Khoá luận tốt nghiệp
Tùng
GVHD : TS. Hoàng
PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả các doanh nghiệp hoạt động
đều nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo sự giàu có, sự
tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục đích này các chủ
doanh nghiệp, các nhà quản trị phải sử dụng và phát huy triệt để tiềm năng kinh
tế của mình. Nếu như bất kỳ một doanh nghiệp nào mà không đảm bảo chắc
chắn được khả năng sinh lãi, mức lợi nhuận trong tương lai của đơn vị mình thì
giá trị của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút và nếu tình hình này kéo dài sẽ làm cho
chủ doanh nghiệp có nguy cơ bị mất vốn. Muốn phát huy triệt để các tiềm năng
kinh tế, muốn tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải biết được thế
mạnh, điểm yếu của mình, phải biết được những lónh vực mà doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả, những lónh vực mà doanh nghiệp hoạt động không có hiệu
quả. Do đó doanh nghiệp cần phải dựa vào các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt
động.
Đối với những đối tác của doanh nghiệp thì lợi nhuận là một chỉ tiêu rất
quan trọng. Nhưng thông qua cấu trúc tài chính các cá nhân, các tổ chức bên
ngoài, nhà đầu tư không thể nắm bắt được khả năng thanh toán cũng như khả
năng sinh lãi của doanh nghiệp mà cần phải dựa vào các chỉ tiêu phân tích hiệu
quả hoạt động để đi đến quyết định có nên đầu tư hay không và mức đầu tư là
bao nhiêu.
Vì vậy phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là rất cần thiết.
2. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu
quả hoạt động:
- Nếu hiểu hiệu quả hoạt động theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là
hiệu số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Cách hiểu này đã đồng nhất hiệu
quả hoạt động với lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả hoạt động thể
hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
1
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù
hiệu quả hoạt động phản ánh mặt chất lượng của hoạt động trong doanh nghiệp,
nhưng lại không có sự thống nhất trong khái niệm về hiệu quả hoạt động.
Khi các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh
nghiệp đều có hướng phát triển riêng trong từng giai đoạn cụ thể nhưng mục tiêu
cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp là lợi nhuận. Vì vậy để đánh giá hiệu quả
hoạt động thì hai yếu tố quan trọng cần phải xem xét là giá trị các yếu tố đầu
vào và kết quả.
Theo quan điểm này, chỉ tiêu phân tích chung về hiệu quả hoạt động cơ
bản được tính như sau:
KQ
H=
C
H: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
KQ: kết quả đầu ra (doanh thu, lợi nhuận…)
C: giá trị các yếu tố đầu vào (vốn chủ sở hữu, tài sản…)
Như vậy: Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là việc đánh giá
khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi dựa trên việc xem xét giá trị các
yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp.
3. Ý nghóa của phân tích hiệu quả hoạt động
Phân tích hiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp tự đánh giá, xem xét
việc thực hiện hoạt động của doanh nghiệp, khả năng đạt được mục tiêu kinh tế.
Phân tích hiệu quả hoạt động nhằm khai thác tối đa những nguồn lực của
doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ có ý nghóa đối với bản thân doanh
nghiệp mà còn rất có ý nghóa đối với các cá nhân, tổ chức bên ngoài đặc biệt là
các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng… trong việc cho ra các quyết định đúng đắn, kịp
thời.
II. CÁC NGUỒN THÔNG TIN ĐƯC SỬ DỤNG TRONG PHÂN
TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG.
1. Nguồn thông tin từ các báo cáo tài chính
1.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng
quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định (thời điểm này thường là vào ngày cuối cùng của kỳ hạch toán).
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
2
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
Khi so sánh số liệu giữa hai thời điểm trên bảng cân đối kế toán có thể thấy
được một cách khái quát sự biến động của tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
trong kỳ.
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: phần “Tài sản” và phần
“Nguồn vốn”.
Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp
đến cuối kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai
đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu trong phần tài sản được sắp
xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản trong doanh nghiệp, được chia
thành hai mục:
A - Tài sản ngắn hạn
B - Tài sản dài hạn
Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh
nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo
từng nguồn hình thành tài sản. Phần nguồn vốn cũng được chia thành hai mục:
A - Nợ phải trả
B - Vốn chủ sở hữu
1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính quan
trọng, phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động của
doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho
biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương
lai. Như vậy thông qua việc phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã cung cấp những thông tin tổng hợp về tình
hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ
quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhà phân tích
có thể biết được tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí, kết quả của từng
hoạt động và của toàn doanh nghiệp, dự tính khả năng hoạt động của doanh
nghiệp trong tương lai.
1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
3
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghóa rất lớn trong việc cung cấp thông
tin liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp. Qua các chỉ tiêu trên báo cáo
lưu chuyển tiền tệ ngân hàng, nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền từ
các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp để có quyết định đầu tư đúng đắn.
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ trợ giúp họ trong
công tác hoạch định chiến lược để có các biện pháp tài chính cần thiết nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng khả năng thanh toán các khoản nợ và tiến
hành hoạt động đầu tư mới.
1.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể
tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm thuyết minh và giải trình bằng
lời hoặc bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế tài chính được trình bày trên Bảng
cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác. Đồng
thời bản thuyết minh này cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh
nghiệp thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.
2. Nguồn thông tin khác
Khi phân tích kết quả hoạt động bên cạnh việc dựa vào những thông tin từ
báo cáo tài chính của doanh nghiệp các nhà phân tích phải kết hợp với những
nguồn thông tin khác để có đánh giá đầy đủ hơn về các hoạt động của doanh
nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra quyết định phù hợp. Các nguồn thông tin khác được
chia thành ba loại.
2.1. Thông tin chung về tình hình kinh tế
Đây là những thông tin về môi trường đầu tư, môi trường pháp lý, thông
tin về sự suy thoái hoặc tăng trưởng kinh tế, thông tin về tỷ lệ lạm phát, lãi suất
ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ… có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư cũng
như có ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng
thời kỳ. Những thông tin này thường có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.2. Thông tin theo ngành
Thông tin theo ngành là những thông tin về đặc điểm của ngành kinh tế,
yêu cầu công nghệ của ngành, mức độ cạnh tranh của thị trường, nguy cơ xuất
hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng…. Những thông tin này sẽ làm rõ hơn
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
4
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
nội dung của các chỉ tiêu tài chính trong từng ngành, từng lónh vực kinh doanh và
trong việc đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3. Thông tin của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh doanh,
có chiến lược, sách lược kinh doanh khác nhau cho từng thời kỳ. Cho nên khi
phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì cần thiết phải thu thập các
thông tin có liên quan đến bản thân doanh nghiệp. Những thông tin này bao
gồm: chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; mối liên hệ
giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng; tình hình huy
động, phân phối và sử dụng vốn của doanh nghiệp; khả năng thanh toán của
doanh nghiệp…
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Phương pháp phân tích định lượng:
Các phương pháp truyền thống được sử dụng trong phân tích hiệu quả
hoạt động là:
1.1.
Phương pháp chi tiết:
Chi tiết là sự phân chia kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo nhiều
hướng khác nhau để phục vụ cho các yêu cầu quản lý cụ thể. Thông thường
phương pháp này có các hướng chi tiết sau:
- Chi tiết theo thời gian: là sự phân chia kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp theo các khoảng thời gian khác nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp
doanh nghiệp phân phối nguồn lực đầu vào theo từng khoảng thời gian cụ thể vì
không phải lúc nào hoạt động kinh doanh cũng thuận lợi.
- Chi tiết theo địa điểm phát sinh: là việc phân chia kết quả kinh doanh
theo địa điểm phát sinh kết quả như phân chia doanh thu theo thị trường, phân
chia doanh thu theo cửa hàng, phân chia giá thành theo giai đoạn sản xuất. Việc
chi tiết này có tác dụng rất lớn trong hạch toán kinh doanh nội bộ nhằm đánh giá
những thành tích hay khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi tiết theo các yếu tố cấu thành chỉ tiêu phản ánh kết quả: là việc
phân chia chỉ tiêu phản ánh kết quả theo các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu đó
như chi tiết giá thành theo khoản mục, chi tiết doanh thu theo loại hình hoạt
động,chi tiết doanh thu theo từng mặt hàng…. Việc chi tiết này nhằm đánh giá xu
hướng tác động của các chỉ tiêu cần phân tích từ đó phát hiện ra trọng điểm của
công tác quản lý.
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
5
Khoá luận tốt nghiệp
Tùng
1.2. Phương pháp so sánh:
GVHD : TS. Hoàng
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế bằng
cách tiến hành so sánh một chỉ tiêu kinh tế với chỉ tiêu được chọn làm gốc so
sánh.
1.2.1. Tiêu chuẩn so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh, còn
được gọi là số gốc.
- Số gốc có thể là số liệu của kỳ trước hoặc nhiều kỳ trước để đánh giá xu
hướng của các chỉ tiêu phân tích.
- Số gốc có thể là số kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
của doanh nghiệp.
- Số gốc có thể là số trung bình ngành nhằm đánh giá vị thế của doanh
nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
1.2.2. Điều kiện so sánh:
- Về mặt thời gian: các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung
kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.
- Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải cùng quy đổi về một quy mô và
điều kiện tương tự nhau.
1.2.3. Kỹ thuật so sánh:
- So sánh ngang và so sánh dọc:
• So sánh ngang là so sánh cùng một chỉ tiêu kinh tế qua các thời kỳ để
xem xét sự biến động của chỉ tiêu đó.
• So sánh dọc là so sánh được thực hiện bằng cách lấy một chỉ tiêu làm
quy mô chung rồi tính tỷ trọng.
• So sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối:
• So sánh bằng số tuyệt đối: cho biết sự biến động về mặt lượng của chỉ
tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.
∆
= Số kỳ phân tích - Số kỳ gốc
- So sánh bằng số tương đối: cho biết tỷ lệ giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với
chỉ tiêu kỳ gốc.
Số kỳ phân tích - Số kỳ gốc
t% =
x 100%
Số kỳ gốc
Hay:
t% =
Số kỳ phân tích
Số kỳ gốc
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
x 100%
6
Khoá luận tốt nghiệp
Tùng
1.3.
GVHD : TS. Hoàng
Phương pháp loại trừ:
Là phương pháp dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong phân tích. Nguyên tắc của phương
pháp loại trừ là khi đánh giá ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chỉ tiêu
kinh tế cần phân tích thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Phương
pháp loại trừ bao gồm hai phương pháp sau:
1.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp này dùng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ
tiêu kinh tế cần phân tích bằng cách lần lượt thay thế từng trị số của nhân tố từ
kỳ gốc sang kỳ phân tích.
Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu
kinh tế cần phân tích có mối quan hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích
bằng một công thức toán học, trong đó các nhân tố sắp xếp theo trình tự từ nhân
tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
Trình tự thay thế của các nhân tố:
- Nhân tố số lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau.
- Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng sẽ xuất hiện
nhân tố kết cấu, lúc này: nhân tố số lượng thay thế trước, tiếp theo là nhân tố kết
cấu, nhân tố chất lượng thay thế sau cùng.
- Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc chất lượng thì nhân
tố chủ yếu thay thế trước, nhân tố thứ yếu thay thế sau.
1.3.2. Phương pháp số chênh lệch:
Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn khi giữa
các nhân tố có quan hệ tích số. Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của
nhân tố sẽ bằng số chênh lệch của nhân tố đó với các nhân tố còn lại đã cố định.
2.Phương pháp phân tích định tính:
Việc sử dụng những số liệu trên báo cáo tài chính để so sánh, đánh giá và
nhận xét trên cơ sở đó đưa ra quyết định là chưa đầy đủ. Vì hạn chế của báo cáo
tài chính là dữ liệu mà chúng cung cấp phản ảnh quá khứ trong khi phân tích lại
hướng đến tương lai. Do đó cần thiết phải dựa vào những nhân tố khác không
thể định lượng được như: tình hình pháp luật, môi trường kinh doanh, khách hàng
và tình hình thực tế về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị như
đặc điểm sản phẩm, đặc điểm ngành hàng kinh doanh, chính sách phân phối sản
phẩm…
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
7
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
IV. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP.
1. Mối quan hệ giữa hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Giữa hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có
mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại. Cụ thể:
1.1. Tác động của hoạt động tài chính đến hoạt động kinh doanh
Chức năng cơ bản của hoạt động tài chính là huy động và sử dụng vốn.
- Chức năng huy động vốn là chức năng tài trợ, tìm kiếm nguồn vốn dưới
nhiều hình thức khác nhau như vay, liên doanh, phát hành cổ phiếu… nhằm tạo ra
một lượng vốn đủ lớn trong doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chức năng sử dụng vốn là chức năng đầu tư, nó được thể hiện ở việc
phân bổ vốn ở đâu, phân bổ với lượng vốn như thế nào để nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh.
1.2. Tác động của hoạt động kinh doanh đến hoạt động tài chính
Hoạt động kinh doanh gồm nhiều khâu như sản xuất, quảng cáo, chính
sách chiết khấu, chính sách marketing, chính sách bán hàng…. Hiệu quả hoạt
động trong từng khâu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tài chính. Khi
hoạt động kinh doanh có lãi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính,
khi hoạt động kinh doanh không có lãi thì hoạt động tài chính cũng gặp nhiều
khó khăn.
2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là khái niệm được dùng để phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả cao
nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Như vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là sự kết hợp tất cả các
yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố này có hiệu quả.
Do vậy khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh
việc phân tích các chỉ tiêu tổng hợp thì cần phải xem xét các chỉ tiêu cá biệt
phản ánh sức sản xuất, sức hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố.
2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cá biệt
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh cá biệt
người ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyeàn
8
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
kinh doanh. Các chỉ tiêu này phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả
chung và được sử dụng với nhiều tên gọi như: hiệu suất, tỷ suất, năng suất…
2.1.1. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả
đầu ra trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Kết quả đầu ra có thể là doanh thu và
thu nhập của các hoạt động khác, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng…
Nếu chọn kết quả đầu ra là doanh thu và thu nhập của các hoạt động khác
thì hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện theo công thức sau:
Hiệu suất sử
dụng tài sản
=
của toàn
doanh nghiệp
Doanh thu hoạt động
bán hàng và cung cấp +
dịch vụ
Doanh thu
hoạt động +
tài chính
Thu nhập
khác
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng tài sản đầu tư vào doanh nghiệp thì
sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập. Giá trị của chỉ tiêu này càng
cao thì doanh thu tạo ra càng nhiều và ngược lại.
Trong công thức trên nếu sự biến động về tình hình tài sản trong doanh
nghiệp là không lớn thì tổng tài sản bình quân chính là số bình quân đầu kỳ và
cuối kỳ của tài sản. Nếu doanh nghiệp có sự biến động về tài sản liên tục thì
tổng tài sản bình quân phải lấy giá trị trung bình tài sản của các tháng hoặc các
quý trong năm để đảm bảo tính chính xác.
2.1.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh
năng lực vật chất hiện có cũng như trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh
nghiệp. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan
trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất, giảm chi phí… nhằm mang
lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Bỡi vậy việc phân tích hiệu quả sử dụng tài
sản cố định để có biện pháp khai thác, sử dụng tài sản cố định hợp lý, hiệu quả
là một vấn đề có ý nghóa quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta thường dùng chỉ
tiêu sau:
Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân
đầu tư tại doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng và
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
9
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
cung cấp dịch vụ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định của
doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
2.1.3. Hiệu suất sử dụng lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sản xuất, sức sản xuất
của lao động trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được thể hiện dưới nhiều đại
lượng khác nhau như: năng suất lao động năm, năng suất lao động ngày, năng
suất lao động giờ của công nhân trực tiếp sản xuất hay của công nhân phục vụ
quản lý và quản lý sản xuất. Chỉ tiêu năng suất lao động năm được tính như sau:
Năng suất lao động năm =
Giá trị sản xuất
Số công nhân sản xuất bình quân năm
Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng lao
động càng cao.
Trong nhiều trường hợp, để thấy rõ hơn hiệu suất sử dụng lao động trong
quá trình kinh doanh người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chi phí tiền lương trên
doanh thu. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất chi phí tiền =
lương trên doanh thu
Chi phí tiền lương
Doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Chỉ tiêu này có ý nghóa cứ một đồng doanh thu thu được từ hoạt động sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng chi phí tiền lương. Nếu chỉ
tiêu này tiến gần đến 1 hoặc càng lớn chứng tỏ chi phí tiền lương trong doanh
nghiệp càng lớn, hiệu suất sử dụng lao động thấp, lợi nhuận thu được không cao.
Việc phân tích chỉ tiêu tỷ suất chi phí tiền lương trên doanh thu sẽ giúp
doanh nghiệp có cơ sở để kiểm soát tình hình chi phí qua đó có biện pháp cắt
giảm lao động cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
2.1.4. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động là
một yếu tố không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện
các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng
vận động và có hình thái thay đổi qua các giai đoạn dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của
quá trình sản xuất. Nó là một bộ phận vốn có tốc độ luân chuyển nhanh hơn rất
nhiều so với vốn cố định.
Việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động không chỉ có ý
nghóa trong việc tiết kiệm vốn mà còn nâng cao khả năng tạo ra tiền, nâng cao
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
10
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
hiệu quả sử dụng vốn nhằm góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh
nghiệp.
Có nhiều chỉ tiêu xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động như: hiệu
suất sử dụng vốn lưu động, số ngày của một vòng quay vốn lưu động…
Hiệu suất sử dụng VLĐ =
Doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ
(lần , vòng)
Vốn lưu động bình quân
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động còn được gọi là hiệu suất sử dụng tài sản
ngắn hạn hay số vòng quay của vốn lưu động.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động cho biết cứ một đồng vốn lưu
động doanh nghiệp bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn lưu động
trong doanh nghiệp có tốc độ luân chuyển càng nhanh. Điều này phản ánh
doanh nghiệp đã có chính sách quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ
và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh.
Số ngày của một
vòng quay VLĐ =
Số ngày của kỳ phân tích
Số vòng quay của VLĐ
(ngày/ vòng)
Chỉ tiêu này phản ánh để vốn lưu động quay được một vòng thì cần bao
nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ trong một năm vốn lưu động quay
được càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và kéo theo đó là số
vốn lưu động tiết kiệm được càng nhiều. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động thì cần thiết phải tăng số vòng quay của vốn lưu động, khi đó số
ngày của một vòng quay sẽ được rút ngắn.
Việc tăng hay giảm số vòng quay của vốn lưu động sẽ khiến cho doanh
nghiệp tiết kiệm hay lãng phí một số vốn lưu động nhất định trong năm. Để xác
định được số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí ta có công thức sau:
Số VLĐ tiết kiệm (-)
=
hay lãng phí (+)
DTT1 (N1 – N0)
Số ngày của kỳ phân tích
Trong đó: DTT1 là doanh thu thuần của kỳ phân tích
N1 là số ngày của một vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích
N0 là số ngày của một vòng quay vốn lưu động kỳ gốc
Trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thì hàng tồn kho
và nợ phải thu cũng là các khoản mục quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
tài sản của doanh nghiệp. Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho và nợ phải thu
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
11
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
nhanh hay chậm sẽ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Chính vì vậy sau khi phân tích số vòng quay của vốn lưu động ta cần phân tích
số vòng quay của hàng tồn kho và số vòng quay của nợ phải thu để có đánh giá
sâu hơn về hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
- Hàng tồn kho:
Số vòng quay của HTK =
Giá vốn hàng bán
Giá trị HTK bình quân
Số ngày của kỳ phân tích
Số ngày của một vòng quay HTK =
Số vòng quay hàng tồn kho là chỉSố vòng nh giá khả năng luân chuyển
tiêu đá quay của HTK
hàng tồn kho của doanh nghiệp. Trị giá của chỉ tiêu này càng cao thì công việc
kinh doanh được đánh giá là càng tốt, khả năng hoán chuyển thành tiền của
hàng tồn kho cao. Tuy nhiên với số vòng quay của hàng tồn kho quá cao thì cần
phải chú ý đến khâu cung cấp, vì lúc này dễ xảy ra tình trạng hàng hoá dự trữ
không đủ để cung ứng kịp thời cho khách hàng, dễ gây mất uy tín cho doanh
nghiệp. Khi số vòng quay của hàng tồn kho càng cao thì số ngày cho một vòng
quay càng ngắn.
- Phải thu khách hàng:
Số vòng quay nợ
phải thu khách
hàng
=
Doanh thu thuần
bán chịu
Số ngày của một chu kỳ nợ =
+
Thuế GTGTđầu
ra tương ứng
Số dư bình quân khoản PTKH
Số ngày của kỳ phân tích
Số vòng quay nợ PTKH
Số vòng quay nợ phải thu khách hàng là chỉ tiêu phản ánh tình hình quản
lý và thu hồi nợ của doanh nghiệp. Số vòng quay nợ phải thu khách hàng càng
cao chứng tỏ việc quản lý và thu hồi nợ của doanh nghiệp càng tốt, doanh
nghiệp có khách hàng quen thuộc, ổn định, thanh toán đúng hạn. Mặt khác, chỉ
tiêu này còn phản ánh phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Số vòng quay
nợ phải thu quá cao thể hiện việc doanh nghiệp áp dụng phương thức bán hàng
khá cứng nhắc, gần như bán hàng thu tiền mặt, điều này sẽ làm cho doanh
nghiệp khó cạnh tranh và mở rộng thị trường. Khi số vòng quay nợ phải thu
khách hàng càng cao thì số ngày của một chu kỳ nợ càng ngắn.
2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Bên cạnh việc xem xét hiệu quả kinh doanh cá biệt của từng loại nguồn
lực, cần phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp để có thể thấy được khả năng
sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực nhằm tạo ra hiệu quả chung cho toàn
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời thấy được mức độ
đóng góp của các yếu tố cá biệt đến hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp.
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
12
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
Việc phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp được thực hiện thông qua
khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà cụ thể là thông qua việc phân tích khả
năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp và phân tích khả năng sinh lời
từ tài sản. Chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các
chỉ tiêu kết quả.
2.2.1. Khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời là khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, được đo
bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các chỉ tiêu kết quả. Để phân tích khả năng sinh
lời từ các hoạt động của doanh nghiệp người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu phổ
biến là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sản xuất kinh doanh và tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu thuần.
2.2.1.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của doanh
nghiệp càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Giá trị đó được xác định:
Tỷ suất lợi nhuận trên
=
doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế
Doanh thu
Doanh thu bán
Thu
hàng và cung + hoạt động + nhập
tài chính
cấp dịch vụ
khác
X 100%
Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp
đem lại có mấy đồng lợi nhuận trước thuế, hay nói cách khác là lợi nhuận chiếm
bao nhiêu phần trăm trong doanh thu.
Doanh thu, lợi nhuận trong công thức trên là doanh thu, lợi nhuận của cả
ba hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động tài
chính và các hoạt động khác. Tuy nhiên vì sức sinh lời của mỗi hoạt động không
giống nhau và vì trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì hoạt động sản
xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu cho nên kết quả của việc tính toán theo
công thức trên thường không chính xác. Do đó cần thiết phải đánh giá riêng khả
năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
doanh
2.2.1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh
Tỷ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí
và lợi nhuận chỉ trong lónh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức
tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên
=
doanh thu SXKD
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
Lợi nhuận thuần SXKD
Doanh thu hoạt động kinh doanh
x 100%
13
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sản xuất kinh doanh phản
ánh mức sinh lãi của 100 đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Giá trị
của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng
lớn. Khi phân tích chỉ tiêu này cần phải xem xét đặc điểm ngành nghề kinh
doanh, chiến lược hoạt động, chính sách định giá của doanh nghiệp. Vì các mục
tiêu về thị phần, lợi nhuận, chính sách định giá đều có thể ảnh hưởng đến kết
quả của tỷ suất này.
2.2.2.Khả năng sinh lời của tài sản
Phân tích khả năng sinh lời của tài sản chủ yếu là phân tích hai chỉ tiêu:
tỷ suất sinh lời của tài sản và tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.
2.2.2.1.Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với toàn
bộ tài sản của doanh nghiệp và nó được xác định như sau:
ROA =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân
X 100%
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản bình quân đầu tư tại doanh
nghiệp sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Giá trị của chỉ tiêu này
càng lớn phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng cao và ngược lại.
Tỷ suất sinh lời của tài sản là chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh kết quả tổng
hợp của những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả cá biệt của các yếu tố được sử
dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến tỷ suất sinh lời của tài sản người ta chi tiết chỉ tiêu này qua phương
trình Dupont như sau:
ROA =
Hay:
ROA =
LNTT
DTT
X
DTT
Tổng TSBQ
Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu
ROA = HLN/DT X
Phương pháp phân tích:
X
Hiệu suất sử
dụng tài sản
HDT/TS
Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản ta sử
dụng phương pháp phân tích số chênh lệch, cụ thể là chênh lệch giữa kỳ phân
tích và kỳ gốc về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là kết quả tổng
hợp ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản.
Cách phân tích này sẽ chỉ ra phương hướng nâng cao sức sinh lời của tài sản
trong doanh nghiệp và được thể hiện qua công thức sau:
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
14
Khoá luận tốt nghiệp
Tùng
∆ROA
GVHD : TS. Hoàng
=
∆HLN/DT
X
∆HDT/TS
∆HDT/TS: là ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ suất doanh thu trên tài sản. Thực
chất đây là hiệu quả của quá trình quản lý và sản xuất của doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp tổ chức sản xuất tốt, tiết kiệm được chi phí thì số vòng quay vốn
tăng dẫn đến hiệu quả của quá trình quản lý và sản xuất cũng sẽ tăng lên.
∆HDT/TS =
H0 (LN/DT) X
(H1 (DT/TS) - H0 (DT/TS))
∆HLN/DT: là ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Doanh thu ở đây bao gồm doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh
thu hoạt động tài chính và thu nhập từ các hoạt động khác. Vì lợi nhuận là hiệu
số giữa doanh thu và chi phí nên thực chất ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu là ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động kinh doanh sau khi
loại bỏ yếu tố chi phí. Chỉ tiêu này chủ yếu liên quan đến những vấn đề về tiêu
thụ, bán hàng tại doanh nghiệp và được tính theo công thức sau:
∆HLN/DT = H1 (DT/TS) X (H1(LN/DT) - H0 (LN/DT))
∆HLN/DT = H1 (DT/TS) X (H1(LN/DT) - H0 (LN/DT))
Với: H0,1(DT/TS): lần lượt là hiệu suất sử dụng tài sản kỳ gốc và kỳ phân
tích.
H0,1(LN/DT): lần lượt là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu kỳ gốc và kỳ
phân tích.
Trên cơ sở các số liệu tính toán được người ta có thể xác định các nhân tố
ảnh hưởng chủ yếu đến sự tăng giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, từ đó có các biện pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
2.2.2.2. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng nó có hạn chế là chịu ảnh hưởng của cấu
trúc nguồn vốn. Vì vậy để loại bỏ ảnh hưởng của cấu trúc nguồn vốn khi phân
tích khả năng sinh lời của tài sản, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh
tế của tài sản (RE).
Với chỉ tiêu này, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được đánh giá
một cách chính xác hơn vì phần lợi nhuận ở tử số không còn chịu ảnh hưởng của
cấu trúc nguồn vốn do không tính đến chi phí lãi vay. Cách xác định:
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
(RE)
=
LNTT và lãi vay
x 100%
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản bình quân đầu tư tại doanh
nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế nếu loại bỏ ảnh hưởng của
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
15
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
cấu trúc nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng cao biểu hiện doanh nghiệp kinh doanh
càng có lãi. Áp dụng tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản giúp cho doanh nghiệp
đưa ra quyết định đúng đắn hơn khi muốn huy động vốn: nên huy động vốn chủ
sở hữu hay huy động vốn vay.
3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh
nghiệp
Hiệu quả tài chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được
các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của họ ở hiện tại cũng như
trong tương lai. Do đó một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao là điều kiện
thuận lợi để huy động vốn. Vì doanh nghiệp chỉ có thể huy động vốn từ những
nhà đầu tư bên ngoài nếu chứng minh được rằng số vốn mà doanh nghiệp huy
động về sẽ tạo ra các khoản lãi cao. Để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp người ta sử dụng chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
3.1. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận
sau thuế với số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này, người
phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
=
(ROE)
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp huy động
vốn từ nhiều nguồn khác nhau, chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp càng có
cơ hội tìm kiếm được nguồn vốn mới thông qua thị trường tài chính. Ngược lại
khi tỷ suất này thấp hơn dưới mức cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút
vốn đầu tư cũng như vốn chủ sở hữu là rất khó khăn.
Để tìm hiểu nguyên nhân khiến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu cao hay
thấp có thể khai triển chi tiết công thức trên như sau:
Tổng TS bình quân
LNST
DTT
ROE =
x
x
Vốn chủ sở hữu bình quân
DTT
Tổng TS bình quân
=
Tỷ suất LNST trên DTT x
Hiệu suất sử
dụng tài sản
x
1
Hệ số tự tài trợ
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
16
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
Có thể nhận thấy rằng khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố. Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp ta lần lượt xem xét cụ thể:
3.2.1. Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là nhân tố có ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất
đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Để thấy được ảnh hưởng này người ta
sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), được chi tiết như
sau:
TS BQ
DTT
LNST
LNTT
ROE =
=
x
x
x (1 – T)
TS BQ
Vốn CSHBQ
DTT
Vốn CSHBQ
ROE =
Tỷ suất lợi nhuận
x
trên vốn chủ sở
hữu
ROA x
ROE =
Hiệu suất sử
dụng tài sản
x
Tài sản
x (1 - T)
Vốn chủ sở hữu
TS
x (1 - T) ( * )
VCSH
(Với: T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp)
Trong công thức trên ta thấy hiệu quả tài chính có quan hệ khá chặt chẽ
với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản, hay nói cách
khác là có quan hệ khá chặt chẽ với hiệu quả kinh doanh. Cho nên khi hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp cao sẽ dẫn đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu
lớn và ngược lại nếu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thấp sẽ làm cho khả
năng sinh lời vốn chủ sở hữu giảm theo. Như vậy hiệu quả kinh doanh là nguồn
gốc tạo nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng cũng sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính
tăng mà điều này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác.
3.2.2. Khả năng tự chủ về tài chính
Khả năng tự chủ về tài chính là khả năng độc lập về tài chính của doanh
nghiệp. Khả năng tự chủ về tài chính được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ suất tự
tài trợ, được xác định như sau:
Tỷ suất tự tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
X 100%
Chỉ tiêu trên phản ánh trong 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu. Tỷ suất tự tài trợ càng cao
chứng tỏ tính độc lập của doanh nghiệp về tài chính càng lớn và sức ép của các
chủ nợ đối với doanh nghiệp càng thấp.
Từ công thức xác định ROE ở trên (công thức *) ta có thể viết lại như sau:
1
HTC = HKD x (1 – T) x
HTTT
17
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
Khoá luận tốt nghiệp
Tùng
Với:
GVHD : TS. Hoàng
HTC : hiệu quả tài chính
HKD: hiệu quả kinh doanh
HTTT: tỷ suất tự tài trợ
Có thể thấy rằng tỷ suất tự tài trợ tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời của
vốn chủ sở hữu, tức tỷ suất tự tài trợ càng lớn thì khả năng sinh lời của vốn chủ
sở hữu càng nhỏ. Hay nói cách khác khi tính tự chủ của doanh nghiệp càng cao
thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp càng thấp.
3.2.3. Độ lớn đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là mối quan hệ giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính được xác định như sau:
Đòn bẩy tài chính =
Nợ vay
Vốn chủ sở hữu
Đòn bẩy tài chính có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, được coi như chính
sách tài chính của doanh nghiệp. Liên quan đến đòn bẩy tài chính, công thức xác
định khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được viết lại như sau:
HTC = HKD x (1 – T) x (1 + ĐBTC)
Có thể thấy rằng hệ số đòn bẩy tài chính càng cao thì hiệu qủa tài chính
của doanh nghiệp sẽ được tăng lên, điều này thể hiện một chính sách tài chính
tốt. Vì khi hệ số đòn bẩy tài chính cao thì chủ sở hữu chỉ phải đóng góp một
lượng vốn ít nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn. Và nếu doanh nghiệp
tạo ra được lợi nhuận trên các khoản nợ lớn hơn so với số tiền lãi phải trả thì
phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu sẽ tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên công thức
trên có hạn chế là khả năng sinh lời của tài sản còn chịu ảnh hưởng của cấu trúc
nguồn vốn do lợi nhuận trong trường hợp này đã loại trừ chi phí lãi vay.
3.2.4. Khả năng trả lãi nợ vay
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định và nguồn để trả lãi vay là
lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh.
Khả năng thanh toán lãi vay là hệ số được xem xét trong mối quan hệ
giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay với lãi vay. Hệ số này cho ta biết số vốn đi
vay đã được sử dụng tốt tới mức nào, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không.
Khả năng trả lãi nợ vay =
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
LNTT và lãi vay
Lãi vay
18
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp càng cao, lợi nhuận tạo ra một phần được sử dụng để trả
nợ vay và phần còn lại dùng để tích luỹ cho doanh nghiệp.
PHẦN HAI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY
TNHH XÂY DỰNG THUẬN ĐỨC.
ĐỨC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THUẬN
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH xây dựng
Thuận Đức
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH xây dựng Thuận Đức với tiền thân là tổ hợp tác Thuận
Đức được UBND thành phố Quy Nhơn cấp giấy phép kinh doanh số 39ĐKSXKD ngày 18/08/1980, cho phép hành nghề: san ủi mặt bằng, xây dựng,
sửa chữa các công trình giao thông, các công trình thuỷ lợi…
Năm 1992, tổ hợp tác Thuận Đức đã tiến lên thành lập doanh nghiệp tư
nhân-xí nghiệp xây dựng Thuận Đức.
Năm 1994, công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Thuận Đức ra đời theo
giấy phép thành lập số 002727/GP-TLDN-02 do UBND tỉnh Bình Định cấp ngày
17/12/1994.
Công ty TNHH xây dựng Thuận Đức có trụ sở chính tại số 760 đường
Trần Hưng Đạo thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định và có các phân xưởng sản
xuất đóng ở ngoại ô thành phố.
Vốn kinh doanh của công ty (đến ngày 31/12/2006): 42.349.474.941 đồng
Trong đó: - Vốn ngắn hạn: 25.401.269.024 đồng
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
19
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
- Vốn dài hạn: 16.948.205.917 đồng
Qua trên mười lăm năm phát triển và trưởng thành (tính từ khi chuyển đổi
thành công ty TNHH xây dựng Thuận Đức), hoạt động với phương châm lấy sản
xuất phục vụ xây dựng, vừa sản xuất vừa xây dựng, từ một đơn vị chuyên thi
công các công trình giao thông, thuỷ lợi nhỏ đến nay công ty đã đủ tiềm lực để
thi công các công trình xây dựng lớn. Bên cạnh đó công ty không ngừng mở rộng
hoạt động sản xuất các loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xây dựng. Tính đến
nay công ty đã có ba phân xưởng sản xuất:
-
Phân xưởng đá Granite tại khu công nghiệp Phú Tài
-
Phân xưởng cống bê tông ly tâm tại khu công nghiệp Phú Tài
-
Phân xưởng đá Riolite tại mỏ đá Phước Lộc, huyện Tuy Phước.
Trong những năm qua, công ty luôn cải tiến chất lượng sản phẩm và cố
gắng xây dựng công trình đúng tiến độ, chỉ tiêu chất lượng đề ra nhằm quảng bá
thương hiệu, uy tín của công ty trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất, công ty
không ngừng đổi mới trang thiết bị máy móc, đào tạo trình độ tay nghề cho đội
ngũ lao động trực tiếp và trình độ quản lý cho nhân viên các phòng, quan tâm
đến đời sống của anh em công nhân… nhằm thực hiện mục tiêu sản phẩm do
công ty tạo ra là tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Quá trình phát triển của công ty từ sản xuất quy mô nhỏ đến sản xuất quy
mô vừa, từ lao động thủ công rồi từng bước nâng cao trình độ chuyên môn cho
người lao động, kết hợp với việc đầu tư máy móc thiết bị đã làm cho năng suất
lao động ngày càng cao, hiệu quả sản xuất tăng. Từ đó doanh thu hàng năm của
công ty ngày càng tăng, khối lượng sản phẩm đóng góp cho xã hội ngày càng
nhiều và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Với nhiều thành tích trong sản xuất, xây dựng và đóng góp cho ngân sách
địa phương, từ khi thành lập đến nay công ty TNHH xây dựng Thuận Đức nhiều
lần vinh hạnh được nhận danh hiệu thi đua, bằng khen của thủ tướng Chính phủ,
chủ tịch UBND tỉnh và của các bộ ngành chủ quản.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty TNHH xây dựng Thuận Đức là:
- Nhận thầu và đấu thầu xây dựng các công trình giao thông, công trình
thuỷ lợi trong và ngoài tỉnh
- Khai thác và chế biến đá Granite để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
- Sản xuất ống cống bê tông ly tâm và mương mán thuỷ lợi
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
20
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
- Khai thác tận thu đá Riolite làm đá xay nghiền các loại
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xây dựng
Thuận Đức
2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Lónh vực kinh doanh:
Do định hướng hoạt động kinh doanh là đa lónh vực nên từ khi thành lập
công ty TNHH đến nay, công ty luôn duy trì hai lónh vực hoạt động song song
nhau đó là xây dựng cơ bản và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Lónh vực xây dựng cơ bản là hoạt động có tính truyền thống của công ty
với hơn hai mươi lăm năm hoạt động và tham gia xây dựng thi công.
Lónh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúc đầu chỉ là hoạt động mang
tính hỗ trợ nhưng đang dần trở thành hoạt động quan trọng của công ty, là tiềm
năng của công ty trong tương lai.
Hình thức sở hữu vốn:
Hình thức sở hữu vốn của công ty là vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong
nguồn vốn hoạt động của công ty, có sự kết hợp với vốn vay tín dụng ngân hàng
và vốn vay của tư nhân.
2.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
2.2.1. Sản phẩm:
Đối với lónh vực xây dựng: sản phẩm là các công trình xây dựng cơ bản
như đường giao thông, san ủi mặt bằng, các khu dân cư, các nhà xưởng kho tàng,
hệ thống đê điều chống lũ hay thuỷ lợi tưới tiêu…
Đối với lónh vực sản xuất: sản phẩm là các loại vật liệu được khai thác,
sản xuất trên dây chuyền sản xuất tại các phân xưởng của công ty. Có nhiều loại
sản phẩm khác nhau như:
* Đá Granite: gồm nhiều loại thành phẩm đá Granite có màu sắc, kích cỡ
khác nhau được sử dụng để trang trí nội thất như đá ốp tường, đá lót sàn nhà,
làm bàn ghế… Ngoài ra công ty còn thực hiện gia công theo yêu cầu của khách
hàng.
* Cống bê tông ly tâm: gồm nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau phục vụ
cho các công trình làm đường giao thông hay thuỷ lợi.
* Đá Riolite: gồm nhiều loại đá 1x2, 3x4 và 4x6 được khai thác từ mỏ đá
Phước Lộc, được sử dụng làm nguyên liệu cho hoạt động xây dựng, sản xuất của
công ty và cung ứng ra bên ngoài.
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
21
Khoá luận tốt nghiệp
Tùng
2.2.2. Thị trường tiêu thụ:
GVHD : TS. Hoàng
* Đối với thị trường xây dựng cơ bản: công ty đang gặp phải sự cạnh tranh
gay gắt từ những đối thủ hoạt động cùng ngành. Trước tình hình này, để tồn tại
và phát triển công ty quyết định mở rộng về quy mô cũng như về thị trường. Cụ
thể là trong năm 2005 công ty đã mở thêm chi nhánh Thuận Đức II ở khu công
nghiệp Phú Bài (thành phố Huế) với chức năng hoạt động là san ủi mặt bằng,
xây dựng cơ bản và sản xuất cống bê tông ly tâm. Đồng thời công ty không
ngừng tham gia đấu thầu và thi công các công trình xây dựng lớn, trọng điểm
như: thuỷ điện Yaly, tuyến đường quốc lộ Quy Nhơn-Sông Cầu…
Với những định hướng mang tính chiến lược trên, thị phần xây dựng của
công ty không ngừng tăng lên trong tỉnh cũng như ở tỉnh bạn như: Huế, Quảng
Ngãi, Phú Yên, Gia Lai…
* Đối với thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng: công ty có nhiều thuận lợi
vì nhu cầu của thị trường về các sản phẩm này là khá cao mà lại có ít công ty
trong tỉnh sản xuất, cung ứng. Tuy nhiên công suất sản xuất của các phân xưởng
còn chưa cao nên công ty đang gặp khó khăn trong việc cung ứng kịp thời, ổn
định cho thị trường này. Với thị trường đầy tiềm năng như vậy, hướng đi của
công ty trong những năm sắp tới là mở rộng quy mô hoạt động, tăng công suất
sản xuất nhằm cung ứng đầy đủ cho thị trường này.
3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH xây dựng Thuận Đức
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Ban Giám Đốc
Phòng chức năng
Phân xưởng
cống BTLT
Phân xưởng đá
Granite
Đội thi công
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
Đội thi công
Các công trường
Đội thi công
Phân xưởng đá
Riolite
Đội thi coâng
22
Khoá luận tốt nghiệp
Tùng
Ghi chú:
GVHD : TS. Hoàng
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Ban giám đốc: gồm giám đốc và phó giám đốc
* Giám đốc công ty: là người đại diện pháp luật của công ty trong mọi
hoạt động, là người quản lý, điều hành cao nhất mọi hoạt động của công ty và là
người quyết định phương hướng hoạt động của công ty.
* Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách quản lý, điều
hành mọi hoạt động trong lónh vực xây dựng. Phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm
trước giám đốc công ty về hoạt động của lónh vực này.
Phòng chức năng: gồm phòng nhân sự, phòng kế toán và phòng kỹ
thuật
* Phòng nhân sự:
Chức năng, nhiệm vụ:
- Tổ chức quản lý lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng.
- Hàng năm cân đối lực lượng lao động, đề xuất giải quyết tiếp nhận, hợp
đồng lao động theo yêu cầu sản xuất của công ty.
* Phòng kế toán:
Chức năng, nhiệm vụ:
- Tập hợp số liệu, xác định doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty.
- Theo dõi tình hình công nợ phải trả, phải thu đối với khách hàng, thực
hiện các công tác nghiệp vụ thu trả nợ, đối chiếu công nợ.
- Theo dõi, quản lý tình hình luân chuyển, sử dụng và bảo quản tài sản;
thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo đúng chế độ hiện hành.
- Phản ánh các chỉ tiêu số liệu về tài chính kế toán, định kỳ lên các báo
cáo kế toán để báo cáo với lãnh đạo công ty, cơ quan thuế, cơ quan chủ quản.
- Theo dõi, cập nhật các văn bản pháp qui của nhà nước về kế toán tài
chính để trình và tham mưu cho ban giám đốc trong việc tổ chức thực hiện đường
lối kinh doanh.
* Phòng kỹ thuật (phục vụ chính cho lónh vực xây dựng):
Chức năng, nhiệm vụ:
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
23
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
- Khảo sát và lên kế hoạch dự kiến giá cho từng hạng mục công trình
trong công tác dự thầu.
- Tổ chức, giám sát kỹ thuật ở từng công đoạn thi công để phát hiện ra sai
sót, có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
- Báo cáo kết quả, thực hiện công tác tham mưu cho ban giám đốc trong
công tác xây dựng; đề ra các phương án kỹ thuật nhằm giảm chi phí và thực hiện
đúng tiến độ thi công công trình.
Các phân xưởng sản xuất và công trường xây dựng:
* Các phân xưởng sản xuất:
Đứng đầu các phân xưởng là các quản đốc, có nhiệm vụ quản lý, nhận
nhiệm vụ kế hoạch sản xuất và theo dõi tình hình sản xuất ở từng phân xưởng.
Mỗi phân xưởng tuỳ theo chức năng hoạt động mà bố trí số lao động phù hợp.
- Phân xưởng đá Granite: có nhiệm vụ khai thác và chế biến đá Granite,
thực hiện gia công cưa xẻ và mài bóng để xuất bán cho khách hàng trong và
ngoài tỉnh. Ngoài ra phân xưởng còn nhận gia công chế biến ngoài cho khách
hàng.
- Phân xưởng cống bê tông ly tâm: có nhiệm vụ sản xuất cống bê tông ly
tâm các loại và gối cống để cung cấp theo đơn đặt hàng và phục vụ cho lónh vực
xây dựng.
- Phân xưởng đá Riolite: khai thác tận thu đá Riolite làm đá xay nghiền
các loại để phục vụ cho thi công công trình và xuất bán cho mọi đối tượng có
nhu cầu tiêu thụ.
* Các công trường xây dựng:
Các công trường được thành lập để thực hiện việc thi công các hạng mục
công trình. Tuỳ theo quy mô của mỗi công trường mà số đội thi công nhiều ít
khác nhau. Thời gian hoạt động của công trường tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp
và quy mô của công trình. Công trường là đơn vị nhận kế hoạch xây dựng của
công ty, điều hành thi công theo chế độ phân cấp của công ty.
Các đội thi công: là đơn vị tổ chức ổn định, là đơn vị trực tiếp sử dụng lao
động, máy móc, xe cơ giới, nguyên vật liệu… để thực hiện sản xuất chuyên môn
theo nhiệm vụ được giao. Trong mỗi đội thi công, đội trưởng là người trực tiếp
chịu trách nhiệm với ban giám đốc công ty về việc thực hiện các nhiệm vụ của
đội.
Tất cả các phân xưởng và các công trường đều là đơn vị hạch toán
báo sổ.
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
24
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD : TS. Hoàng
Tùng
4. Tổ chức kế toán tại công ty TNHH xây dựng Thuận Đức
4.1. Mô hình bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ
Kế toán vật tư
Thủ quỹ
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
4.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty gồm có năm người ở phòng kế toán và các
kế toán ở phân xưởng, công trường, được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung.
Phòng kế toán có nhiệm vụ xử lý toàn bộ các số liệu kế toán và lập các báo cáo
tài chính, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế của công ty. Còn các phân xưởng
và công trường là đơn vị hạch toán báo sổ. Phân xưởng, công trường có nhiệm
vụ thu thập chứng từ, ghi chép, kiểm tra, xử lý sơ bộ chứng từ. Định kỳ kế toán ở
phân xưởng, công trường về phòng kế toán của công ty để tiến hành đối chiếu
với sổ sách kế toán của công ty. Sau đó phòng kế toán công ty sẽ tổng hợp số
liệu để lập ra các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính chung cho toàn bộ công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán trong công ty như sau:
Kế toán trưởng: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc công ty, đồng
thời chịu sự kiểm tra nghiệp vụ của cơ quan thuế, cơ quan tài chính.
Kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo toàn bộ các bộ phận kế toán tại văn
phòng công ty và kế toán tại các phân xưởng, công trường; theo dõi chặt chẽ tình
hình thực tế và lập các báo cáo kế toán.
Kế toán tổng hợp:
- Tổ chức ghi chép sổ sách tổng hợp, đối chiếu với các bộ phận kế toán
khác; phản ánh tổng hợp số liệu về nhập xuất vật tư; phản ánh doanh thu, chi phí
và xác định kết quả trong kỳ.
- Giúp kế toán trưởng dự thảo các văn bản về công tác kế toán trình giám
đốc ban hành áp dụng trong công ty.
- Bảo quản và lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán, thông tin kế toán.
SVTH : Võ Thị Bích Vân Tuyền
25