Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận: Xây dựng gia đình Việt nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.4 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TIỂU LUẬN
Đề tài:
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI TRONG MÙA DỊCH COVID-19.
Trình độ đào tạo: Đại học chính quy
Mơn: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp:

Vũng Tàu , Năm 2021


MỤC LỤC


PHẦN 1.
LÝ DO VIẾT BÀI THU HOẠCH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
1. Lý do viết bài thu hoạch
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý
luận và thực tiễn rất cơ bản và quan trọng. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát
triển là thực sự vì con người, chứ khơng phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên
phẩm giá con người. Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về gia
đình xét đến cùng chính là xây dựng gia đình hạnh phúc. Hạnh phúc của từng cá nhân
trong gia đình đến cộng đồng, xã hội. Đặc biệt, từ khi đất nước đổi mới đến nay, quan


điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc
càng đậm nét, phù hợp với nhu cầu thực tiễn đất nước.
Việc xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã thể
hiện vai trị đối với sự phát triển các mơ hình dân chủ điển hình tại châu Á, đặc biệt cịn
là yếu tố quan trọng được phát huy mạnh mẽ, hiệu quả trong ứng phó với đại dịch
COVID-19 ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á hiện nay. Một trong những thông điệp
của Covid 19 giai đoạn xã hội có câu : “Ai ở đâu thì ở n ở nơi đó! Hãy ở nhà kết nối
với gia đình và sống chậm lại để quan sát bản thân mình, quan sát những người thân của
mình để hiểu mình và hiểu mọi nguời để biết sống có giá trị và ý nghĩa hơn” Đại dịch
Covid-19 đã định hình lại các mối quan hệ cá nhân của bản thân mỗi chúng ta và gia
đình: giữa vợ chồng con cái, giữa anh em trong gia đình. Song các biện pháp giãn cách xã
hội là một cơ hội để bản thân chúng ta xây dựng gia đình xây dựng lại mối quan hệ gia
đình, mọi người thường tìm đến bạn bè và xã hội để được giúp đỡ, trong gia đình thì con
người tìm đến nhau để hiểu rõ hơn.


Chính vì lý do trên, nhóm chúng em phần nào sẽ giúp mọi người thấy được tầm
quan trọng của gia đình và mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội có tác động như
thế nào đối với bản thân mỗi chúng ta.
2. Cơ sở lý luận
2.1.
Khái niệm gia đình
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và
củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng,
cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
Vị trí của gia đình trong xã hội
a) Gia đình là tế bào của xã hội
− Gia đình được xem là một tế bào, một thiết chế cơ sở đầu tiên của xã hội
2.2.


− Sự vận động và biến đổi của chế độ xã hội trên cơ sở phát triển sản xuất xác định có vai
trị quyết định đối với gia đình

− Gia đình hạnh phúc hịa thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại và vận động theo một
cách êm thắm

b) Gia đình là tổ ấm, mang lại giá trị hành phúc, sự hài hoà trong đời sống cá
nhân của mỗi thành viên
− Sự yên ổn, hạnh phúc của gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành và
phát triển nhân cách, đảm bảo đạt hiệu quả cho các hoạt động lao động của xã hội.

− Xây dựng gia đình hạnh phúc là trách nhiệm và mục tiêu phấn đấu của xã hội vì sự tổn
định và phát triển của xã hội.

c) Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
− Trong hệ thống cơ cấu tổ chức của xã hội, gia đình được coi là thiết chế cơ sở đầu tiên
nhỏ nhất.

− Sự vận động biến đổi của thiết chế gia đình phải tuân theo quy định chung của cả hệ
thống xã hội xong có sự kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương khu
vực.

− Sự tác động đồng thuận hay không đồng thuận của xã hội và nhà nước sẽ có ảnh hưởng
tiêu cực hoặc tích cực đối với sinh hoạt của gia đình.


2.3. Chức năng cơ bản của gia đình

a) Chức năng tái sản xuất ra con người
− Đây là chức năng đặc thù của gia đình, khơng một cộng đồng nào có thể thay thế. Chức

năng này khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu
cầu duy trì nói giống của gia đình, dòng họ mà còn đắp ứng nhu cầu về sức lao động, duy
trì sự trường tồn của xã hội.

− Thực hiện chức năng này đòi hỏi phải quan tâm đời sống vật chất và tinh thần của gia
đình nhất là ba mẹ và con cái, đồng thời thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để vừa đảm bảo
hạnh phúc gia đình góp phần phát triển xã hội.

b) Chức năng ni dưỡng, giáo dục
− Đây là chức năng rất quan trọng của gia đình. Đó là những yếu tố của vấn đề văn hóa gia
đình và văn hóa cộng đồng nhằm tạo lập và phát triển nhân cách cho con người: lối sống,
đạo đức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử,…

− Chức năng giáo dục của gia đình được thực hiện Ở một giai đoạn của cuộc đời con người
từ lúc mới sinh  trẻ nhỏ  trưởng thành  tuổi già. Ở mỗi giai đoạn của chu trình đều có
những nội dung và hình thức giáo dục cụ thể, thích hợp.

− Giáo dục của gia đình gắn với giáo dục của nhà trường và xã hội là một yêu cầu quan
trọng của sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, xây dựng con người mới trong chủ nghĩa xã hội.

c) Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
− Đây là chức năng cơ bản của gia đình. Bởi vì khi hình thành gia đình cá thể dựa trên chế
độ hơn nhân một vợ một chồng thì chức năng kinh tế là cơ sở cho các chức năng khác.

− Thực hiện chức năng này các gia đình tiến hành các động lao động sản xuất kinh doanh
tạo ra thu nhập chính đáng để nâng cao đời sống, đảm bảo hạnh phúc gia đình và góc
phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

− Từng thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện chức năng này.
d) Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

− Đây là chức năng quan trọng, có tính chất văn hóa xã hội để xây dựng gia đình hạnh
phúc.


− Giải quyết các vấn đề liên quan đến giới tính, tâm lý lứa tuổi, những căng thẳng mệt mỏi,
chia sẻ và đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái.

− Sự hiểu biết về tâm sinh lý cá nhân, nguyện vọng của nhau tạo bầu khơng khí tinh thần
ổn định trong gia đình, làm cho các thành viên trong gia đình có điều kiện sống lạc quan
và tích cực hơn
 Gia đình và xã hội có tác động qua lại mọi quan điểm tuyệt đối hóa, đề cao quá mức
hay phủ nhận hạ thấp vai trị của gia đình đều là sai lầm.
2.4. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

a) Cơ sở kinh tế - xã hội
Việc thủ tiêu chế độ bóc lột, từng bước xác lập và cũng cố hoàn thiện quan hệ sản
xuất mới, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân là yếu tố cơ bản
và quan trọng nhất để từng bước xóa bỏ những tập quán hôn nhân cũ chịu ảnh hưởng
nặng nề của các giai cấp thống trị trong xã hội cũ, xóa bỏ cơ sở kinh tế của tình trạng bất
bình đẳng về giới, bình đẳng giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt từng bước hình thành hồn thiện và phát triển các cơ sở
vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, mặt khác tạo ra những điều kiện, Những cơ hội
để phát huy mọi tiềm năng của gia đình và thành viên trong xã hội. Phát triển theo hướng
xã hội chủ nghĩa còn là tiền đề để từng bước giải quyết đúng đắn giữa tăng trưởng, phát
triển kinh tế với thực hiện cơng bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Điều đó cũng tạo ra
những cơ sở, điều kiện phát triển gia đình, từng bước khắc phục những hạn chế, kế thừa
và phát huy những giá trị truyền thống và hình thành các yếu tố tích cực trong gia đình.
Thực hiện bước chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.


b) Cơ sở chính trị - xã hội
− Chính trị :Cùng với sự xác lập và từng bước phát triển kinh tế, nhà nước xã hội chủ
nghĩa chú ý đến việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện một hệ thống pháp luật,
trong đó có luật hơn nhân và gia đình. Cùng với hệ thống chính sách và pháp luật được


xây dựng, ban hành nhằm đảm bảo thực hiện lợi ích của mọi cơng dân, trong đó có phụ
nữ, luật hơn nhân và gia đình ngày càng hồn thiện đã thực sự là cơ sở pháp lý cho quá
trình thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, xây dựng gia đình bình đẳng. Với sự thay đổi
trong pháp luật và chính sách đảm bảo bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng
chủ nghĩa xã hội, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được sự thừa nhận và bảo vệ của
pháp luật. Chính điều đó đã tạo ra ngày càng đầy đủ hơn những điều kiện để gia đình có
thể kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống trong quan hệ hôn nhân của mỗi dân tộc,
vừa phát triển những nhân tố mới và tích cực hơn của hơn nhân gia đình hiện đại.

− Xã hội: Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, nhà nước xã hội
chủ nghĩa cũng chú trọng xây dựng và tổ chức thực hiện một hệ thống các chính sách xã
hội trên các lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình, việc làm, y tế và chăm sóc sức khỏe,
bảo hiểm xã hội,… những chính sách này được xây dựng, từng bước đi vào cuộc sống mà
kết quả của nó là việc tạo ra những điều kiện và tiền đề quan trọng đối với những thay đổi
theo chiều hướng tích cực trong hình thức tổ chức, quy mơ, kết cấu gia đình.

c) Cơ sở văn hố
Trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giáo dục và đào tạo, phát triển khoa
học - công nghệ luôn được coi là quốc sách hàng đầu, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội, điều
kiện phát huy đầy đủ khả năng của mỗi cơng dân, mỗi gia đình. Cùng với phát triển khoa
học - công nghệ, một hệ thống chiến lược và chính sách phát triển giáo dục đào tạo, nâng
cao dân chí cũng được nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện. Các thành viên xã hội,
mọi gia đình đều được hưởng những thành quả do chính sách phát triển giáo dục, nâng

cao dân trí. Dân trí cao là một tiền đề xã hội quan trọng để xây dựng gia đình bình đẳng
tiến bộ hạnh phúc.
2.5. Một số nội dung chủ yếu của xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay

− Mỗi một địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần dân tộc cần vận dụng sáng tạo những
định hướng cơ bản trong xây dựng gia đình và thực hiện công bằng xã hội trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Do đó các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế phải hướng tới
phát triển và giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có xây dựng gia đình. Ngược lại,


xây dựng gia đình cần phải gắn bó, trở thành một bộ phận của chiến lược phát triển kinh
tế xã hội. Liên quan đến vấn đề này, hiện nay muốn xây dựng gia đình cần chú trọng xây
dựng quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên, nhất là quyền dân chủ và quyền
bình đẳng giữa nam – nữ, giữa cha mẹ và con cái, tạo nên sự nền nếp, hịa thuận, kỷ
cương mới trong gia đình. Sự tiến bộ của gia đình về mọi mặt dựa trên sự tiến bộ của mỗi
thành viên và gắn kết với sự phát triển về mọi mặt của xã hội, gia đình.

− Trong số các vấn đề liên quan đến xây dựng gia đình hiện nay, cơng tác nghiên cứu khoa
học nhằm giải quyết một số vấn đề đang nảy sinh khác cướp mất liên quan đến hơn nhân
và gia đình. Bên cạnh việc chú trọng nghiên cứu về gia đình truyền thống, cần chú trọng
hơn nữa đến nghiên cứu gia đình hiện đại, nghiên cứu sự chuyển đổi các giá trị gia đình
từ truyền thống sang hiện đại của xã hội. Gia đình hạnh phúc khơng chỉ là ấm no dân chủ
bình đẳng mà cịn là tổng thể những nét đẹp trong văn hóa đời sống tinh thần của mỗi gia
đình.

− Một trong những nội dung cơ bản và là đặc thù của xây dựng đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa là ngay từ đầu cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế văn hóa xã
hội, phù hợp với từng hình thức gia đình hiện có. Trong mỗi thời kỳ nhất định lại đề ra
các tiêu chí nhất định, cụ thể sát hợp trong từng nội dung xây dựng gia đình, tránh tình
trạng đề ra tiêu chuẩn chung chung, không cụ thể.


− Kế hoạch xây dựng và cũng cố gia đình phải gắn kết với các mặt xây dựng và phát triển
kinh tế xã hội ở từng địa phương cũng như trên phạm vi cả nước.


PHẦN 2.
THỰC TẾ CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU TRONG CÁC GIA ĐÌNH
VIỆT NAM HIỆN NAY NĨI CHUNG VÀ GIAI ĐOẠN GIÃN
CÁCH XÃ HỘI NÓI RIÊNG
1. Vấn đề giữa ba và mẹ
Trong gia đình, quan hệ giữa cha mẹ và con cái được xếp ở vị trí hàng đầu. Tuy
mối quan hệ đó ln có xu hướng biến đổi theo hồn cảnh xã hội, nhưng cốt lõi vẫn
khơng thay đổi đó là sự biết ơn, kính trọng, vâng lời, phụng dưỡng, chăm sóc những
người đã sinh thành, dưỡng dục mình.

− Cha mẹ có cơng sinh thành, ni nấng, chăm sóc, dạy bảo
− Giữ vững và phát huy nề nếp gia phong, giữ tang lễ cho đúng cách. Như vậy, hiếu không
chỉ thể hiện ở sự chăm sóc chu đáo, mà cịn là ở thái độ tình cảm, thậm chí cịn là tín
ngưỡng, tâm linh.

• Mặt trái mối qua hệ giữa ba và mẹ:
− Liên kết giữa các thành viên gia đình yếu, các thành viên gia đình khơng được đối xử
bình đẳng, cha mẹ thiếu gương mẫu và khơng có thời gian hoặc khơng quan tâm chăm
sóc, giáo dục trẻ em, vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột, bạo lực gia
đình gia tăng... thì gia đình khó có thể làm tốt chức năng giáo dục, các thành viên trong
gia đình khó hịa thuận, hạnh phúc và đặc biệt con cái khó có thể sống trong tình u
thương, ấm no và hình thành nhân cách tốt.

− Mâu thuẫn, xung đột gia đình mà đỉnh
điểm là bạo lực gia đình nghiêm trọng,

trong đó nổi bật nhất là bạo lực của người
chồng đối với người vợ và bạo lực của
cha mẹ đối với con cái. Những trẻ em
sinh ra và lớn lên trong các gia đình


thường xuyên phải chứng kiến hành vi bạo lực của cha đối với mẹ, những cảnh mắng
chửi nhau giữa các thành viên gia đình, những lần bị địn roi từ cha mẹ, cũng có xu
hướng áp dụng các hành vi bạo lực đối với người khác trong tương lai.

− Gắn với các mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình là vấn đề ly hơn. Nhất là các vụ ly
hơn có con nhỏ, nếu bố mẹ xử sự sau ly hơn khơng khéo léo và thiếu tế nhị thì các cháu
cũng là người chịu rủi ro nhiều hơn trong
cuộc sống, cá biệt cũng dễ bị rơi vào
những hành vi lệch lạc trong tương lai.

− Cha mẹ nhiều người vẫn cịn nặng nề về
thành tích cơng lao, muốn độc quyền nắm
giữ vận mệnh con cái khiến con cái bị tổn
thương và ức chế; có nhiều trường hợp cịn xảy ra việc cha mẹ lạm dụng quyền hành hay
dùng bạo lực khiến con cái uất hận muốn xa rời và đứt gánh với cha mẹ, gia đình…

− Khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ càng ngày càng gia tăng do những chuyển biến ngoài
xã hội. Điều này thường dẫn đến hậu quả là xảy ra những xung đột giữa hai thế hệ

− Những bạn trẻ đã thấm nhuần vào mình tư tưởng của xã hội phương Tây, thì họ khát khao
cho mình một cuộc sống độc lập và tự chủ, rời xa vòng tay bố mẹ, họ đam mê sự tự do tột
độ.
2. Vấn đề giữa ba mẹ và con cái
• Những vấn đề về gia đình và giáo dục gia đình

Ðối với phần lớn người Việt Nam chúng ta, gia đình ln là mối quan tâm hàng
đầu, vì gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi chúng ta được yêu thương và chia sẻ tình
yêu thương. Xây dựng hạnh phúc gia đình cũng chính là xây dựng tổ ấm gia đình, vun
đắp và lan tỏa tình yêu thương cho tất cả mọi người. Gia đình mang tính liên kết chặt chẽ,
gắn bó, quan hệ máu thịt giữa các thành viên trong gia đình. Trải qua nhiều thế hệ, gia
đình Việt Nam tồn tại và phát triển với những chuẩn mực, giá trị tốt đẹp, góp phần xây
dựng nền văn hóa Việt Nam, gia đình truyền thống Việt Nam hịa thuận, hiếu thảo, khoan
dung, chung thủy. Q trình đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế ngày nay tạo ra nhiều


cơ hội và điều kiện để gia đình Việt Nam phát triển, tuy nhiên vấn đề gia đình và giáo dục
gia đình cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Nghị quyết của các kỳ Ðại hội Ðảng đều nhấn mạnh sự quan tâm đến gia đình, từ
Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ VII xác định gia đình với tư cách là "tế bào của xã hội,
là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống
và hình thành nhân cách", đến Ðại hội Ðảng lần thứ XII nêu rõ: "Thực hiện chiến lược
phát triển gia đình Việt Nam... Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no
ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.", "tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân
cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc". Như vậy, gia đình có một vai trò rất quan
trọng đối với việc xây dựng mỗi người Việt Nam cũng như nguồn nhân lực cho xã hội
mới.
Mười sáu năm qua, Ngày Gia đình Việt Nam ngày càng trở thành ngày truyền
thống đối với mỗi cá nhân, gia đình Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngồi. Ngày
Gia đình đã được tổ chức thường niên, trở thành một ngày hội, nhắc nhở tất cả chúng ta,
từ cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình ln biết quan tâm, chia sẻ và yêu thương chăm
sóc cho nhau - luôn hiểu, thực hiện và phát huy trách nhiệm của mình mà một trong
những chức năng quan trọng của gia đình là giáo dục các thế hệ tiếp nối của gia đình theo
những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là trong các mối quan hệ
ứng xử, giao tiếp và các chuẩn mực để định hình, phát triển nhân cách của con người.
Giáo dục trong gia đình là những việc làm cụ thể, từ việc ông bà, cha mẹ gương mẫu

trước con cái từ lời nói đến việc làm; con cháu phải nghe lời khun bảo và định hình
tính cách theo nền nếp, gia phong của mỗi gia đình. Ðó chính là thành lũy kiên cố để bảo
vệ và giúp con em duy trì và phát huy được những giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc và khơi dậy cho con trẻ những ý tưởng sáng tạo, hình thành
lối sống lành mạnh và trở thành cơng dân có ích trong xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, gia đình khơng phải là mơi trường duy
nhất giáo dục trẻ em. Ngồi gia đình, trẻ em cịn chịu ảnh hưởng của các mơi trường giáo
dục khác như nhà trường, nhóm bạn bè, các phương tiện thơng tin đại chúng (trong đó có


mạng xã hội)... Nhưng gia đình có vai trị rất quan trọng trong giáo dục ban đầu. Những
đứa trẻ sau này trở thành người như thế nào phụ thuộc rất lớn vào giáo dục gia đình ở
tuổi ấu thơ. Giáo dục gia đình vì thế sẽ là nền tảng cơ bản cho việc hình thành nhân cách
trẻ em và giáo dục gia đình vẫn tiếp tục theo sát từng bước tiến của các em trên từng giai
đoạn trưởng thành của chúng. Muốn làm tốt điều này thì mỗi gia đình phải trở thành một
tế bào lành mạnh của xã hội.

• Các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.
Có ba trường hợp phổ biến:


Thứ nhất, cha mẹ ôm ấp, bao bọc, che chở con một cách thái quá. Điều này khá phổ biến.
Trong mắt cha, con cái lúc nào cũng nhỏ bé, non nớt, cần được quan tâm, chăm sóc, chỉ
dẫn, dìu dắt. Dù con đã học bậc THCS, thậm chí đã trở thành học sinh bậc THPT nhưng
cha mẹ vẫn chăm sóc và xem con như đứa trẻ bậc mầm non, tiểu học. Điều đó dẫn đến
những đứa con mắc bệnh “khơng chịu lớn”, “ươm mầm” cho con cái luôn muốn dựa dẫm
vào cha mẹ. Nếu từ nhỏ ít được cha mẹ quan tâm quá mức, đứa trẻ sẽ khó thể lớn lên với

một cuộc sống thể chất và tâm hồn lành mạnh.
− Thứ hai, cha mẹ ít quan tâm con cái khiến cho các thành viên trở thành những cá thể

riêng biệt, tuy ở một nhà nhưng như người xa lạ, ít liên quan, tác động lẫn nhau. Người
lớn có hàng tá lý do để biện hộ cho việc khơng có thời gian dành cho con cái. Cuộc sống
bận rộn với những mối quan tâm riêng khiến cha mẹ và con cái ít tương tác với nhau.
Việc tôn thờ tự do cá nhân thái quá cũng khiến các thành viên trong gia đình thiếu quan
tâm đến nhau và trở thành “người lạ trong nhà”.
Cả hai trường hợp trên, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dẫn đến những hậu
quả đến bản thân, gia đình và xã hội. Khơng cần phải phân tích - mổ xẻ, người lớn đều
biết như thế song nhiều bậc cha mẹ vẫn quan tâm con cái như thế.


Thứ ba, cha mẹ luôn yêu thương và tôn trọng con cái. Con cái là những cá thể riêng và
độc lập nhưng điểm chung giữa cha mẹ và con cái là sự gắn kết, chia sẻ với nhau. Đây


chính là tình u thương thực thụ mà cha mẹ dành cho con cái của mình: u thương và
tơn trọng. Con cái cần sự quan tâm của cha mẹ điều đó.
Việc cha mẹ bao bọc khiến con ít vấp ngã, ít phạm sai lầm và ln cảm thấy mình
được u thương (thành công nào mà chẳng nếm trải những thất bại, yêu thương nào mà
chẳng có sự nghiêm khắc). Tuy nhiên điều đó cũng làm con cái khó chịu, thậm chí là phải
sống trong sự ngột ngạt, mất tự do. Từ đó dẫn đến mất khả năng tự lập, tự quyết. Và hậu
quả: sinh ra trầm cảm hoặc ỷ lại. Yêu thương và tôn trọng con cái, hiểu rằng con cũng cần
có đời sống độc lập, cha mẹ sẽ đối xử với con bình đẳng trên cơ sở gắn kết, thấu hiểu,
quan tâm. Như vậy sẽ “cởi trói” cho chính mình và các con. Khi cha mẹ tạo cho con một
đời sống tương đối độc lập sẽ khiến con có cơ hội trưởng thành trong tầm kiểm soát của
cha mẹ mà không cảm thấy bức bối, ngột ngạt. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng
tốt đẹp vì con cảm thấy mình được u thương và tơn trọng. Đó là yếu tố quan trọng
trong mỗi gia đình.
Hãy quan tâm con mỗi ngày bằng tình yêu thương và sự tơn trọng!
Ngun nhân dẫn đến tình trạng trên:


− Do những biến chuyển của xã hội về nhiều mặt, trong đó có mặt văn hóa – tư tưởng. Chữ
hiếu, chữ tình, chữ nghĩa dường như không được coi trong như xưa. Chính vì vậy con
người thiếu trách nhiệm đối với gia đình và những mối quan hệ ruột thịt.

− Sự phát triển của xã hội với nền kinh tế thị trường làm gia tăng nhu cầu muốn tự khẳng
định mình của mỗi cá nhân làm cho sự cách biệt giữa các thế hệ càng lớn, mỗi người trở
nên ích kỉ hơn và ít quan tâm nhau hơn trong gia đình.

− Con cái và cha mẹ đều bận rộn, ít có thời gian bên nhau, tâm sự, chia sẻ để hiểu nhau hơn
nên sự cách biệt về tâm lý càng lớn.

− Các bậc cha mẹ nhiều khi còn nặng về tư tưởng công lao, sự áp đặt trong suy nghĩ khiến
các con bị ức chế và muốn thốt ra ngồi ảnh hưởng của cha mẹ => mối quan hệ rạn nứt.
Giải pháp khắc phục:


− Rút ngắn khoảng cách thế hệ. Biện pháp này chỉ thực sự được thực hiện khi có sự cố
gắng của cả cha mẹ và con cái. Cha mẹ và con cái nên dành nhiều thời gian cho nhau để
chia sẻ, để tâm sự cùng nhau. Sự khác biệt về thế hệ là điều có tồn tại, tuy nhiên cha mẹ
cần tìm cách khắc phục nó bằng cách thấu hiểu con trẻ và con cái cần cảm thông cho cha
mẹ về những suy nghĩ đã lâu đời.

− Mỗi người cần nâng cao trách nhiệm của mình với gia đình, với người thân, cần nhận biết
rõ rằng gia đình mới là nhân tố chính tạo nên sự hạnh phúc và bình yên của mỗi cá nhân.
Khi nhận thức được điều đó, mỗi người sẽ tự biết mình cần làm gì để các mối quan hệ
trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn.

− Con cái nhận được yêu thương nhưng cũng cần được tự do để quyết định cuộc đời mình,
để được viết nên ước mơ, khát vọng của mình chứ khơng phải đi viết ước mơ cho bố mẹ
như hiện nay nhiều bạn học trường này, ngành này là vì bố mẹ. Ngược lại, bố mẹ cũng

cần tận hưởng cuộc đời mình để thực sự được sống chứ khơng cần phải hi sinh tất cả vì
con cái. Điều quan trọng là giữa bố mẹ và con
ln có sợi dây gắn kết bởi tình u thương
khơng gì chia cắt nổi.

• Mối quan hệ giữa anh em trong gia đình ở
xã hội hiện nay.
Quan hệ anh chị em trong gia đình là mối
quan hệ của những người sống trong gia đình có
cùng huyết thống hoặc không chung huyết thống với tư cách là con cái của cha mẹ.
Các kiểu quan hệ

− Quan hệ cùng huyết thống: Anh chị em ruột
− Quan hệ không cùng huyết thống:
+ Con riêng
+ Con nuôi
+ Chị dâu – em rể…

Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ anh chị em trong gia đình.




+
+


+
+


+
+
+
+

Từ bản thân
Giới tính – cùng giới:
Thường là chị em gái gần gũi, thân thiết hơn 2 anh em trai.
Nữ - nữ gắn kết hơn nam – nam.
Khác giới: nam – nữ gắn kết hơn nữ - nữ (khác giới gắn kết hơn cùng giới)
Tuổi tác:
Sự bất hòa lên đến đỉnh điểm khi con cả 13 tuổi và con thứ 10 tuổi.
Anh chị em cách xa nhau hơn gần như có xu hướng thương nhau, gần gũi nhau
hơn anh chị em gần tuổi nhau.
Khoảng cách:
Con út thì được cưng hơn, yêu thương hơn.
Con cả thì được đặt trọng trách nhiều hơn trong gia đình.
Mâu thuẫn của Anh em trong cách nhìn vấn đề.
Sở thích: Sự khác biệt về sở thích, nhu cầu dễ gây ra sự ghen tỵ với nhau.

VD: Khi xem một chương trình TV thường có sự gây lộn, mâu thuẫn như chị gái thích
chương trình ca nhạc, cịn em trai thì thích xem bóng đá…


Từ gia đình:

− Mẹ gần với con thì anh chị em cũng thân mật với nhau hơn.
− Sự thân mật giữa cha – mẹ giảm thì anh chị em có xu hướng gần nhau hơn.
− Khi người cha có cảm giác tích cực về cuộc hơn nhân với vợ mình, thì sự thân mật giữa
các Anh chị em lại có xu hương giảm.


− Mối quan hệ trực giác giữa Cha – Mẹ cũng khiến các Anh chị em nương tựa vào nhau
hơn.

− Cha - Mẹ xung đột với con cái do bố hoặc mẹ không công bằng giữa con cái với nhau
làm cho con cái ganh tỵ.

− Gia đình ly thân, ly dị => Tình cảm Anh chị em rạn
nứt.


Ảnh hưởng quan hệ Anh chị em với các thành
viên trong gia đình:

− Anh chị em hịa thuận sẽ mang lại bầu khơng khí thân
mật.


− Anh chị em xung đột sẽ gây bầu khí ngột ngạt, khó chịu.
− Anh chị em có thể học hỏi, bắt chước lẫn nhau (tốt hoặc điều xấu). Anh chị em có thể làm
gương cho nhau.

− Anh chị em bổ sung, hỗ trợ cho nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
3. Vấn đề tài chính kinh tế
3.1. Tài chính tác động đến mối quan hệ vợ chồng trong gia đình
Trong gia đình xưa, do chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng trọng nam khinh nữ
từ đạo Nho, nên vai trị, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội và trong gia đình
ln bị coi thường, quan hệ giữa vợ chồng ln thể hiện sự bất bình đẳng khi những
người vợ trong xã hội đó ln phải sống theo ngun tắc, khơng có quyền quyết định
những việc lớn trong gia đình, phải tuân theo những quyết định của chồng, phục tùng

chồng. Sự bất bình đẳng cịn được thể hiện trong quan niệm hết sức lạc hậu, cổ hủ của xã
hội cũ - “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng”.
Trong thời đại hiện nay, mối quan hệ giữa vợ và chồng đã thay đổi theo hướng
ngày càng tiến bộ. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã được quy định rõ ràng trong
Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu trước đây chỉ người chồng giữ vai trị chủ yếu trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, là lao động chính tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia
đình thì giờ đó là vai trị cả vợ cà chồng đều nắm giữ. Vì thế, nhiều vấn đề quan trọng
(nhất là trong lĩnh vực kinh tế) đều được vợ chồng bàn bạc thống nhất và cùng đưa ra
quyết định chung,cùng quản lý và chi tiêu tài chính, cùng có trách nhiệm chăm sóc và
ni dậy con cái...
Nhiều gia đình (đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ) ở thành phố, khu đơ thị hay
những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đang có những thay đổi trong quan hệ
vợ chồng theo hướng tích cực, từ cách đối xử, phân công lao động đến giải quyết các
công việc gia đình. Sở dĩ có sự thay đổi đó, một mặt, là do khả năng độc lập về kinh tế
của người vợ (họ đi làm hay kinh doanh có thu nhập cao); mặt khác, là do trình độ văn
hóa, khả năng nhận thức các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của cả vợ lẫn
chồng đã được nâng lên đáng kể. Cùng với quá trình mở rơng sinh hoạt dân chủ ngồi xã


hội, nhiều người chồng có sự thơng cảm với người vợ khi mang thai, sinh nở và chăm sóc
con cái. Họ tôn trọng ý kiến của vợ trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và sẵn
sàng chia sẻ những cơng việc nội trợ gia đình vốn trước đây được xã hội mặc nhiên coi là
trách nhiệm, bổn phận của người phụ nữ. Hơn nữa, có những người chồng luôn quan tâm,
chú ý chăm lo đến sự tiến bộ của vợ
mình trong sự nghiệp, học hành,
tham dự các hoạt động xã hội cũng
như nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hóa.
Có thể nói, mối quan hệ bình
đẳng giữa vợ và chồng là nền tảng
cho mọi mối quan hệ tốt đẹp khác của gia đình. Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, yêu

thương đùm bọc, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển...
không những là nét đẹp, mà còn là giá trị trong đời sống gia đình Việt Nam hiện nay.
Tính dân chủ và mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng được duy trì và ngày càng phát
triển đã tạo nên sự bền vững của gia đình, góp phần giải phịng và phát huy vai trị tích
cực của người phụ nữ.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiến bộ nêu trên, do ảnh hưởng tàn dư của hệ tư
tưởng phong kiến cũng như những mặt trái, tác động tiêu cực của kinh tế, ở nhiều địa
phương trong cả nước vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình.
Đặc biệt, ở nông thôn, nam giới thường nắm quyền quyết định mọi cơng việc quan trọng
của gia đình, từ việc sản xuất, quản lý tài sản đến việc chi tiêu, định hướng học tập, chọn
nghề con cái...
Trước áp lực của nền kinh tế, nhiều gia đình chỉ tập trung quan tâm phát triền kinh
tế, lo kiếm tiền, nên sự quan tâm, thời gian gần gũi giữa các thành viên trong gia đình
ngày càng ít hơn, khiến cho các quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái dường
như bị lỏng lẻo, gia đình càng trở nên nguội lạnh, thâm chí nhiều gia đình đã rơi vào tình
trạng khơng bình thường đơi khi trở thành gánh nặng tâm lý cho các thành viên trong gia
đình mỗi khi bước chân về nhà. Nhiều căn bệnh tâm lý xã hội nảy sinh từ gia đình (stress,


tự tử...). Cá biệt có hiện tượng biến gia đình thành địa ngục trần gian, nơi hành hạ thể xã
và tinh thần của mỗi thành viên, nơi để trả thù nhau giữa vợ và chồng (bạo lực gia đình).
Thực tế cho thấy, vì vấn đề tài chính các cặp vợ chồng cũng ít có điều kiện để
chăm sóc lẫn nhau, nhiều cặp vợ chồng phải sống xa nhau liên tục. Từ đó, dẫn đến hiện
tượng ngoại tình diễn ra ngày càng phổ biến (ngoại tình với đồng nghiệp, hàng xóm,
thậm chí với cả người giúp việc cho gia
đình...). Ngoại tình (do vợ hoặc chồng)
được xem là một trong những nguyên
nhân làm cho cuộc sống gia đình rạn nứt,
mâu thuẫn và xung đột, dẫn đến bạo lực
gia đình, thâm chí tan vỡ. Trong những

năm gần đây, hiện tượng vợ chồng thờ ơ,
thiếu quan tâm, khơng tơn trọng lẫn nhau,
ngoại tình, bạo lực gia đình, những sai
lệch chuẩn mực, vi phạm quy tắc ứng xử trong quan hệ vợ chồng... Ở nước ta đang có
chiều hướng tăng lên, đặc biệt ở những gia đình chỉ chú trọng vào các hoạt động kinh tế.
Điều này làm cho xu hướng ly hôn ngày càng gia tăng.
3.2. Tài chính tác dộng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ đặc biệt thiêng liêng, thể
hiện trách nhiệm, lòng yêu thương, đức hy sinh... của cha mẹ đối với con cái. Mối quan
hệ này luôn được coi trọng trong bất cứ xã hội nào, thời đại nào.
Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ này có nhiều biểu hiện: Con cái hiếu kính
cha mẹ (cha mẹ đặt đâu con ngồi đó), cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái noi
theo... Ngày này, quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình, một mặt, vẫn giữ được
những giá trị truyền thống; mặt khác, cũng đã có nhiều sự biến đổi lớn theo xu hướng tiến
bộ, dân chủ trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình; con cái ln ln u
q và kính trọng cha mẹ; song, con cái cũng có sự độc lập nhất định, ln có ý kiến


riêng của mình và bố mẹ vừa thương yêu, quan tâm giúp đỡ con cái vừa tôn trọng sự độc
lập của con cái trong cả vấn đề hôn nhân và định hướng nghiệp.
Rõ ràng quan hệ phụ thuộc một chiều trên dưới giữa cha mẹ và con cái trong gia
đình truyền thống khơng cịn phù hợp nhưng cũng khơng vì thế mà con cái không coi
trọng ý kiến của cha me. Sự dân chủ và bình đẳng giữa cha mẹ và con cái, sự không phân
biệt con trai hay con gái là những nét mới trong gia đình Việt Nam. Đó là những mặt tích
cực, tiến bộ trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tuy nhiên, nền kinh tế với sự cạnh tranh khốc liệt cũng khiến nhiều gia đình bị
cuốn theo những hoạt động kinh tế thuần túy; do đó, vẫn cịn tình trạng cha mẹ thiếu
quan tâm, thâm chí vơ trách nhiệm đối với việc dạy dỗ con cái. Nhiều gia đình cơng nhân
viên chức, ngồi thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp, họ phải lo làm thêm để tăng thu
nhập..., nên thời gian cha mẹ dành cho con cái rất ít, hiếm có điều kiện gần gũi và quan

tâm lẫn nhau. Mọi sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn. Hơn nữa, có những gia đình đơn
thuần chỉ là thỏa mãn những đường địi hỏi của con cái, cung cấp đầy đủ về vật chất, phó
thác việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội.
Trong nền kinh tế hiện nay, để có cơ hội vươn lên làm giàu, phần lớn các gia đình
Việt Nam ở thành thị lần nơng thơn đều lựa chọn cho mơ hình gia đình sinh ít con (có 1
đến 2 con). Vì thế, xu hướng chung của các gia đình này là tập trung mọi tình cảm, vật
chất cho con. Một hệ quả tất yếu đã xảy ra – khơng ít trẻ vị thành niên trở nên ích kỷ một
cách lạ thường; khơng biết đến ai ngồi bản thân mình, địi hỏi ở bố mẹ những cái vượt
q điều kiện gia đình. />Số trẻ ấy nếu khơng được quan tâm uốn nắn, dạy dỗ sẽ trở lên thiếu bản lĩnh khi
bước vào cuộc sống, hình thành thói chây lười, ỷ lại, dựa dẫm và dễ phản kháng khi nhu
cầu của chúng không được đáp ứng. Trên thực tế đã khơng ít gia đình mâu thuẫn, xung
đột, thậm chí tan vỡ chỉ bởi sự nuông chiều con cái không đúng mà bản thân họ vừa là
thủ phạm, vừa là nạn nhân. Hay một bộ phận gia đình khác lại tỏ ra cực đoan khi quản
thúc con cái quá khắt khe, cách ly chúng khỏi môi trường xã hội, khi con mắc sai sót, lỗi
lầm thì chửi mắng, đánh đập không thương tiếc… khiến chúng hoặc luôn tỏ ra sợ hãi,


nhút nhát, hoặc lì lợm, ương bướng… Những cách ứng xử, dạy dỗ theo kiểu phản khoa
học như vậy sẽ biến con trẻ - vốn hiếu động, ưa khám phá mơi trường xung quanh thành
những đứa trẻ thụ động, óc sáng tạo sớm bị thui chột…
Có những bậc cha mẹ kiếm tiền bằng nhiều cách, kể cả bằng con đường làm ăn
phi pháp đã vơ tình trở thành những tấm gương xấu cho con cái. Từ đó, con cái khơng
cịn tôn trọng bố mẹ, nhiều đứa trẻ đã tỏ ra chán nản, thất vọng, bỏ học,… Chính những
mơi trường như vậy đã xô đẩy nhiều đứa trẻ ra khỏi gia đình, bỏ nhà đi lang thang, trở
thành “Bụi đời” , sa vào các tệ nạ xã hội và thậm chí, phạm tội và mắc vào vòng lao lý.
Gần đây, hiện tượng con cái vô lễ, bạc đãi với bố mẹ, coi thường đạo nghĩa an hem, trẻ
em hư hỏng, bỏ học, bỏ nhà, phạm pháp, có những hành vi cơn đồ… Có xu hướng gia
tăng.
3.3. Tài chính tác động đến mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình.
Giữa anh chị em ruột có một tình cảm gắn bó tự nhiên xuất phát từ quan hệ huyết

thống, cùng cha mẹ, cùng một mái ấm gia đình, cùng chia nhau niềm vui, nỗi buồn. Cùng
chung dòng máu lên anh chị em ruột phải có bổn phận thương yêu, đùm bọc, chăm sóc
giúp đỡ nhau. Chính sự gắn bó, trách nhiệm và tình thương yêu đùm bọc đã gắn kết anh
chị em trong gia đình thành một khối.
Trong quan hệ truyền thống giữa anh chị em ruột, hòa thuận được coi như một
trong những chuẩn mực hàng đầu, là nhu cầu nội tại của quan hệ anh em, là ước nguyện,
mong muốn của cha mẹ, họ hàng. Nên dư luận xã hội ln biểu dương sự hịa thuận anh.
Ngày nay, dưới tác động của kinh tế anh chị em ruột trong gia đình vẫn duy trì những nét
đẹp yêu thương, đùm bọc, bảo ban nhau. Nhiều gia đình khi cha mẹ khơng cịn thì anh
chị đã thay cha mẹ chăm lo, dạy dỗ em thành người. Đây là những tình cảm thật đáng
quý, đáng trân trọng và giữ gìn trong xã hội đầy biến động như hiện nay.
Tuy nhiên, hiện có rất nhiều gia đình trong đó anh chị em bất hòa, cãi vã, kiện
tụng, chém giết lẫn nhau để tranh giành của cải, tài sản thừa kế do bố mẹ để lại. Khi bị
đồng tiền chi phối, giá trị vật chất lấn át giá trị tinh thần và tình cảm thì nhiều đã đánh
mất cả nhân tính, đã xâm hại cả những giá trị đạo đức cốt lõi của con người – giá trị đạo


đức trong gia đình. Hiện tượng mâu thuẫn trong quan hệ giữa anh chị em trong gia đình
đang diễn ra ở nhiều nơi, đang gây ra những tổn thất, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
cá nhân và sự phát triển của xã hội.
3.4. Tài chính tác động đến mối quan hệ giữa ông bà và con cháu.
Ở nước ta, trong điều kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, gia
đình hạt nhân chiếm ưu thế, nhưng gia đình mở rộng vẫn chiếm một tỉ lệ đáng kể. Do
những hoàn cảnh khác nhau, người cao tuổi thường sống chung với con cháu. Với sự
thoải mái về tinh thần và đầy đủ vật chất mà việc nhiều thế hệ sống hịa thuận trong một
gia đình đã trở thành hạnh phúc đối với người cao tuổi.
Việc sống chung cùng con cháu đã phản ảnh mối quan hệ khăng khít giữa các
thế hệ trong cùng một gia đình, đặc biệt người cao tuổi nhận được sự giúp đỡ mọi mặt từ
con cháu. Nếu cịn sức khỏe thì họ có thể giúp đỡ con cháu nhiều cơng việc hữu ích, bớt
phần khó khăn cho gia đình. Mối quan hệ trực tiếp và thường xuyên giữa các thế hệ đã

làm cho người cao tuổi thêm sự tự tin và củng cố tình cảm gia đình. Theo một số khảo
sát, người già có vai trị quan trọng trong đời sống gia đình. Họ thực sự góp phần tích cực
vào việc hỗ trợ con cái trong cơng việc gia đình và chăm sóc, dạy bảo các cháu nhỏ, xây
dựng nhân cách cho thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng đã xuất hiện khơng ít trường hợp giữa người
cao tuổi và con cháu có những xích mích, thậm chí xung đột. Đây là biểu hiện của sự
xung đột thế hệ , vì giữa ông bà và con cháu
có những quan điểm riêng về thế hệ của
mình. Sự khác biệt về kinh nghiệm, nhu cầu
và sở thích trong cuộc sống dẫn đến xung đột
giữa các thế hệ. Trong nhiều gia đình, con
cháu có biểu hiện ít hoặc khơng nghe lời ơng
bà khun bảo, cư xử thật khéo léo, hoặc do
mải mê kiếm tiền mà lãng quên trách nhiệm, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, thiếu tâm tình
cởi mở với ơng bà. Một số gia đình do nhiều lý do khác nhau đã gửi ơng bà vào trại


dưỡng lão làm cho người già cảm thấy buồn tủi, cô đơn. Điều này cho thấy, kinh tế càng
phát triển, đời sống càng được nâng cao thì việc giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu
càng trở lên cần thiết. Sự tôn trọng, sự hiếu thảo củng cố sự ổn định của gia đình sẽ và là
cơ sở để hình thành các chuẩn mực mới trong quan hệ giữa con người với con người, xây
dựng một xã hội tiến bộ, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Nhìn chung, những giá trị đạo đức truyền thống trong các mỗi quan hệ gia đình
Việt Nam, như sự gương mẫu của cha mẹ đối với con cái, thái độ kính trên nhường dưới,
kính già yêu trẻ, con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ, lịng chung thủy và tình nghĩa vợ
chồng đã vẫn đang tiếp tục được cả gia đình lẫn cộng đồng và xã hội tôn trọng, bảo tồn
và vun đắp. Các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được xây dựng trên cơ sở
bình đẳng, tiến bộ, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau. Song chúng ta cũng nhận thấy một số
khuynh hướng khác đáng lo ngại, thậm chí ở mức độ lao động, đó là mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình hiện nay khá lỏng lẻo, nhiều gia đình bị đồng tiền chi phối,

chà đạp lên đạo lý thông thường, sống vụ lợi, không quan tâm đến các giá trị đạo đức của
gia đình truyền thống. Đứng trước hiện trạng đó, nhiều người cho rằng gia đình Việt Nam
đang lâm vào khủng hoảng, bế tắc, thậm chí là đang tan vỡ. Tất nhiên, đó là cách nhìn bi
quan, nhưng rõ ràng những tiêu cực trong gia đình là hiện tượng đang diễn ra hàng ngày
và đang có chiều hướng gia tang, mặc dù cho đến nay vẫn chưa phải là hiện tượng phổ
biến.
4. TRONG GIAI ĐOẠN GIÃN CÁCH XÃ HỘI

Đại dịch COVID-19 lan đến và có diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố,
nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang… Đại dịch diễn biến phức tạp,
tác động mạnh đến nhiều thành phần kinh tế, ngành, lĩnh vực, nhất là các doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của đại dịch đẩy nhiều người lao động lâm vào cảnh khó khăn, nhất là người
làm công ăn lương, công nhân, nông dân, người lao động tự do…
Do phải giãn cách, cách ly, không tập trung đông người nên các ngành hàng như
khách sạn, nhà hàng, giao thông, vận tải, du lịch, vui chơi, giải trí… bị đại dịch tác động


lớn. Sản phẩm của người nông dân làm ra cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ vì khơng ít
nơi bị cơ lập bởi dịch bệnh.
Những khó khăn do dịch bệnh COVID-19 đang hằng ngày tác động đến thu nhập
của hàng triệu gia đình ở khắp mọi miền đất nước, nhất là ở những tỉnh, thành phố nơi
dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trở lại. Kinh tế sụt giảm, lao động bị dôi dư, thu
nhập bị giảm sút, làm cho các gia đình phải thắt chặt chi tiêu, và đang phải trải qua những
thử thách chưa từng để giữ vững vai trị là chốn bình n trong dơng tố của dịch bệnh
COVID-19.
Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc do vậy
vào lúc này cần xây dựng gia đình trở thành pháo đài vững chắc, điểm tựa quan trọng
trong phòng chống đại dịch COVID-19. Trong đó, sự chia sẻ, thấu hiểu và động viên lẫn
nhau của từng thành viên gia đình, đồng thời động viên các chiến sĩ, y, bác sĩ ở tuyến đầu
yên tâm, nỗ lực chống dịch bệnh cho cộng đồng là rất quan trọng.

Đây chính là lúc gia đình nên có sự quan tâm, chia sẻ, động viên lẫn nhau thực
hiện nghiêm chỉnh và đúng các quy định của ngành y tế để mỗi người vượt qua dịch
bệnh.


PHẦN 3.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải pháp vấn đề giữa ba và mẹ
Thủy chung là việc người vợ, người chồng đều ln ln phải có tình cảm trước
sau như một, tin tưởng ở nhau, khơng thay đổi trước bất cứ sóng gió, cám dỗ nào. Trước
những đổi thay của tình cảm, sự cám dỗ của những người khác giới xung quanh, những
giây phút yếu lòng, người vợ hay chồng luôn luôn phải kiên định, không bị ngả nghiêng
và luôn cần giữ lửa hạnh phúc trong gia đình, giữ thăng bằng, tránh vội vã từ bỏ hạnh
phúc hay chạy theo tiếng gọi của tình cảm nhất thời mà quên đi những giá trị và tình cảm
đã được vun đắp qua những năm tháng bên nhau.
v Giải pháp:


Vợ chồng cần phải biết thương yêu, hiểu biết và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cũng như
thuận lợi và khó khăn với nhau trong cuộc sống. Mỗi cặp vợ chồng cần phải biết ln
ln giữ gìn tình u buổi ban đầu, duy trì “ngọn lửa đam mê”, vun đắp và phát triển nó
trong suốt cuộc đời. Để làm được điều này, mỗi người phải ln bày tỏ tình cảm của
mình với người bạn đời bằng nhiều cách khác nhau, dành thời gian cho nhau và tạo
không gian lãng mạn riêng cho hai người. Có thể đó là những lời nói, cử chỉ yêu thương,

sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hàng ngày từ những điều nhỏ nhất.
− 2 vợ chồng nên có sự chia sẻ, hỗ trợ, đóng góp về tài chính nhằm thỏa mãn nhu cầu vật
chất cũng đóng vai trị hết sức quan trọng. Trước đây, trong sự phân định chức năng,
nghĩa vụ đối với gia đình ông cha ta từng nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Cả 2



nên thường xuyên chia sẻ công việc, để ý đến suy nghĩ của đối phương.
Vợ chồng cần phải biết giữ hịa khí và phải biết thỏa hiệp. Đây là cách tốt nhất để giải
quyết bất đồng, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết: “Thuận
vợ thuần chồng tát bể đơng cũng cạn” hay “Chồng giận thì vợ bớt lời. Do đó, khi vợ
chồng bất đồng quan điểm mỗi người nên kiềm chế cái tơi của mình. Khơng nên vì cái tơi
mà khăng khăng làm theo ý mình, cho rằng mình đúng và quyết bảo vệ đến cùng. Điều


này khơng hề có lợi trong quan hệ vợ chồng mà trái lại dễ gây mâu thuẫn, xung đột dẫn
đến sự rạn nứt tình cảm và dần dần tan vỡ gia đình. Khi khơng cùng quan điểm vợ chồng
nên tìm cách để có thể nói chuyện được với nhau một cách cởi mở, chân thành trên tinh
thần xây dựng; học cách ứng xử khéo léo, tế nhị. Mỗi người hãy cố gắng đặt mình vào
hồn cảnh của người khác để thông cảm và thấu hiểu. Đồng thời, vợ chồng phải biết tôn
trọng, rộng lượng, tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhau mỗi khi ai vi phạm sai lầm, sơ suất.
Chính lịng nhân ái, vị tha sẽ giúp mỗi người giảm được sự căng thẳng, tức giận, bình
tĩnh nhìn nhận lại vấn đề, phân biệt đúng/sai và cùng nhau sửa lỗi.

2. Giải pháp vấn đề giữa anh chị em


Anh chị em trong nhà thường dành thời gian cho nhau nhiều hơn là cho bố mẹ của họ. Dù
nhiều người không nghĩ như vậy,
nhưng một trong những mối quan
hệ

lâu dài nhất bạn có được, chính là

với


anh chị em ruột thịt của mình. Vì
vậy, bạn nên dành thời gian và
cơng sức để trở nên thân thiết hơn

với họ ngay từ lúc này, và sau đây sẽ là những biện pháp cần thiết để giúp đỡ bạn trong
quá trình “chinh phục” mối quan hệ ấy. Anh chị em nên dành cho nhau nhiều thời gian để
chia sẻ nói chuyện với nhau về những vần đề trong cuộc sống. Có thể cùng nhau tìm ra
hướng giải quyết , giúp nhau thốt khỏi vướng mắc cuộc sống.
− Ủng hộ hay an ủi họ vào những thời điểm cần thiết. Hãy xem xem người anh người chị
ấy có đang cần đến mình hay khơng, đừng vội vàng áp đặt những suy nghĩ của mình lên
họ, mà chỉ cần cho họ biết, bạn vẫn luôn ở đây để lắng nghe và trao đổi với họ. Dành thời
gian cùng nhau làm việc gì đó sẽ giúp anh chị em hiểu nhau hơn đồng thời cũng làm tình
cảm giữa mọi người hàn gắn bền chặt hơn. Thể hiện sự quan tâm giữa chị dành cho em
và ngược lại. Anh chị em luôn là nhựng người tuyệt vời nhất để ta chia sẻ những điều bí
mật khó giải quyết của bản thân. Mở lòng chia sẻ với họ sẽ giúp bản thân thoải mái và
còn giúp bản thân gần gũi vs họ hơn.


×