Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.8 KB, 22 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


I. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm kinh tế thị trường
•Có nhiều định nghĩa, hiểu theo kinh tế
chính trị học Mác-Lênin, kinh tế thị trường
là sự phát triển bậc cao của kinh tế hàng
hóa.


• Kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu
của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải
qua để đạt nấc thang cao hơn trên con đường phát
triển.
• Kết luận này có ý nghĩa quan trọng về lý luận


2. Những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường
– Chủ thể của nền kinh tế
– Hệ thống thị trường và thể chế tương ứng
– Hệ thống giá cả thị trường
– Cơ chế nguyên tắc vận hành cạnh tranh tự do
– Vai trò của nhà nước trong tham gia điều tiết vận
hành nền kinh tế.



3. Các mô hình phát triển kinh tế thị trường trong
lịch sư

– Mô hình kinh tế thị trường tự do
– Mô hình kinh tế thị trường-xã hội
– Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa


• Nhận xét về quá trình phát triển của kinh tế thị trường
qua ba mô hình cơ bản.
– Để giải quyết vấn đề phát triển, trước hết phải phát
triển kinh tế thị trường.
– Phương án và mô hình phát triển kinh tế thị trường
khác nhau mang tính đặc thù, phụ thuộc vào những
điều kiện xác định, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia,
dân tộc.


– Các mô hình phát triển sau đều phản ánh
một xu hướng chung trong sự phát triển của
kinh tế thị trường. Đó là:
• Ngày càng nhấn mạnh các mục tiêu xã
hợi – con người;
• Thừa nhận vai trò định hướng, tổ chức và
điều tiết phát triển của nhà nước.


– Trên thực tế, xu hướng này cũng thể hiện
trong cả quá trình phát triển của các nền kinh

tế đi theo mô hình kinh tế thị trường tự do.
– Việc khẳng định tính phổ biến trong các mô
hình kinh tế thị trường đặc thù hàm ý rằng
việc lựa chọn mô hình thị trường định hướng
XHCN là đúng với xu hướng chung của loài
người.


II. XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1. Quá trình hình thành đường lới..
• Đại hợi VI của Đảng (12-1986) đánh dấu sự đổi mới
tư duy kinh tế.khẳng định sự cần thiết của việc sử
dụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ dưới chủ nghĩa xã
hội.. (thừa nhận cơ chế thị trường nhưng không coi
nền kinh tế của ta là kinh tế thị trường)


• Hội nghị TW 6 khóa VI (3-1989) chủ trương phát
triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều
thành phần đi lên CNXH (thừa nhận kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần)
• Đại hợi VII (6-1991) xác định: cơ chế vận hành nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các
công cụ khác.



• Đại hội VIII (6-1996), khẳng định sản
xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa
xã hội vì đó là thành tựu văn minh nhân
loại, tồn tại khách quan.
Chủ trương phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng XHCN.


• Đại hội IX (4-2001) chính thức đưa ra
khái niệm kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Là đường lối chiến lược
nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát
trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam.


• Đại hội X (2006) làm sáng tỏ thêm một bước nội
dung cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng XHCN.
Chủ trương gắn kinh tế thị trường nước ta với nền
kinh tế thị trường toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu và đầy đủ hơn.


• Đại hội XI (1-2011) khẳng định hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là
tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách

hành chính là một trong ba khâu đột phá chiến lược.


Đại hội XII của Đảng đưa ra định nghĩa về kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ
theo các quy luật của kinh tế thị trường,
đồng thời bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của đất nước.


2. Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là
một kiểu tổ chức kinh tế vừa dựa trên những nguyên
tắc, quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở
và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản
chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở
hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Nếu so sánh với
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thì kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam có những đặc
trưng sau:


Định hướng mục tiêu XHCN
Về chế độ sở hữu
Về chế độ quản lý
Về chế độ phân phối
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với

chủ động, tích cực hội nhập quốc tế


3. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN
• Nhận thức đúng đắn về tính phở biến và tính đặc thù
của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trên cơ
sở đó, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhằm đảm bảo
cho mọi hoạt động kinh tế phù hợp với quy luật vận
hành của nền kinh tế thị trường, cũng như giữ vững
định hướng XHCN trong quá trình phát triển.


• Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm của Đảng về phát
triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần
kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, bảo đảm mọi
thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường
đều được coi trọng, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng,
lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo


• Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
và các loại thị trường để vừa bảo vệ thị
trường nội địa, vừa bảo đảm môi trường
cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, nhất là
trong điều kiện chúng ta đến thời hạn mở
cửa thị trường theo lộ trình đã cam kết
với quốc tế.



• Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh
tế của nhà nước đối với nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Phải giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà
nước với thị trường.


III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN
ĐƯỜNG LỐI
• Thành tựu
• Hạn chế



×