Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Các hoạt động công tác xã hội trong giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV AIDS tại thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.78 KB, 21 trang )

Các hoạt động công tác xã hội trong giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh
Lý do chọn chủ đề
Dịch HIV/AIDS đã trở thành mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới nhiều
năm nay, trong đó có Việt Nam. Đại dịch này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
kinh tế, xã hội, đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng bất chấp các nỗ
lực của quốc gia và quốc tế trong phòng chống sự lây lan HIV/AIDS.
Trong những năm gần đây, số người nhiễm HIV và người chết do AIDS đã giảm.
Song ở Việt Nam những người nhiễm HIV vẫn còn chịu sự kỳ thị, xa lánh của cộng
đồng, đây là một trong những nguy cơ khiến cho dịch có thể tái diễn và phát triển
nhanh hơn. Nhiều người cho rằng HIV có thể lây qua những giao tiếp hàng ngày
nên càng có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử.
Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, tính đến tháng 9/2019,Việt
Nam lũy tích số người nhiễm HIV là hơn 211.000 người, số người tử vong do
AIDS là hơn 103.000 người. Số ca nhiễm HIV/AIDS không chỉ tập trung trong
nhóm người có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, mại dâm mà đã xuất
hiện ở phụ nữ mang thai, trẻ em, bệnh nhân lao... Nguyên nhân lây nhiễm
HIV/AIDS hiện nay chủ yếu là lây qua đường tình dục. Từ khi phát hiện ca nhiễm
HIV đầu tiên năm 1990, Việt Nam cùng với thế giới đã nỗ lực không ngừng để
ngăn chặn sự lây lan của dịch HIV và từng bước thay đổi chiến lược tuyên truyền
để giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS. Công tác xã
hội với người nhiễm HIV là một trong những hoạt động thiết thực và đặc biệt quan
trọng. Hoạt động này không chỉ trợ giúp cho người nhiễm HIV vươn lên đấu tranh
với bệnh tật mà còn giúp phát hiện sớm HIV và góp phần ngăn ngừa sự lây nhiễm
HIV. Bên cạnh đó, công tác xã hội với người nhiễm HIV giúp nhân viên xã hội kết
nối nguồn lực trợ giúp thân chủ. Huy động sự tham gia của người dân vào công tác
phịng chống HIV, cách chăm sóc người nhiễm HIV để hạn chế sự kỳ thị và phân
biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Quảng Yên là một thị xã trung du ven biển nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh.
Đây là khu vực có kinh tế phát triển, dân số đô thị chiếm phần lớn và có trình độ


dân trí cao. Khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại đây vào năm 1997,
khơng ít người do những hiểu biết sai lệch về HIV là một căn bệnh nguy hiểm, lây
qua tiếp xúc hằng ngày và không thể chữa được, đã khiến cho những người bị
nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã chịu khônng ít sự kỳ thị và phân biệt


đối xử của người dân nơi đây. Tính đến năm 2018 trên địa bàn xã đã có tới 780
trường hợp nhiễm HIV được phát hiện và đang có xu hướng tăng trong các năm trở
lại đây, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã phối hợp thực hiện các công tác
phòng, chống HIV nhưng hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV ở đây chưa thực sự hiệu quả, vì thế tôi quyết
định chọn đề tài “ Các hoạt động công tác xã hội trong giảm kỳ thị và phân biệt đối
xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh” làm đề tài nghiên cứu chính trong bài viết lần này mong muốn đóng góp một
chút cơng sức vào hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn thị xã.
I.

Cơ sở lý luận các hoạt động công tác xã hội trong giảm kỳ thị và phân
biệt đối xử với người nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
I.1.
Khái niệm HIV/AIDS và khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm HIV
Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, thuật ngữ HIV được hiểu như
sau:

HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có
thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con
trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.

1.1.2

1.1.3

Khái niệm AIDS
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống
miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể khơng cịn khả năng chống lại các tác
nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.
Khái niệm liên quan
1.1.3.1.
Khái niệm kỳ thị
Có nhiều quan điểm khác nhau về kỳ thị. Kỳ thị được xem như là một quan
điểm, một cách nhìn nhận đối với sự khác biệt nào đó cho một nhóm người
và thường mang ý nghĩa tiêu cực.
Theo định nghĩa của UNFPA: “ Kỳ thị là một quá trình làm giảm giá trị của
một cá nhân dưới ánh mắt người khác”.
Theo Luật phòng, chống HIV/AIDS, 2006: “Kỳ thị người nhiễm HIV là thái
độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người


đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV
hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV”.
Khái niệm phân biệt đối xử với người nhiễm HIV
Theo định nghĩa của UNFPA: “ Phân biệt đối xử bao gồm những hành động
hoặc sự loại trừ do thái độ kỳ thị gây ra và nhằm vào những cá nhân bị kỳ
thị”.
Theo Luật phòng, chống HIV/AIDS, 2006: “ Phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có
thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người
đó nhiễm HIV hoặc người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc

bị nghi ngờ nhiễm HIV”.
1.1.3.3.
Khái niệm công tác xã hội
Theo tác giả Bùi Thị Xn Mai: Cơng tác xã hội có thể hiểu là một nghề,
một hoạt động chuyện nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng
đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội,
đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ
nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phịng ngừa các
vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
1.1.3.4.
Khái niệm các hoạt động công tác xã hội
Hoạt động công tác xã hội là các hoạt động triển khai hỗ trợ các cá nhân, gia
đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề của
họ, giúp con người nhận thức ra vấn đề của mình, nâng cao khả năng ứng
phó và tự giải quyết vấn đề của mình, giúp họ tiếp cận các nguồn tài nguyên
cộng đồng như các dịch vụ công cộng, trung tâm y tế, trường học, văn hóa,
khả năng kết nối các nguồn lực bên ngoài.
1.1.3.2.

1.2.Thực trạng HIV trên thế giới và Việt Nam
Thực trạng HIV trên thế giới
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Mỹ năm 1981, cho đến nay loài
người đã trải qua hơn 39 năm đối phó với một địa dịch quy mô lớn, phức tạp. Hiện
HIV/AIDS tiếp tục là một vấn đề y tế cơng cộng lớn của tồn cầu. Theo số liệu do
WHO công bố cuối năm 2019, kể từ khi dịch HIV/AIDS bùng phát, 75 triệu người
đã nhiễm HIV và khoảng 32 triệu người đã tử vong vì virus gây chết người này.
Tính đến cuối năm 2018, thế giới có 37,9 triệu người đang phải chung sống với
HIV. Ước tính, hiện có khoảng 0,8% người ở độ tuổi 15-49 trên toàn cầu nhiễm
HIV.
1.2.1



Châu Phi là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch này. Cứ
trong 25 người trưởng thành tại châu Phi thì lại có một người nhiễm HIV. Số người
nhiễm HIV tại “lục địa đen” chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm trên thế giới.
Tại Châu Á năm 2017, có thêm khoảng 280.000 người nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bên cạnh 5,2 triệu người nhiễm
và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đang sống tại đây. Hầu hết dịch tại các quốc gia đang
có dấu hiệu chững lại. Song tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại đang gia tăng ở những quốc
gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp như Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm chích ma túy
là hình thái lây truyền HIV chính) và Philipin. Hình thái lây truyền tại Châu Á vẫn
tập trung chủ yếu ở nhóm người tiêm chích ma túy, người bán dâm, khách làng
chơi và nam quan hệ tình dục đồng giới. Khoảng 90% số người nhiễm HIV tại Ấn
Độ được cho là đã lây nhiễm từ việc quan hệ khơng an tồn.
1.2.2. Thực trạng HIV tại Việt Nam
Tháng 12 năm 1990, Việt Nam lần đầu phát hiện ra trường hợp nhiễm HIV tại
thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIIV/AIDS đã bắt đầu bùng nổ từ
năm 1993 trong nhóm những người nghiện tiêm chích ma túy tại thành phố Hồ Chí
Minh. Sau đó, dịch đã bắt đầu lan ra các tỉnh thành khác trong cả nước.
Tính đến 31/10/2019, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thì cả nước có 211.981 người nhiễm HIV hiện còn sống và 103.426 người nhiễm
HIV đã tử vong. Trong 10 tháng đầu năm 2019, cả nước xét nghiệm phát hiện mới
8.479 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân tử vong 1.496 trường hợp. Số người
mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16-29 (40,1%) và từ 30-39
(33,8%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục khơng an tồn (67,2%) và qua
đường máu (16,6%), mẹ sang con 1,8%. Nhìn chung số liệu dịch phát hiện không
thay đổi so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, diễn biến dịch HIV/AIDS vẫn còn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng.
Một số địa bàn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ở các vùng sâu, vùng xa cũng sẽ
tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng do người dân khơng có đủ

kiến thức về phịng, chống HIV/AIDS và tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư cao
nhưng chưa được xét nghiệm phát hiện địa bàn trọng điểm về dịch HIV/AIDS.
1.3.
Các nguyên tắc của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ người nhiễm
và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Chấp nhận đối tượng: Việc chấp nhận những hành vi, quan điểm hay giá
trị của đối tượng khơng có nghĩa là đồng tình với những hành vi suy nghĩ
của họ. Sự tơn trọng hay chấp nhận ở đây ám chỉ việc ghi nhận sự tồn tại
và không phán xét hay lên án những hành vi, suy nghĩ của họ.
Đảm bảo tính khác biệt của mỗi đối tượng: Con người có những nhu cầu
cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người do hoàn cảnh khác nhau, có tính


cách khác nhau và những mong muốn, nguyện vọng không giống nhau.
Việc cá biệt hóa trường hợp của đối tượng giúp nhân viên công tác xã hội
đưa ra phương pháp giúp đỡ phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đảm
bảo lợi ích thiết thực cũng như đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng trên
cơ sở đặc điểm, khả năng, nguồn lực mà họ có.
Bảo mật các thơng tin về trường hợp của đối tượng: Mọi thông tin của
thân chủ/ người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cần được giữ kín,
khơng được tiết lộ trừ phi được họ đồng ý.
Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng: Hãy để họ tự quyết định trên cơ
sở trao đổi, tìm hiểu thơng tin chính xác và hợp lý được cung cấp từ nhà
tham vấn và những nguồn thông tin khác. Nhân viên công tác xã hội chỉ
giúp họ đưa ra được những quyết định đúng đắn.
Không định kiến, không phán xét hay lên án: Khi người nhân viên công
tác xã hội có định kiến, phán xét người nhiễm HIV điều này có thể là ảnh
hưởng tới hành vi ứng xử của nhân viên công tác xã hội với họ.
Tự ý thức bản thân: Tự ý thức bản thân giúp nhân viên công tác xã hội
biết giới hạn về quyền lực của mình và có ý thức hồn thiện bản thân để

hồn thành tốt cơng việc chun mơn.
Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp: Nhân viên công tác xã hội cần thể
hiện sự tôn trọng quan điểm giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp, khách quan
và công bằng không lợi dụng vị thế của mình để thực hiện các mục đích
cá nhân.
1.4.
Các kỹ năng công tác xã hội trong hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối
xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
1.4.1. Kỹ năng điều phối
Là khả năng tổ chức, điều hành, phân công công việc của nhân viên cơng
tác xã hội trong q trình điều hành sinh hoạt cộng đồng và cả tiến trình
duy trì hoạt động trong cộng đồng.
Nhân viên cơng tác xã hội cần có khả năng xây dựng kế hoạch tốt để tổ
chức thực hiện đạt được mục tiêu: Thảo luận nhóm về mục tiêu sinh hoạt,
đưa ra các hoạt động thích hợp, tìm kiếm nguồn lực, con người phù hợp,
xác định thời gian hợp lý, giám sát các hoạt động.
Có khả năng tạo môi trường thoải mái cho các buổi sinh hoạt cộng đồng:
Liên tục thay đổi các hình thức sinh hoạt, tổ chức các hoạt động giải trí
như trị chơi, văn nghệ...
1.4.2. Kỹ năng huy động nguồn lực
Là sự hiểu biết và khả năng thu hút những đóng góp sức người, sức
của, kiến thức từ các cá nhân, gia đình của các tổ chức xã hội, cơ


quan, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài cộng đồng nhằm thực hiện
các hoạt động xã hội như xây dựng chương trình truyền thơng giảm kỳ
thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, hỗ trợ các cá nhân để họ
vượt qua khó khăn.
Kỹ năng này địi hỏi nhân viên cơng tác xã hội cần có khả năng thuyết
phục, lắng nghe chia sẻ, cập nhật thông tin...

1.4.3. Kỹ năng truyền thơng và vận động
Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, thái
độ và tình cảm giữa các chủ thể với nhau với mục đích nâng cao nhận thức,
kiến thức, thay đổi thái độ và hành vi của đối tượng đích.
Vận động là một quá trình liên tục nhằm thay đổi các thái độ, hành động, các
chính sách và luật lệ bằng cách tác động tới những cá nhân, tổ chức có quyền
lực, các hệ thống và các cấu trúc ở các mức độ khác nhau tiến tới cải thiện
một vấn đề.
Để thực hiện truyền thơng vận động địi hỏi nhân viên cơng tác xã hội phải
nhiều kiến thức, kỹ năng, tinh thần – thái độ làm việc đa dạng phong phú.
1.5 Các hoạt động công tác xã hội trong giảm kỳ thị và phân biệt đối xử
với người nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
1.5.1 Hoạt động tham vấn cho người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Nhà tham vấn sẽ tham vấn tâm lý cho người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV,
bởi người nhiễm HIV khi biết mình dương tính với HIV họ thường có tâm lý
lo sợ, hoảng loạn, e dè. Vì vậy cần hoạt động tham vấn tâm lý để giúp cho
thân chủ yên tâm, bình tĩnh nhận thức được sự quan trọng của vấn đề họ
đang gặp phải.
Tham vấn về hiệu quả của việc xét nghiệm, các biện pháp dự phòng lây
nhiễm HIV, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV và người ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Tham vấn cho thân chủ luôn nghĩ về những điều tốt đẹp, những hi vọng, cơ
hội của họ trong tương lai. Luôn tự tin vào bản thân, hòa nhập cộng động
nhằm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong cộng đồng với người nhiễm
HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
1.5.2. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong cộng đồng
về HIV và sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS Cung cấp các thơng tin về chính sách, luật dành cho người nhiễm HIV
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV.

Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống loa
truyền thanh của xã, phường, thị trấn; tổ chức nói chuyện chuyên đề, hội thảo; tổ


chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức phịng, chống HIV/AIDS. Tập trung xóa bỏ
tình trạng phân biệt, đối xử kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn.
1.5.3. Hoạt động giáo dục trong cộng đồng về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với
người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Tổ chức các lớp tập huấn trong cộng đồng phổ biến kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
giúp mọi người hiểu đúng về HIV/AIDS.
Hội thảo hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng.
Tạo cơ hội để người nhiễm HIV có cơ hội chia sẻ những khó khăn, những vấn đề
của họ để cộng đồng hiểu hơn và chấp nhận vấn đề, nhu cầu của họ từ đó tăng khả
năng kết nối giữa người nhiễm HIV hướng họ đến những cơ hội trong cuộc sống.
II.

Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại thị xã Quảng Yên
II.1.
Khái quát chung về thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người
nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại thị xã Quảng Yên
Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2018 trên địa bàn thị xã
Quảng Yên phát hiện 780 trường hợp nhiễm HIV trong độ tuổi từ
20-39 tuổi chiếm phần lớn. Đường lây chủ yếu là do quan hệ tình
dục khơng an tồn chiếm 63% và qua đường máu (23%). Trong số
người nhiễm HIV mới, có 36% là phụ nữ lây từ chồng, 23% là
người nghiện chích ma túy, 10% là người mua dâm, 2% là phụ nữ
bán dâm. Khi người dân trong địa bàn thị xã phát hiện có trường
hợp nhiễm HIV, họ sẽ đồn thổi nhau và có hành động xa lánh,

khơng tiếp xúc hay nói chuyện với người nhiễm. Sự kỳ thị và phân
biệt đối xử thể hiện rõ qua hành động, lời nói của họ.
Sở dĩ hiện tượng kỳ thị và phân biệt đối xử một phần là do truyền
thông đã đánh đồng căn bệnh thế kỷ HIV gắn với những hình ảnh
của các tệ nạn mại dâm và ma túy, làm cho cộng đồng hiểu lầm
rằng căn bệnh HIV là do con người sống buông thả, làm những
việc băng hoại đạo đức. Do đó, người bị nhiễm HIV sống trong nỗi
cơ đơn, tủi nhục, phập phồng lo sợ ngay chính cộng đồng của
mình. Có những người bệnh vì khơng chịu nổi điều tiếng của
miệng lưỡi người đời mà đành dứt áo ra đi tìm nơi ở mới, có người
vì tâm lý yếu khơng chịu đựng được sự ghẻ lạnh của chính người
sinh ra mình mà tìm đến cái chết như một sự giải thoát cho bản
thân và cả người thân.


II.2.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Quảng
Yên
II.2.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Yên là một thị xã trung du ven biển nằm ở phía Tây Nam tỉnh
Quảng Ninh, có 19 đơn vị hành chính bao gồm 11 phường và 8 xã.
Dân số tồn thị xã là 180.028 người, trong đó 66% dân số nội thị. Mật
độ dân số tồn đơ thị chỉ có 539 người/km2, nhưng mật độ dân số nội
thị lên đến 8.100 người/km2.
Tổng diện tích tự nhiên khoảng 33.370ha, thị xã Quảng n có đặc
điểm địa hình và đất đai của một đồng bằng cửa sơng ven biển, có
tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Nơi
đây có khí hậu đặc trưng của vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, khí
hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh. Thời tiết nơi đây phân hóa

thành 2 mùa gồm mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, trái ngược là mùa
đông lạnh và khô, rất thuận lợi cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và
phát triển du lịch.
Là cửa ngõ phía Nam đi vào tỉnh Quảng Ninh, thị xã Quảng Yên nằm
trong tuyến hành lang kinh tế ven biển Hải Phịng - Quảng Ninh, có
tuyến cao tốc Hải Phòng -Hạ Long đi qua. Lợi thế này giúp Quảng
Yên dễ dàng kết nối với các đô thị lớn và các trung tâm kinh tế của
tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí quan
trọng đối với quốc phòng và an ninh.
Mạng lưới dòng chảy mặt ở Quảng n khá dày dịng chảy chính là
sông Bạch Đằng thuận lợi cho phát triển vận tải đường thuỷ và khai
thác, nuôi trồng thủy sản. Là nơi sinh sống, sinh sản của nhiều lồi hải
sản q có giá trị như: tơm, cá song, cua bể, sị huyết, hầu hà, phát
triển kinh tế biển.
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Thị xã Quảng Yên đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đạt mức
19,4% vào năm 2019. Từ năm 2016 – 2019, tổng giá trị sản xuất theo
giá trị thực tế tăng từ 14.167 tỷ đồng lên 23.512 tỷ đồng. Thu ngân
sách năm 2019 của Quảng Yên đạt khoảng 1.254 tỷ đồng, tăng 37,6%
so với cùng kỳ, vượt chỉ tiêu và cũng là mức thu cao nhất từ trước đến
nay.
Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, năm 2019 là 56
triệu đồng/người/tháng. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân. Tỷ lệ hộ nghèo tồn thị xã chỉ cịn khoảng 0,74%.


Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất
các ngành cơng nghiệp - xây dựng đạt 186,4 tỷ đồng, bằng 16,2% so
với kế hoạch năm, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị sản
xuất ngành dịch vụ ước đạt 708 tỷ đồng, bằng 17,5% tăng 16,9% so

với cùng kỳ năm 2019. Tám tháng năm 2020, tổng sản lượng thuỷ sản
trên địa bàn thị xã là 23.052 tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong thời gian qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân thị xã đã đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, hồn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật
nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh
thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào thị xã như Tập đoàn
Sun Group, Vingroup, FLC, Tập đoàn Amata (Thái Lan)... với thế
mạnh về phát triển kinh tế biển, công nghiệp. Hiện tại, một số cụm
công nghiệp, xây dựng đã và đang đầu tư, đi vào hoạt động có hiệu
quả như: Cụm cơng nghiệp km7, cụm công nghiệp sửa chữa tàu tại
phường Hà An, khu công nghiệp Đông Mai, khu công nghiệp Sông
Khoai, khu công nghiệp và cảng Nam Tiền Phong, khu phức hợp Hạ
Long Xanh...giải quyết việc làm cho rất nhiều người lao động.
Tài nguyên du lịch tự nhiên Quảng Yên khá phong phú với nhiều khu
vực cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như hai cây lim Giếng Rừng; Thác
Mơ - hồ Yên Lập; đảo Hồng Tân có núi đá vơi và một số hang động
cổ, nhiều phong tục tập quán, truyền thống văn hóa cổ truyền của
người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cịn được lưu giữ cùng với nhiều món
ăn, hải sản độc đáo. Nhiều lễ hội nổi tiếng như Lễ hội Bạch Đằng, lễ
hội Tiên Công, lễ hội Xuống đồng... Hiện nay trên địa bàn Thị xã
Quảng Yên có khoảng hơn 200 di tích lịch sử văn hố, trong đó có 1
di tích cấp quốc gia đặc biệt, 40 di tích quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh.
II.3.

Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS tại thị xã Quảng Yên
Trên địa bàn thị xã Quảng Yên phát hiện trường hợp nhiễm HIV
đầu tiên vào năm 1997, đến năm 2018 tổng số bệnh nhân tích lũy
nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn là 780 bệnh nhân, bệnh nhân đã tử
vong tích lũy do HIV/AIDS là 418.



Nội dung
Số bệnh nhân còn sống
Số bệnh nhân được theo dõi và điều trị
ARV, trong đó:

Số người
362
330

Trung tâm Y tế thị xã
215
Trung
tâm
phòng,
chống
115
HIV/AIDS tỉnh
- Chưa được quản lý
23
Bảng 1: Số người nhiễm HIV đang được điều trị và theo dõi ARV
(Nguồn: Thống kê của Trung tâm y tế thị xã Quảng Yên, 2018)
-

Theo thống kê nêu trên, trong số những người nhiễm HIV số bệnh
nhân còn sống 362 bệnh nhân. Số bệnh nhân được theo dõi và điều
trị ARV là 330 bệnh nhân, trong đó điều trị tại Trung tâm Y tế thị
xã là 215 bệnh nhân, 115 bệnh nhân được điều trị tại Trung tâm
phòng, chống HIV/AIDS tỉnh (23 bệnh nhân chưa được quản lý).

Từ khi phát hiện trường hợp nhiễm đầu tiên trên địa bàn, thị xã
Quảng Yên cùng với tồn tỉnh đã nỗ lực khơng ngừng để ngăn
chặn sự lây lan của HIV và đã từng bước thay đổi chiến lược
truyền thông để giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với những người
nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, trên thực tế sự kỳ thị và phân biệt
đối xử với người nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn
còn tồn tại ở khắp nơi: tại gia đình, nơi làm việc, trường học, bệnh
viện, những nơi công cộng khác, trong các bối cảnh khác nhau thể
hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Kỳ thị và phân
biệt đối xử có thể thể hiện cơng khai hoặc ngấm ngầm, thơ bạo
hoặc tế nhị ở nhiều hồn cảnh và mức độ khác nhau.
Đặc điểm tâm lý của người nhiễm HIV trên đia bàn thị xã Quảng
Yên:
Sốc, choáng: Người nhiễm HIV khi nhận được kết quả xét nghiệm
dương tính là sốc và chống. Họ bối rối, hoảng loạn, khơng biết
phải làm gì. Nhiều trường hợp mặc dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý
nhưng họ vẫn bị trạng thái sốc, choáng, thâm chí là ngất xỉu. Vì
vậy thời điểm này họ rất cần một người bên cạnh an ủi và trấn tĩnh


họ. Những cảm xúc đột ngột, bất ngờ dẫn dễ dẫn đến những hành
vi vơ thức, mang tính tiêu cực.
Sau sốc, choáng người nhiễm HIV rơi vào trạng thái từ chối, phủ
nhận thông tin bị nhiễm. Họ chuyển sang giai đoạn cảm xúc tự xỉ
vả bản thân, mặc cảm tội lỗi, ân hận. Một số người họ giấu bệnh
khiến tình trạng bệnh ngày càng tệ hơn, nguy cơ lây nhiễm ra cộng
đồng cao.
Lo sợ: Cảm giác lo sợ bao trùm lên cuộc sống của họ. Họ sợ chết,
khi mà bản thân cịn trẻ, họ cịn mang trong mình rất nhiều hồi
bão, ước mơ, họ sợ khơng có cơ hội học tập, khơng có cơ hội làm

việc. Họ sợ bi người thân xa lánh, ghét bỏ...
Mặc cảm: Cảm giác buồn, day dứt khi thấy mình khơng được như
mọi người. Khi mà người nhiễm vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm
nghiện chích và mại dâm. Do vậy khi nói tới HIV mọi người
thường nghĩ đến những người sống buông thả, trụy lạc. Cách nghĩ
đó khiến mọi người khơng muốn tiếp xúc với người nhiễm HIV,
điều này khiến họ thấy mặc cảm.
Tất cả những cảm xúc tiêu cực đó làm cho người nhiễm HIV rơi
cào trạng thái cơ đơn, buồn bã, thu mình và khơng muốn giao tiếp.
Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm trạng
của người nhiễm HIV.
Chấp nhận tình trạng bệnh và sống tích cực: Nếu được sự quan
tâm, trợ giúp, người nhiễm HIV sẽ dần lấy lại cân bằng cuộc sống.
Họ chấp nhận tình trạng bệnh của mình và muốn tìm cách sống
tích cực. Họ bắt đầu tìm những thơng tin để chữa bệnh, tăng cường
sức khỏe. Họ muốn làm điều có ích cho gia đình và xã hội.
Nhu cầu của người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV:


Nhu cầu cơ bản không phân biệt người nhiễm HIV hay những
người không nhiễm HIV, nhu cầu cơ bản dành cho tất cả mọi
người sống trong xã hội từ ăn, ngủ, nghỉ, mặc, đi lại... nhu cầu
mà không thể thiếu trong cuộc sống và nếu như khơng có nó
con người không thể tồn tại được. Những người nhiễm HIV,
bản thân họ có bệnh nhưng họ vẫn sống và cần được duy trì
những nhu cầu cơ bản này.
Nhu cầu an tồn: Bao gồm nhu cầu được an tồn tính mạng và
an tồn tinh thần.
An tồn về tính mạng: con người được bảo vệ, tránh được
những nguy cơ đe dọa cuộc sống...

An toàn tinh thần: tránh được những sợ hãi, lo lắng, những tác
động xấu về tinh thần...
Bản thân những người nhiễm HIV khi phát hiện mình nhiễm
bệnh họ rất dễ rơi vào trạng thái sợ hãi, lo lắng, họ có nguy cơ
cao bị người khác đe dọa, lăng mạ tinh thần vì đã mang trong
mình căn bệnh đáng sợ, có thể nguy cơ lây ra cộng đồng. Nhu
cầu được an toàn xếp ưu tiên sau nhu cầu cơ bản, nhu cầu an
toàn trở thành nhu cầu cấp thiết với người nhiễm HIV.
Nhu cầu tình cảm: Nhu cầu về tình cảm thể hiện ở sự trao nhận
tình cảm với bản thân, gia đình, bạn bè... Người nhiễm HIV họ
thường thiếu đi nhu cầu tình cảm này. Họ bị chính những người
thân trong gia đình ruồng bỏ, xa lánh; bạn bè, đồng nghiệp cũng
không dám tiếp xúc với họ do sợ lây bệnh. Những người nhiễm
HIV họ ln có cảm giác buồn tẻ, bị cô lập.
Nhu cầu tôn trọng: Người được tôn trọng sẽ là người có được
sự tự tin và tính độc lập, họ sẽ phát huy những khả năng mà bản
thân mình sẵn có. Bản thân người nhiễm HIV khi phát hiện
bệnh, họ đã nhận thức được rằng họ sẽ mất đi lịng tin và sự tơn
trọng từ những người xung quanh thông qua việc họ bị xa lánh,
đàm tiếu, kỳ thị từ cộng đồng. Khi những người nhiễm HIV
không được tôn trọng họ dễ tự ti, cô độc sẽ dẫn đến những hành
vi tiêu cực. Vì vậy, nhu cầu tơn trọng với người nhiễm HIV là
vơ cùng quan trọng, nó là động lực để họ phấn đấu, cố gắng
sống tích cực hơn mỗi ngày.
Nhu cầu được chấp nhận và tự khẳng định bản thân: Theo bản
năng, con người luôn điều chỉnh hoạt động để thích nghi với
điều kiện sống. Tuy nhiên chỉ có một số người có điều kiện và


2.2.


khả năng tự khẳng định bản thân, đối với người nhiễm HIV lại
càng khó hơn. Khi mà bản thân họ đã bị cộng đồng từ chối,
cuộc sống của họ như trở lại con số không, họ mất tất cả, khả
năng để họ có thể phục hồi và phát triển là rất lâu.
Vì vậy dù là ai đi chăng nữa, họ cũng cần các nhu cầu từ những
nhu cầu cơ bản nhất đến nhu cầu được tự hoàn thiện và khẳng
định bản thân. Đối với người nhiễm HIV họ rất cần sự quan
tâm, tôn trọng, chấp nhận từ cộng đồng. Mọi người cần có cái
nhìn đúng hơn về HIV, cần thực hiện tốt cơng tác phịng, chống
HIV trên địa bàn, tun tryền giảm kỳ thị và phân biệt đối xử
với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong xã hội. Tạo
cơ hội để những người nhiễm HIV có cơ hội hịa nhập cộng
đồng, cải thiện sức khỏe, giúp họ có cơng việc ổn định để duy
trì thu nhập, ổn định cuộc sống nhằm chống chọi lại với bệnh
tật.
Đánh giá thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong giảm kỳ thị
và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại thị xã Quảng yên
Hiện nay trên địa bàn thị xã Quảng Yên đã có một văn phịng cơng tác
xã hội cấp thị xã tại thị xã Quảng n, một văn phịng cơng tác xã hội
cấp phường tại phường Hà An và một văn phịng cơng tác xã hội tại
trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo. Hệ thống văn phòng được
thành lập từ năm 2013 đến nay đã thực hiện tốt công tác tư vấn, tham
vấn cho các đối tượng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho địa bàn thị
xã vì đã có sự hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội, họ đã có q trình
tiếp xúc và trợ giúp với người dân và từ đó họ có mối quan hệ, lịng
tin tốt hơn với người dân nơi đây trong việc thực hiện, triển khai các
hoạt động. Tại đây các nhân viên công tác xã hội đã phối hợp với các
cấp lãnh đạo trong địa bàn thị xã, khu phố, phường, xã thực hiện các

hoạt động giúp giảm kỳ thị cho người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS trên toàn địa bàn: Hoạt động tham vấn cho người nhiễm
HIV và ảnh hưởng bởi HIV, hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng
nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong giảm kỳ thị và phân
biệt đối xử với người nhiễm HIV và hoạt động giáo dục cộng đồng tại
đây.
2.3.1.Hoạt động tham vấn cho người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS


Hiện nay trên địa bàn thị xã Quảng Yên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử
đang là rào cản khiến cho sự gia tăng của HIV/AIDS trong cộng đồng.
Người nhiễm HIV khi phát hiện mình đã dương tính với HIV, tâm lý
ban đầu của họ cũng là sốc, lo sợ. Tâm lý này ảnh hưởng tới suy nghĩ,
hành vi và khả năng ra quyết định của đối tượng. Lúc này họ rất cần
sự tham vấn của những người có chun mơn, để giúp họ bình tĩnh,
nhận thức và chấp nhận vấn đề một cách trực diện.
Những người nhân viên công tác xã hội thực hiện hoạt động tham vấn
tâm lý giúp đối tượng trấn tĩnh, bắt đầu bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của
bản thân. Qua việc lắng nghe, chia sẻ, đồng hành cùng đối tượng giúp
người nhân viên công tác xã hội hiểu được vấn đề của thân chủ, đi đến
hướng phân tích các nguyên nhân, cốt lõi của vấn đề. Giúp đối tượng
nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Theo như chia sẻ của anh Nguyễn Nam T. sống tại xã Hiệp Hịa khi
đến tham gia vào q trình tham vấn tại văn phịng cơng tác xã hội thị
xã, khi được nhận được câu hỏi: “Khi phát hiện mình đã dương tính
với HIV anh đã có những suy nghĩ và hành động gì ?” anh T. có chia
sẻ “Do e sợ thái độ kỳ thị của mọi người nên né tránh việc xét nghiệm
và không thực biện các biện pháp dự phịng lây nhiễm HIV, do đó hậu
quả là làm lây nhiễm HIV cho vợ . “Mặc dù biết mình có nguy cơ

nhiễm HIV do ăn chơi tác tráng, nhiều lần định đi xét nghiệm nhưng
sợ mọi người kỳ thị nên khơng dám. Bây giờ thì lây nhiễm HIV cho
vợ nên tơi rất hối hận.”
Có thể thấy, những người nhiễm HIV luôn mang tâm lý mặc cảm, tự
ty, lo sợ không dám tiếp xúc với cộng đồng, giấu bệnh, khơng hợp tác
với Chương trình phịng chống HIV/AIDS. Từ đó, dẫn đến những khó
khăn trong cơng tác phịng, chống HIV/AIDS; làm tăng nguy cơ lây
bệnh trong cộng đồng. Người nhiễm HIV dù vơ tình mắc bệnh hay do
lầm lỗi của chính bản thân họ cũng cần được đối xử cơng bằng, đặc
biệt là trẻ em. Bởi các em hoàn toàn khơng có tội mà phải chịu nhiều
thiệt thịi nên rất cần sự cảm thông và sẻ chia từ những người xung
quanh.
Ngồi ra qua hoạt động tham vấn, nhân viên cơng tác xã hội có thể
tham vấn cho người nhiễm HIV về quy trình xét nghiệm, các biện
pháp dự phịng lây nhiễm HIV, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV và
người ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ y tế
cần thiết, kịp thời.


Hoạt động tham vấn tâm lý giúp cho người nhiễm HIV và ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS bình tĩnh trong chấp nhận và giải quyết vấn đề, hướng
họ đến những suy nghĩ tích cực, cuộc sống ln mở ra những cơ hội
mới cho người biết cố gắng, ln nhìn về phía trước. Những người có
khát vọng hịa nhập với cộng đồng.
Thơng qua hoạt động tham vấn giúp người nhiễm HIV và ảnh hưởng
bởi HIV có thêm tự tin, kiến thức về vấn đề của bản thân, giúp họ tự
tin đối diện, sống chung với mọi người xung quanh một cách an toàn.
Từ đó thực hiện tốt cơng tác giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Hạn chế: Hoạt động tham vấn đôi khi sẽ đi quá giới hạn của bản thân

dẫn đến sự áp đặt một phía từ nhân viên cơng tác xã hội thực hiện hoạt
động này lên đối tượng. Nhân viên công tác xã hội thiếu kỹ năng khai
thác vấn đề của đối tượng, khiến cốt lõi của vấn đề chưa được khai
thác hết. Đối tượng chưa tin tưởng vào khả năng của nhân viên công
tác xã hội.
Yếu tố tác động: Giúp đối tượng nhìn nhận vấn đề một cách tích cực,
hình thành tâm lý bình tĩnh trước mọi sự việc, từ đó nângg cao khả
năng nắm bắt và tự giải quyết tình huống.
2.3.2. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân
trong cộng đồng về HIV và sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Ngày nay hoạt động tuyên truyền được thực hiện trên các lĩnh vực,
tuyên truyền giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS cũng vậy. Thông qua hoạt động tuyên truyền
giúp người dân nhận thức đúng đắn về HIV, hậu quả của sự kỳ thị và
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
Nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng, chống
HIV/AIDS, thị xã Quảng Yên đã tập trung đẩy mạnh cơng tác tun
truyền bằng nhiều hình thức, trong đó, chú trọng hoạt động truyền
thơng trực tiếp hướng đến những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm
cao (người nghiện chích ma túy, người bán dâm và người có quan hệ
tình dục đồng giới, người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ)... Đẩy
mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ
thống loa truyền thanh của xã, phường, thị trấn; tổ chức nói chuyện
chuyên đề, hội thảo; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức phòng,
chống HIV/AIDS.


Cung cấp các thơng tin về chính sách, luật dành cho người nhiễm HIV
và tất cả người dân trong cộng đồng cùng nắm được. Trong nhiều văn

bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phòng chống HIV/AIDS đều
nhấn mạnh vai trò của các hoạt động giảm thiểu kỳ thị và phân biệt
đối xử với những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Một trong
những quan điểm chỉ đạo và giải pháp chủ yếu của Chiến lược Phòng,
chống HIV/AIDS là chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm
HIV/AIDS và tăng cường sự hỗ trợ của gia đình xã hội đối với người
nhiễm HIV/AIDS cũng như trách nhiệm của họ đối với gia đình và xã
hội.
Thị xã Quảng Yên đang tích cực triển khai nhiều hoạt động hưởng
ứng Tháng hành động quốc gia phịng, chống HIV/AIDS có chủ đề
“ Xét nghiệm HIV sớm hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”
với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng dân cư trong
toàn thị xã… Cùng với việc triển khai thực hiện tốt phong trào “Toàn
dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” trên địa
bàn 19/19 xã, phường, Thị xã tiếp tục triển khai cơng tác can thiệp
giảm tác hại dự phịng lây nhiễm HIV, khuyến khích sử dụng bao cao
su, trao đổi bơm kim tiêm tại 19 xã, phường...
Thông qua hoạt động tuyên truyền đã giúp người dân trong cộng đồng
có thêm nhiều kiến thức về HIV/AIDS, giúp người dân và người
nhiễm HIV nắm được các luật của nhà nước về phòng, chống HIV
cũng như giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong
cộng đồng.Từ đó nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi góc
nhìn, thái độ của họ về người nhiễm HIV.
Hạn chế: Đôi khi các chính sách hay quy định về HIV chưa hợp lý, có
một số cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng tuyên truyền những thơng tin
thiếu tính chân thực gây hoang mang trong cộng đồng về HIV, làm gia
tăng sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS trong cộng đồng.
Yếu tố tác động: nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong cộng
đồng về HIV/AIDS, vai trò của việc thực hiện giảm kỳ thị và phân

biệt với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Cùng với
phổ biến sâu rộng những luật pháp, chính sách của nhà nước trong
phòng, chống HIV/AIDS.
2.2.3. Hoạt động giáo dục trong cộng đồng về giảm kỳ thị và phân
biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS


Hoạt động giáo dục đóng vai trị quan trọng trong giảm kỳ thị và phân biệt
đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV. Trên địa bàn thị xã
Quảng Yên đã tổ chức các lớp tập huấn, các buổi tọa đàm, các hội thảo cho
người dân trong cộng đồng về HIV và giảm kỳ thị với người nhiễm HIV.
Các thông tin cần được cung cấp trong các buổi tập huấn, tọa đàm có thể bao
gồm kiến thức khoa học về HIV và AIDS, cơ chế lây nhiễm HIV và cách
phịng tránh lây nhiễm, các tiếp xúc khơng lây nhiễm, cách chăm sóc cho
người nhiễm HIV, các vấn đề pháp lý bao gồm quyền của người nhiễm HIV,
thông tin về thuốc kháng vi rút và những hoạt động điều trị cho người nhiễm
HIV. Một mảng thông tin quan trọng khác bao gồm tin tức về tình hình diễn
biến của đại dịch, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong nước và
quốc tế, các tấm gương tiêu biểu của người nhiễm HIV vượt lên khó khăn để
sống có ích.
Những người tham gia sẽ được tổ chức sắm vai, hay hóa thân vào những vở
kịch được tái hiện chân thực nhất hoàn cảnh của những người nhiễm HIV và
sự kỳ thị, phân biệt đối xử mà cộng đồng đã mang tới cho họ sẽ được diễn tả
một cách sâu sắc và chân thực nhất. Để thấy được người nhiễm HIV họ có
tâm lý như thế nào, hành vi của họ ra sao khi phát hiện hiện bệnh và sự rè
bỉu, xa lánh, sự kỳ thị từ phía cộng đồng, cách họ đối mặt với những khó
khăn trong cuộc sống như thế nào. Từ đó người dân sẽ có cái nhìn chân thực
nhất về những người nhiễm HIV, đồng cảm và chấp nhận họ.
Ngồi ra, qua các buổi tọa đàm cịn hỗ trợ kết nối người nhiễm HIV với cộng
đồng, tạo cơ hội để họ chia sẻ suy nghĩ của bản thân. Có những người họ rất

e sợ khi phải đối diện với cộng đồng và nói ra câu chuyện của mình, nhưng
cũng có người họ đã rất dũng cảm dám đứng lên nói ra cảm xúc, suy nghĩ,
những điều họ đã trải qua, cách họ đối diện với bệnh tật và cách họ cố gắng
mỗi ngày trong cuộc sống.
Hoạt động giáo dục có ý nghĩa nhân văn rất lớn, giúp người dân trong cộng
đồng nâng cao nhận thức, tầm hiểu biết. Nhìn nhận vấn đề một cách khách
quan. Chỉ khi cộng đồng hiểu đúng về HIV mới có thể giảm sự kỳ thị và phân
biệt đối xử, những người nhiễm HIV mới có thể sống hịa nhập trong cộng
đồng.
Hạn chế: Số lượng người nắm bắt được thông tin, kiến thức trong các buổi
tọa đàm, tập huấn còn hạn chế. Số lượng người đơng khó khăn trong q
trình quản lý; nhân viên cơng tác xã hội, người điều phối chỉ tập trung vào
truyền tải kiến thức, ít có sự trao đổi tương tác.
Yếu tố tác động: nhằm giúp cộng đồng có thêm kiến thức, hiểu đúng hơn về
HIV. Từ đó tạo điều kiện cho nhân viên công tác xã hội những người làm
hoạt động xã hội có thêm trải nghiệm, nâng cao năng lực bản thân, có thêm
kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề.


III. Đề xuất giải pháp
3.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương
Hồn thiện cơ chế pháp luật và chính sách phù hợp, tính pháp lý của Luật
phịng, chống HIV/AIDS.
Cung cấp các thơng tin về Luật phịng, chống HIV/AIDS cho mọi người dân
hiểu đúng, đủ và tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp, không kỳ thị và phân biết
đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Cung cấp các kiến thức về HIV/AIDS tới mọi người dân trong xã hội để mọi
người hiểu rõ hơn về HIV/AIDS, đặc biệt tới các gia đình có người nhiễm
HIV/AIDS. Từ đó hạn chế những quan điểm lệch lạc về người nhiễm HIV,
không xa lánh kỳ thị với người nhiễm HIV.

3.2. Tăng cường công tác truyền thông và giáo dục đúng cách về HIV/AIDS
và sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
Truyền thông đúng cách về HIV và người nhiễm HIV cũng như người ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS, không tuyên truyền những hình ảnh, thơng tin tiêu
cực, thiếu chính xác về HIV khiến người dân lo sợ, thêm kỳ thị về người
nhiễm HIV.
Tăng cường công tác tuyên truyền cho học sinh, để trang bị cho các em về
kiến thức để tự chăm sóc, bảo vệ mình khỏi căn bệnh HIV/AIDS.
Giáo dục về hậu quả của sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS đặc biệt là trẻ em nhiễm HIV/AIDS.
Phối hợp giáo dục, y tế và đoàn thể quần chúng với hội cha mẹ học sinh khi
có vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV trong trường học
trên địa bàn thị xã.
3.3. Nâng cao hoạt động cũng như vai trò của nhân viên công tác xã hội trên
địa bàn thị xã
Tổ chức rà soát nhu cầu đào tạo của viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm
công tác xã hội.


Tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức nghề công tác xã hội cho
cán bộ, nhân viên, công tác viên làm công tác xã hội đang làm việc tại các
văn phịng, hội, đồn thể...
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội, đội ngũ cộng tác
viên tại xã, trong vận động chính sách và vận động nguồn lực.
Xây dựng và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ công tác xã hội với người nhiễm
HIV.
3.4. Đối với bản thân người nhiễm HIV và cộng đồng người dân thị xã
Quảng Yên
Cá nhân người nhiễm HIV phải hiểu rõ căn bệnh mình đang mắc phải, có
thái độ tích cực, lạc quan, khơng bi quan, khơng giấu bệnh. Không được

buông xuôi trước những thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng.
Tích cực tham gia các hoạt động, câu lạc bộ dành cho người nhiễm
HIV/AIDS tại địa phương, những chương trình tuyên truyền về HIV/AIDS.
Người dân trong cộng đồng tham gia các chương trình có nội dung liên quan
đến HIV để hiểu rõ hơn về cuộc sống của người nhiễm HIV.
Kết luận
HIV/AIDS hiện nay vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và
trên thế giới. Đối với tỉnh Quảng Ninh nói chung và thị xã Quảng Yên nói
riêng tỷ lệ nhiễm HIV đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần
đây, công tác giáo dục, tuyên truyền về HIV/AIDS cũng đã có những hiệu
quả nhất định, người dân đã hiểu rõ hơn về căn bệnh HIV/AIDS thông qua
các hoạt động công tác xã hội. Người dân cũng đã có cái nhìn thiện cảm hơn
và giúp cho người nhiễm HIV tái hòa nhập cộng động. Tuy đã đạt được
những kết quả khả quan nhưng vẫn còn một số bộ phận người dân vẫn kỳ thị
và phân biệt đối xử với những người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Tại thị xã Quảng Yên, do nhận thức của người dân chưa hiểu đúng về
HIV/AIDS nên người dân kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV
trên các khía cạnh của đời sống xã hội, đây chính là nguyên nhân khiến cho
những người nhiễm HIV e sợ, không dám nói ra căn bệnh của mình và làm
lây lan cho mọi người xung quanh. Vì vậy cơng tác tun truyền giảm kỳ thị
và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cần


phải có những nỗ lực khơng ngừng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng
về vấn đề này giúp thay đổi thái độ của người dân với những người nhiễm
HIV. Bên cạnh đó, nhân viên cơng tác xã hội cũng phải phối hợp với ban
ngành, đoàn thể trên thị xã thực hiện đồng độ các đề xuất đã đưa ra để đẩy
lùi sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS giúp họ có cuộc sống tích cực hơn, có nhiều cơ hội để phát

triển, trở thành người có ích cho xã hội.

Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo của Bộ Y tế (2020), “Kết quả cơng tác phịng, chống HIV/AIDS
năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020”
2. Hoàng Hà (2020), Báo nhân dân “ Điểm lại một số đại dịch hoành hành
trên thế giới”
3. Mỹ Hạnh (2019), Tạp chí điện tử lao động xã hội “Quảng Ninh nỗ lực
phát triển nghề công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp”, Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội.
4. Ngọc Huyền (2012), cổng thơng tin điện tử tỉnh Kon Tum “ Vai trị của
cơng tác thơng tin, giáo dục, truyền thơng trong xóa bỏ kỳ thị và phân
biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”.
5. Thùy Dương, Cổng thông tin điện tử thị xã Quảng Yên “Thị xã Quảng
Yên: Tích cực thực hiện mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS”, năm 2018.


6.

7.
8.

Th.s Nguyễn Xuân Lập, Th.s Lê Ngự Bình và T.S Bùi Thị Xuân Mai
(2015), “Nhiệm vụ, kiến thức, kỹ năng”, Sổ tay tình nguyện. Cục Phịng,
chống Tệ nạn xã hội.
TS. Tiêu Thị Minh Hường, Bài giảng “Công tác xã hội với người nhiễm
và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”, Trường Đại học Lao động – Xã hội, 2020.
Trà My (2020), “Mở lòng để xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV”, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ
nạn ma túy, mại dâm.




×