Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT KHÁT QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.41 KB, 16 trang )

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT
KHÁT QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Trong bài làm dưới đây Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, sửa
đổi, bổ sung năm 2019 được viết tắt là Luật SHTT
A.1. Lý thuyết:
1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc
trưng gì so với các tài sản hữu hình?
Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ?
Lý do thứ nhất vừa thoả đáng vừa thích hợp là người tạo ra sản phẩm (sáng tạo) và có nỗ
lực trong hoạt động sáng tạo trí tuệ phải có lợi ích nào đó từ những nỗ lực này.
Lý do thứ hai là bằng việc dành sự bảo hộ cho các tài sản trí tuệ, những nỗ lực sáng tạo
trí tuệ như vậy sẽ được khuyến khích và các ngành cơng nghiệp dựa trên các sản phẩm
sáng tạo như vậy có thể phát triển vì mọi người thấy rằng các sản phẩm như vậy mang lại
sự đền bù về mặt tài chính.
Bất cứ khi nào một sản phẩm mới được tung vào thị trường thì nó ln đứng trước nguy
cơ bị đối thủ cạnh tranh như sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tư, cũng như làm
giả, làm nhái các logo, bao bì sản phẩm. Đó chính là ngun nhân vì sao việc đăng ký
nhãn hiệu, cũng như việc đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ khác của doanh nghiệp lại
quan trọng.
Việc bảo vệ pháp lý tài sản vơ hình thơng qua hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở
hữu độc quyền sử dụng những tài sản trí tuệ trong một thời hạn nhất định. Nói tóm lại
việc đăng ký bảo hộ các tài sản vơ hình sẽ biến các tài sản vơ hình này trở nên hữu hình
hơn một chút bằng việc biến chúng thành những tài sản độc quyền.
Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình?
Tiê Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu những tài
u
sản hữu hình
chí
Kh Sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp các quyền đối Là tài sản được biểu hiện
ái với tài sản vơ hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy dưới hình thái vật chất (nhà


niệ tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định xưởng, máy móc, thiết bị,
m bảo hộ
vật tư, hàng hóa,...), có thể


nhìn thấy được và có trị giá
đo lường cụ thể.
Đối Tài sản vơ hình là kết quả của q trình tư duy sáng tạo Tài sản hữu hình, được qui
tượ trong bộ não con người được biểu hiện dưới nhiều hình định tại Điều 105 BLDS bao
ng thức.
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản.
Là những tài sản khơng nhìn thấy được, nhưng trị giá
được tính bằng tiền và có thể trao đổi. Ví dụ: tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn…
HìnTồn tại dưới dạng quyền tài sản và quyền nhân thân.
Thể hiện dưới dạng hình
h
thái vật chất nhất định.
thá
i
Bả - Khơng gian:
Bảo hộ quyền sở hữu tài sản
o Có giới hạn nhất định. Chỉ được bảo hộ trong phạm vihữu hình pháp luật khơng
hộ một quốc gia, khi có tham gia Điều ước quốc tế về sở đặt ra thời hạn bảo hộ cho
tài hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ranhững tài sản này, tài sản
sản các quốc gia thành viên.
hữu hình có thời hạn bảo hộ
sở Ví dụ: bạn đăng ký bảo hộ ở quốc gia A thì trong phạmtuyệt đối.
hữ vi quốc gia này, không ai được xâm phạm đến quyền sở

u hữu của bạn đối với tài sản đó.
Tuy Bảo hộ một cách tuyệt đối tuy nhiên quyền này
khơng hề có giá trị tại quốc gia B (hay C) khác, trừ khi
các quốc gia này cùng tham gia một Điều ước quốc tế về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Thời gian:
Pháp luật có đặt ra thời hạn bảo hộ. Trong thời hạn bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm. Hết thời
hạn bảo hộ này (bao gồm cả thời hạn gia hạn nếu có), tài
sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại, có thể được
phổ biến một cách tự do mà không cần bất kỳ sự cho
phép nào của chủ sở hữu.
Ví dụ: Luật Sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam quy định:
Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng
dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm
mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu
tiên; Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi
năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định
hình .v.v
Phạm vi bảo hộ khơng bị bó hẹp trong một quốc gia .
Că - Quyền tác giả tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện -Do lao động, hoạt động sản
n dưới hình thức nhất định (Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT) xuất, kinh doanh, thu hoa
cứ - Quyền liên quan: khi biểu diễn, ghi âm, ghi hình, lợi, lợi tức. quyền đối với


xác chương trình phát sóng…(Khoản 2 Điều 6 Luật SHTT) cây trồng: khi đăng lý bảo
lập. - Quyền SH công nghiệp: Đối với tên thương mại được hộ tại cơ quan nhà nước có
xác lập khi sử dụng hợp pháp tên đó…(Khoản 3,4 Điều thẩm quyền
6 Luật SHTT)
- Được chuyển giao, tặng

-Quyền sở hữu Quyền sở hữu chỉ đề cao quyền sử dụng, cho, thừa kế.
định đoạt. Vì bản chất là tài sản vơ hình, chúng ta khơng - Tạo thành phẩm mới do
thể cầm nắm được tài sản nên quyền chiếm hữu ít đượcsáp nhập, trộn lẫn, chế biến
đề cập tới
- Các trường hợp chiếm hữu
theo qui định của pháp luật
Điều 186 BLDS
-Việc đinh đoạt tài sản hữu
hình cần kèm theo với sự
chiếm hữu. Ví dụ: A chỉ có
thể quyền sử dụng một
chiếc xe nếu B là chủ sở
hữu giao quyền chiếm hữu
chiếc xe cho A.
Đă Các quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả,Đăng ký quyền sở hữu đối
ng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây với tài sản là bất động sản,
ký trồng. Có quyền phải đăng ký bảo hộ tại cơ quan Nhà nếu là động sản chỉ đăng ký
bảo nước có thẩm quyền mới phát sinh quyền được bảo hộ. khi pháp luật có qui định
hộ
(Điều 106 BLDS)
Tuy nhiên, quyền tác giả thì phát sinh mà khơng cần
đăng ký. (Điều 49, 86, 87, 88, 164 Luật SHTT).
Địn TSVH gặp khó khăn trong việc xác định giá trị.
TSHH dễ dàng xác định giá
h
trị.
giá

2/ Phân tích đặc điểm tính lãnh thổ của quyền SHTT?
-Quyền SHTT Mang tính lãnh thổ

+Tính lãnh thổ :
Quyền sở hữu trí tuệ là “quyền có tính lãnh thổ”, nghĩa là chúng thường chỉ được bảo
hộ trong lãnh thổ một nước (ví dụ, nước Việt Nam) hoặc trong lãnh thổ một khu vực (ví
dụ, trong lãnh thổ các nước thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI)) nơi
đăng ký và nhận được sự bảo hộ. Chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, trừ
trường hợp khi có tham gia Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ
được mở rộng ra các quốc gia thành viên.


Vì vậy, một cơng ty đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu hay kiểu dáng
công nghiệp hợp pháp ở thị trường nội địa và đã được cấp các quyền thì khơng có nghĩa
là quyền sở hữu trí tuệ đó chỉ được bảo hộ tại quốc gia đã đăng ký mà không mang lại sự
bảo hộ ở thị trường khác, trừ khi các quyền đó đã được đăng ký và được cấp bởi cơ quan
sở hữu trí tuệ quốc gia (hoặc khu vực) của thị trường khác có liên quan.
Ví dụ: bạn đăng ký bảo hộ ở quốc gia A thì trong phạm vi quốc gia này, không ai được
xâm phạm đến quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đó.
Tuy Bảo hộ một cách tuyệt đối nhưng quyền này khơng hề có giá trị tại quốc gia B (hay
C) khác, trừ khi các quốc gia B ( hay C) này cùng tham gia một Điều ước quốc tế về bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ với A.
-Các ngoại lệ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Thứ nhất, ở một số nước (chủ yếu là những nước có hệ thống pháp luật dựa trên
“thơng luật”, như Ôxtrâylia, Ấn Độ,Vương quốc Anh và Hoa Kỳ), nhãn hiệu có thể được
bảo hộ thơng qua việc sử dụng. Nghĩa là, khi nhãn hiệu đã được sử dụng trong lãnh thổ
một nước có liên quan, nó sẽ nhận được sự bảo hộ ở một mức độ nhất định ngay cả khi
chưa đăng ký. Tuy nhiên, ngay ở những nước mà nhãn hiệu có thể được bảo hộ thơng qua
việc sử dụng thì nhìn chung tốt hơn hết bạn hãy đăng ký nhãn hiệu vì điều này sẽ mang
lại sự bảo hộ mạnh hơn và làm cho việc thực thi được dễ dàng và ít phiền tối hơn một
cách đáng kể.
Thứ hai, đối với quyền tác giả và quyền liên quan, thì cũng khơng cần phải đăng ký ở
nước ngồi để nhận được sự bảo hộ. Đối với quyền tác giả, tác phẩm văn học hoặc nghệ

thuật (nhóm tác phẩm kể cả phần mềm máy tính) được bảo hộ tự động ngay khi tác phẩm
được tạo ra, hoặc ở một số nước, ngay khi tác phẩm được định hình dưới dạng vật chất
bất kỳ. Liên quan đến việc bảo hộ ở nước ngồi, một tác phẩm được cơng dân hoặc cư
dân của một nước là thành viên của Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ
thuật hoặc thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tạo ra sẽ được bảo hộ tự
động ở tất cả các nước thành viên khác của Công ước Berne hay WTO.
3/ Quyền sở hữu trí tuệ có những đối tượng nào? Cho ví dụ minh hoạ mỗi đối
tượng.
Quyền sở hữu trí tuệ gồm 3 đối tượng:
+ Quyền tác giả: tác phẩm văn học, nghệ thuật, ảnh chụp, bài hát,…và quyền liên quan
đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,
tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
VD: bài hát “Đến khi nào” Khắc Việt sáng tác


+ Quyền sở hữu công nghiệp: sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
VD: kiểu dáng lọ nước hoa Chanel No 5
+ Quyền sở hữu đối với giống cây trồng: giống cây trồng, vật liệu nhân giống
VD: giống mướp MELO 59 được cấp bằng bảo hộ giống cây mới 20 năm cho Cơng Ty
TNHH Hạt Giống Tân Lộc Phát.
4/ Trình bày những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2019.
Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 (Luật số
42/2019/QH14) là:
Thứ nhất, chỉ dẫn địa lý: liên quan chỉ dẫn địa lý, Luật số 42/2019/QH14 quy định bổ
sung về căn cứ phát sinh, xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên.
Thứ hai, về tính mới của sáng chế:
+ Quy định về việc sáng chế không bị coi là mất tính mới một cách tổng quan thay vì

bằng phương pháp liệt kê: Sáng chế khơng bị coi là mất tính mới nếu được người có
quyền đăng ký hoặc người có được thơng tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt
Nam trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bộc lộ sáng chế.
+ Kéo dài thời gian nộp đơn đăng ký sáng chế không bị coi là mất tính mới từ 6 tháng
lên 12 tháng
Thứ ba, cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp: Luật số
42/2019/QH14 cho phép đơn nộp dưới dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến,
phù hợp với việc thực thi Hiệp định CPTPP.
Thứ tư, hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu:
Luật số 42/2019/QH14 quy định bổ sung hành vi sử dụng nhãn hiệu của bên nhận
chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn
hiệu của chính chủ sở hữu nhãn hiệu. Bên cạnh đó, hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không
phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.


Thứ năm, bảo vệ chủ thể quyền SHTT:
Để bảo vệ chủ thể quyền SHTT khi có hành vi xâm phạm quyền, Luật số
42/2019/QH14 bổ sung một số nội dung: quyền u cầu tịa án buộc ngun đơn thanh
tốn chi phí thuê luật sư hoặc các chi phí khác trong vụ kiện xâm phạm quyền SHTT.
Nếu bị đơn được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm quyền; quyền
được yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền SHTT của tổ
chức, cá nhân khác.
A.2. Bài tập:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 1 “Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ” (gồm cả phần tình
huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu
hỏi sau đây:
1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền SHTT bao gồm những
gì? Nêu cơ sở pháp lý.
Hiện nay những đối tượng nào được xem là đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ đã

được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ:
“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng
quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố.
2. Đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ
dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”
Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu có phải là đối tượng quyền SHTT
hay khơng? Vì sao?
Đầu tiên chúng ta cần hiểu Hồ sơ cơng bố sản phẩm là gì? Hồ sơ cơng bố sản phẩm
được hiểu là hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, là các tài liệu chứng
minh cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng đối tượng hàng hóa, sản phẩm của
chủ thể kinh doanh đó đạt được các yêu cầu nhất định trước khi được đưa vào lưu thông
trên thị trường. Đây là điều kiện cần để doanh nghiệp đó thực hiện việc sản xuất kinh
doanh.


Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Xét bản chất của hồ sơ cơng bố chất lượng, vệ sinh, an tồn thực phẩm thấy rằng các đối
tượng sau sẽ bị loại trừ: kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Chỉ cịn bí mật kinh doanh và sáng chế có
thể có mối liên quan với hồ sơ cơng bố sản phẩm.
Hồ sơ cơng bố sản phẩm có thể có mối liên hệ với bí mật kinh doanh. Bí mật kinh
doanh là những thông tin từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được cơng bố và có
khả năng đem lại lợi thế cho chủ thể có được thơng tin đó. Bí mật kinh doanh mặc dù là
thơng tin nhưng những thông tin này không phải là những hiểu biết thơng thường, chỉ có

một số ít người biết và áp dụng các biện pháp bảo mật kỹ lưỡng.
Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh được bảo hộ khki đáp
ứng đủ điều kiện được qui định tại Điều 84 Luật SHTT:
Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thơng thường và khơng dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi
thế so với người khơng nắm giữ hoặc khơng sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không
bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Từ đó ta thấy thì Hồ sơ cơng bố sản phẩm khơng được xem là bí mật kinh doanh. Và do
đó khơng được xem là đối tượng SHTT dưới góc độ này.
Cịn đối với sáng chế, thì sáng chế là giải pháp kỹ thuận dưới dạng sản phẩm hoặc quy
trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng quy trình (quy trình sản xuất, quy trình điều
chế). Tuy nhiên, Hồ sơ cơng bố sản phẩm là hồ sơ công bố chất lượng được làm theo mẫu
của Bộ Y tế, nếu có một quy trình sản xuất hoặc quy trình điều chế thì việc mơ tả và cơng
bố đối tượng có thể dẫn đến việc đối tượng đó bị mất đi tính mới.1
Điều 60 Luật SHTT qui định tính mới của sáng chế. Theo đó, sáng chế được coi là có
tính mới nếu chưa được bộc lộ cơng khai dưới hình thức như sử dụng, mơ tả bằng văn
bản hoăcj các hình thức thể hiện khác. Một đối tượng muốn được bảo hộ dưới dạng sáng
chế phải đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng cơng
nghiệp. Hồ sơ cơng bố sản phẩm có thể mơ tả quy trình sản xuất chế biến sản phẩm đó,

1 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
(Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi , bổ sung), NXB. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.


nhưng như đã đề cập ở trên, nếu thể hiện ở dưới dạng mơ tả ở hồ sơ thì khơng đáp ứng
được tính mới và do đó khơng được bảo hộ.

Hơn nữa, Hồ sơ công bố sản phẩm chứa các thông số, số liệu về kỹ thuật đáp ứng các
điều kiện cho việc sản xuất sản phẩm. Vậy khi gửi hồ sơ công bố sản phẩm được nộp cho
Cục SHTT, thì trong quá trình thẩm định hình thức, nếu tài liệu chỉ mơ tả các chỉ số kỹ
thuật thì thẩm định viên sẽ ra thông báo từ chối nhận đơn hợp lệ. Từ những vấn đề trên ta
thấy Hồ sơ công bố sản phẩm được xem là đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp là rất
thấp.
2/ Theo Tịa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là đối
tượng quyền SHTT hay khơng? Vì sao Tịa án lại xác định như vậy?
Theo Tòa án xác định, các hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an tồn thực
phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp khơng phải là đối tượng quyền
SHTT.
Tịa án xác định như vậy là vì những lý do sau:
Thứ nhất, về thời gian xảy ra vụ việc và luật áp dụng: các hồ sơ công bố tiêu chuẩn
chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm đang được đề cập được thực hiện trong khoảng
thời gian từ 2002-2004 và sử dụng nó đến 2009; vì thế tịa xác định những quy định về
SHTT quy định trong Bộ luật Dân sự 1995 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được áp dụng giải
quyết.
Thứ hai, quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật sở hữu trí tuệ khơng xác định các hồ
sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm là đối tượng SHTT được
bảo hộ. Cơ sở pháp lý thể hiện ở các Điều 747, 781, 788 Bộ luật Dân sự 1995 và Điều 3
Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
3/ Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu là đối tượng của quyền tác giả
hay quyền sở hữu công nghiệp không? Lập luận của tác giả như thế nào?
Tác giả khơng có cho rằng hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với 7 loại rượu là đối tượng của quyền tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp.
Lập luận của tác giả:



Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn
địa lý. Xét mối liên quan giữa hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm thấy
rằng các đối tượng sau sẽ bị loại trừ: kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Điều này đồng nghĩa với việc bí
mật kinh doanh và sáng chế có thể có mối liên quan với hồ sơ công bố sản phẩm.
Hồ sơ cơng bố sản phẩm có thể có mối liên hệ với bí mật kinh doanh. Bí mật kinh
doanh là những thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ
và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh mặc dù là thông tin nhưng
những thông tin này không phải là những hiểu biết thơng thường và chỉ có một số ít
người biết về những thơng tin này.
Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng
các điều kiện quy định tại Điều 84 Luật SHTT: “Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp
ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi
thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó khơng
bị bộc lộ và khơng dễ dàng tiếp cận được”.
Từ quy định của Điều 84 Luật SHTT, có thể thấy rằng một đối tượng muốn được bảo hộ
là bí mật kinh doanh phải tồn tại trong tình trạng bí mật. Tuy nhiên điều này hồn tồn đi
ngược lại với Hồ sơ cơng bố sản phẩm. Chính vì điều này mà Hồ sơ cơng bố sản phẩm
khơng được xem là bí mật kinh doanh. Và do đó, khơng là đối tượng SHTT dưới góc độ
này.
Sáng chế là giải pháp kỹ thuận dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một
vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế có thể được thể hiện
dưới dạng quy trình (quy trình sản xuất, quy trình điều chế). Tuy nhiên, Hồ sơ cơng bố
sản phẩm là hồ sơ công bố chất lượng được làm theo mẫu của Bộ Y tế, nếu có một quy
trình sản xuất hoặc quy trình điều chế thì việc mơ tả và cơng bố đối tượng có thể dẫn đến
việc đối tượng đó bị mất đi tính mới.

Tính mới của sáng chế được quy định tại Điều 60 Luật SHTT. Theo đó, sáng chế được
coi là có tính mới nếu chưa được bộc lộ cơng khai dưới hình thức như sử dụng, mô tả


bằng văn bản hoăcj các hình thức thể hiện khác. Một đối tượng muốn được bảo hộ dưới
dạng sáng chế phải đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng
công nghiệp. Hồ sơ cơng bố sản phẩm có thể mơ tả quy trình sản xuất chế biến sản phẩm
đó, nhưng như đã đề cập ở trên, nếu thể hiện ở dưới dạng mô tả ở hồ sơ thì khơng đáp
ứng được tính mới và do đó khơng được bảo hộ.
Ngồi ra, bản thân Hồ sơ công bố sản phẩm mang các thông số, số liệu về kỹ thuật đáp
ứng các điều kiện cho việc sản xuất sản phẩm. Do đó, giả sử hồ sơ cơng bố sản phẩm
được nộp cho Cục SHTT, thì trong quá trình thẩm định hình thức, nếu tài liệu chỉ mơ tả
các chỉ số kỹ thuật thì thẩm định viên sẽ ra thông báo từ chối nhận đơn hợp lệ.
4/ Theo quan điểm của bạn, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên có là đối
tượng của quyền SHTT hay khơng? Giải thích vì sao.
Cở sở pháp lí qui định đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa
đổi, bổ sung năm 2009, sửa đổi, bổ sung năm 2019:
“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng
quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ
dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”
Hồ sơ công bố sản phẩm là hồ sơ cơng bố chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm, để
chứng minh cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng đối tượng hàng hóa, sản phẩm
của chủ thể kinh doanh đó đạt được các yêu cầu nhất định trước khi được đưa vào lưu
thông trên thị trường.

Xét bản chất của hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an tồn thực phẩm ta thấy rằng nó
khơng có mối liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lí mà chỉ có thể liên quan đến sáng chế và bí
mật kinh doanh.
Nhưng bí mật kinh doanh theo qui định tại:
Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và khơng dễ dàng có được;


2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi
thế so với người khơng nắm giữ hoặc khơng sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó khơng
bị bộc lộ và khơng dễ dàng tiếp cận được.
Thì một đối tượng để được bảo hộ là bí mật kinh doanh thì phải tồn tại trong tình trạng bí
mật. Tuy nhiên, điều này đã hồn tồn đi ngược lại với Hồ sơ cơng bố sản phẩm. Chính
vì điều này mà Hồ sơ công bố sản phẩm không được xem là bí mật kinh doanh.
Cịn đối với sáng chế, thì sáng chế là giải pháp kỹ thuận dưới dạng sản phẩm hoặc quy
trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng quy trình (quy trình sản xuất, quy trình điều
chế) và phải đáp ứng tính mới. Tính mới của sáng chế được quy định tại Điều 60 Luật
SHTT. Theo đó, sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa được bộc lộ cơng khai dưới
hình thức như sử dụng, mơ tả bằng văn bản hoăcj các hình thức thể hiện khác. Một đối
tượng muốn được bảo hộ dưới dạng sáng chế phải đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính
sáng tạo và khả năng áp dụng cơng nghiệp. Hồ sơ cơng bố sản phẩm có thể mơ tả quy
trình sản xuất chế biến sản phẩm đó, nhưng như đã đề cập ở trên, nếu thể hiện ở dưới
dạng mô tả ở hồ sơ thì khơng đáp ứng được tính mới và do đó khơng được bảo hộ.
Từ những vấn đề trên thì theo quan điểm của nhóm em hồ sơ cơng bố chất lượng, vệ sinh,
an tồn thực phẩm 7 loại rượu nói trên khơng phải là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHƠNG thảo luận trên lớp:

Đọc, nghiên cứu Bản án số 4 “Bảo hộ tác phẩm kiến trúc” (gồm cả phần tình huống
và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi
sau đây:
1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền tác giả bao gồm những
đối tượng nào? Nêu cơ sở pháp lý.
Theo điều 3, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 Đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
Điều 3, Luật sở hữu trí tuệ quy định về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ như sau:

“1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng
quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố.


2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ
dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống”
Như vậy, theo quy định trên chúng ta có thể hiểu rằng đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ bao gồm:
-Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu.
-Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
-Quyền sở hữu cơng nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa
lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh.
-Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng

mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì tác phẩm kiến trúc có phải
là đối tượng quyền tác giả hay khơng? Vì sao?
Pháp luật nước ta hiện nay quy định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm
được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, khơng phân biệt
nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã
đăng ký hay chưa đăng ký.
Theo đó, theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 5
Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì các tác phẩm sau đây sẽ được bảo hộ quyền
tác giả:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện
dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;


- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi
chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, cơng trình khoa
học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
==> Căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì tác phẩm kiến trúc được xem là một
tác phẩm nghệ thuật và được bảo hộ quyền tác giả theo quy định.

2/ Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp có phải là
đối tượng của quyền tác giả hay khơng? Vì sao Tịa án lại xác định như vậy?
Theo Tịa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp là đối tượng của
quyền tác giả theo điểm i khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.
Tòa án xác định như vậy là áp dụng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy
định tại điểm i khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm kiến trúc cũng là một trong
những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Tịa chưa giải thích rõ tại sao nó là
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
3/ Quan điểm của tác giả bình luận có rằng cho đối tượng đang tranh chấp là đối
tượng của quyền tác giả không? Lập luận của tác giả như thế nào về vấn đề này?
Quan điểm của tác giả bình luận, đối tượng đang tranh chấp là đối tượng của quyền
tác giả.
Tác giả giải thích cho điều đó với lập luận rằng:


Thứ nhất, tác giả cho biết đặc trưng cơ bản của một tác phẩm kiến trúc dựa theo quy
định tại Điều 15 Nghị định 22/2018. Có hai đặc trưng: thứ nhất, tác phẩm kiến trúc chỉ
được bảo hộ nếu thể hiện dưới hình thức bản vẽ thiết kế hoặc cơng trình kiến trúc; thứ
hai, nội dung thiết kế là ngơi nhà, cơng trình xây dựng, quy hoạch khơng gian đã hoặc
chưa xây dựng
Thứ hai, tác giả chỉ ra các bản vẽ là đối tượng tranh chấp thỏa mãn hai đặc trưng đã
nêu, từ đó xác định nó là đối tượng của quyền tác giả.
4/ Theo quan điểm của bạn, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống nêu
trên có là đối tượng của quyền tác giả hay khơng? Giải thích vì sao.
Theo quan điểm của em, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống trên là đối tượng của
quyền tác giả vì những cơng trình mà cơng ty Tường Phát xây dựng chủ yếu dựa trên bản
vẽ thiết kế của tác giả Vĩnh và Minh. Đây được xem là tác phẩm kiến trúc theo Điều 15
Nghị định 22/2018.
Bản vẽ thiết kế là một tác phẩm dựa trên chất xám, kinh nghiệm, hiểu biết, sáng tạo của
con người để thực hiện nên tác giả của nó phải được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm cả

quyền tài sản và quyền nhân thân vì gắn liền với chủ thể sáng tạo ra. Nên đây phải được
xem như đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ cụ thể là quyền tác giả.
Bên cạnh đó những nước tiến bộ như Hoa Kỳ cũng đã ghi nhận điều này trong Luật về
quyền tác giả tác phẩm kiến trúc 1990: “tác phẩm kiến trúc bao gồm kiểu dáng tòa nhà,
bản vẽ kiến trúc hay thiết kế”2.
5/ Quy định của pháp luật các nước về tác phẩm kiến trúc như thế nào (SV phải nêu
được quy định của ít nhất 2 nước).
* Pháp luật Hoa Kỳ:
Cơng ước Berne mặc dù có ghi nhận sự tồn tại của tác phẩm kiến trúc nhưng không nêu
rõ thế nào là tác phẩm kiến trúc. Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 15 Nghị
định 22/2018/NĐ-CP có nêu rõ tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ thiết kế về các cơng trình
xây dựng, nhà, tổ hợp cơng trình.... Cịn đối với pháp luật Hoa Kỳ, thì “tác phẩm kiến

2 Điều 101 Luật Bản quyền của Hoa Kỳ: “Tác phẩm kiến trúc” là thiết kế của một cơng trình xây dựng được thể hiện
dưới bất kỳ một hình thái thể hiện vật chất nào bao gồm nhà, cơng trình xây dựng, sơ đồ, bản vẽ thiết kế. Tác phẩm
loại này bao gồm cả hình dạng tổng thể cũng như việc bố trí và sắp đặt các khơng gian, yếu tố trong thiết kế nhưng
không bao hàm các đặc điểm cá biệt đã tiêu chuẩn hóa.


trúc bao gồm kiểu dáng tòa nhà, bản vẽ kiến trúc hay thiết kế”[1] . Tác phẩm kiến trúc là
một đối tượng đặc biệt vì nó có mối liên quan tới cơng trình xây dựng, đó là cơ sở để
thực hiện cơng trình xây dựng trên thực tế. Đồng thời với việc bảo hộ quyền tác giả còn
phát sinh thêm quyền nhân thân của tác giả, tức là không cho người khác tự tiện tiến hành
sửa đổi cơng trình vì điều này đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến tác phẩm kiến trúc của tác
giả. Trên thực tế, tại Pháp Tịa giám đốc thẩm đồng quan điểm với Tồ phúc thẩm: Tòa
cho rằng cần tiến hành xem xét việc thay đổi này có hợp lý với hồn cảnh hay khơng, và
chủ sở hữu có quyền sửa đổi khi xét thấy cần thiết “để cơng trình thích ứng với nhu cầu
mới”; ngồi ra, Tịa án Pháp cịn tun chủ sở hữu cơng trình có nghĩa vụ bảo dưỡng
cơng trình nhằm đảm bảo tác phẩm kiến trúc được toàn vẹn.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của tác giả hay

chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm kiến trúc được pháp luật các nước quy định ra sao?
Quy định tại Điều 120 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:
“Điều 120: Phạm vi quyền độc quyền đối với tác phẩm kiến trúc:
(a) Các trình bầy hình ảnh được phép: Quyền tác giả đối với một tác phẩm kiến trúc mà
đã được xây dựng không bao gồm quyền ngăn cấm việc tạo ra, phân phối, trình bầy tranh,
hoạ, ảnh, hoặc các trình bầy hình ảnh khác của tác phẩm, nếu cơng trình mà trên đó biểu
hiện tác phẩm được đặt trong, hoặc trong tầm nhìn từ, một nơi cơng cộng.
(b) Sửa đổi và dỡ bỏ cơng trình xây dựng: Khơng trái với các quy định của Điều 106(2),
chủ sở hữu cơng trình thể hiện một tác phẩm kiến trúc có thể, khơng cần sự cho phép của
tác giả hoặc chủ chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc đó, thực hiện hoặc cho
phép thực hiện sự sửa đổi đối với công trình này, và dỡ bỏ hoặc cho phép phá hủy cơng
trình này”.
Có thể thấy, pháp luật Hoa Kỳ quy định quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bị xâm
phạm không bao gồm quyền ngăn cấm việc tạo ra tác phẩm (tháo dỡ cơng trình) trong
trường hợp “biểu hiện tác phẩm được đặt trong, hoặc trong tầm nhìn từ, một nơi cơng
cộng”. Như vậy, một cơng trình đã được xây dựng thì quyền tác giả sẽ khơng bao gồm
quyền yêu cầu ngưng xây dựng hoặc tháo dỡ. Nói cách khác, việc tác giả u cầu tháo dỡ
cơng trình xâm phạm quyền tác giả sẽ không được chấp nhận.
* Pháp luật Thuỵ Điển:


Pháp luật Thụy Điển về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bị xâm phạm
theo hướng bắt buộc cá nhân xâm phạm phải giao nộp lại cho tác giả hoặc người thừa kế
của tác giả dù cho bất cứ lý do gì. Tuy nhiên Tịa án khơng bắt buộc tháo dỡ, sửa đổi các
cơng trình đã tiến hành xây dựng. Cụ thể, Điều 55 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học
và nghệ thuật của Thụy Điển quy định như sau:
“Người nào tiến hành các hành vi liên quan đến việc vi phạm hoặc xâm phạm theo Điều
53, dù có lý do chính đáng hay khơng chính đáng đều phải giao nộp lại cho tác giả hoặc
người thừa kế của tác giả các thiết bị liên quan đến việc vi phạm hoặc xâm phạm. Tương
tự cũng áp dụng đối với bản chữ, bản khắc in, khuôn đúc nặn, hoặc các thiết bị tương tự

có thể sử dụng để sản xuất ra các vật thuộc các thể loại đã được đề cập đến.
Thay vì ban hành lệnh phải giao nộp lại như nêu trong đoạn 1, theo yêu cầu của tác giả
hoặc người thừa kế của tác giả, liên quan đến những gì được coi là có lý do, Tồ án có thể
ra lệnh là những vật này sẽ bị tiêu huỷ hoặc sửa đổi theo các cách thức đặc biệt hoặc các
biện pháp khác sẽ được tiến hành để ngăn chặn việc sử dụng không được phép. Những
quy định của đoạn 1 và 3 không được áp dụng đối với những người có được tài sản hoặc
quyền đối với tài sản đó một cách hợp pháp, cũng như trường hợp liên quan đến cơng
trình xây dựng một tác phẩm kiến trúc”.
Như vậy, các quyền tác giả tác phẩm kiến trúc là không tuyệt đối. Quy định này xuất phát
từ những thiệt hại phát sinh từ việc tháo dỡ cơng trình này, đồng thời lỗi xuất phát từ phía
bên thi cơng chứ khơng hồn tồn từ chủ sở hữu cơng trình. Do vậy, pháp luật Thụy Điển
và Hoa Kỳ quy định theo hướng như trên là hợp lý, bởi lẽ ngồi biện pháp bắt buộc tháo
dỡ cơng trình thì cịn rất nhiều biện pháp khác có thể bảo vệ quyền, lợi ích của tác giả
như: quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (cả mặt vật chất lẫn tinh thần), để tên tác giả thay
vì tên kiến trúc sư đã xâm phạm quyền,…
Thông qua việc tham khảo những quy định của pháp luật nước ngoài đối với quyền tác
giả về tác phẩm kiến trúc sẽ giúp pháp luật Sở hữu trí tuệ nước ta được hồn thiện hơn, rõ
ràng hơn.



×