Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Câu hỏi DSM Đại Học điện lực doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.97 KB, 9 trang )

Câu 1: DSM là gì? Các chiến lược của DSM? Ý nghĩa của việc sử dụng điện năng tiết kiệm và
hiệu quả?
DSM là tập hợp các giải pháp kĩ thuật –công nghệ -kinh tế-xã hội điều khiển và giúp đỡ khách
hàng sử dụng điện năng một cách hiệu quả và tiết kiệm .DSM nằm trong chương trình tổng thể quản lý
nguồn cung cấp (SSM) – quản lý nhu cầu sử dụng điện năng (DSM)
DSM được xây dựng trên cơ sở 2 chiến lược chủ yếu sau :
- Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ tiêu thụ
- Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một cách kinh tế nhất
Ý nghĩa của việc sử dụng điện năng hiệu quả và tiết kiệm
- Giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, giảm khí thải CO2
- Giải quyết được vấn đề nguồn cung cấp điện luôn thiếu .một vấn đề khó khăn đối với bất kỳ
quốc gia nào
- Giúp giảm thiểu chi phí đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận ,doanh thu
Theo các kết quả nghiên cứu ,Việt nam đang nằm trong nhóm cuối của bảng xếp hạng thế giới về
hiệu suất sử dụng năng lượng
Trong sản xuất công nghiệp ,cường độ sử dụng năng lượng của việt nam cao hơn Thái Lan và
Malaysia 1,5 đến 1,7 lần khi cùng làm ra một sản phẩm như nhau
Hơn 80% nguồn năng lượng sử dụng lại là nhiện liệu hóa thạch ( có nguồn gốc hữu cơ) quá trình
cháy nhiên liệu là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường
Dự báo trong thời gian không xa .Việt nam lại phải nhập khẩu năng lượng
Vì vậy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất lớn ,hướng tới sử dụng năng
lượng sạch phải được đặt ra thường xuyên
Chi phí tiết kiệm rẻ hơn chi phí sản xuất(tiết kiệm do nâng cao hiệu quả 2 cent/1kwh, sản xuất 4
cent/1kwh)
Việt Nam hiện đang đứng trước lựa chọn sử dụng năng lượng một cách thông minh và tiết kiệm
hoặc tiếp tục lãng phí năng lượng và đấu tư một khoản tiền rất lớn vào hạ tầng năng lượng
Câu 2: Trình bày chiến lược nâng cao hiệu quả sử dụng điện trong khu vực dân dụng,ánh sáng
sinh hoạt(ASSH)
Mảng thiết bị điện dân dụng,được phổ biến trong khu vực dân cư,công sở,các tòa nhà thương
mại,khu hành chính,…là:đèn chiếu sáng,tivi,tủ lạnh,điều hòa,máy thu thanh,…trong đó các thiết bị này
được sử dụng thường xuyên và tiêu thụ 1 lượng điện năng rất lớn.Và do vậy chúng thường được đầu tư


nghiên cứu để nâng cao hiệu suất như việc chế tạo các loại đèn tiết kiệm điện,nâng cao hiệu suất các
thiết bị điện như tủ lạnh,điều hòa,tivi,…Nhật bản là 1 trong những nước quan tâm rất lớn tới việc nâng
cao hiệu suất các thiết bị điện.
Đối với mảng ASSH,không chỉ trong các hộ dân cư,trong các cơ sở,dịch vụ,công cộng,…ASSH
có nhu cầu sử dụng điện năng chiếm tỉ trọng 43,2%(1997) và 32,2%(2020) trong nhu cầu điện năng
tổng,là 1 trong 2 khu vực sử dụng điện năng lớn nhất trong hệ thống.Sử dụng các loại đèn tiết kiệm
điện năng là 1 giải pháp .Đối với các nước phát triển các loại đèn hiệu suất thấp,khả năng phát quang
kém đã được thay bằng các loại đèn hiệu suất cao,khả năng phát quang tốt hơn.Nhưng ở các nước đang
phát triển trong đó có việt nam.tỉ lệ người dùng đèn sợi đốt vẫn còn rất nhiều.Đặc biệt ở 1 số vùng
nông thôn,tỉ lệ người sử dụng đèn huỳnh quang vẫn còn rất ít.vì vậy giải pháp sử dụng các loại đèn có
hiệu năng cao hơn và thay thế các đèn đang được sử dụng thì hiệu quả thu được sẽ vô cùng ý nghĩa.
Cụ thể
+ Sử dụng các thiết bị điện, điện tử thế hệ mới có hiệu suất năng lượng cao hơn.
+ Thay thế các bóng đèn điện cũ bằng đèncó hiệu năng cao hơn và công suất tiêu thụ ít hơn. Ví
dụ: thay các loại bóng đèn sợi đốt (60W)và đèn huỳnh quang thế hệ cũ (40W+12W)bằng các loại bóng
đèn huỳnh quang thế hệmới sử dụng chấn lưu sắt từ (36W+6W) hoặc chấn lưu điện tử (36W+3W).
+ Thiết kế vận hành tối ưu hệ thống điện,giảm thiểu tiêu tốn năng lượng.
+ hạn chế thời gian làm việc vô ích của các thiết bị,khi không cần thiet phải sử dụng thiết bị thì
ta nên tắt các thiết bị đó đi để tránh tiêu thụ điện năng vô ích.
+ thiết kế nhà ở tiết kiệm năng lượng,khi thiết kế chiếu sáng trong nhà nên thiết kế kết hợp với
khả năng tận dụng ánh sang tự nhiên cao nhất.
+ sử dụng các hệ thống tự động để kiểm soát,hạn chế sự thất thoát năng lượng…
+ sử dụng các thiết bị điện đúng quy chuẩn và hướng dẫn của nhà sx để giảm chi phí năng
lượng.
Câu 3 :Phân tích tiêu thụ năng lượng thế giới theo các nguồn năng lượng.
Theo ‘Triển vọng năng lượng quốc tế 2002”(IEO 2002) tiêu thụ năng lượng của thế giới dự báo
sẽ tăng 60% trong thời gian 21 năm, kể từ 1999 đến 2020. Đặc biệt, trong khoảng thời gian đó, nhu
cầu năng lượng của các nước Châu Á và Trung-Nam Mỹ dự báo tăng khoảng trên 4 lần, =50% tổng
nhu cầu năng lượng của toàn thế giới hay = 83% tổng nhu cầu của nhóm các nước đang phát triển toàn
thế giới.

-Tiêu thụ dầu: Chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu năng lượng toàn thế giới (từ 1999 đến 2020). + Dự
báo tiêu thụ dầu của thế giới sẽ tăng khoảng 2,2% /năm từ 75 triệu thùng/ ngày(năm 1999) lên 119
triệu thùng/ ngày (năm 2020).
- Tiêu thụ khí đốt tự nhiên: Dự đoán trong tổng tiêu thụ năng lượng, tỉ lệ khí đốt tự nhiên sẽ tăng từ
23%(1999) đến 28%(2020), đạt 460 tỷ m
3
.+ Khí đốt tự nhiên có tỉ lệ tăng lớn nhất, chiếm khoảng 43%
tổng giá trọng năng lượng dùng trong phát điện vào năm 2020.
- Tiêu thụ than: Than là loại năng lượng sơ cấp cho 1 số ngành công nghiệp khác, dự báo lượng tiêu
thụ than sẽ giảm từ 22%(1999) xuống 20%(2020). +Mặc dù vậy, than vẫn là nguồn nguyên liệu cung
cấp cho sản xuất điện, chiếm tỉ trọng lớn nhất thế giới, xấp xỉ 65%.
- Điện hạt nhân: Dự báo công suất điện hạt nhân của thế giới sẽ tăng 350 GW(2000) đến 363 GW
(2010) sau đó giảm 359 GW(2020). +Dự báo về tốc độ gia tăng nhanh nhất về phát điện hạt nhân sẽ là
ở các nước đang phát triển với tốc độ trung bình hàng năm là 4,7% trong suốt thời kì dự báo .
- Năng lượng tái tạo: Dự báo sử dụng năng lượng tái tạo sẽ tăng 53% trong thời kỳ dự báo(1999-
2020), song tỷ lệ 9% trong tổng tiêu thụ năng lượng năm 1999 sẽ giảm xuống còn 8% năm 2020.
- Điện năng: Dự báo sử dụng điện năng tăng 67% trong thời kỳ dự báo (1999 :13000 tỷ KWh đến
năm 2020:22000 tỷ KWh). Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện của các nước đang phát triển Châu Á sẽ
cao nhất, đạt 4,5%/ năm. + Việc gia tăng nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới dẫn tới những hậu quả
không mong muốn. + Tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái do khai thác và sử dụng các ngành
nhiên liệu hóa thạch( dầu, than đá) gây phát thải khí hiệu ứng nhà kính( CO
2
, CH
4
). Lượng phát thải
khí thải CO
2
được dự báo tăng 62% trong thời kì dự báo. Tính đến 2007 thì Trung Quốc đã vượt qua
Mỹ. + Tăng các chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận cho các ngành. + Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên tự
nhiên càng lớn nếu không biết quản lý và khai thác , sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng.

- Bởi vậy,cần tăng cường việc quản lý, khai thác và sử dụng năng lượng hợp lý và yêu cầu của toàn
thế giới.
Câu 4: Trình bày về DSM: Cần hiểu về hoạt động như thế nào cho đúng? Đề suất giải pháp với
ngành điện Việt Nam?
DSM là tập hợp các giải pháp kỹ thuật – công nghệ -kinh tế - xã hội điều khiển và giúp đỡ khách
hang sử dụng điện năng 1 cách hiệu quả và tiết kiệm. DSM nằm trong chương trình tổng thể Quản lý
nguồn cung cấp(SSM) – Quản lý nhu cầu sử dụng điện năng (DSM).
Để thỏa mãn nhu cầu gia tăng của phụ tải điện ta thường quan tâm đến việc xây dựng các nhà máy
điện.Để tăng trưởng xấp xỉ 14% năng lượng, nhà máy phải đầu tư xấp xỉ 8 tỷ USD.Bên cạnh đó việc sử
dụng các nguồn nguyên liệu: than, khí đốt gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.Trong khi đó
chỉ cần dung các giải pháp tiết kiệm năng lượng, đưa ra giải pháp sử dụng những nguồn năng lượng
sạch, những nguồn năng lượng tái tạo sẽ giải quyết được những vấn đề khó khăn trên.Bởi vậy DSM
được xem như một nguồn cung cấp điện rẻ và sạch nhất. DSM giúp chúng ta giảm nhẹ vốn đầu tư xây
dựng them các nhà máy điện,tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường. DSM cung cấp điện năng
với giá rẻ mà chất lượng cao hơn.
Hiện nay mỗi năm nước ta đầu tư xấp xỉ 5 tỷ USD các hạ tầng, cơ sở hạ tầng ngành điện, nhập khẩu
khoảng 1-2 tỷ USD dầu hóa và bao cấp xấp xỉ 1 tỷ USD để cung cấp cho nhu cầu năng lượng. Không
những vậy cuộc sống ngày càng phát triển nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng. Nếu không tiết kiệm
Việt Nam sẽ khủng hoảng thiếu năng lượng.
Bởi vậy cần đưa ra những giải pháp: Bằng cách thực hiện, ứng dụng DSM:
- Sử dụng nguồn năng lượng có sẵn, vô hạn có thể tái tạo lại,mà không ảnh hưởng đến môi trường như:
gió,năng lượng mặt trời, địa nhiệt v v.Phát triển nhiên liệu thay thế: đầu tư công nghệ sản xuất và sử
dụng năng lượng sạch (biofuel); bảo tồn và tiết kiệm năng lượng; công nghệ khai thác than độ sâu và
chế biến than; thăm dò, khai thác, chế biến và dịch vụ dầu khí liên quan; đầu tư phát triển các dự án lọc
hoá dầu nhằm từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn xăng dầu phải nhập khẩu; dự án theo cơ chế phát
triển sạch (CDM); công nghệ than sạch bảo vệ môi trường.
- Đưa ra các giải pháp kĩ thuật tiết kiệm điện trong sinh hoạt, nơi công cộng…. như: việc sử dụng bóng
tiết kiệm điện, thiết kế nhà ở sao cho sử dụng ánh sáng tự nhiên nhiều nhất
- Đưa ra những quy định riêng của ngành điện trong việc sử dụng điện cũng như các nguồn năng lượng
khác ở khu vực công cộng, khu hành chính.

Đối với ngành điện, ngoài những NMĐ do EVN làm chủ đầu tư, cũng đã giao cho một số chủ đầu tư
trong nước có năng lực triển khai đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện, góp phần phát triển
nguồn điện cho kịp nhu cầu điện hiện nay.
-Bên cạnh đó, việc triển khai Tổng sơ đồ 6 theo đúng tiến độ đề ra sẽ đảm bảo cung cấp đủ điện năng
cho nền kinh tế và sẽ rất cần sự tham gia của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư thuộc khu vực
tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 5: Ý nghĩa của việc sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả. phận tích tiêu thụ năng lượng
thế giới theo các nguồn năng lượng.
-giảm nhẹ vốn đầu tư xây dựng các nhà máy điện mới.DSM có thể giảm hơn 10% nhu cầu dùng điện
với chi phí chỉ bằng (0,3-0,5) chi phí để xây dựng nguồn và lưới điện để đáp ứng nhu cầu tương ứng.
-tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Ta xét cho từng đối tượng
Phía khách hàng Phía xã hội Phía ngành điện
-Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện
-giảm chi phí sử dụng điện
-nâng cao chất lượng cuộc sống
-nâng cao giá trị dịch vụ
-giảm tác hại tới môi trường,bảo
vệ môi trường toàn cầu.
-bảo vệ nguồn tài nguyên.
-bảo vệ khách hàng tối đa
-giảm chi phí dịch vụ.
-nâng cao hiệu suất và linh hoạt
trong vận hành.
-nâng cao chất lượng cho khách
hàng.
-giảm chi phí về vốn
Phân tích tiêu thụ năng lượng thế giới theo các nguồn năng lượng.
Các nguồn năng lượng chính trên thế giới hiện nay.Các nguồn năng lượng như than đá,dầu mỏ,hạt
nhân và nước là những nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến hiện nay.chúng mang lại nhiều thành

quả.nhưng đây là những dạng năng lượng ko tái tạo,việc sử dụng và khai khác đã dẫn đến các nguồn
năng lượng này đang rơi vào tình trạng cạn kiệt.bên cạnh đó chất thải từ những nguồn năng lượng này
ko tốt cho môi trường.việc này đòi hỏi giải pháp tìm ra những nguồn năng lượng khác.
1. Pin nhiên liệu: Đây là kỹ thuật có thể cung cấp năng lượng cho con người mà không hề phát ra khi
thải CO2 (các bon điôxít) hoặc những chất thải độc hại khác. Một pin nhiên liệu tiêu biểu có thể sản
sinh ra điện năng trực tiếp bởi phản ứng giữa hydro và ôxy. Hydro có thể lấy từ nhiều nguồn như khí
thiên nhiên, khí mêtan lấy từ chất thải sinh vật và do không bị đốt cháy nên chúng không có khí thải
độc hại. Đi đầu trong lĩnh vực này là Nhật Bản. Quốc gia này sản xuất được nhiều nguồn pin nhiên liệu
khác nhau, dùng cho xe phương tiện giao thông, cho ôtô hoặc cả cho cả các thiết bị dân dụng như điện
thoại di động.
2. Năng lượng mặt trời : Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu là những nơi đi đầu trong việc sử
dụng nguồn năng lượng mặt trời rất sớm (từ những năm 50 ở thế kỷ trước). Tính đến năm 2002, Nhật
Bản đã sản xuất được khoảng 520.000 kW điện bằng pin mặt trời, với giá trung bình 800.000 Yên/kW,
thấp hơn 10 lần so với cách đây trên một thập kỷ. Nếu một gia đình người Nhật 4 người tiêu thụ từ 3
đến 4 kW điện/mỗi giờ, thì họ cần phải có diện tích từ 30-40 m2 mái nhà để lắp pin. Nhật Bản phấn
đấu đến năm 2010 sẽ sản xuất được hơn 8,2 triệu kW điện tử năng lượng mặt trời.
3. Năng lượng từ đại dương: Đây là nguồn năng lượng vô cùng phong phú, nhất là quốc gia có diện
tích biển lớn. Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện sản xuất ra có
thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa
tiêu dẫn đường v.v…
4. Năng lượng gió: Năng lượng gió được coi là nguồn năng lượng xanh vô cùng dồi dào, phong phú và
có ở mọi nơi. Người ta có thể sử dụng sức gió để quay các turbin phát điện. Ví dụ như ở Hà Lan hay ở
Anh, Mỹ. Riêng tại Nhật mới đây người ta còn sản xuất thành công một turbin gió siêu nhỏ, sản phẩm
của hãng North Powen. Turbin này có tên là NP 103, sử dụng một bình phát điện dùng cho đèn xe đạp
thắp sáng hoặc giải trí có chiều dài cánh quạt là 20 cm, công suất điện là 3 W, đủ để thắp sáng một
bóng đèn nhỏ.
5. Dầu thực vật phế thải dùng để chạy xe: Dầu thực vật khi thải bỏ, nếu không được tận dụng sẽ gây
lãng phí lớn và gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này, tại Nhật có một công ty tên là
Someya Shoten Group ở quận Sumida Tokyo đã tái chế các loại dầu này dùng làm xà phòng, phân bón
và dầu VDF (nhiên liệu diezel thực vật). VDF không có các chất thải ôxít lưu huỳnh, còn lượng khỏi

đen thải ra chỉ bằng 1/3 so với các loại dầu truyền thống.
6. Năng lượng từ tuyết: Hiệp hội nghiên cứu năng lượng thiên nhiên ở Bihai của Nhật đã thành công
trong việc ứng dụng tuyết để làm lạnh các kho hàng và điều hòa không khí ở những tòa nhà khi thời tiết
nóng bức. Theo dự án này, tuyết được chứa trong các nhà kho để giữ nhiệt độ kho từ 0oC đến 4oC.
Đây là mức nhiệt độ lý tưởng dùng để bảo quản nông sản vì vậy mà giảm được chi phí sản xuất và
giảm giá thành sản phẩm.
7. Năng lượng từ sự lên men sinh học : Nguồn năng lượng này được tạo bởi sự lên men sinh học các
đồ phế thải sinh hoạt. Theo đó, người ta sẽ phân loại và đưa chúng vào những bể chứa để cho lên men
nhằm tạo ra khí metan. Khí đốt này sẽ làm cho động cơ hoạt động từ đó sản sinh ra điện năng. Sau khi
quá trình phân hủy hoàn tất, phần còn lại được sử dụng để làm phân bón.
8. Nguồn năng lượng địa nhiệt.
Đây là nguồn năng lượng nằm sâu dưới lòng những hòn đảo, núi lửa. Nguồn năng lượng này có thể thu
được bằng cách hút nước nóng từ hàng nghìn mét sâu dưới lòng đất để chạy turbin điện. Tại Nhật Bản
hiện nay có tới 17 nhà máy kiểu này, lớn nhất có nhà máy địa nhiệt Hatchobaru ở Oita Kyushu, công
suất 110.000 kW đủ điện năng cho 3.700 hộ gia đình.
9. Khí Mêtan hydrate : Khí Mêtan hydrate được coi là nguồn năng lượng tiềm ẩn nằm sâu dưới lòng
đất, có màu trắng dạng như nước đá, là thủ phạm gây tắc đường ống dẫn khí và được người ta gọi là
“nước đá có thể bốc cháy”. Metan hydrate là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan, nó ổn
định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và
những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than
đá rất tốt.
Câu 6:DSM là gì?nêu các chiến lược chính của DSM?trình bày chiến lược nâng cao hiệu quả sử
dụng điện trong khu vực dân dụng,ánh sang sinh hoạt(ASSH)
DSM lả tất cả các giải pháp kĩ thuật-công nghệ-kinh tế-xã hội nhằm điều khiển và giúp đỡ khách
hàng sử dụng năng lượng 1 cách hiệu quả và tiết kiệm
2 chiến lược chính của DSM là:
× Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ tiêu thụ
× Điều khiển nhu cầu sử dụng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một cách kinh tế nhất
Trình bày chiến lược nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong khu vực dân dụng,ánh sáng
sinh hoạt

Mảng thiết bị điện dân dụng,được phổ biến trong khu vực dân cư,công sở,các tòa nhà thương
mại,khu hành chính,…là:đèn chiếu sáng,tivi,tủ lạnh,điều hòa,máy thu thanh,…trong đó các thiết bị này
được sử dụng thường xuyên và tieu thụ 1 lượng điện năng rất lớn.Và do vậy chúng thường được đầu tư
nghiên cứu để nâng cao hiệu suất như việc chế tạo các loại đèn tiết kiệm điện,nâng cao hiệu suất các
thiết bị điện như tủ lạnh,điều hòa,tivi,…Nhật bản là 1 trong những nước quan tâm rất lớn tới việc nâng
cao hiệu suất các thiết bị điện.
Đối với mảng ASSH,không chỉ trong các hộ dân cư,trong các cơ sở,dịch vụ,công cộng,…ASSH
có nhu cầu sử dụng điện năng chiếm tỉ trọng 43,2%(1997) và 32,2%(2020) trong nhu cầu điện năng
tổng,là 1 trong 2 khu vực sử dụng điện năng lớn nhất trong hệ thống.Sử dụng các loại đèn tiết kiệm
điện năng là 1 giải pháp .Đối với các nước phát triển các loại đèn hiệu suất thấp,khả năng phát quang
kém đã được thay bằng các loại đèn hiệu suất cao,khả năng phát quang tốt hơn.Nhưng ở các nước đang
phát triển trong đó có việt nam.tỉ lệ người dùng đèn sợi đốt vẫn còn rất nhiều.Đặc biệt ở 1 số vùng
nông thôn,tỉ lệ người sử dụng đèn huỳnh quang vẫn còn rất ít.vì vậy giải pháp sư dụng các loại đèn có
hiệu năng cao hơn và thay thế các đèn đang được sử dụng thì hiệu quả thu được sẽ vô cùng ý nghĩa.
Câu 7: Các chiến lược của DSM? Chiến lược điều khiển nhu cầu một cách kinh tế nhất trong khu
vực diện dân dụng, ánh sang sinh hoạt?
DSM được sây dựng dựa trên hai chiến lược chủ yếu sau:
+ Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng cho các hộ dùng điện.nhằm giảm nhu cầu điện năng
một cách hợp lý.
+ Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một cách kinh tế nhất.
Chiến lược điều khiển nhu cầu một cách kinh tế nhất trong khu vực diện dân dụng, ASSH
Truyền thông, phổ biến các kiến thức vềnăng lượng, tài liệu kỹ thuật, báo chí,truyền thanh, truyền
hình, cung cấp thông tin hướng dẫn rộng rãi tới người dân.
Mở rộng điện khí hoá nông thôn, điện khí hoá các hệ thống giao thông hoặc dùng điện để thay thế
việc đốt xăng dầu trong các thiết bị động lực làm gia tăng dòng điện đỉnh và điện năng tổng của hệ
thống.
Một số biện pháp về giá điện như
+ Áp dụng chính sách giá điện và xây dựng cáckho lưu trữ nóng, kho lưu trữ lạnh vào giờ
thấpđiểm.
+ Áp dụng giá điện hợp lý bằng việc sử dụng công tơ nhiều giá sẽ là động lực làm thay đổi

đặc điểm tiêu dùng điện của các hộ tiêu thụ,áp dụng giá theo từng thời điểm,hay theo lượng
điện năng tiêu thụ.
+ Áp dụng giá cho phép cắt điện khi cần thiết, giá dành cho các mục đích đặc biệt.
Áp dụng các biện pháp mang tính hỗ trợ như:
- Biện pháp mang tính thể chế của nhà nước là
× Luật tiết kiệm năng lượng.
× Tiêu chuẩn đánh giá
× Kiểm toán năng lượng
× Tiêu chuẩn, qui phạm cho các công
trìnhxây dựng, chiếu sáng
× Hiệu suất năng lượng
× Cấm sử dụng và sản xuất các thiết bị điện có hiệu điện năng thấp
- Biện pháp mang tính kinh tế
× Áp dụng chính sách giá theo nhiều thành phần
× Hỗ trợ giá hay cho vay vốn với lãi suất thấp cho mục đích chuyển đổi các thiết bị cũ có
hiệu suất thấp sang các thiết bị có hiệu quả sử dụng năng lượng cao và tiết kiệm năng
lượng.
Bài tập
Tính toán thời gian thu hồi vốn
Nếu thay một bóng đèn sợi đốt 100W bằng một bóng Rạng đông T8 Duluxe 1,2m
Loại đèn Công
suất
SL
(chiếc)
Loại đèn Công
suất(W)
Giá(đ)
Đèn sợi đốt 100W 200 RĐ T8 Duluxe 1,2m 36W 16000
Biết cường độ chiếu sáng t = 15 giờ/ngày ,
Giá điện là c = 750đ/kWh .

Lãi suất i= 15%/năm
Bài làm
Vốn đầu tư mua thiết bị mới:
V
o
= N.m (N là số lượng đèn mới cần mua
m là giá 1 bóng đèn mới
Lượng điện năng tiêu thụ hàng năm khi sử dụng thiết bị mới là :
E
mới
= N.P.t.365 (N là số lượng thiết bị mới
P là công suất mỗi thiết bị mới
t là cường độ chiếu sáng)
Lượng điện năng tiêu thụ hàng năm khi sử dụng thiết bị cũ là :
E

= N.P.t.365 (N là số lượng thiết bị mới
P là công suất mỗi thiết bị mới
t là cường độ chiếu sáng)
(Nếu có nhiều thiết bị cần thay thế thì tính từng thiết bị rồi cộng vào)
Lượng điện năng tiết kiệm được khi sử dụng thiết bị mới là :
ΔΕ = E
mới
– E

Số tiền tiết kiệm được mỗi năm :
A = ΔΕ.c (c là giá điện)
Thời gian thu hồi vốn :
(15% thì lấy i = 0,15)

×