7 nguy cơ rủi ro sức khỏe hay gặp ở
mùa hè
Mùa hè là thời gian tuyệt vời cho những hoạt động ngoài trời hoặc đi du lịch. Nhưng
hãy biết cách phòng tránh những rủi ro sức khỏe vào mùa hè nhé.
1. Nguy cơ ung thư da
Ung thư da là một trong những rủi ro sức khỏe phổ biến nhất trong các bệnh ung thư. Vào
mùa hè, nguy cơ ung thư da càng tăng do bạn phải tiếp xúc với quá nhiều tia UV trong
ánh mặt trời. Nếu phát hiện sớm, ung thư da có thể được điều trị một cách dễ dàng. Ung
thư da phổ biến hơn ở những đối tượng sau đây:
- Ở ngoài ánh mặt trời lâu hoặc bị cháy nắng
- Có da và tóc sáng màu
- Người có tiền sử bệnh ung thư da trong gia đình
- Người trên 50 tuổi.
Để tránh nguy cơ ung thư da phát triển vào mùa hè, hãy trang bị mũ, nón, khẩu trang,
kinh để bảo vệ da trước khi ra ngoài tiếp xúc ánh mặt trời.
2. Tăng thân nhiệt
Tăng thân nhiệt có thể gây ra một nhóm các bệnh liên quan đến nhiệt độ cơ thể, từ kiệt
sức đến đột quỵ…
Khi thân nhiệt liên tục tăng, nó có thể có ảnh hưởng lâu dài và gây ra bệnh tim, máu lưu
thông kém và béo phì. Thậm chí, lúc thân nhiệt tăng, các loại thuốc như thuốc cao huyết
áp, trợ tim và trầm cảm có thể không có tác dụng… Đây cũng là một trong số những rủi
ro thường gặp nhất vào mùa hè.
Kiệt sức và đột quỵ là hai bệnh có thể gặp ngay lập tức khi nhiệt độ cơ thể tăng quá cao.
Trong đó, đột quỵ là bệnh nghiêm trọng có thể đe dọa cuộc sống. Cũng giống như bị sốt,
nhiệt độ cơ thể quá cao có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở não, chân tay… Một số
dấu hiệu của đột quỵ do nhiệt độ bao gồm:
- Đầu óc mơ hồ
- Thở ngắn, thở nhanh
- Không ra mồ hôi nữa
- Cảm thấy có dòng điện chạy nhanh trong người
Nếu thấy có các dấu hiệu này, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
3. Ngộ độc thực phẩm
Mùa hè là thời điểm có tỉ lệ ngộ độc thực phẩm cao nhất. Nhiệt độ cao khiến đồ ăn dễ bị
hỏng. Đặc biệt khi chúng ta đi chơi, dã ngoại hay mang cơm đến chỗ làm, đồ ăn được bảo
quản lâu và khi bỏ ra thường có dấu hiệu ôi, thiu.
Vậy nên, chúng ta cần tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm bằng cách làm theo các hướng
dẫn đơn giản về an toàn thực phẩm và xử lý thực phẩm. Thông thường, thực phẩm cần
được cất trữ ở nơi có nhiệt độ mát như tủ lạnh. Nếu không để trong tủ lạnh thì nên để nơi
thông thoáng và tránh đậy kín.
4. Tổn thương mắt
Tia UV trong ánh mặt trời có thể làm hỏng đôi mắt của bạn. Nếu bạn ra ngoài dưới ánh
mặt trời gay gắt trong mùa hè thì mức độ tổn thương mắt càng tăng. Vì vậy, hãy chắc
chắn để đeo kính râm để tránh tia cực tím từ ánh mặt trời.
Nếu có thể, hãy chọn các loại kính có tác dụng lọc 100% tia UV để bảo vệ mắt là tốt
nhất.
5. Cơ thể mất nước
Cơ thể bạn có thể dễ dàng bị mất nước dưới cái nóng của mùa hè. Khi thiếu nước, hoạt
động của các cơ quan trong cơ thể có thể gặp khó khăn. Đây chính là lý do tại sao bạn
nên bổ sung nhiều nước hơn vào mùa hè. Hãy uống nước bất cứ khi nào bạn khát hoặc
không khát để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể và các hoạt động của cơ thể, tránh
những rủi ro sức khỏe đáng tiếc nhé.
6. Côn trùng cắn
Hầu hết các loại côn trùng khi cắn đều gây ngứa và khó chịu. Ngoài ra, một số loài côn
trùng còn mang một bệnh truyền nhiễm và lây sang cho con người. Điều đặc biệt là các
loại côn trùng này thường sản sinh nhiều vào mùa hè như: muỗi, kiến, bọ xít…
Hãy học cách tự bảo vệ mình và người thân tránh bị côn trùng đốt và cắn bằng cách vệ
sinh khu vực sống sạch sẽ, mặc quần áo dài tay nếu như khu vực đó có nhiều côn trùng
gây hại…
7. Nhiễm virus gây bệnh chân tay miệng
Virus gây bệnh chân tay miệng (Coxsackie) thường tăng mạnh vào mùa hè và thường
gặp ở trẻ em. Khi bị nhiễm virus này, trẻ có thể bị sốt, đau họng, loét miệng, nổi mụn
nước nhỏ trên miệng, bàn tay và bàn chân. Sốt, chảy nước dãi, và không muốn ăn uống
cũng là dấu hiệu của một nhiễm virus coxsackie ở trẻ mới biết đi.
Coxsackie được lan truyền từ người này sang người khác qua nước bọt, chất nhầy và
phân. Các triệu chứng thường tự biến mất trong vòng một tuần.
Để phòng bệnh, dù là người lớn hay trẻ con cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là trẻ
con. Nếu thấy có dấu hiệu ngứa và nổi mụn ở chân, tay, miệng, hãy đi khám càng sớm
càng tốt.