Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Tài liệu hướng dẫn học tập môn lý luận về nhà nước và pháp luật trường DH luật TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.7 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – TỔ BỘ MÔN LÝ LUẬN

1


NHẬP MƠN LÝ LUẬN

1. THƠNG TIN CHUNG
- Tên mơn học: Lý luận về Nhà nước – số tiết: 45 tiết.
- Đối tượng: sinh viên chương trình cử nhân tại trường ĐH Luật Tp.HCM.
+ Web: WWW.LVTLAW.COM
+ Email 1:
+ Email 2:

2. MỤC ĐÍCH, U CẦU
- Mục đích: giới thiệu tổng quát giúp người học biết được Lý luận chung Nhà nước là
học điều gì và học như thế nào?
- Yêu cầu: người học cần nắm được 3 vấn đề sau đây
+ Xác định được vị trí, vai trị của mơn học trong hệ thống khoa học pháp lý.
+ Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của mơn học.
+ Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu của mơn học.

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, NXB CAND, Hà Nội
2004.
- Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQGHN, Giáo trình Lý luận chung về Nhà
nước và Pháp luật, Hà Nội 2005.
- Khoa Luật Hành chính – ĐH Luật Tp.HCM, Tập bài giảng Lý luận chung về Nhà
nước và Pháp luật, Tp.HCM 2008.



4. ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG
4.1. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC
- Khoa học pháp lý: là hệ thống toàn diện, đầy đủ các tri thức về nhà nước và pháp luật,
được thể hiện ở tổng hợp những khái niệm, phạm trù, quan điểm, nguyên tắc, những
quy luật về sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật.
- Vị trí của mơn học trong hệ thống khoa học pháp lý:
Hệ thống khoa học pháp lý
Lý luận chung về Nhà nước

Khoa học pháp lý cơ bản

Lý luận chung về Pháp luật

Khoa học pháp lý chuyên ngành
Khoa học pháp lý quốc tế
Khoa học pháp lý ứng dụng

- Lý luận về Nhà nước là một khoa học độc lập trong hệ thống khoa học pháp lý.
4.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MƠN HỌC
Lý luận chung về Nhà nước khơng nghiên cứu mọi vấn đề về nhà nước, mà chỉ dừng lại
nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề chung nhất, khái qt nhất, thuộc về bản chất
và có tính quy luật về nhà nước.
- Những quy luật cơ bản và đặc thù về sự hình thành, tồn tại, phát triển của nhà nước.
- Những vấn đề cơ bản, bao quát nhất của đời sống nhà nước.
- Hệ thống các khái niệm cơ bản về nhà nước (có tính chất chung cho cả hệ thống khoa
học pháp lý).


Đặc trưng cơ bản:

- Những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất, có tính chất bao qt tồn diện và có hệ thống.
- Thường có mối liên quan đến các ngành khoa học pháp lý khác. Cơ sở giúp các ngành
khoa học pháp lý khác giải quyết những “vướng mắc”.
- Mang tính định hướng đối với các ngành khoa học pháp lý khác. Sự thay đổi lý luận có
thể sẽ kéo theo sự thay đổi ở các ngành khoa học pháp lý khác.

Lý luận chung về Nhà nước là hệ thống toàn diện các tri thức cơ bản nhất, chung nhất,
có tính quy luật về nhà nước được thể hiện qua các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan


niệm, nguyên lý, quy luật, phạm trù, khái niệm về nhà nước và các mối liên hệ cơ bản giữa
nhà nước với các hiện tượng khác trong xã hội.
4.3. MỐI QUAN HỆ CỦA MÔN HỌC
4.3.1. Trong hệ thống khoa học xã hội
- Lý luận và Triết học: mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
+ sử dụng những phạm trù, khái niệm cơ bản của triết học
+ kết quả nghiên cứu của môn học là cơ sở cho việc nghiên cứu triết học
+ lý luận là thực tiễn ứng dụng sinh động của các tri thức triết học
- Lý luận và Kinh tế chính trị học:
+ lý luận nghiên cứu yếu tố thượng tầng và KTCTH nghiên cứu hạ tầng cơ sở
+ những qui luật, kiến thức của môn Kinh tế chính trị học là cơ sở để có thể nhận
thức, giải thích
- Lý luận và lịch sử:
+ Cung cấp “chứng cứ” khách quan cho lý luận
+ Đặt ra những vấn đề buộc lý luận giải thích, là những bài học, kinh nghiệm quí báu
4.3.2. Trong hệ thống các khoa học pháp lý
- Lý luận là khoa học pháp lý cơ sở có tính phương pháp luận.
+ Trang bị tri thức cơ bản, khái niệm pháp lý cơ bản;
+ Đặt trong một tổng thể chung của đời sống nhà nước và pháp luật;
- Khoa học pháp lý khác là “thực nghiệm” kiểm chứng của lý luận.

4.4. CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
Trong chương trình mơn học Lý luận chung về Nhà nước tại trường Đại học Luật
Tp.HCM, người học sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản sau đây:
Nội dung chương trình

Tổng số tiết

Thuyết giảng

Bài 0: Nhập môn

3 tiết

3 tiết

Bài 1: Nguồn gốc nhà nước

3 tiết

Bài 2: Bản chất nhà nước

9 tiết

Bài 3: Kiểu nhà nước

3 tiết

Bài 4: Chức năng nhà nước

3 tiết


Bài 5: Bộ máy nhà nước

6 tiết

Bài 6: Hình thức nhà nước

6 tiết

Thảo luận

9 tiết

6 tiết

6 tiết

3 tiết

6 tiết

3 tiết


Bài 7: Nhà nước trong HTCT

3 tiết

Bài 8: Nhà nước XHCN


3 tiết

Bài 9: Nhà nước pháp quyền

3 tiết

Hệ thống môn học

3 tiết

Tổng

45

3 tiết

3 tiết
3 tiết

27

18

4.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.5.1. Phương pháp luận
Là:
- là cơ sở xuất phát điểm để tiếp cận đối tượng
- là quan điểm chỉ đạo (chi phối) quá trình nhận thức, thực tiễn pháp lý
- là hệ thống các nguyên tắc, phạm trù tạo thành phương pháp nhận thức các hiện tượng
pháp lý

Bao gồm:
-

Triết học duy vật, hệ tư tưởng lý luận là chủ nghĩa Mác-LêNin.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản.
Những tư tưởng pháp lý tiến bộ vì sự phát triển của con người.

Những yêu cầu cơ bản:
- Xem xét trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế, văn hóa và xã hội
- Xem xét cần đặt trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khách quan của xã hội
4.5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trừu tượng khoa học;
- Phân tích và tổng hợp, Qui nạp và diễn dịch;
- Thống kê, Hệ thống, So sánh và Xã hội học,…
Đặc biệt Lý luận chung về nhà nước là mơn học chú trọng nhiều đến tính hợp lý, phù
hợp trong những lý lẽ lập luận của người học về các vấn đề pháp lý được đặt ra. Những lý lẽ
lập luận ấy không dừng lại ở những quy định pháp luật mà người học được biết, mà quan
trọng hơn hết vẫn là “luận làm sao có lý”, đây cũng là điểm rất khác so với các môn học luật
thực định.


4.5.3. Phương pháp học
Giờ thuyết giảng, người dạy sẽ hướng đến việc trình bày khái qt nội dung của tồn bài
và đi vào giải quyết những vấn đề có tính then chốt, cơ bản. Điều đó cũng địi hỏi người học
phải tự đọc trước giáo trình và tài liệu tham khảo được giới thiệu cho từng bài trong Tài
liệu hướng dẫn học tập này. Dù rằng đây là giờ thuyết giảng nhưng Tơi vẫn khuyến khích
người học đặt các câu hỏi về các vấn đề chưa rõ khi đọc tài liệu, các vấn đề người học còn
thắc mắc liên quan đến bài học.

Giờ thảo luận, người học sẽ đóng vai trị trung tâm thơng qua việc học nhóm. Các nhóm
sẽ thực hiện việc học theo hướng dẫn của người dạy. Giờ thảo luận sẽ dùng để người học
kiểm tra kiến thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm đầu giờ; thảo luận nhóm các câu hỏi
do người dạy đưa ra; trao đổi và tranh luận với các bạn, các nhóm khác theo các vấn đề mà
giáo viên định hướng; thuyết trình trước lớp.
Việc đọc ghi truyền thống khơng được áp dụng trong cả giờ thuyết giảng và thảo luận.
Tơi địi hỏi sự tích cực ở người học, kiến thức mơn học được truyền đạt không chỉ từ các
buổi thuyết giảng, mà đặc biệt trong các buổi thảo luận sẽ là cơ hội để người học rèn luyện
các kỹ năng cần thiết, tiếp nhận và chia sẻ kiến thức với các bạn học, trao đổi và tranh luận
khoa học với người dạy.

6


MỘT SỐ VIỆC QUAN TRỌNG CẦN THỰC HIỆN



ĐỐI VỚI GIỜ THUYẾT GIẢNG
- Mỗi người học bắt buộc phải mua (hoặc mượn từ Thư viện) Giáo trình, Tập bài giảng.
Khơng thể học nếu khơng có tài liệu tham khảo.
- Đọc trước nội dung từng bài trước mỗi giờ thuyết giảng, nêu lên các thắc mắc vào đầu
mỗi buổi học nếu có.



ĐỐI VỚI GIỜ THẢO LUẬN
- Hình thành nhóm học tập, lập danh sách và nộp giáo viên. Cụ thể như sau:
+ Việc chia nhóm do người học tự quyết định, mỗi nhóm từ 6 đến 8 người (khơng cho
phép dưới 6 và trên 8 người). Mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng, tự hình thành

nội quy của nhóm nếu xét thấy cần thiết.
+ Sau khi hình thành nhóm, các nhóm liên hệ lớp trưởng lấy Danh sách nhóm để điền
vào để nộp cho giáo viên phụ trách lớp. Danh sách nhóm phải hồn chỉnh và nộp
cho giáo viên vào đầu buổi thảo luận đầu tiên của môn học.
- Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận, bài tập, bài thuyết trình và công việc khác (tuỳ thuộc
vào yêu cầu của người dạy theo từng bài) trước mỗi giờ thảo luận.



YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI TIỂU LUẬN, THUYẾT TRÌNH
- Bài tiểu luận: mỗi nhóm phải nộp một Bài tiểu luận trước khi kết thúc buổi cuối cùng
của môn học, nộp bản đánh máy hoặc email trực tiếp cho giáo viên; từ 1000 đến 1500
từ.
- Bài thuyết trình: theo lịch giáo viên ấn định sau khi trao đổi với nhóm thuyết trình,
thời gian thuyết trình của nhóm là 10 đến 15 phút (chỉ phải nộp cho giáo viên file
powerpoint hoặc bản tóm tắt bài thuyết trình).
- Về nội dung Bài tiểu luận và Bài thuyết trình: đề tài theo nội dung Câu hỏi tiểu luận,
thuyết trình trong tập tài liệu này (nếu chọn đề tài khác phải được sự đồng ý của giáo
viên).



KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ1
- Điểm quá trình của mỗi người học được căn cứ trên:

1

Trong trường hợp có sự thay đổi, giáo viên sẽ thông báo cho người học trên lớp, hoặc cho lớp trưởng.



+ Hiệu quả làm việc của nhóm: thảo luận giải quyết các câu hỏi nhận định, kết quả
trắc nghiệm, câu hỏi và các vấn đề nhóm đặt ra trước lớp và giáo viên.
+ Kết quả bài tiểu luận, bài thuyết trình của nhóm.
+ Kết quả bài kiểm tra của mỗi người học.
+ Thái độ tích cực trong học tập của mỗi người học.
+ Tham gia và chuyên cần (chỉ làm căn cứ trừ điểm).
- Thi hết môn:


BÀI 1: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mục đích: người học nhận thức được qui luật chung về sự hình thành Nhà nước trên
thế giới thơng qua việc tìm hiểu các học thuyết phi Mác-xít và Mác-xít, xác định được
các nguyên nhân, các yếu tố tác động dẫn đến sự hình thành Nhà nước.
- Yêu cầu: người học cần nắm được
+ Nội dung của các học thuyết cơ bản về nguồn gốc Nhà nước;
+ Đánh giá ưu và khuyết điểm của các học thuyết cơ bản về nguồn gốc Nhà nước;
+ Nguyên nhân và quá trình hình thành Nhà nước trong lịch sử theo quan điểm của
Chủ nghĩa Mác-LêNin;
+ Các yếu tố tác động đến sự hình thành Nhà nước theo quan điểm của Chủ nghĩa
Mác-LêNin;
+ Điểm khác biệt trong sự hình thành Nhà nước ở các quốc gia phương Đông và
phương Tây trong lịch sử.

2. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, NXB CAND, Hà Nội
2004.
- Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQGHN, Giáo trình Lý luận chung về Nhà
nước và Pháp luật, Hà Nội 2005.

- Ph. Ănghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước.
- TS. Lê Trọng Ân, Tìm hiểu tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và
của Nhà nước, NXB CTQG, Hà Nội 2004.
- J.J. Rousseau, Bàn về Khế ước xã hội.
- Robert Lowie, Luận bàn về xã hội học nguyên thuỷ, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001.

1


3. ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG
3.1. CÁC HỌC THUYẾT TIÊU BIỂU VỀ NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC:
3.1.1. Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước:
- Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế
đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của
thượng đế.
- Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia
đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mơ hình của một gia tộc mở
rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình
thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.
- Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm
lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác mà kết quả là
thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ
chiến bại.
- Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người
nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…
- Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế
ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên
khơng có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà
nước khơng giữ được vai trị của mình , các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ
mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kế khế ước mới.

3.1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà nước:
Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác-LêNin được thể hiện rõ nét trong
tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ăngghen. Đây
là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về lịch sử” của Mác, tiếp thu và
phát triển những thành tựu nghiên cứu “Xã hội cổ đại” của nhà bác học Mỹ - Lewis
H.Morgan (Móocgan).
Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng:
- Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh
cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện
khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng khơng cịn nữa.
- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.
Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nhà nước


chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các
giai cấp đối kháng.
3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA NHÀ NƯỚC THEO QUAN ĐIỂM CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
3.2.1. Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội:
- Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi
người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, khơng ai có tài sản riêng, khơng có
người giàu kẻ nghèo, khơng có sự chiến đoạt tài sản của người khác.
- Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một đơn vị
kinh tế - xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa phân chia giai cấp
và khơng có đấu tranh giai cấp.
- Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội, hịa
nhập với xã hội. Quyền lực đó do tồn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng
đồng.
- Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm
tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc. Quyết định của

Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với
mọi thành viên. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quân
sự,… để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc.
3.2.2. Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện Nhà nước:
Sự chuyển biến kinh tế và xã hội:
- Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các công cụ lao động bằng đồng, sắt
thay thế cho công cụ bằng đá và được cải tiến. Con người phát triển hơn cả về thể lực
và trí lực, kinh nghiệm lao động đã được tích lũy.
- Ba lần phân cơng lao động là những bước tiến lớn của xã hội, gia tăng sự tích tụ tài sản
và góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu.
- Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tại của thị tộc. Chế độ tư
hữu được củng cố và phát triển.
- Sự phân biệt kẻ giàu người nghèo và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gia tăng.
Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời
sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực.
- Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Sự phân công lao động và
nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội cơng xã ngun thủy khơng cịn
phù hợp.


- Chế độ tư hữu, sự chênh lệch giữa giàu nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đã phá vỡ chế độ
sở hữu chung và bình đẳng của xã hội cơng xã nguyên thủy.
- Xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu chung của cộng đồng, xã hội
cần phát triển trong một trật tự nhất định.
- Xã hội cần có một tổ chức mới phù hợp với cơ sở kinh tế và xã hội mới.
Sự xuất hiện nhà nước, nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào
xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng “tựa hồ đứng trên xã hội”,
có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong một “trật tự”.
3.2.3. (Điểm qua) Sự ra đời của một số nhà nước điển hình:
- Nhà nước Aten: là hình thức thuần túy nhất, nhà nước nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ

sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc. Từ cuộc cách mạng
Xô-lông (594TCN) và Klix-phe (509TCN) dẫn đến sự tan rã toàn bộ chế độ thị tộc, hình
thành Nhà nước vào khoảng thế kỷ VI trước cơng ngun.
- Nhà nước Rơma: hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, từ cuộc đấu
tranh bởi những người thường dân (Ple-bêi) chống lại giới quý tộc thị tộc La Mã (Pátri-sép).
- Nhà nước Giéc-manh: hình thành khoảng giữa thế kỷ V trước công nguyên, từ việc
người Giéc-manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại. Do Nhà
nước hình thành không do sự đấu tranh giai cấp, xã hội Giéc-manh vẫn tồn tại chế độ
thị tộc, sự phân hóa giai cấp chỉ mới bắt đầu và còn mờ nhạt.
- Sự xuất hiện Nhà nước ở các quốc gia phương Đông:
+ Nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại,… được hình thành từ rất sớm, hơn
3000 năm trước cơng nguyên.
+ Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy và mang tính
đặc thù trong sự ra đời nhà nước của các quốc gia phương Đơng.
+ Ở Việt Nam, từ sự hình thành phôi thai của Nhà nước cuối thời Hùng Vương – Văn
Lang đến Nhà nước sơ khai thời An Dương Vương – Âu Lạc năm 208 trước công
nguyên.


4. CÂU HỎI
4.1. Câu hỏi nhận định
Hãy trình bày quan điểm riêng của anh (chị) về các nhận định sau đây theo hướng đúng
hay sai? Giải thích tại sao?
1)

Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu
thuẫn gay gắt đến mức khơng thể điều hịa được.
2) Xã hội có giai cấp là xã hội có nhà nước.
3) Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội.
4) Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.

5) Học thuyết thần quyền về nguồn gốc của nhà nước luôn cho rằng Thượng đế trực
tiếp trao quyền thống trị dân chúng cho nhà Vua.
6) Học thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc của nhà nước cho rằng nhà nước là sản
phẩm của một hợp đồng được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự
nhiên.
7) Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ cơng xã ngun thủy
đã dẫn đến sự phân hóa tài sản và chế độ tư hữu xuất hiện.
8) Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy
đã dẫn đến mâu thuẫn giai cấp “chín mùi” và sự hình thành nhà nước.
9) Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy
là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện nhà nước.
10) Khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì nhà nước sẽ hình thành, do vậy
nhà nước là một sản phẩm, một hiện tượng tất yếu phải có của xã hội.
11) Yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành
nhà nước.
12) Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng Nhà nước không phải là hiện tượng bất
biến, nhà nước sẽ bị tiêu vong.
4.2. Câu hỏi thảo luận
13) Trình bày quan điểm của cá nhân (nhóm) về những ưu và nhược điểm của các học
thuyết tiêu biểu về nguồn gốc của nhà nước.
4.3. Câu hỏi tiểu luận, thuyết trình
14) Trình bày những hiểu biết của người học (nhóm) về quan điểm “Nhà nước sẽ bị tiêu
vong” theo Chủ nghĩa Mác-LêNin. Qua đó, hãy nói lên suy nghĩ của bản thân về
quan điểm này.


15) Người học (nhóm) hãy so sánh quan điểm của Lewis H. Morgan và Robert Lowie
về cơ sở kinh tế - xã hội trong xã hội công xã nguyên thuỷ, cụ thể:
+ Về sự xuất hiện của gia đình so với thị tộc-bộ lạc trong xã hội công xã nguyên thuỷ
(gia đình hay thị tộc có trước?);

+ Về sự tồn tại hay không của quyền tư hữu trong xã hội cơng xã ngun thuỷ (xã hội
ngun thuỷ có tư hữu hay khơng?).
16) Trình bày những hiểu biết của người học (nhóm) về quan điểm “Khế ước xã hội” về
nguồn gốc nhà nước thể hiện trong tác phẩm Bàn về Khế ước xã hội của J.J.
Rousseau. Qua đó, hãy nói lên suy nghĩ của bản thân về quan điểm này.
17) Anh (chị) hãy thu thập và nêu các khái niệm khác nhau về nhà nước (ở Việt Nam và
trên thế giới, trong khoa học pháp lý và những ngành khoa học khác). Phân biệt
khái niệm nhà nước với các khái niệm sau: tổ quốc, quốc gia, đất nước, chính phủ.



BÀI 2: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mục đích: tìm hiểu những phương diện (những mặt) cơ bản quy định sự tồn tại, phát
triển của nhà nước.
- Yêu cầu người học cần nắm được:
+ Bản chất nhà nước và nội dung tính giai cấp và xã hội thể hiện qua các kiểu nhà
nước trong lịch sử.
+ Mỗi quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội.
+ Dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước.
+ Vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội.

2. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, NXB CAND, Hà Nội
2004.
- Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQGHN, Giáo trình Lý luận chung về Nhà
nước và Pháp luật, Hà Nội 2005.
- LeNin, Tác phẩm “Bàn về nhà nước” (1917).
- PGS. TS. Trần Phúc Thắng, Giai cấp và đấu tranh giai cấp – Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2005.
- Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, NXB CTQG, Hà
Nội 1998.

3. ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG
3.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
- Bản chất là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong
quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của hệ thống vật chất.
- Khái niệm bản chất của nhà nước: là tất cả những phương diện (những mặt) cơ bản
quy định sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, thể hiện ở 2 phương diện giai cấp và xã
hội quy định sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu bản chất Nhà nước: cơ sở lý giải về các hiện tượng của
nhà nước; hiểu và nắm bắt được quy luật vận động của Nhà nước; từ việc hiểu đúng
bản chất của Nhà nước, để có được định nghĩa đầy đủ và bao quát nhất về Nhà nước.
1


3.1.1. Tính giai cấp
Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt của giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén
nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự giai cấp trong xã hội.
- Giai cấp: là tập đồn người có sự khác nhau về địa vị trong chế độ kinh tế - xã hội, mà
trong đó cơ bản nhất là sự khác nhau trong quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất.
- Chính trị: là những hoạt động (mối quan hệ) liên quan đến lợi ích của các giai cấp, các
đảng phái, các dân tộc, các quốc gia, các tầng lớp mà vấn đề quan trọng nhất của nó là
tổ chức bộ máy nhà nước và nắm giữ quyền lực nhà nước.
Nhà nước thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nội dung tính giai cấp
của nhà nước thể hiện ở:
- Nhà nước do giai cấp nào tổ chức nên;
- Quyền lực Nhà nước nằm trong tay giai cấp nào;
- Nhà nước bảo vệ cho lợi ích cho giai cấp nào là chủ yếu.

Sự thống trị thể hiện dưới 3 mặt:
- Thống trị (quyền lực) kinh tế: có vai trị quyết định, tạo ra sự lệ thuộc về mặt kinh tế
của người bị bóc lột đối với giai cấp thống trị.
- Thống trị (quyền lực) chính trị: có vai trị duy trì quan hệ bóc lột, là bạo lực có tổ chức
của giai cấp nhằm đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị trong xã hội.
- Thống trị (quyền lực) tư tưởng: là sự thống trị về mặt tinh thần, hệ tư tưởng của giai
cấp thống trị được xây dựng và thông qua con đường nhà nước trở thành hệ tư tưởng
thống trị trong tồn xã hội.
3.1.2. Tính xã hội
Nhà nước cịn thực hiện chức năng xã hội, phải giải quyết các vấn đề khác trong xã hội.
Bên cạnh tính giai cấp, Nhà nước cịn phải phản ánh lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác
trong xã hội.
Nội dung tính xã hội của nhà nước thể hiện ở việc:
- Nhà nước bao giờ cũng là công cụ để đảm bảo những điều kiện cho quá trình sản xuất
của xã hội;
- Nhà nước là công cụ đảm bảo an ninh, trật tự an tồn xã hội;
- Nhà nước là cơng cụ chủ yếu giải quyết các vấn đề nảy sinh từ xã hội,…
Ngày nay, bản chất nhà nước đã có nhiều sự chuyển biến tích cức, tính xã hội của nhà
nước ngày càng được thể hiện rõ nét, cụ thể:
- Nhà nước đóng vai trị điều tiết, “người cầm lái” của nền kinh tế trên bình diện tồn xã
hội;


- Nhà nước có vai trị điều tiết thu nhập trong toàn xã hội, xây dựng và phát triển hệ
thống an sinh xã hội;
- Nhà nước bảo vệ sự tự do, cơng bằng và bình đẳng trong tồn xã hội,…
3.1.3. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội
Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội thể hiện sự thống nhất giữa các mặt đối
lập.
Mức độ thể hiện tính giai cấp và tính xã hội là khác nhau trong tổ chức và hoạt động của

các nhà nước, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: lịch sử truyền thống dân tộc, quan
điểm chính trị nhà cầm quyền, mối tương quan giai cấp trong xã hội, bối cảnh quốc tế,…
3.2. CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC
3.2.1. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị cơng cộng đặc biệt
- Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị mang tính cơng cộng, khơng cịn hồ nhập với
dân cư nữa;
- Nhà nước với bộ máy thực hiện cưỡng chế và quản lý đời sống toàn xã hội;
- Bộ máy cưỡng chế với quân đội, cảnh sát, nhà tù, tồ án,…
3.2.2. Nhà nước có lãnh thổ và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
- Lãnh thổ, dân cư (cùng với quyền lực tối cao) là những yếu tố cấu thành nên một quốc
gia.
- Nhà nước thực hiện sự quản lý dân cư theo lãnh thổ, theo các đơn vị hành chính.
- Chế định quốc tích xác lập mối quan hệ giữa cơng dân và nhà nước.
3.2.3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia
- Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc lập về đối ngoại.
- Nhà nước là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý của toàn xã hội.
- Vấn đề chủ quyền quốc gia đang có những sự chuyển biến nhằm phù hợp với bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay.
3.2.4. Chỉ Nhà nước được quyền ban hành pháp luật và bảo đảm sự thực hiện pháp luật
- Nhà nước giữ quyền ban hành pháp luật, quản lý dân cư và các hoạt động xã hội bằng
pháp luật.
- Pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm
thực hiện.
3.2.5. Nhà nước qui định và tổ chức thu thuế dưới hình thức bắt buộc
- Nhà nước ban hành và tổ chức thu thuế mang tính bắt buộc.


- Thuế được sử dụng nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước.
- Thuế là nguồn thu giúp nhà nước thực hiện các hoạt động chung phục vụ tồn xã hội,
là cơng cụ nhằm điều tiết thu nhập trong xã hội.

Định nghĩa nhà nước: Nhà nước là hình thức (phương thức) tổ chức xã hội có giai
cấp, là tổ chức quyền lực chính trị cơng cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để
phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy
sinh từ bản chất của xã hội.
3.3. VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
3.3.1. Vị trí, vai trị của Nhà nước trong xã hội có giai cấp
Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng khơng hồn tồn đồng nhất. Trong mối quan hệ với
nhà nước, xã hội giữ vai trị quyết định. Nhà nước có tính độc lập tương đối đối với xã hội.
- Sự tác động tích cực của nhà nước đối với xã hội.
- Sự tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.
3.3.2. Mối quan hệ giữa Nhà nước với kinh tế
Tính chất của mối quan hệ: giữa thượng tầng kiến trúc xã hội với hạ tầng cơ sở.
- Vai trò của kinh tế đối với nhà nước, kinh tế đóng vai trị quyết định.
- Sự tác động trở lại của nhà nước đối với kinh tế.
3.3.3. Mối quan hệ giữa nhà nước với chính trị, tổ chức chính trị
Nhà nước và chính trị là các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, có quan hệ biện
chứng, tác động lẫn nhau.
- Quan hệ giữa đường lối của Đảng cầm quyền và nhà nước, vai trò chỉ đạo về nguyên
tắc đối với hoạt động của nhà nước, phương hướng phát triển của nhà nước.
- Nhà nước ln phải ghi nhận, tìm kiếm sự đồng thuận của các thiết chế xã hội.
Hệ thống chính trị bao gồm: nhà nước, các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội.
- Nhà nước giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị.
- Mối quan hệ giữa nhà nước và đảng cầm quyền, các đảng phái chính trị và các tổ chức
xã hội.
- Mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức xã hội, vai trò của nhà nước đối với các tổ
chức xã hội và ngược lại.
3.3.4. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội đặc biệt có quan hệ biện chứng, không
thể thiếu nhau.



- Tính chất của mối quan hệ này là sự phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau.
- Vị trí, nội dung mối quan hệ này trong các nhà nước khác nhau, các giai đoạn khác
nhau là khác nhau.
3.4. BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC QUA CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ, PHONG
KIẾN VÀ TƯ SẢN
- Bản chất nhà nước chủ nô: là công cụ chủ yếu thực hiện quyền lực của giai cấp chủ
nô, là bộ máy trấn áp của giai cấp chủ nô (chủ yếu) đối với nô lệ để duy trì sự thống trị
về mọi mặt.
- Bản chất nhà nước phong kiến: xét về mặt giai cấp, nhà nước phong kiến là cơng cụ
chun chính chủ yếu của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân và những
người lao động khác nhằm đảm bảo sự thống trị về mọi mặt. Nhưng đồng thời, sự xuất
hiện của nhà nước phong kiến cũng đã đánh dấu sự phát triển kinh tế - xã hội và góp
phần hướng đến sự giải phóng con người.
- Bản chất nhà nước tư sản: là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội tư sản,
là cơng cụ duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, chống lại giai cấp
vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Bên cạnh đó, Nhà nước tư sản đã tạo
cơ sở thuận lợi và góp phần to lớn đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự giàu có
của lồi người. Một xã hội dân chủ tư sản tiến bộ hơn các giai đoạn trước đó đã được
hình thành và phát triển.


4. CÂU HỎI
4.1. Câu hỏi nhận định
Hãy trình bày quan điểm riêng của anh (chị) về các nhận định sau đây theo hướng đúng
hay sai? Giải thích tại sao?
17) Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một
giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
18) Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi
mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ khơng thể điều hịa được.

19) Quyền lực kinh tế đóng vai trị quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư
tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp
thống trị.
20) Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh tế và tư
tưởng vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai
cấp bị trị, là phương thức để giành chính quyền về tay giai cấp thống trị.
21) Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong những nhà nước quân chủ
mang nặng tính duy tâm.
22) Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho phép tồn tại
duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội.
23) Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự qui định bởi các điều
kiện khách quan của xã hội.
24) Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì Nhà nước chỉ có thể tồn tại trong một
xã hội có giai cấp.
25) Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang tính
giai cấp nhưng khơng phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội.
26) Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với
nhau.
27) Không thể tồn tại trường hợp thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của Nhà
nước.
28) Mức độ thể hiện tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước chỉ lệ thuộc vào ý chí của
giai cấp thống trị, của đảng cầm quyền.
29) Mức độ tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước sẽ phản ánh mức
độ dân chủ và tiến bộ của một nhà nước.
30) Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu của nhà nước nhưng khơng chỉ có riêng
đối với nhà nước.


31) Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước và đảng cầm
quyền trong xã hội.

32) Khơng chỉ có nhà nước mới có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã
tồn tại ngay từ xã hội công xã nguyên thủy.
33) Nhà nước trong xã hội có giai cấp thực hiện sự quản lý dân cư theo sự phân chia
khác biệt về chính trị và địa vị giai cấp.
34) Dân cư và lãnh thổ là hai yếu tố hợp thành một quốc gia.
35) Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định không có sự giới hạn của một nhà
nước.
36) Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều được xem là pháp luật.
37) Thuế chính là biểu hiện sự bóc lột của giai cấp thống trị.
38) Thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội và điều hịa lợi ích giai cấp.
39) Xã hội và nhà nước là hai hiện tượng đồng nhất với nhau, vì khơng thể có nhà nước
nếu như khơng có xã hội và ngược lại.
40) Nhà nước giữ vị trí trung tâm trong xã hội vì hoạt động của nhà nước có thể làm
ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển của toàn xã hội.
41) Tổ chức, hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội.
42) Nhà nước ln đóng vai trị tác động tích cực đối với xã hội.
43) Một chính sách đúng đắn, phù hợp của Nhà nước là đủ để tác động tích cực đến sự
phát triển của xã hội.
44) Bằng pháp luật, chính sách và các cơng cụ khác nhà nước (yếu tố thuộc thượng tầng
kiến trúc xã hội) có thể đóng vai trị quyết định đối với kinh tế.
45) Nhà nước ln bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị chiếm thiểu số trong xã hội, vì
vậy nhà nước khơng thể đóng vai trị tác động tích cực đối với sự phát triển chung
của nền kinh tế.
46) Đảng cầm quyền đóng vai trị trung tâm của hệ thống chính trị, nhà nước là sản
phẩm của tổ chức chính trị đó.
47) Đảng cầm quyền và nhà nước chỉ thể hiện ở mối quan hệ ràng buộc giữa đường lối,
chính sách của đảng cầm quyền và hoạt động của nhà nước.
48) Chỉ có đảng cầm quyền mới có thể tác động đến tổ chức và hoạt động của nhà nước.
49) Sự phát triển của nhà nước sẽ tiến đến một xã hội khơng cần đến sự đóng góp của
các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.

50) Nhà nước ln có khuynh hướng cản trở sự phát triển của các tổ chức xã hội vì sự
thống trị tuyệt đối của mình trong xã hội.
51) Nhà nước và các tổ chức xã hội luôn thống nhất với nhau vì mục đích chung của sự
phát triển con người.


4.2. Câu hỏi thảo luận
Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của cá nhân mình theo hướng ủng hộ hoặc phản đối
đối với những nhận định, tình huống sau đây:
52) Có nhận định cho rằng: “Việc cấm hàng rong là việc làm đi ngược lại lợi ích của
người lao động nghèo của nhà nước”.
53) Trong cuộc bầu cử năm 2001 tại Thái Lan, để có thể giành được sự ủng hộ của các
cử tri mà đa số là người nghèo, ứng cử viên chức Thủ tướng khi đó là Thaksin
Shinawatra đã áp dụng chiến thuật rất “tỷ phú” trong chiến dịch tranh cử. Cụ thể
ông hứa sẽ giành cho xã nào bỏ phiếu cho mình 1 triệu bạt để phát triển kinh tế và
đời sống xã hội trong tổng số 70.000 xã và miễn thuế trong 3 năm cho các hộ nơng
dân nghèo. Trong khi đó, lực lượng đối lập cũng ra sức dùng tiền để mua phiếu của
cử tri, cứ mỗi lá phiếu ủng hộ được mua với giá 12usd. Tính ra có đến 460 triệu usd
được các đối thủ huy động cho các hoạt động mua bán cử tri. Kết quả, đảng “Thai
Pak Thai” của ông Thaksin cùng với đảng “New Aspiration” đã thắng cử với 320
ghế trong Nghị viện, Thaksin đã trở thành Thủ tướng Thái Lan năm 2001. (Nguồn:
theo Nhà báo Lê Vinh trong quyển Năm lần tháp tùng Thủ tướng được Nhà xuất
bản Văn hoá thơng tin phát hành năm 2005)
Qua đó, một số người cho rằng “mua bán cử tri” và tranh cử như vậy dù sao cũng đã
đem lại lợi ích cho người nghèo ở Thái Lan, điều đó cịn tốt hơn rất nhiều so với sự
gian lận trong bầu cử mà khi đó người nghèo chẳng có được chút lợi ích gì.
54) Hiện nay các nhà nước trên thế giới đang có vai trị hết sức quan trọng trong q
trình phát triển cân bằng và bền vững quốc gia, lợi ích xã hội đang trở nên quan
trọng hơn lúc nào hết. Cụ thể như, nhà nước Philippin đang tìm cách giải quyết thực
tế mỗi năm vùng đước đầm lầy bị phát quang 30.000ha để làm nơi nuôi tôm xuất

khẩu, hay nhà nước Costa-Rica đang cố gắng khắc phục tình trạng huỷ hoại các
thảm rừng nhiệt đới do việc xuất khẩu thịt bò của họ sang Bắc Mỹ, ở Malaixia thì
nhà nước đang tìm cách phủ xanh lại các cánh rừng vốn đã là nguồn cung cấp đến
90% sản lượng gỗ nhập khẩu của Nhật Bản.
Ở các nước phát triển, hệ thống an sinh xã hội đã đem lại cuộc sống tốt đẹp cho
người lao động và người nghèo trong xã hội, nhà nước ở đây đã trở thành người
điều tiết thu nhập và điều hồ lợi ích xã hội. Cụ thể, hàng triệu người ở Mỹ thuộc
diện được hưởng trợ cấp phúc lợi, ở Hy Lạp những người về hưu có thể nhận được
107% lương, và 100% đối với người khơng có khả năng lao động ở Đức, ở Bồ Đào
Nhà là 124% đối với phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở, 97% đối với người tàn tật ở
Bỉ,… (Nguồn: Chủ nghĩa tư bản ngày nay: mâu thuẫn nội tại, xu thế và triển vọng


do PGS. TS. Đỗ Lộc Diệp làm chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội
2003)
Qua sự thể hiện đó, có quan điểm cho rằng hiện nay khi định nghĩa nhà nước là một
tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị và một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng
chế là khơng cịn phù hợp, mà cần phải xem nhà nước là một tổ chức pháp lý của
quyền lực xã hội với nhiệm vụ phản ánh, bảo vệ và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của
xã hội.
4.3. Câu hỏi tiểu luận, thuyết trình
55) Anh (chị) hãy tóm tắt nội dung và nêu quan điểm cá nhân của mình về tác phẩm
“Bàn về nhà nước” của LeNin (1917).
56) Bằng những hiểu biết của anh (chị) về các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước, hãy lý
giải tại sao Liên minh Châu Âu – EU không phải là một nhà nước mặc dù tồn tại của
một bộ máy gồm các cơ quan quản lý như: Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu,
Hội đồng Châu Âu, Tòa án cơng lý và Tịa kiểm tốn.
57) Bằng những hiểu biết của anh (chị) về các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước, hãy lý
giải tại sao Thành Vatican (Tòa thánh Vatican) là một tổ chức tôn giáo nhưng được
gọi là một nhà nước.

58) Chủ quyền quốc gia, một trong những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước, đã có
những chuyển biến như thế nào trong thế giới tồn cầu hố.
59) Có nhận định cho rằng: nhà nước là sản phẩm của giai cấp thống trị, là tổ chức đặc
biệt của quyền lực chính trị, là bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế vì vậy
những nhà nước hiện nay xét về bản chất chính là “những kẻ bảo vệ” cho sự bóc lột
và duy trì sự nghèo đói trong xã hội.
Bằng thực tiễn tìm hiểu “chống đói nghèo và an sinh xã hội” ở Việt Nam hoặc/và
các nước trên thế giới, anh (chị) hãy nêu quan điểm của mình đối với nhận định
trên. Từ đó, hãy đưa ra định nghĩa riêng của mình về một nhà nước cần phải có
trong xã hội hiện đại.
60) Bằng hiểu biết của mình về bản chất giai cấp, anh (chị) có suy nghĩ gì khi nhìn vào
số tiền Quỹ tranh cử của các ứng viên tại các đảng trong Hành trình tìm Tổng thống
Mỹ thứ 44 được đăng trên báo Thanh niên ngày 09/9/2008.
(người học tham khảo thông tin về tác phẩm Bàn về nhà nước, Liên minh EU, Thành
Vatican, “chống đói nghèo và an sinh xã hội” và Hành trình tìm Tổng thống Mỹ thứ 44
trong tài liệu giáo viên cung cấp)



BÀI 3: KIỂU NHÀ NƯỚC

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mục đích: hiểu được khái niệm kiểu nhà nước, cơ sở tồn tại của nhà nước và sự vận
động thay đổi từ một kiểu nhà nước này sang một kiển nhà nước khác.
- Yêu cầu: người học cần nắm các vấn đề sau
+ Khái niệm về kiểu nhà nước;
+ Cơ sở tồn tại của nhà nước và các kiểu nhà nước trong lịch sử;
+ Quy luật về sự thay đổi từ kiểu nhà nước này sang kiểu nhà nước khác.

2. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, NXB CAND, Hà Nội
2004.
- Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQGHN, Giáo trình Lý luận chung về Nhà
nước và Pháp luật, Hà Nội 2005.
- PGS. TS. Đỗ Lộc Diệp, Chủ nghĩa tư bản ngày nay: mâu thuẫn nội tại – xu thế - triển
vọng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2003.
- Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 – 2000, Michel Beaud, NXB Thế giới, Hà Nội 2002.

3. ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG
3.1. VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂU NHÀ NƯỚC
- Cơ sở để phân chia các nhà nước trong lịch sử ra thành từng kiểu theo quan điểm của
Chủ nghĩa Mác-LêNin là sự khác biệt của hình thái kinh tế - xã hội.
- Khái niệm kiểu Nhà nước: là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản của nhà nước
thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát
triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
3.1.1. Cơ sở tồn tại của kiểu Nhà nước
- Cơ sở kinh tế: là toàn bộ đời sống kinh tế của một mơ hình tổ chức xã hội mà trong đó
cốt lõi là các quan hệ sở hữu.
- Cơ sở xã hội: là những cấu trúc, những quan hệ xác định vị trí, vai trị của các cộng
đồng người trong khuôn khổ một quốc gia.

1


- Cơ sở tư tưởng: xác định nhà nước xây dựng trên những cơ sở lý thuyết và chịu ảnh
hưởng bởi những yếu tố lý luận, tư tưởng nào?
3.1.2. Đặc điểm
- Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế - xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ
bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.
- Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai

cấp.
- Tương ứng với bốn hình thái kinh tế - xã hội có bốn kiểu nhà nước trong lịch sử: kiểu
nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư bản chủ nghĩa, kiểu nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
3.1.3. Sự thay thế của các kiểu nhà nước
- Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn là một quy
luật tất yếu.
- Cách mạng là phương thức dẫn đế sự thay thế các kiểu nhà nước, các cuộc cách mạng
diễn ra trong lịch sử đều tuân theo quy luật.
- Sự thay thế của các kiểu nhà nước đều bắt nguồn từ sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội.
- Một kiểu nhà nước mới xuất hiện trong quá trình cách mạng khi giai cấp cầm quyền cũ
bị lật đổ và giai cấp thống trị mới giành được chính quyền.
3.2. CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ
3.2.1. Kiểu Nhà nước Chủ nô
- Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất chủ nô đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu của chủ nô đối
với toàn bộ tư liệu sản xuất người lao động là nô lệ.
+ Chiếm hữu nô lệ phương Đông: ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội
thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà Vua.
+ Chiếm hữu nô lệ phương Tây: chủ nô trực tiếp chiếm hữu những điền trang lớn,
những xưởng thủ công, thương thuyền và những người nô lệ.
- Cơ sở xã hội: trong xã hội tồn tại nhiều giai cấp như chủ nô, nơng dân, nơ lệ và ngồi
ra cịn có tầng lớp thợ thủ cơng. Trong đó hai giai cấp đối kháng chính là chủ nơ và nơ
lệ. Chủ nơ là giai cấp thống trị xã hội cịn nơ lệ là giai cấp bị trị và bị bóc lột chủ yếu.
+ Chiếm hữu nơ lệ điển hình phương Tây: nơ lệ là tài sản riêng của chủ nơ, mối quan
hệ bóc lột chủ yếu diễn ra giữa chủ nô và nô lệ.


×