
xuất.
- Khi lực lượng sản xuất phát triển về chất, địi hỏi phải xóa bỏ quan hệ sản xuất
cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới về chất. Sự phát triển về chất của quan hệ sản xuất,

tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của cơ sở hạ tầng xã hội. Khi cơ sở hạ tầng xã hội
biến đổi về chất dẫn đến sự biến đổi, phát triển căn bản (nhanh, chậm, ít, nhiều) của kiến
trúc thượng tầng xã hội. Hình thái kinh tế-xã hội cũ mất đi, hình thành kinh tế- xã hội
mới, tiến bộ hơn ra đời.


5
- Lịch sử xã hội loài người là một tiến trình nối tiếp nhau từ thấp đến cao của các
hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy- chiếm hữu nô lệ- phong kiến- tư bản chủ
nghĩa- xã hội chủ nghĩa. Trong đó, sự thống nhất giữa quy luật chung cơ bản phổ biến
với quy luật đặc thù và quy luật riêng của lịch sử.
- Lịch sử do con người tạo ra nhưng không phải theo ý muốn chủ quan mà trái lại
theo các quy luật khách quan; đó là các quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng và
hệ thống các quy luật thuộc mọi lĩnh vực của hình thái kinh tế xã hội.
- Sự phát triển của hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sự-tự nhiên. Tiến
trình lịch sử - tự nhiên của xã hội lồi người là sự thống nhất giữa lơgic và lịch sử, bao
hàm cả sự phát triển tuần tự đối với lịch sử phát triển toàn thế giới và sự phát triển “bỏ
qua” một hay vài hình thái kinh tế-xã hội đối với một số quốc gia, dân tộc cụ thể.
• Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật
chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện khách quan và chủ quan như: về tự nhiên,
chính trị, về truyền thống văn hóa, về điều kiện quốc tế …Chính vì thế, lịch sử phát triển
của nhân loại hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc đều có nét độc đáo riêng trong
lịch sử phát triển của mình thể hiện ở chỗ:
+ Có những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế-xã hội từ thấp đến cao
một cách tuần tự, chẳng hạn như các nước như Anh, Pháp, …
+ Có những dân tộc bỏ qua một hay một số hình thái kinh tế-xã hội nào đó.
+ Tuy cùng một thời gian nhưng có những nước đã đạt tới một hình thái kinh
tế-xã hội cao, lại có những nước vẫn cịn ở một hình thái kinh tế-xã hội thấp hoặc rất
thấp.

Như vậy, quá trình lịch sử-tự nhiên của quá trình sự phát triển xã hội chẳng những
diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua trong những
điều kiện lịch sử nhất định. Lênin viết: “Tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch
sử tồn thế giới đã khơng loại trừ mà trái lại, còn bao hàm một số giai đoạn phát triển
mang những đặc điểm hoặc về hình thức, hoặc về trật tự của sự phát triển đó”.
3. Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng
Đem lại một cuộc cách mạng trong quan niệm về lịch sử xã hội


6
• Đây là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội,
cơ sở phương pháp luận khoa học và cách mạng cho sự phân tích lịch sử xã hội
• Giải quyết một cách khoa học về vấn đề phân loại các chế độ xã hội và phân kỳ
lịch sử, thay thế các quan niệm duy tâm, siêu hình trước đó đã thóng trị trong khoa học
xã hội.
• Chỉ ra động lực phát triển của lịch sử xã hội không phải do một lực lượng tinh
thần hay một lực lượng siêu nhiên thần bí nào cả mà là do hoạt động thực tiễn của con
người, trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất dưới tác động của quy luật khách quan.
Phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội
• Muốn nhận thức và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải nhận thức và tác
động cả ba yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và kiến
trúc thượng tầng
Cơ sở khoa học quán triệt quan điểm của Đảng ta về con đường phát triển nước
ta
• Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây chính là sự
lựa chọn duy nhất đúng đắn, có khả năng và điều kiện thực hiện, là phù hợp với tính quy
luật bỏ qua một hay một vài hình thái kinh tế- xã hội trong quá trình phát triển lịch sử.
• Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là sự phát triển quá độ lên xã hội
chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của
quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa

những thành tựu của nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về
khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện
đại.
• Mơ hình mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được xác định với các tiêu chí
về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Đồng thời xác định các
phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
VN.
Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội là cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học
và cách mạng trong đấu tranh bác bỏ những quan điểm thù địch, sai trái về xã hội. Phê
phán thuyết kỹ trị, thuyết hội tụ đã tuyệt đối hóa các hoạt động kinh tế- kỹ thuật, xóa
nhịa sự khác nhau về bản chất của các chế độ xã hội nhằm chứng minh sự tồn tại vĩnh
viễn của chế độ tư bản.


7
 Nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế-xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với nâng
cao nhận thức về bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, quán triệt
sâu sắc đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, củng cố niềm tin, lý tưởng
cách mạng, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội của nước ta. Đây cũng là cơ sở khoa
học và cách mạng trong cuộc đấu tranh tư tưởng chống lại các quan điểm sai lầm, phản
động hoặc phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.

CHƯƠNG II. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC
1. Các nội dung đã áp dụng
1.1. Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa.
- Sau khi xây dựng học thuyết hình thái kinh tế-xã hội, C.Mác đã vận dụng học

thuyết đó vào phân tích xã hội tư bản, vạch ra các quy luật vận động, phát triển của xã
hội đó và đã đi đến dự báo về sự ra đời của hình thái kinh tế- xã hội cao hơn, hình thái
cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
- Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm thấp, đó là một quốc gia
nơng nghiệp lạc hậu trải qua liên tiếp chiến tranh. Vì vậy Đảng ta đã lựa chọn con đường
quá độ đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Sự lựa chọn này đã được Đảng ta xác định
ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 do Tổng bí thư Trần Phú soạn và
ghi rõ: “ Cách mạng Việt Nam sau khi hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ thì tiến
thẳng lên làm cách mạng XHCN mà không không qua chế độ TBCN”.
- Chủ nghĩa xã hội đã hình thành, phát triển từ sau cách mạng tháng Mười Nga.
Khi đó, chủ nghĩa xã hội được xây dựng theo mơ hình kế hoạch hóa tập trung. Mơ hình
đó đã phát huy vai trị tích cực trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhưng đến cuối
những năm 80 của thế kỷ XX đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến chủ nghĩa
xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Từ đó, có quan điểm khẳng định chủ
nghĩa tư bản ở vĩnh viễn và phủ nhận chủ nghĩa xã hội.


8
- Thực ra, khủng hoảng đó chỉ bác bỏ chủ nghĩa xã hội theo mơ hình kế hoạch hóa
tập trung, chứ khơng phải bác bỏ chủ nghĩa tư bản. Chính sự khủng hoảng đó giúp cho
chúng ta nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Nếu như cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII-XIX đã quyết định thắng lợi của chủ
nghĩa tư bản đối với phong kiến , thì cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
đang tạo ra những tiền đề vật chất để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
- Vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta khẳng
định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội khơng tách rời nhau. Đó là quy luật phát triển
của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng. Việc
Đảng ta luôn luôn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu
hướng của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta.
- Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: do nhân dân lao động

làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất cơng, làm theo
năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển tồn diện cá nhân; các dân tộc bình đẳng, đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ;
có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Mục tiêu của
chúng ta là: “Xây dựng một đất nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”.
- Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí hệ thống của quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà
nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ để
phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về
chất của xã hội trên tất cả những lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, nên phải
trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình tức tổ chức kinh
tế, xã hội có tính chất quá độ . Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan
xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ.
Sự lựa chọn này hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tiễn của VN.
Từ khi nước ta ước vào thời kỳ đổi mới năm 1996,cùng với quá trình đổi mới tư duy lý


9
luận kinh tế và nhận thức được rằng, chúng ta bỏ qua CNTB chỉ là bỏ qua CNTB với ý
nghĩa là một phương thức sản xuất đẻ ra quan hệ bóc lột và những bất cơng, chỉ bỏ qua
các quan hệ sản xuất TBCN với ý nghĩa nó là một hệ thống chính trị nền kinh tế, chỉ bỏ
qua tính chất hiếu chiến và thủ đoạn bóc lột lao động làm thuê của giai cấp tự sản. Nhưng
chúng ta không bỏ qua nền kinh tế hàng hóa và những quan hệ kinh tế vốn có của nó;
khơng bỏ qua những thành quả về mặt khoa học kỹ thuật; trình độ tổ chức quản lý của
nền sản xuất lớn tiên tiến của CNTB; không bỏ qua những kinh nghiệm, những lý thuyết

kinh tế mà CNTB đã bỏ qua nhiều thế kỷ để hình thành và tạo lập cho nhân loại; khơng
bỏ qua những quy luật kinh tế khách quan, những cơ chế kinh tế tạo ra sức mạnh long
lực thúc đẩy nền kinh tế.
 Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa là một tất yếu lịch sử.
1.2. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa
- Trong quá trình xây dựng xã hội ở nước ta “ Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương
thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
- Hiện nay, tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, trong chế độ xã hội khác nhau, kinh tế thị trường được sử dụng với mục đích khác
nhau. Trong các nước tư bản, đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Nó là kết quả của
sự phát triển lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định, kết quả của q trình phân
cơng lao động xã hội, phân công lao động xã hội, đa dạng hóa các hình thức sở hữu,
đồng thời nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Theo quan điểm của Đảng ta, “ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai
trị chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc”.
- Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa
phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với yêu cầu phát
triển của lực lượng sản xuất ở nước ta, với yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế


10
độc lập tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng ta khẳng định: “
Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng

sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,
nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng
quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối.
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khơng thể tách rời vai trị quản
lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. “Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý
nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế
thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường
để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc
phục mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, bảo vệ lợi ích nhân dân lao động của tồn thể
nhân dân.
1.3. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự ngiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta
- Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao
động thủ công là phổ biến. Cái thiếu thống nhất của chúng ta là một nền đại cơng nghiệp.
Chính vì vậy, chúng ta phải tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời đại
ngày nay cơng nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Cơng nghiệp há, hiện đại hóa
ở nước ta là nhằm xây dựng cư sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm
vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã chỉ ra: “ Con đường cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta và có thể rút ngắn thời gian, vừa có bước tuần tự,
vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để
đạt được công nghệ tiến tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học,
tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành
tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn
lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
 Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta chỉ thực sự thành công chừng
nào thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.



11
1.4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của
đời sống xã hội
- Gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải khơng ngừng đổi
mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu Đảng, xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đi đôi với phát triển kinh tế, phải phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân
dân; phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện công bằng xã hội nhằm thực hiện
mục tiêu: “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
2. Mô hình và phương hướng áp dụng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Lần đầu tiên, tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội do Đại hội VII của Đảng thông qua (6 – 1991) đã đề cập những nội dung
cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, gồm 6 đặc trưng
- Tổng kết 25 năm đổi mới và 20 năm thục hiện Cương lĩnh 1991, Đại hội lần thứ
XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung tám đặc
trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Trong đó, một số nội dung
của các đặc trưng đã được là sáng tỏ hơn so với Cương lĩnh 1991. Điều này thể hiện
như sau:
- Thứ nhất, khẳng định đặc trưng hàng đầu là xây dựng một xã hội: dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
- Thứ hai, nhấn mạnh vị trí của dân chủ. Nội dung dân chủ đặt lên trước cơng
bằng, văn minh. Tồn thể nhân dân làm chủ chứ không chỉ là nhân dân lao động làm
chủ. Tôn trọng quyền làm chủ, quyền con người, coi con người là trung tâm của chiến
lược phát triển là chủ thể phát triển.

- Thứ ba, nhận thức mới đầy đủ hơn về quan hệ sản xuất gồm 3 yếu tố: Chế độ sở
hữu tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ, phương thức phân phối sản phẩm. Việc


12
nhấn mạnh “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” với lực lượng sản xuất hiện đại là phản
ánh đúng quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
- Thứ tư, bổ sung đặc trưng thứ bảy: Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đó là nội dung
xây dựng chế độ chính trị trong mơ hình chủ nghĩa xã hội, cũng là vấn đề cốt lõi trong
chế độ xã hội chủ nghĩa
- Để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng và nhân dân ta phải: Đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên,
môi trường; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống
nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phịng và an
ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở
rộng mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tám
phương hướng cơ bản trên đã thể hiện tập trung nhận thức của Đảng Cộng sản Việt
Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới ở Việt Nam. Thực tế
85 năm qua chứng minh, chỉ với mơ hình này, nước ta đã thu được những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nhận thức mới của Đảng ta về mơ hình chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được thể hiện nhất quán. Sự nhất quán đó sẽ tạo
nên một nền tảng vững chắc cho hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã bắt đầu hình thành và sẽ từng bước
được bổ sung, hồn thiện.

- Tóm lại, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ khi thành lập Đảng đến nay, cho thấy
những câu trả lời cho hiện tại - tương lai - triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
của nhân dân và dân tộc ta là: Chủ nghĩa xã hội là sợ chỉ đỏ xuyên suốt trong đường
lối cách mạng Việt Nam. Mục tiêu, bản chất của chủ nghĩa xã hội, của sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn


13
minh. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội nhằm tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại của chủ nghĩa xã hội. Chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tường Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam hành
động của cách mạng Việt Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là xây dựng
một “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tang, tinh thần ngày càng tốt...”
- Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới đã khẳng định sự
lựa chọn đúng đắn của Đảng và Bác Hồ về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay.
3. Các thành tựu đạt được
- Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia
thu nhập trung bình thấp. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức
tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, thì giai đoạn 1991 - 1995, tăng
trưởng GDP bình quân đã đạt 8,2%/năm. Các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng
khá cao, riêng giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%
- Liên tiếp 4 năm, từ năm 2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng
trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Đặc
biệt, trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào
trạng thái suy thoái do tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng
trưởng 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm (2016 - 2020) tăng trung bình
5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.
- Năm 2020, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam được xếp thứ

42/131 nước, đứng đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập. Xếp hạng về phát
triển bền vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020, cao
hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.
- Theo Forbes Asia năm 2019, đã cơng bố danh sách 200 cơng ty có doanh thu
trên 1 tỷ usd tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó, Việt Nam đã góp mặt
tới 7 cái tên trong danh sách này ( Tập đồn Vingroup, CTCP Hàng Khơng Vietjet, tập
đồn Masan, cơng ty cổ phần đầu tư Thế giới Di động, công ty cổ phần Bia - Rượu Nước giải khát Sài Gòn, công ty cổ phần Sữa - Việt Nam Vinamilk, Ngân hàng TMCP


14
Kỹ thương Việt Nam – Techcombank.). Ngoài ra, Việt Nam còn xếp thứ 8 trong số
các nền kinh tế tốt nhất thế giới đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018.
- Tạp chí The Economist (Anh) tháng 8-2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền
kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. PwC - một trong bốn cơng ty kiểm tốn hàng
đầu thế giới (có trụ sở tại Anh), dự báo Việt Nam sẽ nằm trong số 30 nền kinh tế lớn
nhất thế giới sau năm 2030.
- Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, tính đến năm 2019 , Việt Nam đã có
quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia của Liên hợp quốc; có quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư với trên 224 nước và vùng lãnh thổ; có 16 đối tác chiến lược, 11
đối tác chiến lược toàn diện; 71 nước đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị
trường.
- Hội nhập kinh tế cũng đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích" quan trọng
trong mạng lưới liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
4. Các hạn chế
- Trình độ sản xuất của Việt Nam hiện nay rất không đồng đều. Đây là đặc trưng
rất rõ nét. Sự không đồng đều của trình độ lực lượng sản xuất thể hiện ở cả hai yếu tố
cấu thành là người lao động và công cụ lao động. Về trình độ của người lao động ở nước
ta rất rõ ràng là vừa có người lao động với trình độ cao ở cấp độ quốc tế, vừa có người
lao động với trình độ lao động giản đơn bằng chân tay, vừa có người lao động vừa có
trình độ tay nghề cao ở lĩnh vực này nhưng lại có tay nghề thủ cơng ở cơng đoạn khác
của chuỗi sản xuất.

- Đối với công cụ lao động cũng tương tự, có sự đan xen của cơng cụ lao động thủ
cơng cơ khí, hiện đại, tự động hóa. Đầu vào của sản xuất vật chất cũng vậy, vừa hiện
đại, vừa khơng hiện đại, vừa có đầu vào vật thể, vừa có đầu vào phi vật thể. Các điều
kiện của sản xuất vật chất như sân bay, bến cảng, đường xá, cầu cống cũng tương tự vừa
hiện đại, vừa bán hiện đại và có khi cịn thơ sơ. Từ đây cho thấy đặc trưng về trình độ
lực lượng sản xuất ở Việt Nam là không đồng đều, hiện đại, bán hiện đại và thô sơ đan
xen, kết hợp.
- Đối với quan hệ trao đổi, một hạn chế là chúng ta dường như không để ý tới quan
hệ trao đổi trong nền kinh tế thị trường- điều mà các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác Lênin luôn đề cập. Cũng giống như quan hệ sản xuất, quan hệ trao đổi của Việt Nam hiện


15
nay cũng khơng thuần nhất, chúng khơng hồn tồn là tn theo quy luật của thị trường
và cũng khơng hồn toàn là tuân theo những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
5. Các biện pháp giải quyết
- Với tình trạng không đồng đều trong lực lượng lao động ta nên thực hiện nền
kinh tế nhiều thành phần, chủ trương đa dạng hóa hình thức sở hữu, đa dạng hóa hình
thức phân phối, tổ chức quản lý sản xuất và trao đổi. Từ quan hệ sản xuất đa dạng nhiều
thành phần cũng như quan hệ trao đổi đan xen như vậy chúng ta phải chấp nhận kiến
trúc thượng tầng của chúng ta cũng chưa thể có đặc trưng thuần nhất xã hội chủ nghĩa
ngay được. Nếu không nhận rõ điều này sẽ làm cho chúng ta chủ quan, nóng vội, duy ý
chỉ. Chúng ta phải chấp nhận kiến trúc thượng tầng của chúng ta cũng có sự khơng thuần
nhất cả về các yếu tố cấu thành, cả về các khía cạnh trong nội bộ từng yếu tố.
- Để hoàn thiện quan hệ trao đổi, trước hết chúng ta phải hoàn thiện cơ sở pháp lý
của trao đổi để giải quyết hài hòa các bên của quan hệ trao đổi. Trên cơ sở đó hình thành
cơ chế vận hành cho quan hệ trao đổi. Trong nền kinh tế thị trường quan hệ trao đổi phải
dựa trên quy luật giá trị, quy luật cung-cầu, quy luật thị trường nói chung. Những nền
kinh tế thị trường của chúng ta là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa- một
mơ hình kinh tế thị trường mới đặc biệt, khác với mơ hình kinh tế thị trường đã có. Do
vậy, đối với Việt Nam một trong những biện pháp quan trọng để hoàn thiện quan hệ trao

đổi là giải quyết tốt quan hệ nhà nước-thị trường-xã hội và quan hệ giữa tuân theo các
quy luật của kinh tế thị trường với bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng
sản Việt Nam đã nhận thức rõ. Đồng thời phải hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường.
- Chúng ta phải chủ động xây dựng kiến trúc thượng tầng của chúng ta theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, nhà nước bằng các chính sách của mình có thể thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển, trên cơ sở đó hậu thuẫn, hỗ trợ, thúc đẩy quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa, quan hệ trao đổi xã hội chủ nghĩa được hồn thiện. Theo đó, kiến trúc
thượng tầng xã hội chủ nghĩa được xây dựng, hoàn thiện, củng cố.


16

KẾT LUẬN
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là nền tảng chính của mọi quốc gia trên thế
giới vì nó chính là nền tảng kinh tế - xã hội của mọi nước, trong đó những yếu tố hình
thành nên hình thái kinh tế - xã hội bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến
thức thượng tầng… là những nhân tố chính của hình thái kinh tế - xã hội.
Trình độ chinh phục tự nhiên và năng lực thực tiễn của con người thể hiện qua
trình độ lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất làm ra tư liệu sản xuất cho xã hội, từ
đây lượng lực sản xuất này sẽ nảy sinh quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người
trong quá trình sản xuất, thuộc lĩnh vực đời sống vật chất. Trong các quy luật khách
quan chi phối sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội thì quy luật về sự
phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có vai trị
quyết định nhất. Từ lực lượng sản xuất sẽ hình thành nên một tổng thể đó là kiến thức
thượng tầng bao gồm toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương
ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất
định và đều có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng nhưng không tồn tại rời rạc
nhau mà liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ
sở hạ tầng.
Chính vì vậy để xây dựng hình thái kinh tế - xã hội ở nước ta một cách có hiệu

quả thì nhất thiết các yếu tố lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng, sinh hoạt, văn hóa… phải được gắn bó, liên kết cùng nhau trên con đường phát
triển của đất nước không thể thiếu bất cứ một yếu tố nào. Tìm ra những phương pháp có
hiệu quả, phù hợp với đất nước điển hình như xây dựng nền sản xuất hàng hóa nhiều
thành phần, xây dựng hệ thống chính trị theo nguyên tắc nhân dân lao động, mở rộng
giao lưu quốc tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… sẽ làm cho hình
thái kinh tế nước ta phát triển hơn. Chính những điều đó sẽ có ý nghĩa rất tốt đối với các
mặt trong tổng thể hình thái kinh tế xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Nó thúc đẩy phát triển kinh tế lực lượng lao động sẽ có việc làm và khơng bị dư thừa,
đời sống văn minh lịch sự, thu nhập quốc dân tăng lên thì tổng thể hình thái kinh tế - xã
hội của nước ta sẽ phát triển, nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế của nước ta đi lên. Muốn vậy
nước ta phải thực hiện tốt đường lối đổi mới toàn diện mà Đảng đã đề ra tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI.


17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - sự thật Hà Nội, 2015.
2. Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2007.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, 1999.
4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội, Nxb
Sự thật Hà Nội, 1991.
5. Văn kiện đại hội Đại biểu tồn quốc quốc lần thứ IX, cổng thơng tin điện tử
Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
( />ngHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000714&articleId=10038377 )
6. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (Khóa VII), Hà Nội,
1994.
7. Tạp chí Cộng sản. ( ).

8. Báo điện tử
- />- />9. Vũ Văn Phúc (2009): Lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. />


×