Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Những bước chuyển của ngôn ngữ học (andré georges haudricourt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.58 KB, 11 trang )

Những bước chuyển của ngôn ngữ học
Nguyên bản: Les transformations de la linguistique. Scientia: rivista internazionale di
sintesi scientifica (Bologna: N. Zanichelli) 51, 12: 1–6 (1957). In l ại trong Problèmes de
phonologie diachronique: 21-28.
Link bản dịch tiếng Anh của Alexis Michaud />Tóm tắt: Trong q trình phát triển, ngơn ngữ học đã ch ắt lọc đ ối t ượng nghiên c ứu c ủa
mình; những vấn đề mà nó quan tâm đến đã có sự thay đ ổi l ớn khi ph ạm vi nghiên c ứu c ủa
nó được mở rộng ra tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Theo đó, từ việc quan tâm đ ến khía
cạnh tự nhiên, ngôn ngữ học chuyển sang nghiên cứu ph ương diện l ịch s ử, sau đó l ại
chuyển sang phương diện xã hội. Song song với q trình đó, khái ni ệm ban đ ầu v ề ngôn
ngữ với tư cách là một tổ chức cũng dần chuyển sang khái ni ệm về ngôn ng ữ v ới t ư cách là
một cấu trúc.

⋇⋇⋇
[1. Ngôn ngữ học lịch sử và các nhà Tân ngữ pháp]
Trong các ngành khoa học nhân văn, ngôn ngữ học là một trong nh ững lĩnh v ực
được nghiên cứu sớm nhất: nó có lịch sử phát triển đã g ần 150 năm nay. H ơn n ữa, nó là
một ngành khoa học mà định hướng hiện đại của nó liên quan đến nh ững l ợi ích khái quát
về tri thức luận.
Như bất cứ một ngành khoa học nào khác, ngôn ngữ học phát tri ển b ằng cách áp
dụng các phương pháp của nó vào một phổ rộng các dữ kiện ngơn ngữ có th ể quan sát
được; bằng cách tiến hành phản tư các khái niệm của nó; đặt ra nh ững tiêu chí kh ắt khe
hơn; và ln ln kiểm nghiệm những giả thiết mà nó đề ra. Song le, nó cũng k ế th ừa
nhiều thành tựu của các địa hạt gần gũi khác. Trong suốt nh ững năm đ ầu th ế k ỷ 19,
nghiên cứu về ngôn ngữ châu Âu khơng đưa ra được giải thích thỏa đáng nào v ề ngu ồn
gốc của từ vựng cũng như các hình thái ngữ pháp. Mãi cho đến khi khám phá ra ti ếng Ph ạn
và so sánh nó với các ngôn ngữ cổ điển (ND: t ức tiếng Hy L ạp, ti ếng La-tinh 1), ngơn ngữ
học mới có được một động lực mang tính chất quy ết định, thúc đ ẩy nó tìm đ ến ph ương
pháp giải thích thống trị cả thế kỷ 19: giải thích lịch sử.
Theo như đề cương của F.Bopp (1833) về nhiệm vụ của ngơn ngữ học, ngơn ng ữ
học bấy giờ có mục tiêu “mô tả tổ chức của các ngôn ngữ được liệt kê trong nhan đ ề c ủa
cơng trình (ND: xem tài liệu tham khảo); so sánh các d ữ ki ện có cùng m ột b ản ch ất, đ ể


nghiên cứu các quy luật mang tính vật lí và c ơ học chi ph ối nh ững ngơn ng ữ này cũng nh ư
1 Chú thích ghi ND là của chúng tơi. Những chú thích khơng ghi ND là c ủa Alexis Michaud.

1


để tìm ra nguồn gốc các hình thái biểu đạt các mối quan hệ ngữ pháp” 2. Ngày nay, đề
cương này hẳn sẽ vẫn bảo lưu được giá trị của mình nếu như những ý t ưởng c ủa Bopp
khơng dựa trên một tập hợp các giả thiết mà ngôn ngữ học hi ện đại đã khơng cịn th ừa
nhận nữa. Ví dụ, trong cơng trình đó Bopp gi ả định rằng vi ệc so sánh có th ể đ ược ti ến
hành với những thành tố có thể so sánh được ở các ngôn ngữ khác nhau, và nguyên nhân
đằng sau các hình thái ngữ pháp ở những ngơn ngữ con (daughter languages) ph ải đ ược
tìm thấy ở ngôn ngữ mẹ (mother language) (t ức ngôn ng ữ proto). Ở th ời c ủa Bopp, có m ột
giả định ngầm rằng ngôn ngữ mẹ phải đơn giản và chuẩn tắc. Đi ều đó khi ến Bopp tin
rằng ban đầu chỉ có ba nguyên âm gốc (nguyên âm proto), /i/, /u/ và /a/, và rằng các
nguyên âm ngắn /ĕ/ and /ŏ/ trong tiếng Hy Lạp chắc hẳn phải bắt nguồn từ một âm /ă/
ngắn trong tiếng Phạn. Ông quả quyết “trong số các nguyên âm đơn, bảng chữ cái c ủa
người Ấn Độ cổ thiếu các nguyên âm tương đương với ɛ và ο trong tiếng Hy Lạp. Nếu
chúng ta cho rằng những âm này đã phát triển ở giai đoạn khi ti ếng Ph ạn v ẫn còn là m ột
sinh ngữ, thì chắc chắn chúng phải diễn tiến từ âm a ngắn sau một giai đoạn khi bảng chữ
cái đã ổn định, bởi lẽ bảng chữ cái này biểu hiện những khác biệt chính xác nhất c ủa âm,
và vì thế nó hẳn đã phản ánh sự khác biệt giữa a, e và ŏ nếu như sự khác biệt đó tồn tại.” 3
Bấy giờ, khơng ai tưởng tượng được rằng /ĕ/ và /ŏ/ có thể tồn t ại và sau đó h ợp
nhất thành /a/ trước khi chữ Phạn được ổn định. Những nghiên c ứu thuộc giai đo ạn này
nhắm tới giải thích nguồn gốc hình vị phong phú của các ngôn ngữ Ấn – Âu; gi ả đ ịnh ngầm
rằng một ngôn ngữ với các thành tố không đổi là cơ bản hơn một ngôn ngữ v ới các hình v ị
[Nguyên văn: “Ich beabsichtige in diesem Buche eine vergleichende, alles Verwandte
zusammenfassende Beschreibung des Organismus der auf dem Titel genannten Sprachen, eine
Erforschung ihrer physischen und mechanischen Gesetze und des Ursprungs der die grammatischen
Verhältnisse bezeichnenden Formen.” Đây là câu đầu tiên của chương . Haudricourt trích lời

dịch của học trò người Pháp của Bopp , Michel Bréal: Grammaire comparée des langues indoeuropéennes (1867): “Je me propose de donner dans cet ouvrage une description de l’organisme des
différentes langues qui sont nommées sur le titre, de comparer entre eux les faits de même nature,
d’étudier les lois physiques et mécaniques qui régissent ces idiomes, et de rechercher l’origine des
formes qui expriment les rapports grammaticaux”.] Grammaire comparée des langues
2

européennes, Bopp, trad. fr p. 1.
[Nguyên văn tiếng Đức: “Unter den einfachen Vocalen fehlt es dem Altindischen Alphabet an
einer Bezeichnung des griechischen ɛ und ο, deren Laute, im Fall sie im Sanskrit zur Zeit seiner
Lebensperiode vorkamen, doch erst nach der Festsetzung der Schrift sich aus dem kurzen a
entwickelt haben können; weil ein die feinsten Abstufungen des Lautes darstellendes Alphabet
gewiss auch die Unterschiede zwischen a e und ŏ nicht vernachlässigt haben würde, wenn sie
vorhanden gewesen wären” (Bopp 1833:3). Haudricourt trích lại lời dịch này từ học trò
người Pháp của Bopp, Michel Bréal: Grammaire comparée des langues indo-européennes
(1867:31): “S’ils ont été en usage au temps où le sanscrit était une langue vivante, il faut au moins
admettre qu’ils ne sont sortis de l’a bref qu’à une époque où l’écriture était déjà fixée. En effet, un
alphabet qui représente les plus légères dégradations du son n’aurait pas manqué d’exprimer la
différence entre a, e et ŏ si elle avait existé”.]
3

2


biến hình (các nguyên âm gốc biến đổi theo biến cách và sự chia động t ừ). Người ta cũng
tin rằng sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ là một sự tiến hóa, t ừ một giai đo ạn khi t ất
cả các thành tố đều được phân biệt rõ ràng với nhau, đến một giai đo ạn sao cho lúc này
chúng hợp nhất lại thành một từ đơn.
Giai đoạn từ 1871 đến 1880, nhờ một loạt khám phá mới đ ược phát hi ện, ng ười ta
không khỏi thấy hoài nghi về những giả định truy ền thống. Ví dụ, th ực t ế là /ĕ/ và /ŏ/
ngắn có để lại vết tích trong tiếng Phạn: ở ngơn ngữ này, ban đầu *kĕ và *kŏ phái sinh l ần

lượt ra ca và ka. Những phát hiện này dẫn đến sự phát triển của một trường phái ngôn
ngữ học mới, được biết đến với cái tên Tân Ngữ pháp (Junggrammatik). Tr ường phái này
nghi ngờ bất cứ dạng thức nào của các giả định giải thích và tiến hóa. Thay vào đó, nó ch ỉ
thừa nhận các dữ kiện và các quy luật mà thơi. Chính bởi vậy, ở một góc độ nào đó có thể
xem những nhà Tân Ngữ pháp là những nhà thực chứng. V ới h ọ, “quy luật” v ề c ơ b ản là
những quy luật ngữ âm (phonetic laws) có thể được định nghĩa theo cách c ủa Brugmann:
“tất cả sự thay đổi ngữ âm […] đều xảy ra theo những quy lu ật nào đó mà khơng có ngo ại
lệ. Theo đó, chiều hướng của sự biến âm (sound shift) luôn t ương đ ồng cho t ất c ả các
thành viên của một cộng đồng ngơn ngữ nào đó, ngoại tr ừ những n ơi xảy ra tình tr ạng
một ngơn ngữ bị tách ra thành nhiều phương ngữ; và tất cả các từ mà âm c ủa chúng tuân
theo sự biến đổi đó trong cùng một mối quan hệ, thì đều sẽ bị ảnh h ưởng b ởi s ự bi ến đ ổi
đó mà khơng có ngoại lệ.”4. Ví dụ, trong tiếng La tinh, bất cứ âm c [k] nào đứng trước một
âm a đều sẽ biến thành ch [ʃ] trong tiếng Pháp. Bất cứ một ngoại lệ nào chống lại quy luật
này sẽ được giải thích là kết quả của việc loại suy (analogy) hay vi ệc vay m ượn ti ếng
nước ngồi. Ví dụ, từ tiếng La tinh vincam sinh ra từ tiếng Pháp que je vainque [vɛɛk] mà
không phải vainche [vɛɛʃ], bởi việc loại suy với vaincre [vɛɛkʁ], từ có một phụ âm tắc vịm
mềm: [k]. Q trình vay mượn có thể được minh họa bằng ví dụ c ủa từ canine ‘răng nanh’
và cavalier ‘người cưỡi ngựa’ trong tiếng Pháp, chúng là những thuật ngữ đ ược các học gi ả
cố tình tạo ra với căn tố tiếng La-tinh.
Thay vì việc tìm kiếm một nguồn gốc hợp lí cho các hình thái ngữ pháp, các nhà Tân
ngữ pháp lại kiên định giải thích, thơng qua các quy luật ngữ âm ho ặc các quá trình lo ại
suy, những hình thái này có thể được bắt nguồn từ những hình thái c ổ h ơn. Nguyên lí v ề
[Haudricourt khơng cung cấp tài liệu tham khảo chính xác cho trích d ẫn này và có m ột
sai sót nhỏ về tên của Brugmann, đúng ra phải là Bruggmann. Ơng cũng l ược thu ật nó m ột
chút, Nguyên văn: “mỗi sự biến đổi ngữ âm, do nó xảy ra một cách máy móc, di ễn ra theo
các quy luật mà được thừa nhận mà khơng có ngoại lệ. Tất cả các từ chứa âm đó sẽ b ị ảnh
hưởng, mà khơng có ngoại lệ”. Những chi tiết này cho thấy rằng ơng đã trích dẫn theo trí
nhớ. Trích dẫn nổi tiếng này lấy từ bản Tuyên ngôn của các nhà tân ngữ pháp. Nguyên văn
tiếng Đức như sau: “Aller lautwandel, so weit er mechanisch vor sich geht, vollzieht sich
nach ausnahmslosen gesetzen, d.h. die richtung der lautbewegung ist bei allen angehörigen

einer sprachgenossenschaft, ausser dem fall, dass dialektspaltung eintritt, stets dieselbe,
und alle wörter, in denen der der lautbewegung unterworfene laut unter gleichen
verhältnissen erscheint, werden ohne ausnahme von der änderung ergriffen” (Osthoff &
Brugmann 1878:13).]
4

3


tính nhất quán của các quy luật ngữ âm đã dẫn việc làm gia tăng tính chính xác trong
phương pháp luận. Hệ quả là các nhà ngôn ngữ học phải làm sáng t ỏ nh ững tr ường h ợp
ngoại lệ với các quy luật ngữ âm mà trước đây cần giải thích bằng phép loại suy.
[2. Saussure và sự phát triển của ngôn ngữ học đại cương]
Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm: nó tự động phóng chi ếu vào quá kh ứ b ất
kỳ sự bất thường nào được tìm thấy trong ngữ liệu. Ferdinand de Saussure là nhà ngôn
ngữ học duy nhất ở thời điểm đó giới thiệu lại khái niệm về ngơn ngữ với t ư cách là m ột
tổ chức. Trong cơng trình Luận về hệ thống nguyên âm nguyên thủy của các ngôn ngữ Ấn Âu (1879), ông đã cố gắng xem xét các ngôn ngữ Ấn – Âu đã đ ược ph ục nguyên, không ph ải
với tư cách là một kho chứa cho các hình thái khác th ường, mà v ới t ư cách là m ột ngôn ng ữ
hoàn chỉnh sở hữu một cấu trúc riêng. Điều này đã khi ến vi ệc ph ục nguyên các nguyên âm
của ơng khơng hề có chút tiếng vang nào tại thời đi ểm đó. Sự tồn tại c ủa chúng ch ỉ đ ược
chứng minh bốn mươi năm sau - thời điểm tiếng Hittite được giải mã.
Mãi cho đến thế kỷ 20, đặc biệt là sau khi cuốn Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương
(1916) của Saussure được xuất bản, ngôn ngữ học, phân ngành mà cho đ ến t ận th ời đi ểm
bấy giờ vẫn chỉ được hiểu như là mơn ngữ pháp so sánh, mới chính thức tr ở thành một
lĩnh vực rộng lớn hơn: Ngôn ngữ học Đại cương. Saussure ch ỉ ra rằng ngôn ng ữ h ọc tr ước
hết phải tuân theo quan điểm đồng đại: nghiên cứu ngôn ngữ trong hành ch ức (language
in use), như là một hệ thống các kí hiệu được một nhóm người sử d ụng. Bình di ện l ịch đ ại
hay những nghiên cứu lịch sử chỉ nên là mục tiêu nghiên c ứu th ứ c ấp, và ph ải căn c ứ trên
những nghiên cứu đồng đại. Kể từ Saussure, một bước ti ến quan tr ọng trong nghiên c ứu
lịch sử ngôn ngữ trên bình diện diễn tiến cấu trúc đã được xác l ập: quan tâm đ ến tr ạng

thái chung của cấu trúc ngôn ngữ khi nghiên cứu những biến đ ổi ngữ âm riêng l ẻ
(Martinet 1955). Có điều, để đánh giá chính xác bước tiến trên của ngơn ngữ học trong giai
đoạn đó, chúng ta cũng cần xem xét mối quan hệ gi ữa ngôn ngữ học v ới các ngành khoa
học liên quan, đóng vai trị phụ trợ 5 cho sự phát triển của ngôn ngữ học như: âm học, dân
tộc học.
[3. Vai trò của ngữ âm học/âm vị học]
Vào giai đoạn khởi đầu của những nghiên cứu so sánh các ngôn ngữ c ổ đi ển, t ư li ệu
nghiên cứu chỉ dựa trên các văn tự; do đó những ch ương đầu trong cu ốn sách c ủa Bopp v ề
ngôn ngữ học Ấn – Âu đều được đặt tên là “bảng chữ cái Sanskrit”, “bảng ch ữ cái Slavic”,
v.v… Chỉ đến nửa sau thế kỷ 19 với những tri thức mới về các ngôn ngữ láng gi ềng trong
dạng thức nói của chúng, cùng với nhu cầu phiên âm các ngơn ngữ khơng có h ệ th ống ch ữ
viết, các nhà ngôn ngữ học mới quan tâm đến việc phân biệt rõ ràng gi ữa ng ữ âm và ch ữ
viết. Nhu cầu này kéo theo việc thiết lập hệ thống bảng ch ữ cái ng ữ âm nh ằm cung c ấp
5 [Thuật

ngữ ‘phụ trợ’, auxiliaire, khơng khi nào thỏa đáng: nó ám chỉ những bộ mơn khác
biệt hồn tồn với ngơn ngữ học nhưng có đóng góp vào sự phát tri ển c ủa ngôn ng ữ h ọc.
Theo Haudricourt, một trong số những bộ mơn đó chính là ngữ âm h ọc th ực nghi ệm, lĩnh
vực quan tâm đến âm học và sinh lý học, và do đó thuộc về khoa học tự nhiên.]
4


một công cụ miêu tả trực tiếp về ngữ âm thay vì thói quen đánh v ần d ựa theo liên t ưởng
với một ngơn ngữ cụ thể nào đó. Với hệ thống này, một chữ cái đ ơn l ẻ, không đ ổi, đ ược
dùng để biểu thị nhất quán một đơn âm, ví dụ dùng [ʃ] cho một âm được viết theo nhiều
cách khác nhau như ch trong tiếng Pháp, sh trong tiếng Anh, sch trong tiếng Đức, ski trong
tiếng Thụy Điển, sci trong tiếng Ý, sz trong tiếng Ba Lan, .v.v... Từ bình diện này, ta có th ể
nhận thấy rõ ràng hơn trước khía cạnh vật lý, vật chất c ủa ngôn ng ữ. Các nhà v ật lí b ắt
đầu nghiên cứu bản chất của những âm này. Giờ đây, các âm c ủa ngôn ngữ, đ ược nghiên
cứu theo chính chúng và được định nghĩa bởi các đặc đi ểm vật lí và sinh lí, d ường nh ư làm

nảy sinh một lĩnh vực nghiên cứu mới – gần gũi với các khoa học t ự nhiên. Tính chính xác
của các quy luật ngữ âm được phát hiện bởi các nhà Tân ngữ pháp d ường nh ư xác quy ết
thêm bản chất sinh vật học của ngơn ngữ lồi người. Theo đó, m ột trong nh ững nhà ng ữ
âm học nổi tiếng nhất vào cuối thế kỷ 19, Pierre-Jean Rousselot (l’abbé Rousselot), đã tin
rằng sự thay đổi trong cách phát âm có nguyên do bởi m ột ch ứng b ệnh ở ph ần cu ối c ủa
dây thần kinh lưỡi và bộ máy phát âm. Hay Đ ức Cha Van Ginneken thì c ố g ắng ch ứng minh
rằng “chủng tộc người có đầu ngắn” (nhóm người với đặc trưng đ ược cho là có x ương s ọ
ngắn) chủ yếu sử dụng các âm có vị trí cấu âm sâu.
Để phản bác lại những luận điểm cực đoan trên về sinh học ngôn ng ữ, đa s ố các
nhà ngôn ngữ học đều thừa nhận bản chất xã hội căn bản của ngôn ngữ. Các nhà ng ữ âm
học cũng vậy, trong số họ có một vài tác gi ả (như Henry Sweet, Paul Passy và Janiel Jones)
đã công nhận rằng sự tồn tại một tập hợp âm thanh nào đó trong m ột ngơn ng ữ là m ột
hiện tượng xã hội. Thuật ngữ ‘âm vị’ được nhà ngữ âm học người Nga Scerba m ượn t ừ nhà
Sla-vơ học Baudoin de Courtenay, để gọi một âm thanh nào đó trong m ột ngơn ng ữ có m ột
giá trị xã hội và khu biệt: tức nó là một âm giúp phân bi ệt các t ừ khác nhau trong ph ạm vi
một cộng đồng người xác định. Ví dụ, trong tiếng Pháp ở vùng Marseilles, [e] và [ ɛ] c ấu
thành một âm vị, bởi [e] chỉ xuất hiện trong các âm ti ết mở, và [ ɛ] ch ỉ xu ất hi ện trong các
âm tiết đóng. Mặt khác, trong tiếng Pháp phương ngữ Paris, [e] và [ɛ] l ại là nh ững âm v ị
riêng biệt: vì lẽ, người Paris phân biệt [ʁe] ré (‘nốt nhạc Rê’) và [ʁɛ] raie (‘cá đuối’).
Theo quan điểm của các ngành khoa học tự nhiên, con người có khả năng t ạo ra vô
vàn các âm. Tuy nhiên, theo quan điểm của ngơn ngữ học, ch ỉ có m ột s ố l ượng gi ới h ạn và
cố định các âm được dùng để khu biệt các từ trong một ngôn ngữ xác đ ịnh mà thôi: các âm
vị của ngôn ngữ. Cái gọi là “các chữ cái” mà các nhà ngơn ngữ h ọc tiên phong nói v ề, th ực
ra chúng có nghĩa là các âm vị. Sự tồn tại của một số lượng hữu hạn các âm vị trong mỗi
ngơn ngữ cho phép người ta có thể biểu diễn chúng bằng một bảng ch ữ cái ch ứa m ột s ố
lượng kí tự nhất định.
Bản chất tách rời của các đối lập âm vị lý gi ải tính đều đặn (regularity) c ủa các quy
luật ngữ âm. Theo đó, các âm vị có một chức năng khu bi ệt (nêu b ật s ự t ương ph ản), b ắt
buộc chúng tự đặt mình vào vị trí đối lập với các âm vị khác, đi ều đó khi ến các nhà ngơn
ngữ học chú ý tới toàn bộ tập hợp mà chúng cấu thành: hệ thống âm v ị c ủa ngơn ngữ.

Đóng góp chính yếu của âm vị học đối với ngôn ngữ học hi ện đại là ở chỗ nó làm n ổi b ật
tầm quan trọng của khái niệm hệ thống, và thậm chí có thể nói, chính nó đã giúp cho khái
niệm hệ thống được hiểu một cách tường minh nhất.
5


[4. Vai trò của dân tộc học và xã hội học]
Từ buổi bình minh của ngơn ngữ học, W. von Humboldt t ừng đề xu ất r ằng t ồn t ại
một mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ với tư duy và tâm lý học. K ể từ đó đ ến nay,
khơng ít học giả đã và đang say mê việc viện dẫn các d ữ li ệu ngôn ng ữ đ ể ti ến hành các
nghiên cứu tâm lý học so sánh. Trong khi sự biến đổi ngữ âm được cho là do sinh h ọc, thì
sự biến đổi loại suy được cho là do tâm lý học. Cuối thế k ỷ 19, sự phân bi ệt rõ ràng đ ược
thiết lập giữa tâm lý học và xã hội học đã giải phóng ngơn ngữ h ọc kh ỏi tham v ọng ki ến
giải của Wundt – cách giải thích dựa trên những đề xuất chung về “tâm lý h ọc loài ng ười”.
Tuy vậy, tâm lý học dĩ nhiên có thể hỗ trợ cho ngơn ngữ h ọc trên góc nhìn r ộng nh ất: m ột
ngành khoa học về ngôn ngữ (a science of language).
Kiểu giải thích dựa trên loại suy có thể được tiến hành chính xác bằng tốn h ọc,
với sự tính tốn tần suất sử dụng. Xu hướng nghiên cứu này, v ốn đ ược đ ề x ướng b ởi Zipf,
nay vẫn được áp dụng trong điều khiển học hiện đại và lý thuyết thơng tin. Loại gi ải thích
này chỉ ra rằng, ví dụ, các động từ bất quy tắc không bị loại suy tác đ ộng b ởi t ần s ố s ử
dụng của chúng, và việc sử dụng chúng thường xuyên thường sẽ kéo theo vi ệc ngắn l ại
của một từ. Lĩnh vực này vẫn đang tiến triển một cách nhanh chóng.
Vào nửa sau thế kỷ 19, nghiên cứu về các hi ện tượng xã hội t ừ ph ương di ện xã h ội
học và dân tộc học bắt đầu trở nên nghiêm chỉnh hơn. Bản chất xã hội c ủa ngôn ng ữ ti ếp
tục được nhấn mạnh hơn bởi Saussure và Meillet, những người xây d ựng h ọc thuy ết ngôn
ngữ học của mình dựa trên học thuyết xã hội học của Durkheim. Đ ức Cha W. Schmidt thì
áp dụng một cách tiếp cận khác: ông cố gắng gán các thành t ố ngữ pháp và các d ữ ki ện
dân tộc học lại với nhau. Schmidt đã vận dụng phương pháp hình th ức c ủa dân t ộc h ọc
Đức - phương pháp tập trung vào nghiên cứu các nhóm d ữ kiện văn hóa đ ược tìm th ấy
trong một khu vực địa lý (phương pháp tiếp cận “Kulturkreis”). M ột th ử nghi ệm khác

trong việc áp dụng dân tộc học tiến hóa của Morgan và Engels vào ngôn ng ữ cũng đ ược
tiến hành: Nikolai Marr, một nhà Cáp–ca-zơ học, đã phân nhóm các lo ại ng ữ pháp theo các
nấc thang tiến hóa xã hội (social evolution). Nhìn lại nh ững cu ộc th ử nghi ệm đa d ạng này,
chúng ta thấy chúng đều có chung một đặc đi ểm: hồn tồn võ đốn - s ự th ật, có lẽ khơng
tồn tại mối liên kết nhân quả trực tiếp nào giữa cấu trúc xã hội và cấu trúc ngữ pháp.
Trái lại, thành tựu từ việc hợp tác giữa ngôn ngữ học và dân t ộc h ọc trong nghiên
cứu từ vựng - phương ngôn đã được khẳng định trong giai đo ạn này. S ự chi ti ết c ủa b ản
đồ ngôn ngữ - do Gilliéron ở Pháp, sau đó bởi các học gi ả Thụy Điển ở Ý th ực hi ện – đã t ạo
ra một động lực rõ rệt cho sự cộng sinh này. Có thể nói, ở loại nghiên c ứu này, ngôn ng ữ
học luôn luôn đi trước dân tộc học nhờ có kĩ thuật so sánh – nghiên c ứu v ề các đ ối t ượng
và các cơng cụ - bấy giờ ít được chú ý đến. V ới ngôn ngữ h ọc, m ột thành qu ả quan tr ọng
trong nghiên cứu từ vựng - phương ngữ đó là việc khái ni ệm c ấu trúc đã đ ược áp d ụng
trong nghiên cứu từ vựng, nhờ đó vai trị của t ừ đồng âm cũng tr ở nên sáng t ỏ h ơn: s ự t ồn
tại của sức ép chống lại những biến đổi ngữ âm có thể gây ảnh hưởng đến m ột lo ạt s ự
khu biệt từ vựng. Sẽ là vơ ích trong việc nghiên cứu l ịch sử cũng nh ư s ự phân b ố đ ịa lí c ủa
một từ nếu ta khơng xem xét nó trong tương liên v ới nh ững t ừ khác, xét v ề âm ho ặc nghĩa,
trong một ngôn ngữ nhất định. Nghiên cứu về hệ thống t ừ vựng đã được W. van Wartburg
6


và các môn đệ tiến hành trên tinh thần đặt những cuốn t ừ đi ển l ịch sử và t ừ đi ển t ừ
nguyên cạnh nhau đó.
Cộng tác giữa ngôn ngữ học và nhân chủng học cũng đáng đ ược ghi nh ận ở vai trị
khuyến khích việc nghiên cứu các ngôn ngữ bản địa ở Bắc Mĩ. Đó chính là đ ộng l ực then
chốt trong việc định hướng phát triển chung cho tồn bộ ngơn ngữ học Mĩ, m ở ra h ướng đi
mới theo lí thuyết cấu trúc luận trong ngôn ngữ học đại cương. Nghiên c ứu các ngôn ngữ
châu Mĩ được khởi xướng bởi các học giả Mĩ (nhiều người trong số họ sinh ra ở châu Âu)
mà trong số đó, những người nổi tiếng nhất là Boas, Sapir và Bloomfield. Ph ương pháp
thực chứng trong việc thu thập ngữ liệu trực ti ếp và khách quan t ỏ ra trái ng ược v ới cách
thức tiếp xúc vồ vập các ngôn ngữ này. Rõ ràng tính khách quan c ủa người quan sát là m ột

ảo tưởng. Bảng chữ cái ngữ âm được phát minh ở châu Âu để đại di ện cho các âm v ật lí,
đồng nghĩa nó chỉ tương ứng với các âm vị của các ngôn ngữ châu Âu. Tr ường h ợp thú v ị
nhất của việc cải tiến những công cụ mới để tiếp cận các ngơn ng ữ bản đ ịa châu Mỹ đó là
bảng chữ cái ngữ âm được Pastor Bridge sáng tạo cho nh ững ngơn ng ữ mi ền nam Fuego.
Theo đó, bảng chữ cái của Bridge không chỉ đưa ra các ph ương ti ện đ ể miêu t ả các âm c ủa
những ngơn ngữ Anh-điêng ở đây: nó cịn có thể dùng để phiên âm nh ững âm đ ược tìm
thấy trong phương ngữ tiếng Anh của chính tác gi ả, bao gồm các kí t ự đ ơn nh ất cho các
nguyên âm đôi trong ‘house’, ‘mice’, ‘boy’.
Việc miêu tả các ngôn ngữ Anh-điêng ở Bắc Mỹ đã chứng minh các ph ạm trù ng ữ
pháp và các khái niệm từ vựng trong những ngôn ngữ này khác nhau nh ư th ế nào so v ới
trong các ngơn ngữ châu Âu. Nó hé lộ phạm vi mà ở đó s ự ảnh hưởng c ủa các khn m ẫu
được phát triển cho các ngôn ngữ châu Âu có thể dẫn t ới sai sót trong k ết qu ả miêu t ả và
diễn giải các hiện tượng ngơn ngữ. Đó là lí do tại sao Bloomfield, ki ến trúc s ư tr ưởng c ủa
nhóm, đã đề xuất một thái độ “phi tâm lí” trong ngơn ngữ h ọc. Theo đó, ơng cho r ằng ph ải
nghiên cứu ngơn ngữ dựa trên miêu tả hình thức, khơng nên t ập trung vào ý nghĩa vì s ự
hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa chắc chắn bị ảnh hưởng b ởi các phạm trù ngôn ng ữ mà
chúng ta có. Quả thực, một phạm trù ngữ pháp trong một ngôn ngữ châu Âu th ường đ ược
định nghĩa bởi ý nghĩa của nó. Chẳng hạn, trong ti ếng Đ ức, ‘đ ộng t ừ’ còn đ ược g ọi là
Zeitwort, nghĩa đen là ‘từ-thời gian’; vì vậy động từ th ường được xem nh ư là nh ững t ừ
diễn đạt thời gian. Trong hình vị động từ tiếng Pháp, ‘th ức trình bày’ (indicatif) là thức mà
nó ‘trình bày’ một cái gì đó. Nhãn của các ph ạm trù ng ữ pháp khác thì nh ấn m ạnh đ ến các
đặc tính của hình thái, chẳng hạn trạng từ (adverb) có nghĩa là từ ‘đi kèm động từ’ (tiếng
Latinh là ad-verbum), và thức phụ kết (subjunctive), có nghĩa là một thức chỉ được dùng
trong các mệnh đề phụ (subordinate). Ở đây, t ồn tại m ột m ối liên h ệ khăng khít, t ương h ỗ
giữa hình thái và ý nghĩa, vì thế có thể hiểu được rằng ý nghĩa c ủa chúng đôi khi khó có
thể tách bạch trong các thuật ngữ ngơn ngữ học; dù vậy xin nhớ cho lí do t ại chúng ta phải
minh định các danh từ và động từ với tư cách là các t ừ lo ại: đó là b ởi các đ ộng t ừ và các
danh từ rất khác nhau trong hình thái của các ngơn ngữ thân thuộc nh ất v ới chúng ta: các
ngôn ngữ châu Âu. Trái lại, trong nhiều các ngôn ngữ ngoại lai, sự khác bi ệt này m ơ h ồ hơn
nhiều, như trong từ ‘bố’ chẳng hạn, một khái niệm mà v ới chúng ta d ứt khốt nó ph ải là

danh từ, nó có thể mang biến tố cho ý nghĩa thì (ví dụ để nói tới ‘người bố sau của tôi’)

7


hoặc cho người (để nói đến ‘bố tơi, bố anh’) hoặc cho dạng (để nói ‘Tơi là một người bố’
so với ‘Đây là bố tôi’).

[5. Bloomfield, Harris và Pike]
Trong tác phẩm đầu tay, Bloomfield đã xây d ựng học thuy ết c ủa ông ch ủ y ếu d ựa
trên học thuyết ngơn ngữ học tâm lí của Wundt. Sau đó, ơng chuy ển d ần sang hành vi lu ận
và giúp nó thống trị giới học thuật Mỹ suốt một thời kỳ. Hành vi luận hi ểu m ột cách chính
xác là tâm lý học về hành vi – tức là nó nghiên cứu hành vi trong s ự ph ản ứng l ại v ới môi
trường, bỏ qua liên kết của nó với chủ thể. Quan điểm này đạt đến mức cực đoan nhất v ới
trường phái ngôn ngữ học Chicago, đứng đầu là Zellig Harris.
Khác với những lí thuyết cực đoan vừa kể trên, Kenneth Pike và học trị c ủa ơng –
mà hầu hết là những nhà truyền giáo Tin lành – đã phát tri ển và ứng d ụng m ột ph ương
pháp miêu tả tốt hơn; họ điều tra và miêu tả các ngôn ngữ ngoại lai cu ối cùng cịn sót l ại
cho đến tận ngày nay trên khắp thế giới mà chưa một ai tư liệu hóa chúng trước đó.
[6. Hjelmslev và trường phái Copenhagen]
Ngồi ra, trong các xu hướng ngơn ngữ học hiện đại cũng c ần ph ải nh ắc đ ến
Hjelmslev và trường phái Copenhagen. Thực nghi ệm của Hjelmslev ti ếp t ục di s ản t ư
tưởng có thể được truy ngun từ Saussure: ngơn ngữ phải được nghiên c ứu cho chính nó
và trong chính nó, mà khơng phải xem xét bất cứ cái gì ngồi nó. Đ ể th ực hi ện đi ều này,
Hjelmslev đề xuất một loạt các quy tắc mới - chỉ quan tâm t ới các khả năng t ổ h ợp c ủa các
âm vị (cenematics) và các hình vị (plerematics).
[7. Kết luận: những vấn đề quan yếu và không quan yếu trong ngơn ngữ học]
Một vấn đề nữa cịn chưa thống nhất đó là sự phân loại các ngơn ngữ cũng như mối
quan hệ giữa phả hệ ngôn ngữ (phân loại tự nhiên) và loại hình h ọc ngơn ng ữ (phân lo ại
nhân tạo). Chúng tôi tin rằng sự phân nhóm d ựa trên phả h ệ khơng th ể bao qt h ết tồn

bộ ngơn ngữ trên thế giới, bất chấp cố gắng của một số nhà nghiên c ứu nhi ệt thành 6.
Cơng việc tính tốn xác suất thống kê sẽ cần thiết cho việc đặt ra những ranh giới, mà theo
đó sự phân nhóm theo phả hệ là khả dĩ: nhằm xác định xác suất đâu là do ng ẫu nhiên và
đâu là do kế thừa (inheritance) khi tìm thấy những t ương ứng ng ữ âm gi ữa các ngơn ng ữ.
Nói cách khác, để thực hiện cơng việc tính tốn, nhà nghiên c ứu cần có kh ả năng l ượng
hóa các mức độ phụ thuộc lẫn nhau của các nhân tố trong cấu trúc c ủa m ột ngơn ng ữ. Ví
dụ, Swadesh đã thử chuyển các mối quan hệ phả hệ thành bảng niên đ ại tuy ệt đ ối căn c ứ
vào những tương đồng từ vựng liên ngôn ngữ. Tuy nhiên, phương pháp đ ược bi ết đ ến v ới
[Ở phần đầu được thêm vào sách tái bản Problèmes de phonologie diachronique,
Haudricourt nói ngắn gọn rằng “tên của nhà ngơn ngữ học Trombetti đ ược trích d ẫn trong
ngoặc đơn (sau từ ‘nhiệt thành’) ở bản thảo gốc; đã bị xóa đi bởi ng ười biên t ập t ạp chí
Scientia”. Xem phần giới thiệu của bài viết.]
6

8


tên gọi niên đại học ngôn ngữ (glottochronology) này d ựa trên m ột gi ả đ ịnh hi ện còn đang
gây nhiều tranh cãi: tốc độ thay mới của lớp t ừ vựng c ơ bản là không đ ổi theo th ời gian.
Hơn nữa, việc vận dụng các công cụ niên đại học ngôn ngữ cũng th ường đ ược m ở r ộng ra
với những trường hợp khơng có mối quan hệ họ hàng (ND: tức quan hệ phả hệ).
Tóm lại, tất cả các nhà ngơn ngữ học hiện nay đều thống nhất về bản chất xã hội
của ngôn ngữ và thừa nhận rằng chức năng chủ yếu của nó là để giao ti ếp và bi ểu thị [t ư
duy]. Khả năng nghiên cứu ngôn ngữ theo một phương pháp thực s ự khoa h ọc đang ngày
càng được thừa nhận rộng rãi. Ngôn ngữ học thực sự có th ể khám phá ra các quy lu ật: các
quy luật đặc trưng ngôn ngữ - “quy luật ngữ âm” hiểu theo nghĩa kinh đi ển: nh ững bi ến
đổi ngữ âm có hệ thống đã xảy ra vào một thời đi ểm l ịch sử nh ất đ ịnh - cũng nh ững quy
luật chung khác, liên quan tới các cấu trúc ngôn ngữ không ph ụ thuộc vào th ời gian và
không gian7. Những cố gắng kiến giải diễn tiến cũng như mn hình vạn trạng các ngôn
ngữ trên Trái đất này đang trở nên ngày một chính xác hơn; chúng đã tham chiếu cả những

hiện tượng bên ngoài (như hiện tượng song ngữ, và tác động c ủa nhóm xã h ội này lên
nhóm xã hội khác) lẫn những hiện tượng bên trong [ND: c ấu trúc ngôn ng ữ]. Thành qu ả
trên bắt nguồn từ những thay đổi trong bản chất việc giao ti ếp gi ữa các cá nhân trong xã
hội; bao gồm sự thay đổi tần suất sử dụng các thành t ố đã cho và s ự thay đ ổi t ần su ất các
kết hợp đa dạng mà trong đó những thành tố này xuất hi ện. Các ngành khoa h ọc ph ụ tr ợ 8
cho ngôn ngữ học cũng đã được mở rộng: bên cạnh âm học, sinh lý h ọc nghiên c ứu các c ơ
quan phát âm và thính âm, các lĩnh vực mới cũng đang được phát tri ển, nh ư đi ều khi ển
học và phiên dịch máy.
Chương trình từ hội thảo ngơn ngữ học Oslo tháng Tám năm 1957 là m ột minh
chứng rõ ràng cho định hướng các vấn đề được quan tâm trong ngôn ng ữ h ọc hi ện đ ại
ngày nay: trong số mười lăm chủ đề trong chương trình ngh ị sự, ch ỉ có m ột ch ủ đ ề truy ền
thống liên quan đến mối quan hệ cội nguồn giữa các ngôn ngữ.
Lời nhận xét của Alexis Michaud
Trong tuyển tập tiếng Pháp các nghiên cứu về ngữ âm học lịch s ử của mình (1972:21),
Haudricourt đã đề tựa những lời sau cho bài báo này:
“Bài báo này được viết trong sự phẫn nộ sau khi được đọc một bài vi ết c ủa Oddone
Assirelli (1956) trên tờ Scientia. Tác giả này đã dành rất nhiều lời ca tụng cho một
vài nhân vật nằm trong số những nhà ngôn ngữ gây tranh cãi nhất: W.Schmidt, Van
Ginneken, và hơn cả là giáo sư cũ của ông, Trombetti. Cái tên mà ban biên t ập c ủa
Scientia đã xóa khỏi trích dẫn trong ngoặc cuối câu ‘ Chúng tơi tin rằng sự phân
[Ở đây Haudricourt muốn bóng gió nhắc tới lý thuy ết phi ếm đại (panchronic) trong âm
vị học của ông: xem phần giới thiệu của chương này.]
7

8 [Xem chú thích 5.]

9


nhóm dựa trên phả hệ khơng thể bao qt h ết tồn b ộ ngơn ng ữ trên th ế gi ới, b ất

chấp cố gắng của một vài nhà nghiên cứu nhiệt thành’.”
Condominas (1997:13) kể rằng Haudricourt thường trích d ẫn bài vi ết Tiếng An Nam với
tư cách là mẹ của các ngôn ngữ: về nguồn gốc chung của người Xen-tơ, Xê-mít, Xu đang và
các tộc người ở Đông dương (1892) của đại tá Henri Frey như là một minh họa sinh đ ộng
của cách võ đoán bừa bãi về nguồn gốc của các ngôn ngữ và tộc người. Th ế nh ưng, xu
hướng nghiên cứu khó tin kiểu như vậy vẫn tồn tại cho đến ngày nay: nh ặt m ột vài s ự
tương đồng giữa các ngơn ngữ (hay văn hóa) và đề ra một t ổ tiên chung cho chúng trên
những căn cứ mà trong thực tế chỉ là những tương đồng ngẫu nhiên không h ơn không
kém. Hết lần này đến lần khác, nhiều nhà ngôn ngữ học lịch s ử đã đ ứng lên ph ản bác l ại
những nhầm lẫn tai hại đó của những tác giả [ki ểu như Frey] có hoài bão d ồn h ết t ất c ả
các ngôn ngữ trên thế giới vào trong một cây phả hệ đ ơn gi ản d ựa trên ph ương pháp lu ận
“tiền Copernican” (Salmons 1996).
Bài viết của Assirelli có vẻ chỉ như ném đá ao bèo, chưa k ể đến tác h ại c ủa nó thì theo s ở
kiến của chúng tơi, nó khơng bao giờ được trích d ẫn l ại. Tuy nhiên, chúng ta có th ể cũng
nên cám ơn Assirelli vì đã cho Haudricourt lí do đ ể trình bày quan đi ểm c ủa mình v ề
những bước phát triển của khoa học ngơn ngữ qua thiên lịch sử cô đọng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo chính

Bopp, Franz. 1833. Vergleichende Grammatik des Sanskrit, Zend, Griechischen, Lateinischen,
Litthauischen, Gothischen und Deutschen. Berlin: Ferdinand Dümmler / Königl. Akademie
der Wissenschaften.
Bopp, Franz. 1867. Grammaire comparée des langues indo-européennes, comprenant le
sanscrit, le zend, l’arménien, le grec, le latin, le lithuanien, l’ancien slave, le gothique et
l’allemand. (Trans.) Michel Bréal. Paris: Imprimerie impériale.
Martinet, André. 1955. Economie des changements phonétiques. Traité de phonologie
diachronique. (Ed.) Walther von Wartburg. (Bibliotheca Romanica, Series Prima: Manualia
Et Commentationes). Bern, Switzerland: A. Francke AG Verlag.
Saussure, Ferdinand de. 1879. Mémoire sur le système primitif des voyelles dans les langues

indo-européennes.
Leipsick:
B.
G.
Teubner.
/>Saussure, Ferdinand de. 1916. Cours de linguistique générale, publié par Charles Bally et
Albert Séchehaye avec la collaboration d’Albert Riedlinger. Lausanne/Paris: Payot.
2. Tài liệu tham khảo thêm

Assirelli, Oddone. 1956. La linguistica nel cinquantenario della rivista. Scientia.
10


Condominas, Georges. 1997. Andrộ-Georges Haudricourt (1911-1996). Bulletin de lEcole
Franỗaise dExtrờme-Orient 84. 6–30.
Frey, Henri. 1892. L’annamite, mère des langues; communauté d’origine des races celtiques,
sémitiques, soudanaises et de l’Indo-Chine; ouvrage contenant 3 cartes. Paris: Hachette.
Haudricourt, André-Georges. 1972. Problèmes de phonologie diachronique. Paris: Société
d’Etudes Linguistiques et Anthropologiques de France.
Haudricourt, André-Georges & Pascal Dibie. 1987. Les pieds sur terre. Paris: Métailié.
Osthoff, Hermann & Karl Brugmann. 1878. Morphologische Untersuchungen auf dem Gebiete
der indogermanischen Sprachen. Leipzig: Hirzel.
Salmons, Joseph. 1996. “Global etymology” as pre-Copernican linguistics. California
Linguistic Notes 25. 1–6, 15.

11




×