Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Một số vấn đề XUNG QUANH đầu tư của TRUNG QUỐC tại Lào TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.14 KB, 20 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH ĐẦU TƯ CỦA TRUNG QUỐC
TẠI LÀO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Kể từ khi Trung Quốc trỗi dậy thành cường quốc khu vực và mở rộng
ảnh hưởng tại Lào, quốc gia này đã luôn sử dụng kinh tế như mũi tiên
phong mở đường cho việc gia tăng ảnh hưởng ở các lĩnh vực khác trên đất
Lào. Trong kinh tế, đầu tư được coi là thế mạnh của Trung Quốc.
Với sự hỗ trợ thống nhất từ trung ương đến địa phương, các nhà đầu
tư Trung Quốc hiện nay đã tìm kiếm được những cơ hội làm ăn ở Lào –
một thị trường còn hoang sơ, cần được khai phá. Bài viết dưới đây bước
đầu khắc họa thực trạng tình hình Trung Quốc đầu tư ở Lào giai đoạn hiện
nay, từ đó đưa ra những đặc điểm, tác động của nó đến mỗi nhân tố và tác
động đến Việt Nam.
1. Thực trạng đầu tư của Trung Quốc tại Lào
Hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Lào bắt đầu từ những năm
1998-1999, tuy nhiên chỉ thực sự tăng mạnh từ thập niên đầu thế kỉ 21.
Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đang ồ ạt đầu tư sang Lào, mở rộng
cả về quy mô dự án lẫn lĩnh vực đầu tư.

1

1


Tính đến tháng 6 năm 2010, Trung Quốc được đánh giá là nhà đầu tư
lớn thứ hai tại Lào, xếp sau Thái Lan, 1 trong tổng số 37 nước có vốn đầu tư
trực tiếp tại Lào, tập trung ở các lĩnh vực: khai thác khống sản (112 dự
án), cơng nghiệp và thủ công nghiệp (82 dự án), nông lâm nghiệp (64 dự
án), năng lượng điện (4 dự án), và các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ,
xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ (nhà hàng, khách sạn...). 2 Năm 2011,
Trung Quốc lần đầu trở thành nước đầu tư lớn nhất tại Lào với 443 dự án


và tổng số vốn đầu tư lên tới 4,052 tỷ USD, chiếm tới hơn 40% tổng số vốn
đầu tư nước ngoài tại Lào.
Năm 2012, đầu tư của Trung Quốc tại Lào tụt xuống vị trí thứ 3 (sau
Thái Lan và Việt Nam) với số vốn khoảng 3,3 tỷ USD 3. Tuy nhiên, tính đến
tháng 5 năm 2014, Trung Quốc lại tiếp tục trở lại vị trí số 1 trong các nước
đầu tư tại Lào với số vốn lên tới 5,2 tỷ USD.4
1

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư Lào, tính đến tháng 6 năm

2010, Thái Lan đứng đầu với 254 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký
là 2,666 tỷ USD, Trung Quốc xếp thứ hai với 369 dự án và tổng vốn đăng ký
đạt 2,643 tỷ USD. Cũng có số liệu thống kê cho rằng, tổng vốn FDI của Trung
Quốc tại Lào đã đạt hơn 3,5 tỷ USD.
2

FDI Trung Quốc tại Lào đạt hơn 3 tỉ USD, xem trong http://clv-

triangle.vn/portal/page/portal/clv_vn/823461/823663?
p_page_id=823663&pers_id=817665&folder_id=&item_id=4832731&p_deta
ils=1 truy cập ngày 22/4/2013
3

http;//www.bloomberg.com/news/2012/12/23

4

/>
dung-thu-2-trong-so-cac-quoc-gia-dau-tu-vao-lao.htm
2


2


Tốc độ gia tăng nhanh chóng đã cho phép Trung Quốc ngày càng mở
rộng các lĩnh vực đầu tư, đặc biệt khi một số dự án có vốn đầu tư nhiều tỷ
USD được Chính phủ Lào cấp phép chính thức và triển khai thi công, như
dự án phát triển Đặc khu kinh tế “Tam giác vàng” ở Bắc Lào, dự án nhà
máy sản xuất giấy ở tỉnh Savannakhet, Trung Lào.
Năm 2009, Trung Quốc đã đầu tư vào Lào hai công trình lớn là sân
vận động Quốc gia mới - cơng trình trọng điểm SEA Games-25, có tổng
vốn đầu tư 100 triệu USD và Đài truyền hình kênh 3 thuộc Đài truyền hình
Quốc gia Lào, vốn đầu tư 10 triệu USD.Sự gia tăng đáng kể của đầu tư
Trung Quốc chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực sau:
Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông:
Trung Quốc chủ trương triển khai xây dựng nhanh các tuyến đường
theo trục Bắc – Nam nối Trung Quốc với Lào và các nước ASEAN, trong
đó có tuyến đường R3 hiện đại dài 251 km nối từ Vân Nam (Trung Quốc)
qua cửa khẩu ở Bắc Lào thông sang Bangkok (Thái Lan) được đưa vào sử
dụng từ năm 2007.5
Từ năm 2010, Lào đã được Trung Quốc cho vay tín dụng đặc biệt để
xây dựng dự án sân bay Luang Prabang mới lên tới 86,4 triệu USD. Theo
thiết kế, đường băng của sân bay mới có thể dài 3.000 m, được xây dựng
bên cạnh đường bay cũ, có đủ điều kiện cất và hạ cánh loại máy bay chở

5

Trương Duy Hòa, (cb) (2012), Một số vấn đề về xu hướng chính trị - kinh tế

ở Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb

Khoa học Xã hội.
3

3


khách cỡ lớn Airbus 380, cùng lúc có đủ chỗ dừng cho 4 máy bay Boeing
và 7 chiếc ATR.6 Sân bay đã đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2013.
Tháng 1 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Tỉnh trưởng Bokeo
thay mặt Chính phủ Lào đã ký thoả thuận với đại diện công ty Trung Quốc
xây dựng Đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng (SEZ) tại huyện Tonpheung,
Bokeo xây dựng sân bay quốc tế ngay tại SEZ này nhằm thúc đẩy thương
mại, du lịch và đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển khu vực Bắc Lào.
Đặc biệt, Trung Quốc vào năm 2012 đồng ý cấp cho Lào số vốn vay
tín dụng 7,2 tỷ USD (tương đương với 90% GDP của Lào) để xây dựng
một tuyến đường sắt dài 420 km. 7 Nếu được đưa vào xây dựng, đây sẽ là
tuyến đường nối liền thủ phủ Côn Minh (Vân Nam) với Viêng Chăn.
Động thái này của Trung Quốc nhằm tăng cường ảnh hưởng về kinh tế
và chính trị trong khu vực, đồng thời đảm bảo dòng nguyên vật liệu đầu
vào cần thiết cho các ngành công nghiệp của nước này. 8 Bên cạnh những
6

Xem thêm:

/>7

Tuy nhiên, hiện nay, dự án này đang bị phía Lào tạm dừng đàm phán do hai

bên không thống nhất về phương thức triển khai dự án. (Phía Trung Quốc yêu
cầu được quyền chỉ định nhà đầu tư cũng như đưa nhân công Trung Quốc

sang Lào làm việc theo dự án. Tuy nhiên, phía Lào chỉ đồng ý vay vốn từ phía
Trung Quốc và được quyền tự quyết về chủ đầu tư, lao động.)
8

Theo như Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Khai khoáng Lào Soulivong

Dalavong tiết lộ trong một cuộc trả lời phỏng vấn thì Dự án tuyến được sắt
này đã được Trung Quốc và Lào bàn thảo từ mấy năm trước nhưng không đạt
được sự nhất trí. Theo thỏa thuận mới đạt được giữa hai bên, các ngân hàng
của Trung Quốc sẽ cấp vốn để xây dựng tuyến đường sắt dài 418 km nối giữa
4

4


lợi ích mà Trung Quốc đạt được, tuyến đường sắt này cũng có ý nghĩa quan
trọng đối với Lào – quốc gia khơng có bờ biển. Phía Lào dự tính thu nhập
từ vận tải đường sắt năm đầu tiên sẽ đạt khoảng 95 triệu USD, đến năm thứ
50, lãi ròng từ vận tải đường sắt sẽ đạt 16,39 tỷ USD. 9 Ngoài ra, thu nhập
từ các ngành nghề liên quan sẽ chiếm tới 50% tổng thu nhập.
Tuy vậy, cũng có nhiều tranh cãi xung quanh dự án này khi vốn đầu
tư là quá lớn so với GDP của Lào. Ngay cả chính những người dân Lào
cũng cảm thấy khơng hài lòng bởi mối đe dọa hàng chục ngàn dân cư bị di
dời chỗ ở. Trung Quốc tịch thu đất canh tác của nông dân để xây dựng
đường xe lửa cũng như lo ngại trông thấy hàng ngàn công nhân Trung
Quốc đổ bộ vào Luang Namtha một thành phố gần sát biên giới hai nước. 10
Về phía Trung Quốc, khơng khó để Chính phủ Trung Quốc nhận ra rủi ro
trả nợ của Lào.
Tuy nhiên tuyến đường sắt này có thể mang lại lợi ích rất lớn cho các
cơng ty Trung Quốc đang làm ăn tại đây gặp khó khăn trong vấn đề cơ sở

thủ đô Viêng-chăn với biên giới Lào-Trung Quốc. Ông cho biết thêm, bằng
cách cấp vốn cho dự án, Trung Quốc sẽ được đảm bảo nguồn cung khoảng 5
triệu tấn tài nguyên khoáng sản mỗi năm, chủ yếu là kali carbonat, trong thời
gian từ nay đến năm 2020. Kali carbonat là một thành phần quan trọng để sản
xuất ra phân bón. Ngồi ra, Trung Quốc cịn được cung cấp các vật liệu thô
khác như gỗ và nông sản
9

Xem thêm: TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 17/1/2013 tr.20-24

10

Theo giáo sư Carlyle A.Thayer chuyên gia nghiên cứu về tình hình chính trị

ở châu Á, Học viện Quốc phịng Úc, Trung Quốc muốn đẩy mạnh sự phát
triển của các tỉnh phía Tây.
5

5


hạ tầng. Do đó, nếu tuyến đường sắt này hồn thành, việc vận chuyển tài
nguyên khoáng sản từ Lào đến Trung Quốc sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan đã dự tính xây dựng dự án đường
sắt cao tốc trị giá khoảng 75 tỷ USD cho đến năm 2020 để nối kết Bangkok
với Viêng Chăn. Khi tuyến đường sắt này hồn thành, các cơng ty Trung
Quốc sẽ hưởng lợi nhiều hơn nữa khi kết nối được với Thái Lan qua Lào.
Khai thác khống sản, nơng, lâm nghiệp: Trung Quốc hiện là nước
đứng đầu trong số các nước đầu tư vào Lào trong lĩnh vực này với khoảng
70 dự án. 1/3 tổng số vốn trong lĩnh vực này là tập trung đầu tư vào việc

phát triển các nhà máy thủy điện, phần lớn còn lại đưa vào khai thác những
tài nguyên mà TQ rất cần như vàng, đồng, sắt thép, Kali, Bauxite 11… và
xây dựng rừng cây cao su khắp lãnh thổ của Lào.
Trung Quốc chủ yếu đầu tư hơn 50 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng
500 triệu USD vào những hợp tác quan trọng giữa tỉnh Vân Nam với Lào
như cây thay thế cây thuốc phiện cho nhân dân Bắc Lào, trong đó phần lớn
Chính quyền các địa phương tiếp giáp với biên giới như Vân Nam cũng muốn
đẩy mạnh việc đầu tư này để mang lại lợi ích kinh tế cho họ. Cả chính quyền
trung ương và địa phương ở Trung Quốc đều tranh thủ tìm vị thế độc quyền
trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và vận tải. Điều đáng lưu ý ở đây là họ
dường như khơng có đối thủ phương Tây nào khi hoạt động ở Lào. Họ có thể
theo đuổi lợi ích của mình mà gần như khơng gặp phải giới hạn nào. Họ có
thể mua chuộc các quan chức địa phương, phớt lờ các điều luật bảo vệ mơi
trường trong q trình thâu tóm để đạt vị thế độc quyền về tài nguyên mà họ
muốn.
11

Trong đó có nhiều dự án lớn nằm ở những địa bàn chiến lược như khai thác

than ở Bắc Lào, khai thác Boxit ở Nam Lào và khai thác vàng ở Trung Lào.
6

6


là cây cao su. Từ khoảng những năm 2008, Trung Quốc đã tập trung mở
rộng các đồn điền cao su ở Bắc Lào và thành tựu bước đầu thu được vào
năm 2011 đã là nguồn cung cấp nguyên liệu mủ cao su, xuất khẩu trở lại thị
trường Trung Quốc.
Đây có thể coi là một khởi đầu đơn giản giúp người nông dân vùng

cao nguyên Lào cải thiện thu nhập, cũng là một sự hứa hẹn cho một ngành
nông nghiệp phát triển nhanh. Hiện nay, do nhu cầu cao su ngày càng tăng
ở Trung Quốc, xuất khẩu cao su đang trở thành một ngành kinh doanh lớn
ở Lào và không chỉ tập trung ở miền Đông Bắc. Tất cả các tỉnh ở Lào từ
Hua Pan đến Xieng Khuang đều đã có đồn điền cao su hoặc đã lên kế
hoạch trồng loại cây này.
Với mức tiêu thụ cao su dự kiến khoảng 30% sản lượng của thế giới
vào năm 2020, tương đương với 11,5 triệu tấn, hiện tại Trung Quốc chỉ có
thể tự sản xuất khoảng 4 triệu tấn cao su mỗi năm. Vì vậy, nước này buộc
phải dựa vào các đồn điền ở nước ngoài để bù đắp cho phần thiếu hụt từ
sản xuất trong nước, ước tính khoảng hơn 7 triệu tấn.
Trong việc đầu tư vào cây cao su, Trung Quốc đã vượt Thái Lan và
Việt Nam để trở thành nhà đầu tư cao su lớn nhất tại đông bắc Lào với tổng
số vốn 20 triệu USD.12 Nông dân Lào thu được từ 6000 – 8000 USD mỗi
năm từ việc trồng cây cao su, khá hơn nhiều so với trồng lúa hay các lâm
sản không phải gỗ. Đối với một số thành phần dân chúng, họ tỏ ra hài lòng
khi thấy các đầu mối Trung Quốc đặt mua trọn cả vụ mùa hay đặt mua độc

12

7

Xem thêm: TTXVN, Bản tin kinh tế quốc tế số 25/2008, tr.9
7


quyền mủ cao su, thậm chí có những người khơng ngại ngần cho rằng
trước mắt nhờ có Trung Quốc mà đời sống của họ được “ấm no hơn”. 13
Bên cạnh khai thác lâm nghiệp, Trung Quốc cũng chú trọng tăng
cường hợp tác trồng các loại cây nông nghiệp như ngô, đậu tương… đồng

thời đứng ra mua lại toàn bộ các sản phẩm do nông dân làm ra. Để chủ
động trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế phát triển toàn khu vực, chính
phủ Lào đã cho phép các nhà tư vấn Trung Quốc khảo sát xây dựng hệ
thống số liệu, lập quy hoạch, phân chia vùng, đánh giá thổ nhưỡng, cây
trồng… ở khu vực Bắc Lào.
Tháng 12 năm 2009, Đại sứ Trung Quốc tại Lào đã ký với Bộ nông
nghiệp Lào thỏa thuận viện trợ khơng hồn lại 40 triệu NDT để xây dựng
Trung tâm thí nghiệm nơng nghiệp Lào – Trung Quốc cho các tỉnh Bắc
Lào.
Vai trò của Trung Quốc trong công cuộc phát triển miền Bắc Lào
không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Qua các khoản viện trợ
chính thức, đầu tư nhà nước và số doanh nghiệp tư nhân tăng, Trung Quốc
hiện chiếm lĩnh phần lớn nền kinh tế Lào, từ khai khoáng, nhiệt điện tới
cao su.
Địa bàn này cũng đang ngày càng được mở rộng xuống phía Nam khi
tháng 4 năm 2010, Trung Quốc và Lào đã khởi công xây dựng nhà máy sắt
thép công suất 500.000 tấn/năm tại thủ đô Viêng chăn với tổng vốn đầu tư
là 179 triệu USD, trong đó Lào đóng góp 30%, Trung Quốc đóng góp 70%.
13

Xem thêm: />
strategic-laos/world-affairs/china-s-big-designs-on-a-small-and-strategiclaos/c1s5865/ truy cập ngày 2/8/213
8

8


Khai thác năng lượng:
Trung Quốc hiện nay có khoảng 18 dự án đầu tư thuỷ điện tại Lào với
tổng công suất trên 5000MW, trong đó có 2 dự án thủy điện trên sông

Mekong với 100% vốn của Trung Quốc là dự án Paclai ở tỉnh Saynhabuly
công suất gần 1400 MW và dự án Pakbenh ở tỉnh Oudomxay công suất gần
1300MW.
Tuy nhiên, hai dự án này lại có nguy cơ tác động tiêu cực đến môi
trường, nguồn nước đối với các nước hạ nguồn sông Mekong như
Campuchia và Việt Nam. Tháng 11 năm 2011, dự án thủy điện Nam Khan
2 chính thức được xây dựng với công suất 130MW, tạo ra sản lượng điện
558 triệu Kwh/năm, và được truyền tải qua hệ thống truyền tải điện 115Kv
tới trạm biến thế điện huyện Xieng Ngeun thuộc tỉnh Luang Prabang nhằm
cung cấp điện cho Viêng Chăn và các tỉnh Bắc Lào.
Đập cao 136 m, dài 365 m, hồ chứa rộng 30,5 km, dung tích 686 triệu
m3 nước, trong đó 229 triệu m3 nước dùng phát điện, cịn lại phục vụ nơng
nghiệp và việc khác. Dự án có số vốn đầu tư lên tới 308 triệu USD, trong
đó 95% tổng số vốn sẽ do ngân hàng EXIM Bank của Trung Quốc cho vay
và phía Lào sẽ hồn trả trong vịng 15 năm.
Một chuỗi dự án khác cũng do Trung quốc đứng ra cho Lào vay với
lãi suất thấp để xây dựng là Dự án Nam Ou 2,5,6 tổng công suất 540 MW,
vốn đầu tư 1 tỷ USD đưa vào vận hành năm 2008, tạo ra lượng điện gần
2,1 tỷ KWh/năm. Dự kiến sản lượng điện của 3 dự án này chủ yếu cung
cấp cho các tỉnh Bắc Lào và phục vụ dự án đường sắt cao tốc Lào-Trung.

9

9


Vốn đầu tư cả 7 bậc thuỷ điện trên dòng Nam Ou, công suất 1.200 MW vào
khoảng 2 tỷ USD.14
Thông tin, viễn thông:
Trung Quốc chủ trương đầu tư cho Lào hệ thống viễn thơng hiện đại,

phủ sóng tồn quốc, có kết nối chặt chẽ với hệ thống viễn thông của Trung
Quốc. Trung Quốc đã ký với Lào thỏa thuận về phát triển dự án vệ tinh
phát thanh truyền hình và thơng tin viễn thơng, đầu tư giúp Lào xây dựng
chính phủ điện tử với trị giá khoảng 93 triệu USD.
Năm 2009, Trung Quốc nhận lời chế tạo và phóng giúp Lào một vệ
tinh viễn thông sau khi đã triển khai các dự án tương tự đối với Nigeria và
Venezuela. Theo lời một quan chức tại Học viện Công nghệ Tên lửa đẩy
Trung Quốc (CALT), trực thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Không
gian vũ trụ nước này, cho biết theo thỏa thuận, Trung Quốc cũng sẽ giúp
Lào xây dựng một trung tâm kiểm soát vệ tinh.
Vệ tinh hiện đại “Đông Phương hồng” (Laos-1) này sẽ được đưa lên
quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh. Đây là hợp đồng chế tạo và phóng
vệ tinh đầu tiên mà Trung Quốc thực hiện đối với một nước thành viên
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).15
2. Đặc điểm đầu tư Trung Quốc tại Lào

14

Nam Ou - nhánh của sông Mekong- là con sông lớn nhất tại Bắc Lào (475

km)
15

Xem thêm: />
p_page_id=823663&pers_id=817665&folder_id=&item_id=4958491&p_deta
ils=1 truy cập ngày 28/8/2013
10

10



Thơng qua các dự án Trung Quốc, có thể nhận thấy đầu tư Trung
Quốc ở Lào có một số đặc điểm như sau:
Một là, về hình thức đầu tư:
Trung Quốc chuyển từ việc thực hiện phương thức “đổi đất lấy cơng
trình”, viện trợ đầu tư các cơng trình cho Lào và phía Lào cấp đất cho các
dự án của Trung Quốc, sang phương thức “chuyển đổi ưu thế tài nguyên
thành vốn của Lào”. Trung Quốc thường tập trung đầu tư ở những khu vực
có vị trí quan trọng, nhạy cảm (như khu vực biên giới, thủ đô).
Các dự án đầu tư của Trung Quốc cũng chủ yếu tập trung vào các dự
án khai khống cũng như các cơng trình có tác dụng quảng bá hình ảnh
Trung Quốc cao như quảng trường, trung tâm thương mại, đường sá… Qua
đó, mở rộng thị trường cho hàng hóa của Trung Quốc, cũng như tạo cơ hội
làm việc và sinh sống cho người dân Trung Quốc sang Lào. Các ngành này
lại khơng địi hỏi phải chuyển giao công nghệ cao mà thường dựa vào tài
nguyên cũng như sức lao động giản đơn của người dân.
Tại Viêng Chăn, Trung Quốc đã tài trợ xây dựng Cung Văn hóa quốc
gia trị giá 7 triệu USD, tài trợ xây dựng Đại lộ Trung tâm dài 13km dẫn tới
tượng đài Chiến thắng Pattuxay cũng do Trung Quốc xây và tân trang khu
công viên quanh tượng đài. Năm 2007, trung tâm mua sắm hiện đại đầu
tiên của Lào, có kinh phí xây dựng 6 triệu USD, được khai trương ở quận
Sikhottabong phía Tây Vientiane. Đây được đánh giá là nơi bán hàng Trung
Quốc lớn nhất Đông Nam Á. Trung tâm thương mại Sikhottabong là một
phần trong một dự án lớn hơn mà Bộ Thương mại Lào gọi là “Trung tâm

11

11



Hữu nghị Lào - Trung Quốc” - một phần của khung hợp tác giữa hai chính
phủ, có diện tích đất lên tới 17,4 héc ta và vốn đầu tư 18 triệu USD. 16
Ở miền Bắc Lào, nơi các công ty Trung Quốc xây dựng đường sá
hoặc đầu tư làm trang trại nông nghiệp đã xuất hiện các khu dân cư và cửa
tiệm của người Trung Quốc. Ở Boten thuộc tỉnh Luang Nam Tha giáp biên
giới Lào - Trung Quốc, các thôn làng người bản địa đều bị di dời sâu vào
nội địa, xa hẳn con đường nhựa dọc biên giới do Trung Quốc tài trợ và xây
dựng. Hiện nay, thành phố này đã là một thành phố mới hiện đại ở Thượng
Lào. Thành phố này đã chuyển theo múi giờ của Bắc Kinh, sử dụng đồng tệ
và tiếng Quan thoại trong giao tiếp, điện và điện thoại cũng được kết nối
vào hệ thống của Trung Quốc. Đồng kíp của Lào không được lưu hành
trong đặc khu này.
Hai là, về lĩnh vực đầu tư,
Trung Quốc thường đầu tư vào các lĩnh vực mang tính huyết mạch
kinh tế của Lào và các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là
những dự án mang tính dài hơi và mang tính huyết mạch của nền kinh tế
Lào. Điều này thể hiện ở việc Trung Quốc mở rộng quy mô các dự án cũng
như việc Trung Quốc muốn tự quyết định trong việc bỏ vốn, chọn nhà đầu
tư cũng như sử dụng lao động.
Ở đây, Lào chỉ đơn thuần đóng vai trị là người cấp đất cho dự án. Thể
hiện trong một số dự án tiêu biểu như dự án xây dựng sân bay ở đặc khu
tam giác vàng, cơng ty phía Trung Quốc sẽ bỏ chi phí xây dựng sân bay,
Chính phủ Lào sẽ hồn trả lại chi phí.
16

Xem thêm: />
moi-o-vientiane.htm
12

12



Điều này đồng nghĩa với việc cho phép công ty lập kế hoạch xây
dựng sân bay, dự tốn kinh phí và bồi thường cho dân cư. Chính phủ Lào
chịu trách nhiệm bố trí đất xây dựng sân bay. 17 Đây có thể coi là một trong
những thành cơng của Trung Quốc trong việc kết nối chặt chẽ hơn Trung
Quốc với các tỉnh Bắc Lào.
Trong dự án xây dựng đường sắt nối từ Côn Minh tới Viêng Chăn,
theo thỏa thuận, ngân hàng đầu tư Trung Quốc sẽ cung cấp toàn bộ vốn cho
dự án đường sắt cao tốc Trung – Lào với lãi suất thấp trong vòng 30 năm,
điều kiện đổi lại là đến trước năm 2020, mỗi năm Lào sẽ cung cấp cho
Trung Quốc tài nguyên khoáng sản trị giá 5 triệu USD, chủ yếu là Kali, gỗ
và hàng nông sản. Qua đây, có thể thấy “tham vọng” của Trung Quốc trong
việc chi phối Lào bằng con đường ngoại giao tiền bạc.
Trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, để có thể tiến hành khai thác tốt
nhất nguồn khoáng sản dồi dào của Lào, năm 2009, nhà đầu tư Trung Quốc
và Cục địa chất thuộc Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào đã ký dự án xây dựng
trung tâm dịch vụ tìm kiếm, khảo sát và nghiên cứu khống sản tại Lào, với
tổng vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD.
Trung tâm có mối quan hệ chặt chẽ với Cục địa chất Lào để xin giấy
phép thăm dị, khai thác, khuyến khích các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính
và kinh nghiệm trong lĩnh vực này tham gia vào các dự án. Hai bên cũng
thống nhất phân chia lợi nhuận (sau khi hồn vốn đầu tư) theo tỷ lệ: phía
Lào 49% và nhà đầu tư Trung Quốc 51%. Với dự án này, các nhà đầu tư

17

Xem thêm: />
trung-quoc-xay-dung-san-bay-tai-sez-tam-giac-vang.aspx truy cập ngày
2/8/2013

13

13


Trung Quốc đã đạt một bước tiến dài trong việc thể hiện ưu thế vượt trội
trong ngành khai thác mỏ tại Lào.
Ba là, về bản chất các dự án đầu tư,
các dự án Trung Quốc đầu tư vào Lào không mang lại nhiều lợi tức
cho nước sở tại, đằng sau đầu tư của Trung Quốc là những hệ lụy về môi
trường, mặt khác nền kinh tế Lào ngày càng bị phụ thuộc chặt chẽ vào
Trung Quốc. Có thể nhìn thấy nguồn tài nguyên thiên nhiên của Lào đang
dần bị vắt kiệt.
Bên cạnh đó, đời sống xã hội của người dân Lào cũng đang bị thay
đổi do sự xuất hiện ồ ạt của dân di cư mới Trung Quốc. Sự gia tăng ảnh
hưởng của Trung Quốc về phương diện kinh tế đang làm dấy lên một sự
bất mãn trong dư luận ở Lào. Theo đánh giá của tổ chức Hợp tác Kỹ thuật
Đức (GTZ), Trung Quốc đã đưa khoảng 10 nghìn km2 đất ở Lào vào các
dự án của mình, tương đương với 4% diện tích của cả nước Lào. 18 Với các
dự án quan trọng, Trung Quốc đã nắm trong tay phần lớn nền kinh tế Lào.
Từ khai thác mỏ, thủy điện đến cao su, từ bán lẻ đến dịch vụ khách sạn. Họ
kiểm soát hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế nước này. Chính quyền
tỉnh Vân Nam đã có hẳn một chương trình “Dự án phương Bắc” cho sự
nghiệp cơng nghiệp hố miền Bắc Lào cho tới năm 2020. Chương trình này
được đệ trình lên Chính phủ Lào và được sự phê chuẩn của Đại hội Đảng
lần thứ 9 Đảng NDCM Lào.
3. Tác động của đầu tư Trung Quốc tại Lào

18


Xem thêm: />
nham-lanh-tho-lao
14

14


Thứ nhất, đối với Trung Quốc, việc mở rộng đầu tư ở Lào đã đem lại
cho Trung Quốc những tác động tích cực đáng kể.
Thơng qua các dự án đầu tư, Trung Quốc đã khai thác được nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú của Lào, phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây
Nam, đặc biệt là Vân Nam.
Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng và giao thông ở Lào, trước mắt có
thể xem như phục vụ cho sự phát triển của Lào nhưng sâu xa hơn chủ yếu
phục vụ cho lợi ích kinh tế của Trung Quốc.
Thơng qua Lào, Trung Quốc đang xây dựng cho mình một mạng lưới
giao thông xuyên suốt từ các tỉnh Tây Nam của nước mình qua các nước
Đơng Nam Á lục địa. Từ đây thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đến
các nước láng giềng, thúc đẩy thương mại các tỉnh Tây Nam phát triển,
nhằm đạt được sự cân bằng trong phát triển vùng miền của Trung Quốc,
đồng thời thuận lợi cho việc vận chuyển tài nguyên trở lại Trung Quốc.
Quan trọng hơn nữa, qua việc mở rộng đầu tư kinh tế sang Lào, Trung
Quốc sẽ có khả năng chi phối Lào trong các vấn đề chính trị, vấn đề khu
vực và góp phần làm thay đổi đời sống xã hội Lào. Một ví dụ cụ thể cho
thấy dự án đường sắt trị giá hơn 7 tỷ USD sẽ giúp Trung Quốc có thể lấy
đường sắt cao tốc “đả thông” Đông Nam Á, qua đó Trung Quốc có thể trực
tiếp vươn tới Ấn Độ Dương bằng đất liền để vận chuyển các mặt hàng,
nguyên vật liệu cũng như dầu lửa từ Trung Đông và châu Phi về nước mà
không phải đi qua eo biển Malacca do Mỹ kiểm sốt, điều này có ý nghĩa
chiến lược vơ cùng quan trọng.

Ngồi ra, hệ thống đường sắt cao tốc cũng giúp Trung Quốc tăng
cường hợp tác với các nước ASEAN, trở thành một chiêu bài để nước này
15

15


chống lại chiến lược “chuyển trục” của Mỹ. Hơn nữa, ngày càng nhiều dân
lao động Trung Quốc sang Lào làm việc theo các dự án, điều này sẽ làm
giảm áp lực việc làm trong nước đối với chính phủ, đồng thời tăng cường
mạnh mẽ hơn nữa vai trò của người Hoa cũng như dân di cư mới Trung
Quốc trong xã hội Lào.
Thứ hai, đối với Lào, tuy quốc gia này ban đầu thu được một số lợi
ích nhất định từ các dự án đầu tư của Trung Quốc, song mặt trái của hoạt
động đầu tư của Trung Quốc đối với vấn đề môi trường, xã hội và phát
triển bển vững của quốc gia này vô cùng nghiêm trọng.
Trong bối cảnh Lào đang mở cửa phát triển kinh tế, việc Trung Quốc
tăng cường đầu tư ở Lào tạo điều kiện cho Lào cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng
vốn đầu tư, kỹ thuật.. Từ một quốc gia chỉ có 3,5 km đường sắt và đường
bộ thì chưa thực sự thuận tiện, hiện nay dưới sự đầu tư của Trung Quốc,
các tuyến đường cao tốc theo trục Bắc Nam đã hoàn thành và đưa vào sử
dụng, phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa.
Ngồi giao thơng, Trung Quốc cũng giúp Lào xây dựng các đập thủy
điện, kích thích ngành sản xuất điện của nước này phát triển. Đối với một
nước khơng có biển nhưng lại có địa hình đồi núi, nhiều sơng ngịi thì sản
xuất điện có thể coi là một trong những ngành công nghiệp tiềm năng đưa
kinh tế Lào đi lên.
Tuy vậy, Lào cũng đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ việc
Trung Quốc ồ ạt đầu tư sang Lào. Trong tương lai không xa, Lào sẽ rơi vào
tình trạng báo động về tài nguyên thiên nhiên bị khai phá để phục vụ cho

sản xuất quốc nội của Trung Quốc.

16

16


Điều này, buộc chính phủ Lào phải có những chính sách phù hợp để
bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của nước mình. Ngồi ra, ngành nơng lâm
nghiệp của Lào cũng chưa có được sự đảm bảo lâu dài. Mặc dù, hiện nay,
Trung Quốc đang hướng người dân Lào chuyển sang trồng cây cao su thay
thế cho cây thuốc phiện đồng thời thu mua trọn gói sản phẩm của họ. Tuy
nhiên, ngành cao su ở Lào không được bảo hộ về giá và thị trường chỉ
được đảm bảo khi nhu cầu cịn tồn tại và giá cao.
Khơng chỉ vậy, Lào cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh
phi truyền thống do Trung Quốc mở rộng đầu tư. Môi trường sinh thái của
Lào đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự mất đa dạng sinh học từ việc
chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang trồng cao su sẽ làm giảm các sản phẩm
khơng phải là gỗ.
Trong khi đó, chính phủ Lào cũng khơng có hỗ trợ kỹ thuật thích hợp
cho nơng dân của mình khi đầu tư vào các đồn điền cao su đang gia tăng.
Toàn bộ khâu kỹ thuật, hạt giống và cả thiết bị đều lệ thuộc vào phía Trung
Quốc. Điều này có thể sẽ chỉ đem lại những lợi ích trước mắt cho người
dân Lào nhưng về lâu dài, nó có thể mang lại những hậu quả khó lường cho
ngành trồng trọt của Lào.
Việc xây dựng các đập thủy điện cũng đang làm ảnh hưởng nghiêm
trọng tới ngành trồng lúa nước của Lào. Ngoài ra, các vấn đề về tội phạm
xuyên quốc gia, săn bắn trái phép động vật quý hiếm cũng đang là những
thách thức nhìn thấy được đối với Lào.
Bên cạnh đó, khi Trung Quốc đầu tư vào Lào, hàng loạt các khu cơng

nghiệp của Trung Quốc được chính phủ Lào cấp đất mọc lên, đẩy người
dân Lào ra khỏi đất của họ thay vào đó là người Trung Quốc sinh sống, sử
17

17


dụng tiếng Trung Quốc, giờ Trung Quốc, tiền Trung Quốc trên đất Lào.
Nguy cơ “Trung Quốc mở rộng biên giới ‘mềm’ sang đất Lào” là khả năng
có thể xảy ra nếu như chính phủ Lào khơng đưa ra được những quyết sách
nhằm ngăn chặn sự phụ thuộc quá lớn vào kinh tế Trung Quốc.
Quan trọng hơn cả, xuất phát từ ràng buộc kinh tế, Trung Quốc sẽ
tiếp tục khiến Lào ràng buộc với nước này cả trên lĩnh vực chính trị nhằm
chi phối Lào trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Rút từ bài học của
Campuchia, kịch bản “Lào có thể trở thành đồng minh của Trung Quốc” là
hồn tồn có thể xảy ra.
Thứ ba, tác động tới các hoạt động kinh tế Việt Nam tại Lào. Việc
Trung Quốc gia tăng đầu tư tại Lào đã tạo cho Việt Nam sức ép cạnh tranh
rất lớn. Điều này buộc các nhà đầu tư Việt Nam phải xem lại chiến lược
đầu tư cũng như tiến hành đổi mới các phương thức hoạt động nhằm đạt
hiệu quả cao hơn, cạnh tranh lại với các doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy
nhiên, cũng chính sức ép cạnh tranh này đang khiến doanh nghiệp Việt
Nam ngày càng yếu thế hơn trên thị trường Lào.
Hiện tại Việt Nam là một trong ba nước có vốn đầu tư đứng đầu tại
Lào và xếp sau Trung Quốc 19. Mặc dù khoảng cách chênh lệch giữa đầu tư
của Trung Quốc và đầu tư của Việt Nam không quá lớn ở thời điểm hiện
nay, tuy nhiên trong tương lai không xa, Việt Nam khó có thể cạnh tranh
với Trung Quốc trong hoạt động kinh tế đầu tư ở Lào.

19


Việt Nam xếp thứ hai với tổng số vốn 4,7 tỷ USD. Xem thêm:

/>18

18


Ở tầm vĩ mô, Việt Nam vẫn chưa thực sự có chiến lược đầu tư bài bản
và hệ thống có tính chiến lược lâu dài ở Lào mà hoạt động đầu tư hiện nay
vẫn chủ yếu mang tính “manh mún”, thậm chí có tính “chộp giật” của
doanh nghiệp Việt. Chính vì vậy, thiếu đi sự nhất qn cũng như tính liên
kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau khi đầu tư sang Lào.
Việt Nam thực sự rất coi trọng vị trí chiến lược của Lào cũng như
quan hệ với Lào, tuy nhiên Trung Quốc với chiến lược “ngoại giao tiền
bạc” đã khiến Việt Nam đang phải đối mặt với khó khăn trong việc cạnh
tranh đầu tư với Trung Quốc tại Lào. Điều này cũng có ảnh hưởng khơng
nhỏ tới quan hệ đặc biệt Việt – Lào bởi “trên thực tế, quan hệ chính trị
giữa hai nước chỉ trở nên bền vững khi quan hệ kinh tế giữa hai bên phải
đóng vai trì chủ đạo, then chốt.”20

Kết luận
Đầu tư Trung Quốc ở Lào đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ và thâm
nhập toàn diện vào các lĩnh vực. Điều này khiến nền kinh tế Lào phụ thuộc
chặt chẽ hơn vào kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc thực hiện
chính sách đầu tư mang tính “vắt kiệt tài nguyên” tại Lào, cũng như các dự
án đầu tư của Trung Quốc triển khai trên đất Lào, ngồi một phần lợi ích
do bộ phận quan chức Lào thu được thì đa phần lại rơi vào tay của người
Trung Quốc, người dân Lào cơ bản không được hưởng lợi bao nhiêu từ các
dự án đầu tư này.

20

Trích Trương Duy Hịa (2012), Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh

tế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”,
Nxb Khoa học xã hội, tr. 94
19

19


Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy một cách mạnh mẽ và toàn
diện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, và cùng với việc làn sóng đầu tư Trung Quốc
ngày càng gia tăng, ngoài hệ luỵ về mặt kinh tế - xã hội và mơi trường Lào
sẽ phải đối diện, thì sức ép về mặt chính trị từ Trung Quốc đối với quốc gia
này sẽ ngày một gia tăng.
Điều đó khiến cho Viêng Chăn khó tránh khỏi nguy cơ về một chính
sách “nhất biên đảo” với Trung Quốc. Tuy nhiên, với một quốc gia nhỏ
yếu như Lào, và đang ngày càng phụ thuộc vào đầu tư viện trợ nước ngồi
thì việc giữ được vị trí cân bằng trong quan hệ với các nước, nhất là với
Trung Quốc vẫn là một thách thức to lớn./.

20

20



×