Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Quản lý tài nguyên thực vật rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.42 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN
Môn: Quản lý tài nguyên thực vật rừng

Đề tiểu luận:
Công tác quản lý tài nguyên thực vật rừng
tại Vườn quốc gia Tà Đùng.

Tháng 4 năm 2022

i


MỤC LỤC
Trang
I. Khái quát chung chung về công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng đảm bảo
mục đích sử dụng của vườn quốc gia Tà Đùng.........................................................1
II. Đặc điểm thông tin vườn quốc gia Tà Đùng.........................................................2
2.1. Tên đơn vị...........................................................................................................2
2.2. Địa chỉ................................................................................................................ 2
2.3. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của Vườn quốc gia Tà Đùng........2
2.3.1. Quyết định thành lập và quá trình điều chỉnh................................................. 2
2.3.2. Chức năng nhiệm vụ........................................................................................3
2.4. Cơ cấu tổ chức của VQG Tà Đùng.....................................................................4
III. Hiện trạng tài nguyên rừng..................................................................................7
3.1. Hiện trạng diện tích............................................................................................ 7
3.2. Trữ lượng rừng................................................................................................... 7
3.3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ.................................................................7
IV. Công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn, đa dạng sinh học........................................... 8
4.1. Quản lý rừng tự nhiên.........................................................................................8
4.2. Quản lý rừng trồng............................................................................................. 9
4.3. Công tác bảo vệ rừng, PCCCR và sâu bệnh gây hại rừng..................................9


4.4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ................................................................................. 10
4.5. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học................................................................... 10
4.6. Danh mục loài thực vật rừng nguy cấp, q, hiếm; những lồi đặc hữu..........12
4.7. Cơng tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học................................................................ 15
4.7.1. Cơng tác tuần tra............................................................................................15
4.7.2. Tình hình vi phạm......................................................................................... 15


DANH LỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1. Hiện trạng nhân sự VQG Tà Đùng..............................................................5
Bảng 2. Phân bố các Taxon theo ngành thực vật VQG Tà Đùng............................11
Bảng 3. Phân bố các lồi nguy cấp, q hiếm căn cứ tiêu chí của IUCN 2020 theo
ngành thực vật......................................................................................................... 13
Bảng 4. Phân bố các lồi nguy cấp, q hiếm căn cứ tiêu chí của Sách đỏ Việt
Nam (2007) theo ngành thực vật.............................................................................13
Bảng 5. Phân bố các loài nguy cấp, quý hiếm căn cứ tiêu chí của Nghị định số
06/2019/NĐ-CP theo ngành thực vật...................................................................... 14
Bảng 6. Phân bố các loài nguy cấp, quý hiếm căn cứ tiêu chí của CITES 2019 theo
ngành thực vật......................................................................................................... 14
Bảng 7: Tình hình vi phạm pháp luật..................................................................... 16
DANH LỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ q trình thành lập và q trình điều chỉnh của VQG Tà Đùng.......2
Hình 2: Sơ đồ tổ chức của VQG Tà Đùng................................................................4
Hình 3. Hình ảnh một số loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở VQG Tà Đùng
............................................................................................................................. 15


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1


BQL

:

Ban quản lý

2

BTTN

:

Bảo tồn thiên nhiên

3

BVR

:

Bảo vệ rừng

4

CITES
: Convention on International Trade in
Endangered Species of Wild Fauna and Flora. Công ước về thương mại
quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp


5

ĐDSH

6

IUCN
: International Union for Conservation of Nature
and Natural Resources. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên

7

LRTX

:

Lá rộng thường xanh

8

PCCCR

:

Phịng cháy, chữa cháy rừng

9

PTNT


:

Phát triển nơng thơn

10 QLBVR

:

Quản lý bảo vệ rừng

11 SĐVN

:

Sách đỏ Việt Nam

12 UBND

:

Ủy ban nhân dân

13 VQG

:

Vườn quốc gia

:


Đa dạng sinh học


I. Khái quát chung chung về công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng đảm
bảo mục đích sử dụng của vườn quốc gia Tà Đùng
Vườn Quốc gia Tà Đùng được hình thành trên cơ sở chuyển hạng từ Khu
BTTN Tà Đùng theo Quyết định số 185/QĐ-TTg ngày 08/02/2018 của Thủ tướng
Chính phủ, nằm trên địa giới hành chính xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk
Nông; giáp ranh với 7 xã thuộc 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng.
VQG Tà Đùng nằm trong khu vực Tây Nguyên, là nơi có đặc trưng bởi kiểu
rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, đây là các mẫu chuẩn hệ sinh
thái rừng nguyên sinh hiếm có của vùng Cao nguyên. Đây là nơi có giá trị đa dạng
sinh học cao với 1.394 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 769 chi, 191 họ, 85 bộ
của 06 ngành thực vật và 635 loài động vật thuộc 400 chi, 132 họ, 41 bộ, 07 lớp.
Từ khi thành lập với sự quan tâm của UBND tỉnh Đắk Nông, Sở Nông nghiệp
và PTNT, VQG đã được đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước, từ nguồn DVMTR và
tài trợ từ Dự án VCF, VQG Tà Đùng đã đạt được kết quả về công tác bảo vệ rừng,
bảo tồn giá trị đa dạng sinh học các sinh cảnh rừng. Bên cạnh đó còn thực hiện tốt
các hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục về bảo tồn, bước đầu khai thác
tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, góp phần cùng chính quyền địa phương phát
triển đời sống người dân vùng ven. Các hoạt động chính VQG đã thực hiện trong
thời gian qua gồm có:
- Quản lý bảo vệ rừng thơng qua các hoạt động: Củng cố tổ chức lực lượng trực tiếp
thực hiện công tác bảo vệ rừng, tăng cường xử lý các vụ vi phạm quy định về bảo
vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; Tăng cường quy chế phối hợp giữa VQG với
chính quyền địa phương, các Hạt Kiểm lâm giáp ranh, Ban chỉ đạo truy quét, bảo
vệ rừng; đầu tư xây dựng các trạm bảo vệ rừng, nâng cấp các tuyến đường tuần tra
bảo vệ rừng và xây dựng mốc ranh giới VQG.
- PCCCR Tổ chức xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm và

thực hiện theo phương án được duyệt.
- Phát triển rừng thơng qua các hoạt động trồng và chăm sóc rừng, làm giàu rừng tự
nhiên.
- Bảo tồn và nghiên cứu khoa học thông qua các hoạt động tiếp nhận các cá thể động
vật từ các địa phương về rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, là thực hiện các chương trình
bảo tồn, các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho công tác quản lý bảo
tồn ĐDSH của VQG.
- Bảo tồn ĐDSH thông qua các hoạt động: bảo tồn các loài động, thực vật nguy cấp,
quý hiếm.
- Nghiên cứu khoa học: Đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các viện nghiên
cứu, trường đại học tổ chức nghiên cứu về thực vật rừng, động vật rừng, các
5


loài thủy sản… để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phục vụ công tác
bảo tồn ĐDSH, phục hồi sinh thái, phục hồi loài, làm cơ sở cho công tác theo dõi,
đánh giá và giám sát tài nguyên rừng và ĐDSH.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Tập trung vào đào tạo nâng cao trình độ chun
mơn, lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý và kỹ năng quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn
đa dạng sinh học.
- Hoạt động vùng đệm thông qua việc xây dựng dự án quy hoạch và hỗ trợ phát triển
sản xuất vùng đệm, xây dựng các mơ hình sinh kế cho cộng đồng địa phương gắn
với công tác bảo vệ từng và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Và các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ
cho các hoạt động QLBVR, PCCCR, bảo tồn ĐDSH…
II. Đặc điểm thông tin vườn quốc gia Tà Đùng
2.1. Tên đơn vị:
Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng
2.2. Địa chỉ:
Trụ sở văn phòng làm việc của BQL VQG Tà Đùng tại xã Đắk Som, huyện

Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2.3. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của Vườn quốc gia Tà
Đùng
2.3.1. Quyết định thành lập và quá trình điều chỉnh

Hình 1: Sơ đồ quá trình thành lập và quá trình điều chỉnh của VQG Tà Đùng


2.3.2. Chức năng nhiệm vụ
BQL VQG Tà Đùng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp
và PTNT có chức năng quản lý BVPTR đặc dụng; bảo tồn, phát huy các giá trị đặc
biệt về thiên nhiên, mẫu hệ sinh thái, ĐDSH, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử,
văn hóa cảnh quan; nghiên cứu khoa học; cung ứng DVMTR và DLST thuộc phạm
vi được giao quản lý theo quy định của pháp luật, cụ thể:
a. Chức năng
- Bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn các nguồn gien sinh vật nguy cấp, quý hiếm,
mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng kín LRTX mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và rừng kín
LRTX mưa ẩm nhiệt đới của vùng sinh thái Tây Nguyên.
- Cung ứng các DVMTR, đảm bảo an ninh mơi trường. Phịng hộ đầu nguồn lưu vực
sông Đồng Nai, sông Krông Nô - Sêrêpok để cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất
điện năng và sản xuất công, nông nghiệp của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam
(miền Đơng Nam Bộ). Giảm phát thải khí nhà kính; lưu giữ nguồn gen; cung ứng
hiện trường cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, thăm quan, DLST, giáo
dục môi trường.
- Huy động các nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng bền vững tài
nguyên rừng, tăng nguồn thu dựa trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững
khu rừng đặc dụng gắn với trách nhiệm của người sử dụng lợi ích từ các hệ sinh
thái rừng.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển KT-XH bền vững trên địa bàn.
b. Nhiệm vụ

- Bảo vệ tồn bộ diện tích rừng hiện có; khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng; làm
giàu rừng tự nhiên; gây ươm các loài cây bản địa, đặc hữu quý hiếm để trồng rừng
mới, nâng cao độ che phủ và đảm bảo an ninh môi trường.
- Nâng cao khả năng phịng hộ của rừng về giữ nước, hạn chế xói mịn, lũ lụt, bảo vệ
mơi trường sinh thái, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân
vùng hạ lưu.
- Thực hiện chính sách về DVMTR; tổ chức NCKH về bảo tồn; tổ chức giáo dục
nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và ĐDSH.
- Tổ chức các hoạt động quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển các nguồn gien quý,
hiếm; cứu hộ động vật hoang dã; nghiên cứu khoa học; đào tạo phát triển nguồn
nhân lực.
- Khai thác các tiềm năng, lợi thế về DLST, cảnh quan, dịch vụ môi trường và


các giá trị ĐDSH để tăng nguồn thu cho VQG, góp phần phát triển KT-XH trong
vùng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT giao theo
quy định.
2.4. Cơ cấu tổ chức của VQG Tà Đùng
- Cơ cấu tổ chức VQG Tà Đùng
VQG Tà Đùng hiện nay gồm Ban Giám đốc, 03 phòng chuyên mơn (Tổ chức
- Hành chính, Kế hoạch - Tài chính, Khoa học - Hợp tác quốc tế), 01 tổ chức hành
chính trực thuộc (Hạt Kiểm lâm) và 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Trung tâm
Giáo dục môi trường và DVMTR).

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của VQG Tà Đùng
- Về cơ cấu nhân sự
Tính đến tháng 9/2021 VQG Tà Đùng có tổng số là 52 người. Phân theo trình
độ chuyên môn và biên chế nhân sự như sau:
+ Về trình độ chun mơn: Phần lớn là cán bộ có trình độ trên đại học, đại

học với 34 người (chiếm đến 65,38%), kế đến là cán bộ có trình độ cao đẳng, trung


cấp với 13 người (chiếm 25%) và còn lại là cán bộ chưa được đào tạo từ trung cấp
trở lên với 5 người (chiếm 9,62%).
+ Về biên chế nhân sự: Số lượng cán bộ là công chức Kiểm lâm, viên chức
là 26 người (chiếm 50%) và số lượng lao động hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ là
26 người (chiếm 50%).
Bảng 1. Hiện trạng nhân sự VQG Tà Đùng

TT

Đơn vị

Tổng I + II

Trình độ chun mơn
Cao
Các
Trên
Đại đẳng, chun
Tổng đại
học trung
mơn
học
cấp
khác
52
3
31

13
5

I

Văn phịng

17

1

11

1

2

1

1

II

Ban Giám đốc
Phịng Tổ chức Hành chính
Phịng Kế hoạch Tài chính
Phịng Khoa học Hợp tác quốc tế
Trung tâm Giáo dục
môi trường và
DVMTR

Hạt Kiểm Lâm

1

Lãnh đạo

1

2

Tổ cơ động

8

3

Trạm Kiểm lâm số 1

4

2
3
4
5

6

3

4


3

5

4

2

Biên chế nhân sự
Cơng
Lao động
Viên
chức
hợp đồng
chức chun mơn,
Kiểm
lâm
nghiệp vụ
16
10
26

3

9

8

2

3

2

4

1

3

1

1

2

3

1

18

Đang bố trí nhân sự kiêm nhiệm
35

2

20

11


2

1
1

16
1

4

2

1

3

5

6

3

2

1

3

3


Trạm Kiểm lâm số 2

6

4

2

3

3

5

Trạm Kiểm lâm số 3

8

4

3

3

5

6

Trạm Kiểm lâm số 4


6

4

2

3

1

1

2

Nguồn: VQG Tà Đùng, tháng 9/2021

* Nhận xét đặc điểm chung của VQG Tà Đùng:
- Về quyết định thành lập và chức năng nhiệm vụ: Với 16 năm thành lập KBT và gần
03 năm hoạt động sau khi chuyển hạng thành lập VQG, BQL VQG Tà Đùng có đầy
đủ chức năng nhiệm vụ để thực hiện các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng,
bảo tồn ĐDSH và phát triển sinh vật, phục hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên,
nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, tổ chức giáo dục mơi trường và DVMTR
… Nhờ đó, các hoạt động của VQG từ khi thành lập đến nay được thực hiện khá tốt.
- Về cơ cấu tổ chức: Cơ bản phù hợp, hoạt động tương đối hiệu quả và đáp ứng được
chức năng nhiệm vụ của VQG trong thời gian qua. Tuy nhiên, do diện tích của
Vườn tương đối rộng; vùng đệm nằm trên địa bàn 07 xã của 04 huyện thuộc 02
tỉnh



(Đắk Nông và Lâm Đồng) nên lực lượng Kiểm lâm của VQG có vai trị rất quan
trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn tài nguyên rừng, tài nguyên đất ngập nước. Do vậy,
để nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ rừng thì cần thiết phải thành lập thêm ít nhất
03 Trạm kiểm lâm trực thuộc được bố trí ở một số khu vực trọng điểm.
- Về số lượng nhân sự:
+ Hiện tồn VQG có 52 người (trong đó có 16 cơng chức Kiểm lâm), so với
tình hình thực tiễn vẫn còn thiếu nhân sự ở một số bộ phận như lực lượng QLBVR,
đội ngũ làm công tác khoa học và hợp tác quốc tế và đặc biệt là Trung tâm Giáo dục
mơi trường và DVMTR đang bố trí nhân sự kiêm nhiệm.
+ Trong 10 năm qua, biến động nhân sự của VQG khá lớn, với 80 người, bình
quân 08 người/năm (chiếm 15,38% nhân sự của VQG ở thời điểm hiện tại), trong đó
biến động giảm là 29 người (bình quân 3 người/năm) và biến động tăng là 51 người
(bình quân 5 người/năm). Trong số 29 người biến động giảm chủ yếu là do chuyển
công tác (65,52%), tiếp đến là nghỉ hưu theo chế độ (13,79%), chấm dứt hợp đồng
lao động đối với đối tượng hợp đồng (chiếm 10,34%) và thôi việc (chiếm 10,34%).
Như vậy, nếu trong 10 năm tới, với tỷ lệ biến động như trên thì VQG cần có kế
hoạch để tuyển dụng một lượng nhân sự mới để bù đắp cho số lượng nhân sự bị
giảm đi.
+ Theo đề án vị trí việc làm của VQG thì BQL VQG Tà Đùng phải có số lượng
người ít nhất là 60 người (không thống kê số lượng công chức Kiểm lâm) thì mới
đảm đương cơng việc theo đúng chức năng nhiệm vụ, như vậy hiện nay số lượng
người làm việc hiện có là 36 người (khơng thống kê cơng chức Kiểm lâm), vậy cần
bổ sung 24 người so với số người làm việc hiện có.
- Về trình độ chun mơn: Tỷ lệ cán bộ có trình độ trên đại học, đại học khá cao
chiếm 65,38%, góp phần dẫn đến việc triển khai các hoạt động chuyên môn khá
thuận lợi. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, tình trạng chảy máu chất xám vẫn còn diễn
ra ở VQG. Nguyên nhân là do mơi trường làm việc khó khăn, áp lực cơng việc cao,
nguy hiểm, thời gian làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên thay đổi, phải xa nhà,
đời sống tinh thần còn thiếu thốn, trong khi thu nhập chưa cao so với mặt bằng xã
hội…. Một số cán bộ sau khi được đào tạo đã tìm cơ hội việc làm khác hoặc

chuyển đi làm việc cho các đơn vị, tổ chức có điều kiện làm việc tốt hơn, ít áp lực
hơn, thu nhập cao hơn, dẫn đến mặc dù cán bộ trình độ, nhưng năng lực và tính
chun nghiệp trong cơng việc lại hạn chế do thường xuyên phải luân chuyển,
những cán bộ mới đến làm việc lại phải làm quen công việc trong một thời gian
nhất định mới đảm đương tốt cơng việc. Vì vậy, định hướng trong giai đoạn tới,
BQL VQG Tà Đùng cần tăng cường cử cán bộ tham gia đào tạo về trình độ chun
mơn, nghiệp vụ cho các lĩnh vực còn thiếu, đặc biệt là lĩnh vực du lịch sinh thái
đang có chiều hướng phát triển... nhằm đáp ứng mục tiêu của VQG; đồng thời tăng
cường phát triển dịch vụ, du lịch để tăng nguồn thu (một phần đóng góp trở lại cho


các hoạt động của VQG và một phần để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho cán bộ VQG) để góp phần duy trì và nâng cao năng lực của đơn vị.


III. Hiện trạng tài nguyên rừng
3.1. Hiện trạng diện tích
Tổng diện tích tự nhiên của VQG Tà Đùng đang quản lý là 21.882,70 ha,
trong đó diện tích với 16.071,32 ha, rừng trồng 118,55 ha và diện tích chưa có rừng
5.692,83 ha.
+ Diện tích rừng tự nhiên là 16.071,32 ha (chiếm 99,27% diện tích đất có
rừng) bao gồm kiểu rừng gỗ núi đất LRTX chiếm diện tích lớn nhất chiếm tới
45,56%, tiếp đến là kiểu rừng hỗn giao gỗ và tre nứa chiếm 18,53%; kiểu rừng tre
nứa chiếm 14,61%; kế đến là kiểu rừng gỗ núi đất lá kim chiếm 0,19%; và thấp
nhất là kiểu rừng gỗ núi đất hỗn giao lá rộng lá kim chỉ chiếm 0,08%. Các loại
rừng này phân bố đan xen nhau trong diện tích của VQG. Chất lượng các loại rừng
gỗ tự nhiên tại VQG hầu hết là rừng giàu và rừng trung bình với 8.006,61 ha
(chiếm đến 85,85%), trong đó diện tích rừng trung bình với 5.311,30 ha và diện
tích rừng giàu với 2.695,31 ha.
+ Diện tích rừng trồng là 118,55 ha (chiếm 0,73% diện tích đất có rừng). Tồn

bộ là rừng trồng gỗ núi đất. Trong đó, diện tích trồng thuần lồi cây Gáo vàng
(Neonauclea sessilifolia) năm 2016 là 6,87 ha; diện tích trồng hỗn loài Sao đen
(Hopea odorata) + Dầu rái (Dipterocarpus alatus) năm 2014 là 9,68 ha; diện trồng
thuần lồi cây Thơng 3 lá (Pinus kesiya) năm 2014 là 25,71 ha và diện trồng thuần
lồi cây Thơng 3 lá (Pinus kesiya) năm 2015 là 76,29 ha.
- Diện tích đất chưa có rừng (bao gồm cả diện tích đất đã trồng nhưng chưa
thành rừng) là 5.692,83 ha, trong đó phần lớn là diện tích mặt nước (lịng hồ thủy
điện Đồng Nai 3) với 2.795,73 ha (chiếm tới 49,11% diện tích đất chưa có rừng);
kế đến diện tích đất có cây nơng nghiệp là 1.853,09 ha; diện tích đất trống khơng
có cây gỗ tái sinh là 947,97 ha; diện tích khoanh ni tái sinh là 74,6 ha và thấp
nhất là diện tích trồng nhưng chưa thành rừng là 21,45 ha.
3.2. Trữ lượng rừng
Đến tháng 12/2020 thì tổng trữ lượng rừng của VQG Tà Đùng gồm khoảng 2
triệu m3 gỗ (trong đó trữ lượng gỗ rừng tự nhiên là 1.990.173,8 m3 gỗ, trữ lượng
rừng trồng là 9.942,1 m3 gỗ) và hơn 16 triệu cây tre nứa các loại.
3.3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ
Kết quả điều tra về thực vật cho thấy VQG Tà Đùng hiện có 1.394 lồi thực
vật, trong đó có nhiều loại LSNG. Các lồi LSNG có giá trị làm dược liệu là nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá của VQG, là nguồn gen có ý nghĩa rất lớn trong nghiên
cứu dược liệu, cần phải có sự đầu tư nghiên cứu để xây dựng giải pháp bảo tồn,
phát triển và sử dụng hợp lý. Các loài LSNG là các loài tre nứa như lồ ơ, tre, le,
nứa, vầu…; các lồi song mây như song bột, mây lá liễu, mây chỉ… rất có giá trị


và đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội được dùng phổ biến từ việc làm
nguyên liệu


đan lát, ván sàn, chế biến đồ dùng mỹ nghệ, gia dụng… Trong số những loài LSNG
được sử dụng rộng rãi cịn có quả cây Ươi được người dân sử dụng làm nước

uống… Do vậy, rất cần có sự đầu tư nghiên cứu để xây dựng giải pháp bảo tồn,
phát triển và sử dụng bền vững.
IV. Công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn, đa dạng sinh học.
4.1. Quản lý rừng tự nhiên
Trong những năm qua, tồn bộ diện tích rừng tự nhiên được VQG Tà Đùng
ưu tiên bảo vệ, duy trì và phát triển, những cơng việc đã thực hiện như sau:
- Tồn bộ diện tích đất có rừng tự nhiên của VQG được bảo vệ nghiêm ngặt, trong
đó có 6.030 ha/năm đã được ký hợp đồng khốn bảo vệ với 19 tổ/10-14 hộ nhận
khốn. Ngồi ra, lực lượng của VQG tự bảo vệ là trên 9.908 ha/năm. Kết quả kiểm
tra, nghiệm thu hàng năm đều cho thấy các hộ gia đình đều thực hiện tốt các cơng
việc đã ký kết theo hợp đồng không để bị mất rừng, suy thối rừng do các tác nhân
từ bên ngồi, đã tổ chức thực hiện công tác tuần tra tra QLBVR, chống chặt phá
rừng theo đúng như hợp đồng. Nhờ thực hiện cơng tác khốn bảo vệ rừng, ý thức
người dân trong cơng tác khốn bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao, thu nhập
của người dân ngày càng được nâng lên góp phần ổn định cuộc sống.
- Lực lượng trực tiếp bảo vệ rừng của VQG Tà Đùng có 04 trạm kiểm lâm đóng tại
khu vực trọng yếu, trong đó có một số trạm đóng tại khu vực trọng yếu, thực hiện
chức năng quản lý địa bàn, 01 tổ kiểm lâm cơ động thực hiện chức năng xử lý điểm
nóng và kiểm tra giám sát trên toàn địa bàn Vườn được giao quản lý.
- Các quy chế phối hợp giữa VQG với chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm các
đơn vị vùng giáp ranh được VQG duy trì thường xuyên đã góp phần phát huy hiệu
quả trong cơng tác bảo vệ rừng.
- Hàng năm VQG đã tổ chức các đợt truy quét với sự tham gia của chính quyền địa
phương, các đơn vị giáp ranh và các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng để kịp thời
phát hiện và ngăn chặn những vi phạm trái phép vào rừng tự nhiên.
- Thực hiện tốt công tác truyền thông đã từng bước làm thay đổi nhận thức của
người dân và thể hiện qua sự hợp tác, tuân thủ các quy định của VQG về công tác
QLBVR, PCCCR và bảo vệ môi trường cũng như khai thác bền vững nguồn lợi từ
thiên nhiên.
- Vườn đã thực hiện phân giao địa bàn quản lý rừng, quản lý cộng đồng dân cư, cộng

đồng nhận khoán tới từng cán bộ kiểm lâm, nâng cao trách nhiệm về quản lý và
kiểm tra giám sát; nhờ phân công cụ thể nên rừng được quản lý chặt chẽ hơn, cán
bộ Kiểm lâm nắm chắc hiện trạng rừng mình phụ trách, mối quan hệ giữa cán bộ
Kiểm lâm với cộng đồng nhận khoán thân thiết, gần gũi, các hiện tượng xâm hại tài
nguyên rừng được phát hiện, xử lý kịp thời nên khơng cịn tình trạng mất rừng
khơng


biết hoặc khi biết thì thiệt hại đã lớn. Qua thực hiện đã phát huy được vai trò trách
nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác của từng cán bộ Kiểm lâm trong công tác
QLBVR.
- Sử dụng phần mềm thông minh SMART vào QLBVR bắt đầu cho thấy tính ưu việt
của công cụ này.
- Thực hiện theo dõi diến biến tài nguyên rừng hàng năm trên địa bàn toàn VQG.
4.2. Quản lý rừng trồng
VQG rất chú trọng đến công tác phát triển rừng trồng tại đơn vị:
- Ký Hợp đồng với các đơn vị tư vấn (Trung tâm Quy hoạch Khảo sát Thiết kế Nông
Lâm nghiệp, Công ty TNHH MTV Nam Anh Lê) có đủ năng lực thực hiện xây
dựng hồ sơ thiết kế trồng rừng trên lâm phần của VQG trình các cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Thành lập Ban chỉ đạo, quản lý dự án thường xuyên kiểm tra, đôn đốc triển khai
thực hiện theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
- Ký hợp đồng với đơn vị thi công (Công ty TNHH Dịch vụ và Xây dựng Linh Phát)
và các hộ dân thuộc vùng đệm VQG có đủ năng lực thực hiện khốn trồng, chăm
sóc, quản lý bảo vệ rừng trồng.
- Sau khi hết thời gian kiến thiết cơ bản, BQL VQG phối hợp các đơn vị liên quan
tiến hành nghiệm thu đánh giá rừng trồng thành rừng, đưa vào quản lý rừng tập
trung và thực hiện các biện pháp PCCC rừng trồng theo quy định.
- Thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi xâm
hại đến rừng trồng trên địa bàn quản lý của VQG.

4.3. Công tác bảo vệ rừng, PCCCR và sâu bệnh gây hại rừng
Xác định công tác PCCCR luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác BVR
nên hàng năm VQG đều xây dựng và thực hiện phương án PCCCR phù hợp với
điều kiện thực tế tại đơn vị; thi công hệ thống đường băng cản lửa đúng thời gian,
đảm bảo khối lượng và chất lượng theo thiết kế; công tác trực Ban chỉ huy, Ban chỉ
đạo thi công, tuần tra canh gác PCCCR được thực hiện nghiêm túc và triệt để.
Củng cố kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR gồm 16 người do Giám đốc Vườn quốc
gia làm trưởng ban, Phó giám đốc làm phó ban phụ trách, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm
lâm làm phó ban thường trực, và nhân viên các phòng ban: Khoa học – Hợp tác quốc
tế, Kế hoạch – Tài chính, Tổ chức – Hành chính, QLBVR, Pháp chế và các đồng chí
phụ trách các trạm Kiểm lâm làm thành viên. Thành lập 05 Tổ PCCCR, mỗi tổ gồm
có 05 - 10 người, do 04 Đ/c Phụ trách Trạm và 01 Đ/c Phụ trách Thanh tra - Pháp
chế làm tổ


trưởng.
Rà soát và mua sắm bổ sung các trang thiết bị PCCCR, bảo dưỡng, bảo trì
đúng quy định các trang thiết bị PCCCR hiện có, đảm bảo sẵn sàng chữa cháy khi
có lửa rừng xuất hiện.
Trong mùa khơ thường xun cập nhật thông tin dự báo thời tiết và thông tin
về cảnh báo cháy rừng thông qua website của Cục Kiểm lâm. Nhờ đó lực lượng
PCCCR của Vườn ln chủ động trong phòng cháy rừng.
Đối với các cộng đồng nhận khốn BVR, nhiệm vụ phịng cháy cũng được đặt
ra hàng đầu. VQG đã phân công người trực cháy ở khu vực trọng điểm đảm bảo duy
trì trực cháy 24/24 trong các tháng cao điểm xây dựng quy chế hoạt động và lịch
trực cháy cho Ban chỉ huy PCCCR để chủ động trong phát hiện và chữa cháy rừng.
Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo tập huấn và các đợt diễn tập chữa cháy do
Chi cục Kiểm lâm, địa phương tổ chức.
Nhờ thực hiện tốt công tác PCCCR nên trong giai đoạn 2011-2020, VQG Tà
Đùng chỉ có 1 vụ cháy rừng xảy ra (năm 2020) với diện tích rất nhỏ (0,08286 ha).

4.4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ
Thời gian qua, các loại LSNG trong phạm vi quản lý của VQG Tà Đùng đã,
đang và vẫn thường xuyên bị khai thác bởi các hộ nghèo có ít đất canh tác (< 0,9
ha/hộ). Các hộ này thường làm nông nghiệp và làm thuê. Cây trồng chủ yếu là cây
nông nghiệp ngắn ngày như: bắp, mì, lúa, đậu, bầu, bí... Thu nhập của các hộ này
được bổ sung bằng việc thu hái lâm sản ngoài gỗ, săn, bẫy bắt động vật rừng...
Điều này dẫn đến làm suy giảm ĐDSH của các loài thực vật, động vật có giá trị
thực phẩm, làm thuốc…
4.5. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học
a. Đa dạng về kiểu rừng
VQG Tà Đùng có 5 kiểu rừng tự nhiên chính như sau:
(1) Kiểu rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá: có diện tích là 9.271,57 ha,
chiếm đến 57,69% diện tích có rừng tự nhiên của VQG; phân bố phần lớn độ cao
trên 1.000 m. Các lồi cây trong nhóm lồi ưu thế của kiểu rừng này gồm: Dẻ gai
lá bạc, Dẻ gai đỏ, Dẻ gai lá bé (Castanopsis spp), Sồi lỗ (Lythocarpus fenestratus),
Sồi hương (Lithocarpus sphaerocarpus), Sồi bán cầu (Lithocarpus spp), Dẻ cuông
(Quercus spp.), Vù hương (Cinnamomum balansae), Re hương (Cinnamomum
iners), Re lá chụm, Re bầu (Cinnammum obtusifolium), Quế rừng (Cinnamomum
spp.), Chắp tay (Simingtonia populnea), Tơ hạp (Altingia siamensis.), Dầu gió


(Manglietia blaoensis),
(Paramichelia spp)...

Giổi

găng

(Michelia


braianensis),

Giổi

xương

(2) Kiểu rừng gỗ lá kim: có diện tích là 38,67 ha, chỉ chiếm 0,24% diện tích có rừng tự
nhiên của VQG; phân bố phần lớn ở cao độ trên 1.000 m. Kiểu rừng này phân bố
thành 2 dải hẹp tại vùng giáp ranh với xã Đắk R’Măng và phía Nam núi Tà Đùng
với mật độ cây bình quân từ 150 - 200 cây/ha.
(3) Kiểu rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim: có diện tích là 16,13 ha, chỉ chiếm 0,10%
diện tích có rừng tự nhiên của VQG; phân bố phần lớn ở cao độ trên 1.000 m.
(4) Kiểu rừng tre nứa: có diện tích là 2.973,59 ha, chiếm 18,50% diện tích có rừng tự
nhiên của VQG; phân bố phần lớn ở cao độ dưới 1.000 m.
(5) Kiểu rừng hỗn giao gỗ và tre nứa: có diện tích là 3.771,36 ha, chiếm 23,47% diện
tích có rừng tự nhiên của VQG; phân bố phần lớn ở cao độ dưới 1.000 m. Kiểu
rừng này phân bố ở hầu hết các tiểu khu trong VQG, tổ thành gồm nhiều lồi cây
thân gỗ như: Vạng, Kháo, Thị rừng, Máu chó, Ngát... tầng dưới có cây họ tre nứa
mật độ bình quân tương đối cao (từ 2.000 - 2.500 cây/ha).
b) Đa dạng về thành phần loài thực vật
Theo kết quả điều tra của Trung tâm ĐDSH và phát triển - Viện sinh học nhiệt
đới năm 2011 và Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2012 đã ghi nhận
được tại khu vực VQG Tà Đùng (trước đây là Khu BTTN Tà Đùng) có đến 1.406
lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 06 ngành thực vật.
Trong quá trình xây dựng danh lục các loài thực vật rừng chủ yếu của VQG
Tà Đùng đã điều tra, rà sốt loại bổ các lồi trùng lặp thì ghi nhận được 1.394 lồi
thực vật, 769 chi, 191 họ, 85 bộ thuộc 06 ngành thực vật.
Bảng 2. Phân bố các Taxon theo ngành thực vật VQG Tà Đùng
Ngành thực vật
Tổng số

Ngành Khuyết lá thông
(PSILOTOPHYTA)
Ngành Thông đất (LYCOPODIOPHYTA)
Ngành Mộc tặc (EQUISETOPHYTA)
Nganh Dương xỉ (POLYPODIOPHYTA)
Ngành Thông (PINOPHYTA)
Ngành Ngọc lan (MAGNOLIOPHYTA)

Số Bộ
85

Số Họ
191

Số Chi Số Loài
769
1.394

1

1

1

1

2
1
15
4

62

2
1
24
4
159

4
1
72
5
686

10
2
131
9
1.241

Nguồn: Kế thừa danh lục thực vật đã được xây dựng trong Báo cáo chuyên đề “Điều tra, đánh giá những
đặc điểm cơ bản của tài nguyên thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông” năm 2012 và
kết quả rà sốt loại bỏ các lồi trùng lặp của Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam Bộ.


Kết quả trên cho thấy, sự phân bố các Taxon thực vật trong ngành khơng đều
nhau. Ngành có số lồi nhiều nhất thuộc về ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với
1.241 loài (chiếm đến 89,02%), tiếp đến ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 131
lồi (chiếm 9,40%), bốn ngành cịn lại gồm Thơng đất (Lycopodiophyta), Khuyết lá
thông (Psilotophyta), Mộc tặc (Equisetophyta) và Thông (Pinophyta) chỉ chiếm

1,58% tổng số loài ghi nhận được. Cơ cấu phân bố giữa các ngành trong hệ thực
vật của VQG Tà Đùng khá tương đồng với hệ thực vật Việt Nam (ngành Ngọc lan
đóng vai trị chủ đạo của hệ thực vật).
Theo Trung tâm dữ liệu Thực vật Việt Nam, giới thực vật nước ta có khoảng
gần 12.000 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ 1. Như vậy,
VQG Tà Đùng chiếm khoảng gần 11,62% tổng số loài, 34,09% tổng số chi,
62,62% tổng số họ thực vật của nước ta.
Từ số liệu thống kê ở trên cho thấy trung bình mỗi họ thực vật ở VQG Tà
Đùng biết được khoảng 4 chi và 7 loài. Trong khi đó, nếu đem so sánh trung bình
mỗi họ của Việt Nam là 7 chi và 39 loài. Điều đó cho thấy rằng, sự nhận biết về
khu hệ thực vật này còn rất hạn chế. Trong tương lai nếu tiếp tục tiến hành điều tra
chi tiết và toàn diện hơn thì sự giàu có về tính đa dạng thực vật của VQG Tà Đùng
khơng dừng lại ở 1.394 lồi thực vật bậc cao có mạch như hiện nay.
4.6. Danh mục loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; những loài đặc hữu.
Trên cơ sở các kết quả điều tra về xây dựng danh lục, ĐDSH ở VQG Tà Đùng
trong thời gian qua, đơn vị tư vấn cùng với BQL VQG tiến hành rà soát, đối chiếu
với các văn bản quy định hiện hành về danh mục các loài thực vật nguy cấp, quý,
hiếm theo IUCN 2020, CITES 2019, Sách đỏ VN 2007, Nghị định 06/2019. Kết
quả cụ thể như sau:
Có 344 lồi có tên trong danh lục các lồi nguy cấp, quý, hiếm; chiếm 24,68%
tổng số loài đã bắt gặp trong khu hệ thực vật VQG Tà Đùng. Kết quả này, được xác
định theo từng tiêu chí như sau:
- Theo tiêu chí của Tổ chức BTTN Quốc tế (IUCN, 2020), VQG Tà Đùng hiện có
300 lồi thực vật nguy cấp, quý, hiếm (chiếm 21,52% tổng số loài thực vật phát
hiện ở VQG Tà Đùng) thuộc 216 chi, 99 họ, 54 bộ thuộc 05 ngành thực vật. Trong
đó: cấp EW (tuyệt chủng ngồi thiên nhiên) có 01 lồi; cấp CR (bị đe dọa, rất nguy
cấp) có 02 lồi; cấp EN (bị đe dọa, nguy cấp) có 09 lồi; cấp VU (bị đe dọa, sẽ
nguy cấp) có 15 lồi và cấp LR (ít nguy cấp) có 273 lồi.
1


Trung tâm Dữ liệu Thực vật Việt Nam - Vietnam Plant Data Center - BVNGroup (botanyvn.com)


Bảng 3. Phân bố các loài nguy cấp, quý hiếm
căn cứ tiêu chí của IUCN 2020 theo ngành thực vật
Ngành thực vật

Số Bộ

Tổng số
Ngành Khuyết lá thơng
(PSILOTOPHYTA)

Số Họ

54

Số Chi

Số Lồi

99

216

300

1

1


1

1

Ngành Thông đất (LYCOPODIOPHYTA)

1

1

2

2

Nganh Dương xỉ (POLYPODIOPHYTA)

5

5

5

6

Ngành Thông (PINOPHYTA)

4

4


5

9

43

88

203

282

Ngành Ngọc lan (MAGNOLIOPHYTA)

- Theo tiêu chí của Sách Đỏ Việt Nam (2007) – Phần Thực vật, VQG Tà Đùng có 59
lồi thực vật nguy cấp, quý, hiếm (chiếm 4,23% tổng số loài thực vật phát hiện ở
VQG Tà Đùng) thuộc 45 chi, 30 họ, 22 bộ thuộc 03 ngành thực vật. Trong đó có
22 lồi ở mức nguy cấp (EN) và có 37 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU).
Bảng 4. Phân bố các lồi nguy cấp, q hiếm
căn cứ tiêu chí của Sách đỏ Việt Nam (2007) theo ngành thực vật
Ngành thực vật

Số Bộ

Số Họ

Số Chi

Số Loài


Tổng số

22

30

45

59

Nganh Dương xỉ (POLYPODIOPHYTA)

1

1

1

2

Ngành Thơng (PINOPHYTA)

1

1

1

1


20

28

43

56

Ngành Ngọc lan (MAGNOLIOPHYTA)

- Theo tiêu chí quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của
Chính Phủ thì VQG Tà Đùng hiện có 18 lồi thực vật nguy cấp, quý, hiếm (chiếm
1,29% tổng số loài thực vật phát hiện ở VQG Tà Đùng) thuộc 15 chi, 11 họ, 10 bộ
thuộc 04 ngành thực vật. Trong đó có 03 loài thực vật (chiếm 0,22% tổng số loài
thực vật phát hiện ở VQG Tà Đùng) thuộc nhóm IA 2 và có 15 lồi thực vật (chiếm
1,08% tổng số lồi thực vật phát hiện ở VQG Tà Đùng) thuộc nhóm IIA 3.

2

Thực vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài
thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
3
Thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế
khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các lồi thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.


Bảng 5. Phân bố các loài nguy cấp, quý hiếm
căn cứ tiêu chí của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP theo ngành thực vật
Ngành thực vật


Số Bộ

Tổng số

Số Họ

Số Chi

Số Lồi

10

11

15

18

Ngành Thơng đất (LYCOPODIOPHYTA)

1

1

1

1

Nganh Dương xỉ (POLYPODIOPHYTA)


2

2

2

3

Ngành Thông (PINOPHYTA)

1

1

1

2

Ngành Ngọc lan (MAGNOLIOPHYTA)

6

7

11

13

- Theo tiêu chí Cơng ước thương mại quốc tế các lồi thực vật hoang dã nguy cấp

(CITES, 2019) thì VQG Tà Đùng hiện có 04 lồi thực vật (chiếm 0,28% tổng số
loài thực vật phát hiện ở VQG Tà Đùng) nằm trong phụ lục thuộc 04 chi, 04 họ, 04
bộ thuộc 03 ngành thực vật và được phân theo các phụ lục như sau:
+ Phụ lục I (những loài thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng, nghiêm cấm
xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và q cảnh mẫu vật từ tự nhiên
vì mục đích thương mại) có 01 lồi (chiếm 0,07%).
+ Phụ lục II (những loài thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng,
nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập
nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên từ tự nhiên vì mục đích thương mại
những lồi này khơng được kiểm sốt) có 01 lồi (chiếm 0,07%).
+ Phụ lục III (những loài thực vật hoang dã mà một nước thành viên CITES
yêu cầu nước thành viên khác của CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu,
nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại) có 02 lồi (chiếm 0,14%).
Bảng 6. Phân bố các loài nguy cấp, quý hiếm
căn cứ tiêu chí của CITES 2019 theo ngành thực vật
Ngành thực vật
Tổng số
Nganh Dương xỉ (POLYPODIOPHYTA)
Ngành Thông (PINOPHYTA)
Ngành Ngọc lan (MAGNOLIOPHYTA)

Số Bộ

Số Họ
4
1
2
1

Số Chi

4
1
2
1

Số Lồi
4
1
2
1

4
1
2
1

 Nhìn chung có thể nhận định, khu hệ thực vật VQG Tà Đùng có giá trị
ĐDSH cao, là sinh cảnh của một số loài thực vật bị đe dọa ở mức toàn cầu như: Gõ
đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Xá xị (Cinnamomum
balansae), Hài lông (Paphiopedilum villosum)... là sinh cảnh của một số lồi thực
vật đặc hữu của Việt Nam như: Thơng Đà Lạt (Pinus dalatensis), Dành dành Việt
Nam (Rothmannia vietnamensis), Thừng mực trung bộ (Wrightia annamensis), Bổ
béo đen (Goniothalamus vietnamensis), Lan lọng Đà Lạt (Bulbophyllum
dalatensis)…


Ngải rợm
(Tacca integrifolia)

Xá xị

(Cinnamomum balansae)

Gõ đỏ
(Afzelia xylocarpa)

Dáng hương quả to
(Pterocarpus macrocarpus)

Hình 3. Hình ảnh một số lồi thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở VQG Tà Đùng
4.7. Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học
4.7.1. Công tác tuần tra
Trong giai đoạn 2011-2020, lực lượng kiểm lâm của VQG đã thường xuyên
phối hợp với lực lượng Hạt Kiểm các huyện trên địa bàn, Ban quản lý rừng giáp
ranh, UBND các xã có rừng tổ chức tuần tra QLBVR. Trong quá trình tuần tra đã
ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trên lâm phần VQG.
4.7.2. Tình hình vi phạm
Kết quả tổng hợp tình hình vi phạm pháp luật về cơng tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH của VQG Tà Đùng từ năm 2011-2020 được thể
hBiện chi tiết ở bảng sau:


Bảng 7: Tình hình vi phạm pháp luật
Phân theo năm

TT

Hành vi vi phạm

Đơn vị

tính

1

Tổng số vụ vi phạm phân theo hình thức vi
phạm

Vụ

6

9

6

12

-

Phá rừng trái phép (phá rừng làm nương rẫy)

Vụ

5

3

3

1


-

Vi phạm QĐ nhà nước về bảo vệ rừng

Vụ

1

2

-

Vi phạm quy định về PCCCR

Vụ

1

-

Vi phạm quy định về sử dụng đất lâm nghiệp
(lấn chiếm)

Vụ

5

-


Vi phạm quy định về QLBV ĐVHD

Vụ

-

Vận chuyển mua bán lâm sản trái phép

Vụ

-

Vi phạm quy định khai thác gỗ và lâm sản
khác

Vụ

-

Vi phạm khác

Vụ

2

Công tác xử lý vi phạm

-

Số vụ đã xử lý (HC)


-

2011

2012

2013

2014

7

2015
9

2

2016
6

2017

2018

5

5

1


2

4

2

2019
4

2020
9
2

1

1
4

2

3

2

1

1

5


1

1

1

3

3

1

6

9

6

12

9

6

5

5

4


9

Vụ

1

1

2

3

4

5

1

3

1

7

Xử lý hình sự

Vụ

5


3

4

2

2

1

1

1

-

Chuyển địa phương xử lý

Vụ

-

Xử lý vắng chủ

Vụ

7

3


3

1

2

-

Tổng tiền phạt

1000 đ

5
550

1

13.230 57.120 19.500 24.450 14.000 7.000 12.000
16

2

750 33.000


- Tình hình quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, BVPTR, bảo tồn
ĐDSH của VQG Tà Đùng trong 10 năm qua (giai đoạn 2011-2020) đã có nhiều
chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn cịn 71 vi phạm pháp luật về công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH (bình quân 7 vụ/năm).

+ Hầu hết là các vi phạm như phá rừng trái phép (phá rừng làm nương rẫy),
vi phạm quy định nhà nước về bảo vệ rừng, vận chuyển mua bán lâm sản trái
phép và Vi phạm quy định khai thác gỗ và lâm sản khác với 64 vụ (chiếm đến
90,14%). Trong đó hành vi vi phạm chiếm tỷ lệ nhiều nhất qua các năm là vi
phạm quy định nhà nước về BVR với 19 vụ (chiếm 26,76%), kế đến là phá rừng
trái phép (phá rừng làm nương rẫy) với 17 vụ (chiếm 23,94%), vận chuyển mua
bán lâm sản trái phép với 14 vụ (chiếm 19,72%), vi phạm quy định về khai thác
gỗ và lâm sản khác với 14 vụ (chiếm 19,72%) …
+ Phần lớn các vi phạm được xử lý hành chính hay xử lý vắng chủ với 52
vụ (chiếm đến 73,24%) và xử lý hình sự với 19 vụ (chiếm 26,76%).
+ Tổng số tiền phạt của 71 vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH trong giai đoạn 2011-2020 là 181,6 triệu đồng
(bình quân là 18,16 triệu đồng/năm).
- Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2020, vi phạm pháp luật về công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH, dao động từ 4-12 vụ,
bình quân là 7 vụ/năm. Do đó trong thời gian tới, cần có các giải pháp
quyết liệt hơn nhằm hạn chế số vụ vi phạm pháp luật về công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH thấp hơn nữa.

17



×