Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHCN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 67 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ

CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP TỈNH

BÁO CÁO TĨM TẮT
KẾT QUẢ KHOA HỌC CƠNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
MÃ SỐ: TTĐMT&TCLT ĐT.06.17
(Chỉnh sửa theo biên bản nghiệm thu của Hội đồng KHCN ngày 26/06/2020)
Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức Lãnh thổ
Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Lưu Thu Thủy

Điện Biên, 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ

CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP TỈNH

BÁO CÁO TĨM TẮT

KẾT QUẢ KHOA HỌC CƠNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
MÃ SỐ: TTĐMT&TCLT ĐT.06.17
(Chỉnh sửa theo biên bản nghiệm thu của Hội đồng KHCN ngày 26/06/2020



Điện Biên, 2020


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ
GIỚI. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TỈNH ĐIỆN BIÊN .............................................................................................. 5
I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI, KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN
THẾ GIỚI ........................................................................................................................ 5
1. Khái niệm biến đổi khí hậu ............................................................................. 5
2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ........................................................................ 5
3. Kịch bản biến đổi khí hậu trên thế giới ............................................................ 6
II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VIỆT
NAM ................................................................................................................................ 6
1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam .................................................... 6
2. Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam ................................................................ 7
III. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH ĐIỆN BIÊN .......................................... 10
1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ tỉnh Điện Biên ..................................................... 10
2. Kịch bản biến đổi lượng mưa tỉnh Điện Biên ................................................. 12
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM, DIỄN BIẾN CỦA CHẾ ĐỘ KHÍ HẬU, THỦY VĂN,
TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996-2016 ...................... 14
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÍ HẬU, THỦY VĂN, TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH ĐIỆN
BIÊN .............................................................................................................................. 14
1. Đặc điểm khí hậu tỉnh Điện Biên ................................................................... 14
2. Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước .......................................................... 15

II. DIỄN BIẾN CỦA CHẾ ĐỘ KHÍ HẬU, THỦY VĂN, CÁC HIỆN TƯỢNG KHÍ
HẬU CỰC ĐOAN VÀ THIÊN TAI TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG GIAI ĐOẠN
1996-2016 ...................................................................................................................... 17
1. Tình hình số liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 17
2. Mức độ và xu thế biến đổi của nhiệt độ khơng khí và các yếu tố nhiệt độ khơng
khí cực trị ......................................................................................................... 18
3. Mức độ và xu thế biến đổi của lượng mưa ..................................................... 24
4. Mức độ và xu thế biến đổi của của một số hiện tượng cực đoan khác ............. 26
5. Xu thế biến đổi dòng chảy mặt tỉnh Điện Biên ............................................... 31

Báo cáo tóm tắt đề tài

i


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN ....................................................................................... 35
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN .............................. 35
1. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo ............................................................. 35
2. Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất ......................................................... 35
3. Đặc điểm rừng và đa dạng sinh học ............................................................... 36
II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN ....................... 37
1. Đặc điểm dân cư – dân tộc ............................................................................ 37
2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế ......................................................... 38
3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội .................................................... 38
4. Đặc điểm nhu cầu sử dụng nước trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên
......................................................................................................................... 39
CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NGUYÊN NHÂN BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU, GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TỈNH ĐIỆN BIÊN ............................................................................................. 40
I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TỈNH
ĐIỆN BIÊN ................................................................................................................... 40
1. Tác động của biến đổi khí hậu đến địa hình-địa mạo...................................... 40
2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ....................................... 40
3. Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên đất ........................................... 40
4. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ........ 40
II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI
VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN ........................................... 41
1. Tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp và an ninh lương thực ........... 41
2. Tác động đến ngành công nghiệp .................................................................. 43
3. Đối với ngành giao thông .............................................................................. 44
4. Đối với ngành du lịch .................................................................................... 45
5. Tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng ........................................... 45
6. Đối với ngành y tế và sức khỏe cộng đồng .................................................... 45
III. NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH ĐIỆN BIÊN ...................... 46
1. Nguyên nhân biến đổi khí hậu trên thế giới và tại Việt Nam .......................... 46
2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu tỉnh Điện Biên................................................ 47

Báo cáo tóm tắt đề tài

ii


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

IV. MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC KHU
VỰC VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG ..................................................................... 50

1. Khung đánh giá tổn thương do BĐKH ........................................................... 50
2. Mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu ......................................................... 51
CHƯƠNG V. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN
BIÊN ............................................................................................................................. 52
I. GIẢI PHÁP CHUNG ................................................................................................. 52
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu ................... 52
2. Giải pháp về chính sách ................................................................................ 52
3. Giải pháp khoa học công nghệ ....................................................................... 52
II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ ............................................................................................... 53
1. Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mức độ rất mạnh – thuộc vùng núi
thấp dạng đồi và thung lũng. ............................................................................. 53
2. Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mức độ mạnh thuộc khu vực núi
trung bình Mường Nhé – Mường Chà – Mường Ảng – thung lũng Mường Lay. . 53
3. Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở mức trung bình thuộc vùng cao
ngun đá vơi Tủa Chùa và vùng núi trung bình Điện Biên ............................... 55
4. Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mức độ nhẹ thuộc vùng núi cao
Mường Chà – núi trung bình Tuần Giáo ............................................................ 56
5. Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rất ít thuộc vùng thuộc vùng núi
trung bình Mường Nhé – Mường Chà – Điện Biên – Điện Biên Đơng ................ 56
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 58

Báo cáo tóm tắt đề tài

iii


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

UBND

Ủy ban nhân dân

HST
BTTN
DTT
UNFCCC

Hệ sinh thái
Bảo tồn thiên nhiên
Diện tích tỉnh
Cơng ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu

IPCC

Tổ chức Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

XTNĐ

Xốy thuận nhiệt đới

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới


GTVT

Giao thông vận tải

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tỉnh Điện Biên giai đoạn 19571995 và giai đoạn 1996-2017 (ºC) ................................................................................ 18
Bảng 2. 2: Hệ số biến động Cv (%) của nhiệt độ khơng khí trung bình tháng và năm
thời kỳ 1996-2017 ......................................................................................................... 19
Bảng 2. 3: Đặc điểm biến động của nhiệt độ trung bình năm thời kỳ (1996-2017) ......... 19
Bảng 2. 4: Độ lệch chuẩn của nhiệt độ trung bình tháng và năm (°C) ......................... 19
Bảng 2. 5: Độ lệch chuẩn nhiệt độ khơng khí tối cao trung bình tháng và năm (°C) ......... 20
Bảng 2. 6: Độ lệch chuẩn nhiệt độ khơng khí tối thấp trung bình tháng và năm (°C) ........ 20
Bảng 2. 7: Lượng mưa trung bình tháng và năm giai đoạn 1960-1995 và 1996-2017 ..... 24
Bảng 2. 8: Độ lệch chuẩn của lượng mưa tháng và năm (mm) giai đoạn 1996-2017 ...... 24
Bảng 2. 9: Hệ số biến động của lượng mưa tháng và năm (%)..................................... 24
Bảng 2. 10: Số ngày mưa lớn trung bình tháng và năm (ngày) .................................... 27
Bảng 2. 11: Độ lệch chuẩn (ngày) của số ngày mưa lớn .............................................. 27
Bảng 2. 12: Biến suất (%) của số ngày mưa lớn ........................................................... 27
Bảng 2. 13: Độ lệch chuẩn của số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm .............. 28
Bảng 2. 14: Số ngày rét trung bình tháng và năm (ngày) ............................................. 29
Bảng 2. 15: Số ngày rét hại trung bình tháng và năm (ngày)........................................ 29
Bảng 2. 16: Độ lệch chuẩn của số ngày rét trung bình tháng và năm ........................... 30
Báo cáo tóm tắt đề tài

iv


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Kịch bản biến đổi nhiệt độ (oC) trung bình năm tỉnh Điện Biên ..................... 11
Hình 1. 2: Kịch bản biến đổi lượng mưa năm (%) năm tỉnh Điện Biên ....................... 12
Hình 2. 1: Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ khơng khí trung bình năm tại các
trạm khí tượng ............................................................................................................... 21
Hình 2. 2: Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ khơng khí trung bình tháng I tại các
trạm khí tượng ............................................................................................................... 22
Hình 2. 3: Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ khơng khí trung bình tháng VII tại
các trạm khí tượng ......................................................................................................... 22
Hình 2. 4: Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ khơng khí tối cao trung bình tại các
trạm khí tượng ............................................................................................................... 23
Hình 2. 5: Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ khơng khí tối thấp trung bình tại
các trạm khí tượng ......................................................................................................... 23
Hình 2. 6: Biến trình nhiều năm và xu thế của tổng lượng mưa năm tại các trạm khí
tượng tỉnh Điện Biên ..................................................................................................... 25
Hình 2. 7: Biến trình nhiều năm và xu thế của tổng lượng mưa mùa mưa và mùa khơ
tại các trạm khí tượng tỉnh Điện Biên ........................................................................... 26
Hình 2. 8: Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày mưa lớn năm tại các trạm khí
tượng giai đoạn 1996-2017............................................................................................ 28
Hình 2. 9: Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày nắng nóng trung bình năm tại
các trạm khí tượng (giai đoạn 1996-2017) .................................................................... 29
Hình 2. 10: Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày rét trung bình năm tại các trạm
khí tượng (giai đoạn 1996-2017) ................................................................................... 30
Hình 2. 11: Xu thế biến động dịng chảy trung bình năm tỉnh Điện Biên..................... 32
Hình 2. 12: Xu thế biến động dịng chảy trung bình mùa kiệt tỉnh Điện Biên.............. 32
Hình 2. 13: Xu thế biến động dịng chảy trung bình mùa lũ tỉnh Điện Biên ................ 33

Báo cáo tóm tắt đề tài


v



Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tên đề tài
Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016
dưới tác động của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh
Điện Biên.
2. Cấp quản lý
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên
3. Chủ nhiệm đề tài
Chủ trì thực hiện: TS. Hồng Lưu Thu Thủy
4. Tổ chức chủ trì đề tài
Tổ chức chủ trì thực hiện: Trung tâm Địa mơi trường và Tổ chức lãnh thổ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
5. Các tổ chức phối hợp thực hiện đề tài
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện
Biên.
6. Lý do thực hiện đề tài
Điện Biên là một trong các tỉnh chịu tác động của thiên tai lớn nhất Việt Nam. Các
thiên tai diễn ra với tần suất, cường độ cao hơn các khu vực khác; thời gian xảy ra thiên tai
và mức độ cũng ác liệt hơn như lũ quét, hạn hán, sạt lở đất. Nhận thấy rõ tác động của
thiên tai, trong những năm qua, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan
phối hợp với các nhà khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu xây dựng các chương
trình, nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí
hậu. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá các tài ngun
khí hậu, các quy luật hình thành và phân bố tài nguyên, sự phân bố và tần suất xuất hiện

của các hiện tượng thời tiết mà chưa gắn với kịch bản biến đổi khí hậu, sự tác động của
biến đổi khí hậu để phân tích, đánh giá; đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Các hiện tượng về thời tiết cực đoan như: Mưa lớn, lũ lụt,... trong bối cảnh biến
đổi khí hậu tồn cầu đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, Điện Biên chưa có đề tài
nghiên cứu đánh giá diễn biến của khí hậu, thủy văn nhằm định hướng cho việc khai
thác sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế xã hội. Việc nghiên cứu, đánh giá một
cách kỹ càng về diễn biến khí hậu, thủy văn nhất là sự phân bố và tần suất xảy ra các
hiện tượng thời tiết đặc biệt như lũ, gió khơ nóng, v.v cũng như các giá trị của khí hậu
cực đoan trên địa bàn là hết sức cấp thiết. Ngày 06 tháng 9 năm 2017 UBND tỉnh Điện
Biên ban hành Quyết định số 792/QĐ-UBND Phê duyệt danh mục đề tài, dự án nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh thực hiện năm 2017, trong đó có đề tài:
Báo cáo tóm tắt đề tài

1


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

“Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới
tác động của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh”. Đây
là một nhiệm vụ quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung: Đánh giá diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên trong
giai đoạn 1996-2016 và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội thích ứng với
biến đổi khí hậu.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá mức độ diễn biến của các yếu tố khí hậu và thủy văn, các hiện tượng
thời tiết cực đoan và thiên tai tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996-2016.
- Đánh giá tác động của diễn biến khí hậu đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh

Điện Biên.
- Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu
tỉnh Điện Biên.
8. Nội dung nghiên cứu khoa học
- Điều tra khảo sát:
+ Điều tra khảo sát các tác động của biến đổi khí hậu đến các yếu tố tự nhiên
tỉnh Điện Biên
+ Điều tra, khảo sát các tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển của các
ngành kinh tế tỉnh Điện Biên.
+ Điều tra, khảo sát các khu vực dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí
hậu tỉnh Điện Biên.
+ Điều tra, khảo sát tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe người dân.
- Tổng quan chung về biến đổi khí hậu trên thế giới và tại Việt Nam. Kịch bản
biến đổi khí hậu tỉnh Điện Biên.
- Đặc điểm và diễn biến của chế độ khí hậu, thủy văn và tài nguyên nước tỉnh
Điện Biên.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên tỉnh
Điện Biên.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển kinh tế-xã hội tỉnh
Điện Biên.
- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên.

Báo cáo tóm tắt đề tài

2


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên


9. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
9.1. Cách tiếp cận
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực
đến phát triển kinh tế xã hội các phương thức tiếp cận được sử dụng là: Tiếp cận cảnh
quan, Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, Đồng quản lý tài nguyên
thiên nhiên, Phát triển bền vững.
9.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp bản đồ và GIS
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp phân tích hệ thống
9.3. Kỹ thuật sử dụng
- Kỹ thuật mới về tin học và mơ hình hố với cơng cụ máy tính để xử lý dữ liệu
thu thập, điều tra, khảo sát và nghiên cứu.
- Kỹ thuật thông tin địa lý (GIS): Để phân tích hiện trạng, dự báo diễn biến các
hợp phần tài nguyên và môi trường, xây dựng các bản đồ.
- Kết hợp các phương pháp nghiên cứu thông thường với các kỹ thuật mới về
tin học và viễn thám. Kỹ thuật thống kê, phân tích, tổng hợp, mơ hình hố với cơng cụ
máy tính để xử lý dữ liệu thu thập, điều tra, khảo sát và nghiên cứu.
- Kỹ thuật khai thác thông tin trên mạng Internet để lấy các tài lệu và tư liệu có
liên quan ở nước ngoài, trong nước và của tỉnh Điện Biên.
9.4. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo
Đề tài lần đầu tiên đã đưa các vấn đề, các điều kiện vào hệ thống phân tích,
đánh giá, cùng cơng cụ GIS trong đánh giá diễn biến khí hậu, thủy văn.
10. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
10.1. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan
Đề tài góp phần cụ thể hóa xu thế biến động của các yếu tố khí tượng, thủy văn
tỉnh Điện Biên dưới tác động của biến đổi khí hậu. Đây là đóng góp lớn của đề tài, góp

phần phân tích rõ xu thế biến động, mức độ ảnh hưởng, từ đó định hướng phát triển
các ngành kinh tế và phát triển năng lực cộng đồng để giảm thiểu rủi ro do thiên tai
dưới tác động của biến đổi khí hậu gây ra.
11.2. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

Báo cáo tóm tắt đề tài

3


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Kết quả của đề tài sẽ là nguồn tài liệu và cơ sở quan trọng cho cơ quan chủ trì
trong việc quản lý, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội thích ứng với
biến đổi khí hậu. Đồng thời, kết quả của đề tài cũng giúp cho các cơ quan có thẩm
quyền tham khảo khi hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội nhằm giảm thiểu
rủi ro thiên tai và tác động do biến đổi khí hậu gây ra.
10.3. Đối với kinh tế-xã hội và môi trường
Trên phương diện kinh tế, những giải pháp được thực hiện sẽ góp phần định
hướng phát triển kinh tế một số ngành hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu; đem
lại sự phát triển bền vững.
Trên phương diện xã hội, những giải pháp được thực hiện sẽ góp phần thúc
giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra tại tỉnh Điện Biên, thu hút sự tham gia của các nhà
doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng
địa phương và điều chỉnh cơ cấu kinh tế địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu
Trên phương diện môi trường, những giải pháp được thực hiện sẽ góp phần bảo
vệ mơi trường trước tác động của biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động của biến đổi
khí hậu, cải thiện chất lượng mơi trường sống và môi trường sản xuất của người dân.
11. Các kết quả và sản phẩm giao nộp

Các kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Các báo cáo chuyên đề;
- Báo cáo tổng hợp;
- Hệ thống bản đồ.

Báo cáo tóm tắt đề tài

4


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN
THẾ GIỚI. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM. KỊCH BẢN BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH ĐIỆN BIÊN
I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI, KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TRÊN THẾ GIỚI
1. Khái niệm biến đổi khí hậu
BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh
quyển, thạch quyển do tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hoạt động con người
làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu, bên cạnh sự biến động của khí hậu tự
nhiên, đã được quan sát trong một thời kì nhất định.
2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
2.1 Biến đổi của nhiệt độ trung bình
Vào 5 thập kỷ gần đây, từ năm 1956 – 2005, nhiệt độ tăng 0,640C ± 0,130C, gấp
đôi thế kỷ 20. Năm 2015 được coi là nóng nhất trong lịch sử và tháng 7 năm 2015
được ghi nhận là tháng nóng nhất trên tồn thế giới kể từ năm 1880.
2.2 Biến đổi của lượng mưa
Lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 300N thời kỳ 1901–2005 và giảm

đi ở các vĩ độ nhiệt đới. Ở khu vực nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi
cho cả thời kỳ 1901 – 2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ
rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á.
2.3 Sự tan băng và dâng cao mực nước biển
- Sự tan băng: Băng trên các vùng núi cả hai bán cầu cũng tan đi với khối lượng
đáng kể. Ở bán cầu Bắc, phạm vi băng phủ giảm đi khoảng 7% so với năm 1900 và
nhiệt độ trên đỉnh lớp băng vĩnh cửu tăng lên 30C so với năm 1982.
- Sự dâng cao mực nước biển: Mực nước biển trung bình tồn cầu đã tăng trung
bình khoảng 1,8 ± 0,5 mm/năm trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2003 và đặc biệt
tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 1993 - 2003 với mức tăng 3,1 ± 0,7 mm/năm.
2.4 Các biểu hiện khác
- Hạn hán: Ở bán cầu Bắc, xu thế hạn hán phổ biến từ giữa thập kỷ 1950 trên
phần lớn vùng Bắc Phi, đặc biệt là Sahel, Canađa và Alaska. Ở bán cầu Nam, hạn rõ
rệt trong những năm từ 1974 đến 1998.
- Biến đổi dòng chảy: Dòng chảy tăng lên trên nhiều lưu vực thuộc Mỹ song lại
giảm đi ở nhiều lưu vực sông thuộc Canađa trong 30 – 50 năm gần đây. Ở lưu vực
Hồng Hà, dịng chảy giảm đi rõ rệt trong khi lượng mưa khơng có xu thế thay đổi.
Báo cáo tóm tắt đề tài

5


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

- Biến đổi của xoáy thuận nhiệt đới: Ở Đại Tây Dương, từ thập kỷ 1970, XTNĐ
gia tăng về cường độ và cả thời gian hoạt động; rõ rệt nhất ở Bắc Thái Bình Dương,
Tây Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
3. Kịch bản biến đổi khí hậu trên thế giới
3.1. Kịch bản biến đổi về nhiệt độ

Theo AR5, nhiệt độ bề mặt trái đất có thể vượt quá 1,5°C vào cuối thế kỷ 21
so với trung bình giai đoạn 1850-1900 (trừ kịch bản RCP2.6). Sự ấm lên sẽ tiếp tục
sau năm 2100 (trừ RCP2.6). Thời kỳ cuối thế kỷ (2081- 2100) nhiệt độ trung bình
tồn cầu tăng khoảng 0,3°C÷1,7°C (RCP2.6); 1,1°C÷2,6°C (RCP4.5); 1,4°C÷3,1°C
(RCP6.0) và 2,6°C÷4,8°C (RCP8.5).
3.2. Kịch bản biến đổi về lượng mưa
Lượng mưa có xu thế tăng ở đa phần các khu vực trên toàn thế giới trong thời
kỳ 1901-2010. Trong đó, xu thế tăng rõ ràng nhất ở các vùng vĩ độ trung bình và cao;
ngược lại, nhiều khu vực nhiệt đới có xu thế giảm. Xu thế tăng/giảm của lượng mưa
phản ánh rõ ràng hơn trong giai đoạn 1951-2010 so với giai đoạn 1901-2010.
3.3. Kịch bản nước biển dâng trên toàn thế giới
Theo kịch bản RCP4.5, mực nước biển trung bình tồn thế giới dâng 26cm
trong giai đoạn giữa thế kỷ; dâng 47m trong giai đoạn cuối thế kỷ; dâng 53cm vào năm
2100. Theo kịch bản RCP8.5, mực nước biển trung bình tồn cầu dâng 30cm trong giai
đoạn giữa thế kỷ; dâng 63cm trong giai đoạn cuối thế kỷ; dâng 74cm vào năm 2100.
II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VIỆT NAM
1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
1.1. Biến đổi nhiệt độ ở Việt Nam
Nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 toàn quốc tăng khoảng 0,62oC. Tốc
độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,10oC, thấp hơn giá trị trung bình tồn cầu
0,12oC/thập kỷ. Nhiệt độ tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa xuân. Trong 7
vùng khí hậu, khu vực Tây Ngun có mức tăng nhiệt độ lớn nhất, khu vực Nam Trung
Bộ có mức tăng thấp nhất.
1.2. Biến đổi lượng mưa ở Việt Nam
Lượng mưa mùa ít mưa (tháng 11 - 4) tăng lên chút ít hoặc khơng thay đổi đáng
kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong
50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa nhiều (tháng 5 - 10) giảm từ 5 đến trên 10% trên đa
phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía
Nam trong 50 năm qua.

Báo cáo tóm tắt đề tài

6


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

1.3. Biến đổi các hiện tượng thời tiết cực đoan
- Ngày nắng nóng: Thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất (Tx) và thấp
nhất (Tm) có xu thế tăng với mức tăng cao nhất lên tới 1oC/10 năm. Số ngày nóng (số
ngày có Tx ≥35oC) có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực của cả nước.
- Số lượng các đợt hạn hán, đặc biệt là hạn khắc nghiệt gia tăng trên phạm vi
tồn quốc. Từ năm 2000 đến nay, khơ hạn gay gắt hầu như năm nào cũng xảy ra.
- Số ngày rét đậm, rét hại ở miền Bắc có xu thế giảm, tuy nhiên có sự biến động
mạnh từ năm này qua năm khác, xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục, những
đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp.
- Mưa cực đoan có xu thế giảm ở hầu hết các trạm thuộc Tây Bắc, Đông Bắc,
đồng bằng Bắc Bộ và tăng ở phần lớn các trạm khí hậu khác. Trong những năm gần đây,
mưa lớn xảy ra bất thường hơn cả về thời gian, địa điểm, tần suất và cường độ.
- Bão và áp thấp nhiệt đới: Giai đoạn 1959-2015, trung bình mỗi năm có
khoảng 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam. Những cơn bão mạnh
(sức gió mạnh nhất từ cấp 12 trở lên) có xu thế tăng nhẹ. Mùa bão kết thúc muộn hơn
và đường đi của bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam.
1.4 Biến đổi của mực nước biển
Mực nước trung bình tại tất cả các trạm có xu thế tăng khoảng 2,45mm/năm. Giai
đoạn 1993-2014, mực nước tại các trạm có xu thế tăng khoảng 3,34mm/năm. Trạm Phú
Quý có xu thế tăng mạnh nhất (5,6mm/năm). Trạm Hịn Ngư và Cơ Tơ có xu thế giảm
(5,77 và 1,45mm/năm). Trạm Cồn Cỏ và Quy Nhơn khơng có xu thế rõ rệt.
2. Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam

2.1. Kịch bản biến đổi về nhiệt độ
a. Biến đổi về nhiệt độ trung bình năm
- Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ (từ 2016-2035), nhiệt độ trung bình
năm trên tồn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,6÷0,8oC. Vào giữa thế kỷ, mức tăng từ
1,3÷1,7oC. Đến cuối thế kỷ, ở phía Bắc nhiệt độ tăng chủ yếu từ 1,9÷2,4oC và ở phía
Nam từ 1,7÷1,9oC
- Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên tồn quốc
có mức tăng phổ biến từ 0,8÷1,1oC. Vào giữa thế kỷ, mức tăng từ 1,8÷2,3oC. Đến cuối
thế kỷ, nhiệt độ ở phía Bắc tăng từ 3,3÷4,0oC và ở phía Nam từ 3,0÷3,5oC.
b. Biến đổi nhiệt độ tối cao trung bình năm
- Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ (từ 2046-2065), nhiệt độ tối cao trung
bình năm trên tồn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,4÷1,8oC. Đến cuối thế kỷ, mức
tăng từ 1,7÷2,7oC.
Báo cáo tóm tắt đề tài

7


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

- Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ, nhiệt độ tối cao trung bình năm trên
tồn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,6÷2,4oC. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ tối cao trung
bình năm tiếp tục có xu thế tăng, phổ biến từ 3,0÷4,8oC, cao nhất có thể tăng trên
5,0oC đối với một số tỉnh miền núi phía Bắc.
c. Biến đổi nhiệt độ tối thấp trung bình năm
- Theo kịch bản RCP4.5, nhiệt độ tối thấp trung bình năm trên tồn quốc có
mức tăng phổ biến từ 1,4÷1,6oC vào giữa thế kỷ, từ 1,8÷2,2oC vào cuối thế kỷ.
- Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ, nhiệt độ tối thấp trung bình năm trên
tồn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,6÷2,6oC. Các khu vực khác có mức tăng thấp hơn

(1,6÷1,8oC). Đến cuối thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 3,0÷4,0oC.
2.2. Kịch bản biến đổi về lượng mưa
a. Biến đổi về tổng lượng mưa
- Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu hết
cả nước, phổ biến từ 5÷10%. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 5÷15%. Một số tỉnh
ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đến
cuối thế kỷ, mức biến đổi lượng mưa năm có phân bố tương tự như giữa thế kỷ, tuy
nhiên vùng có mức tăng trên 20% mở rộng hơn.
- Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu
hết cả nước, phổ biến từ 3÷10%. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ mức tăng nhiều nhất có
thể trên 20% ở hầu hết diện tích Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần diện tích Nam Bộ
và Tây Nguyên.
b. Biến đổi lượng mưa một ngày lớn nhất trung bình
Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ, lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình
có xu thế tăng trên tồn lãnh thổ, phổ biến từ 10÷70%. Đến cuối thế kỷ, xu thế biến
đổi khá giống với thời kỳ giữa thế kỷ nhưng mức tăng lớn hơn và phạm vi tăng mở
rộng hơn.
Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ, lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình
có xu thế tăng trên cả nước, mức tăng từ 10÷70%, trong đó tăng nhiều hơn ở Đông
Bắc, nam Tây Nguyên, cực nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ, xu thế biến
đổi tương tự giữa thế kỷ nhưng lớn hơn về mức độ và mở rộng hơn về phạm vi. Tăng
nhiều nhất ở Đông Bắc, phía tây của Tây Bắc, nam đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,
bắc Tây Nguyên và Nam Bộ.
c. Biến đổi lượng mưa năm ngày lớn nhất trung bình
Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ, lượng mưa 5 ngày lớn nhất trung bình
có xu thế tăng trên phạm vi cả nước với mức tăng phổ biến từ 10÷50%. Phía đơng
Báo cáo tóm tắt đề tài

8



Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Nam Bộ có mức tăng nhiều nhất cả nước, có thể trên 80%. Đến cuối thế kỷ, xu thế
biến đổi gần tương tự với thời kỳ giữa thế kỷ nhưng lớn hơn về mức độ và mở rộng
hơn về phạm vi, đặc biệt là khu vực Đông Bắc.
Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ, lượng mưa 5 ngày lớn nhất trung bình
có xu thế và mức biến đổi tương tự với lượng mưa 1 ngày lớn nhất. Mức tăng phổ biến
từ 10÷60%, nhiều nhất ở Đông Bắc. Đến cuối thế kỷ, xu thế tăng nhiều nhất ở Đông
Bắc và Bắc Trung Bộ.
2.3. Kịch bản biến đổi một số hiện tượng khí hậu cực đoan
a. Bão và áp thấp nhiệt đới
- Theo kịch bản RCP8.5, vào cuối thế kỷ bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động và
ảnh hưởng đến Việt Nam có khả năng giảm về tần suất. Với kịch bản RCP4.5, số
lượng bão và áp thấp nhiệt đới có xu thế ít biến đổi.
- Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đơng có xu thế giảm
trong các tháng đầu mùa bão (tháng 6, 7, 8) ở cả 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5, nhưng
lại có xu thế tăng ở cuối mùa bão, đặc biệt là ở kịch bản RCP8.5. Cường độ bão có khả
năng tăng khoảng 2 tới 11%, mưa trong khu vực bán kính 100 km từ tâm bão có khả
năng tăng khoảng 20% trong thế kỷ 21 (IPCC, 2013).
b. Gió mùa
Thời điểm bắt đầu của gió mùa mùa hè Châu Á có thể xảy ra sớm hơn và kết
thúc muộn hơn, kết quả là thời kỳ gió mùa có thể kéo dài hơn. Hầu hết các mơ hình
của CMIP5 dự tính tổng lượng mưa và cực đoan mưa trong gió mùa mùa hè có khả
năng tăng do hàm lượng ẩm trong khí quyển tăng.
c. Rét đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán
- Rét đậm, rét hại: Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ, số ngày rét đậm (số
ngày có nhiệt độ thấp nhất Tn ≤ 15°C), số ngày rét hại (số ngày có nhiệt độ thấp nhất
Tn ≤ 13°C) có xu thế giảm ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, phổ biến 5÷10 ngày so với

thời kỳ cơ sở. Đến cuối thế kỷ, số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm từ 10-20 ngày.
- Nắng nóng: Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ số ngày nắng nóng (số
ngày nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 35oC) có xu thế tăng trên phần lớn cả nước, phổ biến
25÷35 ngày so với thời kỳ cơ sở. Đến cuối thế kỷ, số ngày nắng nóng tăng nhiều nhất
(trên 50 ngày) ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, tăng ít nhất ở phần lớn Tây Nguyên và
Nam Bộ.
- Hạn hán: Đối với Việt Nam, hạn hán ở một số vùng có thể khắc nghiệt hơn do
xu thế giảm lượng mưa trong mùa khơ (ví dụ: Nam Trung Bộ trong mùa xuân và mùa
hè, Nam Bộ trong mùa xn và Bắc Bộ trong mùa đơng).
Báo cáo tóm tắt đề tài

9


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

III. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH ĐIỆN BIÊN
Điện Biên có diện tích tự nhiên là 9.541,25 km2,có toạ độ địa lý 20o54’ đến
22o33’ vĩ độ bắc; 102o10’ đến 103o36’ kinh độ đông. Tỉnh có Phía Bắc giáp tỉnh Lai
Châu; Phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Sơn La; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc; Phía Tây và Tây Nam giáp Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Nằm trong
khu vực Tây Bắc, diễn biến khí hậu của tỉnh Điện Biên có những nét chung với các địa
phương khác trong vùng. Kịch bản biến đổi khí hậu các địa phương của Tây Bắc nói
chung và tỉnh Điện Biên nói riêng được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng chi
tiết trong Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam 20161.
1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ tỉnh Điện Biên
Cũng như xu thế biến đổi nhiệt độ chung của tồn quốc, nhiệt độ trung bình
năm, nhiệt độ trung bình mùa đơng, nhiệt độ trung bình mùa xuân, mùa hè, mùa thu
của tỉnh Điện Biên đều có xu thế tăng ở tất cả các kịch bản:
- Về nhiệt độ trung bình năm: Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ 21, nhiệt

độ trung bình năm tỉnh Điện Biên có mức tăng 0,4÷1,1oC so với thời kỳ cơ sở; giữa
thế kỷ có mức tăng 1,2÷2,3oC và cuối thế kỷ có mức tăng 1,5÷3,3oC. Theo kịch bản
RCP8.5, vào đầu thế kỷ tăng 0,6÷1,7oC, giữa thế kỷ tăng 1,4÷3,2oC và cuối thế kỷ tăng
3,0÷5,6oC.
- Về nhiệt độ trung bình mùa đông: Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ,
nhiệt độ trung bình mùa đơng tỉnh Điện Biên có mức tăng 0,2÷1,3oC so với thời kỳ cơ
sở; giữa thế kỷ có mức tăng 1,1÷2,3oC và cuối thế kỷ có mức tăng 1,3÷3,0oC. Theo
kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ tăng 0,6÷1,8oC, giữa thế kỷ tăng 1,5÷2,9oC và cuối
thế kỷ tăng 2,9÷5,0 oC.
- Về nhiệt độ trung bình mùa xuân: Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ,
nhiệt độ trung bình mùa xn tỉnh Điện Biên có mức tăng 0,2÷1,3oC so với thời kỳ cơ
sở; giữa thế kỷ có mức tăng 1,0÷2,1oC và cuối thế kỷ có mức tăng 1,4÷3,4oC. Theo
kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ tăng 0,6÷1,7oC, giữa thế kỷ tăng 1,1÷3,2oC và cuối
thế kỷ tăng 2,9÷5,7 oC.
- Về nhiệt độ trung bình mùa hè: Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt
độ trung bình mùa hè tỉnh Điện Biên có mức tăng 0,3÷1,1oC so với thời kỳ cơ sở; giữa
thế kỷ có mức tăng 1,3÷2,6oC và cuối thế kỷ có mức tăng 1,7÷3,6oC. Theo kịch bản
RCP8.5, vào đầu thế kỷ tăng 0,5÷1,4oC, giữa thế kỷ tăng 1,5÷3,3oC và cuối thế kỷ tăng
2,9÷5,7 oC.
Địa giới hành chính một số xã, huyện tỉnh Điện Biên được điều chỉnh theo Nghị quyết số 815/NQUBTVQH ngày 21/11/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
1

thuộc tỉnh Điện Biên.

Báo cáo tóm tắt đề tài

10


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động

của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Về nhiệt độ trung bình mùa thu: Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt
độ trung bình mùa thu tỉnh Điện Biên có mức tăng 0,4÷1,2oC so với thời kỳ cơ sở; giữa
thế kỷ có mức tăng 1,1÷2,5oC và cuối thế kỷ có mức tăng 1,6÷3,4oC. Theo kịch bản
RCP8.5, vào đầu thế kỷ tăng 0,4÷2,0oC, giữa thế kỷ tăng 1,4÷3,3oC và cuối thế kỷ tăng
3,1÷5,8 oC.

Hình 1. 1: Kịch bản biến đổi nhiệt độ (oC) trung bình năm tỉnh Điện Biên
Nguồn: Trung tâm Địa mơi trường và Tổ chức lãnh thổ

Báo cáo tóm tắt đề tài

11


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

2. Kịch bản biến đổi ượng mưa tỉnh Điện Biên
Nhìn chung, lượng mưa năm có xu thế tăng nhẹ ở giai đoạn đầu thế kỷ và tiếp
tục tăng vào những giai đoạn tiếp theo.

Hình 1. 2: Kịch bản biến đổi lượng mưa năm (%) năm tỉnh Điện Biên
Nguồn: Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức lãnh thổ

- Về tổng lượng mưa năm: Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, tổng lượng
mưa năm tỉnh Điện Biên dao động trong khoảng -2,2÷13,2%; vào giữa thế kỷ, mức
giao động phổ biến từ 8,9÷24,3%; vào cuối thế kỷ, mức dao động từ 6,6÷24,4%. Theo
Báo cáo tóm tắt đề tài


12


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, tổng lượng mưa năm dao động khoảng -1,7÷7,3%;
đến giữa thế kỷ dao động từ 8,0÷21,7%; và cuối thế kỷ dao động từ 14,8÷28,2%.
- Về lượng mưa mùa đông: Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa
mùa đơng tỉnh Điện Biên dao động trong khoảng -2,7÷37,2%; vào giữa thế kỷ, mức
giao động phổ biến từ -23,2÷2,8%; vào cuối thế kỷ, mức dao động trong khoảng từ 12,4÷40,5%. Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa mùa đơng dao động
khoảng -20,4÷3,4%; đến giữa thế kỷ dao động từ -15,4÷16,8%; và cuối thế kỷ dao
động từ -29,9÷17,7%.
- Về lượng mưa mùa xuân: Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa
mùa hè tỉnh Điện Biên dao động trong khoảng -7,1÷12,0%; vào giữa thế kỷ, mức giao
động phổ biến từ -0,1÷33,2%; vào cuối thế kỷ, mức dao động từ 4,1÷19,6%. Theo kịch
bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa mùa xuân dao động khoảng -11,5÷-1,7%; đến
giữa thế kỷ dao động từ 1,0÷23,7%; và cuối thế kỷ dao động từ -9,0÷16,6%.
- Về lượng mưa mùa hè: Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa
mùa hè tỉnh Điện Biên dao động trong khoảng 0,6÷17,4%; vào giữa thế kỷ, mức giao
động phổ biến từ 10,9÷28,6%; vào cuối thế kỷ, mức dao động từ 6,0÷29,1%. Theo
kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa mùa hè dao động khoảng từ 3,4÷14,4%;
đến giữa thế kỷ dao động từ 10,1÷29,1%; và cuối thế kỷ dao động từ 17,3÷34,7%.
- Về lượng mưa mùa thu: Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa
mùa hè tỉnh Điện Biên dao động trong khoảng -18,5÷5,5%; vào giữa thế kỷ, mức giao
động phổ biến từ -2,3÷21,7%; vào cuối thế kỷ, mức dao động trong khoảng từ 3,9÷37,5%. Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa mùa thu dao động
khoảng -15,5÷8,6%; đến giữa thế kỷ dao động từ -5,1÷19,8%; và cuối thế kỷ dao động
từ 9,3÷62,1%.


Báo cáo tóm tắt đề tài

13


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM, DIỄN BIẾN CỦA CHẾ ĐỘ KHÍ HẬU, THỦY
VĂN, TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1996-2016
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÍ HẬU, THỦY VĂN, TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH
ĐIỆN BIÊN
1. Đặc điểm khí hậu tỉnh Điện Biên
Điện Biên nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu dược phân hóa
thành 2 tiểu vùng khí hậu rõ rệt là: Tiểu vùng khí hậu Mường Chà và tiểu vùng khí hậu
trên cao ngun Sơn La – thượng nguồn sơng Mã. Nhìn chung Điện Biên ít bị ảnh
hưởng của bão nhưng lại bị ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng, thường xuất hiện giông,
mưa đá vào mùa hè và sương muối vào mùa đông.
1.1. Chế độ bức xạ, nắng, mây
Lượng bức xạ tổng cộng năm của Điện Biên đạt 125–130 kcal/cm2.năm. Tỉnh
Điện Biên có nhiều nắng, tổng số giờ nắng đạt 1820-2035 giờ/năm. Lượng mây tổng
quan trung bình năm dao động trong khoảng 6,4-7,2/10 BT.
1.2. Chế độ gió
Đặc điểm chung nhất của chế độ gió tỉnh Điện Biên là gió yếu, tần suất lặng gió
lớn, đạt tới 48-74%. Trên đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh, tốc độ gió trung bình năm nhỏ
hơn 1 m/s. Ở các khu vực đèo (Pha Đin) và phía sườn đón gió tốc độ gió trung bình năm
khá lớn, đạt 2–3 m/s.
1.3. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình dao động khá mạnh trong năm với biên độ đạt 8,3-10,3°C.
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thay đổi trên lãnh thổ phụ thuộc chủ yếu vào độ cao và dạng

địa hình. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối thường > 35°C trong mùa hè ở những vùng thấp
dưới 900 m, có thể đạt tới 42,2°C vào tháng V ở Mường Lay, vùng thấp dưới 300 m.
1.4. Chế độ mưa - ẩm
a. Chế độ mưa
Lượng mưa hàng năm tương đối cao, trung bình từ 1.700 - 2.500mm, đạt mức
trung bình của Bắc Bộ. Trên đại bộ phận lãnh thổ tỉnh Điện Biên có chế độ mưa vừa,
Tỉnh Điện Biên có chế độ mưa mùa hè. Mùa mưa chủ yếu dài 6 tháng từ tháng IV đến
tháng IX. Lượng mưa của mùa mưa chiếm khoảng 75-92% lượng mưa năm.
b. Chế độ ẩm
Độ ẩm tương đối lớn, độ ẩm trung bình nhiều năm tại Điện Biên là 84%. Độ ẩm
tương đối tối thấp trung bình năm trên lãnh thổ tỉnh Điện Biên dao động trong khoảng
56-66%. Độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 20% vào thời kỳ từ giữa mùa
đông sang đầu hè (XII-IV).
Báo cáo tóm tắt đề tài

14


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

c. Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET
Tỉnh Điện Biên có lượng bốc thốt hơi tiềm năng PET khá lớn, đạt 1090 – 1216
mm/năm. Tháng có lượng thốt hơi PET tiềm năng lớn nhất là tháng III, IV đạt trên
dưới 100 mm/tháng. Đây là thời kỳ khơ hanh, gió Lào và nhiều nắng. Vào các tháng
VIII và IX do mưa nhiều, độ ẩm cao nên lượng bốc giảm xuống còn 60 mm/tháng.
d. Chỉ số khơ hạn
Chỉ số khơ hạn trung bình năm ở tỉnh Điện Biên khá cao, dao động trong khoảng
0,51-0,78. Vào các tháng giữa mùa mưa (VI-VIII) chỉ số khô hạn khá thấp, chỉ < 0,50.
1.5. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

a. Gió khơ nóng
Ở những vùng thấp dưới 500 m mỗi năm có khoảng 5-30 ngày khơ nóng, trong
các thung lũng sơng hẹp và kín dưới 300 m có tới 28-30 ngày/năm. Đến độ cao 500700 m chỉ có khoảng 2-5 ngày khơ nóng/năm. Từ độ cao 900 m trở lên kiểu thời tiết
khơ nóng khơng cịn xuất hiện.
b. Sương muối
Ở tỉnh Điện Biên, sương muối hầu như năm nào cũng xuất hiện ở những vùng
núi cao trên 1000 m (trên dưới 1 ngày/năm). Đối với vùng có độ cao 300-1000 m,
trong các thung lũng kín và khuất gió sương muối vẫn có khả năng xuất hiện.
c. Sương mù
Sương mù là hiện tượng thời tiết hay gặp ở tỉnh Điện Biên, song phân bố không
đều trên lãnh thổ phụ thuộc vào đặc điểm địa hình địa phương. Sương mù thường xuất
hiện nhiều trong mùa đông với khoảng 4-10 ngày/tháng ở khu vực tương đối ít sương mù,
đạt 7-18 ngày/tháng ở khu vực có rất nhiều sương mù.
d. Dơng và mưa đá
Trung bình mỗi năm có khoảng 44-82 ngày dơng. Dơng xuất hiện nhiều nhất
vào thời kỳ (IV-VIII) với khoảng 6-15 ngày/tháng. Trên hầu khắp lãnh thổ của tỉnh
Điện Biên đều thấy mưa đá xuất hiện với khoảng 0,6-1,7 trận/năm. Mưa đá xuất hiện
chủ yếu vào thời kỳ (II-V).
2. Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước
2.1. Đặc điểm mạng lưới thủy văn
Mạng lưới sông suối ở Điện Biên khá dày đặc, mật độ lưới sơng trung bình là
0,15 km/km2. Đặc điểm chung của các sơng suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, lắm thác
nhiều ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm. Lưu
lượng dịng chảy lại phân bố khơng đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.

Báo cáo tóm tắt đề tài

15



Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

a. Sông Đà
Phần lưu vực sông Đà thuộc địa phận tỉnh Điện Biên nằm hồn tồn bên bờ
phải của dịng chính có diện tích 5.300 km2. Phần lưu vực này có sự tham đóng góp
của 18 lưu vực có chiều dài lớn hơn 10 km, trong đó có 5 phụ lưu có diện tích lưu vực
lớn hơn 500 km2 là: Lưu vực sông Nậm Mạ, Nậm Pô, Nậm Mức, Nậm Muôi.
+ Mùa lũ: Mùa lũ trên dịng chính thường kéo dài 5 tháng (VI-X), cịn trên các
phụ lưu thì mùa lũ thường kết thúc sớm hơn. Tổng lượng dịng chảy mùa lũ trên dịng
chính thường chiếm xấp xỉ 77% tổng lượng nước năm. Modun dịng chảy mùa lũ trên
dịng chính sơng Đà dao động khoảng 60-64 l/skm2.
+ Mùa kiệt: Kéo dài từ 7 đến 8 tháng nhưng lượng dòng chảy mùa kiệt chỉ chiếm
23% tổng lượng nước năm. Modun dịng chảy mùa kiệt khơng cao 12-13 l/skm2.
b. Sông Mã
Phần lưu vực sông Mã thuộc tỉnh Điện Biên có các phụ lưu chính là sơng Nậm
Khoai thuộc huyện Mường Ảng, Tuần Giáo và Sư Lư thuộc huyện Điện Biên Đơng với
diện tích lưu vực là 2.550 km2. Đây là hệ thống sông lớn thứ hai của tỉnh Điện Biên.
+ Mùa lũ: Phần thượng nguồn và trung lưu sông Mã thuộc tỉnh Điện Biên nằm
sâu trong lục địa, có mùa lũ kéo dài từ tháng (VI-X) với lượng dịng chảy trung bình
mùa lũ đạt 34 l/skm2 chiếm 74% lượng dịng chảy năm. Tháng có dịng chảy lớn nhất
trên lưu vực là tháng IX.
+ Mùa kiệt: Mùa kiệt trên lưu vực thường kéo dài từ 7 đến 8 tháng với lượng
nước chiếm chưa tới 40% tổng lượng nước năm và modun dòng chảy trong mùa kiệt
cũng chỉ xấp xỉ 1/4 modun dịng chảy trong mùa lũ.
c. Sơng Mê Kông
Phần lưu vực sông Mê Kông thuộc tỉnh Điện Biên có diện tích lưu vực là
1.650km2 với các nhánh chính là sơng Nậm Rốm và sơng Nậm Lúa.
+ Mùa lũ: Mùa lũ đến chậm hơn mùa mưa một tháng và kéo dài 5 tháng (VI - X)
với lượng nước chiếm hơn 80% tổng lượng nước năm. Lưu lượng lũ lớn nhất trung bình

nhiều năm trên lưu vực sơng Nậm Rốm là 97,7 m3/s, ứng với modun dòng chảy lũ là
59,2 l/s/km2.
+ Mùa kiệt: Mùa kiệt kéo dài 7 tháng, với lượng nước chiếm dưới 20% tổng
lượng nước năm. Tháng có lượng dịng chảy nhỏ nhất rơi vào tháng III, là tháng có
lượng bốc hơi khả năng lớn nhất với lưu lượng đạt 14,9 m3/s. Dòng chảy lớn nhất và
nhỏ nhất chênh lệch nhau rất lớn tới 572 lần (= 372/0,65).

Báo cáo tóm tắt đề tài

16


Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn 1996 – 2016 dưới tác động
của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

2.2. Đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Điện Biên
Nguồn nước mặt trong tỉnh Điện Biên dồi dào; được cung cấp hệ thống 3 sông
lớn là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông; cùng với hệ thống các hồ, ao chứa nước.
Tổng lượng tài nguyên nước mặt của tỉnh Điện Biên là 42,95 tỷ m3/năm trong đó nhận
từ sơng Đà phần ngoại tỉnh là 35,35 tỷ m3/năm, lượng dòng chảy sinh ra trên địa bàn
nội tỉnh là 7,60 tỷ m3/năm. Trên lãnh thổ tỉnh Điện Biên có một số hồ chứa lớn, là nơi
dự trữ nguồn nước mặt và phục vụ tưới tiêu cùng nhiều mục đích khác như ni trồng
thuỷ sản, phát triển du lịch. Có thể thấy: Tất cả các lưu vực sơng nằm trong tỉnh Điện
Biên đều có tiềm nước nước trung bình và ở mức đủ nước, tuy nhiên do đặc điểm địa
hình nên điều kiện cấp nước ở các khu vực khác nhau, cụ thể:
+ Vùng khan hiếm nước: vùng có địa hình chia cắt mạnh, khơng có sông suối
chảy qua hoặc nằm ở đầu nguồn sinh thủy của các nhánh suối gồm khu giữa sông Đà.
+ Vùng có khả năng cấp nước trung bình là vùng có địa hình phân cách mạnh,
có suối nhỏ chảy qua các sông Nậm Ma, Nậm Nhè, Nậm Chà, Nậm Pồ, Nậm Hua, khu
giữa sông Mã.

+ Vùng cấp nước thuận lợi: Vùng có địa hình ít bị chia cắt, nguồn nước có
nhiều sông suối chảy qua gồm các khu: Nậm Lay, Nậm Mức, Suối Lư, Nậm Rốm,
Nậm Núa.

II. DIỄN BIẾN CỦA CHẾ ĐỘ KHÍ HẬU, THỦY VĂN, CÁC HIỆN
TƯỢNG KHÍ HẬU CỰC ĐOAN VÀ THIÊN TAI TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
TRONG GIAI ĐOẠN 1996-2016
1. Tình hình số liệu và phương pháp nghiên cứu
- Số liệu sử dụng để phân tích, đánh giá diễn biến hay sự biến đổi của các yếu
tố khí tượng là chuỗi số liệu khí hậu thủy văn tỉnh Điện Biên giai đoạn từ 1996 và
được cập nhật đến 2019.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp thống kê để tính tốn các trị số trung bình
x

1 n
ƒ xt
nt1

(1)

+ Sự biến động của nhiệt độ được đánh giá thông qua giá trị độ lệch tiêu chuẩn
S(mm) và hệ số biến động Cv (%) hay còn gọi là biến suất của các yếu tố khí tượng.
Sx

Cv

1
n 1
Sx

x

Báo cáo tóm tắt đề tài

n

ƒ (x

t

x) 2 ;

(2)

1

.100%

(3)
17


×