Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

(MỞ BÀI HAY) PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP TRỮ TÌNH CỦA TÁC PHẨM SÓNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.03 KB, 8 trang )

SĨNG
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 2: Anh/chị hãy phân tích 4 khổ thơ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ nhận
định: Mượn hình tượng sóng, Xn Quỳnh đã khám phá, thể hiện những cung bậc cảm xúc
phong phú, tinh tế của trái tim mình.
3. Triển khai vấn đề nghị luận. (3.5)
3.1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
MỞ BÀI MẪU
Ngàn vạn năm rồi kể từ khi tiếng đàn Orphee vang lên thay cho niềm nhớ nhung vô hạn gửi
đến người vợ Euridice của mình, nỗi nhớ thương ngày ấy lay động cả đỉnh Olympus và
ngục sâu thẳm của thế giới Vong Hồn. Và “sóng” của Xuân Quỳnh cũng vậy, Sóng đã đi
giữa những xúc cảm mãnh liệt tình yêu ấy để thống chốc gọi mở cho bản thân mình những
xúc cảm giản dị của người phụ nữ thời đại: nỗi lo âu và khát vọng bất tử hóa tình u. Để từ
đó, có nhận định cho rằng: “Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã khám phá, thể hiện
những cung bậc cảm xúc phong phú tinh tế của trái tim mình”, đặc biệt là trong bốn khổ thơ
đầu:
“Dữ dội và dịu êm
ồn ào và lặng lẽ
sơng khơng hiểu nổi
mình
sóng tìm ra tận bể

Khi nào ta yêu nhau”
- Dẫn dắt vấn đề: (0.25)
+ DD MB1: Tố Hữu đã từng nói: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”,
chính những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong
cảm xúc để rồi thơ ca đã trào ra bao xúc cảm. “Sóng” chính là những rung động mãnh liệt
ấy của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Bài thơ là sự thăng hoa cảm xúc của nhà thơ trước những con
sóng biển.
+ DD MB2: Nhà thơ Xn Diệu – ơng hồng thơ tình Việt Nam đã từng viết trong thi phẩm
của mình:


“ Yêu là chết ở trong lịng một ít
Vì mấy khi u mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết…”
Khi đọc những vần thơ này, tơi lại tự bồi hồi hỏi lịng chẳng rõ, rằng tình yêu là gì mà khiến
cho hàng triệu triệu con người trên thế giới này cứ quyến luyến, đắm say. Đối với tình yêu,
những người bình thường như chúng ta còn đượm nồng rung động huống chi những người
nghệ sĩ – những con người ln mang trong mình những tế bào cảm xúc nhiều hơn. Trong


văn đàn Việt Nam, có rất nhiều nhà thơ viết về tình u như Xn Diệu, Nguyễn Bính,…
thế nhưng, lại bắt gặp một điệu thơ tình rất lạ khi đến với thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh
viết nhiều, viết rất hay về tình yêu, tiêu biểu nhất trong những sáng tác ấy là bài thơ:
“Sóng”.
- Giới thiệu vấn đề: “Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã khám phá, thể hiện những
cung bậc cảm xúc phong phú, tinh tế của trái tim mình.”
(Trích 4 khổ thơ đầu)
3.2. Thân bài: (2.75)
a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng (0.25)
– Giới thiệu tác giả Xn Quỳnh:
+ Vị trí: Được xem là một trong số những nhà thơ viết thơ tình hay nhất trong nền thơ VN
từ sau cách mạng  Nữ sĩ của TY
+ XQ mang đến cho bạn đọc một TY vừa nồng nhiệt, táo bạo vừa tha thiết dịu dàng, vừa
giàu trực cảm vừa lắng sâu những trải nghiệm suy tư.
+ Phong cách thơ: Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ bà là tiếng lòng
của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa dung dị, hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm
thắm và ln khát khao tình u, “nâng niu chi chút” từng hạnh phúc bình dị đời thường.
- Tác phẩm
+ “Sóng” được coi là bài thơ tình vào loại hay nhất của XQ nói riêng và thơ hiện đại nói
chung.

+ Xuất xứ: 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập
thơ “Hoa dọc chiến hào”.
+ ND: Bài thơ đã kết tinh những gì sở trường của hồn thơ Xuân Quỳnh. Nhưng thành cơng
đáng kể nhất là Xn Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc vừa phong
phú phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu
đương.
 Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng
yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ, cùng những dự cảm
bất trắc.
b. Khẳng định ý kiến: “Mượn hình tượng sóng, Xn Quỳnh đã khám phá, thể hiện những
cung bậc cảm xúc phong phú, tinh tế của trái tim tình yêu.” (0.25)
- khám phá: tìm ra, phát hiện ra những bí ẩn tồn tại trong chiều sâu tâm hồn ... những tính
chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất. ...
- thể hiện: biểu lộ, trình bày hoặc miêu tả, bộc lộ qua ngơn từ cho mọi người có thể hiểu, cảm
nhận hoặc thấy rõ được, bằng một hình thức nào đó
 Mượn hình tượng sóng, Xn Quỳnh đã phát hiện ra và giãi bày những bí ẩn trong tâm
hồn người phụ nữ khi yêu. Nhận định này đã khái quát được nét độc đáo, đặc sắc trong cách
diễn tả xúc cảm TY của nữ sĩ.
c. Chứng minh trong đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận định. (1.75)
* Dẫn dắt:


* Khổ 1: Nhà thơ mượn những đặc tính của Sóng để khám phá, thể hiện những trạng thái đa
dạng, đối lập mà thống nhất trong tâm hồn người phụ nữ khi u và hành trình từ sơng ra
biển tìm kiếm tình u đích thực vươn tới những sự vĩ đại, bao la
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sơng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
- Hai câu đầu : Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ

Dữ dội/dịu
êm”
những từ ngữ đối lập
Ồn ào/lặng lẽ
+ XQ tả thực rất cụ thể, sinh động những mâu thuẫn của sóng. Đặc tính của những con sóng
biển là lúc có phong ba, bão táp, sóng dâng trào vô cùng dữ dội, ồn ào như giận dữ, muốn
nghiến nát bờ. Cịn lúc trời êm, biển lặng, sóng gió đi qua thì biển lại vơ cùng hiền hịa,
sóng lại trở về “lặng lẽ” - dịu êm”.
+ Cách sắp xếp các cặp tính từ “dữ dội” – dịu êm”, “ồn ào” rồi “lặng lẽ” nhằm khẳng định
sau bao biến động, cái đọng lại cuối cùng là nét đẹp “dịu êm”, hiền hịa trong tâm hồn người
con gái. Đó chính là vẻ đẹp cốt lõi, đáng trân quý
+ Thông thường đứng giữa những cặp tính từ trái nghĩa là quan hệ từ biểu đạt sự tương phản
“tuy – nhưng”, thế nhưng ở đây nhà thơ nữ Xuân Quỳnh lại sử dụng quan hệ từ “và” vốn
biểu đạt quan hệ cộng hưởng, cộng thêm, nối tiếp.
 Như vậy những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống nhất với nhau và luôn tồn tại trong
một chỉnh thể là sóng. Trong cái dữ dội có cái dịu êm, trong sự ồn ào lại chứa đựng sự lặng
lẽ.
+ Những trạng thái đa dạng, phức tạp ấy có sự tương hợp với trạng thái tâm hồn những của
người con gái khi yêu. Tuy vậy, những sắc thái tình cảm ấy lại thống nhất trong một chủ thể,
khơng hề mâu thuẫn nhau, đó là trong “tình u”.
+ Hình tượng ẩn dụ “sóng” là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh. (liên hệ Xuân Diệu,
trong bài thơ Biển)
++ Ở lớp nghĩa tả thực, hình tượng sóng được miêu tả cụ thể, sinh động với những trạng
thái mâu thuẫn, trái ngược nhau.
++ Còn ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, gợi đến sự phong
phú trong tâm hồn người con gái khi yêu - vừa say đắm vừa tỉnh táo, vừa nồng nàn, vừa âm
thầm, lúc sôi nổi mãnh liệt, lúc lại kín đáo, sâu sắc, khi bồng bột vừa đắm say vừa tỉnh táo,
vừa ngàn lần yếu mềm.
+ Hình tượng sóng lại được khắc họa tồn vẹn, linh hoạt qua mạch kết cấu các khổ thơ, mỗi
khổ là một khám phá về sóng, và song hành với sóng là “em”. Sóng và “em” có khi tách đơi

soi chiếu vào nhau vẻ đẹp tương đồng, có khi đan cài quấn quýt, gợi một tình u nồng
thắm, có khi lại hóa thân làm một, cộng hưởng vẻ đẹp trong nhau. Cấu trúc song hành này
tạo thành chiều sâu nhận thức và nét độc đáo cho bài thơ. Bởi mọi tính chất của sóng đều


được quy chiếu về tình yêu của người con gái: chân thành, nồng hậu, say đắm, thủy chung,
nhiều âu lo và khát vọng.
- Hai câu sau: Nhà thơ mượn hành trình từ sơng tìm tới biển lớn của sóng để diễn tả hành
trình của tình u hướng tới cái vơ biên, tuyệt đích, như tâm hồn người phụ nữ khơng chấp
nhận sự chật hẹp, tù túng. Con sóng tìm ra biển rộng để tìm thấy chính mình, em hịa vào
biển lớn cuộc đời để tìm thấy chính em đó là hành trình tìm kiếm tình u đích thực:
“Sơng khơng hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể.”
+ “Sơng” khơng hiểu “sóng” nên Sóng chủ động phải bỏ “sơng” tìm ra với “bể”. “Sông” và
“bể”, hai không gian trái ngược nhau: một cái thì chật chội, tù túng, nhỏ hẹp một cái thì bao
la, mênh mơng, rộng lớn. Hình ảnh ẩn dụ cho cái chật hẹp và cái bao la, rộng lớn.
Xuân
Quỳnh liên tưởng độc đáo đến khát vọng tình yêu của nhân loại. Đó là khát khao chân chính
của tình u đích thực muốn vượt khỏi khơng gian chật hẹp, nhỏ bé để vươn tới cái lớn lao,
cao cả hơn.
+ Phép nhân hóa “Sóng tìm ra tận bể ” gợi liên tưởng sóng như có ý thức, có khát vọng chủ
động chối bỏ những phạm vi chật hẹp “sông” để vươn tới những phạm vi rộng lớn bao la
“bể”.
 Cách nói của Xuân Quỳnh là một cách nói táo bạo, mạnh mẽ đã diễn tả những mong
muốn, khao khát của mình, của những người phụ nữ như mình.
+ Phép tu từ ngữ âm được sử dụng: tác giả dùng từ “bể” chứ không phải là “biển”:
++ “bể” là một âm tiết mở, tạo cảm giác một không gian rộng lớn, mênh mơng hơn.
++ Hành trình của “sóng” từ “sơng” ra “bể” là một hành trình gian nan, một hành trình thoát
khỏi một cái chật hẹp để đến với một cái rộng lớn hơn. Chỉ khi đến với “bể” - cái bao la,
rộng lớn hơn, “sóng” mới được tự do thỏa mình, tung tăng, vùng vẫy, sóng mới thực sự tìm
thấy mình, nhận thức được sức mạnh và khơi dậy mọi ước mơ, khát vọng lớn lao của nó.

+ Trong tình u, người con gái ln khao khát một tình u đúng nghĩa, một tình u chân
chính, đích thực, khơng chấp nhận một TY nhỏ hẹp, một tình cảm tầm thường mà phải vượt
lên trên tất cả sự tầm thường ấy. Họ ln có khát vọng vươn tới tình u lớn lao, cao thượng
bao dung dù hành trình ấy có gian nan. Muốn vậy cần có sự đồng điệu của hai tâm hồn.
 Đây là quan niệm mới mẻ, tiến bộ trong TY của người phụ nữ VN thời đại mới: Người
con gái luôn khao khát TY, chủ động và tự nguyện dấn thân vào cuộc hành trình tìm kiếm
TY chân chính, cao thượng, hạnh phúc lớn lao chứ khơng cam chịu nhẫn nhục như người
phụ nữ xưa.
Trong 1 bài thơ khác, XQ cũng đã khẳng định khát vọng mãnh liệt tìm đến TY của mình:
Núi cao sơng hãy cịn dài/ Tơi đi khắp chốn tìm người tơi u.
à Trong khổ thơ đầu, tác giả đã diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau mn đời của sóng
biển. Hai đối cực ấy hồn thiện vẻ đẹp của sóng lúc mạnh mẽ cuộn dâng, khi dịu nhẹ, êm
đềm. Hai trạng thái đối lập này cùng tồn tại trong một thể thống nhất là sóng, khiến sóng
ln dạt dào, khơng bao giờ đứng yên.
à Trái tim người con gái khi yêu cũng tự nhận thức được những biến động khác thường của
lịng mình, khao khát vượt ra giới hạn chật hẹp cô đơn của cái tơi cá nhân, tìm đến cái rộng
lớn bao la của tình yêu thương giống như hành trình của sóng từ sơng ra bể. Hình ảnh ẩn dụ


này cũng gợi đến những khát khao, suy tư, trăn trở trong trái tim xơn xao, rạo rực tình u
của người con gái.
* Khổ 2: Khát vọng tình yêu gắn liền với tuổi trẻ, đó là khát vọng mn đời của nhân
loại, mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ:
“Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình u /Bồi hồi trong ngực trẻ”
- Sóng là vĩnh hằng với thời gian. Thuở sơ khai thế nào thì ngày nay và cả mai sau “vẫn
thế”. Nữ sĩ đã khẳng định đặc điểm ngàn đời vốn có của sóng, từ quá khứ “ngày xưa” cho
đến tương lai “ngày sau” con sóng vẫn ln chứa đựng những trạng thái đối lập, vẫn luôn
vận động theo quy luật trăm sông đều đổ về với biển.
+ Thán từ “Ôi” mở đầu khổ thơ là nỗi thổn thức của trái tim yêu khi khám phá ra quy luật

của sóng.
+ Nghệ thuật đối lập “ngày xưa”- “ngày sau”: vừa diễn tả 2 đối cực thời gian nhằm khẳng
định quy luật muôn đời của sóng vừa tơn thêm nét đáng u cho sóng.
+ Trạng từ “vẫn thế'”: vẫn dữ dội, vẫn dịu êm, vẫn khao khát tìm về với biển. Con sóng ngày
xưa, bây giờ và cả mai sau “vẫn thế”. Đó là một chân lí bất di bất dịch khơng bao giờ đổi
thay.
Sóng tình cũng vậy, khát khao TY ln bồi hồi trong trái tim tuổi trẻ. Bản chất mn đời của
sóng cũng là bản chất mn thuở của tình u.
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
+ Nhà thơ khẳng định TY luôn song hành cùng tuổi trẻ. TY là thứ gia vị không thể thiếu
trong cuộc sống, là hương thơm, mật ngọt của cuộc đời, là khát vọng của con người, làm
cho cuộc đời thêm tươi đẹp và ý nghĩa.
+ Khát vọng TY là khát vọng muôn đời của nhân loại. TY luôn làm cho trái tim tuổi trẻ phải
thổn thức, bồi hồi xao động. TY là sự sống, là nhịp đập của tuổi trẻ, là thanh xuân của cuộc
đời
+ Chữ “trẻ”, âm “tr”, vần trắc ở cuối câu, cuối khổ thơ tạo điểm nhấn và sức nặng cho khổ
thơ.
- Thơ ca, nghệ thuật là những sự sáng tạo mang đến cho người đọc những cảm xúc mới, đem
đến cho tâm hồn con người những trải nghiệm phong phú. Đến đây ta đã cảm nhận được
những trải nghiệm phong phú trong con sóng của tâm hồn, con sóng của tình yêu, mà lại là
tình yêu của tuổi trẻ đang bồi hồi, đang thổn thức trong trái tim, trong lồng ngực. Khát vọng
tình u cháy bỏng mãnh liệt ln trào dâng trong lòng tuổi trẻ. Như vậy đứng trước biển,
trước những con sóng ào ạt ạt vỗ bờ dịng cảm xúc trong lịng nữ sĩ cũng trào dâng. Những
con sóng biển ở sáu câu thơ đầu đã gọi những con sóng tình trong lịng nhà thơ. Sóng biển
đã gọi sóng tình hay sóng biển chính là yếu tố khơi nguồn cảm xúc trong lịng thi sĩ?
- Vì sao sóng biển lại gọi được sóng tình, lại có sức khơi gợi cảm xúc mãnh liệt như vậy? Có
lẽ giữa sóng biển và sóng tình có sự tương đồng, nếu sóng biển chứa đựng những trạng thái
đối lập thì tâm trạng người con gái đang yêu cũng có những lúc giận dỗi, hờn ghen, có
những lúc yêu thương dịu dàng đằm thắm:



“Em bảo anh đi đi /Sao anh không đứng lại?/
Em bảo anh đừng đợi/ Sao anh vội về ngay?”
(Silva Kaputikian)
Hành trình của sóng chính là hành trình của tình u. Nếu con sóng ln ln chủ động chối
bỏ những chật chội hẹp hòi để vươn tới những điều rộng lớn thì người con gái đang u
cũng ln ln có khát khao như thế. Họ dũng cảm từ bỏ những ích kỉ, nhỏ nhen để vươn
tới tình yêu bao dung.
+ Bốn câu thơ tạc nên tình ý của Xuân Quỳnh: những con sóng, ngày xưa, ngày nay hay về
sau, vẫn ln khao khát tìm về với biển rộng. Và tình yêu cũng vậy, tình yêu ngày xưa, ngày
nay hay mai sau luôn như thế, đây là một quy luật muôn đời. Con người mn đời ln tìm
về tình u chân chính, đích thực, nhưng những khát vọng về tình u mãnh liệt nhất là ở
tuổi trẻ.
* Những trạng thái, sắc độ của tình u thơng qua sự khám phá, suy ngẫm của “em” về
sóng.
- Tình u gắn liền với suy tư, băn khoăn: tình u có từ khi nào?
Trước mn trùng sóng bể (….) Khi nào ta yêu nhau
Đứng trước biển, Xuân Quỳnh đã có hai lần suy nghĩ: nghĩ về anh, em và nghĩ về “sóng
biển”.
+ Điệp ngữ, “em nghĩ’, về “anh, em” và “sóng” biển: Em đã suy tư, thao thức, trằn trọc,
thường trực nên đã bật ra nhiều câu hỏi.
++ “Em nghĩ” diễn tả sự thao thức, suy tư của người con gái trước câu hỏi cội nguồn của
sóng cũng như câu hỏi cội nguồn của tình u. Đó là câu hỏi của mn đời và mn người
nhưng chưa bao giờ có lời đáp trọn vẹn.
++ “anh”, “em”: trăn trở về tình u của đơi ta
++ “biển lớn”: về tự nhiên, cuộc đời…
Tình yêu thật mãnh liệt, người đang yêu đôi lúc lắng đọng, “dừng lại”, tự suy nghĩ, tự đặt
ra những câu hỏi cho bản thân mình, hỏi về đôi ta, hỏi về biển. Đây là một lối sống chủ
động, tích cực.

+ Những nghĩ suy ấy rốt cuộc là để bật lên câu hỏi về khởi nguồn của sóng: “Từ nơi nào
sóng lên?”. Bất chợt em nhận ra quy luật của sóng: sóng bao giờ cùng được bắt đầu từ gió,
nhờ có gió mà có sóng. Vậy còn nơi khởi đầu của TY?
+ TY là một hiện tượng tâm lí, là phạm trù tình cảm khác thường, đầy bí ẩn. Ta cũng khơng
thể hiểu hết được nó.
- Vì thế, con đường đi tìm TY xưa nay của cả nhân loại đều bất lực trước câu hỏi: Khi nào
ta yêu nhau? Ta yêu nhau từ bao giờ? Vì sao ta u nhau?
Thi sĩ Xn Diệu, ơng hồng của thơ tình đã phải mượn cảm hứng lãng mạn để lý giải tình
u đó sao:
“Làm sao cắt nghĩa được tình u
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng hương nhè nhẹ gió hiu hiu”


Hay Hàn Mặc Tử cũng thế, nhà thơ viết rằng:
“Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều/ Để nghe dưới đáy nước hồ reo/
Để nghe tơ liễu run trong gió/ Và để nghe trời giải nghĩa yêu” Băn
khoăn: Tình yêu bắt nguồn từ đâu?
+ Những câu hỏi về những khái niệm, hiện tượng, “sóng”, “gió”, có thể dùng khoa học để
giải thích, nhưng thật khó để giải thích khi thì chúng lúc này, khi thì chúng lúc khác. Điều
mà Xuân Quỳnh muốn nói là tình u cũng vậy, thật khó để giải thích một cách tận tường.
++ Tình u là một “hiện tượng” vơ cùng bí ẩn như thiên nhiên. Sự bí ẩn ấy làm nên ma lực
hấp dẫn, quyến rũ cho con người, vừa làm nên kì diệu hóa TY, bí ẩn hóa TY.
++ Câu hỏi “Gió bắt đầu từ đâu?”  Câu hỏi về sóng thì em có thể tìm lời giải đáp thỏa đáng
nhưng đến câu hỏi vể “gió” thì em bộc lộ sự thành thật đến dễ thương bằng cái lắc đầu nhè
nhẹ, đầy nữ tính:
“em cũng không biết nữa”
+ Câu thơ nằm giữa 2 câu hỏi gió và TY: “Gió bắt đầu từ đâu?” và “Khi nào ta yêu nhau?”
dồn dập, liên tiếp trước sự bí ẩn và kì diệu của tự nhiên cũng như của tình yêu. Xuân Quỳnh

đã nắm bắt được một trạng thái tâm hồn rất chân thật, có tính chung cho mọi lứa đơi và biểu
hiện nó thật dun dáng. Tình u cũng như gió trời, sóng bể, cũng tự nhiên, hồn nhiên, bất
ngờ và khó hiểu như thiên nhiên. Có thể nói, đây là cách phát hiện tình u rất nữ tính, trực
cảm, kiểu Xuân Quỳnh .
+ Những câu hỏi dồn dập còn làm dào lên nỗi băn khoăn nhung nhớ tha thiết mãnh liệt của
trái tim đang yêu, yêu hết mình. Những con sóng của nhạc điệu trong thơ, con sóng của trái
tim và con sóng của khơng gian như cùng cộng hưởng để tạo nên vô vàn nhịp đập mạnh mẽ.
- Không thể đến được tận cùng nguồn gốc của những con sóng biển và cả những con sóng
tình đang cồn cào trong trái tim yêu của nhà thơ, nữ sĩ vẫn cảm nhận sâu sắc sự hiện diện
của tình yêu. Lời thú nhận thành thực mang chất giọng con gái trẻ trung, nũng nịu chứa
đựng niềm hạnh phúc yêu và được yêu: “Em cũng không … yêu nhau”
d. Đánh giá, bình luận ý kiến (0.5)
Bốn khổ thơ đầu cũng như cả bài thơ, XQ đã mượn hình tượng sóng để soi chiếu vào lịng
mình nhằm khám phá, thể hiện những cung bậc cảm xúc phong phú, tinh tế của trái tim yêu:
Khi nồng nàn, khi âm thầm, sôi nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm,
lúc hờn ghen….. có những lúc yêu thương dịu dàng đằm thắm:
 Mượn hình ảnh sóng có những trạng thái đối lập tác giả thể hiện những cung bậc tình cảm
phong phú phức tạp trong trái tim người phụ nữ đang yêu. Thể hiện vẻ đẹp hiện đại trong
tình yêu của người phụ nữ .
e. Nghệ thuật : (0.5)
+ Thể thơ 5 chữ với nhữn câu thơ không ngắt nhịp,
+ Biện pháp đối lập, phép ẩn dụ nhân hóa,
+ Kết cấu đối đáp của ca dao,
+ Giọng điệu trữ tình tha thiết, chân thành
+ Hiệp vần + luân phiên bằng trắc


+ Âm hưởng của đoạn thơ, bài thơ là âm hưởng của sóng biển
3. Đánh giá (0.5)
- Nhà thơ Lưu Trọng Lư từng viết trong lời gửi gắm cùng “thư cho em gái” rằng: “Thơ không

phải chỉ là thơ mà thơi. Thơ cịn là “người” nữa. Anh gửi một tâm hồn. Anh gửi em một
người. Một người đã sống. Một người biết sống”. Văn chương nghệ thuật muôn đời đều là
câu chuyện đẹp về những con người “đã sống” và “biết sống” như thế.
- Với 4 khổ thơ đầu của “Sóng”, Xuân Quỳnh đã cho ta thấy những cung bậc tình yêu phong
phú, tinh tế của một trái tim “biết sống” là như thế nào. Và vẻ đẹp TY vừa mang nét truyền
thống vừa mang nét hiện đại với cảm xúc chân thành đó sẽ giúp “Sóng” “vượt qua quy định
của sự băng hoại. Chỉ mình nó khơng thừa nhận cái chết.”



×