Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Ảnh hưởng nho giáo trong văn học cổ đại trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.88 KB, 7 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nho giáo là một trong những trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung
Quốc. Nho giáo do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với
mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Là một trong những giáo phái lớn nhất ở
Trung Quốc, Nho giáo có những sự ảnh hưởng nhất định về các lĩnh vực xã hội
Trung Quốc thời cổ trung đại, trong đó có lĩnh vực văn học và giáo dục.

NỘI DUNG
I. Nho giáo:
Người đặt cơ sở đầu tiên cho Nho giáo là Khổng Tử (551 - 479 TCN), sống
vào thời Xuân Thu. Về sau Mạnh Tử (thời Chiến Quốc), Đổng Trọng Thư (thời
Tây Hán) đã phát triển học thuyết này làm cho Nho học ngày càng thêm hoàn
chỉnh.
1. Khổng Tử
Tư tưởng của Khổng Tử gồm 4 mặt là triết học, đạo đức, chính trị và giáo
dục.
Về triết học, ông cho rằng số mệnh con người là do trời định, ơng tỏ thái độ
hồi nghi đối với quỷ thần nhưng ông lại rất coi trọng việc cúng tế, tang ma .
Về đạo đức, ông coi trọng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng....
Về đường lối trị nước, Khổng Tử chủ trương phải dựa vào đạo đức.
Về giáo dục, ông là người đầu tiên sáng lập chế độ tư thục ở Trung Quốc.
Phương châm giáo dục của ông là : học lễ trước, học văn sau; học đi đôi với hành,
học để vận dụng vào thực tế
2. Mạnh Tử
1


Về triết học, Mạnh Tử thể hiện lòng tin vào mệnh trời, mọi việc ở đời đều do
trời quyết định. Tuy nhiên những bậc quân tử nhờ tu dưỡng đạt đến mức cực thiện
cực mĩ cũng có thể cảm hóa được ngoại giới.
Về đạo đức, Mạnh Tử có những điểm mới. Ông cho rằng đạo đức của con


người là một yếu tố bẩm sinh là tính thiện, được biểu hiện ở bốn mặt là nhân,
nghĩa, lễ, trí và nếu được giáo dục tốt thì sẽ đạt đến chỗ cực thiện, ngược lại nếu
khơng được giáo dục tốt thì bản tính tốt sẽ mất dần đi và tiêm nhiễm tính xấu.
Về chính trị, Mạnh Tử nhấn mạnh vào nhân chính và thống nhất tức là dùng
đạo đức để trị ( trong đó quan trọng nhất là tư tưởng quý dân) và muốn chấm dứt
chiến tranh giữa các nước thời Chiến Quốc để tồn Trung Quốc được thái bình.
Về giáo dục, Mạnh Tử chủ trương chú ý mở rộng việc giáo dục đến tận nông
thôn mà trước hết là để dạy cái nghĩa, hiếu, lễ.
3. Đổng Trọng Thư
Về triết học, Đổng Trọng Thư có hai điểm mới là thuyết “thiên nhân cảm
ứng” (con người và trời có quan hệ qua lại với nhau) và dùng âm dương ngũ hành
để giải thích mọi sự vật.
Về đạo đức, ông nêu ra các phạm trù tam cương ( quan hệ vua – tôi, cha –
con, vợ - chồng), ngũ thường ( nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), lục kỉ ( 6 mối quan hệ với
những người ngang hàng với cha, ngang hàng với mẹ, với anh em, họ hàng, thầy
giáo và bạn bè).
II. Ảnh hưởng của Nho giáo trong lĩnh vực văn học cổ đại Trung Quốc:
Văn học Trung Quốc thời cổ trung đại chịu ảnh hưởng rất lớn từ Nho giáo.
Các tác phẩm văn học thời đại này thường ca ngợi các giá trị đạo đức trong Nho
giáo như hiếu, nghĩa, tiết, trung quân....
2


Các tác phẩm tiêu biểu như Tây du ký, Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử,
Hồng lâu mộng, Đậu Nga oan...
Tây Du Ký là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa,
được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ. Tác phẩm ra đời vào
khoảng những năm Gia Tĩnh Vạn Lịch triều Minh (thế kỷ 16). Tây du ký vốn bắt
nguồn từ một câu chuyện có thật: Nhà sư trẻ đời Đường Thái Tông là Trần Huyền
Trang năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ tìm thầy học đạo. Ơng ra đi năm 629

đến năm 645 mới trở về, tổng cộng mất 17 năm. Đường đi trên vạn dặm, qua 128
nước lớn nhỏ, đi về mất 4 năm, ở lại Ấn Độ tìm thầy học đạo 13 năm, đặc biệt lưu
học những 6 năm ở chùa Na Lan Đà vốn là trung tâm phật học thời bấy giờ. Khi về
nước ông phải dùng 24 ngựa tải, mang theo 657 bộ kinh Phật, 150 xá lợi tử (tinh
cốt Phật), 6 tượng Phật. Ông để ra 19 năm trời, dich được 75 bộ kinh Phật, cho đến
khi mất. Ơng cịn để lại một bộ Đại Dương tây vực ký 12 quyển, ghi chép đầy đủ
lịch sử, địa lý, phong tục tập quán của 128 nước mà ông đã đi qua. Khi ông mất có
đến 1 triệu người đưa tang và 3 vạn Phật tử đã dựng lều cư tang gần phần mộ ông.
Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại và được truyền
tụng rộng rãi trong dân gian. Lâu ngày nó trở thành truyền thuyết và thần thoại
hố. Tây du ký kể chuyện Tôn Ngộ Không cùng Trư Bát Giới với Sa hồ thượng
phị Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía tây Trung Quốc). Đường đi
gặp phải biết bao gian nan trắc trở, tổng cộng 81 nạn, cuối cùng đến được xứ sở
của Phật tổ, mang kinh phật về truyền bá phương Đông.
Ở tác phẩm này, Tôn Ngộ Không là biểu tượng của sự thông thái, tài trí,
trung thành và nhẫn nại. Tơn Ngộ Khơng luôn lạc quan, kiên định và quan tâm tới
sự an nguy của người khác, luôn dũng mãnh không ngại hiểm nguy để bảo vệ
những người yếu đuối cũng như lẽ phải. Như vậy, Tơn Ngộ Khơng là hóa thân của
trí và dũng. Nhân vật Đường Tăng là hóa thân của nhân, lễ.
3


Trong Đậu Nga oan (Cảm thiên động địa Đậu Nga oan) đã ca ngợi những
đức tính tốt đẹp của người phụ nữ. Mẹ Đậu Nga mất khi nàng còn nhỏ, cha nàng là
Đậu Thiên Chương khơng có tiền trả nợ, lại vội lên kinh dự thi, khơng có tiền lộ
phí, liền bán nàng cho 1 bà góa là Thái Bà làm con dâu nhỏ (tức là con dâu mua từ
lúc nhỏ, khi lớn lên phải làm vợ con trai người mua).
Đậu Nga tới nhà họ Thái chưa được 2 năm, thì cậu con trai họ Thái bị bệnh
mất, chỉ cịn nàng và bà góa họ Thái sống nương tựa vào nhau. Trương Lư Nhi là 1
tên lưu manh ở Sở Châu, cùng với bố là Trương Lão Nhi thấy nhà họ Thái chỉ có 2

người phụ nữ, liền đến ở lỳ đó, rồi ép lão bà lấy Trương Lão Nhi. Thái Bà thế cô,
đành ưng chịu. Trương Lư Nhi lại ép Đậu Nga thành thân với hắn. Đậu Nga cương
quyết cự tuyệt và chửi rủa hắn thậm tệ. Trương Lư Nhi căm tức, liền nghĩ kế trả
thù.
Mấy hôm sau, Thái Bà bị ốm, sai Đậu Nga nấu cháo. Trương Lưu Nhi lén bỏ
thuốc độc vào trong bát cháo, rắp tâm giết chết Thái Bà rồi sẽ ép buộc Đậu Nga.
Đậu Nga bưng cháo cho Thái Bà, bỗng Thái Bà thấy buồn nôn, không muốn ăn
nữa và chuyển bát cháo cho Trương Lão Nhi ăn. Trương Lão Nhi trúng độc, lăn lộn
dưới đất rồi tắt thở.
Trương Lư Nhi đã đổ tội đầu độc cho Đậu Nga, bắt nàng giải lên quan cai trị
Sở Châu. Tri phủ Sở Châu là Đào Ngột, một viên quan nổi tiếng tham nhũng, nhận
tiền đút lót của Trương Lư Nhi, bắt Đậu Nga ra thẩm vấn, ép nàng nhận tội đầu
độc. Đậu Nga bị đánh đập chết đi sống lại, nhất định không chịu nhận tội. Đào
Ngột biết Đậu Nga rất hiếu thuận với Thái Bà, liền đem Thái Bà ra đánh đập trước
mắt Đậu Nga. Đậu Nga thương Thái Bà tuổi già, không chịu nổi cực hình, đành
chịu nỗi oan mà nhận tội. Tên tham quan Đào Ngột đã đã dùng mọi thủ đoạn ép
được cung, liền khép nàng vào tội chết, giải nàng ra pháp trường xử tử.
4


Trong tác phẩm này, Đậu Nga thể hiện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như
hiếu, nghĩa, tiết, tam tòng...
Từ đó có thể thấy tư tưởng Nho giáo bao trùm lên các tác phẩm văn học của
Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại.
III. Ảnh hưởng của Nho giáo trong lĩnh vực giáo dục cổ đại Trung
Quốc:
Giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, thật ra chủ yếu là giáo dục của Nho
gia. Khổng tử chu du các nơi để dạy học, có tất cả 3000 mơn đồ, là người tiên
phong và sáng lập ra nền giáo dục Nho gia, và ổn định được cơ sở về Nho
học. Truyền thống văn hóa cổ đại tuy là “thích, đạo, nho” tam giáo đỉnh lập, hổ trợ

cho nhau, nhưng 2 nhà Thích và Đạo đều giảng về xuất thế, mà Nho gia lại giảng
về nhập thế, nên nó gần gũi với xã hội thế tục hơn, vì thế mà sự ảnh hưởng của nó
lại càng lớn hơn.
Giáo dục cổ đại của Trung quốc rất có đặc sắc. Sách giáo khoa của nó ngàn
năm khơng thay đổi, đó là những kinh điển của Nho gia, lời nói của thánh nhân,
“Tứ thư Ngũ kinh, Kinh sử tử tập”. Cho dù triều đại có thay đổi như thế nào, sự
học đều là mang nội dung như thế này. Xã hội có thể thay đổi, triều đại có thể thay
thế, nhưng lý lẽ là khơng thể thay đổi, như vậy mới đảm bảo sự thừa kế và phát
triển nguyên vẹn của nền tư tưởng của Nho gia. Nho sinh của thời cổ đại Trung
quốc, dù ở triều đại nào, đều phải tiếp thu nền giáo dục Nho gia chính thống,
những điều phải học tập đều là đạo lý của thánh hiền. Những điều này đều là phần
tinh túy nhất của truyền thống văn hóa Trung quốc, có những nội hàm cực kỳ
phong phú, học sinh từ nhỏ đã phải tiếp thu sự giáo dục như thế, vừa mới đi học thì
đã học những lời của thánh nhân, “Đại học”, “Trung dung”, “Luận ngữ”, “Thi
kinh”, người người đều thuộc lòng .
5


Khổng Tử là người sáng lập ra chế độ tư thục ở Trung Quốc, một số vị tú tài
thi rớt, mở khoa giảng học, dạy học và dạy đồ đệ. Mở lớp dạy học trở thành con
đường quan trọng của những người học hành, vừa giải quyết được sinh kế, lại có
thể bồi dưỡng nhân tài, lại càng xúc tiến sự phát triển của nền giáo dục.
Đạo trị quốc của Nho giáo rất xem trọng hiền tài chính vì thế các triều đại
quân chủ tôn sùng Nho giáo chủ trương tuyển dụng nhân tài cho đất nước qua các
kỳ khoa bảng. Một trong những điểm tiến bộ của Nho giáo là chủ trương khuyến
khích giáo dục, coi trọng người hiền tài:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Nguyên khí mạnh thì quốc gia thịnh
Ngun khí yếu thì quốc gia suy”
Các thí sinh đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử này, phần lớn được tuyển chọn

làm quan chức cho triều đình. Nho giáo có nhiều yếu tố tiến bộ khi quan niệm rằng
giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi người, "hữu giáo vô loại" (việc dạy dỗ khơng
phân biệt loại người) nên ai cũng có cơ hội được học tập và giáo dục, đây là biện
pháp để hướng con người tới những phẩm chất cao quý như "nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín". Nho giáo cho rằng, giáo hóa con người là một trong những nhiệm vụ cơ bản
của nhà cầm quyền và cũng là phương tiện hữu hiệu để đưa xã hội từ loạn lạc
thành "thái bình thịnh trị".
Trước thế kỷ 5, cách tuyển chọn quan chức chủ yếu dựa vào hồn cảnh xuất
thân, vì thế, con em của các nhà quý tộc luôn được chọn vào các bậc quan cao, gây
lũng đoạn chính sách địa phương. Chế độ khoa cử đã đánh đổ điều này, thúc đẩy
một số đơng người từ tầng lớp bình dân chuyển lên tầng lớp trên, từ đó đảm bảo
được sự đổi mới của đội ngũ quan lại. Một là tầng lớp nhà nho kinh điển bước vào
hệ thống quan lại để thực hiện lý tưởng "trị quốc bình thiên hạ", mặt khác, do xuất
6


thân ở tầng lớp dưới của xã hội, họ có thể hiểu được nỗi khổ của nhân dân và
những cái xấu tốt, lợi hại trong việc cai trị, trong một mức độ có thể giảm bớt
những sự hư hỏng, hạn chế hủ bại của chế độ.
Khổng Tử đề cao tinh thần dân chủ trong giáo dục. Học sinh không được thụ
động nghe thầy giảng, không hiểu cũng không dám hỏi mà phải biết thắc mắc,
thậm chí phản biện lại thầy. Ơng nói "Kẻ nào khơng ấm ức vì chưa hiểu được, thì
ta chẳng gợi mở cho mà thơng hiểu được. Kẻ nào khơng hậm hực vì khơng bày tỏ ý
kiến ra được, thì ta chẳng hướng dẫn cho mà nói được. Người học đã biết rõ một
góc mà chẳng biết xét để biết ba góc kia thì ta chẳng dạy cho kẻ ấy nữa”. Trong
quá trình thảo luận, cả thầy lẫn trò sẽ học hỏi lẫn nhau để cùng tiến bộ.
Tuy nhiên, theo tư tưởng của Nho giáo là “ nam nữ thụ thụ bất thân” nên phụ
nữ thời cổ trung đại ở Trung Quốc không được đi học, không được thi cử hay làm
quan.
Như vậy có thể thấy, Nho giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục thời cổ

trung đại Trung Quốc, được thể hiện trong quá trình học tập, nội dung cũng như cả
thi cử.

KẾT LUẬN
Nho giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực văn học và giáo dục thời cổ
trung đại Trung Quốc, nhờ vậy đã đào tạo ra được rất nhiều Nho sĩ vừa có đức vừa
có tài giúp sức cho quốc gia. Thơng qua các tác phẩm văn học thì ta có thể hiểu
biết hơn về những đạo lý, những giá trị đạo đức mà Nho giáo luôn hướng tới.

7



×