Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận Triết học Mác Lênin Đại học Kinh tế Quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.44 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
BÀI TẬP LỚN

HÀ NỘI, THÁNG 4/2020


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Câu 1: a/ Nêu bài học vận dụng cho bản thân rút ra từ việc nghiên cứu quy luật sự thay đổi về
lượng sẽ làm dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại?
b/ Vận dụng kiến thức về cặp phạm trù Nội dung - Hình thức; Cái riêng – Cái chung; Bản chất
- Hiện tượng; và bản chất con người “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” hãy đưa ra
những bài học trong giao tiếp và giải quyết các mối quan hệ xã hội của bản thân?
Bài làm
a) * Như chúng ta đã biết, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá
trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Chúng
không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Lượng thay đổi nhanh chóng
hơn chất, nhưng khơng phải mọi thay đổi của lượng đều ngay lập tức làm thay đổi về chất.
- Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất được gọi là độ.
→ Độ là một phạm trù triết học chí tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng; là
khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật,
hiện tượng.
- Những điểm giới hạn mà khi sự thay đổi về lượng đạt đến một mức độ nhất định sẽ làm cho
thay đổi về chất diễn ra gọi là điểm nút.
- Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự
ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy – q trình chuyển hóa tất yếu trong q trình vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.


- Khi chất mới ra đời , nó tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng mới, làm thay đổi kết cấu,
quy mơ, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật.
=> Như vậy, sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất
thông qua bước nhảy; đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới
về lượng của sự vật, hiện tượng. Đây chính là cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá
trình này diễn ra liên tục làm cho sự vật, hiện tượng không ngừng vận động, biến đổi trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.
► Ý nghĩa phương pháp luận:
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng tồn tại trong tính quy định, tác động lẫn
nhau do đó trong thức tiễn và nhận thức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần đề cao sự tích lũy về lượng tới giới hạn điểm nút
2


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
để có thể làm thay đổi về chất. Khơng được nóng vội, chủ quan, tránh tư tưởng “tả khuynh” –
hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, khơng tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng
những bước nhảy liên tục về chất.
- Khi tích lũy về lượng đã đủ cần thực hiện bước nhảy, tránh bảo thủ, trì trệ, ngại khó, tránh tư
tưởng “hữu khuynh” – biểu hiện của việc không dám thực hiện bước nhảy mặc dù lượng đã
tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về lượng.

* Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại, có thể rút ra bài học vận dụng có ý nghĩa phương pháp luận trong
việc tìm tịi, khám phá phương pháp học tập hiệu quả cho bản thân của một sinh viên như sau:
 Sự khác nhau cơ bản về môi trường học tập ở Phổ thông và Đại học:
- Môi trường đại học là nơi mà tất cả các bạn sinh viên khi đặt chân vào đây đều phải học kỹ
năng thích nghi, bởi đây là mơi trường hồn tồn khác so với trước. Ở đại học, quan trọng nhất
là có sự tự lập, tự lập trong lối sống, trong học tập và ngay cả trong suy nghĩ.
- Ở đại học: Các thầy cơ giáo chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu và

nghiên cứu, những lời giảng của thầy cơ chỉ mang tính chất gợi ý và hướng dẫn sinh viên thảo
luận, tự nghiên cứu viết tiểu luận... còn chủ yếu dựa vào khả năng tự tiếp thu, tự nghiên cứu và
xử lý kiến thức của sinh viên đối với bài học đó. Do vậy mà làm cho rất nhiều bạn sinh viên bỡ
ngỡ trong việc xác định và tìm kiếm một số phương pháp học hiệu quả nhất cho mình.
 Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng
cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để
chuyển về chất và việc áp dụng phương pháp học tập hiệu quả của sinh viên cũng khơng
nằm ngồi điều đó.
→ Để đạt được thành cơng trong việc học tập, mỗi sinh viên cần phải biết tìm tịi, tích lũy cho
bản thân những phương pháp học tập bổ ích, hiệu quả nhất nhờ vậy mà có thể tích lũy, tiếp thu
nhiều kiến thức cho bản thân (sự thay đổi về lượng). Và một khi sự tích lũy về kiến thức tương
đối đầy đủ, sinh viên sẽ cảm thấy tự tin, lạc quan, bình tĩnh hơn trước các kỳ thi (các kỳ thi
chính là điểm nút, việc thi cử là thực hiện bước nhảy). Khi chúng ta đạt được những thành tích
cao trong các kỳ thi sẽ dẫn đến thành cơng trong q trình học tập (sự thay đổi về chất, sinh ra
chất mới: thành công trong học tập). Một số phương pháp học tập hiệu quả nhất như sau:
- Chủ động hơn trong việc tự học. Một sinh viên phải biết sắp xếp cho mình thời gian biểu khoa
học và hiệu quả, cân bằng giữa thời gian học và giải trí, làm việc nhà… Việc tự học đều đặn sẽ
giúp sinh viên tiếp thu kiến thức nhanh hơn vì việc này rất hữu ích trong q trình ơn thi.Chúng
3


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ta không thể học vẹt, học thuộc lịng mà khơng hiểu bản chất của các cơng thức, quy luật,
nguyên lý nêu trong tài liệu, mà phải tự tìm hiểu sâu thêm về chúng. Chúng ta thấy kiến thức
của Đại học quá khó để đạt được điểm cao, học bổng? Đó là một suy nghĩ sai lầm vì đơn giản
sinh viên chưa cung cấp đủ lượng kiến thức cần thiết để có thể thẩm thấu được những kiến thức
đó. Có nghĩa là ta đang trong khoảng giới hạn (độ) của tri thức. Vậy nên sinh viên cần học hỏi,
tích lũy những phương pháp hoc hiệu quả cho bản thân để có thể cung cấp đủ lượng kiến thức
làm chuyển hóa về chất.
- Ln đi học đầy đủ, đúng giờ để tránh bỏ lỡ những kiến thức quan trọng mà giảng viên giảng

trên lớp và những yêu cầu mà giảng viên giao cho bạn phải hoàn thành. Tập trung theo dõi bài
giảng, tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình. Khi bài giảng dừng lại, có
thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu… Nghe
giảng bài là phương pháp học có hiệu quả nhất, giúp chúng ta thu nhận kiến thức mới sâu rộng
hơn để hồn thiện trình độ học vấn.
- Hãy mạnh dạn hỏi và nêu lên quan điểm của chính mình. Nếu có cơ hội hãy giơ tay xung
phong phát biểu hay lên bảng làm bài. Mỗi lần như vậy, giảng viên có thể cho chúng ta những
điểm cộng, những điểm cộng vừa giảm bớt áp lực thi cử, vừa tiếp thêm cho bản thân sự tự tin,
mạnh dạn trong cuộc sống. Không những vậy, mạnh dạn nêu lên ý kiến, quan điểm của mình sẽ
giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn, có thể hiểu và thuộc bài ngay tại lớp.
- Phương pháp học ôn thi trước mỗi kỳ thi cũng là một vấn đề mà sinh viên cần lưu tâm. Chúng
ta cần định hướng rõ mình cần những kiến thức gì cho kỳ thi. Lên một danh sách những điều
cần ôn sẽ giúp việc ôn thi không bị hổng kiến thức và tiết kiệm rất nhiều thời gian. Bí quyết ơn
thi hiệu quả ở đây là bạn cần nắm chắc kiến thức cơ bản trong giáo trình. Bởi vì giáo trình có
đầy đủ những kiến thức cơ bản, then chốt và hỗ trợ tốt nhất cho bài thi. Hoặc bạn có thể học ơn
theo nhóm, điều này giúp chúng ta có điều kiện để hồn thiện cả những phần quan trọng mà
nếu học một mình rất dễ bỏ qua.
→ Như vậy trong quá trình học tập, sinh viên cần đề cao sự tích lũy về lượng, cụ thể chính việc
chúng ta có những phương pháp học tập hiệu quả, tích lũy thêm nhiều tri thức; tránh thái độ
nóng vội, chủ quan, mất kiên nhẫn, tránh tư tưởng “tả khuynh” - lượng chưa biến đổi đến điểm
nút đã muốn thực hiện bước nhảy để thay đổi chất. Nhiều bạn sinh viên trong q trình học tập
cịn mải chơi, tập trung vào những việc khác như đi làm thêm… để rồi đến lúc thi cử, mới bắt
đầu vội vàng học cấp tốc, dẫn đến lượng chưa kịp tích lũy đủ. Hoặc có nhiều bạn học theo kiểu
đốt cháy giai đoạn, ln nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản
4


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
đã đến nâng cao. Đó đều là những phương pháp học hoàn toàn sai lệch và vô cùng nguy hiểm
trong hiện tại và tương lai. Sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động

trong q trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen tốt hàng ngày giống
như câu tục ngữ “Góp gió thành bão, góp cây nên rừng”.
→ Lượng được tích lũy tới mức độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất. Do đó trong hoạt động
nhận thức, học tập của sinh viên bên cạnh việc tích lũy dần về lượng thì cũng phải biết thực
hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất. Sinh viên cần có
thái độ kiên nhẫn, mỗi ngày tích lũy kiến thức từng chút một để có thể chạm đến điểm nút (các
kỳ thi). Để rồi tại điểm nút, chúng ta phải dốc toàn bộ năng lượng của lượng để làm chất biến
đổi thành chất mới (thành công trong học tập). Tránh sự bảo thủ, trì trệ, ngại khó, tránh tư
tưởng “hữu khuynh” không dám thực hiện bước nhảy dù lượng đã tích lũy tới điểm nút.
→ Cũng giống như ở Phổ thơng, q trình tích lũy các học phần của sinh viên chính là độ, các
kì thi chính là điểm nút và việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy, trong đó bước nhảy
quan trọng nhất chính là vượt qua kì thi tốt nghiệp Đại học. Sau khi đã đạt được những thành
công, mục tiêu trong học tập (chất mới đã được sinh ra), sinh viên không nên vội thỏa mãn với
những gì đã đạt được trước đó mà cần tiếp tục học, trau dồi thêm kiến thức sâu về chuyên môn
(chất mới sinh ra tác động trở lại lượng, tạo ra những sự thay đổi mới về lượng) để trở thành
những thạc sĩ, tiến sĩ Kinh tế, những nhà quản lý giỏi… có ích cho đất nước.
=> Việc nhận thức được quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình học tập của sinh viên. Quá
trình chuyển hóa đó cứ liên tục tiếp diễn, tạo nên sự vận động và phát triển khơng ngừng ngay
trong chính bản thân con người, tạo nên động lực cho sự phát triển của xã hội.
b)

Hình thức và nội dung là hai phương diện thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong

đó, nội dung giữ vai trị quyết định hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng; dù bị quy định bởi nội dung, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối nên vẫn có
thể tác động trở lại nội dung. Do vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần chống khuynh
hướng tách rời giữa nội dung và hình thức. Khi xem xét hay thay đổi sự vật, hiện tượng phải
bắt đầu từ nội dung. Tuy nhiên khơng được coi nhẹ hình thức, biết dùng sáng tạo các hình thức
khác nhau; khi hình thức đã lạc hậu thì phải chủ động thay đổi để phù hợp với nội dung, tránh

bảo thủ, cản trở nội dung phát triển.Trong giao tiếp cuộc sống, hình thức khơng đơn giản chỉ là
ngoại hình bên ngồi mà nó là cái tác phong, cử chỉ, thái độ của con người. Ngày nay trong xã
hội đang tồn tại thực trạng đó chính là q đề cao chủ nghĩa hình thức, tức là nhiều người khi
5


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
đánh giá một cá nhân chỉ căn cứ vào ngoại hình bên ngồi, cho rằng hình thức hào nhoáng,
lộng lẫy sẽ là những người tử tế, đàng hồng; cịn vẻ bề ngồi giản đơn, khơng chăm chút thì là
người kém cỏi, hiểu biết hạn hẹp để rồi có sự phân biệt trong cách đối nhân xử thế. Đây thực sự
là một quan điểm sai lầm. Thực tế cuộc sống cho thấy đâu phải cứ bề ngoài hào nhống, bảnh
bao đều là những người tốt đâu. Hình thức đẹp mà hành động cứ lén la lén lút, khi giao tiếp thì
ăn nói lắp bắp, mắt khơng dám nhìn trực diện mà liếc ngang liếc dọc; trong một vài trường hợp
thì hình thức đó chính là cái vỏ bọc để che đậy nội dung, bản chất bên trong đơn điệu, nghèo
nàn hay trống rỗng, khơng có gì hết, tạo nên giá trị ảo để lừa xã hội. Đúng là khơng được xem
nhẹ hình thức, nhưng cũng khơng được q đề cao nó, để rồi cứ bị chìm đắm, mù qng tin vào
hình thức bên ngồi vì cái quan trọng, bền vững, ở lại sau cùng là nội dung, đúng như câu tục
ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Sống trong thời đại ngày nay, con người cần phải trau dồi đầy
đủ cho mình cả về hình thức lẫn nội dung, khơng được tuyệt đối hóa một trong hai mặt. Đã có
một hình thức đẹp thì cũng cần đi đơi với một nội dung phù hợp với nó như là sự hiểu biết sâu
rộng, toàn diện, phẩm chất tốt, kỹ năng giao tiếp lịch sự, khéo léo…Khi nhìn vào một con
người, hình thức đẹp, tác phong, cử chỉ giao tiếp lịch sự, ơn hịa sẽ là một ấn tượng tốt để thu
hút đối phương càng muốn tìm hiểu nội dung bên trong con người bạn như thế nào. Một khi
hình thức nếu đã khơng cịn phù hợp thì cần phải thay đổi để hài hòa với nội dung, tạo điều
kiện cho nội dung phát triển.
Cũng giống như cặp phạm trù Nội dung – Hình thức, Cái chung và Cái riêng cũng có
mối quan hệ biện chứng với nhau. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà
biểu hiện sự tồn tại của nó; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng. Cái riêng là cái
tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái
chung, cái chung là bộ phận mang tính sâu sắc, bản chất, biểu hiện tính quy luật của nhiều cái

riêng, còn cái đơn nhất cũng là cái bộ phận dùng để phân biệt các sự vật, hiện tượng, q trình.
Thực tế, chúng ta có thể thấy rõ hơn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái đơn nhất
trong việc giao tiếp khi làm việc nhóm. Để một nhóm cộng sự có thể phát triển tốt, nổi bật
trong một tập thể thì cần phải có cả cái chung và cái đơn nhất. Trong nhóm, các thành viên có
nhiều điểm chung với nhau sẽ là một điểm mạnh giúp cho quá trình hợp tác làm việc giữa họ
trở nên ăn khớp, hài hòa, nhịp nhàng hơn; các thành viên dễ trao đổi, thống nhất công việc. Tuy
nhiên điều đó cũng sẽ là một nhược điểm gây ra sự nhạt nhịa, một màu, máy móc trong tổng
thể nhóm, vơ tình cản trở sự phát triển của nhóm khi giữa các thành viên khơng có sự đơn nhất.
Cái đơn nhất ở đây là cái tơi, cá tính riêng, đặc điểm riêng của mỗi người. Cái đơn nhất chính
6


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
là điểm thiết yếu, then chốt dẫn đến sự thành cơng của cả nhóm. Do vậy khi giao tiếp làm việc
nhóm, mỗi cá nhân cần phải biết bộc lộ, thể hiện ra cả những điểm riêng, điểm mạnh chun
mơn của chính bản thân mình, hãy mạnh dạn nêu lên quan điểm riêng chứ không nhất thiết lúc
nào cũng phải tuân theo cái chung. Chính từ những cái đơn nhất của các thành viên sẽ là yếu tố
tạo nên nét riêng biệt cho cả nhóm, tạo điều kiện cho nhóm phát triển khi cạnh tranh với đối thủ.
Trong giao tiếp hằng ngày cũng vậy, thường người ta khơng đánh giá cao những cá nhân khơng
có cái tơi, khơng có cái chất riêng, cá tính riêng của bản thân mình. Vì những người như vậy
thường dễ bị đào thải, dễ bị lãng qn vì họ khơng có cái màu sắc riêng, khơng có cá tính để
lưu lại ấn tượng trong lòng người đối diện. Trong nhận thức và thực tiễn, cần phải tôn trọng cái
chung, nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng nếu không khi giải quyết mỗi cái riêng
sẽ dễ vấp phải sai lầm, mất phương hướng. Nhưng cũng cần cá biệt hóa cái chung trong mỗi
hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để tránh bệnh giáo điều, máy móc. Bên cạnh đó cũng cần đề cao,
tích lũy cái đơn nhất; vì đó là điểm riêng tạo nên sự phát triển, thành công. Đồng thời, biết vận
dụng linh hoạt các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung trong
những mục đích nhất định.
Bản chất và hiện tượng cũng là hai phương diện vừa thống nhất nhưng cũng đối lập,
mâu thuẫn với nhau trong một sự vật. Bản chất tương đối ổn định, lâu biến đổi còn hiện tượng

thường xuyên biến đổi nhanh hơn bản chất. Bản chất là cái ẩn dấu bên trong hiện tượng nên
muốn nhận thức đúng sự vật thì khơng dừng lại ở hiện tượng mà phải đi từ bản chất cấp một
đến bản chất sâu hơn. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào bản chất để định hướng hoạt
động, không nên dựa vào hiện tượng; cần phải xem xét một cách toàn diện, nhiều hiện tượng
khác nhau vì một hiện tượng chỉ nói lên một phần của bản chất, chứ khơng phải tồn bộ. Trong
giao tiếp cuộc sống cũng vậy, khi đánh giá về bản chất một con người, ta cần xem xét qua
nhiều hiện tượng, hồn cảnh khác nhau, khơng gian, thời gian khác nhau. Chẳng hạn, như khi
làm quen với một người bạn mới, ngay từ những ngày đầu biết nhau, người đó đã tỏ ra vơ cùng
tốt bụng với bạn, rồi cùng nhau học tập, đi chơi, đi ăn uống… Khi người đấy gặp khó khăn, bạn
sẵn lịng giúp đỡ mà chẳng hề đắn đo nghĩ ngợi, thế nhưng lúc bạn lâm vào tình cảnh như vậy,
thì người đó lại vô tâm, thờ ơ, lảng tránh gặp bạn… hoặc bỏ chơi với bạn và đi tìm những
người bạn mới. Hay ở một trường hợp khác, có những người ngồi mặt lúc nào cũng tỏ ra lạnh
lùng, thờ ơ, hay nói những lời khơng quan tâm với mình; nhưng khi chúng ta gặp khó khăn, thì
lại âm thầm, lặng lẽ bên cạnh giúp đỡ, ủng hộ, động viên, cổ vũ… mà chẳng hề kể cơng; trong
khi ta lại ln nghĩ đó là những người xấu để rồi chả bao giờ để ý đến họ. Người bạn tốt là
7


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
người sẽ luôn ở bên cạnh bạn không chỉ khi bạn đang ở đỉnh vinh quang mà ngay cả khi bạn
thất bại, lâm vào đường cùng. Và để có người một người bạn tốt thì bản thân chúng ta cũng
phải là một người tốt trước đã, phải biết chân thành yêu thương người khác, biết tôn trọng, sẻ
chia, cho đi mà không chờ đợi nhận lại…Thế mới thấy được quá trình hiểu được bản chất của
một người là tốt hay xấu, là thiện hay ác… vô cùng phức tạp; chính vì thế cần tránh thái độ chủ
quan, cả tin hay nóng vội khi kết luận, đánh giá bản chất một con người; để từ đó chúng ta có
cách đối nhân xử thế cho phù hợp, có thể tìm được người bạn tri kỷ thực sự của mình. Bản chất
là cái ẩn dấu sâu bên trong và bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ
nào đó nhiều hoặc ít. Do vậy phải tìm hiểu con người trong những hồn cảnh, điều kiện khác
nhau, khơng nên có cái nhìn phiến diện: vội vàng kết luận về bản chất chỉ qua một hiện tượng
để rồi vấp sai lầm, có thể khiến ta phải hối hận cả cuộc đời; tuyệt nhiên không nên để cảm xúc,

tình cảm lấn át, chi phối hành động của lý trí.
Như chúng ta đã biết con người là một thực thể tự nhiên, một sinh vật mang đặc tính xã
hội ở một trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội… Bản chất của
con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó thì “con người là tổng hịa các mối quan
hệ xã hội”, bởi vì xã hội chính là của con người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa
người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa… Từ “tổng hịa” ở đây khơng phải là
trung bình cộng mà chính là sự hài hòa giữa các mối quan hệ xã hội. Xét ở góc độ cá nhân, tồn
tại mối quan hệ biện chứng giữa con người và xã hội. Trong cuộc sống, con người sẽ phải đối
mặt với nhiều mối quan hệ: quan hệ quá khứ - hiện tại, quan hệ vật chất – tinh thần, quan hệ
kinh tế - phi kinh tế… Qua đó con người sẽ biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình theo cách
tổng hịa những mối quan hệ này, cùng chi phối hoặc cùng tạo nên một thực thể sinh vật mang
bản tính xã hội đầy đủ nhất. Trong cuộc sống, con người cần phải biết tạo sự cân bằng giữa các
mối quan hệ xã hội, hay chính là sự tương tác để làm các mối quan hệ trở nên hài hòa hơn.
Chúng ta cần biết cân nhắc giữa cái được và cái mất trong từng mối quan hệ để từ đó thay đổi
theo chiều hướng tích cực; tùy vào những thời điểm xác định để chọn nên ưu tiên mối quan hệ
nào trước vì sự thật là bạn không thể phân chia thời gian của bản thân một cách đồng đều và
bằng nhau cho tất cả các mối quan hệ được. Phải thừa nhận rằng không phải lúc nào chúng ta
cũng có thể giữ được tất cả các mối quan hệ ở trạng thái tốt, một khi trở nên tồi tệ và khơng cịn
cách nào có thể níu giữ, thì hãy biết chọn điểm dừng, học cách buông bỏ để làm lại mối quan
hệ khác tốt hơn. Duy trì một mối quan hệ đã khó, dung hịa và cân bằng các mối quan hệ cịn
khó hơn. Các mối quan hệ chỉ có thể bền vững khi bạn biết tôn trọng người khác và bản thân
8


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
mình. Hãy ln ghi nhớ giá trị của bản thân mình, đừng là người chạy theo tất cả các mối quan
hệ xã hội. Luôn giữ trong mình sự thối mái, lạc quan, tâm lý sẵn sàng thì mới có thể cân bằng
hay giải quyết các mối quan hệ xã hội. Và nếu đánh giá con người chỉ từ một mối quan hệ sẽ
dẫn đến cái nhìn phiến diện, không đầy đủ. Bản chất xã hội của con người ẩn chứa trong nhiều
mối quan hệ xã hội. Hãy nhìn vào cách mà họ giải quyết các mối quan hệ sẽ thấy được bản chất

con người như thế nào.
Câu 2: a) Phân tích mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, lấy ví dụ minh họa.
b) Từ việc nghiên cứu Tồn tại xã hội và Ý thức xã hội, hãy liên hệ với vấn đề Covid-19 dưới
góc nhìn triết học.
Bài làm
a) * Khái niệm về tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
- Tồn tại xã hội (TTXH) là khái niệm chỉ toàn bộ đời sống sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. TTXH bao gồm 3 yếu tố: phương thức sản xuất vật chất,
điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân cư. Trong 3 yếu tố trên, phương
thức sản xuất vật chất là yếu tố quyết định.
- Ý thức xã hội (YTXH) là khái niệm chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, bao gồm
tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận… nảy sinh từ TTXH và phản
ánh TTXH trong những giai đoạn phát triển nhất định, tương ứng với TTXH.

* Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH:
 Vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH:
- TTXH là cái có trước, YTXH là cái có sau. TTXH quy định nội dung, bản chất, xu hướng vận
động của YTXH; YTXH là sự phản ánh khách quan của TTXH và nó phụ thuộc vào TTXH.
- Mỗi khi TTXH (nhất là phương thức sản xuất) biến đổi thì YTXH tất yếu sẽ biến đổi theo.
- TTXH nào thì YTXH ấy, chúng phải tương ứng với nhau.
- TTXH quyết định YTXH không phải một cách giản đơn trực tiếp mà thường thông qua các
khâu trung gian. Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm, lý luận, hình thái YTXH nào cũng
phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi xét cho đến cùng
mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh, bằng cách này hay cách khác trong các
tư tưởng ấy.
 Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của YTXH:
(1) YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH, nguyên nhân:
9



TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
- Sự biến đổi của TTXH do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiểp của hoạt động thực
tiễn của con người diễn ra với tốc độ nhanh mà YTXH có thể khơng phản ánh kịp.
- Do sức mạnh của thói qucn, truyền thống, tập quán cũng như do tinh lạc hậu, bảo thủ của một
số hình thái YTXH.
- YTXH ln gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đồn người, những giai cấp nhất định
trong xã hội truyền bá nhằm chống lại các lưc lượng xã hội tiển bộ.
(2) YTXH có thể vượt trước TTXH: Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người
có thể vượt trước TTXH hiện thời để dự báo tương lai, mở đường cho sự phát triển của TTXH.
(3) YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của nó: Quan điểm, lý luận của mỗi thời đại được
tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước. Kế thừa có tính tất yếu
khách quan; có tính chọn lọc và sáng tạo; kế thừa theo quan điểm lợi ích; theo truyền thống và
đổi mới.
(4) Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH trong sự phát triển của chúng:
- Thơng thường, trong mỗi thời đại, tuỳ theo những hồn cảnh lịch sử cụ thể, có những hình
thái YTXH nào đó nổi lên hàng đầu và tác động, chi phối các hình thái YTXH khác.
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH làm cho ở mỗi hình thái ý thức có những mặt,
những tính chất khơng thể giải thích được một cách trực tiểp bằng TTXH.
(5) Sự tác động ngược trở lại của YTXH lên TTXH là biểu hiện quan trọng của tính độc lập
tương đối của YTXH đối với TTXH.
- YTXH tác động trở lại TTXH theo 2 hướng:
+ Nếu ý tưởng khoa học, tiến bộ, phù hợp, thì YTXH sẽ thúc đẩy TTXH phát triển
+ Nếu ý tưởng không khoa học, không tiến bộ hay phản ánh sai TTXH, thì YTXH sẽ kìm hãm
TTXH phát triển.
→ Sự tác động trở lại này tùy thuộc vào: tính đúng đắn, khách quan, mức độ thâm nhập của
YTXH vào TTXH, mức độ vận dụng đúng đắn, sáng tạo YTXH của chủ thể quản lý xã hội.
 Ý nghĩa phương pháp luận:
- TTXH và YTXH là hai mặt thống nhất biện chứng của đời sống xã hội, vậy nên khi xây dựng
xã hội mới cần phải tiến hành đồng thời cả hai mặt TTXH và YTXH. Trước hết phải xuất phát
từ cơ sở vật chất đã sinh ra nó, đồng thời phải xem xét tính độc lập tương đối của YTXH, thấy

được vai trò tác động của những ý tưởng khoa học tiên tiến.
- Thay đổi TTXH là điều kiện cơ bản để thay đổi YTXH và những thay đổi trong đời sống tinh
thần cũng tác động và tạo ra những thay đổi sâu sắc, mạnh mẽ trong TTXH.
10


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
* Ví dụ minh họa: Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng,
màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành, vun đắp song song với quá trình
dựng nước và giữ nước của cha ông ta trong suốt chiều dài lịch sử. Đặc biệt, trong bối cảnh hòa
nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trị, vị trí của bản sắc
văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ
trẻ. Chính vì điều đó mà mỗi thế hệ người Việt Nam cần phải biết trân trọng, học hỏi, giữ gìn,
bảo vệ và ngày càng vun đắp, làm giàu đẹp thêm bản sắc văn hóa dân tộc, cần phái biết “hịa
nhập nhưng khơng hịa tan” (TTXH quyết định YTXH). Chỉ khi chúng ta hiểu được ý nghĩa
của bản sắc văn hóa dân tộc, biết trân trọng, gìn giữ và phát huy chúng thì đất nước Việt Nam
mới ngày thêm vững vàng, mạnh mẽ đi trên con đường phát triển lâu dài, hội nhập quốc tế.
Cịn nếu chúng ta khơng những khơng biết trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mà cịn
vơ tâm, thờ ơ, phá hoại, làm mai một chúng thì sẽ gây tác động xấu đến việc duy trì, phát huy
nền văn hóa dân tộc và gây nguy hiểm, kìm hãm sự phát triển của đất nước Việt Nam (YTXH
tác động to lớn trở lại TTXH theo hai chiều hướng).
b) Như chúng ta đã biết, tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai mặt thống nhất biện chứng của
đời sống xã hội. Trong đó tồn tại xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ đời sống sinh hoạt vật chất và
những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Ý thức xã hội là khái niệm chỉ phương diện sinh
hoạt tinh thần của xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý
luận… nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển
nhất định, tương ứng với tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện
chứng với nhau, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương
đối, tác động to lớn trở lại tồn tại xã hội. Liên hệ vấn đề trên trong bối cảnh thực tế hiện nay,
chúng ta có thể kể đến đại dịch toàn cầu COVID-19, xem rằng xã hội đang nhìn nhận đại dịch

như thế nào.
Đại dịch COVID-19 trên thế giới hiện nay được gây ra bởi một loại virus có tên là
SARS-CoV-2. Ca lây nhiễm đầu tiên được xác định ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung
Quốc vào tháng 12 năm 2019. Tổ chức y tế thế giới WHO chính thức ghi nhận dịch này là đại
dịch toàn cầu vào ngày 11 tháng 3 năm 2020. Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp và khó lường. Nước ta đã bước vào giai đoạn cao điểm
có ý nghĩa quyết định trong phòng chống dịch bệnh. Khi những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở
Việt Nam có kết quả xét nghiệm dương tính đã khiến cả cộng đồng lo lắng, bất an. Ngay từ
những ngày đầu chống dịch, Chính phủ đã chú trọng thực hiện nghiêm cơng tác phát hiện sớm,
11


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
cách ly và giải quyết triệt để ổ dịch. Đây được coi là nhiệm vụ tiên phong, đóng vai trị then
chốt trong giai đoạn hiện nay. Thủ tướng Chính phủ đã ra những chỉ thị giãn cách, cách ly toàn
xã hội trong giai đoạn đại dịch diễn ra phức tạp ở nước ta. Đặc biệt là ngay sau khi phát hiện
bệnh nhân số 17 – một cô gái 26 tuổi, trú tại phố Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội, đi từ vùng có
dịch ở nước ngồi nhập cảnh về Việt Nam nhưng không tự giác khai báo, cách ly, được phát
hiện dương tính với SARS-CoV-2. Khó có thể thống kê những thiệt hại về kinh tế và công sức
của hàng ngàn, hàng vạn người do ảnh hưởng của trường hợp nói trên, khi đã vơ tình “gieo rắc
virus” cho cộng đồng. Mọi người dân Việt Nam cần phải hiểu rằng giãn cách xã hội khơng có
nghĩa là cô lập bản thân với thế giới xung quanh, đây chỉ là cách để chúng ta cẩn thận hơn
trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày. Đây là điều chúng ta bắt buộc phải đánh đổi để giữ lấy
sức khỏe cho bản thân và cả cộng đồng. Hãy nhìn nhận việc ở nhà giãn cách xã hội theo chiều
hướng tích cực: thời gian này, chúng ta có cơ hội gần gũi với người thân trong gia đình nhiều
hơn, có thời gian cùng nhau ngồi lại để theo dõi tin tức, cùng nhau ăn một bữa cơm gia đình
với đầy đủ các thành viên sau những ngày tháng xa nhà học tập, làm việc vất vả ngày đêm…
Bên cạnh đó, sự hoảng loạn của số đơng trong cộng đồng có thể làm cho mối nguy cơ
của dịch bệnh tăng theo cấp số nhân. Chẳng hạn, việc mua vét, tích trữ khẩu trang, dịch sát
trùng ở ngoài vùng dịch, những nơi ít bị dịch bệnh đe dọa, khiến cho những người có nhu cầu

thực sự lại khơng có. Chính quyền phải lo xử lý sự xáo trộn xã hội, nạn khan hiếm lương thực –
thực phẩm giả tạo, mà không thể tập trung mọi nguồn lực cho việc phòng, chống dịch. Khẩu
trang y tế - một “vũ khí” khơng thể thiếu của lực lượng y bác sỹ trở nên thiếu hụt, mà phần lớn
nguyên nhân là do sự đầu cơ, tích trữ không cần thiết trên thị trường của người dân. Thậm chí
một số cá nhân ích kỷ, vụ lợi, vì lợi nhuận trước mắt của bản thân mà mang bán ra các nước lân
cận, mặc kệ nhu cầu vô cùng cấp thiết trong nước. Hay lợi dụng sự lan tỏa thơng tin một cách
nhanh chóng trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, nhiều tài khoản đã đăng tải
những hoàn cảnh đáng thương rồi kêu gọi ủng hộ, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để trục
lợi… Nghiêm trọng hơn khi xảy ra hiện tượng một số người dân cố tình khơng khai báo trung
thực khi nhập cảnh, không thực hiện đúng các nguyên tắc cách ly hay di chuyển ra khỏi vùng
dịch để tránh cách ly. Họ nhận thức rõ về nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng lo sợ sự phiền phức, bất
tiện trong quá trình cách ly, hoặc vì lý do nào đó, họ đã cố tình trốn tránh nghĩa vụ. Hệ lụy kéo
theo là cả xã hội phải gánh chịu nguy cơ lây nhiễm bệnh cũng như thiệt hại về kinh tế. Những
người này đang bị toàn xã hội lên án, phê phán, cần phải bị trừng phạt; chỉ cần một người có
những hành vi như vậy, đã vơ tình làm cho dịch bệnh bùng phát, khiến cơng tác phịng chống
12


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
dịch của cả nước thêm khó khăn.
Theo số liệu mới nhất được cập nhật vào 23h00 ngày 25/4/2020 thì số ca nhiễm tại Việt
Nam là 270 ca, số người khỏi bệnh là 225 ca và đặc biệt là chưa có một ca nào tử vong. Có thể
nói, đất nước Việt Nam đã và đang làm rất tốt các cơng tác phịng chống đại dịch COVID-19.
Để làm được điều này là nhờ có sự đồn kết, đồng lịng, chung tay của tồn xã hội; chúng ta
khơng thể không kể đến sự cố gắng, nỗ lực ngày đêm của tồn Đảng, Chính phủ, các bộ, ban,
ngành, các cấp, địa phương…; sự hi sinh xương máu cao cả, thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ
Việt Nam và sự ý thức xã hội, trách nhiệm, sự đồng lòng của nhân dân Việt Nam hay những
người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Có thể thấy, người dân đã có ý thức trong việc
bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng. Mỗi người dân đã biết chấp hành nghiêm túc các biện pháp
chống dịch như ở nhà hạn chế tối đa ra ngoài, đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường

xuyên, khai báo y tế cập nhật sức khỏe hàng ngày… Mọi người dân bày tỏ sự ngưỡng mộ, biết
ơn đối với những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần ủng hộ
cho công tác chống dịch bệnh; đồng thời cũng sẻ chia vật chất, tinh thần với nhau để sẵn sàng
khi cuộc chiến chống dịch bước vào giai đoạn cam go nhất. Chưa bao giờ sự tin tưởng, đồng
lòng, quyết tâm của toàn dân tộc lại dâng cao như lúc này. Chính vào những lúc khó khăn như
vậy mới thấy được tính ưu việt của chế độ xã hội ở nước ta. Mọi người dân đã có niềm tin
tưởng mãnh liệt vào các chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ. Chúng
ta phải biết “ đồn kết để chiến thắng đại dịch”.
Có thể thấy, vai trị của ý thức mỗi cá nhân trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh là vơ
cùng quan trọng. Hiện nay Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành đang làm rất tốt cơng tác phịng
chống dịch và điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy, người dân hồn tồn có thể lạc quan về tương lai
tốt đẹp sẽ dập được đại dịch trên đất nước ta. Hãy nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh và
ln giữ vững tâm lý, để từ đó, chúng ta có thể chiến đấu bền bỉ bên cạnh đội ngũ y tế và các
cơ quan chức năng trong cuộc chiến này. Hãy bắt đầu từ việc bảo vệ sức khỏe của chính mình
thơng qua những việc đơn giản như nghiêm túc thực hiện việc khai báo y tế, rửa tay, vệ sinh cá
nhân và nơi ở, không tụ tập đơng người khi khơng thật cần thiết, có ý thức tự cách ly khi bản
thân có nguy cơ nhiễm bệnh cao, hạn chế di chuyển để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh cho
cộng đồng. Đại dịch COVID-19 lần này có thể xem như một thử thách cho ý thức của toàn xã
hội. Hãy nghĩ rằng những việc làm của mình hơm nay, dù hết sức nhỏ bé, đơn giản, nhưng thể
hiện được sự đồng lịng chung tay vì một đất nước Việt Nam khỏe mạnh, kiên cường; là thể
hiện cho một ý thức sống vì cộng đồng, vì một xã hội lành mạnh và phát triển.
13



×