Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo " Hoàn thiện quy định về thừa kế trong bộ luật dân sự " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.8 KB, 7 trang )



76 Tạp chí luật học
đặc san về sửa đổi, bổ sung bộ luật dân sự





ra i ca B lut dõn s c coi l
bc ngot ln trong quỏ trỡnh hon thin
phỏp lut núi chung v phỏp lut dõn s núi
riờng ca Nh nc ta. Tuy nhiờn, sau mt
thi gian ỏp dng v kim nghim thc tin,
BLDS ó bc l khỏ nhiu thiu sút v bt
cp. Trong phm vi bi vit ny chỳng tụi xin
nờu nhng bt cp trong quy nh v tha k
ca BLDS v a ra hng hon thin nhng
bt cp ú.
1. V thi im m tha k
Xỏc nh thi im m tha k l cụng
vic quan trng liờn quan trc tip n quyn
li ca ngi tha k. Vỡ vy, khon 1 iu
636 BLDS quy nh: Thi im m tha k l
thi im ngi cú di sn cht. Trong trng
hp to ỏn tuyờn b mt ngi l ó cht thỡ
thi im m tha k l ngy c xỏc nh ti
khon 2 iu 91 ca B lut ny.
Theo quy nh trờn ca BLDS thỡ thi
im m tha k c xỏc nh bt u t khi
ngi li di sn cht. Tuy nhiờn, trong thc


t vic xỏc nh ngi lp di chỳc cht t khi
no l vic khụng n gin. Ngay c mc
thi gian xỏc nh thi im cht ca ngi
li di sn cng phi xỏc nh khỏc nhau
theo tng trng hp c th.
Cỏi cht ca ngi li di sn c xỏc
nh theo thi im nu ngi ú cht mt
cỏch thc t (cht sinh hc). Theo thc t
ngi ta s xỏc nh thi im ú l vo lỳc
my gi, bao nhiờu phỳt ca ngy, thỏng, nm
no v thụng thng vic xỏc nh ny c
ghi nhn trong chng th h tch thụng qua
vic khai t. Do vy, trong trng hp ny thỡ
hiu lc ca di chỳc v giy khai t l c s
phỏp lớ xỏc nh thi im ú.
Cỏi cht ca ngi li di sn s c
xỏc nh theo ngy nu h l ngi b to ỏn
tuyờn b l ó cht (cht phỏp lớ). Tuy nhiờn,
ngy cht ca ngi ú c xỏc nh theo
ngy no phi tu vo tng trng hp.
Theo quy nh ti khon 2 iu 91 BLDS
thỡ ngy ngi ú ó cht c xỏc nh
theo hai trng hp sau:
- Trng hp th nht: L ngy c to
ỏn xỏc nh trong quyt nh tuyờn b cht.
Khi ra quyt nh tuyờn b cht i vi cỏ
nhõn trong nhng trng hp bit rừ lớ do bit
tớch v nu theo nhng s kin thc t xy ra
ó cú c s xỏc nh ngy cht ca h
thỡ to ỏn s xỏc nh c th v ngy cht ca

ngi ú trong quyt nh ca mỡnh. Tuy
nhiờn, quy nh ti khon 2 iu 91 BLDS
cha tht c th v hin nay cng cha cú vn
bn hng dn thi hnh vn ny nờn vic
xỏc nh ngy cht ca ngi b tuyờn b l ó
cht cũn cha c thng nht. Chng hn,
i vi cỏ nhõn b tuyờn b l ó cht do b tai
S
* Ging viờn chớnh Khoa lut dõn s
Trng i hc lut H Ni
Ts. Phạm văn Tuyết *


T¹p chÝ luËt häc 77
®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù

nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai thì ngày chết của
họ được xác định là ngày nào trong ba ngày
sau: Ngày xảy ra tai nạn, thiên tai, thảm hoạ;
ngày kết thúc tai nạn, thiên tai, thảm hoạ; ngày
tròn một năm kể từ ngày tai nạn, thiên tai,
thảm hoạ đó chấm dứt?
- Trường hợp thứ hai: Là ngày quyết định
tuyên bố cá nhân đã chết của toà án có hiệu
lực pháp luật. Xác định ngày chết của người bị
tuyên bố là đã chết theo cách này thường được
áp dụng trong những trường hợp không có cơ
sở để xác định một cách cụ thể về ngày chết
của người đó vì sự biệt tích của họ không rõ lí
do. Thông thường đó là trường hợp một cá

nhân đã bị toà án tuyên bố mất tích và sau đó
bị tuyên bố là đã chết vì sau ba năm kể từ ngày
quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực pháp
luật mà vẫn không có tin tức gì về sự sống còn
của người đó hoặc trường hợp cá nhân bị
tuyên bố chết vì đã biệt tích năm năm và cũng
không rõ lí do về sự biệt tích của họ.
Sự quy định của pháp luật về việc xác định
ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết theo
ngày có hiệu lực của quyết định nhằm dự
phòng cho những trường hợp không thể xác
định cụ thể được ngày chết của người bị tuyên
bố là đã chết. Tuy nhiên, quy định này có thể
sẽ gây ra nhiều bất cập trong đời sống thực tế.
Chẳng hạn: Anh M yêu cầu toà án tuyên bố
ông A (bố của M) là đã chết để hưởng thừa kế
số tài sản của ông A vì ông A đã mất tích quá
năm năm không rõ lí do. Toà án chưa thụ lí
đơn yêu cầu của anh M thì anh M đã chết vì bị
tai nạn. Chị H (vợ của M) tiếp tục yêu cầu toà
án tuyên bố ông A là đã chết. Nếu vụ việc trên
được giải quyết thì ngày chết của ông A được
xác định theo ngày quyết định tuyên bố chết
của toà án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, nếu
theo quy định của pháp luật thì anh M bị coi là
đã chết trước ông A nên anh M không được
hưởng di sản thừa kế mà ông A để lại (nghĩa là
chị H không được kế quyền thừa kế của anh M
để hưởng di sản của ông A). Logic pháp lí này
hoàn toàn trái ngược với tính thực tế của vụ

việc là chính anh M yêu cầu toà án tuyên bố
về cái chết của ông A nhưng lại bị coi là người
đã chết trước ông A.
Qua ví dụ trên chúng tôi thấy rằng nếu
ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết
được xác định theo ngày có hiệu lực pháp luật
của quyết định tuyên bố chết sẽ gây ra bất cập
trong nhiều trường hợp tương tự.
Để khắc phục tình trạng bất cập trên,
chúng tôi cho rằng ngày chết của người bị
tuyên bố là đã chết phải được xác định cụ thể
trong mọi trường hợp, không nên coi ngày có
hiệu lực pháp luật của quyết định là ngày chết
của họ. Trong thực tế có rất nhiều nguyên
nhân khác nhau làm cho các cá nhân bị biệt
tích dẫn đến việc toà án ra quyết định tuyên bố
là đã chết đối với họ nhưng nếu tựu trung lại
thì chỉ có ba trường hợp sau: Cá nhân biệt tích
lâu ngày mà không rõ lí do; cá nhân mất tích
trong vụ tai nạn, thiên tai, thảm hoạ; cá nhân
mất tích trong chiến tranh. Vì vậy, để có sự
thống nhất cho các toà án trong việc xác định
ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết
nhằm tránh tình trạng bất cập nói trên, chúng
tôi mong rằng các cơ quan có thẩm quyền cần
sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về
vấn đề này theo hướng sau đây:
Đối với người bị tuyên bố là đã chết vì biệt
tích quá lâu ngày mà không rõ lí do thì ngày
chết của họ được xác định là ngày tròn năm



78 T¹p chÝ luËt häc
®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù

năm kể từ khi có tin tức cuối cùng về sự sống
còn của họ.
Đối với người bị tuyên bố là đã chết là
người đã bị tuyên bố mất tích thì ngày chết
của họ được xác định là ngày tròn ba năm kể
từ khi quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực
pháp luật.
Đối với người bị tuyên bố là đã chết vì
không xác định được là còn sống hay đã chết
sau vụ tai nạn, thiên tai, thảm hoạ thì ngày
chết của họ được xác định là ngày tròn một
năm kể từ khi vụ tai nạn, thiên tai, thảm hoạ
đó chấm dứt.
Đối với người bị tuyên bố là đã chết vì mất
tích trong chiến tranh thì ngày chết của họ
được xác định là ngày tròn năm năm kể từ khi
cuộc chiến tranh đó kết thúc.
Chúng tôi còn cho rằng cùng xác định về
mốc thời gian để từ đó di chúc được coi là có
hiệu lực mà pháp luật lại đưa ra hai đơn vị thời
gian khác nhau là “thời điểm” và “ngày” sẽ
không tránh khỏi sự khập khiễng. Hơn nữa,
việc xác định cái chết theo thời điểm sẽ rất dễ
xảy ra sự tranh chấp giữa những người thừa kế
và làm cho cơ quan có thẩm quyền khó có thể

đánh giá vấn đề một cách chính xác khi có
tranh chấp xảy ra. Ví dụ: Ông A để lại di chúc
cho người con là B hưởng di sản của mình
nhưng hai người cùng bị chết trong một vụ tai
nạn giao thông. Khi tranh chấp về thời điểm
chết của hai người thì một bên (những người
thừa kế của anh B) nói rằng vì vụ tại nạn xảy
ra gần nơi họ ở nên khi ra đến nơi xảy ra tai
nạn họ đã chứng kiến ông A chết trước anh B
khoảng năm phút. Một bên là những người
cùng hàng thừa kế với anh B lại nói rằng anh
B chết trước ông A khoảng năm phút.
Trong vụ việc trên, nếu xác định ông A
chết trước anh B thì những người thừa kế của
anh B sẽ được hưởng số di sản của ông A nếu
xác định anh B chết trước ông A thì họ sẽ
không được hưởng di sản mà ông A đã định
đoạt bằng di chúc cho anh B và những người
cùng hàng thừa kế với anh B sẽ hưởng số di
sản của ông A theo pháp luật. Tuy nhiên, trong
trường hợp này toà án khó có thể xác định bên
nào là người nói đúng sự thật. Và căn cứ vào
Điều 644 BLDS thì toà án phải xác định hai
người nói trên là chết cùng thời điểm, Điều
644 BLDS quy định: “Trong trường hợp
những người có quyền thừa kế di sản của nhau
đều chết trong cùng một thời điểm hoặc được
coi là chết trong cùng một thời điểm do không
thể xác định được người nào chết trước thì họ
không được thừa kế di sản của nhau và di sản

của mỗi người do người thừa kế của người đó
hưởng”. Do vậy, những người thừa kế của anh
B không được hưởng di sản mà ông A để lại
theo di chúc cho anh B vì di chúc không có
hiệu lực. Giả sử trong thực tế những người
thừa kế của anh B thực sự chứng kiến việc ông
A đã chết trước anh B thì bản án giải quyết vụ
tranh chấp trên sẽ không có sức thuyết phục,
thậm chí sẽ gây nên sự hoài nghi, thắc mắc của
đương sự với cơ quan xét xử mặc dù việc giải
quyết là hoàn toàn đúng pháp luật.
Chúng tôi thấy rằng nếu pháp luật quy
định thời điểm chết được xác định theo ngày
thì sẽ giảm bớt được nhiều tranh chấp trong
thực tế. Đặc biệt, toà án sẽ có đầy đủ cơ sở
pháp lí để xác định những người chết cách
nhau theo phút, thậm chí hàng giờ nhưng trong
cùng một ngày là những người chết cùng thời
điểm. Điều đó sẽ tránh được hoài nghi, thắc


T¹p chÝ luËt häc 79
®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù

mắc của nhân dân đối với việc xét xử của toà
án trong những trường hợp tương tự như ví dụ
nêu trên. Hơn nữa, nếu xét về truyền thống
pháp luật chúng ta thấy rằng các bộ dân luật
của Việt Nam trước đây đều xác định thời
điểm mở thừa kế (thời điểm chết của người để

lại di sản) theo ngày.
2. Di chúc bằng văn bản không có người
làm chứng
Điều 658 quy định di chúc bằng văn bản
không có người làm chứng phải do người lập
di chúc tự tay viết và kí vào bản di chúc.
Trong khi đó, di chúc lập tại công chứng nhà
nước hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn cũng có thể là loại di chúc không có
người làm chứng (chỉ phải có người làm
chứng nếu người lập di chúc không đọc được
hoặc không nghe được) nhưng di chúc lại do
công chứng viên hoặc người có thẩm quyền
ghi lại. Như vậy, thủ tục lập di chúc tại công
chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân mà
không có người làm chứng sẽ mâu thuẫn với
quy định tại Điều 658. Mặt khác, khoản 4,
Điều 655 BLDS cũng đã quy định: "Di chúc
bằng văn bản không có chứng nhận, chứng
thực như quy định tại Điều 660 của Bộ luật
này chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ điều
kiện được quy định tại khoản 1 Điều này".
Điều đó chứng tỏ rằng nếu một người tự lập di
chúc dù không có người làm chứng, không có
chứng nhận, chứng thực thì di chúc đó vẫn
được coi là hợp pháp nếu họ tự mình lập di
chúc một cách tự nguyện trong khi minh mẫn,
sáng suốt.
Với những lí do trên chúng tôi đề nghị sửa
lại Điều 658 như sau:

"Điều 658. Di chúc tự lập
Cá nhân có thể tự lập di chúc mà không cần
người làm chứng, không cần chứng nhận, chứng
thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Di chúc tự lập chỉ được coi là hợp pháp
nếu di chúc đó do chính người lập di chúc tự
viết và kí vào bản di chúc đồng thời phải tuân
theo quy định tại khoản 1 Điều 655 và Điều
656 của Bộ luật này".
3. Cần quy định lại các loại di chúc
Các loại di chúc được BLDS quy định tại
các điều: 654, 658, 659, 660, 661, 663, 664 rất
dễ bị lẫn lộn và đôi khi giữa các loại di chúc
còn có sự mâu thuẫn. Để việc quy định các loại
di chúc một cách có hệ thống chúng tôi đề nghị
chỉ cần quy định bốn loại di chúc như sau:
+ Di chúc miệng (để nguyên Điều 654).
+ Di chúc tự lập (sửa lại Điều 658 theo
kiến nghị).
+ Di chúc bằng văn bản có người làm
chứng (để nguyên Điều 659).
+ Di chúc có chứng nhận của công chứng
nhà nước hoặc có chứng thực của ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn (nhập các Điều 660,
661, 664 thành một điều mới như sau:
Điều 1. Người lập di chúc có thể yêu cầu
công chứng nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực bản
di chúc.
2. Việc lập di chúc có chứng nhận của

công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân
theo thủ tục sau đây:
a) Người lập di chúc tuyên bố nội dung
của di chúc trước công chứng viên hoặc người
có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên
hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải


80 T¹p chÝ luËt häc
®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù

ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã
tuyên bố. Người lập di chúc kí vào bản di chúc
sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép
chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền
chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn kí vào bản di chúc.
b) Trong trường hợp người lập di chúc
không đọc được hoặc không nghe được bản di
chúc, không kí, không điểm chỉ được thì phải
nhờ người làm chứng và người này phải kí xác
nhận trước mặt công chứng viên hoặc người
có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên,
người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản
di chúc trước mặt người lập di chúc và người

làm chứng.
3. Người lập di chúc có thể yêu cầu công
chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc).
4. Về quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế
Khoản 4 Điều 651 quy định: "Giao nghĩa
vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản".
Quy định như vậy dễ có thể được hiểu theo hai
cách. Có thể hiểu theo cách thứ nhất là nếu
người lập di chúc giao nghĩa vụ cho người
thừa kế vượt quá phạm vi di sản thì việc giao
nghĩa vụ đó sẽ không có hiệu lực pháp luật và
vì vậy người thừa kế được giao nghĩa vụ
không phải thực hiện nghĩa vụ được giao. Tất
cả những người thừa kế phải cùng nhau thực
hiện nghĩa vụ đó. Có thể hiểu theo cách thứ
hai là chỉ phần nghĩa vụ được giao vượt quá
phạm vi di sản mới không có hiệu lực. Vì vậy,
người thừa kế được người lập di chúc giao
nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trong
phạm vi phần di sản mà họ được hưởng.
Khi áp dụng quy định trên để giải quyết
tranh chấp cần phải hiểu theo cách nào? Theo
chúng tôi, cần phải hiểu quy định trên theo
cách thứ hai và để tránh có hai cách hiểu khác
nhau thì khoản 4 Điều 651 nên quy định lại
như sau: Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
Quy định như vậy sẽ thống nhất được cách
hiểu là dù có vượt quá phạm vi di sản thì việc
giao nghĩa vụ vẫn có hiệu lực pháp luật, tuy
nhiên người được giao nghĩa vụ chỉ phải thực

hiện nghĩa vụ đó trong phần phạm vi di sản mà
họ được nhận.
5. Về thay thế di chúc
Khoản 3 Điều 665 BLDS quy định:
"Trong trường hợp người lập di chúc thay thế
di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị
hủy bỏ" nhưng BLDS không định nghĩa thay
thế di chúc là gì. Vì vậy, sẽ hết sức khó khăn
trong việc xác định người để lại di sản có thay
thế di chúc hay không, di chúc nào thay thế di
chúc nào, nếu sau khi họ chết lại phát hiện
được nhiều bản di chúc khác nhau. Bản chất
của việc thay thế di chúc là gì, trường hợp nào
được coi là thay thế di chúc là những vấn đề mà
trong thực tế còn nhiều cách hiểu khác nhau.
Mặt khác, việc hiểu rõ bản chất để xác
định trường hợp nào mới được coi là thay thế
di chúc có một ý nghĩa hết sức quan trọng và
thiết thực trong việc giải quyết đúng đắn một
vụ án.
Trước hết, cần thống nhất nhận thức về bản
chất của thay thế di chúc là việc một người
bằng ý chí tự nguyện được thể hiện trong bản di
chúc sau của mình để phủ nhận toàn bộ ý chí tự
nguyện đã thể hiện trong bản di chúc trước đó
về việc định đoạt di sản thừa kế.
Trong thực tế có thể có người để lại nhiều


T¹p chÝ luËt häc 81

®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù

bản di chúc khác nhau nhưng chưa hẳn đó là sự
thay thế di chúc vì rằng chưa chắc bản di chúc
sau đã là ý chí tự nguyện của người đó. Do vậy,
trong trường hợp này cần phải phân biệt rõ hai
vấn đề khác nhau như sau:
Ví dụ 1: Việc thay thế di chúc.
Ông N có ba người con là: T, K, H (vợ ông
N đã chết). Trước khi chết ông lập di chúc để
lại số di sản của mình trị giá 120 triệu đồng
cho hai người con thứ là K và H (vì ông thấy
rằng anh T vừa đi lao động ở nước ngoài về đã
có nhiều tài sản). Sau đó nghĩ lại ông thấy
rằng nên cho người con út là H hưởng cả 120
triệu đồng vì K cũng giàu có, vì vậy ông lập di
chúc thứ hai định đoạt toàn bộ số di sản trên
cho H. Một thời gian sau anh H chết vì tai nạn
giao thông. Quá đau buồn ông N cũng lâm
bệnh nặng và chết.
Trong vụ việc trên, chúng ta thấy rằng di
chúc thứ hai không có hiệu lực pháp luật vì H
(người duy nhất được xác định trong di chúc)
đã chết trước ông N (người lập di chúc). Đó là di
chúc hợp pháp nhưng không có hiệu lực pháp
luật vì bị thất hiệu đồng thời là di chúc được lập
ra hoàn toàn bằng ý chí tự nguyện của ông N.
Do đó, việc lập di chúc thứ hai của ông N là việc
thay thế di chúc trước đó. Trường hợp trên dẫn
đến hệ quả là vụ án vốn có di chúc nhưng lại

phải giải quyết theo luật (vì di chúc sau không
có hiệu lực, di chúc trước đã bị hủy bỏ).
Ví dụ 2: Trường hợp không được coi là
thay thế di chúc.
Năm 1953 Ông A có hai vợ (B và C đều
đã chết) M và N là con của ông A với bà vợ
đầu (bà B), P và Q là con của ông A với bà vợ
kế (bà C). Trước khi chết ông A lập di chúc
chia di sản của mình là 120 triệu đồng cho ba
người con là N, M, P hưởng ngang nhau
(không cho Q hưởng).
Sau đó một thời gian, ông T (em bà C) với
mục đích muốn để cho hai cháu của mình (con
bà C) được hưởng phần di sản nhiều hơn nên
đã lừa dối để ông A tin rằng người con đầu
của mình là M (đang đi hợp tác lao động ở
nước ngoài) đã bị chết. Vì thế, ông lập di chúc
thứ hai để chia đều 120 triệu đồng cho N, P, Q
(mỗi người 40 triệu đồng).
Ở ví dụ này, di chúc thứ hai được lập ra do
sự lừa dối của người khác, không phải là ý chí tự
nguyện của ông A. Do đó, không phải là việc
ông A dùng ý chí tự nguyện sau của mình để
thay thế ý chí tự nguyện trước và vì vậy, trong
trường hợp này không được coi là thay thế di
chúc mặc dù ông A có để lại nhiều bản di chúc.
Trường hợp này sẽ dẫn đến hệ quả khác
hẳn với hệ quả nêu trong ví dụ thứ nhất là:
Phải căn cứ vào di chúc trước để phân chia di
sản vì khi di chúc thứ hai không phải là ý chí

tự nguyện của ông A thì di chúc nêu trước đó
(di chúc trước) được coi là ý chí tự nguyện
cuối cùng (không bị một ý chí tự nguyện nào
phủ nhận nữa).
Từ phân tích trên chúng tôi cho rằng cần phải
có điều luật định nghĩa về thay thế di chúc.
6. Về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ
di chúc chung của vợ chồng
Điều 667 BLDS đã quy định:
"1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay
thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải
được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã


82 T¹p chÝ luËt häc
®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù

chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di
chúc liên quan đến phần di sản của mình".
Điều luật quy định như trên dễ dẫn đến hai
cách hiểu khác nhau: Cách hiểu thứ nhất, nếu
vợ chồng đều còn sống thì một bên chỉ được
sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
chung khi có sự đồng ý của bên kia. Nếu một
người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi,
bổ sung phần di chúc liên quan đến phần tài
sản của mình. Cách hiểu thứ hai: Khi vợ
chồng đều còn sống, phải có sự đồng ý của

người kia nếu người này sửa đổi, bổ sung, thay
thế, hủy bỏ toàn bộ di chúc chung. Vì thế, dù
không có sự đồng ý của người kia nhưng nếu
họ sửa đổi phần di chúc liên quan đến phần tài
sản của mình thì việc sửa đổi đó vẫn có hiệu
lực pháp luật. Nếu việc sửa đổi, bổ sung, thay
thế, hủy bỏ di chúc có liên quan đến cả tài sản
của người kia và không được họ đồng ý thì chỉ
phần sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di
chúc liên quan đến tài sản của người đã sửa
đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc mới có
giá trị pháp luật. Chúng tôi cho rằng cần phải
hiểu điều luật trên theo cách hiểu thứ hai mới
phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật dân sự
là tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể.
Vì vậy, điều luật trên cần sửa lại như sau:
1. Vợ chồng có thể thỏa thuận để sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
2. Vợ hoặc chồng có quyền tự mình thay
đổi phần di chúc liên quan đến phần tài sản
của mình.
7. Giải thích di chúc
Điều 676 BLDS đã quy định:
"Trong trường hợp nội dung di chúc không
rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì
người công bố di chúc và những người thừa kế
phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc
dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của
người chết, có xem xét đến mối quan hệ của
người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi

những người này không nhất trí cách hiểu nội
dung di chúc thì coi như không có di chúc và
di sản được thừa kế theo pháp luật".
Trong trường hợp có một phần nội dung di
chúc không giải thích được nhưng không ảnh
hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ
phần không giải thích được không có hiệu lực.
Điều luật trên quy định người giải thích
nội dung di chúc là người thừa kế là phi logic
bởi chỉ phải giải thích nội dung của di chúc
khi mà những người thừa kế có nhiều cách
hiểu khác nhau về nội dung của di chúc. Nếu
người giải thích di chúc lại chính là người thừa
kế thì tự họ, những người thừa kế thật khó có
thể "cùng nhau" hiểu theo một cách về nội
dung di chúc khi vốn dĩ mỗi người đã có một
cách hiểu của riêng mình. Phải có một người
nào đó đứng lên làm khâu trung gian mới có
thể hướng cách hiểu nội dung di chúc của
những người thừa kế theo cùng một hướng và
khi những người thừa kế không thể thống nhất
được cách hiểu thì chính người đó sẽ là người
có thẩm quyền xác định di sản thừa kế đó sẽ
được chia theo pháp luật. Mặt khác, nếu quy
định người giải thích di chúc là người thừa kế
sẽ rất bất hợp lí vì không phải người thừa kế
nào cũng là người có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần quy định
người có thẩm quyền giải thích di chúc là cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh

chấp giữa những người thừa kế với nhau./.

×