Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CHO DU LỊCH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN TRUYỀN THƠNG MARKETING TÍCH HỢP
Đề tài
LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THƠNG MARKETING TÍCH HỢP
CHO DU LỊCH HÀ NỘI
(Có TVC)


Hà Nội – 2022
Bảng: Thơng tin thành viên nhóm

\

STT

Họ và tên

MSV

SĐT

% tham gia
bài thi

1

Nguyễn Thị Phương Thanh



A36422

0913918651

100%

2

Trịnh Tuyết Nhi

A37228

0986301515

100%


Mục lục
mục tham khảo


Phần I. Tổng quan về Hà Nội và Du lịch Hà Nội
1.1 Giới thiệu tổng quan về Hà Nội
Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những
buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Với vai trị thủ đơ, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm
văn hóa giải trí, cơng trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm
được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế.
Đây cũng là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một trong
ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam. Nền ẩm thực Hà Nội với nhiều nét

riêng biệt cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch tới thành phố. Thành phố
được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hịa bình" vào ngày 16 tháng 7 năm 1999
1.1.1 Vị trí địa lí
Thủ đơ Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía
Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
1.1.2 Địa hình
Tên gọi Hà Nội cũng thể hiện một phần địa hình của vùng đất này: vùng đất bằng
phẳng được bao quanh bởi những con sông. Hà Nội là vùng đồng bằng thấp và khá bằng
phẳng, chiếm đại bộ phận diện tích của các huyện thị xã và các quận nội thành, được bồi
đắp bởi các dịng sơng với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm.
1.1.3 Khí hậu
Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết có sự khác
biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh, do nằm khá sâu trong nội địa và gần như khơng có
một vùng nước lớn nào giúp điều hồ khí hậu. Mặc dù thời tiết được chia làm hai mùa
chính là mùa mưa – từ tháng 4 tới tháng 10 – và mùa khô – từ tháng 11 tới tháng 3, nhưng
Hà Nội vẫn được tận hưởng thời tiết bốn mùa nhờ các tháng giao mùa.
So với khí hậu của TP Hồ Chí Minh chỉ có 2 mùa mưa và mùa khơ, khí hậu Hà Nội có
phần phong phú hơn với đủ 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân bắt đầu từ tháng 1 tháng 3 âm lịch, khí hậu ấm áp, khơng q lạnh hay q nóng, nắng nhẹ, khí hậu vơ cùng
dễ chịu. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 6 âm lịch, khí hậu oi bức, nóng nực,
nhiệt độ có những khi lên tới 40 độ C. Mùa Thu kéo dài từ tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch,
khí hậu mát mẻ, dễ chịu, là mùa đẹp nhất trong năm, khung cảnh Thu Hà Nội đẹp đến mức
đi vào thơ ca nhạc họa. Mùa Đông bắt đầu từ tháng 10 đến hết năm, nhiệt độ lạnh, có
những đợt khơng khí lạnh tràn về có thể làm nhiệt độ rơi xuống chỉ 3-4 độ C.
1.1.4 Kinh tế:
Hà Nội là một trong số những thành phố tại Việt Nam có sự phát triển mạnh và năng
động trong tất cả các ngành nghề kinh tế. Đây cũng là nơi đặt trụ sở văn phịng chính cho
hầu hết các cơng ty trong nước và nước ngồi, với mật độ dân cư đơng đúc, trình độ dân
trí và học vấn cao, đây là thị trường lý tưởng cho những người ở độ tuổi lao động. Ở TP Hà
Nội, cơ hội tìm kiếm việc làm và mức thu nhập đều tốt hơn so với các tỉnh thành khác.

4


Lĩnh vực kinh tế chính của Hà Nội là thương mại, sau đó là các hoạt động dịch vụ,
cơng nghiệp, y tế, giáo dục, nông lâm ngư nghiệp… Thương mại ở Hà Nội rất phát triển với
hàng trăm các trung tâm thương mại và chợ đầu mối lớn nhỏ, có thể kể đến là Vincom,
Lotte Department Store, chợ Đồng Xuân…
1.2. Du lịch Hà Nội
Hà Nội từ lâu đã là địa điểm du lịch nổi tiếng không chỉ đối với du khách trong nước
mà cịn cả du khách nước ngồi. Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến với bề dày lịch sử lâu
đời, và đã trải qua bao thời kỳ thăng trầm. Qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kì lịch sử, Hà Nội lại
có những sự thay đổi, chuyển mình cho phù hợp với thời đại, tuy nhiên những di tích lịch
sử vẫn được gìn giữ cẩn thận và vẫn cịn hiển hiện cho tới ngày hơm nay.

Hình 1: Nhà Thờ Lớn ở Hà Nội

Hà Nội là một trong 5 thành phố đón lượng khách nội địa lớn nhất cả nước. Mỗi
năm Hà Nội đón khoảng 10 triệu khách du lịch nội địa và khoảng 4 triệu khách quốc tế.
Thời kì trước đại dịch Covid, Hà Nội đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 12 triệu
khách nội địa (năm 2018). Tuy nhiên sau khi xảy ra đại dịch, lượng khách du lịch giảm sâu
và mới phục hồi trong những tháng quý 1 năm 2022. Theo thống kê, trong 4 tháng đầu
năm 2022, Hà Nội đón 36.600 khách nội địa, tăng 40.3% so với cùng kì năm ngối; cùng với
đó là khoảng 16.700 khách quốc tế. Sau đại dịch, du lịch Hà Nội có sự hồi phục đáng kì
vọng.
5


Du lịch Hà Nội nổi tiếng trước tiên là về các điểm đến du lịch phong phú. Những
hình ảnh mang tính biểu trưng của Hà Nội có thể kể đến là Tháp Rùa, Hồ Gươm, Văn Miếu
Quốc Tử Giám, Nhà Thờ Lớn, Lăng Bác, phố cổ Hà Nội, các làng nghề truyền thống như gốm

Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng cổ Đường Lâm… Ngồi những địa điểm mang tính lịch sử
kể trên, Hà Nội cũng có nhiều các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí như Vincom,
Aeon mall, Royal City, Landmark 72…, chính vì thế du khách có thể thỏa sức vui chơi, khám
phá.

Hình 2: Món phở Hà Nội

Một điều đặc biệt của Hà Nội không thể khơng nhắc tới là ẩm thực. Người ta vẫn
hay nói “ăn Bắc, mặc Nam” để nói về độ sành ăn của người Hà Nội. Đến với Hà Nội, du
khách sẽ được thưởng thức các món ăn ngon đã được cả thế giới cơng nhận, thậm chí
được ca ngợi trên cả các tờ báo quốc tế như CNN, đầu tiên phải kể đến phở Hà Nội, rồi bún
chả, bún đậu mắm tôm, bún ốc Hồ tây, bún riêu cua, xôi khúc, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá
Lã Vọng, bánh tơm Tây hồ... Hay nếu may mắn hơn, du khách có thể được thưởng thức các
thức quà theo mùa như cốm non, bánh cốm, nước sấu,...
Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng trong du lịch. Ở Hà Nội, giá cả cho ăn uống, đi
lại, khách sạn có rất nhiều sự lựa chọn từ bình dân cho đến cao cấp, chính vì thế đây là một
điểm cộng khi khách du lịch lựa chọn Hà Nội làm điểm đến của mình. Nhìn chung mức giá
ở Hà Nội rẻ hơn so với khi du lịch ở các thành phố khác trên thế giới, tuy nhiên so với các
thành phố du lịch khác tại Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang hay TP HCM thì mức giá ở Hà
Nội thuộc mức tầm trung, khơng quá rẻ cũng không quá đắt đỏ.
Giao thông, đường xá thuận tiện và sự phong phú trong các phương tiện di chuyển
cũng giúp cho Hà Nội là điểm đến lí tưởng. Du khách có thể tới Hà Nội bằng xe khách, xe ô
6


tơ cá nhân, máy bay, tàu hỏa thậm chí cả tàu thủy với các mức giá khác nhau từ bình dân
tới cao cấp. Các tuyến đường bộ, đường cao tốc được xây dựng với chất lượng cao giúp du
khách có trải nghiệm tốt hơn khi di chuyển và tiết kiệm thời gian. Hơn thế nữa, có rất nhiều
đường bay cả nội địa và quốc tế đáp thẳng xuống sân bay Nội Bài, rất thuận tiện cho du
khách.

1.3 Đối thủ cạnh tranh với du lịch Hà Nội
1.3.1 Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung- Tây Nguyên.
Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính
trị- kinh tế- xã hội với vai trị là trung tâm cơng nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa,
giáo dục- đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học- công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
của khu vực Miền Trung- Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu
vực và quốc tế.
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải
thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "Thành phố đáng sống nhất Việt
Nam". Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt
nhất để Sống ở Nước ngồi do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.
Điểm mạnh:
Đà Nẵng có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Cầu Rồng, núi Ngũ Hành Sơn,
Suối Mơ, thác Ba Đờ Pọt, thánh địa Mỹ Sơn, Cầu Vàng... Đặc biệt nhất phải kể đến là các
bãi biển ở Đà Nẵng, trong đó có bãi biển Mỹ Khê là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành
tinh, ngồi ra cịn có bãi biển Xuân Thiều, bãi biển Non Nước cũng là những bãi tắm đẹp và
nổi tiếng. So với Hà Nội, Đà Nẵng có được lợi thế về biển, các bãi tắm, đa dạng hơn về các
hoạt động trải nghiệm.

Hình 3: Bãi biển Đà Nẵng
7


Hình 4: Cầu Vàng

Con người Đà Nẵng cũng được cơng nhận là chan hòa, hiếu khách, dễ thương và
chân thật. Đi lại đến Đà Nẵng cũng rất thuận tiện, du khách có thể đi bằng đường bộ hoặc
đường hàng khơng.

Thành phố đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một thành phố năng
động, sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh. Du lịch Đà Nẵng đã tạo được
thương hiệu trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng của thành phố đã được đầu tư đồng bộ
góp phần cải thiện chất lượng, diện mạo đô thị và tạo dược động lực phát triển đô thị.
8


Điểm yếu:
Thành phố Đà Nẵng cũng đang thiếu chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các dịch vụ
vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm, khu mua sắm và ẩm thực quy mô lớn, các show diễn
nghệ thuật chất lượng, đặc sắc tổ chức định kỳ để phục vụ du khách.
Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển; hệ thống khách sạn,
thị trường khách tăng nhanh; trong khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn
hạn chế phần nào ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng du lịch của thành phố.
1.3.2 Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố năng động và hiện đại nhất tại Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật. Phía Bắc giáp
tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đơng và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông
Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.Với tổng
diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322
phường-xã, thị trấn.
Điểm mạnh:
TP Hồ Chí Minh có rất nhiều hình thức du lịch như: du lịch đơ thị, tìm hiểu văn hóa
lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái. Đồng thời, các điểm đến lý thú về mặt kiến trúc,
danh thắng từ 100 năm về trước vẫn là một lựa chọn thú vị cho khách du lịch
TP Hồ Chí Minh có những điểm đến đặc trưng và nổi tiếng, những cái tên phải kể
đến là: Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, Bến Nhà
Rồng, Chợ Bến Thành; hệ thống các Chùa kiến trúc Việt- Hoa như Chùa Giác Lâm, Chùa
Vĩnh Nghiêm, Chùa Bà Thiên Hậu... Ngồi ra Hồ Chí Minh cũng được xem như thành phố
năng động và hiện đại nhất cả nước, du khách có thể thỏa sức mua sắm, chi tiêu tại các

trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, tham quan tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark
81.

9


Điều kiện về hạ tầng, giao thông, các trung tâm thương mại, các điểm đến ẩm thực
lý thú cũng là một sức hút tuyệt vời của Sài Gịn. Có nền ẩm thực phong phú, đa dạng các
món ăn (Âu–Á). Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài mở
rộng thị trường sản xuất, kinh doanh ở thành phố Hồ Chí Minh. Loại hình du lịch MICE
phát triển trên thế giới và xâm nhập vào Việt Nam. Các quốc gia trong khu vực có xu hướng
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức du lịch MICE.

Hình 5: Nhà thờ Đức Bà ở Hồ Chí Minh

Con người chính là điểm hấp dẫn của Thành phố Hồ Chí Minh. Con người nơi đây rất
gần gũi, chân thật và dễ thương. Tính cách thành thật, giọng nói dễ nghe, khơng có tình
trạng chèo kéo, hét giá trên trời với khách du lịch chính là những điểm làm cho khách du
lịch yêu mến của vùng đất này. Một nét đặc trưng nữa của con người nơi đây là lối sống
phóng khống, có phần “ăn chơi”, khá khác biệt so với các vùng miền khác.
Điểm yếu:
Quản lý du lịch chưa tốt; các dịch vụ du lịch chưa phong phú. Dân số q đơng, dân
nhập cư chiếm tỷ lệ lớn, khó quản lý. Cịn nhiều thơng tin và hình ảnh khơng đẹp trên các
phương tiện truyền thơng nước ngồi (an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, ...), làm
mất đi hình ảnh thân thiện về Tp.HCM, khiến khách nước ngồi e ngại khi chọn tour du lịch
Tp.HCM.
Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng (quá nhiều xe máy, hệ thống xử lý rác và chất
thải công nghiệp, y tế chưa tốt).
10



Còn nhiều tệ nạn xã hội (nạn cướp giật, ma tuý, mại dâm), gây cảm giác bất an cho
khách du lịch. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa cao.
Lợi thế cạnh tranh của Hà Nội so với đối thủ
So với hai thành phố trên, du lịch Hà Nội có những điểm đặc trưng để có thể cạnh
tranh tốt. Hà Nội là thành phố thủ đô của nước Việt Nam, là trái tim của đất nước. Nếu
như nhắc đến TP Hồ Chí Minh là nhắc tới một thành phố hiện đại, năng động; nhắc tới TP
Đà Nẵng là nhắc tới thành phố với những bãi biển quyến rũ thì nhắc tới Hà Nội là nhắc tới
thủ đô ngàn năm văn hiến. Hà Nội có sự giao thoa, kết hợp của cả nét truyền thống, văn
hóa, lịch sử với những nét hiện đại của thời kỳ đổi mới. Có thể nói khơng có thành phố nào
có thể phát triển theo hướng hiện đại hóa, theo kịp thời đại nhưng vẫn giữ được trong
mình những di tích, dấu ấn của lịch sử, của dịng chảy thời gian như Hà Nội. Có thể nói, Hà
Nội rất hiện đại nhưng cũng rất cổ kính, rất năng động nhưng cũng rất bình n, đó chính là
vẻ đẹp riêng mà chỉ có thành phố Hà Nội mới có được.

1.4 Các nhóm khách du lịch mục tiêu
1.4.1 Khách hàng mục tiêu:
Các địa điểm du lịch tại Hà Nội chủ yếu đón các nhóm nhỏ, các gia đình đi tham
quan bảo tàng, cơng viên, khu sinh thái và các điểm du lịch nghỉ dưỡng… Họ có nhu cầu tận
hưởng trải nghiệm du lịch cùng người thân. Khách hàng mục tiêu của du lịch hà Nội được
chia thành 2 nhóm:
+

Nhóm du khách nội địa

+

Nhóm du khách quốc tế

1.4.2 Nhân khẩu học:

Dựa vào độ tuổi để phân phân chia ra 3 đoạn thị trường khác nhau:
+

Độ tuổi từ 5-18 tuổi thường là các học sinh tham quan các khu di tích thắng
cảnh theo tour của nhà trường, Đi du lịch theo các nhóm nhỏ cùng bạn bè,
người thân.

+

Độ tuổi từ 18-55 tuổi, thu nhập trung bình- khá, thường tham gia du lịch theo
dạng tự phát, có sở thích tham quan, du lịch nhiều địa điểm, muốn tìm hiểu
và thăm thú Hà Nội.

+

Độ tuổi từ 55 trở lên, nhóm này thường là những người trong độ tuổi nghỉ
hưu, họ mong muốn được đi thăm thú các di tích lịch sử, đền chùa.

1.4.3 Tâm lý/ phong cách sống:
Thích tìm hiểu lịch sử- văn hóa, thiên nhiên: Những du khách muốn trải nghiệm
phong cách sống mới trong các sự kiện và nền văn hóa thường thích những chuyến đi hào
hứng và mạo hiểm, những nơi n bình và khơng đơng đúc, tạo sự riêng tư, học hỏi và trải
11


nghiệm thiên nhiên, tận hưởng chuyến đi. Đặc biệt cần chú trọng giới thiệu cho du khách
có thể tham gia tìm hiểu, tự tay làm các sản phẩm làng nghề truyền thống, tìm hiểu những
điểm lịch sử tại địa phương tạo cho du khách.
Thích ẩm thực, mua sắm và khám phá: Đối tượng khách này thích đi du lịch với bạn
bè hoặc công ty kết hợp các hoạt động mua sắm và khám phá nền ẩm thực của điểm đến.

Họ sẽ quan tâm hơn đến thông tin về những nét đặc sắc trong ẩm thực du lịch, các địa
điểm vui chơi giải trí kết hợp mua sắm sản phẩm du lịch : làng nghề thủ công, sản phẩm
yến sào, trầm hương, các sản phẩm mang tính địa phương, lưu niệm….
Thích đi với gia đình, tham gia lễ hội, hoạt động: Du khách thích đi du lịch với gia
đình kết hợp nghỉ dưỡng và các chương trình du lịch – lễ hội kết hợp trong chuyến thăm
quan của du khách, những địa điểm có nhiều hoạt động cho trẻ em.
1.4.4 Hành vi:
Nhóm du khách là trẻ em và thiếu niên: Trẻ em thường nghịch ngợm, hiếu động và
thích cái mới lạ. Đơi khi các em cịn ham chơi và khơng nghe lời dẫn đến vi phạm những
quy định của địa điểm du lịch.
Nhóm du khách thành niên: Giới trẻ ngày nay có lối sống hiện đại và suy nghĩ
thống hơn. Họ thoải mái trong giao tiếp, dễ kết giao và dễ làm hài lòng nên rất dễ phục
vụ. Họ là những người trẻ năng động, có sức khỏe nên sẽ đi được nhiều nơi, thích khám
phá những điều mới mẻ. Giới trẻ thường thích những nơi náo nhiệt, đơng vui. Ngày nay
những người trẻ cịn có sở thích chụp ảnh nên có thể nắm bắt theo xu hướng để trang trí
hay tạo những dịch vụ độc đáo để thu hút họ.
Nhóm du khách trung niên: Khách du lịch trung niên thường đi chơi với tâm lý thoải
mái. Bởi độ tuổi của họ là những người đã từng trải, có sự nghiệp, có gia đình, con cái. Họ
có thể để con cái ở nhà để có thời gian đi du lịch riêng với nhau mà không phải vướng bận
việc chăm lo cho chúng. Tâm lý khách du lịch trung niên thường không bó buộc là phải đi
vào ngày lễ hay các dịp nghỉ hè của con cái. Họ có thể đi vào bất cứ thời điểm nào. Và tùy
mức thu nhập họ có thể sử dụng các dịch vụ để được tận hưởng những trải nghiệm tốt
nhất. Với khách du lịch là trung niên thì họ cũng khơng q khắt khe vì họ đi du lịch để giải
tỏa áp lực công việc nên muốn thật thoải mái. Hoặc họ chỉ đơn giản là đi nghỉ dưỡng, gắn
kết tình cảm vợ chồng, anh em, bạn bè. Với những khách du lịch độ tuổi này thì cần hướng
đến sự tiện nghi, dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng đồ ăn tốt….
Nhóm khách du lịch là người cao tuổi: Với những người cao tuổi, mục đích đi du
lịch của họ là nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già. Vì thế họ muốn một khơng gian n tĩnh, thư
thái, khơng thích những nơi đơng người và ồn ào. Người cao tuổi khơng cầu kỳ về hình
thức, mà họ đánh giá cao hơn về chất lượng và thái độ phục vụ. Khi phục vụ những vị

khách này nên nhỏ nhẹ, giao tiếp lịch sự để nắm bắt được mong muốn của họ. Đặc biệt là
cần tập trung vào những dịch vụ tốt cho sức khỏe của người già, đảm bảo an tồn và thuận
tiện khi di chuyển. Ln ln có sẵn các trang thiết bị y tế cũng như kỹ năng sơ cứu trong
các trường hợp khẩn cấp là điều cần thiết.

12


1.5 Phân tích SWOT của du lịch Hà Nội
1.5.1 Điểm mạnh
Hà Nội có vị trí địa lý đẹp, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và là
đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Hà Nội đóng vai trị rất lớn trong du lịch cả
nước nói chung và du lịch Bắc Bộ nói riêng. Với lợi thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, khách
du lịch nội địa đến Hà Nội ở vị trí hàng đầu cả nước. Hà Nội còn là trung tâm tiếp nhận và
phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng, miền khác trên lãnh thổ
Việt Nam cũng như tới các nước trong khu vực. Là Thủ đơ nằm ở vị trí trung tâm của miền
Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao
gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.
Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến
liên vận sang Bắc Kinh ( Trung Quốc), đi nhiều nước châu Âu. Khách du lịch quốc tế đến Thủ
đơ với nhiều mục đích, trong đó với mục đích du lịch chiếm khoảng 70%, khách cơng vụ,
thương mại, hội nghị hội thảo, thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ chiếm tương ứng
15,9; 4,0 và 2,9%; thăm thân 5,1%. Khách du lịch lựa chọn Hà Nội là điểm đến trong chuyến
đi của mình chủ yếu là do các giá trị văn hóa, lịch sử, yếu tố tài ngun tự nhiên. Ngồi ra
cịn các yếu tố Hà Nội là điểm đến an toàn, sự hiếu khách của người dân, giá cả hợp lý và
cơ hội mua sắm. Khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng, lượng khách hàng năm tăng
trung bình từ 18-20%. Năm 2014, Hà Nội đón 3.010.000 lượt khách; năm 2015 là 3.263.743
lượt khách; năm 2016 là 4.020.306 lượt khách, năm 2019, lượng khách quốc tế đến với Hà
Nội đã là hơn 7 triệu lượt.
Hà Nội cũng là một trong những địa điểm mua sắm sầm uất nhất, đặc biệt là khu

phố cổ. Những con đường tuy nhỏ hẹp nhưng lại san sát các quầy bán. Vài năm trở lại đây,
Hà Nội luôn được trang Travel and Leisure (Mỹ) và Smart Travel Asia (HKG) tổ chức bình
chọn và đạt danh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất châu Á.
Thủ đô cũng nổi tiếng với truyền thống ẩm thực, có nhiều món ngon như phở cuốn,
chả cá Lã Vọng, bún thang, cốm, bánh cuốn, .. Ngày nay, Hà Nội còn được biết đến nhiều
hơn qua các món ăn thức uống như cà phê trứng, cà phê dừa,...do đó thu hút rất nhiều du
khách.
Trong lịch sử phát triển lâu đời, Hà Nội sở hữu rất nhiều tài ngun di tích như
Hồng Thành Thăng Long, khu phố cổ, văn Miếu- Quốc Tử Giám, những làng nghề truyền
thống cùng các cảnh quan như hồ Tây, hồ Hồn Kiếm,.. Chính vì vậy, Hà Nội thu hút khách
du lịch bằng chính vẻ đẹp trầm mặc, thanh lịch.
Bên cạnh đó, cơng tác quản lý hoạt động du lịch được tăng cường; quy hoạch và đầu
tư phát triển sản phẩm du lịch được chú trọng; hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến
du lịch được mở rộng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch Hà Nội được từng bước bổ
sung, nâng cao chất lượng phục vụ.

13


1.5.2 Điểm yếu
Vốn là khu vực trung chuyển khách du lịch hàng đầu cả nước. Tuy nhiên, dịch Covid
đã khiến cho du lịch Hà Nội phơi bày ra những mặt yếu kém. Khi dịch Covid đến thị trường
khách quốc tế giảm sâu và gần như biến mất thì khách hàng nội địa trở thành ưu tiên.
Du lịch Hà Nội cũng chưa có sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn, chưa giữ chân được
du khách, thiếu sự kiện quy mô hấp dẫn, cơ sở mua sắm sản vật, vui chơi giải trí,... Hà Nội
là đầu mối giao thơng quan trọng, phân phối khách du lịch. Tuy nhiên, khách chỉ dừng chân
ngày đầu và cuối tour, còn chi tiêu nhiều hơn ở các địa điểm tham quan khác tại Bắc Bộ
như là Lào Cai, Quảng Ninh,...
Báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội cũng thừa nhận những hạn chế hiện tại của du lịch
Thủ đô, như hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được tốc độ tăng

trưởng và nhu cầu đa dạng của du khách. Các doanh nghiệp lữ hành quy mơ cịn nhỏ, thiếu
doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao để dẫn dắt thị trưởng. Nhiều đề án, dự án phát triển
du lịch như quy hoạch làng dệt lụa Vạn Phúc, làng gốm sứ Bát Tràng, cơng viên Hồng
Thành Thăng Long... cịn triển khai chậm.
Khai thác tài nguyên du lịch chưa gắn liền với việc bảo vệ và phục hồi .ý thức của
khách du lịch, của người kinh doanh du lịch còn chưa cao. tình trạng bắt chẹt, lừa đảo,
trộm cắp tài sản... đối với du khách trong và ngoài nước. Một số cá nhân, doanh nghiệp vì
lợi ích trước mắt, làm ăn theo kiểu "chụp giựt", coi lễ hội, coi những kỳ nghỉ dài ngày là cơ
hội để "chặt chém". Trong mỗi dịp nghỉ lễ, du khách cũng phải trả gấp đôi, thậm chí gấp ba
lần giá niêm yết để có một phịng nghỉ; giá các món ăn cũng bị tính tăng gấp nhiều lần; rồi
sau mỗi dịp nghỉ lễ, thì hiện tượng nhồi nhét gấp đôi, gấp ba, ép bán khách dọc đường, vẫn
là chuyện... "thường ngày ở huyện". Thậm chí cả những người bán hàng rong, trẻ đánh
giày... cũng có những mánh khóe để "bắt chẹt" du khách. Những nhà quản lý ngành du lịch
hoặc lãnh đạo các địa phương xin hãy đừng tự nhủ rằng đó những biểu hiện ấy là những
"hạt sạn", hay "con sâu bỏ rầu nồi canh". Chúng ta có thể đếm được số lượt khách quốc tế
đến Việt Nam, nhưng điều chúng ta chưa thực sự quan tâm và chưa làm đó là đo độ hài
lòng của khách đến với Việt Nam như thế nào.Con số trên 80% du khách nước ngồi khơng
quay trở lại Việt Nam khiến bất kỳ người dân nào đều phải suy nghĩ, trăn trở.
Việc phá hoại tài nguyên du lịch như vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh, ảnh hưởng tới
cảnh quan còn khá phổ biến tại các khu du lịch. Một số người dân kém ý thức vẫn còn xả
rác bừa bãi ở những điểm du lịch, gây mất thiện cảm với du khách. Chưa kể, một số trường
hợp người dân còn tự ý khai thác tại vùng quy hoạch phát triển du lịch làm phá vỡ cảnh
quan và môi trường. Đặc biệt là việc tổ chức thu gom chưa có đầu tư sâu, khơng tập trung
thống nhất đã khiến cho vấn đề rác thải trong du lịch trở thành nỗi sợ trầm kha đối với mọi
người trong xã hội. Dịch Covid đã gây ra suy thoái trầm trọng đối với ngành du lịch, tuy
nhiên việc ngưng trệ du lịch thời gian qua cũng là thời gian “vàng” để ngành phân tích, tìm
ra những hạn chế, đưa ra các giải pháp khắc phục và tăng tốc khi dịch Covid-19 được kiểm
soát.

14



Chất lượng nguồn lao động còn chưa cao, đặc biệt là phẩm chất người lao động du
lịch thiếu tác phong cơng nghiệp, tính kỷ luật, tính hợp tác cịn thấp. Ví dụ như chèo kéo
khách du lịch mua hàng, nâng giá thành, bán hàng hóa chất lượng thấp…
1.5.3 Cơ hội
Dịch Covid-19 xảy ra cũng là một cơ hội để du lịch Hà Nội “thay máu”. Để có thể nhìn
rõ hơn điểm mạnh và điểm yếu bộc lộ, nhanh chóng chuyển đổi để phục hồi. Ngồi du lịch
văn hóa, làng nghề, Hà Nội có thể đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, du
lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện), du lịch sinh thái,
cộng đồng… Và sắp tới đây chúng ta không thể bỏ qua Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần
thứ 31 (SEA Games 31).
Hội nhập kinh tế cũng là cơ hội lớn cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội
nói riêng. Sự cạnh tranh trong hội nhập là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực du lịch vươn lên tự khẳng định và hồn thiện mình, phải có ý thức nâng cao hơn
nữa chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu trong
nước và quốc tế.
Sự phát triển của công nghệ theo từng thời kỳ kéo theo sự thay đổi trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Lĩnh vực du lịch khơng nằm ngồi xu hướng đó. Du lịch 4.0 ra
đời cùng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đó là khi các ứng dụng kỹ thuật số, trí tuệ
nhân tạo, internet vạn vật, công nghệ thực tế ảo, dữ liệu lớn…được ứng dụng vào ngành
công nghiệp du lịch. Tất cả những công nghệ hiện đại nhất sẽ tạo động lực đổi mới ngành
du lịch và cả các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà quản lý và khách du lịch đều được
hưởng lợi. Công nghệ 4.0 góp phần thơi thúc nhu cầu du lịch của đơng đảo người dân
thông qua những thông tin hấp dẫn về điểm du lịch mà họ tiếp cận được qua môi trường
internet. Du khách có thể chủ động tiếp cận mọi vấn đề liên quan đến du lịch bằng máy
tính, máy tính bảng hay điện thoại thơng minh của mình. Đối với các nhà quản lý, việc số
hóa cơ sở dữ liệu du lịch như tài nguyên du lịch; hệ thống các nhà hàng, khách sạn; hệ
thống giao thông… của mỗi địa phương sẽ giúp họ quản lý hoạt động du lịch một cách dễ
dàng, thuận tiện hơn rất nhiều. Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, du lịch 4.0 giúp

họ mở rộng thị trường du lịch nhờ Internet kết nối vạn vật giúp xóa nhịa mọi giới hạn về
khơng gian và thời gian. Các chi phí quảng bá và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng
giảm đi đáng kể giúp họ tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, họ bán các dịch vụ
du lịch cho mọi đối tượng với ít chi phí ít nhất, thời gian tiết kiệm nhất và doanh thu cao
nhất.
1.5.4 Thách thức
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là một cơ hội và cũng là một thách thức lớn. Văn học
nghệ thuật nói chung, văn hóa, văn nghệ dân gian nói riêng đang đối mặt với những tác
động vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là nguy cơ mai một văn hóa dân tộc, xuống cấp đạo đức
và các giá trị nhân bản của cha ông để lại. Nhiều dân tộc đã khơng cịn chữ viết, tiếng nói,
trang phục…
Đại dịch Covid cũng đã gây ra tổn thất nặng nề cho ngành du lịch, nhất là về vấn đề
nguồn nhân lực. Theo Hội đồng Lữ hành thế giới (WTTC), chỉ trong hai năm 2020-2021, đại
15


dịch đã làm mất đi 62 trên tổng số 334 triệu việc làm trong ngành du lịch. Do ảnh hưởng
của đại dịch COVID-19, nhân lực du lịch bị thất thoát rất nhiều, chừng 1/3 lao động chuyển
sang lĩnh vực khác. Thiếu nguồn nhân lực sẽ tạo ra "lỗ hổng" lớn trong ngành du lịch nhất
là trong thời điểm khi các hoạt động du lịch đang trở lại trong điều kiện bình thường mới.
Do đó, đào tạo, nhất là đào tạo nghề trở nên cấp bách, trong đó có việc đào tạo nhân lực
chất lượng cao.
Lý do cần thực hiện chương trình marketing tích hợp cho du lịch Hà Nội:
Từ việc phân tích các yếu tố bên trong, bên ngồi ảnh hưởng tới du lịch Hà Nội.
Chúng ta cần có một chương trình truyền thơng mạnh mẽ, đồng bộ thúc đẩy nhu cầu tìm
hiểu Hà Nội. Đặc biệt là trong bối cảnh các thành phố, quốc gia khác trong khu vực đang
đẩy mạnh truyền thơng và kích cầu du lịch, Hà Nội cũng cần có những biện pháp để thúc
đẩy du lịch ở thành phố mình.
Sau 2 năm tê liệt vì đại dịch, giờ đây du lịch được mở cửa trở lại và nhu cầu về du
lịch cũng tăng rất cao. Tận dụng cơ hội này, TP Hà Nội muốn thúc đẩy du lịch, tăng cường

thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước (trọng tâm là khách hàng nội địa) chính vì vậy
cần thực hiện chương trình MKT tích hợp để thúc đẩy du lịch Hà Nội.

Phần II: Xây dựng kế hoạch Marketing cho du lịch Hà Nội
2.1 Thực trạng marketing du lịch Hà Nội hiện nay
2.1.1. Thực trạng về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch của Hà Nội rất đa dạng phong phú, đặc điểm nổi bật nhất khi nhắc
tới du lịch Hà Nội là thành phố vì hịa bình, là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, là
các di tích lịch sử văn hóa. Có thể chia sản phẩm du lịch Hà Nội ra thành các nhóm:
-

Du lịch thiên nhiên danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử: Hồ Gươm,..

-

Du lịch tìm hiểu về lịch sử, bảo tàng : bảo tàng lịch sử, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo
tàng dân tộc học Việt Nam, bảo tàng mỹ thuật, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Văn
Miếu quốc tử giám ,..

-

Du lịch nghỉ dưỡng: Ao Vua, Vườn quốc gia Ba Vì, Suối Hai…

-

Du lịch lễ hội, làng nghề truyền thống: gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, vải Ninh
Hiệp,..

-


Du lịch trải nghiệm ẩm thực: các nhà hàng, quán ăn, ẩm thực đường phố…

-

Du lịch mua sắm: Royal City, Aeon Mall…

Các điểm đến du lịch của Hà Nội rất nhiều và phong phú, tuy trong quá khứ đã có
nhiều di tích bị xuống cấp nhưng sau đó đã được tu sửa lại và hiện tại các điểm đến Hà Nội
đều thu hút đông đảo khách du lịch nội địa và nước ngoài.
16


Hà Nội có hệ thống khách sạn đa dạng với các phân khúc từ bình dân tới cao cấp. Du
khách có thể sử dụng các khách sạn đẳng cấp quốc tế như Intercontinental, Sheraton,
Vinpearl,... hay các khách sạn tầm trung hay tại các homestay. Nhìn chung chất lượng cho
dịch vụ lưu trú của Hà Nội khá tốt và nhiều lựa chọn cho khách du lịch.
Dịch vụ ăn uống, ẩm thực được đánh giá là điều cuốn hút ở Hà Nội. Tới Hà Nội, du khách có
thể thỏa sức khám phá ẩm thực đường phố với các món ăn nổi tiếng đã từng được lên
sóng CNN, BBC như phở, bún chả, spring roll,.. Ẩm thực chắc chắn là điều mà du khách
không thể bỏ lỡ khi tới Hà Nội.
Nhận xét về sản phẩm du lịch của Hà Nội:
Về điểm đến du lịch: Điểm đến đa dạng và phong phú. Tuy nhiên điểm đến q quen
thuộc và khơng có sự đổi mới. Thường khi khách du lịch đi tour Hà Nội thì sẽ được trải
nghiệm các điểm đến như Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác… và những điểm
đến này quá quen thuộc nên khách du lịch sẽ không muốn quay trở lại Hà Nội chỉ để thăm
thú những địa điểm này.
Các hoạt động trải nghiệm như tham quan làng nghề truyền thống, tham gia lễ hội
được tổ chức nhưng với quy mô nhỏ lẻ chưa tạo nên điểm nhấn đối với du khách. Các lễ
hội này hiện tại vẫn chỉ phục vụ khách nội đia chứ chưa tập trung quảng bá tới đối tượng
du khách quốc tế.

Con người Hà Nội: từ xưa vẫn được nhận xét là văn minh thanh lịch, tuy nhiên với
q trình đơ thị hóa và việc dân cư của các tỉnh thành vào Hà Nội để phát triển sự nghiệp
đã làm cho văn hóa Hà Nội trở nên phong phú và đa dạng hơn, mất dần đi nét vốn có của
Hà Nội. Có nhiều hành động đáng bị chỉ trích như hiện tượng chèo kéo khách du lịch, chém
giá tăng lên hàng chục lần và hiện tượng bún mắng cháo chửi, những hành động này làm
xấu đi hình ảnh của con người Hà Nội và thành phố Hà Nội trong con mắt của bạn bè quốc
tế.
Ẩm thực Hà Nội nổi tiếng là ngon nhưng việc đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm
vẫn cịn chưa tốt. Nhiều nhà hàng, gánh hàng rong vẫn sử dụng nguyên liệu, thực phẩm
chưa hợp vệ sinh, khâu chế biến cũng như vệ sinh dụng cụ ăn uống cũng chưa được đảm
bảo.
Dịch vụ đi kèm: Đi lại tại Hà Nội dễ dàng, du khách có thể đi taxi, xe ơm, xe bus, xích
lơ… giá cả từ rẻ đến cao. Hiện nay với sự hỗ trợ của các app công nghệ, Hà Nội đã khơng
cịn xảy ra tình trạng chém giá vận chuyển, chém giá cước taxi như trước, du khách có nhu
cầu đi lại chỉ cần đặt xe trên app, sau đó có thể biết tên tuổi tài xế, biển số xe, giá cước… Hệ
thống khách sạn lưu trú dày đặc, đa dạng lựa chọn cho du khách. Tuy nhiên các khách sạn
ở Việt nam cịn chưa được chuẩn hóa về thiết kế phịng cũng như quy trình phục vụ, hơn
nữa chủ yếu là các khách sạn dưới 3 sao và cần cải thiện nhiều
2.1.2. Thực trạng về giá
So với các nước trong khu vực Đơng Nam Á thì giá cả ở Hà Nội khá cao, nhất là chi
phí thuê khách sạn và ăn uống. Đối với các khách sạn cao cấp, giá mỗi đêm khoảng từ 2
triệu đến 10 triệu đồng. Các khách sạn bình dân giá từ 300-1 triệu đồng cho một đêm. Các
17


món ăn như phở, bún chả giá dao động từ 50- 80 nghìn đồng một suất ăn. Giá cả mua sắm
quần áo hay đồ lưu niệm ở Hà Nội cũng khá cao. So với Bawngkok giá cả của Hà Nội là cao
hơn nhưng không đáng kể.
Việc quản lý giá vẫn chưa được thực hiện tốt, tình trạng nâng giá bừa bãi đối với
khách du lịch vẫn xảy ra bừa bài và phổ biến tới mức nó trở thành một “đặc điểm” khi mua

sắm tại Việt Nam. Thậm chí nhiều du khách còn học thê được kĩ năng “mặc cả” sau một
thời gian bị mua “hớ” sản phẩm với giá trên trời.
Các vụ việc chặt chém khách du lịch vẫn xảy ra nhiều và ảnh hưởng tới ấn tượng của
du khách cũng như làm cho du khách có tâm lý e ngại khi trở lại Hà Nội lần thứ 2. Đại diện
tổng cục du lịch Việt Nam từng thừa nhận, mọi nỗ lực quảng bá đều sẽ thành vô nghĩa nếu
những hình ảnh chặt chém du khách vẫn diễn ra hàng ngày.
2.1.3 Thực trạng về xúc tiến, quảng cáo
Hiện nay Hà Nội đang loay hoay trong việc thực hiện các công tác xúc tiến để đạt
hiệu quả cao. Thực tế ngân sách chi cho xúc tiến du lịch tại Hà Nội tính tới năm 2019 vẫn ở
con số hết sức khiêm tốn xấp xỉ 1$/ 1 khách du lịch, trong khi đó của thành phố Hồ Chí
Minh là 2,5$/1 khách,Thái Lan khoảng 10$/khách, Singapore 16$/1 khách, Malaysiia 20$/
khách. Lãnh đạo Hà Nội cho rằng thành phố sẵn sàng chi mạnh tay hơn cho quảng bá phát
triển du lịch tuy nhiên chưa tìm được hướng đi thực sự hiệu quả. Theo tổng cục du lịch từ
đầu 2020 bộ phận xúc tiến du lịch Hà Nội sẽ chính thức chuyển sang ủy ban nhân dân
thành phố quản lý thay vì sở văn hóa thể thao và du lịch quản lý như trước.
Quan hệ cơng chúng/ Tun truyền: Bộ Du lịch đã có những hành động cụ thể trong
công tác quan hệ công chúng khi thực hiện “Bản tin du lich” xuất bản 4 kỳ/năm, xây dựng
Ebook Du lịch, duy trì quầy thơng tin du lịch ở nhà ga t1 sân bay Nội Bài, nghiên cứu xây
dựng thêm nhiều quầy thông tin du lịch trong nội đô để giới thiệu và quảng bá du lịch Hà
Nội…
Marketing trên Internet, mạng xã hội, website: Hiện tại Bộ VHTT và DL vẫn chưa tận
dụng được triệt để được sức mạnh của Internet trong việc quảng bá hình ảnh của du lịch
Hà Nội với khách du lịch nội địa và bạn bè quốc tế. Mặc dù đã có 1 website chính thức của
bộ du lịch tuy nhiên website này chỉ dừng ở mức đăng các thông báo của bộ VHTTDL, giao
diện cịn kém thu hút và chưa có nhiều nội dung thúc đẩy du lịch. Các công cụ hữu hiệu
như mạng xã hội vẫn còn chưa được khai thác hết tiềm năng, các hoạt động quảng bá trên
mạng xã hội được thực hiện nhỏ lẻ, mang tính tự phát, khơng có trọng tâm và vì thế chưa
tiếp cận tốt đến khách hàng mục tiêu, chưa đạt hiệu quả cao.
Xúc tiến du lịch qua các hội trợ triển lãm: Hoạt động xúc tiến thương mại để kích
cầu du lịch được thực hiện chủ yếu là hội trợ triển lãm du lịch. Các triển lãm được diễn ra

sôi nổi tại khắp các tỉnh thành trên cả nước và ở thị trường quốc tế. Vào ngày 4/4/2022 vừa
qua, hội chợ du lịch quốc tế VITM đã được tổ chức thành công tại Hà Nội với sự tham gia
của 500 doanh nghiệp đến từ 6 quốc gia và 52 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Hội chợ VITM
Hà Nội 2022 là một trong các hoạt động đầu tiên, đánh dấu thời điểm bắt đầu phục hồi và
phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Cùng với đó là các hội chợ được tổ chức tại Tokyo,

18


Bắc Kinh với sự tham gia của đoàn du lịch Hà Nội. Đây chính là những cơ hội để quảng bá
rộng rãi sản phẩm du lịch Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Quảng cáo: hoạt động quảng cáo được thực hiện hết sức mờ nhạt và hầu như chưa
có sự tập trung, chưa có hiệu quả.
2.1.4. Thực trạng về phân phối
Khách du lịch tới Hà Nội có thể đi theo dạng du lịch tự túc hoặc đi theo tour của các
doanh nghiệp du lịch lữ hành. Tuy nhiên hình thức được khách du lịch lựa chọn nhiều hơn
là du lịch tự túc vì hiện nay khách hàng có xu hướng tìm hiểu kĩ càng về điểm đến từ trước
thơng qua các bài báo, qua các bài chia sẻ trên hội nhóm ở FB, Instagram hay các video
review của những người đã từng đến Hà Nội.
2.2 Các yếu tố chi phối tới kế hoạch Marketing cho du lịch Hà Nội
2.2.1 Quy định của chính phủ:
Sau khi kết thúc dịch bệnh Covid, chính phủ có chủ trương thúc đẩy phát triển du
lịch, đưa du lịch trở về trạng thái bình thường sau thời gian dài tê liệt vì dịch bệnh, đặt du
lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn cho Hà Nội. Gần như toàn bộ các địa danh du lịch đều đã
được mở cửa trở lại và chào đón khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế.
Văn phịng Chính phủ vừa có Thơng báo số 43/TB-VPCP ngày 16/2/2022 kết luận của
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp bàn về phương án mở cửa lại hoạt động du lịch.
Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý với đề xuất của Bộ VHTT&DL và ý kiến các
bộ, cơ quan tại cuộc họp về thời gian mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình
thường mới theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về "thích

ứng linh hoạt, an tồn, kiểm sốt hiệu quả dịch bệnh COVID-19" từ ngày 15/3.
"Tới đây, các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố sẽ được mở đồng loạt để đón
khách. Việc cần làm lúc này là các đơn vị, doanh nghiệp phải chuẩn bị các điều kiện, kế
hoạch để sẵn sàng đón khách, trước mắt là khách nội địa, tiến tới đón khách quốc tế. Cùng
với đó là yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch theo
hướng dẫn của Bộ Y tế để kiểm sốt tốt dịch bệnh. Để khơi phục hoạt động du lịch, bảo
đảm an toàn cho cộng đồng, du khách, Sở tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các
công ty, cơ sở hoạt động du lịch", bà Đặng Hương Giang nói.
"Trước mắt, Sở Du lịch Hà Nội sẽ đẩy mạnh quảng bá trên các phương tiện truyền
thông để thu hút khách; đôn đốc các đơn vị nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm
đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề; triển khai các hoạt động, sự kiện, lễ hội
chuyên nghiệp mang đậm bản sắc văn hóa Thủ đơ, hướng đến hội nhập quốc tế", bà Đặng
Hương Giang cho biết.
Có thể nói sự quan tâm và hỗ trợ rất lớn từ chính phủ và các ban ngành chính là yếu
tố thúc đẩy việc lập kế hoạch Marketing cho du lịch Hà Nội cần phải tiến hành khẩn trương
và toàn diện hơn.

19


2.2.2. Đối thủ cạnh tranh:
a. Thành phố Đà Nẵng:
Thành phố Đà Nẵng là thành phố biển, đặc điểm nổi bật của Đà nẵng là những bãi
biển đẹp mê hồn, trong đó phải kể đến bãi biển Mỹ Khê, nằm trong top 30 bãi tắm quyến
rũ nhất hành tinh, ngoài ra cịn có các địa danh khác như bãi biển Non Nước, khu di tích
Mỹ Sơn, cầu Vàng…Khơng chỉ nổi tiếng bởi nhiều địa danh du lịch hút khách, Đà Nẵng cịn
nổi tiếng vì con người nơi đây rất gần gũi, dễ thương, chân thật, đáng mến. Khách du lịch
tới đây đều cảm nhận được sự thân thiện và hiếu khách của thành phố du lịch, thành phố
đáng sống này.
Sau đại dịch, Đà Nẵng cũng có nhiều hoạt động marketing để thúc đẩy du lịch. Với

phương châm chủ động, linh hoạt, thích ứng để phát triển du lịch, lồng ghép những yếu tố
đảm bảo an toàn sau dịch Covid vào với các hoạt động xúc tiến du lịch, du lịch Đà Nẵng
cùng phục hồi rất tốt sau đại dịch.
Du lịch Đà Nẵng đã tổ chức một số lễ hội sự kiện đặc sắc và chương trình kích cầu
du lịch để thu hút khách như dự kiến tổ chức Lễ hội Tuyệt vời Đà Nẵng,phối hợp Sở Văn
hóa và Thể thao tổ chức Lễ hội ánh sáng,cùng các chương trình kích cầu du lịch,liên kết các
hoạt động của chương trình năm du lịch Quảng Nam. Ngành du lịch Đà Nẵng sẽ thực hiện
một số nội dung thi điểm và chuẩn bị sản phẩm du lịch mới để thu hút khách như các sản
phẩm du lịch đô thị gắn với kinh tế đêm; các sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp;
sản phẩm du lịch đường thủy; sản phẩm du lịch vui chơi giải trí,mua sắm,hội nghị hội
thảo(MICE). Cùng với đó là các hoạt động xúc tiến,quảng bá điểm đến liên kết hợp tác du
lịch trong và ngoài nước để phát triển du lịch;thực hiện ứng dụng công nghệ thông
tin,chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước và chuẩn bị nguồn nhân lực du lịch.
Tại buổi làm việc,đại diện các sở,ngành và các đơn vị liên quan của thành phố Đà
Nẵng đã có các trao đổi,kiến nghị đề xuất để cùng ngành du lịch thành phố chung tay sớm
phục hồi du lịch hiệu quả trong tình hình mới;đồng thời thực hiện các chỉ đạo của Chính
phủ,Thủ tướng Chính phủ về thích ứng an tồn,linh hoạt,kiểm sốt hiệu quả dịch COVID19,thực hiện mục tiêu kép.
b. Thành phố Hồ Chí Minh:
Tương tự như Đà Nẵng, TP HCM cũng có nhiều các biện pháp để kích cầu du lịch của
thành phố mình như đi tiên phong trong việc tổ chức Hội chợ du lịch trực tuyến trên nền
tảng 2D, 3D và cũng là lần đầu tiên sản phẩm du lịch được giao dịch trên sàn thương mại
điện tử trực tuyến. Ra mắt phiên bản mới của website quảng bá và xúc tiến du lịch TPHCM
- visithcmc.vn, App Du lịch cho phép người dùng có thể tương tác ảo và khám phá thơng tin
về các điểm du lịch.
Thúc đẩy kế hoạch liên kết, hợp tác phát triển du lịch TPHCM và các tỉnh, thành
nhằm tạo ra những gói sản phẩm du lịch liên vùng và tổ chức chiến dịch quảng bá xúc tiến
nhằm kích cầu du lịch trong và sau khi dịch Covid-19 được kiểm sốt phục vụ du khách.
Nhanh chóng số hóa, ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý nhà nước cũng như hoạt
động kinh doanh du lịch; tuyên truyền, quảng bá và trong công tác chỉ đạo, điều hành của
Sở Du lịch; tổ chức quảng bá thương hiệu du lịch “Vibrant Ho Chi Minh city” đến thị trường

20


khách nội địa và khách quốc tế. Tăng cường xúc tiến du lịch trong nước và tham gia các hội
chợ du lịch quốc tế qua việc ứng dụng công nghệ dưới hình thức trực tuyến, qua việc tổ
chức các hoạt động, sự kiện du lịch thường niên trên địa bàn Thành phố bảo đảm phù hợp
với tình hình dịch bệnh với nguyên tắc an toàn cho khách du lịch. Đối với xúc tiến nước
ngoài, kết hợp với các cơ quan/tổ chức quốc tế tại Việt Nam tổ chức các chương trình xúc
tiến và tham dự các hội chợ du lịch quốc tế trực tuyến,...
Tổng kết ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh: Có thể thấy Đà Nẵng và TP HCM đang
ráo riết thực hiện xúc tiến và đẩy mạnh du lịch, tận dụng thế mạnh là các điểm đến hấp
dẫn của mình. Nếu như Hà Nội khơng làm tốt cơng tác Marketing cho du lịch của mình thì
chắc chắn du lịch Hà Nội sẽ dễ dàng bị lu mờ trong tâm trí khách du lịch và ảnh hưởng
khơng nhỏ tới kinh tế của thành phố.
2.3 Phân tích q trình truyền thông
Người gửi thông điệp: Sở VH TT và DL Hà nội
Thông điệp:
“Hà Nội, vẻ đẹp thủ đô ngàn năm văn hiến”
Thơng điệp sẽ được mã hóa thành một thơng điệp thơng qua chữ viết, lời nói, âm thanh,
hình ảnh phù hợp.
Phương tiện truyền thơng:
-

Truyền thơng trên truyền hình: tivi

-

Truyền thơng qua người nổi tiếng: các ca sĩ, diễn viên, MC nổi tiếng, các KOLs…

-


Truyền thơng ngồi trời: banner, poster, sự kiện…

-

Truyền thông qua Internet: Social media, website…

Người nhận: cư dân ở các tỉnh thành trên khắp cả nước và khách du lịch quốc tế.
Giải mã thông điệp: Sau khi nhận được thông điệp, người nhận sẽ hiểu và lưu giữ thơng
điệp.
Phản ứng đáp lại: người nhận cảm thấy đồng tình với thông điệp về Hà Nội là một thành
phố thủ đơ ngàn năm văn hiến, có sự giao thoa giữa sự cổ điển và hiện đại, giữa bình yên
và năng động.
2.4 Ngân sách
Tổng ngân sách cho chiến dịch Marketing cho du lịch Hà Nội trong khoảng là 9,7 tỷ đồng
STT

Tên nội dung, hạng mục

1

Chi phí quảng cáo trên
truyền hình

Dự trù ngân sách
4.000.000.000

21

Ghi chú

Khoảng 40 spots quảng cáo
30s khung giờ C12, sau
chương trình Thể thao 24/7,
phát liên tiếp trong vịng 20


ngày.
2

Chi phí quảng cáo ngồi trời

2.000.000.000

Xe bt, xe taxi, xe đường
dài, billboard sân bay,...

3

Digital

2.000.000.000

4

Bài PR trên báo chí

600.000.000

5


Chi phí nghiên cứu, tìm hiểu
thị trường

200.000.000

6

Chi phí quay TVC

400.000.000

Bao gồm tất cả các chi phí
diễn viên, trang phục, đạo
diễn, nhân viên quay phim,
hậu kỳ,...

7

Quà tặng cho du khách

300.000.000

Áo thun, quạt cầm tay, móc
khóa, sổ tay, bút,...

8

Các chi phí khác

200.000.000


9

Tổng

9.700.000.000

2.5 Phát triển chương trình truyền thơng marketing tích hợp
2.5.1 Quảng cáo
a. Mục tiêu quảng cáo

Tăng độ tiếp cận đến với khách hàng mục tiêu, tăng tần suất xuất hiện các quảng cáo
về du lịch Hà Nội với các khách hàng mục tiêu. Từ đó tạo động lực thúc đẩy khách du lịch
chọn Hà Nội là điểm đến du lịch của mình. Qua đó thúc đẩy doanh thu cho ngành du lịch,
mục tiêu sau khi kết thúc chiến dịch MKT Thúc đẩy, lượng khách du lịch tăng 10% so với
trước khi xảy ra đại dịch, doanh thu tăng 20%, tăng số tiền một khách du lịch chi tiêu khi
đến Hà Nội lên từ 20% - 30%.
Xây dựng trong lịng du khách hình ảnh Hà Nội- thành phố vì hịa bình, thành phố
ngàn năm văn hiến, có bề dày lịch sử lâu đời. Con người Hà Nội thân thiện, hiếu khách.
b. Thông điệp, chiến lược quảng cáo:

Thông điệp:
“Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến”.
“Văn hiến” dịch theo từ điển tiếng việt có nghĩa là truyền thống tốt đẹp và lâu đời.
Thông điệp này mang ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của Hà Nội, vẻ đẹp bình n,
thơ mộng của thủ đơ- trái tim nước Việt Nam.

22



Có thể nói Thành phố Hà Nội có sự thu hút riêng biệt, không giống như Đà Nẵng là
thành phố biển hay TP Hồ Chí Minh là thành phố năng động hiện đại, nhắc tới Hà Nội là
nhắc tới thủ đơ ngàn năm văn hiến. Hà Nội có sự giao thoa, kết hợp của cả nét truyền
thống, văn hóa, lịch sử với những nét hiện đại của thời kỳ đổi mới. Có thể nói khơng có
thành phố nào có thể phát triển theo hướng hiện đại hóa, theo kịp thời đại nhưng vẫn giữ
được trong mình những di tích, dấu ấn của lịch sử, của dòng chảy thời gian hàng ngàn năm
như Hà Nội. Hà Nội rất hiện đại nhưng cũng rất cổ kính, rất năng động nhưng cũng rất bình
n, đó chính là vẻ đẹp riêng mà chỉ có thành phố Hà Nội mới có được.
Chiến lược quảng cáo: Sử dụng Viral video, báo điện tử, banner, poster.
c. Chiến thuật quảng cáo

Viral video:
Viral video được sản xuất với mục đích giới thiệu các cảnh đẹp, ẩm thực, văn hóa và
con người Hà Nội. Bằng cách lồng ghép vào đó là một mạch câu chuyện hấp dẫn, video sẽ
trở nên thú vị và hấp dẫn người xem.
Lý do lựa chọn viral video thay vì TVC: Viral video sẽ mang trong mình một câu
chuyện, mạch chuyện đó sẽ làm cho sự xuất hiện của các danh thắng Hà Nội và những nét
đẹp văn hóa Hà Nội hiện lên với nhiều cảm xúc và ấn tượng hơn với người xem. Viral video
có tính lan truyền mạnh mẽ đến nhiều người, mức độ phủ sóng rộng lớn lớn hơn TVC rất
nhiều thơng qua việc lướt web, chia sẻ và những dư luận xã hội. Trong khi đó, TVC quảng
cáo lại bị giới hạn về khung giờ hiển thị, kênh quảng bá nhất định, cho nên tính lan truyền
của nó khơng nhanh chóng bằng viral video. TVC truyền tải thông tin tới bạn – tức những
người xem nhưng công chúng lại chẳng thể làm gì được khi có sự chuyển đổi liên tục các
quảng cáo khác. Trong khi đó, viral được phát tán trên mạng, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm và
lật lại những gì bạn muốn xem, thời gian bạn phản ứng với một video cũng lâu dài hơn,
chính vì thế mà tính tương tác cao hơn. Trong viral video có những hình ảnh đẹp về du lịch
HN và có thể cắt ngắn thành TVC.
Những địa điểm sẽ xuất hiện trong video: Hồ Gươm, Lăng Bác, nhà thờ Lớn, Văn
Miếu Quốc Tử Giám, Nhà Hát Lớn,
Những món ăn sẽ xuất hiện trong video: phở Hà Nội, bún chả, xôi xéo, nem rán…

Video sau khi hoàn chỉnh sẽ được đăng trên các trang mạng xã hội như Facebook,
Tiktok, Instagram và trên báo điện tử như: báo Du lịch Việt Nam, báo Dân trí, VN Express,
Zing news, Sinh viên Việt Nam…
Quảng cáo ngoài trời: banner, poster
+

Banner, poster treo tại các cung đường đông đúc tại trung tâm thành phố

+

Poster trên các phương tiện công cộng

Báo điện tử: Đăng tải các bài viết về du lịch Hà Nội kèm với viral video, bài viết định
hình theo các hướng:
+

Cẩm nang du lịch Hà Nội
23


+

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hà nội

+

Những điểm đến khơng thể bỏ qua khi tới Hà Nội

+


Món ngon Hà Nội

+

Các sự kiện văn hóa được tổ chức tại Hà Nội

Các trang báo được sử dụng là báo Du lịch Việt Nam, báo Dân trí, VN Express, Zing
news, Sinh viên Việt Nam…
2.5.2 Quan hệ công chúng
a. Mục tiêu của quan hệ cơng chúng
Đưa hình ảnh du lịch Hà Nội đến với đông đảo người dân cả nước và các du khách
nước ngồi. Xây dựng hình ảnh Hà Nội là một thành phố thanh bình, con người văn minh
thanh lịch, ẩm thực đặc sắc.
b. Chiến lược: tổ chức sự kiện, tài trợ
c. Chiến thuật:
Tổ chức sự kiện, triển lãm: Hướng đến việc đưa hình ảnh du lịch Hà Nội đến với
đơng đảo công chúng, sở du lịch Hà Nội sẽ tổ chức các sự kiện triển lãm du lịch, hội chợ
như: giới thiệu đặc sản các vùng miền, triển lãm du lịch, các địa danh nổi tiếng của Hà Nội.
Triển lãm được tổ chức tại phố đi bộ Hà Nội. cung văn hóa hữu nghị Việt Xơ trong khoảng
thời gian từ 20-30/7/2022.
Mỗi vùng miền sẽ có một gian hàng riêng để trưng bày các sản vật đến từ tỉnh thành
của mình. Du khách có thể đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm tại các gian hàng. Sự
kiện được tổ chức sẽ thu hút đông đảo du khách trong nước tới và tham gia trải nghiệm.
Các gian hàng sẽ mở từ 8h sáng đến 17h chiều các ngày, tối ngày 23 và 24 sẽ diễn ra
đêm nhạc chào mừng với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng như Cẩm Ly, Đan Trường, Mỹ
Tâm hay cả các nghệ sĩ trẻ như Đức Phúc, Hòa Minzy…
Tài trợ: Sở du lịch Hà Nội sẽ tài trợ cho các sự kiện du lịch quốc tế như Tuần lễ du
lịch khu vực Đông Nam Á, hợp tác với UBND thành phố trong công tác đăng cai tổ chức thế
vận hội Đông Nam Á…


Phần 3: TVC
Thời lượng: 42 giây (Có thể cắt thành TVC 30s)

24


Nội dung video: Angela Trịnh là cô bé người Mỹ gốc Việt, cô sinh ra tại Hà Nội nhưng đến
năm 7 tuổi thì theo bố mẹ sang Mỹ định cư. Hiện tại ở tuổi 30 cô quay trở về Hà Nội vì
muốn tìm hiểu về nơi chơn rau cắt rốn của mình, để tìm lại cảm giác thời thơ ấu. Angela
Trịnh tình cờ gặp lại Thanh Thanh là cơ bạn thân thời ấu thơ, Thanh Thanh đã dẫn Angela đi
tìm hiểu tất cả mọi thứ về Hà Nội. Qua quá trình đó người xem sẽ cảm nhận được vẻ đẹp
bình yên của thành phố Hà Nội, của thành phố ngàn năm văn hiến.

STT

Số giây

Nội dung

Ghi chú

1

0-1,7

Thanh và Angela Trịnh trên chiếc xe máy

2

1,7-3


Món phở Hà Nội thơm nức đầy ắp

3

3-4,3

Cổng vào Văn Miếu Quốc Tử Giám

4

4,3-5,5

Món bún ốc

5

5,5-6,8

Angela Trịnh cúi lạy thắp hương trong
Văn Miếu

6

6,8- 8

Món xơi gấc và xơi xéo

7


8-9,3

Nhà Thờ Lớn

8

9,3-10,5

9

10,5-11,5 Món bún chả

10

11,5- 12,9 Lại cùng nhau trên xe máy đi khắp Hà
Nội

11

12,9- 14,1 Chàu Trấn Quốc

12

14,1- 15,5 Đến Lăng Bác đúng ngày sinh nhật Bác

13

15,5- 16,9 Lại trên xe máy rong ruổi khắp Hà Nội

14


16,9- 18,1 Các em nhỏ chụp ảnh tại Văn Miếu

Đi qua Ga Hà Nội.

25


×