Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Chương 1 Giới thiệu về phân tích báo cáo tài chính Giáo trình bài tập phân tích báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 25 trang )

TS. Phan Hồng Hải (chủ biên)
GS. TS. Nguyễn Văn Công
TS. Nguyễn Ngọc Khánh Dung
ThS. Nguyễn Băng Trinh

Giáo trình

BÀI TẬP PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH


TS. PHAN HỒNG HẢI (chủ biên)
GS. TS. NGUYỄN VĂN CỒNG - TS. NGUYỄN NGỌC KHÁNH DUNG
ThS. NGUYỀN BĂNG TRINH

Giáo trình

BAI TẬP PHAN TICH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHĨ HỒ CHÍ MINH
Năm 2022


LỜI NÓI ĐÀU
Nhẳm cung cấp tài liệu phục vụ cho học phần “Phân tích Báo cáo tài chính ”, song
song với việc biên soạn giáo trĩnh “Phân tích Báo cáo tài chính”, Khoa Kế tốn - Kiếm
tốn, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chỉ Minh chủng tôi tổ chức biên soạn
giảo trình “Bài tập Phân tích Báo cảo tài chính ”. Giáo trình là sự cụ thê hoả những nội
dung lý thuyết của học phần, giúp cho người học vận dụng được những kiến thức đã tích luỹ
vào phân tích BCTC của doanh nghiệp.


Dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế kết hợp dữ liệu giả định, Giáo trình đã cổ gắng đưa ra
các tình huống cụ thể khác nhau gắn với nội dung lỷ thuyết của học phần “Phân tích Báo
cảo tài chính Từ đó, người học sẽ sử dụng các công cụ và kỹ thuật phản tích thích họp,
xác định quy trình phán tích và cơng việc cụ thế gan với từng nội dung phân tích, tiến hành
phân tích BCTC. Căn cứ vào kết quả phân tích, người học sẽ xem xét, đánh giá tình hình tài
chỉnh của doanh nghiệp, chỉ rõ nguyên nhân tác động, để xuất các giải pháp nhằm khai thác
hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng săn có, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.

Phù hợp với nội dung học phần “Phân tích Báo cảo tài chỉnh ” và phù họp với kết cấu
của giáo trình “Phân tích báo cáo tài chính”, giáo trình “Bài tập Phân tích Báo cảo tài
chỉnh ” được kết cẩu làm 10 chương sau:
• Chương 1- Giới thiệu về phân tích báo cảo tài chỉnh.
• Chương 2- Cơng cụ, kỹ thuật và quy trình phân tích.
• Chương 3- Hệ thong chỉ sổ tài chỉnh.
• Chương 4- Đảnh giá khái qt tĩnh hình tài chỉnh.
• Chương 5- Phân tích cấu trúc và cần bằng tài chỉnh.
• Chương 6- Phân tích tình hình thanh tốn, khả năng thanh tốn.
• Chương 7- Phân tích rủi ro tài chỉnh.
• Chương 8- Phân tích kết quả kỉnh doanh.

• Chương 9- Phân tích khả năng sinh lợi.
• Chương 10- Phân tích dịng tiền.
Trong từng chương, ngồi mục đích của chương, chúng tôi chia làm 2 phẩn: Phân 1
phản ánh đề ra và phần 2 hướng dẫn, gợi ý cách giải bài tập.

Giáo trình do TS. Phan Hồng Hải chủ biên với sự tham gia của các tác giả cụ thể như
sau:

i



- TS. Phan Hồng Hải và GS. TS. Nguyễn Văn Công: biên soạn Chương 4, Chương 5,
Chương 6 và Chương 9.
-

TS. Nguyễn Ngọc Khánh Dung: biên soạn Chương 1, Chương 2 và Chương 3.

-

ThS. Nguyên Băng Trinh: biên soạn Chương 7, Chương 8 và Chương 10.

Mặc dù đã dành nhiều tâm huyết và công sức đế biên soạn song giáo trình cũng khơng
tránh khỏi những hạn chế và khiêm khuyết nhất định. Các tác giả kỉnh mong nhận được
những ý kiến đảnh giá, nhận xét của Quỷ bạn đọc để lần xuất bản sau được tất hơn.

Xin chân thành cảm cm!

TM. nhóm biên soạn
Chủ biên

TS. PHAN HƠNG HẢI

ii


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................... ỉ
Chương 1. GIỚI THIỆU VÈ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH........................... 1


1.1. Đề ra...................................................................................................................

1

1.2. Hướng dẫn giải............................................................................................................ 12

Chương 2. CƠNG cụ, KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH........................ 19
2.1. Đề ra............................................................................................................................. 19
2.2. Hướng dẫn giải........................................................................................................... 27

Chương 3. HỆ THỐNG CHỈ SỐ TÀI CHÍNH.............................................................. 38
3.1. Đề ra..............................................................................

38

3.2. Hướng dẫn giải............................................................................................................42

Chương 4. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH............................... 62
4.1. Đề ra............................................................................................................................. 62
4.2. Hướng dẫn giải............................................................................................................76

Chương 5. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH. 84
5.1. Đề ra............................................................................................................................. 84

5.2. Hướng dẫn giải..........................................................................................................102

Chương 6. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TỐN..............109
6.1. Đề ra........................................................................................................................... 109
6.2. Hướng dẫn giải........ ................................................................................................. 116


Chương 7. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH........................................................... 125
7.1. Đề ra........................................................................................................................... 125
7.2. Hướng dẫn giải.......................................................................................................... 135
Chương 8. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH.................................................. 148

8.1. Đề ra........................................................................................................................... 148
8.2. Hướng dẫn giải........... .............................................................................................. 164
Chương 9. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI.............................

174

9.1. Đề ra........................................................................................................................... 174
9.2. Hướng dẫn giải......................................................................................................... 178
Chương 10. PHÂN TÍCH DỊNG TIỀN........................................................................194
10.1. Đề ra......................................................................................................................... 194
10.2. Hướng dẫn giải....................................................................................................... 207

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 216

PHỤ LỤC: HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH......................................................221

iii


Phụ lục 1. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk).......................................................................................................................... 221
1.1. Bảng cân đối kế toán (trđ)....................................................................................... 221

1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kỉnh doanh (trđ)........................................................ 226
1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trđ)............................................................................. 227

1.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2020...................................................... 230
Phụ lục 2. Hệ thống báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Sữa Hà Nội
(Hanoimỉỉk)........................................................................................................................ 231

2.1. Bảng cân đối kế toán (trđ): Chưa kiểm toán 2020.............................................. 231
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (trđ) Năm 2020 chưa kiểm toán....... 236
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trđ) năm 2020 chưa kiểm toán............................... 237

2.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2020......................................................239
Phụ lục 3. Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Tập đồn Hịa Phát
(Hoa Phat Group).............................................................................................................. 240

3.1. Bảng cân đối kế toán (trđ)....................................................................................... 240
3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (trđ)........................................................ 245
3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ....................................................................................... 246

3.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2020......................................................249
Phụ lục 4. Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên...........250

4.1. Bảng cân đối kế toán (trđ)....................................................................................... 250

4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (trđ)........................................................ 255
4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ....................................................................................... 256
4.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2020......................................................258

IV


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCTC: Báo cáo tài chính
BTMBCTC: Bản thuyết minh báo cáo tài chính
DN: Doanh nghiệp
HĐĐT: Hoạt động đầu tư
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
HĐTC: Hoạt động tài chính
HTK: Hàng tồn kho
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ: Tài sản cố định
TSDH: Tài sản dài hạn
TSNH: Tài sản ngắn hạn
VCSH: Vốn chủ sở hữu

V


Chương 1
GIỚI THIỆU VÈ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Mục tiêu chương 1
• Nắm vừng mục đích, ý nghĩa và dữ liệu phân tích BCTC.



Nhận diện đối tượng và nội dung phân tích BCTC.
Hiểu rõ nội dung và cách thức phân tích BCTC dưới góc độ kế tốn




Giải thích sự khác biệt giữa phân tích BCTC dưới góc độ kế tốn với kiếm tra kế
tốn, kiểm tốn tài chính và thanh tra tài chỉnh.



Phân biệt các phương thức tiếp cận BCTC.

1.1. Đề ra

Bài số 1

Tài liệu phân tích:
Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk): Xem Phụ lục 1
(Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, 2020, 2021; Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, 2020;
Vietstock, 2021).

Yêu cầu:
Căn cứ vào tài liệu đâ cho, nếu Anh/Chị là nhà phân tích BCTC ngồi 3 báo cáo tại
Phụ lục 1, Anh/Chị cần đọc những báo cáo và thông tin bổ sung nào khác để thực hiện phân
tích BCTC?
Bài số 2
Tài liệu phân tích:
Trên tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance của Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt
Nam (VFCA) ngày 13/01/2020 có bài “Chọn ngành nào đầu tư năm 2020” (Thanh Long,
2020). Trích đoạn bài báo như sau:

“Chọn ngành nào đầu tư năm 2020?
(VNF) - Năm 2020, Cơng ty Chứng khốn FPT (FPTS) đánh giá khá tích cực đối với
triển vọng ngành nhựa, phân bón, thủy sản, dược phẩm và ngành điện. Trong khi đó, các
ngành kém khả quan hon có thể kể đến dệt may, mía đường, hàng không, gạch ốp lát, xi

măng, xây dựng. Riêng ngành thép được đánh giá bước vào giai đoạn "tái cấu trúc".

Trong Báo cáo đánh giá 2019, triển vọng 2020 vừa cơng bố, Cơng ty Chứng khốn
FPT (FPTS) đánh giá thị trường cổ phiếu Việt Nam đang ở giai đoạn hiệu chỉnh trong xu
hướng tăng trưởng dài hạn.
FPTS kỳ vọng những chuyển biến tích cực hon có thể xuất hiện trong giai đoạn cuối
năm 2020 với mục tiêu kỳ vọng là vùng 1.100 - 1.150 điểm.

1


Cơng ty chứng khốn này cho rằng dịng tiền khối ngoại có thể là yếu tố hỗ trợ xu
hướng tăng của VN-Index. Cùng với đó, xu hướng đầu tư ngắn hạn trong năm 2020 nhiều
khả năng sẽ có sự tương đồng so với năm 2019.

"Thay vì kỳ vọng độ mở của các cơ hội theo chiều rộng thì chúng tơi cho rằng nên tập
trung vào tỷ lệ phân phối biến động. Cụ thể, mức độ tập trung cao của các cổ phiếu có xu
hướng tăng sẽ tiếp tục nằm ở mức biến động 30 - 50% và đây có thể là mức biến động mục
tiêu tham khảo cho các nhà đầu tư theo đuổi chiến lược đi theo xu hướng", FPTS cho biết.
Cơng ty chứng khốn này tiếp tục đánh giá cao các cổ phiếu có động lực đặc biệt như: tăng
trưởng mạnh doanh thu/lợi nhuận, hưởng lợi từ chính sách, tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến
hoạt động của các ETFs7.

Đặc biệt, FPTS còn đưa ra nhận định xu hướng chi phối từng ngành trong năm 2020”.
Ngành xây dựng

FPTS cho rằng nhìn chung, ngành xây dựng Việt Nam có lợi nhuận thấp, áp lực cạnh
tranh cao và triển vọng tăng trưởng tương lai giảm dần.

Trong năm 2020, dù biến động chi phí nguyên vật liệu dự kiến thuận lợi, FPTS đánh

giá triển vọng của ngành xây dựng ở mức "kém khả quan", do thị trường lớn nhất của ngành
xây dựng là nhà ở dự kiến chừng lại do các động thái ổn định thị trường bất động sản của
Chính phủ.

Cùng với đó, phân khúc xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục tăng trưởng thấp bởi nguồn
vốn đầu tư cơng hạn chế và khung pháp lý ppp chưa hồn thiện.

Trái ngược, xây dựng nhà không để ở dự kiến có tăng trưởng cao trong 2020 nhờ
những ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ Trung, tuy nhiên có thể chịu ảnh hưởng
tiêu cực nếu căng thẳng tiếp tục leo thang.
Ngành thép

Trong năm 2020, ngành thép Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục chững lại ở mảng thép
xây dựng do ảnh hưởng từ nhu cầu kém tích cực ở thị trường xây dựng dân dụng, động lực
tăng trưởng chính sẽ đến từ xây dựng cơng nghiệp.
Thêm vào đó, nguồn cung mới từ dự án Dung Quất giai đoạn I và thép nhập khẩu
(trong trường hợp thuế bảo hộ không được gia hạn) sẽ khiến áp lực cạnh tranh gia tăng.

Ở mảng thép dẹt, FPTS đánh giá các doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng có
tiềm năng phát triến tích cực do nhu cầu nội địa lớn và gia tăng bảo hộ thương mại với các
sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trong khi đó, các doanh nghiệp tơn mạ, ống thép, thép cán nguội dự báo sẽ hạn chế
mở rộng công suất và tập trung cải thiện khả năng vận hành. Thị trường nội địa sẽ là trọng
tâm khi các thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi bảo hộ thương mại.

1 Exchange Traded Fund (ETFs): Chủng chi quỹ ETF, danh mục ETF hay quỹ hoán đổi danh mục. Quỹ này hoạt động mô
phỏng theo sự biến động của một chỉ số tham chiếu (như chỉ số chứng khoản) và được vận hành bởi các công ty quản lý quỹ.
Một khi nhà đâu tư năm giữ chứng chỉ quỹ ETF cũng đồng nghĩa với việc họ đang nắm gìừ một danh mục đầu tư có tỷ trọng
giống như chỉ số mà quỹ ETF đang mô phỏng (TG).


2


Với các xu hướng trên, FPTS đánh giá ngành thép sẽ bước vào giai đoạn "tái cấu trúc".
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh gia tăng đáng kể. Các doanh
nghiệp có quy mơ lớn, với chuồi giá trị từ thượng nguồn sẽ có tiềm năng phát triển tích cực
và tận dụng cơ hội để gia tăng thị phần.

• ••
u cầu:

Đọc những thơng tin của bài báo, Anh/Chị hãy làm rõ:
1. FPTS có sử dụng BCTC trong việc lựa chọn ngành đầu tư trong năm 2020 khơng?
Căn cứ nào nói lên điều đó?
2. Nhận định của FPTS dựa trên những cơ sở nào? Sự phù hợp của những cơ sở được
sử dụng để đưa ra nhận định của FPTS?

Bài số 3
Tài liệu phân tích:
Có tài liệu sau tại Công ty XYZ (triệu đồng):

1. Ngày 12/11/X1, Công ty XYZ bán cho Công ty QQB một lô hàng M với giá bán (cả
thuế GTGT 10%) là 16.500, giá vốn 13.500.
2. Ngày 31/12/X1, thông tin về một số chỉ tiêu trên BCTC của Công ty XYZ (phần liên
quan đến giao dịch bán lô hàng M cho Công ty QQB):

- Doanh thu bán hàng cho QQB: 15.000;

- Giá vốn bán hàng cho QQB: 13.500;

- Khoản phải thu Công ty QQB: 16.500;
- Giá trị hàng tồn kho (hàng M): 6.000.
3. Ngày 25/01/X2, Công ty QQB phát hiện 1/3 lô hàng M do Công ty XYZ giao không
đáp ứng tiêu chuẩn ký kết. Theo hợp đồng, Công ty QQB đã tiến hành trả lại số hàng bị lồi
nói trên cho Cơng ty XYZ. Được biết trị giá lô hàng trả lại có giá (cả thuế GTGT 10%) là
5.500, giá vốn 4.500. Công ty XYZ đã nhận lại đủ số hàng và tiến hành đánh giá lại lô hàng
theo giá trị thuần có thể thực hiện được với giá 3.500.

Được biết ngày 15/01/X2, Công ty XYZ phát hành BCTC năm X1.
Yêu cầu:

Căn cứ vào tài liệu đã cho, Anh/Chị hãy cho biết:

1. Giao dịch nhận lại lô hàng M từ Công ty QQB có thuộc loại sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc kỳ kế tốn năm hay khơng? Vì sao?
2. Cơng ty XYZ có phải điều chỉnh BCTC khi phát sinh giao dịch nhận lại lô hàng từ
Công ty QQB hay khơng? Vì sao?
3. Cơng ty XYZ phải thực hiện các bút toán nào để ghi nhận giao dịch nhận lại lô hàng
M do Công ty QQB giao trả?

4. Hãy thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 3 nói trên trong trường họp Công ty XYZ phát
hành BCTC năm X] vào ngày I5/02/X2.
3


Bài số 4
Tài liệu tại Công ty Q trong tháng 1/X1 như sau:
1. Nợ cịn phải trả Cơng ty Y (nhà cung cấp nước ngoài) đầu tháng: 1.500.000 USD,
tỷ giá quy đổi nợ 24.000 VND/USD, tổng số nợ: 36.000.000.000 VND.
2.


Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:

- Ngày 18/01/X1, Công ty Q tiến hành thanh tốn tồn bộ số nợ cho Cơng ty Y. Tỷ giá
tại thời điểm thanh tốn: 25.500 VND/USD.
-

Ngày 30/01/X1, Công ty Q phát hành BCTC năm Xo.

Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu đã cho, Anh/ChỊ hãy cho biết:

1. Việc biến động tỷ giá ngoại tệ trong tháng 01/X1 có thuộc loại sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc kỳ kế tốn năm hay khơng? Vì sao?
2. Cơng ty Q có phải điều chỉnh BCTC do biến động tỷ giá khi thanh tốn nợ phát sinh
hay khơng? Vì sao?
3. Sự biến động tỷ giá ngoại tệ trong tháng 1 có được trình bày trên BCTC năm Xo
khơng? Nếu có, Cơng ty Q phải trình bày những thơng tin gì và ở BCTC nào?

4. Cơng ty Q phải thực hiện các bút toán nào để ghi nhận giao dịch thanh tốn nợ cho
Cơng ty Y?
Bài số 5

Tài liệu phân tích:
Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk): Xem Phụ lục 2
(Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội 2021); Vietstock (2021)
Yêu cầu

Căn cứ vào tài liệu đã cho, Anh/Chị hãy cho biết nhà phân tích cần sử dụng những dữ
liệu cụ thể nào để:


1. Cung cấp thơng tin về tình hình tài chính của Công ty tại thời điểm báo cáo cùng
với những két quả hoạt động mà Công ty đạt được trong cùng hồn cảnh?

2.
3.

Đánh giá thực trạng an ninh tài chính, khả năng thanh tốn của Cơng ty?

4.

Nhận định khả năng sinh lợi của Cơng ty?

Xem xét tính hợp lý về cấu trúc tài chính của Cơng ty?
Bài số 6

Tài liệu phân tích:
Bá o cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vỉnamilk): Xem Phụ lục 1
(Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 2020; 2021; Vietstock, 2020; 2021);

Bá o cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk): Xem Phụ lục 2
(Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội 2021); Vietstock (2021).
Dựa vào các tài liệu đã cho, Anh/Chị hãy xác định:

1. Các loại phân tích BCTC nào có thể áp dụng tại từng Cơng ty? Nêu rõ nội dung và
bản chất của từng loại?
4


2. Các nội dung phân tích BCTC dưới góc độ kế tốn có thể được áp dụng tại từng
Cơng ty?


Bài số 7
Tài liệu phân tích:
Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk): Xem Phụ lục 1
(Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, 2021; Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, 2020; Vietstock,
2020,2021)

Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk): Xem Phụ lục 2
(Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội 2021); Vietstock (2021).
Dựa vào tài liệu đã cho, Anh/Chị hãy:

1. Cho biết các cách thức tiếp cận để tìm hiểu thơng tin trên BCTC mà các nhà phân
tích thường sử dụng? Ưu, nhược điểm của từng phương thức tiếp cận?
2.

Chỉ rõ nội dung, ý nghĩa theo cách thức tiếp cận BCTC?
Bài số 8

Tài liệu phân tích:
ỉ. Tình huống phân tích:
Chun trang “Đầu tư chứng khốn”, Báo Đầu tư, ngày 21/3/2018 có đăng bài của tác
giả Khắc Lâm với tiêu đề: “Nỗi lo của nhà đầu tư khi số liệu tài chính “nhảy múa”. Toàn văn
bài báo như sau (Khắc Lâm, 2018):

Nỗi lo của nhà đầu tư khi số liệu tài chính “nhảy múa”

(ĐTCK) Không chỉ số liệu trên báo cáo tài chính được kiểm tốn khác xa với báo
cáo tự lập, mà ngay cả những báo cáo đã được kiểm toán đánh giá là “trung thực, họp
lý” cũng vẫn phát sinh những vẩn đề sai lệch nghiêm trọng về sổ liệu. Mỗi mùa cơng
bổ báo cáo tài chính, niềm tin của nhà đầu tư lại lung lay theo sự nhảy múa của những

con số mà doanh nghiệp cơng bố.
Chống váng vói chênh lệch số liệu sau kiểm toán
Ngày 16/3/2018, CTCP Điện lực Khánh Hịa (KHP) đã cơng bố Báo cáo tài chính kiểm
tốn năm 2017 và có cơng văn giải trình về sự chênh lệch số liệu giữa Báo cáo tài chính quý
IV/2017 tự lập và Báo cáo tài chính năm 2017 sau khi được kiểm tốn. Theo đó, có tới 10
khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của KHP đã
thay đổi sau kiểm toán với giá trị chênh lệch từ 5% trở lên.

KHP là trường hợp mới nhất, nhưng không phải là duy nhất khi báo cáo tài chính có
hàng loạt thay đổi, điều chỉnh sau kiểm toán. Ngay trước đó, ngày 12/3/2018, Tổng cơng ty
Khống sản TKV - CTCP (KSV) đã cơng bố Báo cáo tài chính kiểm tốn với lợi nhuận sau
thuế họp nhất giảm 9,65% so với báo cáo tự lập. Tại CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm
Thao (LAS), saũ kiểm tốn Báo cáo tài chính 2017, lợi nhuận sau thuế cũng đã giảm 8,6%.
Trường họp điều chỉnh số liệu đáng kể nhất trong mùa cơng bố báo cáo tài chính kiểm
tốn từ đầu năm 2018 phải kể đến là nhóm cơng ty liên quan, bao gồm CTCP Thủy sản Hùng

5


Vương (HVG) và CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) khi lợi nhuận từ lãi
thành lồ hoặc số lồ tăng đột biến.
Cụ thể, theo Báo cáo tài chính niên độ 2016 - 2017 của AGF sau kiểm toán, doanh thu
thuần giảm 7,3%, lợi nhuận gộp giảm mạnh 55,2% so với báo cáo tự lập. Trong khi đó, chi
phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh gấp 4,78 lần, khiến lợi nhuận sau thuế của AGF âm
187 tỷ đồng. Số lỗ này tương đương 66,5% vốn điều lệ của AGF, chênh lệch lợi nhuận 191
tỷ đồng so với báo cáo tự lập là lãi 4 tỷ đồng.
Tình hình cũng tương tự tại HVG, khi sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ
705 tỷ đồng, tăng 642 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, mà nguyên nhân chủ yếu là do giá trị
khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp bị điều chỉnh tăng mạnh.


Báo cáo tài chính là một trong những tài liệu quan trọng nhất của doanh nghiệp, cung
cấp cho cổ đơng và nhà đầu tư bức tranh tồn cảnh về tình hình tài chính, kinh doanh trong
kỳ. Đáng tiếc là mồi mùa cơng bố báo cáo tài chính kiểm tốn, câu chuyện điều chỉnh, sai
lệch số liệu so với trước kiểm toán vẫn tái diễn và trở thành nỗi ám ảnh với khơng ít nhà đầu
tư.
Một số liệu thống kê cho thấy, mồi năm, tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết điều chỉnh số
liệu tài chính sau kiểm tốn lên đến 60 - 70%. Nhiều trường họp, nhà đầu tư chưa kịp vui
mừng vì doanh nghiệp cơng bố báo cáo tài chính tự lập với những con số lợi nhuận tăng đột
biến, hoặc thốt lỗ thì nhanh chóng “vỡ mộng” khi báo cáo kiểm toán được đưa ra với những
con số thay đối chóng mặt. Đây là một cảnh báo rất lớn về chất lượng báo cáo tài chính và
tính minh bạch của số liệu kế toán do doanh nghiệp tự lập.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau được doanh nghiệp giải trình liên quan đến những
chênh lệch về số liệu trước và sau kiểm toán, chẳng hạn nhầm lẫn trong việc ghi chép, hay
có sự khác biệt trong quan điểm giữa doanh nghiệp với kiểm toán viên liên quan đến các
ước tính kế tốn như dự phịng, phân bổ khấu hao, hàng tồn kho hay niên độ ghi nhận doanh
thu, chi phí...
Tuy nhiên, có khơng ít nghi ngờ sự sai lệch số liệu tài chính bắt nguồn từ chủ ý của
lãnh đạo doanh nghiệp với ý đồ làm giá cổ phiếu trong ngắn hạn, đặc biệt trong tình huống
làm thay đổi hoàn toàn kết quả kinh doanh từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại, nhất là khi tình
trạng này lặp lại không chỉ một lần, mà kéo dài hết kỳ kế toán này sang kỳ khác tại một
doanh nghiệp.
Theo quy định pháp luật hiện hành về công bố thông tin, doanh nghiệp cơng bố chậm
trễ có the bị nhắc nhở, xử phạt, thậm chí bị hủy niêm yết bắt buộc, những trường họp thao
túng giá cổ phiếu cũng bị Sở Giao dịch chứng khoán, thanh tra ủy ban Chứng khoán Nhà
nước xử phạt nặng, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự...

Tuy nhiên, trường họp cơng bố thơng tin sai lệch, dù ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin
của nhà đầu tư và đến cả thị giá cổ phiếu trên thị trường thì doanh nghiệp chỉ cần giải trình,
trong đó, khơng ít trường họp giải trình cho có.

Báo cáo được kiểm tốn, chưa hẳn đã n tâm

Thơng thường, với báo cáo tài chính được kiểm tốn xác nhận là trung thực và hợp lý,
nhà đầu tư thường yên tâm về tính chính xác, minh bạch của các số liệu tài chính. Tuy nhiên,
6


thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, báo cáo sau kiểm tốn vẫn có sự sai lệch số liệu
trọng yếu.

Câu chuyện về CTCP NTACO (ATA), CTCP Thiết bị y tế Việt - Nhật (JVC), hay
CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) có thể xem là những ví dụ kinh điển về
chất lượng báo cáo tài chính sau kiểm tốn trong những năm gần đây.
Báo cáo tài chính của TTF trong 5 năm gần nhất từ 2011 - 2015 do Cơng ty TNHH
Kiểm tốn DFK Việt Nam thực hiện, các ý kiến đều là chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên, đến
khi Tân Liên Phát trở thành cổ đông lớn của TTF và Cơng ty Kiểm tốn Ernst & Young
(E&Y) được “đặt hàng” vào kiểm toán lại trong năm 2016 mới phát hiện ra việc thất thoát
hàng tồn kho trị giá 980 tỷ đồng, để lại những hậu quả nặng nề cho chủ nợ và các cổ đông
của TTF.

Trong năm 2017, nhiều doanh nghiệp đại chúng đã có những sai lệch thơng tin trên
báo cáo tài chính dù đã được kiểm toán và ý kiến kiểm toán là chấp nhận toàn phần, vấn đề
chỉ được nêu ra khi cơ quan thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền (thuế, kiểm tốn nhà
nước...) vào cuộc, trong đó, nhiều nhất là vấn đề liên quan đến vi phạm thuế.

Điều đó khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi, họ nên tin vào đâu khi mà ngay cả những
báo cáo đã kiểm toán cũng chưa được đảm bảo về độ tin cậy?
Theo một chun gia kiểm tốn, tính độc lập là yếu tố quan trọng bảo đảm chất lượng
kiểm toán. Tuy nhiên, kiểm toán cũng là ngành dịch vụ hoạt động vì lợi nhuận và phí kiểm
tốn do khách hàng trả chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của công ty kiểm tốn.

Vì vậy, tính độc lập của việc kiểm tốn khó tránh khỏi bị ảnh hưởng, nhất là khi áp lực
cạnh tranh thu hút khách hàng trong ngành rất lớn, phía cơng ty kiểm tốn có thể thỏa hiệp
để "giữ chân" khách hàng.

Trong khi đó, Luật Ke tốn, Luật Kiểm toán độc lập đều quy định trách nhiệm trong
việc lập và trình bày báo cáo tài chính trước tiên thuộc về hội đồng quản trị và ban giám đốc
doanh nghiệp. Kiểm toán viên chi đưa ý kiến đánh giá về tính trung thực và họp lý của báo
cáo tài chính trên cơ sở chọn mẫu, đối chiếu tài liệu được doanh nghiệp cung cấp, khơng có
trách nhiệm phát hiện tất cả các sai sót, gian lận.
Thêm nữa, cho dù pháp luật hiện hành quy định trường họp kiểm toán viên thông đồng
với doanh nghiệp gian dối trong việc lập báo cáo tài chính thì kiểm tốn viên sẽ phải chịu
trách nhiệm chuyên môn (dân sự) và trách nhiệm pháp lý (hình sự). Nhưng thực tế phần lớn
chỉ xử lý được về mặt dân sự, khó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan tố tụng
khơng chứng minh được hậu quả thiệt hại gây ra cho nhà đầu tư có trách nhiệm trực tiếp của
kiểm tốn viên.

Chẳng hạn, trong câu chuyện CTCP Khoáng sản miền Trung (MTM) bị nghi vấn mua
bán hóa đơn với hàng loạt doanh nghiệp để ghi nhận doanh thu, lợi nhuận ảo (thực tế khơng
có hàng hóa, dịng tiền ln chuyển), nhằm tạo hồ sơ đẹp để lừa đảo nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán.
Dù một số lãnh đạo của MTM bị bắt tạm giam để điều tra, nhưng đến nay, trách nhiệm
và hình thức xử lý đơn vị thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính của MTM và các doanh
nghiệp bán hóa đơn đến đâu trong vụ việc vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp.

7


Khi mà chất lượng báo cáo tài chính vẫn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích và
năng lực của người lập thì việc chủ động nâng cao kiến thức, khả năng đánh giá chất lượng
tài chính của doanh nghiệp để hiểu ý nghĩa đằng sau những con số, đồng thời tìm hiểu tồn

diện về thương hiệu, uy tín của chủ doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp là rất quan trọng
với nhà đầu tư để bảo vệ tài sản của chính mình”.

u cầu: Dựa trên thơng tin do bài báo cung cấp, Anh/Chị hãy làm rõ:

1. Thái độ của các nhà đầu tư trước tình trạng số liệu tài chính sau kiểm tốn “nhảy
múa”?

2.

Độ tin cậy của BCTC đã được kiểm tốn? Lý do?

3. Đe bảo vệ mình khi chất lượng BCTC vẫn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích
và năng lực của người lập, các nhà đầu tư cần phải làm gì?

Bài số 9
Tài liệu phân tích:

1. Xem tài liệu bài tập số 8.
2. Tài liệu bổ sung:

Giải trình kết quả kinh doanh năm 2017 của Công ty cổ phần Xuất - Nhập khẩu Thủy
sản An Giang (AGF):

“Thực hiện Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn
việc cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn, Cơng ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy
sản An Giang, mã chứng khoán AGF xin giải trình về chênh lệch kết quả kinh doanh trước
và sau kiểm tốn báo cáo tài chính cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/10/2016 kết thúc
ngày 30/09/2017 như sau:
Số


Chỉ tiêu

1

Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ
doanh thu

Doanh thu thuần về
3 bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4 Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp về bán
5 hàng và cung cấp dịch
vụ
Doanh thu hoạt động
6
tài chính

8

Sổ liệu chưa kiểm
toán

Số liệu đã kiểm
toán


Chênh lệch

2.458.890.618.637

2.279.610.602.669

-179.280.015.968

6.499.340.375

5.732.416.808

-766.923.567

2.452.391.278.262

2.273.878.185.861

-178.513.092.401

2.252.995.094.060

2.184.448.148.309

-68.546.945.751

199.396.184.202

89.430.037.552


-109.966.146.650

21.887.814.337

22.286.256.559

398.442.222


7 Chi phí tài chính

71.670.198.435

71.696.511.928

26.313.493

8 Chi phí bán hàng

122.877.238.385

123.042.831.643

165.593.258

21.497.450.475

102.795.215.920


81.297.765.445

491.085.922

-348.731.062

-839.816.984

11 Lợi nhuận kế tốn
trước thuế

5.730.197.166

-186.166.996.442

-191.897.193.608

12 Thuế TNDN hỗn lại

1.609.724.912

1.162.239.921

-447.484.991

13 Lợi nhuận kế tốn sau
thuế

4.120.472.254


-187.329.236.363

-191.449.708.617

9 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
10 Lợi nhuận khác

1. Lợi nhuận gộp giảm 109.966.146.650 đồng, trong đó:

- Doanh thu giảm 179.280.015.968 đồng do ghi giảm doanh thu bán cá ghi nhận khơng
đúng niên độ kế tốn.
- Giá vốn hàng bán giảm 68.546.945.751 đồng chủ yếu do giảm giá vốn của phần
doanh thu không được ghi nhận tại mục “doanh thu” tại mục trên.
- Phân loại lại doanh thu bán phế liệu, các khoản giám giá hàng bán và các khoản nhận
chiết khấu mua hàng đã hạch toán vào khoản mục "Doanh thu khác" làm cho giảm lợi nhuận
gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền là 766.923.567 đồng.
2. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 398.442.222 đồng do tính lại phần tiền lãi sẽ
nhận được của các hợp đồng tiền gửi.
3. Chi phí tài chính tăng 26.313.493 đồng do tính lại lãi vay phải trả.

4. Chi phí bán hàng tăng 165.593.258 đồng do trích bổ sung hoa hồng mơi giới.
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 81.297.765.445 đồng do trích bổ sung dự phịng
nợ phải thu khó địi.
6. Lợi nhuận khác giảm 839.816.984 đồng do phân loại lại doanh thu đã trình bày ở
Mục 1.
7. Tính lại thuế thu nhập doanh nghiệp: Kết quả làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại 447.484.991 đồng.
Tổng hợp các chênh lệch trên đã làm cho Lợi nhuận sau thuế trong Báo cáo tài chính
cho năm tài chính bắt đầu ngày 01/10/2016 kết thúc ngày 30/09/2017 của Công ty là

187.329.236.363 đồng (giảm 191.449.708.617 đồng so với Báo cáo tài chính chưa kiểm
tốn)”.
u cầu: Dựa trên những tài liệu đã cho, Anh/Chị hãy nêu những bút toán điều chỉnh
các chỉ tiêu liên quan đến BCTC để phản ánh tình hình trên?

9


Bài số 10

Anh/Chị hãy thực hiện các yêu cầu như bài số 9 theo các tài liệu sau:
Tài liệu phân tích:
1. Xem tài liệu bài số 8.

2. Tài liệu bổ sung: Giải trình kết quả kinh doanh năm 2017 của Công ty cổ phần
Hùng Vưong (HUG):

CHI TIÊU
Phải thu ngắn
hạn khách hàng
Phải thu ngắn
hạn khác
Dự phịng phải
thu ngăn hạn
khó địi
Hàng tồn kho
Dự phịng giảm
giá hàng tồn
kho
Dự phịng đầu

tư tài chính dài
hạn
TỐNG CỘNG
TÀI SẢN
Phải trả người
bán ngắn hạn
Doanh
thu
chưa thực hiện
ngắn hạn
Phải trả ngắn
hạn khác
Vay ngắn hạn
Lỗ lũy kế
TƠNG CỘNG
NGUỒN VỐN


số

Số liệu
• trước
kiểm tốn

131

2.750.816.959.166

2.860.459.978.786


109.643.019.620

136

483.908.843.216

495.265.208.496

11.356.365.280

137

-95.560.780.043

-461.544.520.882

-365.983.740.839

141

1.935.692.577.785

1.949.085.400.028

13.392.822.243

-11.680.457.368

-11.680.457.368


149

SỐ liệu sau
kiêm tốn

Chênh lệch


254

-36.950.767.659

-55.593.546.190)

-18.642.778.531

270

8.540.482.740.785

8.280.994.539.305

-259.488.201.480

311

3.352.651.606.378

3.402.756.004.288


50.104.397.910

318

33.547.596.000

319

293.944.118.388

208.381.716.088

-85.562.402.300

320
421

2.818.178.144.604
-409.531.690.942

2.837.439.762.298
-619.904.470.801

19.261617.694
-210.372.779.859

440

8.540.482.740.785


8.280.994.539.305

-259.488.201.480

-33.547.596.000

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 109.643.019.620 đồng chủ yếu do:

- Cấn trừ với phải trả người bán ngắn hạn với số tiền 48.122.601.876 đồng theo thỏa
thuận cấn trừ công nợ;
- Điều chỉnh giảm khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng và doanh thu chưa thực
hiện do chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu với số tiền 33.547.596.800 đồng;
10


- Điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng với số tiền 626.832.142 đồng; và
- Hồn nhập lại bút tốn xóa sổ các khoản phải thu ngắn hạn đã được lập dự phòng
trong các năm trước với số tiền 191.940.049.638 đồng.
2. Phải thu ngắn hạn khác tăng 11.356.365.280 đồng chủ yếu tăng do hồn nhập bút tốn
xóa sổ các khoản phải thu ngắn hạn khác đã được lập dự phòng với số tiền
10.982.407.484 đồng.
3. Dự phòng nợ phải thu ngắn hạn khó địi tăng 365.983.740.839 đồng chủ yếu là do:

- Tăng do điều chỉnh lại số tiền mà Công ty đã ghi nhận xóa sổ các khoản phải thu
ngắn hạn với số tiền 203.093.632.122 đồng (trình bày ở mục 1.1 và mục 1.2 ở trên) do chưa
đầy đủ hồ sơ để xóa sổ các khoản nợ dự phịng đã lập trong các năm trước đây; và

- Trích lập bổ sung dự phòng nợ phải thu các đối tượng trong nước và nước ngồi theo
Thơng tư 228/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 7 tháng 12 năm 2009 (Thông
tư 228) với số tiền lần lượt là 12.679.103.285 đồng và 150.211.005.432 đồng.

4. Hàng tồn kho tăng 13.392.822.243 đồng chủ yếu là do:

- Tăng do ghi nhận thêm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cá trong ao tại ngày chia
cắt niên độ với số tiền 24.673.750.000 đồng;
- Tăng do điều chỉnh tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang từ việc điều chỉnh tăng
chi phí phân bổ từ chi phí trả trước dài hạn sang với số tiền 728.653.343 đồng; và

- Điều chỉnh ghi nhận giảm hàng tồn kho do Cơng ty chưa ghi nhận giảm hàng hóa đã
giao và bán cho công ty con với số tiền là 12.009.581.100 đồng.
5. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng 11.680.457.368 đồng do ảnh hưởng của trích
lập dự phịng giảm giá thành phẩm.
6. Dự phịng đầu tư tài chính dài hạn tăng 18.642.778.531 đồng do ảnh hưởng của trích
lập dự phịng đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh theo Thông tư 228/2009.

7. Phải trả người bán ngắn hạn tăng 50.104.397.910 đồng chủ yếu do:

- Cấn trừ với tài khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng như đã được trình bày tại
mục số 1.1 bên trên với số tiền 48.122.601.876 đồng,
- Điều chỉnh tăng hàng tồn kho như trình bày tại mục số 1.4 bên trên với số tiền
24.673.750.000 đồng; và

- Phân loại tăng phải trả người bán ngắn hạn và giảm phải trả ngắn hạn khác cho mục
đích trình bày trên BCTC đã kiểm tốn với số tiền 73.552.821.200 đồng.
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn giảm 33.547.596.000 đồng do ảnh hưởng của
điều chỉnh đã trình bày ở mục so 1.1 ở bên trên.
9. Phải trả ngắn hạn khác giảm 85.562.402.300 đồng chủ yếu do:

- Giảm do phân loại lại cho mục đích trình bày trên BCTC đã kiểm tốn với số tiền
73.552.821.200 đồng (trình bày ở mục 1.7 bên trên);


Giảm do tất toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa với cơng ty con với số tiền
12.009.5 81.100 đồng (trình bày ở mục 1.4 bên trên).
11


10. Vay ngắn hạn tăng 19.261.617.694 đồng do ảnh hưởng của điều chỉnh đánh giá lại
chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của các khoản vay có gốc ngoại tệ vào cuối kỳ.
11. Lỗ lũy kế tăng 210.372.779.859 đồng là do ảnh hưởng của các bút toán điều chỉnh
trong năm.
1.2. Hướng dẫn giải

Bài số 1

Yêu cầu.
Với vai trò là nhà phân tích BCTC, để có thể rút ra kết luận xác đáng, tin cậy cho việc
đề ra các quyết định quản lý, ngoài 3 báo cáo tại Phụ lục 1, càn phải tìm thêm những thơng
tin khác trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính và các tài liệu khác có liên quan (báo cáo
thường niên, báo cáo kiểm tốn, báo cáo quản trị, báo cáo chi tiết, các tài liệu kế tốn, tài
liệu thống kê, bảng cơng khai một số chỉ tiêu tài chính...). Trong Bản Thuyết minh báo cáo
tài chính sẽ có các thơng tin về cơ sở lập, trình bày BCTC, các chính sách kế tốn cụ thể
được chọn và áp dụng đối với các giao dịch, các sự kiện quan trọng. Bên cạnh đó, thuyết
minh cung cấp thơng tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCĐKT, BCKQKD,
BCLCTT.
Bài số 2
Yêu cầu 1.
Đe lựa chọn ngành đầu tư trong năm 2020, bên cạnh những thông tin thu thập từ các
nguồn khác, FPTS đã sử dụng cả nguồn thông tin từ BCTC. Thông tin trên bài báo có đề cập
đến tăng trưởng mạnh doanh thu/lợi nhuận đã khẳng định điều đó.

Yêu cầu 2.

Nhận định của FPTS dựa trên những cơ sở sau đây:
- Dòng tiền khối ngoại;

- Xu hướng đầu tư ngắn hạn;

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận;
- Chính sách vĩ mơ;
- Hoạt động của các quỹ ETF;
- Đặc điểm hoạt động ngành và bối cảnh nền kinh tế.
Bài số 3

Yêu cầu 1.
Giao dịch nhận lại lô hàng M từ Công ty QQB không thuộc loại sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc kỳ kế tốn năm. Bởi vì, theo Chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 23 (VAS 23),
sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo là các sự kiện phát sinh ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
tới BCTC, phát sinh trong khoảng thời gian từ sau kỳ kế toán năm đến ngày phát hành BCTC.
Do đó, việc khách hàng trả lại hàng vào ngày 25/01/X2 sau thời điểm BCTC được phát hành
ngày 15/0I/X2 nên không được coi là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

12


Yêu cầu 2.

Do không thuộc sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế tốn năm nên Cơng ty XYZ
không phải điều chỉnh BCTC đối với giao dịch nhận lại lô hàng từ Công ty QQB. Điều này
được quy định tại VAS 23. Theo đó, chỉ có các sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo cung cấp
thêm bằng chứng về các sự kiện đã tồn tại vào ngày báo cáo mới cần phải điều chỉnh BCTC.
Tuy nhiên, do giao dịch này không phải là sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo (như giải thích
câu 1) do đó, không cần phải điều chỉnh lại BCTC năm X1 do chúng xảy ra sau ngày BCTC

được phát hành.
Yêu cầu 3.
Các bút tốn để ghi nhận giao dịch nhận lại lơ hàng M tại Công ty XYZ trong năm X2
như sau:
- Ghi giảm thuế GTGT, tăng các khoản giảm trừ doanh thu và giảm nợ phải thu khách
hàng.
- Ghi giảm giá vốn hàng bán, tăng trị giá hàng nhập kho (ghi theo giá trị thuần có thể
thực hiện được).
- Chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được sẽ được
đánh giá lại vào thời điểm cuối năm X2.

Yêu cầu 4.
Trường hợp khách hàng trả lại hàng vào ngày 25/01/X2 trước thời điểm BCTC được
phát hành ngày 15/02/X2 được coi là sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo cần phải điều chỉnh.
Theo VAS 23, các sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo cung cấp thêm bằng chứng về các
sự kiện đã tồn tại vào ngày báo cáo cần phải điều chỉnh BCTC. Do đây là sự kiện phát sinh
trước ngày báo cáo, do đó, cần phải điều chỉnh lại BCTC năm X1 do chúng xảy ra trước ngày
BCTC được phát hành.
Các chỉ tiêu điều chỉnh liên quan đến lô hàng M bán cho Công ty QQB bao gồm:

-

Doanh thu bán hàng: 15 (tỷ đồng).

-

Doanh thu thuần bán hàng: 15 - 5 = 10 (tỷ đồng).

-


Giá vốn bán hàng: 13.500 - 3.500 = 10.000 (tỷ đồng).

-

Phải thu Công ty B: 16.500 - 5.500 = 11.000 (tỷ đồng).

-

Hàng tồn kho (M): 6.000 + 3.500 = 9.500 (tỷ đồng).
Bài số 4

Yêu cầu 1.
Tình hình biến động tỷ giá ngoại tệ trong tháng 01/X1 thuộc loại sự kiện phát sinh sau
kỳ báo cáo.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10), chênh lệch tỷ giá hối đoái là
khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang
đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau. Cũng theo VAS 10, các DN phát
sinh các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có các hoạt động ở nước ngồi, tồn bộ các giao dịch
bằng ngoại tệ và các BCTC của các hoạt động ở nước ngoài phải được chuyển đổi sang đơn
13


vị tiền tệ kế tốn của DN báo cáo. Cịn theo VAS 23, sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo là các
sự kiện phát sinh ảnh hưởng tích cực/tiêu cực tới BCTC, phát sinh trong khoảng thời gian từ
sau kỳ kế toán năm đến ngày phát hành BCTC nên xét theo bản chất của việc biến động tỷ
giá trong tháng 1 trước thời điểm phát hành BCTC ngày 30/01/X1, sự kiện này được coi là
sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo năm.
Yêu cầu 2.

Công ty Q không phải điều chỉnh BCTC do biến động tỷ giá khi thanh tốn nợ cho nhà

cung cấp (Cơng ty Y) vì đây là loại sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo không cần điều chỉnh.
Trên thực tế, tại ngày 31/12/2OXo, Công ty Q đã quy đổi và phản ánh chính xác số nợ phải
trả cho nhà cung cấp (Công ty Y) theo tỷ giá thực tế được niêm yết trên thị trường. Hom nữa,
Cơng ty Y hồn tồn có thể lựa chọn việc trả nợ cho Công ty Y trước ngày 31/12/Xo và nhờ
vậy, đã tránh được các tác động xấu từ chênh lệch tỷ giá trong năm X1. Vì thế, Công ty Q
không cần phải điều chỉnh số liệu BCTC tại ngày 31/12/Xo cho sự kiện này. số nợ phải trả
Cơng ty Y vẫn được trình bày trên BCTC là 36 tỷ đồng. Mặc dầu vậy, do sự kiện này có ảnh
hưởng trọng yếu tới tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Q nên trong
BTMBCTC năm 20X1, Công ty Q phải thuyết minh bổ sung thêm các thông tin về sự biến
động tỷ giá trong tháng 01/X1 và ảnh hưởng của sự biến động này tới tình hình tài chính, kết
quả hoạt động của Cơng ty trong tháng 01/X1.

Yêu cầu 3.
Sự biến động tỷ giá ngoại tệ trong tháng 1 khơng được trình bày trên BCTC năm Xo
như đã giải thích ở yêu cầu 2 nói trên.

u cầu 4.
Để ghi nhận giao dịch thanh tốn nợ cho Công ty Y, Công ty Q phải thực hiện bút tốn
ghi giảm số nợ phải trả Cơng ty Y (36,00 tỷ), tăng chi phí tài chính (2,25 tỷ) và giảm số tiền
tưomg ứng (38,25 tỷ).
Bài số 5
Yêu cầu 1.
Để cung cấp thơng tin về tình hình tài chính của Công ty tại thời điểm báo cáo cùng
với những kết quả hoạt động mà Công ty đạt được trong cùng hồn cảnh thì nhà phân tích
cần sử dụng những dữ liệu cụ thể sau:

- về tình hình tài chính: Nhà phân tích cần sử dụng dữ liệu là các chỉ tiêu trên bảng
cân đối kế toán như tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả và có thể xác định và tính tốn các chỉ số
phản ánh tình hình tài chính tưomg ứng như các chỉ số phản ánh quy mô, tốc độ biến động
và cơ cấu tài sản, nguồn vốn.


- về kết quả kinh doanh: Nhà phân tích cần sử dụng dữ liệu là các chí tiêu trên báo cáo
kết quả kinh doanh như doanh thu, giá vốn, lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế... và có thể
xác định và tính tốn các chỉ số phản ánh kết quả kinh doanh.

Yêu cầu 2.
- Để đánh giá thực trạng an ninh tài chính nhà phân tích cần sử dụng dữ liệu để phản
ánh mức độ an toàn, ổn định về mặt tài chính trong q trình hoạt động kinh doanh. Chúng
14


là các chỉ tiêu VCSH, Tổng tài sản, TSDH, TSCĐ... trên bảng cân đối kế toán.
- Đe đánh giá khả năng thanh tốn của Cơng ty, nhà phân tích cần sử dụng dữ liệu
phản ánh khả năng của DN trong việc hoàn thành, đáp ứng tất cả các khoản nợ (bao gồm nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn) khi chúng đến hạn. Chúng là các chỉ tiêu VCSH, Nợ phải trả, Tổng
tài sản, dòng tiền thuần... trên bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Yêu cầu 3.
Đe xem xét tính hợp lý về cấu trúc tài chính của Cơng ty nhà phân tích cần sử dụng dữ
liệu thể hiện cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn mà
qua đó, người sử dụng thơng tin có thể nhận biết được chính sách huy động và sử dụng vốn,
mức độ độc lập tài chính, sự phù hợp của cơ cấu tài sản đầu tư của DN. Chúng là các chỉ
tiêu TSNH, TSDH, VCSH, tổng tài sản, tổng nguồn vốn, nợ phải trả... trên bảng cân đối kế
toán.

Yêu cầu 4.
Đe nhận định khả năng sinh lợi của Công ty, nhà phân tích cần sử dụng những dữ liệu
phàn ánh khả năng tạo lợi nhuận từ các nguồn lực cũng như khả năng kiểm sốt chi phí và
chuyển doanh thu thành lợi nhuận của DN. Chúng là các chỉ tiêu lợi nhuận, VCSH, tổng tài
sản, doanh thu thuần, vốn đầu tư bình quân, vốn dài hạn bình quân...


Bài số 6

Yêu cầu 1.
Các loại phân tích BCTC có thể áp dụng tại từng Cơng ty gồm:
+ Phân tích BCTC dưới góc độ kế tốn (gọi tắt là phân tích kế tốn);
+ Phân tích BCTC dưới góc độ tài chính.
- Nội dung và bản chất của từng loại phân tích đã được đề cập chi tiết tại Chương 1Giới thiệu về phân tích BCTC trong Giáo trình Phân tích BCTC (Nguyễn Văn Cơng, 2022).
u cầu 2.

Các nội dung phân tích BCTC dưới góc độ kế tốn có thể được áp dụng tại từng Cơng
ty:

-

Phân tích nội dung và cách thức ghi nhận các chỉ tiêu theo từng BCTC;

- Kiểm tra, đối chiếu việc thực hiện các ước tính kế tốn như: trích lập dự phòng HTK,
các khoản phải thu, phải trả;
- Kiểm tra sự phù hợp trong việc tuân thủ nguyên tắc giá gốc, giá trị hợp lý của tài sản,
các khoản doanh thu, thu nhập;
- Phát hiện những sai sót hay gian lận trong việc tuân thủ các chế độ, chính sách về kế
tốn và tài chính nếu có nhằm điều chỉnh lại số liệu phản ánh trên BCTC cho mục đích phân
tích kinh doanh.
Bài số 7

u cầu 1.
Có 3 cách tiếp cận để tìm hiểu thơng tin trên BCTC: tiếp cận theo từng BCTC, tiếp
cận theo các nhóm chỉ tiêu khái quát hoặc tiếp cận theo từng chuyên đề.
15



-

Tiếp cận theo từng BCTC:

+ ưu điểm: Phương thức tiếp cận khá đơn giản.

+ Nhược điểm: Phương thức tiếp cận không phản ánh sâu sắc và đầy đủ về nội dung
thông tin mà người sử dụng quan tâm.
Tiếp cận theo các nhóm chỉ tiêu khái quát:
+ Ưu điểm: Phương thức tiếp cận khá hữu ích đối với người sử dụng thơng tin khơng
chỉ nó khá đơn giản, dễ tính tốn mà cịn có thể đánh giá khái qt tình hình và thực trạng
tài chính của cơng ty một cách khá chính xác nếu biết sử dụng kết hợp các chỉ tiêu khác nhau
với nhau.
+ Nhược điểm: Phương thức tiếp cận khơng đi sâu phân tích từng mặt biểu hiện khác
nhau trong tồn cảnh bức tranh tài chính của cơng ty nên thông tin cung cấp cho các đối
tượng sử dụng sẽ khơng đầy đủ. Người sử dụng thơng tin khó có thể nắm bắt được những
kết quả cụ thể cùng các nguyên nhân, nhân tố tác động đến kết quả hoạt động và do vậy, rất
khó có thể tìm ra giải pháp hữu hiệu để cải thiện hay nâng cao hiệu quả hoạt động.
-

Tiếp cận theo từng chuyên đề (nội dung):

+ Ưu điểm: Phương pháp tiếp cận cho kết quả phân tích có độ tin cậy cao, giúp người
sử dụng thơng tin đề ra các quyết định hữu ích.
+ Nhược điểm: Phương thức tiếp cận khá phức tạp, do dữ liệu phân tích khơng bị giới
hạn ở hệ thống BCTC mà các nhà phân tích cịn sử dụng thơng tin trên các nguồn dữ liệu
khác có liên quan.
Yêu cầu 2.
Nội dung, ý nghĩa, cách thức tiếp cận theo từng BCTC:

Tiếp cận theo từng BCTC là phương pháp tiếp cận tuy không phản ánh sâu sắc và đầy
đủ về nội dung thơng tin mà người sử dụng quan tâm nhưng nó khá đơn giản. Theo đó, các
nhà phân tích tiến hành xem xét, phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu phản ánh trên từng BCTC
cũng như mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh trên từng BCTC. Tùy theo mục đích và u
cầu thơng tin, việc tiếp cận phân tích theo từng BCTC được tiến hành trước hết thông qua
phân tích kế tốn để bảo đảm tính chính xác của dữ liệu đầu vào, sau đó mới đi sâu phân tích
theo nội dung phản ánh trên từng BCTC. Chẳng hạn, khi tiếp cận theo BCĐKT, trước hết
nhà phân tích tiến hành xem xét nội dung và cách thức ghi nhận từng chỉ tiêu trên BCĐKT
theo từng hoạt động (HĐKD, HĐĐT, HĐTC) cũng như xem xét ảnh hưởng của các chính
sách kế toán đến việc ghi nhận các chỉ tiêu. Sau khi đã tiến hành các điều chỉnh cần thiết
(nếu có), nhà phân tích mới tiến hành phân tích BCĐKT về mặt tài chính theo u cầu thơng
tin của người sử dụng (đánh giá khái qt tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính,
phân tích cân bằng tài chính...).
Bài số 8

u cầu 1.
Trước tình trạng số liệu tài chính sau kiểm toán “nhảy múa”, các nhà đầu tư sẽ có các
biểu hiện như:
- Sốc, chống váng, dao động;
16


-

Đe phòng, nghi ngờ, lo lắng;
BỊ giảm sút niềm tin vào số liệu tài chính mà các cơng ty niêm yết đã cơng bố;
Khơng cịn tin vào số liệu tài chính;
Bị ám ảnh về số liệu tài chính;
Theo thời gian, các nhà đầu tư:


+ Sẽ ít, thậm chí khơng cịn quan tâm đến số liệu tài chính do các cơng ty niêm
yết công bố;
+ Họ đầu tư theo kinh nghiệm, theo cảm nhận cá nhân.

Yêu cầu 2.
Trước hết, có thể khẳng định rằng ở Việt Nam hiện nay, BCTC dù đã được kiểm toán
chưa hẳn đã bảo đảm độ tin cậy. Đe tìm ra nguyên nhân, Anh/Chị cần phải xem xét trên các
khía cạnh sau:
- Từ phía DN đưọ'c kiểm toán: Chất lưọng và độ tin cậy của BCTC phụ thuộc chủ yếu
vào ý thức, vào năng lực, vào động CO' và mục đích của người lập BCTC (ý thức, nhận thức
của ngưịi làm kế tốn; chủ ý của lãnh đạo DN với ý đồ làm giá cổ phiếu, làm “đẹp” tình
hình tài chính...; vào ý thức cơng dân, sự tơn trọng pháp luật, tơn trọng khách hàng;...).
- Từ phía cơng ty kiểm tốn: Do tác động về quan hệ lợi ích giữa cơng ty kiểm tốn
(với tư cách là người cung cấp dịch vụ kiểm tốn) vói DN (với tư cách là ngưòi trả tiền để
sử dụng dịch vụ kiểm tốn); do trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của kiểm tốn
viên;...
-

Từ phía Nhà nước:

+ Các chế tài xử lý;
+ Các văn bản quy định hay hướng dẫn.

Yêu cầu 3.
Để bảo vệ mình khi chất lượng BCTC vẫn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích
và năng lực của người lập, các nhà đầu tư cần phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, chủ động học
hỏi, nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm nhìn nhận, đánh giá tình hình tài
chính của DN. Mặt khác, phải xem xét, kiểm tra thật kĩ về các con số sai lệch giữa các bản
BCTC của DN đưa ra và tìm hiểu lý do khác biệt cũng như giải trình của DN về sự khác
biệt. Đồng thịi, tìm hiểu mọi mặt về DN muốn đầu tư, từ lịch sử hình thành, phát triển; uy

tín và trình độ chủ DN cho đến các mối quan hệ tài chính của DN trong quá trình hình thành
và phát triển. Đặc biệt, cần giữ vũng lập trưịng của mình, khơng bị lung lay bởi các con số.

Bài số 9

Yêu cầu:
Các bút toán điều chỉnh đưọn thực hiện trên CO' sỏ' xem xét báo cáo và thuyết minh giải
trình của AGF để điều chỉnh lại BCTC theo nguyên tắc số liệu kiểm toán là số liệu gốc làm
căn cứ điều chỉnh. Do đó, kế tốn sử dụng kỹ thuật ghi đỏ hoặc ghi đảo hay kỹ thuật ghi bổ
sung để điều chỉnh tưong ứng vói giá trị chênh lệch tăng (+)/giảm tương ứng. Ví dụ:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 179 tỷ đồng (làm trịn) ghi nhận khơng
TRƯƠNG ĐAI HỌC CONG NGHIỆP TP.HCM

. J-- .. M .jMWi-rmw «»t— —

w I

r iHŨVỈÊN


đúng niên độ, do đó, bút tốn điều chỉnh trong năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/10/2016 và
kết thúc ngày 30/9/2017 sẽ là:
- Ghi giảm doanh thu:

179 tỷ đồng;

- Ghi giảm thuế GTGT (10%):

17,9 tỷ đồng;


- Ghi giảm các khoản phải thu:

196,9 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu khác (trong thuyết minh giải trình) thực hiện tưong tự.

Bài số 10

Yêu cầu:
Phuong pháp điều chỉnh số liệu thơng qua các bút tốn điều chỉnh thực hiện tưong tự
đối với bài số 9 đối với Báo cáo Giải trình kết quả kinh doanh năm 2017 của Công ty cổ
phần Hùng Vuong (HUG).

18


×