Tải bản đầy đủ (.pdf) (395 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ của biển hiệu tại khu vực phú mỹ hưng, TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.51 MB, 395 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA BIỂN HIỆU
TẠI KHU VỰC PHÚ MỸ HƯNG, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số đề tài: SV2020-10

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế; XH-NV
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Trần Tuấn Đạt
Thành viên tham gia:
1. Vũ Trúc Phượng Anh
2. Đỗ Thị Thuý Huỳnh
3. Đào Thị Trà Mi
4. Trần Thị Tuyết Ngân

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Phương Lý
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 / 2021



UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA BIỂN HIỆU
TẠI KHU VỰC PHÚ MỸ HƯNG, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Mã số đề tài: SV2020-10

Xác nhận của

Chủ nhiệm đề tài

Chủ tịch hội đồng nghiệm thu

(ký, họ tên)

(ký, họ tên)

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 / 2021



i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................5
6. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................................8
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................................8
1.1.1. Một số vấn đề chung về ngôn ngữ ...............................................................................8
1.1.1.1. Khái quát về tiếp xúc ngôn ngữ .............................................................................8
1.1.1.2. Song ngữ và đa ngữ ...............................................................................................8

1.1.1.3. Thái độ ngơn ngữ .................................................................................................10
1.1.1.4. Chính sách ngơn ngữ và lập pháp ngôn ngữ ........................................................12
1.1.1.5. Khái quát về cảnh quan ngôn ngữ .......................................................................14
1.1.2. Một số vấn đề chung về biển hiệu ..............................................................................15
1.1.2.1. Khái niệm, phân loại biển hiệu ............................................................................15
1.1.2.2. Vai trò và chức năng của biển hiệu......................................................................16
1.1.2.3. Hình thức biểu đạt trên biển hiệu ........................................................................17
1.1.2.4. Cấu trúc thông tin trên biển hiệu .........................................................................17
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................................19
1.2.1. Giới thiệu khái quát về khu vực Phú Mỹ Hưng .........................................................19
1.2.1.1. Lịch sử khu vực Phú Mỹ Hưng ...........................................................................19
1.2.1.2. Giới thiệu về các địa bàn khảo sát tại khu vực Phú Mỹ Hưng ............................20


ii
1.2.2. Chính sách ngơn ngữ Việt Nam trong việc sử dụng ngôn ngữ biển hiệu ..................24
Tiểu kết chương 1.................................................................................................................26
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BIỂN HIỆU TẠI KHU VỰC PHÚ MỸ HƯNG,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUA PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT VÀ CẤU
TRÚC THÔNG TIN ................................................................................................................27
2.1. Dẫn nhập ...........................................................................................................................27
2.2. Thống kê và phân loại biển hiệu theo phạm vi và lĩnh vực hoạt động .............................27
2.3. Thống kê và phân loại biển hiệu theo nội dung thể hiện ..................................................37
2.3.1. Xét về đặc điểm thành tố ngôn ngữ trên biển hiệu ....................................................37
2.3.1.1. Đơn ngữ ...............................................................................................................38
2.3.1.2. Song ngữ và đa ngữ .............................................................................................40
2.3.2. Xét về đặc điểm nội dung thông tin được thể hiện trên biển hiệu .............................53
2.3.3. Xét về đặc điểm ngữ nghĩa trên biển hiệu..................................................................58
2.4. Thống kê và phân loại biển hiệu theo hình thức thể hiện .................................................67
2.4.1. Xét về đặc điểm số lượng chữ viết trên biển hiệu ......................................................68

2.4.2. Xét về đặc điểm kĩ thuật trên biển hiệu .....................................................................70
2.4.2.1. Kích cỡ chữ ..........................................................................................................72
2.4.2.2. Vị trí chữ ..............................................................................................................76
2.4.2.3. Xuất hiện chữ .......................................................................................................79
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................................82
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BIỂN HIỆU TẠI KHU VỰC PHÚ MỸ HƯNG,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUA THÁI ĐỘ NGƠN NGỮ CỦA NGƯỜI TIẾP NHẬN.84
3.1. Dẫn nhập ...........................................................................................................................84
3.2. Khảo sát và đánh giá kết quả khảo sát ..............................................................................84
3.2.1. Đối tượng khảo sát và nội dung khảo sát ...................................................................84
3.2.2. Kết quả khảo sát .........................................................................................................87


iii
3.3. Đánh giá về thái độ ngôn ngữ của người tiếp nhận tại khu vực Phú Mỹ Hưng, TP. Hồ
Chí Minh ..................................................................................................................................94
3.3.1. Thái độ ngôn ngữ của người tiếp nhận qua việc đánh giá cách thể hiện ngôn ngữ của
chủ cửa hàng trên các biển hiệu ...........................................................................................94
3.3.2. Thái độ ngôn ngữ của người tiếp nhận qua việc đề xuất ý kiến trước thực trạng ngôn
ngữ biển hiệu hiện nay .........................................................................................................96
3.4. Thảo luận về thực trạng ngôn ngữ trên các biển hiệu hiện nay ......................................100
3.4.1. Vấn đề thể hiện ngôn ngữ trên các biển hiệu hiện nay ............................................100
3.4.2. Một số đề xuất trong vấn đề thể hiện ngôn ngữ trên các biển hiệu hiện nay ...........103
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................................109
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................114


iv
QUY ƯỚC VIẾT TẮT

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

Thành phố

TP

Phường

P

Quận

Q

Uỷ ban nhân dân

UBND

Học sinh – sinh viên

HS-SV

Cộng tác viên

CTV

Biển hiệu cửa hàng


BHCH

Biển hiệu quảng cáo

BHQC

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Khoa học xã hội

KHXH

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN

Tr.

Trang


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Nội dung

Trang


Hình 2.1. Biển hiệu salon “Trang” trên đường Tơn Dật Tiên

59

Hình 2.2. Biển hiệu cửa hàng “Vy Vy” tại khu vực Hưng Gia 4

59

Hình 2.3. Biển hiệu cửa hàng “Đại Phát” tại khu vực Hưng Gia 4

59

Hình 2.4. Biển hiệu của cửa hàng “Ba tofu house” - tại khu Hưng Gia 4

60

Hình 2.5. Biển hiệu của “Cơng ty bảo hộ lao động - Thai An safety” tại khu Hưng

61

Gia 5
Hình 2.6. Biển hiệu của “Phịng khám Đơng y Minh” - tại khu Hưng Gia 3

61

Hình 2.7. Biển hiệu của “Sushi Linh” - tại khu Hưng Gia 3

61

Hình 2.8. Biển hiệu “Tuyết Hoa” tại khu vực Sky Garden 1


61

Hình 2.9. Biển hiệu “Sữa chua Cơ Tây” tại đường Nguyễn Đức Cảnh

62

Hình 2.10. Biển hiệu “Sườn trà chuẩn vị Singapore” tại đường Nguyễn Đức Cảnh

62

Hình 2.11. Biển hiệu siêu thị US.Mart tại đường Nguyễn Đức Cảnh

62

Hình 2.12. Biển hiệu “Mì nhật Osaka” tại đường Nguyễn Đức Cảnh

62

Hình 2.13. Biển hiệu nhà hàng “San Fu Lou” tại đường Tơn Dật Tiên

64

Hình 2.14. Biển hiệu cửa hàng giặt ủi “Topclean” tại đường Tơn Dật Tiên

64

Hình 2.15. Biển hiệu cửa hàng “Romantic Saigon” tại đường Nguyễn Đức Cảnh

64


Hình 2.16. Biển hiệu “Ngước nhìn 2” - Face up 2 tại đường Lý Long Tường

65

Hình 2.17. Biển hiệu “Wrap&Roll” tại đường Nguyễn Đức Cảnh

65

Hình 2.30. Biển hiệu chỉ đường “Khu Garden Court 1” tại đường Tơn Dật Tiên

65

Hình 2.18. Biển hiệu cửa hàng “Vua sườn nướng Suwon 수원 왕 갈비” - tại khu

65

Hưng Gia 4
Hình 2.19. Biển hiệu chỉ đường tại khu vực Sky Garden 1, 2, 3

66

Hình 2.20. Biển hiệu chỉ đường “Khu Parkview” tại đường Nguyễn Đức Cảnh

66

Hình 3.1. Biển hiệu “Sửa quần áo - Repair Clothers”

100


Hình 3.2. Biển hiệu “SECC – Service Aparment”

101

Hình 3.3. Biển hiệu “E Mát”

101

Hình 3.4. Biển hiệu “Xin chao quy co - Hello Miss”

101


vi
Hình 3.5. Biển hiệu “Lẩu Buđechige - Mì Han Quoc”

101

Hình 3.6. BHCH “Hồng Sâm HQ – Hoa Đẹp HQ”

101

Hình 3.7. Biển hiệu “Trung tâm ngoại ngữ Ân Điển” có số nhà R4-33 – Điểm đặc

102

trưng của nhiều biển hiệu trên các khu phố tại Phú Mỹ Hưng
Hình 3.8. Biển hiệu “Business Club” khơng có địa chỉ liên hệ

102


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Nội dung

Trang

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại khu vực Phú Mỹ

28

Hưng
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện số lượng biển hiệu tại khu vực Phú Mỹ Hưng

37

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện số lượng biển hiệu đơn ngữ tại khu vực Phú Mỹ Hưng

38

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện số lượng biển hiệu đơn ngữ ở mỗi khu vực

40

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện số lượng biển hiệu song ngữ tại khu vực Phú Mỹ Hưng

41

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện số lượng biển hiệu đa ngữ tại khu vực Phú Mỹ Hưng

41


Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể hiện số lượng biển hiệu song ngữ và đa ngữ ở các khu vực

53

khảo sát
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện độ tuổi tham gia khảo sát

87

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện giới tính tham gia khảo sát

88

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện quốc tịch tham gia khảo sát

88

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện thái độ để ý ngôn ngữ biển hiệu

89

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện thái độ quan tâm vấn đề chính tả trên các biển hiệu

89

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện thái độ yêu thích kiểu loại biển hiệu

90


Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện thái độ quan tâm đến hiệu quả của biển hiệu song ngữ

91

và đa ngữ
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ thể hiện thái độ quan tâm đến chính sách của Đảng và Nhà nước

92

về hoạt động quảng cáo
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ thể hiện thái độ đồng tình về khoản 2, điều 18 trong Luật Quảng

93

cáo 2012
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ
Nội dung

Trang


vii
Bảng 2.1. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại khu vực Phú Mỹ Hưng

28

Bảng 2.2. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại khu vực Hưng Gia

29


Bảng 2.3. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại khu vực Hưng Gia 1

29

Bảng 2.4. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại khu vực Hưng Gia 2

30

Bảng 2.5. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại khu vực Hưng Gia 3

31

Bảng 2.6. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại khu vực Hưng Gia 4

31

Bảng 2.7. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại khu vực Hưng Gia 5

32

Bảng 2.8. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại khu vực Sky Garden 1

33

Bảng 2.9. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại khu vực Sky Garden 2

33

Bảng 2.10. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại đường Tôn Dật Tiên


34

Bảng 2.11. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại đường Nguyễn Hữu Cảnh

34

Bảng 2.12. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại đường Lý Long Tường

35

Bảng 2.13. Thống kê biển hiệu theo lĩnh vực hoạt động tại đường Phạm Thái Bường

36

Bảng 2.14. Thống kê số lượng biển hiệu tại khu vực Phú Mỹ Hưng

37

Bảng 2.15. Thống kê số lượng biển hiệu đơn ngữ tại khu vực Phú Mỹ Hưng

38

Bảng 2.16. Thống kê số lượng biển hiệu đơn ngữ ở các khu vực khảo sát

39

Bảng 2.17. Thống kê số lượng biển hiệu song ngữ tại khu vực Phú Mỹ Hưng

40


Bảng 2.18. Thống kê số lượng biển hiệu đa ngữ tại khu vực Phú Mỹ Hưng

41

Bảng 2.19. Khảo sát biển hiệu song ngữ và đa ngữ tại khu phố Hưng Gia

42

Bảng 2.20. Khảo sát biển hiệu song ngữ và đa ngữ tại khu phố Sky Garden

47

Bảng 2.21. Khảo sát biển hiệu song ngữ và đa ngữ tại đường Tôn Dật Tiên

49

Bảng 2.22. Khảo sát biển hiệu song ngữ và đa ngữ tại đại lộ Nguyễn Đức Cảnh

50

Bảng 2.23. Thống kê số lượng biển hiệu song ngữ và đa ngữ ở các khu vực khảo sát

52

Bảng 2.24. Khảo sát yếu tố song ngữ - đa ngữ Việt, Hàn, Anh trên các biển hiệu tại

67

khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7
Bảng 2.25. Khảo sát yếu tố song ngữ - đa ngữ Việt, Hàn, Anh trên biển hiệu tại Hưng


70

Gia
Bảng 2.26. Khảo sát yếu tố song ngữ - đa ngữ Việt, Hàn, Anh trên biển hiệu tại Sky

71

Garden
71


viii
Bảng 2.27. Khảo sát yếu tố song ngữ - đa ngữ Việt, Hàn, Anh trên biển hiệu tại Tôn
Dật Tiên

71

Bảng 2.28. Khảo sát yếu tố song ngữ - đa ngữ Việt, Hàn, Anh trên biển hiệu tại đại
lộ Nguyễn Đức Cảnh

86

Bảng 3.1. Thang vi phân ngữ nghĩa

88

Bảng 3.2. Mức độ để ý ngôn ngữ thể hiện trên biển hiệu

89


Bảng 3.3. Mức độ quan tâm đến vấn đề viết đúng chính tả trên biển hiệu

90

Bảng 3.4. Mức độ yêu thích kiểu loại biển hiệu

91

Bảng 3.5. Mức độ quan tâm tâm đến hiệu quả thể hiện các biển hiệu quảng cáo bằng
đa ngữ hoặc song ngữ

92

Bảng 3.6. Mức độ quan tâm đến chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam

93

Bảng 3.7. Mức độ đồng tình về khoản 2, điều 18 trong Luật Quảng cáo 2012


ix
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
(về mục tiêu, nội dung, kết quả, định hướng/kiến nghị)
1. Mục tiêu của đề tài
Thông qua đề tài, chúng tơi tìm hiểu, khảo sát và nghiên cứu các vấn đề về đặc điểm
ngôn ngữ biển hiệu từ phương diện hình thức và cấu trúc thơng tin của các biển hiệu cũng như
thái độ ngôn ngữ của người tiếp nhận ngơn ngữ tại TP. Hồ Chí Minh, cụ thể là khu đô thị Phú
Mỹ Hưng (Q.7). Từ việc thấy được bức tranh toàn cảnh về vấn đề sử dụng ngôn ngữ biển hiệu
ở đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, chúng tơi đề xuất một số giải pháp mang tính cấp thiết

nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời khuyến khích q trình hội nhập và phát
triển của ngôn ngữ trong xu thế hiện đại.
2. Nội dung của đề tài
Nhóm nghiên cứu tìm hiểu và phân tích các cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến
ngôn ngữ biển hiệu, khảo sát và làm rõ đặc điểm ngôn ngữ biển hiệu từ phương diện hình thức,
cấu trúc thơng tin và thái độ ngơn ngữ của người tiếp nhận ngôn ngữ tại khu vực Phú Mỹ
Hưng, TP. Hồ Chí Minh.
3. Kết quả của đề tài
Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh chung về văn hố và cách sống của người dân
TP. Hồ Chí Minh nói chung và của người dân khu vực Phú Mỹ Hưng nói riêng. Đồng thời cho
thấy tầm quan trọng trong việc tuân thủ quy định, chính sách của Nhà nước về ngôn ngữ biển
hiệu trong xu thế hiện đại hóa, tồn cầu hố hiện nay.
4. Định hướng/ kiến nghị
Nâng cao nhận thức của người dân TP. Hồ Chí Minh về việc tuân thủ quy định, chính
sách của Nhà nước về ngơn ngữ biển hiệu; về việc vừa gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt,
gìn giữ bản sắc dân tộc vừa tiếp cận xu thế tồn cầu hố một cách hài hoà, hiệu quả. Đồng thời
đề xuất một số giải pháp phù hợp để phát huy ưu thế và khắc phục hạn chế liên quan đến vấn
đề sử dụng ngôn ngữ biển hiệu hiện nay.


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc, đa ngôn ngữ. Trải qua q trình phát triển, giao lưu
văn hóa và giao thương kinh tế, Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng bên cạnh
việc chú trọng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc đã khơng ngừng tiếp thu một cách có
chọn lọc những ảnh hưởng của văn hóa nước ngồi đến đời sống xã hội. Đặc biệt trong thời kì
giao lưu và hội nhập với các nước trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các yếu tố
liên quan đến đời sống văn hoá- xã hội đều được thay đổi trên nhiều phương diện. Trong đó, có
thể kể đến q trình tiếp xúc, vay mượn, phát triển việc sử dụng song ngữ, đa ngữ (tiếng Việt

và một số ngôn ngữ phổ biến khác như tiếng Hoa, tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật...).
Chủ trương mở cửa, hội nhập đã kéo theo sự phát triển đa dạng và vượt bậc của các hoạt
động ngành nghề, đặc biệt là hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng. Thực tiễn đã cho thấy để đáp ứng
nhu cầu lớn về mặt nghỉ dưỡng và vui chơi dành cho khách nước ngồi, Việt Nam nói chung và
TP. Hồ Chí Minh nói riêng phát triển mạnh mẽ việc xây dựng những khu vui chơi, giải trí dành
cho khách nước ngồi. Có thể dễ dàng nhận thấy được văn hóa sống, sinh hoạt của nhiều quốc
gia và nổi bật như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ... Trong đó tại TP. Hồ
Chí Minh phải kể đến khu vực thu hút nhiều khách và cư dân nước ngoài đến lưu trú và sinh
sống như Phú Mỹ Hưng (Quận 7). Đây được xem là nơi kinh doanh, làm việc của đa phần người
phương Đơng, đặc biệt là người Hàn Quốc, hình thành nên “Seoul thu nhỏ”. Chính vì tập trung
một lượng lớn khách nước ngoài như vậy, khu vực này trở thành điểm hội tụ của văn hóa phương
Đơng, có sự giao thoa, tiếp xúc, thể hiện ngơn ngữ và hình thành một cộng đồng đa sắc tộc, đa
văn hóa và đa ngôn ngữ.
1.2. Trong việc xác lập vị thế và định hướng phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã thổi bùng niềm tự hào và tình u đối với tiếng Việt. Người viết: “Tiếng nói là thứ của
cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, q trọng nó
nhằm làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà khơng dùng, lại đi mượn của
nước ngồi, đó chẳng là đầu óc hay ỷ lại hay sao” (trích trong Bài nói chuyện tại Đại hội lần
thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 8 tháng 9 năm 1962). Hiện nay để chuẩn hoá và bảo vệ
tiếng Việt, đã có nhiều Hội nghị diễn ra, trong đó có Nghị định của Chính phủ số 194-CP ngày
31 tháng 12 năm 1994 về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam; Chỉ thị số 17/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản


2
lí Nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo. Luật quảng cáo 2012 số 16/2012/QH13 được
Quốc hội ban hành, quy định về hoạt động quảng cáo của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam. Căn cứ theo Điều 18, khoản 2 của Luật quảng cáo 2012, quy định “Trong
trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngồi trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ
chữ nước ngồi khơng được q ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng

Việt”. Cụ thể hơn, trong khoản 2, điều 37 của Luật quảng cáo 2012 xác định những nguyên tắc
cơ bản về việc xây dựng quảng cáo quy hoạch ngoài trời phải được tuân thủ theo quy định.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các Sở, ban ngành đã tiến hành
công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra các vi phạm liên quan đến Luật quảng cáo 2012, đặc biệt
là nội dung và hình thức thể hiện trên các BHQC. Một số kết quả thu được khá khả quan nhằm
nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp trong việc xây dựng đô thị văn minh,
hiện đại. Tuy nhiên, thực trạng vi phạm ngôn ngữ biển hiệu vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Cho đến hiện nay, chúng ta vẫn thấy xuất hiện nhiều các biển hiệu vi phạm trên các tuyến đường
lớn, nhỏ, như khơng có giấy phép xây dựng, thiết kế sai quy định, ngơn ngữ nước ngồi chiếm
đa số, lấn át tiếng Việt hay thậm chí khơng có ngơn ngữ tiếng Việt trên các biển hiệu… Nguyên
nhân là trong môi trường cạnh tranh, các chủ cửa hàng phải làm sao thể hiện biển hiệu của họ
cho thật đặc sắc và ấn tượng nhằm lôi kéo khách hàng. Đa phần các chủ doanh nghiệp phục vụ
cho khách nước ngồi, có thái độ sính ngoại. Cán bộ phường hay văn hoá ở địa phương không
đủ nhân lực cũng như chưa thật sự sát sao, nhắc nhở, và gặp khó khăn khi các cửa hàng thay đổi
chủ liên tục. Thực trạng trên đòi hỏi phải có sự quan tâm sâu sắc, đề ra các giải pháp hiệu quả
nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khuyến khích sự hội nhập, phát triển của ngơn ngữ
trong xu thế hiện đại, đồng thời giáo dục ý thức người dân tn thủ chính sách ngơn ngữ của
Việt Nam, bảo tồn văn hố và ngơn ngữ dân tộc.
Vì những lí do trên, chúng tơi lựa chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ của biển hiệu tại khu
vực Phú Mỹ Hưng, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thấy được các đặc điểm của ngôn ngữ biển
hiệu tại khu vực Phú Mỹ Hưng (Quận 7). Từ đó, kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy bức tranh chung
về văn hoá cũng như cách sống của người dân TP. Hồ Chí Minh qua khu vực trên, đồng thời
nhận thức được tầm quan trọng trong việc tuân thủ quy định chính sách Nhà nước về ngơn ngữ
biển hiệu trong thời kỳ tồn cầu hoá hiện nay.


3
2. Lịch sử vấn đề
Trong khoảng thời gian gần đây, việc nghiên cứu ngôn ngữ biển hiệu diễn ra khá phổ
biến, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát thực trạng ngôn ngữ cũng như thái

độ của người dân về ngôn ngữ sử dụng trên các biển hiệu cả trong lẫn ngoài nước. Trên thế giới,
như tại châu Âu, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát ngôn ngữ trên biển hiệu,
đặc biệt là q trình đa ngơn ngữ trong việc đặt tên cửa hàng. Điển hình như Interanto: The
global language of signs của McArthur (2000) đã khảo sát thực trạng ở hai thành phố là Zurich
và Uppsala, khám phá ra bản chất của q trình đa ngơn ngữ. Trong nghiên cứu The English of
shop signs in Europe, Shlick (2003) đã khảo sát việc sử dụng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác
trên BHCH tại các địa điểm: London và Nuneaton (Anh); Vienna, Leoben, Trieste, Pordenone
(Áo); Ljubljana, Kranj (Slovenia). Thông qua các biển hiệu được khảo sát sử dụng nhiều loại
ngôn ngữ khác nhau, Ahmed Jamal Mansour (2013) cũng đã tìm hiểu thái độ của người dân đối
với việc sử dụng ngơn ngữ ngồi tiếng Ả rập trên các biển hiệu ở thủ đô Amman – Jordan với
đề tài A sociolinguistic study of shop signs in Jordan: Opinions and Attitudes. Ở châu Á, Mac
Gregor (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng Anh lên các biển hiệu ở Tokyo, Nhật Bản.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu ngôn ngữ biển hiệu cũng được chú ý rất nhiều. Các nghiên
cứu chủ yếu đi vào tìm hiểu thực trạng sử dụng ngơn ngữ biển hiệu trong thời kì đổi mới, giao
lưu văn hóa mà tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh... Những thực trạng
như tự do dựng biển hiệu tiếng nước ngoài, dùng ngơn ngữ sai chính tả, tiếng nước ngồi đè lên
tiếng Việt sai quy định, không theo thứ tự... Tất cả đều được phản ảnh nhiều trên báo chí. Các
nghiên cứu phần lớn đã được thể hiện ở các khóa luận tốt nghiệp hay luận văn cao học, cũng
như các đề tài nghiên cứu khoa học. Trần Thị Thìn (2000) với một trong những bài nghiên cứu
sớm nhất Biển hiệu ở Hà Nội nhìn từ góc độ ngơn ngữ học đã phân tích đặc điểm cấu tạo tên
biển hiệu, khái quát sơ bộ các loại biển hiệu hiện có. Một luận án tiến sĩ thành cơng tiếp theo
sau đó Các đặc điểm của ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp của Mai
Xuân Huy (2001) đi sâu vào miêu tả và giải quyết vấn đề cơ bản về ngơn ngữ quảng cáo dưới
ánh sáng của lí thuyết giao tiếp. Luận văn Khảo sát ngôn ngữ bảng hiệu tại thành phố Hồ Chí
Minh của Phan Thanh Bảo Trân (2009) đã đi vào tìm hiểu cách viết chính tả, phân tích thành
phần và đặc điểm từng kiểu loại biển hiệu. Trương Thị Mai (2010) với luận văn thạc sĩ Đặc điểm
ngôn ngữ quảng cáo trên các biển hiệu ở địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An đã phân tích đặc
điểm hình thức, nội dung trên BHQC, từ đó đánh giá ưu, nhược điểm về mặt sử dụng ngôn ngữ



4
trên BHQC. Đề tài Hiện tượng đa ngôn ngữ trong đời sống đô thị Việt Nam thời hội nhập - Khảo
sát trường hợp các BHQC đa ngôn ngữ trên đường phố Đà Nẵng của Nhóm nghiên cứu ngơn
ngữ - văn hố Đại học Đà Nẵng (2011) lại tiếp cận ngơn ngữ biển hiệu trên khía cạnh là hình
thức sử dụng đa ngôn ngữ xếp theo nội dung kinh doanh dịch vụ. Đề tài cấp bộ của tiến sĩ
Nguyễn Thị Kim Loan (2017) Nghiên cứu thái độ của người dân ở Hà Nội về ngôn ngữ BHCH
theo phân tầng xã hội khởi đầu cho việc tìm hiểu thái độ của xã hội đối với ngôn ngữ biển hiệu.
Gần đây, luận văn thạc sĩ Đặc điểm tên các biển hiệu cửa hàng trên địa bàn hai phường Hàng
Đào, Hàng Gai, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội của Đỗ Thị Mai Phương (2018) đã chỉ ra
đặc điểm hình thức ngơn ngữ sử dụng và nội dung cấu trúc thông tin của các biển hiệu, tìm hiểu
thái độ của người dân đối với thực trạng BHCH, từ đó đưa ra một số thảo luận, đề xuất phù hợp
với chính sách của Đảng và Nhà nước.
Có thể thấy, ngơn ngữ biển hiệu là nội dung đã và đang thu hút sự quan tâm chú ý của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ, đa ngôn ngữ, thái
độ của người dân về ngôn ngữ được sử dụng trên các biển hiệu. Các đề tài nêu trên đề cập đến
vấn đề đa ngơn ngữ, phân tích đặc điểm cấu trúc ngơn ngữ biển hiệu từ những góc độ khác nhau.
Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy một công trình nghiên cứu ngơn ngữ biển hiệu nào phân tích đặc
trưng văn hoá và lối sống riêng của người dân tại khu vực khảo sát thông qua việc nghiên cứu
cách trình bày ngơn ngữ, sử dụng ngơn ngữ nước ngồi trên các biển hiệu từ phương diện hình
thức biểu đạt, cấu trúc thông tin, thái độ ngôn ngữ của người sử dụng và người tiếp nhận. Do
vậy, việc triển khai đề tài Đặc điểm ngôn ngữ của biển hiệu tại khu vực Phú Mỹ Hưng, Thành
phố Hồ Chí Minh là cần thiết và đảm bảo được tính mới trong nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Thông qua đề tài, chúng tôi muốn khảo sát, phân tích, làm rõ đặc điểm ngơn ngữ từ
phương diện hình thức và cấu trúc thông tin của các biển hiệu cũng như thái độ ngôn ngữ của
người sử dụng ngôn ngữ và người tiếp nhận ngôn ngữ tại TP. Hồ Chí Minh, cụ thể là khu vực
Phú Mỹ Hưng (Quận 7). Từ kết quả của đề tài sẽ cho thấy xu thế tất yếu của quá trình hội nhập
kinh tế - văn hoá đã ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng ngơn ngữ. Từ đó chúng tơi đưa ra
một số kiến nghị, đề xuất nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đồng thời khuyến khích sự

hội nhập, phát triển của ngôn ngữ trong xu thế hiện đại.
3.2. Mục tiêu cụ thể


5
- Hệ thống hố xây dựng cơ sở lí luận về đặc điểm ngôn ngữ thể hiện trên biển hiệu, cơ sở thực
tiễn về khu vực Phú Mỹ Hưng, TP. Hồ Chí Minh.
- Khảo sát, thống kê, phân tích đặc điểm ngôn ngữ của các biểu hiệu qua phương diện hình thức
và cấu trúc thơng tin để thấy được đặc trưng văn hoá và lối sống riêng của người dân tại khu
vực Phú Mỹ Hưng, TP. Hồ Chí Minh.
- Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trên phương diện thái độ ngôn ngữ của người tiếp nhận tại khu
vực Phú Mỹ Hưng, TP. Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời khuyến khích sự hội nhập, phát triển của ngôn ngữ trong
xu thế hiện đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm ngôn ngữ của biển hiệu tại khu vực Phú Mỹ Hưng,
Thành phố Hồ Chí Minh
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Với các mục tiêu nghiên cứu hướng đến như trên, chúng tôi
khoanh vùng phạm vi nghiên cứu gồm các vấn đề sau đây:
* Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ biển hiệu tại khu vực Phú Mỹ Hưng, Thành phố Hồ Chí Minh từ
hai phương diện:
+ Hình thức biểu đạt và cấu trúc thông tin.
+ Thái độ ngôn ngữ của người tiếp nhận.
4.3. Nguồn ngữ liệu khảo sát
Mẫu nghiên cứu gồm 992 biển hiệu, được thu thập từ các cơ sở kinh doanh tại khu đô thị
Phú Mỹ Hưng, Q7, TP. Hồ Chí Minh, khu vực:
+ Khu phố Hưng Gia: gồm khu vực Hưng Gia 1,2,3,4,5 (đường Bùi Bằng Đoàn, đường
Cao Triều Phát) – Khu Dân Cư – Văn Hóa – Giải Trí
+ Khu phố Sky Garden: gồm khu vực Sky Garden 1 và khu vực Sky Garden 2 (đường
Phạm Văn Nghị) – Khu Văn hóa Giải trí.

+ Đường Tơn Dật Tiên – Khu The Crescent.
+ Đại lộ Nguyễn Đức Cảnh: gồm đường Nguyễn Đức Cảnh, đường Lý Long Tường,
đường Phạm Thái Bường – Khu Cảnh Đồi.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn


6
- Phương pháp ngôn ngữ học điền dã: phương pháp này được sử dụng để thu thập ngữ liệu
(gồm các hoạt động quan sát, ghi chép, chụp ảnh các biển hiệu tại khu vực khảo sát).
- Phương pháp chọn mẫu không xác suất: phương pháp này được lựa chọn các đối tượng
tham gia nghiên cứu một cách chủ động, dựa trên các biển hiệu có sẵn khi thu thập số liệu (cụ
thể là chọn mẫu thuận tiện; do có một số biển hiệu được treo ở vị trí khó lấy hình ảnh hoặc chủ
cửa hiệu khơng đồng ý việc lấy hình ảnh). Và chọn mẫu có mục đích nhằm thăm dị, tìm hiểu
sâu thái độ, sự lựa chọn ngơn ngữ của nhóm cửa hàng và thái độ tiếp nhận của nhóm khách hàng.
- Phương pháp điều tra nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội:
Phương pháp sử dụng bảng điều tra anket: phương pháp được sử dụng nhằm khảo sát thông
qua các câu hỏi khách quan trên phiếu khảo sát để tìm hiểu thái độ ngơn ngữ biển hiệu của người
dân sống tại TP. Hồ Chí Minh dựa trên các tiêu chí về tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ trong tình
hình hiện tại.
- Phương pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp: phương pháp được sử dụng nhằm làm rõ các
đặc điểm ngơn ngữ từ các phương diện hình thức, cấu trúc thông tin và thái độ ngôn ngữ các
biển hiệu thuộc hai khu vực Phú Mỹ Hưng, rồi tổng hợp các đặc điểm đó, chỉ ra các quy luật
chung của chúng.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp được sử dụng để so sánh đặc điểm ngôn ngữ
trên các phương diện hình thức, cấu trúc thơng tin và thái độ ngôn ngữ của biển hiệu hai khu
vực khảo sát nhằm làm rõ đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người dân ở hai khu vực.
* Nhóm phương pháp thống kê toán học: phương pháp được sử dụng để thống kê, phân loại
các yếu tố ngôn ngữ trên các biển hiệu bằng Word và Excel để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Điều đó giúp có những số liệu chính xác, làm tăng tính thuyết phục cho đề tài.

6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung của đề tài được
triển khai thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương này trình bày một số vấn đề chung mang tính lí thuyết về ngơn ngữ và biển hiệu.
Cơ sở lí thuyết này là nền tảng để chúng tơi tiến hành phân tích, đánh giá các chương tiếp theo.
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ biển hiệu tại khu vực Phú Mỹ Hưng, Thành phố Hồ
Chí Minh qua phương diện hình thức và cấu trúc thông tin


7
Tiến hành thống kê, phân tích số liệu đã thu thập. Từ đó thấy được nét tổng quát và chi
tiết của đặc điểm ngôn ngữ biển hiệu khu vực Phú Mỹ Hưng, TP. Hồ Chí Minh qua phương diện
hình thức biểu đạt và cấu trúc thông tin.
Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ biển hiệu tại khu vực Phú Mỹ Hưng, Thành phố Hồ
Chí Minh qua phương diện thái độ ngơn ngữ của người tiếp nhận
Tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích số liệu đã thu thập về mức độ quan tâm đến ngôn
ngữ thể hiện trên các biển hiệu của người tiếp nhận. Trên cơ sở đánh giá, nhận xét đặc điểm
ngôn ngữ biển hiệu khu vực Phú Mỹ Hưng, TP. Hồ Chí Minh qua phương diện thái độ ngôn
ngữ của người tiếp nhận, chương này dành một phần tìm hiểu ngun nhân thực trạng của ngơn
ngữ biển hiệu tại khu đơ thị Phú Mỹ Hưng, qua đó đánh giá lại chính sách ngơn ngữ Việt Nam
và đề xuất các phương án tối ưu nhằm giảm thiểu vấn đề thể hiện ngôn ngữ trên các biển hiệu.


8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số vấn đề chung về ngơn ngữ
1.1.1.1. Khái qt về tiếp xúc ngơn ngữ
Theo cách nhìn truyền thống, khi nói đến tiếp xúc ngơn ngữ là ta đang đề cập đến hai

khía cạnh: (1) sự tiếp xúc ở mặt cấu trúc hay còn gọi là sự tiếp xúc trong nội bộ ngôn ngữ; (2)
sự tiếp xúc bên ngồi của ngơn ngữ, hay cịn gọi là sự tiếp xúc ở mặt ứng dụng.
Theo Nguyễn Văn Khang (2014), ở khía cạnh (1), sự tiếp xúc ngơn ngữ được xem là
“mối quan hệ tương tác, sự tác động lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai hoặc hơn hai
ngơn ngữ trong bộ óc của một người”. Ở khía cạnh (2), đó là việc “một người sử dụng hai hoặc
hơn hai ngôn ngữ, làm nên hiện tượng đa ngữ trong sử dụng”.
Theo cách nhìn của ngơn ngữ học xã hội, tiếp xúc ngôn ngữ là “hiện tượng các ngôn ngữ
cùng tồn tại trong một cộng đồng với các thành viên sử dụng chúng trong giao tiếp và do đó
giữa chúng có ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra các hệ quả về ngơn ngữ” (Nguyễn Văn Khang, 2014,
tr.146). Có thể coi tiếp xúc ngôn ngữ là “một phương diện của tiếp xúc văn hóa và sự giao thoa
ngơn ngữ là một mặt của quá trình lan tỏa và tiếp xúc văn hóa” (Nguyễn Văn Khang, 2014,
tr.150). Do đó, ta có thể dựa trên sự biểu hiện ngôn ngữ của các biển hiệu để nhận diện sự tiếp
xúc và vay mượn ngơn ngữ, qua đó phân tích được sự hội nhập về văn hóa của các đối tượng
tham gia giao tiếp.
1.1.1.2. Song ngữ và đa ngữ
Thời kì đầu, khi nhắc đến khái niệm song ngữ, người ta thường chỉ tập trung vào các cá
nhân song ngữ. Phan Ngọc, Phạm Đức Dương (1983) đã mơ tả hiện tượng song ngữ như sau:
Đó là hiện tượng một người có tiếng mẹ đẻ là A, nhờ biết ít nhiều về ngơn ngữ B mà có thể giao
tiếp với một tộc người khác chỉ nói được ngôn ngữ B. Nhờ biết được hai ngôn ngữ nên người
đó được gọi là người song ngữ, và sự giao tiếp của họ là giao tiếp song ngữ. Số lượng ngôn ngữ
được chú trọng ở hiện tượng song ngữ thường là hai. Vào thời kì sau này, khái niệm song ngữ
được mở rộng. Đối tượng giao tiếp không chỉ biết hai mà cịn nhiều ngơn ngữ khác, thuật ngữ
đa ngữ xuất hiện. Theo thói quen, người ta có thể sử dụng đồng nhất hai thuật ngữ song ngữ và
đa ngữ: song ngữ cũng chính là đa ngữ và ngược lại. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng thống kê,
phân loại, từ đó thấy rõ đặc điểm ngơn ngữ thể hiện trên biển hiệu, chúng tôi sử dụng thuật ngữ


9
song ngữ và đa ngữ như trước đây, tức song ngữ là sử dụng từ hai ngôn ngữ, đa ngữ là thể hiện
từ ba ngôn ngữ trở lên.

Đề cập đến vấn đề song ngữ, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa như sau.
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), song ngữ là “(Hiện tượng) sử dụng ngang
nhau hai ngơn ngữ trong giao tiếp” (Hồng Phê, 2018, tr.1091).
Theo Nguyễn Văn Khang (2014), song ngữ là “hiện tượng sử dụng hai hay trên hai ngôn
ngữ của người song ngữ (bilingual speaker)”.
Có thể thấy, trong xu hướng phát triển tồn cầu hóa, yếu tố song ngữ ngày càng phổ biến.
Những vấn đề như giao tiếp đời sống, sinh hoạt văn hóa, kinh doanh mua bán ... được diễn ra
thuận lợi, địi hỏi cần có sự tồn tại như một điều tất yếu của vấn đề song ngữ.
Theo Nguyễn Văn Khang (2014), khái niệm đa ngữ gồm hai nội dung“một cá nhân có
thể biết và sử dụng được hai hoặc trên hai ngôn ngữ để biểu đạt” và “trong một cộng đồng (xã
hội) sử dụng hai hoặc trên hai ngôn ngữ để giao tiếp” (Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.144). Hiện
tượng đa ngữ gồm đa ngữ cá nhân và đa ngữ xã hội. Trong đó, đa ngữ cá nhân là “năng lực sử
dụng các ngôn ngữ để biểu đạt của từng cá nhân” và đa ngữ xã hội được lí giải từ ba phương
diện là “tính khu vực, tính dân tộc và tính chức năng”.
Đa ngữ nảy sinh là do các nhân tố xã hội khác nhau:
+ Do di dân: Những người từ vùng này di chuyển đến vùng khác hoặc người từ nhiều
vùng cùng di chuyển đến một khu vực. Họ chung sống với nhau và sử dụng các ngơn ngữ khác
nhau. Tình trạng di dân xảy ra là do quân sự và do xã hội, kinh tế.
+ Do chính trị: Đó là việc thay đổi chế độ chính trị làm cho cộng đồng người phải di tản
để sinh sống hay là các quyết sách về chính trị của nhà nước cũng dẫn đến trạng thái đa ngữ.
Như vậy, vai trị của chính quyền đã góp phần tác động làm nảy sinh đa ngữ.
+ Do giáo dục: Nhiều ngôn ngữ đã được lựa chọn trở thành một môn học ngoại ngữ ở các
nước. Các ngôn ngữ này tác động đến người học làm nảy sinh đa ngữ.
+ Do truyền giáo: Nhiều ngôn ngữ trở thành công cụ truyền giáo được nhiều người sử
dụng để truyền đạo cũng như được dịch ra ở các vùng truyền đạo.
Nhìn chung, các nhân tố xã hội khác nhau này đã làm nảy sinh trạng thái đa ngữ nhằm
góp phần đáp ứng được nhu cầu của con người trong đời sống xã hội: giao tiếp, học tập, mưu
sinh, kinh doanh,...



10
1.1.1.3. Thái độ ngôn ngữ
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, thái độ được hiểu là “tổng thể nói chung
những biểu hiện ra bên ngồi của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó”, cũng
là “cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình
hình”. (Hồng Phê, 2018, tr.1151)
Thái độ ngơn ngữ thường tập trung vào việc lí giải các cá nhân khi tham gia sử dụng ngơn
ngữ, họ có suy nghĩ như thế nào về ngôn ngữ khi giao tiếp với các tình huống khác nhau trong
xã hội. Thái độ ngơn ngữ (language attitude) là “thái độ hướng về ngôn ngữ [...] là sự đánh giá
về giá trị và khuynh hướng hành vi của một cộng đồng hay cá nhân đối với một ngôn ngữ hay
một hiện tượng ngôn ngữ nào đó” (Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.85). Nghiên cứu thái độ ngơn
ngữ giúp cho việc lí giải các vấn đề ngơn ngữ như biến thể ngôn ngữ, thái độ tiếp cận với ngơn
ngữ, đa ngữ, đa phương ngữ, chính sách ngơn ngữ…
Dưới góc độ tâm lí học xã hội, thái độ được nhìn nhận theo hai khuynh hướng: tinh thần
luận (mentalism) và hành vi luận (behaviorism). Theo tinh thần luận, William (1974) xem thái
độ là “trạng thái bên trong gây nên bởi một loại kích thích nào đó và có thể làm trung gian cho
sự phản ứng tiếp theo của cơ thể” (Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.84). Theo đó, thái độ của chủ
thể với đối tượng sẽ quyết định cách ứng xử của chủ thể với đối tượng đó, nghĩa là thái độ sẽ
dẫn đến hành vi, và ngược lại, hành vi là kết quả của thái độ. Nhưng nếu xem thái độ là trạng
thái bên trong hơn là những phản ứng bên ngồi thì chúng ta khơng dễ phát hiện những biểu
hiện trạng thái bên trong đó. Có lẽ đây là hạn chế của quan điểm này. Còn với hướng tiếp cận
hành vi luận, thái độ được nhìn nhận một cách giản đơn ở cách con người phản ứng với tình
huống xã hội. Theo đó, thái độ của mỗi cá nhân nằm ngay trong hành vi của mỗi cá nhân đó.
Chỉ cần quan sát hành vi là biết được thái độ, hay có thể nói “bản thân thái độ là một hành vi”
(Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.84). Nghiên cứu thái độ ngôn ngữ theo cách tiếp cận này sẽ giản
đơn hơn. Nhà nghiên cứu chỉ cần quan sát, sắp xếp và phân tích cách ứng xử cơng khai của các
đối tượng từ các dữ liệu đã có.
Việc hình thành thái độ ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội như tuổi tác,
giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa... cũng như sự phát triển của bản thân ngơn ngữ như từ
vựng, ngữ pháp có mạch lạc, phù hợp hay khơng. Xuất phát từ cách nhìn nhận của bản thể cũng

như sự tác động của nhiều nhân tố xã hội, con người có những thái độ đối với ngôn ngữ như:
thái độ trung thành với ngôn ngữ, thái độ tự ti về ngơn ngữ và thái độ kì thị đối với ngôn ngữ.


11
Thái độ trung thành với ngôn ngữ là thái độ yêu thương, trân trọng và hướng đến bảo vệ
ngôn ngữ của dân tộc, q hương mình. Nó bắt nguồn từ chính tình cảm u q, “uống nước
nhớ nguồn” q hương, đất nước, dân tộc mình. Vì thế, dù có tâm lí “sính ngoại” và ảnh hưởng
của thời đại ngày nay, nhưng nhiều người dân Việt Nam khơng hề thích tình trạng ngơn ngữ
biển hiệu tiếng nước ngồi xuất hiện tràn lan trên đường phố.
Thái độ tự ti về ngôn ngữ là thái độ mặc cảm, khi nhận thức lí tính của bản thân nhận
thấy việc sử dụng ngôn ngữ hay tiếng nói của mình ít hơn ngơn ngữ khác. Tuy nhiên, không
phải thái độ tự ti ngôn ngữ dẫn đến từ bỏ ngơn ngữ dân tộc mình. Theo Nguyễn Văn Khang, đối
với nhiều trường hợp, do “trình độ văn hố, đời sống chính trị, đời sống kinh tế thuộc về cộng
đồng nói ngơn ngữ thứ hai cao hơn cộng đồng bản ngữ”, hay do “vấn đề mưu sinh” nên “người
nói đã cố gắng sử dụng ngôn ngữ thứ hai chỉ cốt để thay đổi tình trạng đối xử bất bình đẳng
này”. (Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.92)
Thái độ kì thị đối với ngôn ngữ là thái độ gắn với thái độ tự ti về ngôn ngữ. Thái độ này
biểu hiện qua việc “xem thường ngơn ngữ khơng phải cộng đồng mình, dân tộc mình, thậm chí
bài xích, tẩy chay, hạn chế chức năng giao tiếp, có thể dẫn đến nguy cơ tiêu vong ngôn ngữ”.
(Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.93)
Thái độ ngôn ngữ đóng vai trị quan trọng với từng cá nhân, nhất là trong cộng đồng đa
ngữ, đa phương ngữ khi họ có thể lựa chọn sử dụng ngơn ngữ trong giao tiếp. R.Fasold (1984)
cho rằng: “Sự lựa chọn ngôn ngữ vào một thời điểm nhất định được coi là bằng chứng ý muốn
của một người muốn gắn bó với những giá trị của một cộng đồng nào đó” (Nguyễn Văn Khang,
2014, tr.111). Trong cuộc sống, con người cần sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Với các nhân tố
giao tiếp như hồn cảnh, nội dung, mục đích, đối tượng và phương tiện giao tiếp chi phối và tác
động lẫn nhau, cộng thêm hiện tượng biến thể ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, người giao
tiếp phải vận dụng và sử dụng ngơn ngữ đúng ngữ cảnh, đúng mục đích để giao tiếp với đối
phương một cách phù hợp nhất, hay nói cách khác là q trình lựa chọn ngơn ngữ (language

choice) để giao tiếp. Trong q trình sử dụng ngơn ngữ, chúng ta không ngừng lựa chọn. Sự lựa
chọn ngôn ngữ có thể là kết quả của một hành vi có ý thức theo ý chủ quan, hoặc cũng có thể
diễn ra một cách vơ thức ngồi ý chủ quan của chủ thể. Do đó, việc lựa chọn ngơn ngữ của các
đối tượng khi giao tiếp làm sao cho thật thoả đáng, tức phải “đúng đắn và hợp lí”.
Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp phụ thuộc vào ý thức, nhu cầu của con người trong
từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Trong hoạt động giao tiếp, vì mục đích giao tiếp trong cộng


12
đồng đa ngữ, đa phương ngữ, con người có thể chọn mã giao tiếp này hoặc chuyển hay trộn các
mã giao tiếp lại với nhau. Mã (code) là “hệ thống các tín hiệu có thể truyền đạt thơng tin”
(Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.376). Trong môi trường đa ngữ, người giao tiếp có thể lựa chọn
một trong hai hay nhiều ngơn ngữ khác mà họ biết để sử dụng trong môi trường đa ngữ. Đây
được gọi là chuyển mã (codes switching), theo cách dùng của Harman (1968), Greenfeild
(1972), Laosa (1975), Sankoff (1980). Các cơng trình nghiên cứu của C. Platt (1979), J.Gumperz
và E.Hernandez (1969, J.Mc Clure (1977), J.Gumperz (1999)… đã xác định tâm lí, động cơ
cũng như phạm trù xã hội ảnh hưởng đến việc chuyển mã của mỗi cá nhân, cụ thể: “nhấn mạnh
nội dung mà người nói muốn thể hiện”, “nhằm làm nổi bật chủ đề”, “do thói quen”, “cảm thấy
khó nói ra điều muốn nói”, “chưa tìm được cách diễn đạt tương đương”… (Nguyễn Văn Khang,
2014, tr.385-386). Có thể thấy, sự chuyển mã trong giao tiếp giữa những người trong cộng đồng
đa ngữ thường do vơ tình hoặc là cố ý.
Ngoài ra, trong cộng đồng giao tiếp đa ngữ, dù đang là một ngơn ngữ chung nhưng vì
những lí do chủ quan lẫn khách quan, người giao tiếp khi tiếp xúc và sử dụng ngơn ngữ có thể
dùng một vài chất liệu (Fasold gọi là pieces) của ngôn ngữ khác và “phát âm theo áp lực của
ngôn ngữ đang sử dụng” (Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.388). Hiện tượng này được gọi là hiện
tượng trộn mã trong giao tiếp (codes mixing; MIX), theo cách gọi của Gumperz (1977), Parasher
(1980), Hill (1980). Các đơn vị chất liệu này, khi là từ được gọi là hiện tượng vay mượn
(borrowing).
Trong thực tế giao tiếp diễn ra khá phức tạp, bối cảnh giao tiếp là nhân tố quan trọng để
các cá nhân trong cộng đồng khi giao tiếp phải căn cứ vào ngữ nghĩa, ngữ cảnh để có thể giao

tiếp một cách phù hợp theo đặc trưng văn hoá của cộng đồng tại đất nước ấy. Các yếu tố khác
như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ, vùng miền… cũng ảnh hưởng đến các cá nhân
tham gia giao tiếp. Như vậy, chúng ta thấy được mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ và sự lựa
chọn ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày.
1.1.1.4. Chính sách ngơn ngữ và lập pháp ngơn ngữ
Muốn khảo sát được chức năng xã hội giữa các ngôn ngữ trong xã hội song ngữ và đa
ngữ, cũng như ảnh hưởng của việc tiếp xúc ngôn ngữ, chúng ta phải chú ý đến cảnh huống ngơn
ngữ. Ngồi ra, chính sách ngôn ngữ của Nhà nước muốn đúng và khách quan, như
Mikhalchenko, phải “gắn bó chặt chẽ với cảnh huống ngơn ngữ…” và cần “tính đến tất cả các
nhân tố của cảnh huống ngơn ngữ thì mới có kết quả”. (Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.58)


×