Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, NGUỒN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.85 KB, 23 trang )

THẢO LUẬN MƠN
LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ
BUỔI THẢO LUẬN
THỨ NHẤT: KHÁI
NIỆM, NHIỆM VỤ,
NGUỒN VÀ CÁC
NGUYÊN TẮC CƠ
BẢN CỦA LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH
SỰ VIỆT NAM

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM: HLM
STT

Họ tên

MSSV

1

Nguyễn Thị Bích Hồng

1753801011066

2

Nguyễn Mai Lan Hương

1753801011069


3

Huỳnh Ngọc Loan

1753801011106

4

Lê Thị Bích Loan

1753801011107

5

Nguyễn Thị Thu Mai

1753801011113

6

Nguyễn Văn Minh

1753801011115

7

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

1753801011121


1


2


ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

LỚP TM42A2

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 9 năm 2020

BIÊN BẢN LÀM VIỆC
1.
STT

Họ tên

MSSV

1

Nguyễn Thị Bích Hồng

1753801011066

2


Nguyễn Mai Lan Hương

1753801011069

3

Huỳnh Ngọc Loan

1753801011106

4

Lê Thị Bích Loan

1753801011107

5

Nguyễn Thị Thu Mai

1753801011113

6

Nguyễn Văn Minh

1753801011115

7


Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

1753801011121

2.



Thành phần: Thành viên nhóm HLM

Nội dung làm việc:

Thảo luận bài thảo luận buổi 1 của mơn Luật Tố tụng Hình sự - Khái niệm, nhiệm

vụ, nguồn và nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.

Thứ nhất, nội dung bài thảo luận bao gồm:
I.

Câu hỏi Lý thuyết

II.

Câu hỏi nhận định

III.

Câu hỏi trắc nghiệm


IV.

Bài tập
Thứ hai, chuẩn bị công việc trước khi thảo luận theo bảng phân công
Thứ ba, về việc thảo luận:
- Thời hạn nộp bài: 23’59’’ thứ tư ngày 02/9/ 2020
- Thời gian thảo luận nhóm tổng kết kết quả: 17h thứ năm ngày 3/9
- Hình thức thảo luận nhóm: Online
- Số thành viên tham gia buổi thảo luận tổng kết kết quả làm việc: 7/7
3


BẢNG PHÂN CƠNG
Nguyễn Thị Bích Hồng

Lý thuyết 1; Nhận
định 1, 2, 3

Nguyễn Mai Lan Hương

Lý thuyết 2; Nhận
định 4, 5, 6

3

Lê Thị Bích Loan

Lý thuyết 3; Nhận
định 7, 8, 9


4

Huỳnh Ngọc Loan

Lý thuyết 4; Nhận
định 10, 11, 12

5

Nguyễn Thị Thu Mai

Lý thuyết 5; Bài tập 1

6

Nguyễn Văn Minh

Lý thuyết 6; Bài tập 2

7

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

Lý thuyết 7; Bài tập 3

1
2

3.


Đánh giá kết quả làm việc
Họ tên

Tham gia
Chất
nhiệt tình lượng bài

Nộp bài

Nguyễn Thị Bích Hồng

Tốt

Tốt

Đúng hạn

Nguyễn Mai Lan Hương

Tốt

Tốt

Đúng hạn

Huỳnh Ngọc Loan

Tốt

Tốt


Đúng hạn

Lê Thị Bích Loan

Tốt

Tốt

Đúng hạn

Nguyễn Thị Thu Mai

Tốt

Tốt

Đúng hạn

Nguyễn Văn Minh

Tốt

Tốt

Đúng hạn

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

Tốt


Tốt

Đúng hạn

Ghi
chú

Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Bích Hồng



MƠN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
THẢO LUẬN TỐ TỤNG HÌNH SỰ BUỔI 1
I.

Câu hỏi lý thuyết
1. Chức năng TTHS là gì? Phân tích các chức năng TTHS cơ bản.
Theo quy định tại Điều 2 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định về nhiệm vụ của

Bộ Luật Tố tụng hình sự như sau:
‘‘Bộ Luật Tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý cơng
minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phịng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để
lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội; góp phần bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo
pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm".
Theo đó chức năng của Tố tụng hình sự bao gồm các chức năng sau:

 Bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm
tội, phịng ngừa, ngăn chặn tội phạm, khơng để lọt tội phạm, khơng làm oan
người vơ tội:
Luật Tố tụng hình sự là phương tiên sắc bén và hữu hiệu để giúp Nhà nước kịp
thời phát hiện và xử lý những hành vi phạm tội, người thực hiện tội phạm. Nhà nước
thông qua Luật Tố tụng hình sự để duy trì trật tự và an ninh cho xã hội, đấu tranh
phòng chống tội phạm, đi đến loại trừ tội phạm ra khỏi xa hội.
Việc quy định rõ ràng, cụ thể trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan
tiên hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của những người tiến hành tố
tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức
và công dân là những bảo đảm tố tụng quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn việc
truy cứu trách nhiệm hình sự và kết án khơng có căn cứ đối với cơng dân.
 Góp phần bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân:
Đặc biệt trong Bộ luật năm 2015 đã có một số cụm từ mới so với Bộ luật năm
2003 thể hiện sự tiến bộ và hội nhập cộng đồng quốc tế của Việt Nam đó là “góp phần
bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân”, việc bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, tự do cá nhân, nhân phẩm, danh dự, các quyển và lợi ích hợp pháp của cơng dân


quy định ý nghĩa, nội dung và việc áp dụng pháp Luật Tố tụng hình sự ở nước ta, các
nhiệm vụ chung và cụ thể của tố tụng hình sự.
Thơng quá quá trình giải quyết vụ án hình sự thì người phạm tội bị kết án và chịu
trách nhiệm hình sự, dân sự trả lại công lý cho nạn nhân. Ngồi bảo vệ cơng lý cho
nạn nhân thì Luật Tố tụng hình sự cịn là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho người bị buộc tội để tránh trường hợp kết án oan người vô tội.

 Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân:
Luật Tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích

hợp pháp của tổ chức và cá nhân khỏi sự xâm hại của tội phạm, góp phần khơi phục và
bảo vệ những quyền và lợi ích đó. Luật Tố tụng hình sự bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
 Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm:
Ngoài ra nhiệm vụ thực hiện chức năng giáo dục cịn là nhiệm vụ vơ cùng quan
trọng của Bộ Luật Tố tụng hình sự. Luật Tố tụng hình sự là những căn cứ để người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng ý thức được phạm vi và mức
độ các quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, tác
động đến nhận thức và tư tưởng của mọi công dân nhằm giáo dục họ ý thức tuân thủ
pháp luật.
Thông qua các quy định và việc áp dụng giáo dục công dân ý thức pháp luật xã hội
chủ nghĩa, tích cực tham gia vào cơng tác đấu tranh, xử lý tội phạm, góp phần bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Mơ hình TTHS là gì? Có những mơ hình TTHS nào đã và đang tồn tại
trên thế giới? Ưu điểm và hạn chế của từng mô hình TTHS?
- Mơ hình tố tụng hình sự được hiểu là quá trình diễn ra các hoạt động TTHS được
xem xét theo hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất liên quan đến việc phân chia q trình
đó theo các giai đoạn như thế nào và mối quan hệ giữa các giai đoạn đó; khía cạnh thứ
hai liên quan đến việc xác định những chủ thể nào tham gia vào từng giai đoạn tố
tụng, nhiệm vụ quyền hạn, vai trò của từng chủ thể và mối quan hệ giữa chúng trong
từng giai đoạn.


- Trên thế giới có 3 loại mơ hình tố tụng hình sự: mơ hình tố tụng hình sự thẩm
vấn; mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng và mơ hình tố tụng hình sự pha trộn.
1. Mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng
Mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng là một trong các mơ hình tố tụng hình sự
phổ biến hiện nay trên thế giới; bảo đảm sự bình đẳng tuyệt đối giữa bên buộc tội (cơ
quan cơng tố) và bên bào chữa trong suốt q trình đi tìm sự thật vụ án. Ở giai đoạn

tiền xét xử, cơng tố viên và luật sư có quyền điều tra, thu thập chứng cứ như nhau. Khi
xét xử, chứng cứ của họ đều được đưa ra để thẩm tra trước tịa, đều có quyền lựa chọn
nhân chứng để thẩm tra… Thông qua đối tụng giữa công tố viên và luật sư mà tịa án
gồm đồn bồi thẩm và thẩm phán chủ tọa phán quyết về sự thật khách quan và định
hình phạt.
Ưu điểm: Mơ hình này cho phép luật sư có thể tham gia đầy đủ vào q trình tố
tụng nên tịa án có thể thêm được một nguồn thông tin giá trị để khám phá sự thật
khách quan của vụ án. Thay vì chỉ xem xét các chứng cứ có trong hồ sơ hình sự thì
đồn bồi thẩm được tiếp cận chứng cứ của cả bên buộc tội và bên gỡ tội. Điều này bảo
đảm cho mục đích tìm ra sự thật khách quan và chất lượng tranh tụng được nâng lên.
Ngồi ra, với sự cơng bằng của quy trình tố tụng, mơ hình tranh tụng thể hiện ở
mức độ cao hơn sự tôn trọng quyền cơ bản của cơng dân. Vai trị của luật sư giúp giảm
đi sự lạm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền được suy đốn vơ tội của
người dân được tơn trọng hơn so với mơ hình tố tụng hình sự khác.
Nhược điểm: Đó là người có nhiệm vụ xét xử tham gia một cách thụ động vào
phiên tòa và là người khơng chun nghiệp, đó chính là thành viên đồn bồi thẩm.
Trong khi thực tế cả bên cơng tố và bên bào chữa trong mơ hình tranh tụng đều khơng
có nghĩa vụ đi tìm sự thật khách quan. Trong khi bồi thẩm đồn là người dân khơng có
kiến thức về pháp luật. Họ ra phán quyết về sự thật khách quan của vụ án chỉ thông
qua việc nghe bên buộc tội và bên bào chữa xét hỏi nhân chứng và tranh luận theo
quan điểm chủ quan của mình.
Bên cạnh đó, việc quá đề cao sự đối tụng giữa các lợi ích cá nhân làm cho mơ
hình tranh tụng khơng phản ánh được hết tầm quan trọng của việc bảo vệ lợi ích cơng
cộng trong các vụ án hình sự. Chính điều này dẫn đến việc áp dụng tràn lan hình thức
đàm phán nhận tội dẫn đến khả năng bỏ lọt những tội phạm nghiêm trọng có tác động
lớn tới trật tự xã hội.


Ngồi ra, mơ hình này cho thấy, năng lực của luật sư có vai trị quyết định tới
phán quyết của đồn bồi thẩm. Điều này dẫn đến tình trạng các luật sư giỏi sẽ được

nhiều người muốn thuê và gây nên bất cơng cho người nghèo vì khơng có điều kiện
thuê luật sư giỏi, vốn lấy chi phí rất cao.
2. Mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn
Tố tụng theo mơ hình này nghĩa là huy động các cơ quan tố tụng chuyên nghiệp
của Nhà nước (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát/Viện cơng tố, Tịa án) vào q trình đi
tìm sự thật của vụ án, các cơ quan này cùng được giao trách nhiệm chứng minh tội
phạm.
Ưu điểm của mơ hình này là Nhà nước đóng vai trị chủ đạo trong việc tìm kiếm sự
thật, nên trong chừng mực nhất định, quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội ln
được bảo vệ tốt hơn khi quyền đó xâm phạm bởi cá nhân người phạm tội. Với cách
thức thẩm tra truyền thống, sự thật nhanh chóng được tìm kiếm.
Với bản chất khơng đặt nặng hình thức như tố tụng tranh tụng, tố tụng thẩm
vấn coi sự thật sau cùng của vụ án là mục đích được mong chờ, do đó, những sai phạm
khơng đáng kể trong thủ tục có thể được bỏ qua nếu mục đích chứng minh tội phạm
vẫn được giải quyết. Thủ tục phiên tòa đơn giản, nhanh chóng.
Nhược điểm: Chứng cứ là do thẩm phán điều tra tập hợp nên việc thẩm vấn bị xem
là đi ngược lại nguyên tắc vô tư, khách quan và việc tranh luận tại phiên tịa trở nên vơ
nghĩa.
Mặt khác, quyền con người trong tố tụng thẩm vấn bị buộc tội bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Mặc dù mục đích của tố tụng thẩm vấn là bảo vệ người bị buộc tội
chống lại những cáo buộc thiếu cơ sở, xong những tiềm tàng do sự lạm dụng kéo dài
của thủ tục tố tụng tiền xét xử là hiển nhiên. Trên thực tế, bị cáo có thể phải trải qua
một thời gian bị giam giữ, thiếu thốn những điều kiện cần thiết cho việc bào chữa.
Vai trò của người bào chữa bị coi nhẹ và quyền của người bị buộc tội không
được bảo đảm. Điều này làm mất ý nghĩa của tố tụng hình sự, tạo tiền đề cho sự lạm
dụng quyền lực nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân.
3. Mơ hình tố tụng hình sự pha trộn
Là mơ hình tố tụng có sự đan xen, kết hợp của cả hai cách thức tổ chức hoạt
động tố tụng hình sự nêu trên.
Ưu điểm: Mơ hình tố tụng hình sự pha trộn đã phát huy tác dụng tích cực trong

cơng cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và từng


bước đáp ứng được yêu cầu bảo đảm dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
cơng dân.
Nhược điểm: Việc tổ chức các hoạt động tố tụng hình sự này đang có sự chồng
lấn, mâu thuẫn giữa các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự. Cùng một chủ thể
nhưng lại được giao nhiều chức năng tố tụng khác nhau. Tịa án có vai trị q chủ
động, tích cực trong phiên tịa sơ thẩm, phúc thẩm và đang được giao thực hiện một số
thẩm quyền không phù hợp với chức năng xét xử (khởi tố vụ án, trả hồ sơ cho Viện
kiểm sát để điều tra bổ sung…). Vai trò của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm cịn
khá mờ nhạt, khơng tạo cơ sở phát huy tính chủ động, tích cực và trách nhiệm của cơ
quan buộc tội. Đặc biệt, vai trò của người bào chữa cịn yếu ớt; chưa có những quy
định để bảo vệ quyền của người bào chữa trong việc thực hiện quyền tố tụng. Việc thu
thập chứng cứ, yếu tố quan trọng nhất liên quan đến việc định tội hoàn toàn do cơ
quan nhà nước với những chức năng tố tụng khác nhau hình thành nên hồ sơ vụ án có
xu hướng thiên về chứng cứ buộc tội mà thiếu chứng cứ gỡ tội, dẫn đến quyền suy
đốn vơ tội của bị cáo khó được tơn trọng một cách thực sự.

3. Nêu đặc điểm để nhận diện mơ hình TTHS Việt Nam hiện nay? Việt Nam
nên đối mới mơ hình TTHS theo hướng nào? Tại sao?
Đặc điểm nhận diện mơ hình TTHS Việt Nam hiện nay:
Trên cơ sở xác định mô hình TTHS hiện nay của nước ta là mơ hình pha trộn,
chịu sự ảnh hưởng lớn của mơ hình TTHS lục địa
Là kiểu tố tụng hỗn hợp giữa tố tụng thẩm vấn trong giai đoạn trước khi xét xử
( hầu như hồn tồn bí mật, mọi hoạt động ghi chép bằng văn bản,…) và tố tụng tranh
tụng tại phiên tòa (sự cơng khai của phiên tịa xét xử, đảm bảo quyền bào chữa cho bị
cáo, đảm bảo quyền bình đẳng trước Tịa Án,…)
Có thể thấy, Việt Nam hiện đang đi theo mơ hình pha trộn thiên về thẩm vấn.
Nhiệm vụ xác định sự thật khách quan, trách nhiệm chứng minh tội phạm được giao

cho các cơ quan tiến hành tố tụng đảm nhiệm. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và
người bào chữa của họ còn khá thụ động và trong nhiều trường hợp lệ thuộc vào các
cơ quan tiến hành tố tụng. Điều tra, thẩm vấn là phương pháp chủ yếu được áp dụng ở
tất cả các giai đoạn tố tụng, thậm chí tại phiên tịa.
Tổng kết thực tiễn thi hành mơ hình tố tụng hình sự ở nước ta thời gian qua cho
thấy, mơ hình tố tụng hình sự hiện hành đã phát huy tác dụng tích cực trong công cuộc


đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và từng bước đáp ứng
được yêu cầu bảo đảm dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Tuy
nhiên, q trình vận hành mơ hình này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Việc tổ chức
các hoạt động tố tụng hình sự đang có sự chồng lấn, mâu thuẫn giữa các chức năng cơ
bản của tố tụng hình sự. Cùng một chủ thể nhưng lại được giao nhiều chức năng tố
tụng khác nhau. Tịa án có vai trị q chủ động, tích cực trong phiên tịa sơ thẩm,
phúc thẩm và đang được giao thực hiện một số thẩm quyền không phù hợp với chức
năng xét xử (khởi tố vụ án, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung…). Vai trò
của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm cịn khá mờ nhạt, khơng tạo cơ sở phát huy
tính chủ động, tích cực và trách nhiệm của cơ quan buộc tội. Đặc biệt, vai trò của
người bào chữa cịn yếu ớt; chưa có những quy định để bảo vệ quyền của người bào
chữa trong việc thực hiện quyền tố tụng. Việc thu thập chứng cứ, yếu tố quan trọng
nhất liên quan đến việc định tội hoàn toàn do cơ quan nhà nước với những chức năng
tố tụng khác nhau hình thành nên hồ sơ vụ án có xu hướng thiên về chứng cứ buộc tội
mà thiếu chứng cứ gỡ tội, dẫn đến quyền suy đốn vơ tội của bị cáo khó được tơn
trọng một cách thực sự.
Tham khảo kinh nghiệm về mơ hình tố tụng với những ưu, nhược điểm nêu
trên, cùng với một số đánh giá về thực trạng mơ hình tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện
nay, có thể thấy, việc hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự là cần thiết nhưng phải được
thực hiện trên cơ sở giữ nền tảng của mô hình tố tụng thẩm vấn hiện tại. Các yếu tố
tranh tụng chỉ nên áp dụng ở mức độ giúp nâng cao chất lượng của quá trình tố tụng,
tìm kiếm sự thật khách quan và bảo vệ tốt hơn quyền cơ bản của cơng dân. Theo đó,

để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án
cần đưa người bào chữa vào nhóm các cơ quan tiến hành tố tụng và đổi tên nhóm này
thành “chủ thể tiến hành tố tụng”. Trong nhóm “chủ thể tiến hành tố tụng”, địa vị pháp
lý người bào chữa cần được nâng lên “ngang bằng với kiểm sát viên trong các giai
đoạn tố tụng, đặc biệt là giai đoạn xét xử để tạo thành hai bên “đối tụng” cùng thu thập
chứng cứ, xác định sự thật khách quan của vụ án”. Người bào chữa phải có quyền tiếp
cận tới tồn bộ hồ sơ vụ án hình sự; được tham gia đầy đủ vào quá trình tố tụng ít nhất
là từ khi kết thúc giai đoạn điều tra. Cả hai bên đều có trách nhiệm chia sẻ tồn bộ
chứng cứ mà mình đã thu thập được. Thẩm phán chỉ được căn cứ vào những chứng cứ
được xác định tại phiên tòa xét xử để xác định bị cáo có tội hay khơng có tội. Nếu
chứng cứ trình bày tại phiên tòa xét xử chưa đủ để định tội thì tịa án phải tun bị cáo


khơng có tội; hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đây là cơ chế mà rất nhiều
mơ hình tố tụng học hỏi từ mơ hình tranh tụng, thể hiện sự tôn trọng các cam kết quốc
tế về bảo vệ quyền con người mà Việt Nam tham gia cũng như quyền cơ bản của công
dân do Hiến pháp quy định.
4. Đánh giá quy định của BLTTHS2015 về ngun tắc "Suy đốn vơ tội"?
CSPL: Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật TTHS 2015
Nội dung:
- Theo nguyên tắc này được hiểu một người chỉ được xem là có tội chỉ khi có
bản án hay quyết định có hiệu lực của Tịa án cịn nếu khơng đủ căn cứ để buộc
tội hay kết tội người đó thì phải kết luật người đó vơ tội.
- Nghĩa vụ chứng minh một người có tội thuộc về bên có trách nhiệm buộc tội.
Người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền chứng minh mình vơ tội nhưng
khơng có nghĩa vụ phải chứng minh sự vơ tội của mình.
- Khi có những nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ xuất hiện thì những nghi
ngờ này phải được hiểu và giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi
và bị can, bị cáo.
Điều kiện áp dụng: được áp dụng trong các cáo buộc của phiên tịa hình sự. Các bằng

chứng cáo buộc mà bên công tố hoặc viện kiểm sát đưa ra phải đủ khả năng thuyết
phục hội đồng xét xử về tính chân thật của cáo buộc. Bị cáo khơng có nghĩa vụ phải
chứng minh mình vơ tội. Việc tìm bằng chứng đủ khả năng thuyết phục thuộc về bên
công tố.
Ý nghĩa: Đây là nguyên tắc đặc thù chỉ có trong Bộ luật TTHS nhằm đảm bảo tính
khách quan, công bằng trong hoạt động xét xử
5. Nguyên tắc “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”?
Cơ sở pháp lý
“Khơng ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” là một trong những nguyên tắc mới được
quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tại điều 14 như sau:


“Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã
có bản án của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi
nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.”
Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã
có bản án của tịa án đã cố hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi
nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Phân tích ngun tắc khơng ai bị kết án hại lần vì một tội phạm trong tố tụng
hình sự
Theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được khởi tố,
điều tra, viện kiểm sát khơng được truy tố.
Tồ án khơng được xét xử và tuyên bố một người phạm tội khi hành vi nguy hiểm
cho xã hội do họ thực hiện đã được giải quyết và xử lí bằng một bản án của tồ án đã
có hiệu lực pháp luật.
Nếu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì cơ quan có thẩm quyền phải kịp thời ra
quyết định đình chi điều tra hay đình chỉ vụ án tuỳ theo từng giai đoạn tố tụng.
Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm góp phần quan trọng trong
việc bảo đảm trình tự tố tụng; bảo đảm tính ổn định và giá trị pháp lí của các bản án,
quyết định của tồ án đã có hiệu lực pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công

dân trong tố tụng hình sự.
6. Phân tích những quy định của BLTTHS 2015 nhằm thực hiện nguyên tắc
“Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội.”?
Căn cứ pháp lý nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Trên cơ sở quy định tại khoản 4 Điều 131 Hiến pháp năm 2013, Điều 16 Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc này như sau:
Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
“Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.


Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thơng báo, giải thích
và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa,
quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.”
Phân tích nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc
tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Khác với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định chủ thể của quyền
bào chữa chỉ thuộc về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 đã mở rộng phạm vi chủ thể của quyền bào chữa không chỉ thuộc về người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo mà còn thuộc về người bị bắt.
Khi tự bào chữa cho mình, người bị buộc tội sử dụng các quyền mà pháp luật cho
phép để chứng minh mình vơ tội, sự thật khơng đúng như hồ sơ vụ án hay chứng minh
giảm nhẹ tội cho mình...
Quyền bào chữa của người bị buộc tội bào gồm quyền tự bào chữa và
quyền nhờ người bào chữa. Hai quyền này có thể song song tồn tại mà không loại
trừ lẫn nhau.
-


Quyền tự bào chữa
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa đồng thời có quyền nhờ người bào

chữa. Trong trường hợp nhờ người bào chữa thì họ vẫn có quyền tự bào chữa. Luật tố
tụng hình sự khơng chỉ quy định người bị buộc tội có quyền bào chữa mà cịn quy
định những bảo đảm cần thiết để quyền bào chữa được thực hiện.
Cụ thể như họ phải được giao nhận quyết định khởi tố, bản kết luận điều tra sau
khi kết thúc điều tra, quyết định truy tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử... để chuẩn bị
bào chữa. Trong quá trình bào chữa họ có thể sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để
chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ tội.
Thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội là điều kiện cần thiết để cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xử lí vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật.
Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Không chỉ quy định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
điều luật còn quy định việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.


Điều này thể hiện nhà nước không chỉ coi trọng quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị buộc tội mà cịn tơn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,
đương sự.
Bị hại, đương sự có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và
cũng có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền ví lợi ích hợp pháp của họ.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thơng báo, giải thích
và bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện đầy đủ quyền bào chữa; bảo đảm cho bị
hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định pháp
luật.
7. Trình bày cơ sở của việc ghi nhận nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử
được bảo đảm” trong BLTTHS 2015?
Nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” – Đây là một nguyên tắc mới

được các nhà làm luật thừa nhận và nâng lên thành một nguyên tắc cơ bản. Nó thể
hiện một tư duy hiện đại trong tố tụng.
Tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 có ghi nhận “Nguyên tắc tranh tụng trong
xét xử được đảm bảo”, nguyên tắc này còn được ghi nhận tại Điều 26 BLTTHS 2015
và Điều 13 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Với việc ghi nhận nguyên tắc này trong hiến pháp nên khi xây dựng những văn
bản luật sau này cần tuân thủ Hiến pháp. Việc ghi nhận nó thành một nguyên tắc cơ
bản trong tố tụng hình sự thể hiện tinh thần lập pháp đúng đắn, là sự thể chế hóa chiến
lược cải cách tư pháp và đảm bảo cho quyền lợi ích của công dân.
II.
1.

Câu hỏi nhận định
Quan hệ pháp Luật Tố tụng hình sự chỉ phát sinh khi có quyết định

KTVAHS của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nhận định: Sai
Trường hợp việc thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm xác định tình tiết vụ án địi
hỏi phải nhanh chóng khơng chậm trể thì có thể tiến hành 1 số hoạt động trước khi có
quyết định khởi tố vụ án hình sự như khám nghiệm hiện trường, bắt người, tạm giữ
người, …
2.

Quan hệ pháp Luật Tố tụng hình sự xuất hiện sau và trên cơ sở quan hệ

pháp luật hình sự


Nhận định: Đúng
Khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm đối với xã hội mà hành vi đó được

Bộ Luật hình sự quy định là tội phạm thì xuất hiện trách nhiệm hình sự của người đó
trước Nhà nước, nghĩa là khi đó đã xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự. Quan hệ pháp
Luật Tố tụng hình sự xuất hiện khi cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tham gia giải quyết
vụ án hình sự. Như vậy quan hệ pháp Luật Tố tụng hình sự bao giờ cũng xuất hiện sau
và trên cơ sở quan hệ pháp luật hình sự.
3.

Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội thuộc đối tượng điều

chỉnh của Luật Tố tụng hình sự
Nhận định: Sai
Đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Đó là
nhóm những quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng, những quan hệ này phát sinh trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự. Còn quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc
tội là quan hệ giữa những người tham gia tố tụng với nhau, khơng có một bên là cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hay người tiến hành tố tụng nên quan hệ giữa
người bào chữa và người bị buộc tội không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố
tụng hình sự.
4.

Quan hệ giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS là quan hệ pháp

luật TTHS.
Nhận định: Sai
Vì quan hệ pháp luật TTHS chỉ phát sinh khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành
giải quyết vụ án bởi vậy quan hệ giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS là
quan hệ pháp luật TTHS chỉ khi CQĐT bắt đầu tiến hành giải quyết vụ án.
5.


QHPL mang tính quyền lực nhà nước là QHPL tố tụng hình sự.

Nhận định: Sai
Vì QHPL mang tính quyền lực nhà nước khơng chỉ là QHPL tố tụng hình sự.
Như QHPL tố tụng hành chính cũng mang tính quyền lực nhà nước. Bởi vậy QHPL
mang tính quyền lực nhà nước khơng phải là QHPL tố tụng hình sự mà phải là QHPL
tố tụng hình sự mang tính quyền lực nhà nước


6.

Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các

CQTHTT
Nhận định: Sai
Vì phương pháp phối hợp chế ước không chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa
các CQTHTT khác nhau mà còn được thể hiện trong một hệ thống cơ quan, giữa các
cấp tín dụng (cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm), giữa các bộ phận, chức danh trong nội
bộ cơ quan.
7.

Quan hệ giữa điều tra viên với người được bào chữa điều chỉnh bởi

phương pháp quyền uy
Nhận định: Sai.
Thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố
tụng. Các quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án có tính chất bắt buộc
đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Nên Điều tra viên với
người được bào chữa không chịu sự điều chỉnh của phương pháp quyền uy.

8.

Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chỉ được quy định trong pháp luật

TTHS.
Nhận định: Sai.
Nguyên tắc trong TTHS là những tư tưởng quan điểm, phương châm và định
hướng chi phối hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự. Quan đó,
ngun tắc xác định sự thật vụ án là nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS mà cịn làm
mục đích của q trình giải quyết vụ án. Trong vụ việc, vụ án dân sự thì nguyên tắc
xác định sự thật cũng quy định vì đó là mục đích cuối cùng trong q trình giải quyết
vấn đề.
CSPL: Điều 15 Bộ luật TTHS.
9.

Nguyên tắc xét xử công khai được áp dụng cho tất cả phiên tịa hình sự.

Nhận định: Sai.
Ngun tắc xét xử cơng khai được áp dụng cho các phiên tịa hình sự trừ trường
hợp cần giữ bí mật nhà nước, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoắc để
giữ bí mật đời tư có thể xét kín nhưng phải tuyên án công khai
CSPL: Điều 25 BL TTHS
10.

Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm chỉ có trong luật TTHS.

Nhận định: Sai


Nguyên tắc tranh tụn trong xét xử được bảo đảm được hiểu là Tòa án sẽ đảm

bảo sự khách quan, bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra
yêu cầu để làm làm rõ sự thật khách quan của vụ án; mọi chứng cứ, tài liệu phải được
trình bày, làm rõ tại phiên tịa và bản án, quyết định của Tòa phải căn cứ vào kết quả
đánh giá chứng cứ và tranh tụng tại tòa.
Tòa án là cơ quan tư pháp nên tranh tụng trong xét xử phải đảm bảo tính khách
quan, bình đẳng do đó mà ngun tắc này khơng chỉ có trong Luật TTHS mà cịn có
trong Luật TTDS, Luật TTHC.
CSPL: Điều 18 Luật TTHC 2015, Điều 24 Luật TTDS 2015
11.

Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là căn cứ duy nhất để

Tòa án ra bản án, quyết định.
Nhận định: Sai
Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa chỉ là một phần để Tòa án ra
bản án, quyết định, điều này nhằm đảm bảo nguyên tắc Tranh tụng trong xét xử được
đảm bảo tuy nhiên để ra một bản án hay quyết định Tòa còn căn cứ vào nhiều yếu tố
khác như: nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nhân thân của người phạm tội, các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ,...
CSPL: Điều 15, 19, 26 Luật TTHS 2015
12.

Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân

tộc mình.
Nhận định: Sai
Người THTT có thể là những chủ thể: chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm
phán, hội thẩm, kiểm sát viên, điều tra viên, ...
Người TGTT có thể là những chủ thể: bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, luật
sư, người làm chứng,...họ làm người phải trình bày, bảo vệ quyền và lợi ích của mình

hay cho chủ thể khác nên người TGTT mới có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của
dân tộc mình nhằm bảo vệ quyền lợi cho họ một cách tốt nhất nhưng với điều kiện
phải có phiên dịch.


CSPL: Điều 29 Luật TTHS 2015
III.

Phần trắc nghiệm

IV.

Phần bài tập
Bài tập 1
Trong lúc đang trộm cắp tài sản của D, A bị B phát hiện và đuổi theo nhưng không

bắt được. Một thời gian sau B tình cờ biết được A đang cư trú tại phường X nên đã tố
giác với cơ quan công an nơi đây. Công an phường X tiến hành kiểm tra và xác minh
sơ bộ và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra công an quận. Vụ án được khởi tố và điều
tra viên N là người được phân công trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự
kiểm sát của kiểm sát viên M. Vì A là người chưa thành niên nên được chỉ định luật sự
C làm người bào chữa. CQĐT nhận thấy A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạm tội ít
nghiêm trọng, đã tự nguyện khắc phục những hậu quả, nên quyết định miễn trách
nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Điều tra viên N được
phân cơng chủ trì việc hịa giải giữa bị can A, cha mẹ A và bị hại B. Trong biên bản
hòa giải các bên đã thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại, bị can A xin lỗi người bị
hại D.
1. Xác định tất cả quan hệ xã hội giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối
tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng Hình sự?
Trong vụ án trên, các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố

tụng Hình sự gồm:
Thứ nhất, quan hệ giữa Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp này gồm
Tòa án nhân dân cấp huyện của phường X, Cơ quan điều tra công an cấp huyện của
phường X, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện của phường X; người tham gia tố tụng
gồm bị can A, bị hại B, luật sư C.
Thứ hai, quan hệ giữa Tòa án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp huyện của
phường X với nhau khi phối hợp cùng nhau để tiến hành các hoạt động của mình theo
quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
2. Xác định phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng Hình sự đối với từng quan
hệ xã hội?


Phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng Hình sự đối với từng quan hệ xã hội
trên được xác định như sau:
Thứ nhất, đối với quan hệ giữa cơ quan tố tụng và người tham gia tố tụng, Luật
Tố tụng Hình sự sử dụng phương pháp quyền uy. Các quyết định của Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án mang tính bắt buộc đối với các các nhân tham gia tố tụng.
Thứ hai, đối với quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với nhau, Luật
Tố tụng Hình sự sử dụng phương pháp phối hợp – chế ước. Các cơ quan này có nhiệm
vụ phối hợp với nhau, cơ quan này làm sai thì cơ quan khác có quyền phát hiện, tự
mình sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa những sai lầm đó.
Bài tập 2
A (là người nước ngoài) bị CQĐT tỉnh X khởi tố vụ án vfa khởi tố bị can về tội
trộm cắp tài sản. Trong q trình tơ tụng, A nhờ luật sự B bào chữa cho mình. Vì A
khong sử dụng được tiếng việt nên nhờ C là người phiên dịch cho A. Sau khi kết thúc
giai ddaonj điều tra, CQĐT đã làm bản kết luận điều tra và đề nghị VKS truy tố A về
tội trộm cắp tài sản. VKS đã làm bản cáo trạng để truy tố A về tội danh trên. Sau đó
tịa án tiến hành xét xử sơ thẩm và tuyên phạt A 5 năm tù.
1. Trong q trình giải quyết vụ án trên có thể phát sinh quan hệ giữa những

chủ thể nào?
 Quan hệ giữa A với CQĐT tỉnh X
 Quan hệ giữa A với luật sư B
 Quan hệ giữa A với phiên dịch C
 Quan hệ giữa A và VKS
 Quan hệ giữa A với người bị mất tài sản
 Quan hệ giữa VKS và tòa án
 Quan hệ giữa tòa án và cơ quan thi hành án
 Quan hệ giữa A và tòa án
 Quan hệ giữa tòa án với người bị mất tài sản
 Quan hệ giữa CQĐT với người bị mất tài sản
 Quan hệ giữa tòa án với luật sư B
 Quan hệ giữa tòa án với người phiên dịch C


2. Trong những quan hệ đó, quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
TTHS?
Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi án hình sự.
-

Quá trình khởi tố
 Quan hệ giữa CQĐT với người bị mất tài sản

-

Quá trình điều tra
 Quan hệ giữa A với CQĐT tỉnh X

-


Quá trình truy tố
 Quan hệ giữa A và VKS
 Quan hệ giữa VKS và tịa án

-

Q trình xét xử
 Quan hệ giữa Tòa án với luật sư B
 Quan hệ giữa tòa án với phiên dịch C
 Quan hệ giữa A và tịa án
 Q trình thi hành án
 Quan hệ giữa A và cơ quan thi hành án
 Quan hệ giữa tòa án và cơ quan thi hành án
3. Xác định phương pháp điều chỉnh đối với từng quan hệ thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật TTHS?

-

Phương pháp quyền uy
 Quan hệ giữa A với CQĐT tỉnh X
 Quan hệ giữa A và VKS
 Quan hệ giữa A và tòa án
 Quan hệ giữa tòa án với người bị mất tài sản
 Quan hệ giữa CQĐT với người bị mất tài sản
 Quan hệ giữa tòa án với luật sư B
 Quan hệ giữa tòa án với người phiên dịch C

-


Phương pháp phối hợp - chế ước
 Quan hệ giữa tòa án và cơ quan thi hành án


 Quan hệ giữa VKS và tòa án
 Quan hệ giữa CQĐT tỉnh X và VKS
Bài tập 3
A sinh năm 1976 cư trú tại huyện X, tỉnh Y, là người Hoa gốc Việt (trình độ văn
hóa lớp 1/10), có hành vi mua bán 1, 75 kg ma túy, bị công an phát hiện và bắt quả
tang. Tại bản án hình sự sơ thẩm, TAND tỉnh Y tuyên A tử hình về tội mua bán trái
phép chất ma túy.
1. Giả sử A là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và thuộc đối
tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ theo
pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì vụ án được
giải quyết như thế nào?
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự
theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ
được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó;
trường hợp điều ước quốc tế đó khơng quy định hoặc khơng có tập qn quốc tế thì
trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao – khoản 2
Điều 5 BLHS.
2. Nếu A không sử dụng thơng thạo tiếng Việt và đề nghị có người phiên dịch cho
mình thì u cầu này có được chấp nhận không?
Theo quy định, người phiên dịch là người có khả năng phiên dịch và được cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố
tụng khơng sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng khơng thể hiện bằng tiếng
Việt – Điều 70 BLTTHS 2015.
Vậy trong trường hợp người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt

thì sẽ có người phiên dịch. Trường hợp này A khơng sử dụng thơng thạo Tiếng Việt
nhưng vẫn có thể có người phiên dịch. Vì A khơng sử dụng thơng thạo nên việc trả lời
và hiểu những gì diễn ra trong q trình tố tụng chắc chắn khơng tốt nên để đảm bảo
quyền và lợi ích của A cần có người phiên dịch.


3. Giả sử A khơng có khả năng nhờ luật sư bào chữa thì CQTHTT sẽ giải quyết
như thế nào?
Trong tố tụng hình sự, pháp luật có ngun tắc bảo đảm quyền bào chữa của
người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, đương sự.
Trường hợp A khơng có khả năng nhờ luật sư bào chữa thì CQTHTT chuyển đơn yêu
cầu bào chữa cho người đại diện hoặc người thân thích của A để họ nhờ người bào
chữa.
Hoặc
Điều 76 BLTTHS 2015 có quy định về việc chỉ định người bào chữa. Việc chỉ định
bào chữa được thực hiện đối với hai trường hợp:
Thứ nhất: Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của
khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
Thứ hai: Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà khơng thể tự bào
chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Trong tình huống này A bị bắt vì hành vi mua bán 1,75kg ma túy, có khả năng
bị kết án với hình phạt nặng từ 20 năm tù trở lên nên CQTHTT chỉ định người bào
chữa cho A.



×