Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tuyển tập các nguyên tắc về an toàn thực phẩm potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.94 KB, 6 trang )




Tuyển tập các nguyên
tắc về an toàn thực phẩm
Một người cho rằng mình đã tuân thủ rất thận trọng các nguyên tắc
bảo quản thực phẩm vẫn có thể trở thành nạn nhân ngộ độc thực phẩm,
nguyên nhân có thể là do áp dụng đúng nhưng chưa đủ các nguyên tắc.
Đi kèm lời chúc mọi gia đình đều được hưởng một cái Tết vui và an
toàn, Webtretho xin chia sẻ thêm một tuyển tập các cách bảo quản thực
phẩm được cập nhật mới nhất .
1. Thịt heo, bò:

Ảnh: Inmagine.
a. Chưa chế biến:
Cần làm sạch thực phẩm trước khi cho vào hộp bảo quản. Lưu ý chia nhỏ số
thực phẩm này thành những phần nhỏ cho mỗi lần sử dụng, gói riêng vào túi
nilông sao cho dịch không bị chảy ra ngoài rồi cho vào hộp đậy nắp, cho vào
ngăn đá. Thịt đông đá có thể lưu trữ được nhiều tháng.
Có ba cách để rã đông thịt an toàn:
- Để thịt ở ngăn mát cho đá tan dần qua đêm (khoảng 8 tiếng);
- Ngâm trong nước lạnh (giữ nguyên trong túi nilông); hoặc
- Dùng lò vi sóng.
Trong ba cách nêu trên, cách đầu tiên là tốt nhất. Dùng cách này, thịt sau khi
đã được làm tan hết đá vẫn có thể tiếp tục được bảo quản trong ngăn mát
thêm 3-5 ngày trước khi chế biến. Quan trọng nhất, trong thời gian thịt đang
rã đá, nếu quyết định không dùng thịt nữa thì bạn vẫn có thể làm đông thịt
trở lại và sử dụng sau một cách tuyệt đối an toàn.
Lưu ý, nếu bạn rã đông thịt bằng lò vi sóng thì phải nấu thịt ngay lập tức sau
đó vì một vài phần của thịt sẽ bị nóng, thậm chí chín tái trong quá trình lò
hoạt động, không những không diệt mà còn tạo điều kiện cho một số loại vi


khuẩn có hại sinh sôi.
Thịt sống nhưng đã ướp gia vị có thể cất trữ trong hộp kín, ở ngăn mát thêm
5 ngày.
b. Đã chế biến
Chỉ nên ăn thịt heo đã được nấu chín trong vòng hai giờ đồng hồ(một giờ
nếu nhiệt độ phòng cao trên 32
0
C). Thức ăn thừa chế biến từ thịt heo cất
trong tủ lạnh chỉ an toàn nếu được đựng trong hộp kín, ăn hết trong khoảng
thời gian 3-4 ngày và tối đa 3 tháng nếu được làm đông trên tủ đá.
2. Thịt gia cầm
a. Chưa chế biến:
Cách bảo quản thịt gia cầm sống tương tự với cách bảo quản các loại thịt
khác. Duy nhất một điểm khác biệt là thời gian bảo quản thịt gia cầm sống,
thịt được ướp gia vị trong bao kín ngắn hơn, chỉ là 2 so với 5 ngày đối với
thịt gia súc. Đối với thịt gà, vịt…nhồi nhưng chưa chế biến tuyệt đối không
nên cất lại vào tủ lạnh mà phải được nấu chín ngay sau khi nhồi.
b. Đã chế biến
Phải đặc biệt chú ý khi bảo quản các món gà, vịt, chim… nhồi. Phải lấy
riêng các thực phẩm nhồi bên trong thịt ra, nếu không thịt sẽ không thể tiếp
tục ăn sau 3 ngày dù đã tuân thủ các nguyên tắc khác bảo quản thịt trong tủ
lạnh.
3. Rau quả:

Ảnh: Inmagine.
Muốn bảo quản rau quả được lâu, sau khi bỏ lá sâu, dập nát, cắt bỏ phần rễ
thì rửa sạch rau cho vào bao xốp hoặc túi thấm khí dùng riêng cho rau, cột
kín rồi xếp vào ngăn mát. Trái cây thì rửa sạch để ráo, sau đó cho vào bao
xốp cột kín rồi cất vào tủ lạnh. Từng loại rau tất nhiên sẽ thích hợp với từng
nhiệt độ khác nhau như bắp cải, súp lơ, cà rốt, cần tây, hành có thể chịu lạnh

hơn nên không cần bao bọc kỹ bằng các loại rau lá mỏng như xà lách, cải
mơ, cải cúc…
Không được để chung hoặc để rau sống gần với các loại thực phẩm sống
khác như thịt gia súc, gia cầm, hải sản, tiếp xúc với dao thớt và các dụng cụ
làm bếp đã dùng qua để chế biến các loại thịt sống. Rửa sạch thớt, dĩa, dao,
giá bếp bằng nước tẩy rửa và nước nóng sau khi chuẩn bị các loại thịt và hải
sản sống hoặc trước khi chuẩn bị các loại thức ăn sống (không cần nấu
chín).
4. Hải sản:
Cách bảo quản và rã đông hải sản tương tự với các nguyên tắc xử lý các loại
thịt. Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm về việc làm sạch, bỏ hết ruột, để ráo ướp
với muối hột, bọc vào giấy kín – cách này giữ thực phẩm tươi được trong
vòng 3 - 4 ngày.
Bị ngộ độc hay dị ứng khi ăn hải sản là một hiện tượng tương đối phổ biến
nên ngay cả khi thực phẩm đã được nấu chín, mọi người cũng phải đặc biệt
lưu ý các bước thưởng thức món hải sản một cách an toàn:
- Nguyên tắc căn bản nhất là hải sản sống phải được giữ lạnh, hải sản chín
phải được giữ nóng.
- Không nên để hải sản ở nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ; vi khuẩn gây bệnh sẽ
sinh sôi rất nhanh trong môi trường nhiệt độ 5-60
0
C.
- Nếu chuẩn bị món hải sản cho chuyến đi pinic, nhất định bạn phải mang
theo thùng lạnh đổ đầy đá, đặt thùng trong bóng mát và hạn chế mở nắp
thùng.
Tin buồn cho người hâm mộ món cá sống là tuy đông đá là cách tốt để giết
chết các ký sinh trùng nhưng vẫn không thể triệt tiêu được một số loài vi
sinh vật gây bệnh sống bám trong cá; và an toàn nhất vẫn là ăn cá và các loại
hải sản khác sau khi đã được nấu chín.


×