Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chức năng và một số nhận định văn học theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.69 KB, 10 trang )

Chức năng và một số nhận định văn học theo chủ đề
Văn học (rộng): tên gọi chung mọi tác phẩm bằng ngơn ngữ nói hay viết.
Văn học (hẹp):là văn học nghệ thuật, các sáng tác ngôn từ hư cấu, tưởng tượng,
biểu hiện tình cảm của con người,…

Chức năng:

1.
-

Nhận thức.
Khái niệm: Phản ánh hiện thực khách quan và bộ óc con người.
Biểu hiện: nhận thức thế giới, nhận thức chính mình,
Ý nghĩa: giúp con người phá vỡ giới hạn tồn tại để sống nhiều hơn, trải
nghiệm nhiều hơn

+ Cung cấp tri thức bách khoa về hiện tượng đời sống, hiểu biết cho con người.
+ Giúp con người nhận thức chính mình và cuộc đời bằng hình tượng nghệ thuậthiểu giá trị tinh thần kết tinh trong đối tượng.
+ Gợi khái niệm biến quá trình nhận thức khách quan thành quá trình nhận thức về
bản than

2. Giáo dục.
- Khái niệm: dạy con người những bài học luân lý, đạo đức
- Biểu hiện: nhìn nhận giá trị đạo đức trong những số phận cụ thể, trong góc
khuất tâm hồn
- Ý nghĩa: giúp thanh lọc tâm hồn, rèn cho con người khả năng tự giáo dục
bản than ( đồng cảm, xót thương, giúp đỡ…)
- Gợi tư tưởng , tình cảm, ni dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người.
+ Văn học có khả năng hướng thiện, hướng con người đến cái thiện qua hình
tượng nghệ thuật, quan điểm đạo đức.
+ Nơi ni dưỡng tình cảm nhân ái ( đồng cảm, vui vẻ,…)




- Biến sự giáo dục thành khái niệm tự giáo dục, giúp con người hoàn thiện
nhân cách.
3. Thẩm mỹ.
- Khái niệm: giúp con người tìm ra niềm vui trong cái đẹp của cuộc sống
- Biểu hiện: Nhận ra cái đẹp trong thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật trong con
người.
- Ý nghĩa: Phát triển khả năng cảm thụ và sáng tạo cái đẹp
- Là chức năng đặc trưng
- Thể hiện bản chất; nhu cầu con người muốn hướng đến.
- Cái đẹp – nó khởi phát trong long người.
+ Vai trị: xoa dịu tâm hồn con người, gạt bỏ mọi điều xấu xa khỏi tâm hồn con
người chỉ để lại những gì thanh khiết, cái đẹp có khả năng cứu rỗi thế giới, giúp
con người them yêu cuộc đời và cuộc sống có ý nghĩa.
Cái đẹp thể hiện ở 2 phương diện nội dung và hình thức (thể loại chính là ngơn
ngữ, hình ảnh)
Ngơn ngữ chính là chìa khóa vạn năng để mở ra cánh cửa muôn vàn cảm xúc.
Nhà văn, nhà thơ là người chắt lọc và sử dụng ngôn ngữ để diễn tả nỗi lòng.

4. Chức năng giao tiếp (đối thoại)
- Giữa người đọc và tác giả
- Sự đối thoại giữa người đọc và tác giả gián tiếp qua tác phẩm. Nếu nhà văn
mang đứa con của mình đến với người đọc thì người đọc lại chính là người
mang lại hơi thở, sự sống cho tác phẩm. Và lời hồi đáp của người đọc dành
cho tác giả chính là những nỗi niềm trân quý, sự rung lên trong tâm hồn và
sự thay đổi của người đọc. Tất cả đều góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp
hơn..
Trong Nghị luận văn học thường gặp các dạng với các vấn đề:
-


Phản ánh/sáng tạo- tài năng nhà văn
Tư tưởng- tình cảm
Nội dung- nghệ thuật
Khách quan – chủ quan
Cụ thể- khái quát


Những câu lý luận văn học theo chủ đề:
1. Chất thơ
“… Tôi cho rằng ngay trong văn xuôi, cần phải đượm hồn thơ, có như thế văn
xi mới trong sáng cất cao”. (Tơ Hồi)
“Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành
thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không
dẫn ta đi đâu cả”. (Pautopxki)

“Trong tiểu thuyết và trong kịch nếu như khơng có chất thơ thì giống như rượu
bia và nước hoa đã bay hết hơi hết mùi, giống như một xác ướp khơng có linh
hồn”. (Quách Mạt Nhược)

“Văn chương bao giờ cũng thấm đượm chất thơ như chất nước ngọt ngào thấm
trong trái táo” (Puskin)

“Văn xi cần phải có cánh. Đơi cánh ấy chính là thơ”. (Pha- đê-ép)

2. Chi tiết nghệ thuật
Chi tiết:
- Cấu thành diễn biến câu chuyện
- Có thể là một ánh mắt, lời nói, hành động, sự thay đổi của cảnh vật, một sự
kiện..

- Tạo nên giá trị của tác phẩm, nâng tầm nhà văn
Chi tiết nghệ thuật:
- Chứa đựng giá trị nghệ thuật và giá trị nhân sinh
- Cô đúc của nghệ thuật và nội dung, khơng lặp lại, mang tính độc đáo
Một tác phẩm (truyện ngắn) chỉ gói gọn vài khoảnh khắc cơ đọng của cuộc sống
nhưng chi tiết góp phần dồn nén cái tài, cái tình của nhà văn để ghi dấu ấn trong
lòng người đọc.


“Chi tiết là một lát cắt của đời sống”
“Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm” (Pautopxki)
“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn) (Macxim Gorki)
“Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành
văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết”.
(Từ điển thuật ngữ Văn học)
“Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt tới ý nghĩa
tượng trưng hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng
của nhà văn về cuộc sống và con người” (Bùi Việt Thắng).

3. Nhân vật
“Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng
tác”.

“Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của
những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư
tưởng của tác giả” (Beetong Brecht)

“ Một cuốn tiểu thuyết có đứng được hay khơng là ở chỗ nó có tạo ra được những
nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay khơng” (Nguyễn Đình Thi)


“Nhà văn sáng tạo nhân vật để thực hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào
đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính
là người dẫn dắt bạn đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch
sử nhất định” (Lý luận văn học)
Rapchenco “Hình tượng nghệ thuật tầm cỡ bao giờ cũng là một sự khám phá lớn
và sự khám phá này làm phong phú them nền văn học của loài người”


4. Tình huống truyện
“Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ
nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người”
(Nguyễn Minh Châu)

5. Giá trị hiện thực
“Nhà văn phải là người thư ký trung thành của thời đại” (Balzac)
“Nhà văn phải đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời”
(Nam Cao)

“ Truyện ngắn tách ra một mảnh nhỏ của hiện thực, đặt mảnh đất ấy vào trong
những giới hạn nào đó, nhưng nhờ vậy tác phẩm sẽ bung ra như một cú nổ trong
một hiện thực lớn hơn rất nhiều” ( Julio Catazar)

“ Truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc, nhưng là cái khoảnh khắc gợi mở đến vô
cùng, là một giọt sương phản chiếu cả bầu trời, là giọt nước mắt mang chứa cả cõi
long con người” ( Hồng Phong Tuấn).

“ Truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc của đời sống” (Tơ Hồi)

6. Giá trị nhân đạo
“Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ

những cái tốt để trong đời có nhiều cơng bằng, thương u hơn”. ( Thạch Lam)

“ Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác,
cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. ( Ai-ma-tôp)


“ Nói đến nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì
cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái gì rất xấu, một tội ác, một tên giết người
nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả” (Nguyễn Đình Thi)

Những câu nhận định hay.
1.

Sống đã rồi hãy viết. – Nam Cao

2.

Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự
thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và
đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối
và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn.
– Thạch Lam

3. Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải
là tác phẩm chung cho cả lồi người. Nó chứa đựng một cái gì đó lớn lao,
mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng lịng u thương, tình bác
ái, sự cơng bình. Nó làm người gần người hơn. – Nam Cao
4. Nếu tác giả khơng có lối đi riêng thì đó khơng bao giờ là nhà văn cả. Nếu
anh ta khơng có giọng văn riêng, anh ta khó có thể trở thành nhà văn thực
sự. – Sê khốp

5. Văn học là nhân học. – M.Gorki

6. Nghệ thuật không cần phải là ánh trắng lừa dối, nghệ thuật không nên là
ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ
những kiếp lầm than. – Nam Cao
7. Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu khơng vì
cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.
– Tố Hữu
8. Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại. – Banlzac


9. Trên đời, có những thứ chỉ có thể giải quyết bằng thơ ca. – Maiacopxki
10.

Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy. – Tố Hữu

11.

Thơ là bà chúa của nghệ thuật. – Xuân Diệu

12.Mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn. – Thạch Lam
13.Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực
tại xã hội. – Phạm Văn Đồng
14.Thơ ca là những gì thất lạc trong quá trình chuyển đổi. – Robert Frost
15.Mỗi con người đều mang trong mình nhiệm vụ của người nghệ sĩ. –
M.Gorki
16.Nhà văn phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của
cuộc đời. – Nam Cao
17.Mỗi khi có gì chất chứa trong lịng, khơng nói ra được, khơng chịu được thì
lại cần thấy làm thơ. – Tố Hữu

18.Những gì tơi viết ra là những gì thương u nhất của tôi, những ước mong
nhức nhối của tôi. – Nguyên Hồng
19.Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ
thuật sống trên Trái Đất. – Béc Tôn Brếch
20.Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái
đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trơng nhìn và
thưởng thức. – Thạch Lam
21.Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ. – Lâm Ngũ Đường
22.Khơng có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người. – Van Gốc


23.Một người nghệ sĩ chân chính là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. – Sê
khốp
24.Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải
nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.
– Thạch Lam
25.Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu
thả trong văn chương thì thật là đê hèn. – Nam Cao
26.Nghệ thuật đó là sự mơ phỏng tự nhiên. – Pu skin
27.

Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất
ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con
người. – Nguyễn Minh Châu

28.Phải đẩy tới chóp đỉnh của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra.
– Hê ghen
29.Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc
phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người.
– Đặng Thai Mai

30.Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. – Pautôpxki
31.Thơ ghi lại những khoảnh khắc đỉnh cao và hạnh phúc nhất của tâm hồn.
– Shelley
32.Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã ra
đời để diễn đạt chúng. – Robert Frost
33.Khơng có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính chúng ta
viết ra. – An đéc xen
34.Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái
ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. – Ai ma tốp
35.Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ
sở cái đẹp. – Pautopxki


36.Cảm động lịng người trước hết khơng gì bằng tình cảm và tình cảm là cái
gốc của văn chương. – Bạch Cư Dị
37.Văn chương gây ra cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện những tình
cảm ta sẵn có. – Hồi Thanh
38.Nói đến nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái
gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất
xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao
cả. – Nguyễn Đình Thi
39.Văn chương có loại đáng thờ và có loại khơng đáng thờ. Loại không đáng
thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở
con người. – Nguyễn Văn Siêu
40.Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ
trụ. – Thạch Lam
41.Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng
cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Còn đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái
nên thơ cịn lóng lánh giọt nước ở đời. – Nguyễn Văn Thạc
42.Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi. – Lưu Trọng Lư

43.Thơ là tiếng nói của tri tâm. – Tố Hữu
44.Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm con người, là sự tự giải bày
và gửi gắm tâm tư. – Lê Ngọc Trà
45.Thơ là rượu của thế gian. – Nguyễn Huy Trực
46.Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng. – CharlesDubos
47.Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào
bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng muốn hướng đến chân
lý. – M. Go rơ ki


48.Cốt lõi của nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối
với con người. – Hồi Chân
49.Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt
trận ấy. – Hồ Chí Minh

50.Chỉ có tác phẩm nghệ thuật nào truyền đạt cho mọi người tình cảm mới mà
họ chưa từng thể nghiệm thì mới là tác phẩm nghệ thuật đích thực. – Lép
tôn xtôi
51.Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi. – Gớt
52.Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái
nhân tạo của lòng người. – Sê khốp

53.Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con
người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con người. – Từ điển văn
học
54.Ngơn ngữ nhân dân là “tiếng nói ngun liệu” cịn ngơn ngữ văn học là
“tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào luyện”. – M go rơ ki




×