Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Báo cáo thực tập tại nhà máy xi măng Hoàng Thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.64 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………..2
Chương I : TỔNG QUAN NHÀ MÁY
I.1.Lịch sử phát triển và cơ cấu tổ chức nhà máy xi măng hoàng thạch….3
I.2. Công nghệ sản xuất xi măng…………………………………………6
Chương II : HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN NHÀ MÁY
II.1Giới thiệu chung về trạm điện 37…………………………………….11
II.2. Đặc điểm các động cơ chính………………………………………..12
Chương III :KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ MÁY
III.1. Cấu trúc hệ thống điều khiển Hoàng Thạch 1…………………….14
III.2 Hệ thống điều khiển Hoàng Thạch 2………………………………..18
Chương IV : TÌM HIỂU VỀ LỌC BỤI TAY ÁODA
IV.1. Bụi và tác hại của bụi………………………………………………23
IV.2. Khái quát về lọc bụi tay áo…………………………………………23
IV.3. Phương thức điều khiển…………………………………………….25
IV.4 . Bảo dưỡng và sửa chữa…………………………………………….27
KẾT LUẬN……………………………………………………………….28
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đã và đang bước vào thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp hoá.
Nhiều công trình xây dựng cần được sửa chữa, xây mới. để đáp ứng với nhu
cầu đó, nhiều nhà máy xi măng ra đời với công suất từ một đến vài triệu
tấn/năm. Hiện nay, các công nghệ tiên tiến, các dây chuyền và thiết bị hiện
đại đang từng ngày, từng giờ được ứng dụng vào sản xuất. Chính vì thế, yêu
cầu đặt ra đối với sinh viên ngành điện chuẩn bị ra trường là phải nắm vững
kiến thức lý thuyết và phải có thực tế để có thể bắt nhịp với các công nghệ
tiên tiến. Để củng cố kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập, em
đã được nhà trường, bộ môn Tự Động Hoá tạo điều kiện để có thể thực tập
tại nhà máy xi măng Hoàng Thạch 7 tuần.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Mạnh
Tiến và Hà Tất Thắng, các cô chú cán bộ, công nhân viên nhà máy, đã tận


tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 1năm 2007
Sinh viên
Phạm Thị Huyền
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NHÀ MÁY
I.1.Lịch sử phát triển và cơ cấu tổ chức nhà máy xi măng hoàng thạch
1 Lịch sử phát triển nhà máy:
2 2
Xi măng là chất kết dính thuỷ lực cứng trong nướcvà không khí được
tạo ra bởi việc nghiền chung clinhke với thạch cao và một số phụ gia khác.
Các phụ gia và thạch cao được lấy từ tự nhiên, còn clinhke được tạo ra nhờ
quá trình nung luyện các chất. Đầu thế kỷ 20, xi măng đã thực sự trở thành
nhu cầu không thể thiếu được trong xây dựng và phát triển kinh tế. Xi măng
xuất hiện hầu hết trên khắp các thị trường trên thế giới.
Nhà máy xi măng Hoàng Thạch được xây dựng trên một khu đồi có tên là
Hoàng Thạch thuộc xã Minh Tân, huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương và một
phần của thôn Vinh Tuy xã Vĩnh Khuê huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
Nhà máy do hãng F.L.SMIDTH của Đan Mạch thiết kế và xây dựng, với hai
dây chuyền công nghệ khép kín, hiện đại, mức độ tự động hoá cao, sản xuất
xi măng theo phương pháp khô sử dụng lò quay. Nhà máy được khởi công từ
ngày 19/05/1976, hoàn thành lắp đặt dây chuyền sản xuất HT1 năm 1982 và
bắt đầu ra sản phẩm từ năm 1983. Năm 1992 do nhu cầu xi măng trong nước
cao nên Chính Phủ quyết định mở rộng dây chuyền sản xuất HT2, năm 1996
thì sản phầm của cả 2 dây chuyền đều được tung ra thị trường với chất lượng
tương đối ổn định, với công suất thiết kế HT1 là 1,1 triệu tấn/năm, HT2 là
1,2 triệu tấn/năm.Sắp tới, ngày 4/2/2007 sẽ khởi công dây truyền sản xuất
HT3 với công suất thiết kế là 1.2 triệu tấn/ năm.
2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy
Công ty xi măng Hoàng Thạch thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, với
2800 cán bộ, kỹ sư, công nhân.

Giám đốc nhà máy: Nguyễn Văn Nam và 6 Phó giám đốc.
Công ty được chia thành 2 khu vực tách biệt:
1. Khu hành chính bao gồm các phòng ban sau:
+ Phòng kinh doanh
- Bộ phận maketting
3 3
- Đại lý
+ Phòng Tổ chức
+ Phòng Kế hoạch
+ Phòng Vật tư
+ Tổng kho
+ Phòng Tài vụ
+ Phòng Hành chính
+ Phòng y tế
+ Phòng bảo vệ
+ Các cơ quan đòan thể, đảng bộ…
2. Khu sản xuất bao gồm:
+ Xưởng Điện- Điện Tử
+ Xưởng Cơ khí
+ Xưởng Lò
+ Xưởng Xi măng
+ Xưởng Nghiền liệu
+ Xưởng Khai thác
+ Xưởng Công trình
+ Xưởng Đóng bao
+ Xưởng Xe máy
+ Phòng Kỹ thuật an toàn
+ Phòng Điều hành trung tâm
+ Phòng Cơ điện
+ Phòng kỹ thuật sản xuất

+ Phòng kỹ thuật mỏ
PGĐ nhà máy vật liệu chịu lửa, kiềm tính
Giám Đốc
4 4
Kỹ thuật sản xuất
PGĐ phụ trách nhận xét
PGĐ phụ trách cơ điện
PGĐ phụ trách mỏ
PGĐ phụ trách kinh doanh
PGĐ phụ trách quản lý dự án
Điều hành trung tâm
Thẩm định
Tổ chức lao động
Kế toán
Kế hoạch
Vật tư
Bảo vệ
Thí nghiệm KCS
Đóng bao
Xưởng nguyên liệu

nung
Xi măng
Phòng kt cơ điện
Ban kt an toàn
Nước
Điện- Điện tử
Tổng kho
Xưởng cơ khí
Sửa chữa công trình

Kỹ thuật mỏ
Xưởng khai thác
Xưởng
xe máy
Phòng kinh doanh
Văn phòng
Y tế
Đời sống
5 5

×