Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi sinh ra, bé không chỉ biết khóc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.29 KB, 5 trang )




Khi sinh ra, bé không chỉ
biết khóc
Khóc là “ngôn ngữ” của bé khi chưa biết nói nhưng mẹ có biết, bé còn
có nhiều khả năng khác mà chính mẹ cũng bất ngờ. Từ khi còn trong
bụng, bé đã biết lặng yên thưởng thức âm nhạc cùng mẹ hoặc lắng nghe
mẹ chuyện trò. Đến lúc lọt lòng, bé dễ dàng nhận tiếng mẹ, giọng ba hay
những âm thanh quen thuộc mà bé đã nghe từ trong bụng mẹ. Điều gì
đã mang đến cho bé sự kỳ diệu này?
Khám phá khả năng của bé
Mẹ có biết, ngay từ tuần thứ 18, bé có thể nghe, làm quen và cảm nhận được
những âm thanh chuyển động xung quanh, nghe được giọng nói ngọt ngào
của mẹ mình. Nếu trong bụng mẹ, bé thôi quấy đạp khi nghe mẹ hát ru thì
khi ra đời mẹ cũng có thể dỗ bé vào giấc ngủ bằng cách đó. Âm thanh mẫu
tử thân quen được não bộ của bé ghi nhận qua những lần bạn thủ thỉ, chuyện
trò với bé. Những kết nối đầu đời giữa âm thanh và nhận thức có được chính
là nhờ vào sức mạnh của trí não.
Những nghiên cứu khoa học đã chạm được vào sự diệu kỳ của trí não trẻ với
những khám phá về sự hình thành và phát triển trí não của bé từ trong bụng
mẹ. Từ tuần thứ 8 của thai kỳ, mỗi phút não bộ trẻ sản sinh đến 250.000 tế
bào thần kinh và những tháng cuối là giai đoạn não phát triển mạnh nhất, để
cho đến khi sinh ra mỗi trẻ đều có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh. Não bộ
trẻ sơ sinh đạt kích thước bằng 25% não của một người trưởng thành. Chỉ
trong năm đầu tiên, kích thước của não bé tăng gấp 3 lần so với lúc chào đời,
tốc độ xử lý thông tin đạt được từ 0,5m/ giây đến 120m/ giây… Do vậy, bé
con có khả năng học hỏi rất nhanh trong giai đoạn đầu đời.

Bé học hỏi rất nhanh trong giai đoạn đầu đời khi vui chơi cũng như khi được
giáo dục từ ba mẹ (Ảnh được cung cấp bởi MeadJohnson)


“Đầu tư” cho trí não của bé trong giai đoạn vàng
Với cùng xuất phát điểm là 100 tỷ tế bào thần kinh, vậy khi lớn lên, tại sao
lại có bé thông minh hơn? Thực tế, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông
minh của bé: di truyền, môi trường và dinh dưỡng. Vì vậy, bên cạnh việc
tiếp nhận giáo dục từ gia đình, bé rất cần có đủ dinh dưỡng để trí não được
“nở hoa”.
Các dinh dưỡng cho trí não gồm các chất như đạm, sắt, choline, các axit béo
như DHA & ARA. Trong đó, DHA & ARA đóng vai trò rất quan trọng vì
chiếm 25% trọng lượng khô của não, giúp tăng trưởng và thúc đẩy kết nối
các tế bào thần kinh, giúp cho việc tiếp nhận, ghi nhớ và xử lý thông tin của
bé đạt hiệu quả cao nhất.

“Dạy” con bằng dinh dưỡng ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ (Ảnh được
cung cấp bởi MeadJohnson)
Não bé phát triển rất nhanh, từ 0 -2 tuổi đạt được 80% trọng lượng não
người lớn và gần bằng 100% trọng lượng não người lớn khi 6 tuổi. Các kết
nối của tế bào thần kinh ngày càng chằng chịt và sự truyền đạt thông tin hiệu
quả hơn nếu bé được cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu DHA & ARA cho sự
phát triển của não bộ trong giai đoạn này. Kinh nghiệm dân gian là dạy con
từ thuở còn thơ. Khoa học hiện đại cũng khẳng định điều này với lời khuyên
là mẹ nên chú trọng “dạy” con bằng dinh dưỡng trong thời điểm vàng, từ
những tháng cuối thai kỳ đến năm 6 tuổi nhằm tạo được nền tảng trí não
vững chắc cho bé, giúp bé hoạt bát, thông minh khi bước vào lớp 1.
Bổ sung DHA như thế nào là đủ?
Lời khuyên tốt nhất cho các bà mẹ là nên cung cấp hàm lượng DHA cho trẻ
theo khuyến cáo của FAO/WHO. Theo đó, hàm lượng DHA dành các bà mẹ
mang thai và cho con bú là khoảng 200mg/ ngày; đối với trẻ sơ sinh (0 – 12
tháng) là 17mg DHA/ 100kcal và 34mg ARA/ 100kcal; đối với trẻ nhỏ (1 –
6 tuổi): từ 75mg/ ngày (tuỳ theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ).


×