Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ THỰC HIỆN và NHỮNG đề XUẤT GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH cụ THỂ NHẰM THÚC đẩy PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA học CÔNG NGHỆ và CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KHOA học CÔNG NGHỆ TRONG sản XUẤT KINH DOANH của các DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.41 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC………………………………………

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ NHỮNG ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CỤ THỂ NHẰM THÚC
ĐẨY PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP

……., năm 2020


LỜI MỞ ĐẦU
Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần đến những giải pháp
công nghệ để tăng năng suất và hoạt động hiệu quả ở tất cả các khâu. Trong mơi
trường cạnh tranh và tồn cầu hóa như hiện nay, những doanh nghiệp không kịp
thời nắm bắt công nghệ để đổi mới sáng tạo mà vẫn chọn phương thức kinh doanh
truyền thống sẽ có nguy cơ rời khỏi thị trường. Đặc biệt, trước những thay đổi
nhanh chóng từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nếu doanh nghiệp không thích
ứng nhanh và tận dụng lợi tốt thế từ nền tảng cơng nghệ hiện đại để đổi mới, tối ưu
hóa sản xuất sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tụt hậu và khó có thể tồn tại.
Ngày 14/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg
về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học - công nghệ Việt Nam. Theo đó, dựa
trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo,
học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật…),
chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, chính
phủ điện tử. Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển
đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá trình
chuyển đổi số. Do đó, phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên
cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số


- các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai
trị hết sức quan trọng trong việc hiện thực hoá các cơ hội, tiềm năng mà chuyển
đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến
từng người dân.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến
lược “Make in Viet Nam” với hàm ý “Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng
bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ


động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình sản xuất kinh doanh
mới”. Những doanh nghiệp Việt Nam sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt
Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt
phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở
thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.


NỘI DUNG
1.Vai trị của phát triển khoa học - cơng nghệ đối với sản xuất kinh doanh
Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp (DN) luôn cần đến những
giải pháp công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả ở tất cả các khâu, từ cung ứng,
tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lượng, quảng bá sản phẩm, phân phối đến các hoạt
động quản trị nhân sự, tài chính, đầu tư... Thông thường, công nghệ gồm 4 thành
phần cơ bảnn̉: Cơng cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu (cịn gọi là phần cứng của công
nghệ); Thông tin, phương pháp, quy trình bí quyết; Tổ chức điều hành, phối hợp,
quản lý; Con người (Ba bộ phận sau gọi là phần mềm cơng nghệ). Bất kỳ q trình
sản xuất nào đều phải đảm bảo 4 thành phần trên.
Hoạt động phát triển khoa học công nghệ bao gồm hai nội dung cơ bản
sau:
- Phát triển sản phẩm: Là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc
cải tiến các sản phẩm truyền thống của cơng ty mình. Việc tạo ra một sản phẩm

mới rất khó khăn. Thường phải có nguồn chi phí lớn để tạo ra cơ sở vật chất phục
vụ cho hoạt động này; có đội ngũ cán bộ và cơng nhân kỹ thuật có khả năng triển
khai hoạt động…
- Đổi mới quy trình sản xuất: Tiến bộ cơng nghệ đối với các nước đang
phát triển được tập trung chủ yếu vào việc cải tiến hiệu quả quy trình cơng nghệ.
Việc cải tiến này cho phép nâng cao năng suất của người lao động. Điều này thể
hiện qua việc kết quả cải tiến quy trình sản xuất chuyển dịch sang phải của đường
cung phản ánh khả năng nâng cao năng lực sản xuất.
Thực tiễn cho thấy, phát triển khoa học - công nghệ là rất quan trọng đối
với mỗi DN. Tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển khoa học - công nghệ sẽ cho


phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản
phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên
vật liệu… Nhờ đó, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng
trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những DN không kịp thời
nắm bắt công nghệ để đổi mới sáng tạo, kinh doanh theo phương thức truyền thống
sẽ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường rất lớn.
Những năm gần đây, cùng với phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt
trước sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, đã xuất hiện
nhiều phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng phát triển trực tuyến như: Kết
nối vạn vật, dữ liệu lớn, điện tốn đám mây, cơng nghệ tự động hóa trong sản xuất
và kiểm sốt chất lượng… Những phương thức kinh doanh này không chỉ giúp DN
vận dụng để gia tăng năng suất và kiểm soát chất lượng mà cịn có thể kết hợp với
nhau để đổi mới các hoạt động của DN từ phân tích hành vi của khách hàng, sáng
tạo sản phẩm mới, quảng bá sản phẩm, tư vấn trực tuyến, kiểm soát sản xuất và
chất lượng tự động, quản lý tài chính, làm việc từ xa... Thông qua phát triển khoa
học - công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, đối với DN nhỏ và vừa (DNNVV) có
thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn thơng qua tối ưu hóa quy trình sản
xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao chất

lượng khâu tiêu thụ sản phẩm và chính sách hậu mãi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý
rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển khoa học - công nghệ của
DN như: Loại hình DN; Tiềm lực tài chính của DN; Tuổi, giới tính của cán bộ nhân
viên trong DN... Các đặc điểm của DN như quy mô vốn, quy mô lao động, thời
gian hoạt động, mối quan hệ với DN cùng ngành/DN nhà nước đều có tác động tới
quyết định phát triển khoa học - công nghệ của DN.
2. Thực trạng phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt
Nam


Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng hành lang pháp lý, đưa ra
các chương trình hỗ trợ hoạt động đổi mới khoa học và công nghệ của DN. Cụ thể,
là đã kết nối nhiều nguồn cung và cầu công nghệ, giúp nâng cao năng lực cạnh
tranh của DN. Trong quá trình đàm phán chuyển giao cơng nghệ, đã có nhiều hoạt
động hỗ trợ DN như: Tư vấn công nghệ, các vấn đề pháp lý, kết nối nguồn lực tài
chính cho DN. Nhiều cơng nghệ sau khi được chuyển giao đã phát huy hiệu quả,
phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, tăng lợi nhuận và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, kết quả phát triển khoa học - công nghệ
của DN vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm.
Khảo sát mới đây của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Bộ Khoa
học và Công nghệ) cho biết, chỉ có 23% số các DN được điều tra có hoạt động đổi
mới, cải tiến cơng nghệ. Ngun nhân là do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, trong
khi cơ chế tài chính hỗ trợ cho DN vay vốn, bảo lãnh vốn vay và các hỗ trợ khác
chưa tạo điều kiện để DN phát triển khoa học - công nghệ chưa thơng thống,
thuận lợi cho DN. Khảo sát này cũng cho thấy, các tổ chức làm nhiệm vụ môi giới
và dịch vụ trong thị trường công nghệ để kết nối giữa nguồn cung và cầu cơng
nghệ cịn hạn chế. Điều này góp phần lý giải ngun nhân vì sao các nhà khoa học
chưa thuyết phục được nhiều DN thương mại hóa các kết quả nghiên cứu... Trong
khi đó, theo khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc và Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ của Việt Nam hiện chỉ

ở mức 10% (thấp hơn nhiều so với con số trung bình 40% của các nước đang phát
triển). Trong đó, nhiều công nghệ thuộc thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước và 75%
máy móc đã hết khấu hao. Kết quả này phần nào phản ánh tình trạng chậm phát
triển khoa học - công nghệ của DN Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV với tiềm lực
tài chính yếu. Sự yếu kém trong cải tiến công nghệ của DNNVV bắt nguồn từ các


yếu tố chi phối đến khả năng đổi mới của DN như quy mô nguồn lực của DN, đặc
điểm của chủ DN, cơ chế chính sách cho đổi mới sáng tạo.
Hiện nay, số lượng DN Việt Nam nhiều và gia tăng liên tục, nhưng trong
đó có đến 97% là DNNVV, DN siêu nhỏ. Năng lực sản xuất của DN Việt Nam hạn
chế do ít cập nhật sự thay đổi của thị trường và công nghệ. Thực trạng chung của
các DN này là sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất lao động quá thấp so với các
nước trong khu vực, thường xun gặp khó về tài chính, nhân lực yếu kém chưa
tiếp nhận thông tin và công nghệ mới trong sản xuất, cũng như các chính sách hỗ
trợ của Nhà nước. Q trình phát triển khoa học - cơng nghệ của DN cũng luôn đối
mặt với những trở lực, nhất là công nghệ đã đầu tư với giá trị lớn nhưng lạc hậu khi
chưa thu hồi vốn, kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực khơng thích ứng với
bối cảnh mới. Hiện nay, các DN có thể nhận thức được lợi ích từ việc đổi mới, cải
tiến cơng nghệ, nhưng khi đối mặt với những khó khăn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, công nghệ là vấn đề chưa được DNNVV ưu tiên đầu tư. Với việc công
nghệ không được coi là lĩnh vực ưu tiên khi bắt đầu kinh doanh, do đó, DN thiếu
bài bản và tầm nhìn trong phát triển công nghệ, thiếu sự đầu tư một cách đồng bộ,
dẫn đến tốn kém và mất thời gian để chuyển đổi cơng nghệ, khó tăng quy mơ sản
xuất. Tình trạng các DN thiếu sự chủ động trong việc tiếp cận công nghệ mới, chưa
quan tâm việc đầu tư công nghệ trong sản xuất không chỉ làm giảm hiệu quả sản
xuất kinh doanh của chính DN, mà cịn kéo theo hậu quả tác động xấu đến môi
trường đối với địa bàn nơi DN đóng.

3.Giải pháp thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp


Hầu hết DN Việt Nam hiện nay có quy mơ vừa và nhỏ, nguồn lực, đặc biệt là
nguồn lực tài chính cịn hạn chế, cho nên hoạt động đổi mới cơng nghệ vẫn chưa
thật sự diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ
nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh và
cuộc CMCN 4.0 đang tác động đến phương thức sản xuất của DN. Đây là yêu cầu
sống còn của DN trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Để giải quyết được
những vấn đề này, trong thời gian tới, cần chú trọng một số vấn đề như:
Về phía cơ quan quản lý:
- Cải thiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển khoa học
công nghệ đối với DN, đặc biệt là DNNVV. Chẳng hạn, phải đảm bảo hiệu quả
thực thi từ khi ban hành chính sách đến người thực hiện xét duyệt hồ sơ; đồng thời,
cắt giảm những thủ tục, giấy tờ không cần thiết, tạo điều kiện cho DN tiếp cận
nguồn vốn, công nghệ hỗ trợ nhanh nhất. Nghiên cứu thêm các chính sách cụ thể
về vấn đề công nghệ mới giống như các quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận rủi ro
trong lĩnh vực công nghệ mới, tạo điều kiện cho DN có điều kiện tiếp cận vốn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và lực lượng
chuyên gia công nghệ, để tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV khai thác, sử
dụng phục vụ đổi mới công nghệ. Hỗ trợ DN ứng dụng công nghệ thông tin, xây
dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực DN và quảng cáo sản phẩm.
- Hỗ trợ DN nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên
tiến, đào tạo, thuê chuyên gia thiết kế, sản xuất sản phẩm mới và thay đổi quy trình
cơng nghệ. Cùng với đó, bám sát triển khai các quy định được nêu ra tại Luật Hỗ
trợ DNNVV và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy
định quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, đặc biệt là hỗ trợ hình
thành các cơ sở ươm tạo DN khoa học và công nghệ nghiên cứu, ứng dụng và sản
xuất sản phẩm mới.



- Về phía các doanh nghiệp:
- Nâng cao tiềm lực tài chính của DN thơng qua các nguồn vốn vay từ
ngân hàng, vốn hỗ trợ từ Nhà nước để nghiên cứu, đầu tư những cơng nghệ thích
hợp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tăng cường mở rộng hợp tác, quan
hệ với DN cùng ngành, các tổ chức tín dụng để khơng chỉ giúp DN có thêm thơng
tin kinh doanh mà cịn giúp mở rộng nguồn vốn có khả năng tiếp cận.
- Các DN, đặc biệt là DNNVV nên xem xét việc áp dụng đổi mới công
nghệ theo từng giai đoạn. Theo đó, DN có thể phân nhỏ quá trình đầu tư theo chu
kỳ kinh doanh hoặc xem xét cải tiến từng công đoạn nhằm giảm sức ép về vốn đầu
tư.
- Tăng cường liên kết, hợp tác tốt với các DN có vốn đầu tư nước ngồi
để thuận lợi hơn trong nắm bắt tiêu chuẩn, kỹ thuật mới, tiếp cận tri thức và công
nghệ mới. Đồng thời, các DN cần chuẩn bị nhân lực có khả năng hấp thụ thành quả
của tiến bộ cơng nghệ tồn cầu...



×